Hình thành và phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp trong dạy học môn giáo dục chính trị

Quá trình hình thành, phát triển thế giới quan khoa học của học sinh trong dạy

học môn Giáo dục chính trị không phải là sự áp đặt từ phía giáo dục mà nó là sự chủ

động của học trò. Thầy cô dạy môn Giáo dục chính trị chỉ giữ vai trò định hướng cho

quá trình học tập và rèn luyện, bản thân học sinh phải vào cuộc, phải trải nghiệm và

tự lĩnh hội. Bởi việc học tập và rèn luyện là của học sinh, do học sinh và tự học sinh

thực hiện, không ai có thể làm thay hay làm hộ. Ý thức và thái độ học tập, rèn luyện

trong môn Giáo dục chính trị của học sinh ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hình thành,

phát triển thế giới quan khoa học. Do đó, giáo viên phải làm thay đổi thái độ cực

đoan của học sinh với môn học, nâng cao ý thức chấp hành, xây dựng động cơ và

mục tiêu học tập môn Giáo dục chính trị cho học trò. Giúp các em nhận ra giá trị và

ích lợi của môn học nếu có được tri thức lý luận này. Đó là động cơ thúc đẩy học trò

hăng say với môn học này.

Thực tế dạy học môn Giáo dục chính trị đã chỉ ra rằng, các thầy cô đã vận dụng

nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả việc hình thành, phát triển thế giới quan khoa

học cho học trò nhưng chưa thành công. Nguyên nhân xuất hiện cả ở góc độ chủ quan

và khách quan, song vì nhiều lý do khác nhau mà các thầy cô chưa quan tâm khắc

phục triệt để, hoặc có khắc phục nhưng không thành công.

pdf27 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hình thành và phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp trong dạy học môn giáo dục chính trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n Giáo dục chính trị 2.2.1. Thực trạng việc hình thành, phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp trong dạy học môn Giáo dục chính trị 2.2.1.1. Quá trình tiến hành khảo sát thực trạng Mục đích khảo sát nhằm đánh giá thực trạng nhận thức và sử dụng các biện pháp hình thành, phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp trong dạy học môn Giáo dục chính trị. Nội dung khảo sát tìm hiểu nhận thức và biện pháp hình thành, pháp triển thế giới quan khoa học cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp trong dạy học môn Giáo dục chính trị mà giáo viên đang vận dụng. Đối tượng khảo sát là 30 giáo viên dạy môn Giáo dục chính trị, 26 cán bộ quản lý và 300 học sinh trung cấp chuyên nghiệp đã học môn Giáo dục chính trị. Địa điểm khảo sát là 15 trường trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Thời gian khảo sát trong 3 năm học, từ 2011 đến 2014. 8 Phương pháp khảo sát sử dụng là phương pháp trưng cầu ý kiến (Ankét), phương pháp phỏng vấn, tọa đàm, dự giờ, quan sát, phân tích kết quả học tập. Nguyên tắc khảo sát là bảo đảm tính khách quan, tính nghiêm túc, khoa học, tính chính xác và trung thực. Quy trình khảo sát gồm các bước: Xây dựng phiếu hỏi (phiếu đánh giá) => Tiến hành khảo sát => Tập hợp và thống kê => Phân tích số liệu cho báo cáo. 2.2.1.2. Nhận thức về tầm quan trọng của thế giới quan khoa học với học sinh trung cấp chuyên nghiệp - Khảo sát về mức độ cần thiết phải hình thành, phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh. - Khảo sát về chuẩn mực đạo đức cần giáo dục khi hình thành, phát triển TGQKH cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp trong dạy học môn Giáo dục chính trị. - Khảo sát về sự phù hợp của kết cấu chương trình, nội dung giáo trình môn Giáo dục chính trị vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 07/3/2012. 2.2.1.3. Sử dụng biện pháp dạy học môn Giáo dục chính trị nhằm hình thành, phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp Khảo sát giáo viên sử dụng các biện pháp hình thành, phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp trong dạy học môn Giáo dục chính trị. Đó là nhóm biện pháp trang bị tri thức và niềm tin khoa học, nhóm biện pháp phát triển năng lực thực tiễn, nhóm biện pháp bồi dưỡng phẩm chất của người lao động mới xã hội chủ nghĩa. 2.2.1.4. Kết quả hình thành, phát triển thế giới quan khoa học của học sinh trung cấp chuyên nghiệp trong dạy học môn Giáo dục chính trị Khảo sát để đánh giá kết quả hình thành, phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh trong dạy học môn Giáo dục chính trị. Trên cở sở 5 yếu tố cấu thành thế giới quan khoa học, áp dụng thang cấp độ tư duy của Anderson để đo mức độ đạt hay không đạt về nhận thức của học trò. Đối tượng khảo sát là học sinh trung cấp chuyên nghiệp đã học xong môn Giáo dục chính trị. 2.2.2. Đánh giá thực trạng và phân tích nguyên nhân 2.2.2.1. Nguyên nhân thành công Về nhận thức, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh rất coi trọng mục tiêu hình thành, phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp trong dạy học môn Giáo dục chính trị. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thực hiện đường lối chỉ đạo của Đảng với các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường chuyên nghiệp trên cả nước. Các trường 9 chuyên nghiệp ở tỉnh Hải Dương đã có những đầu tư ưu tiên cho môn học về tài liệu tham khảo, tổ chức hội thảo, mời chuyên gia phương pháp dạy học... Đội ngũ giáo viên dạy môn Giáo dục chính trị tại các trường chuyên nghiệp ở Hải Dương đã khắc phục khó khăn thực hiện dạy tốt – học tốt môn học này. 2.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế Nguyên nhân khách quan Nội dung tri thức môn Giáo dục chính trị. Cả giáo viên và học sinh đều đánh giá kiến thức môn học thiên về lý luận, trừu tượng, mức độ khái quát cao nên các em thấy khó ghi nhớ. Về chương trình, phần lớn giáo viên có cùng ý kiến phản ánh phải chịu sức ép về cả nội dung và thời gian thực hiện. Nguyên nhân chủ quan Từ phía giáo viên: công tác đổi mới phương pháp dạy học bộ môn đã được giáo viên thực hiện nhưng chậm; việc rèn luyện năng lực tự học cho học sinh chưa tốt. Giáo viên còn thiếu năng lực thực tiễn; công tác kiểm tra, đánh giá chưa được đổi mới. Từ phía học sinh: thái độ học tập bộ môn của học sinh chưa tốt; học sinh chưa có động cơ học tập tốt; học sinh không nhận thấy tầm quan trọng của tri thức môn học; năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh yếu. Từ phía nhà trường: cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trường còn thiếu; tài chính dành cho các hoạt động ngoại khóa của môn Giáo dục chính trị còn eo hẹp. Kết quả khảo sát là cơ sở cho nghiên cứu sinh xây dựng các biện pháp sư phạm. 2.2.3. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc hình thành, phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp trong dạy học môn Giáo dục chính trị - Sự tác động của diễn biến trái chiều từ thực tiễn xã hội đến việc hình thành, phát triển ý thức chính trị, niềm tin và lý tưởng cách mạng cho học sinh - Yếu tố năng lực của giáo viên, của chương trình và điều kiện cơ sở vật chất ảnh hưởng đến hiệu quả hình thành, phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh trong dạy học môn Giáo dục chính trị - Ý thức và thái độ học tập của học sinh trung cấp chuyên nghiệp trong môn Giáo dục chính trị ảnh hưởng trực tiếp tới mục tiêu hình thành, phát triển thế giới quan khoa học 2.2.4. Những căn cứ cơ bản trong xây dựng biện pháp hình thành, phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh trong dạy học môn Giáo dục chính trị - Căn cứ vào đặc thù tri thức môn học 10 - Căn cứ vào chuẩn mục tiêu kiến thức, kỹ năng và thái độ của môn học - Căn cứ vào cấu trúc của thế giới quan khoa học - Căn cứ vào nhu cầu học tập môn Giáo dục chính trị của học sinh - Căn cứ vào các trụ cột giáo dục của UNESCO - Căn cứ vào quan điểm chỉ đạo của Đảng - Căn cứ vào cách phân loại cấu trúc năng lực Luận án đưa ra một số kết luận như sau: - Thế giới quan khoa học có vai trò định hướng đúng đắn cho hoạt động nhận thức và thực tiễn của học sinh trung cấp chuyên nghiệp ở cả hiện tại và tương lai. - Có nhiều con đường hình thành, phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh, nhưng dạy học môn Giáo dục chính trị là một trong những con đường tốt nhất. - Thực chất của quá trình hình thành, phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp trong dạy học môn Giáo dục chính trị là hình thành, phát triển chuỗi các yếu tố cấu thành nó. - Kết quả hình thành, phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh trong dạy học môn Giáo dục chính trị còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với chức năng và nhiệm môn học. 11 Chƣơng 3 BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC CHO HỌC SINH TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ 3.1. Một số nguyên tắc cơ bản trong dạy học môn Giáo dục chính trị nhằm hình thành, phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp - Thống nhất tính đảng, tính khoa học và tính thực tiễn - Phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh - Dạy học theo định hướng phát triển năng lực 3.2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm hình thành, phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp trong dạy học môn Giáo dục chính trị 3.2.1. Nhóm biện pháp trang bị tri thức và niềm tin khoa học trong dạy học môn Giáo dục chính trị nhằm hình thành, phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp 3.2.1.1. Mục đích của nhóm biện pháp “trang bị tri thức và niềm tin khoa học” nhằm trang bị tri thức khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối lãnh đạo cách mạng của Đảng cho học sinh. Qua tiếp nhận tri thức lý luận, học sinh phải rút ra ý nghĩa phương pháp luận cho hoạt động của bản thân. 3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện Biện pháp 1, xây dựng môi trường lớp học thân thiện trong dạy học môn Giáo dục chính trị để hình thành và phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh Biện pháp 2, xây dựng động cơ và mục tiêu học tập để thúc đẩy nhanh quá trình hình thành, phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh trong dạy học môn Giáo dục chính trị Biện pháp 3, xây dựng hứng thú và nhu cầu học tập tạo động cơ cho việc hình thành, phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh trong dạy học môn Giáo dục chính trị Biện pháp 4, vận dụng phương pháp dạy học môn Giáo dục chính trị theo hướng nâng cao năng lực hình thành và phát triển thế giới quan khoa học của học sinh trung cấp chuyên nghiệp Một là, biện pháp vận dụng phương pháp và kỹ thuật thuyết trình theo hướng nâng cao năng hình thành, phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp trong dạy học môn Giáo dục chính trị Thứ hai, biện pháp vận dụng phương pháp và kỹ thuật đàm thoại theo hướng 12 nâng cao năng lực hình thành, phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp trong dạy học môn Giáo dục chính trị Biện pháp 5, kiểm tra, đánh giá kết quả trang bị tri thức và niềm tin khoa học - Đánh giá qua quan sát. - Đánh giá qua nghiên cứu hồ sơ học tập môn. - Đánh giá qua bài kiểm tra (thi). 3.2.1.3. Điều kiện thực hiện Giáo viên có trình độ chuyên môn sâu, năng lực sư phạm tốt, yêu nghề, có đạo đức tốt, lối sống giản dị, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. 3.2.2. Nhóm biện pháp phát triển năng lực thực tiễn trong dạy học môn Giáo dục chính trị nhằm hình thành, phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp 3.2.2.1. Mục đích Hướng tới rèn luyện khả năng tư duy, phương pháp phân tích và đánh giá, phương pháp tìm hiểu và huy động tri thức để phát hiện và giải quyết vấn đề của học trò. Qua đó, củng cố tri thức và niềm khoa học, xây dựng tình cảm, rèn luyện ý chí, thiết lập lý tưởng cách mạng các em, bảo đảm thế giới quan khoa học được hình thành, phát triển. 3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện Biện pháp 1, dạy học theo hướng tích hợp, liên môn trong dạy học môn Giáo dục chính trị nhằm hình thành, phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh Biện pháp 2, rèn luyện khả năng quan sát, tư duy và ghi nhớ để hình thành, phát triển thế giới quan khoa học của học sinh Biện pháp 3, rèn luyện năng lực tự hình thành và phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh trong dạy học môn Giáo dục chính trị Biện pháp 4, dạy học theo hướng trải nghiệm thực tiễn để đẩy nhanh quá trình hình thành, phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh trong dạy học môn Giáo dục chính trị Biện pháp 5, vận dụng phương pháp dạy học môn Giáo dục chính trị theo định hướng hình thành, phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh Thứ nhất, biện pháp vận dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học môn Giáo dục chính trị nhằm hình thành, phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh Thứ hai, biện pháp vận dụng phương pháp và kỹ thuật thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục chính trị nhằm hình thành, phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh 13 Thứ ba, biện pháp vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong dạy học môn Giáo dục chính trị nhằm hình thành, phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh Biện pháp 6, kiểm tra đánh giá kết quả trong dạy học môn Giáo dục chính trị nhằm hình thành, phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh - Đánh giá năng lực thông qua hoạt động trải nghiệm. - Đánh giá năng lực thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ tự học. - Đánh giá năng lực thông qua bài kiểm tra 3.2.2.3. Điều kiện thực hiện Giáo viên phải vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực sư phạm, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, yêu nghề và say mê với hoạt động đổi mới phương pháp dạy học. 3.2.3. Nhóm biện pháp bồi dưỡng phẩm chất của người lao động mới xã hội hội chủ nghĩa cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp trong dạy học môn Giáo dục chính trị 3.2.3.1. Mục đích Nhằm củng cố và phát triển ở học trò những phẩm chất cao quý của người chiến sỹ cộng sản. Đó là trung với nước, hiếu với dân, sẵn sàng hy sinh cho lợi ích của dân tộc, yêu thương con người... 3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện Biện pháp 1, bồi dưỡng phẩm chất của người lao động mới xã hội chủ nghĩa cho học sinh thông qua hoạt động tuyên truyền trong nhà trường Biện pháp 2, bồi dưỡng phẩm chất của người lao động mới xã hội chủ nghĩa cho học sinh thông qua qua hoạt động tái hiện lại lịch sử Biện pháp 3, bồi dưỡng phẩm chất của người lao động mới xã hội chủ nghĩa cho học sinh thông qua hoạt động tiếp xúc nhân chứng lịch sử, anh hùng lao động, doanh nhân thành đạt trong xây dựng và phát triển kinh tế Biện pháp 4, bồi dưỡng phẩm chất của người lao động mới xã hội chủ nghĩa cho học sinh thông qua hoạt động tham quan thực tế Biện pháp 5, khai thác tối đa các phương tiện cho dạy học môn Giáo dục chính trị nhằm hình thành và phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh Biện pháp 6, kiểm tra đánh giá kết quả hình thành, phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh khi vận dụng nhóm biện pháp bồi dưỡng phẩm chất của người lao động mới xã hội chủ nghĩa 3.2.2.3. Điều kiện thực hiện Thầy cô có năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm tốt, yêu nghề, đầu tư 14 thời gian và công sức cho các hoạt động dạy học ngoại khóa. Ban Giám hiệu nhà trường ủng hộ kế hoạch hoạt động của giáo viên. Tóm lại, chương 3 đã thực hiện những vấn đề cơ bản: - Tìm ra nguyên tắc giáo viên phải bảo đảm thực hiện trong dạy học môn Giáo dục chính trị. Đó là nguyên tắc thống nhất tính đảng, tính khoa học và tính thực tiễn, nguyên tắc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh và nguyên tắc dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Việc bảo đảm thực hiện các nguyên tắc này bảo đảm thế giới quan khoa học được hình thành, phát triển cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp trong dạy học môn Giáo dục chính trị. - Lấy thang đánh giá tư duy của Anderson làm cơ sở xây dựng tiêu chí đo kết quả hình thành, phát triển cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp trong dạy học môn Giáo dục chính trị. - Xây dựng và đề xuất ba nhóm biện pháp sư phạm vận dụng trong dạy học môn Giáo dục chính trị nhằm hình thành, phát triển cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp. Đó là nhóm biện pháp trang bị tri thức và niềm tin khoa học, nhóm biện pháp phát triển năng lực thực tiễn và nhóm biện pháp bồi dưỡng phẩm chất của người lao động mới xã hội chủ nghĩa. Các nhóm biện pháp có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhóm biện pháp thứ nhất làm cơ sở cho phát triển của nhóm biện pháp hai và ba. Vì vậy, trong dạy học môn Giáo dục chính trị cần vận dụng đồng bộ cả ba nhóm biện pháp đó, nó bảo đảm thế giới quan khoa học của học sinh trung cấp chuyên nghiệp sẽ được hình thành và phát triển. 15 Chƣơng 4 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 4.1. Kế hoạch thực nghiệm sƣ phạm 4.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm sư phạm được triển khai với mục đích thẩm định tính hiệu quả, tính khả thi của 3 nhóm biện pháp sư phạm với việc hình thành, phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp trong dạy học môn GDCT. 4.1.2. Đối tượng thực nghiệm Thực nghiệm được tiến hành tại 3 trường: Trung cấp Y tế Hải Dương, Cao đẳng Hải Dương và Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương. Năm học 2012 – 2013 và 2013-2014 là thời điểm nghiên cứu sinh tiến hành thực nghiệm. Năm thứ nhất, chọn 12 lớp thuộc 3 trường (6 lớp thực nghiệm và 6 lớp đối chứng). Năm thứ hai chọn 12 lớp thuộc 3 trường (6 lớp thực nghiệm và 6 lớp đối chứng). Tổng số lớp thực nghiệm và đối chứng của hai năm thực nghiệm là 24 lớp (12 lớp thực nghiệm và 12 lớp đối chứng), tổng số học sinh tham gia ở các lớp thực nghiệm là 638 học sinh, lớp đối chứng là 642 học sinh. 4.1.3. Giáo viên thực nghiệm sư phạm Giáo viên tham gia dạy thực nghiệm phải là người có thâm niên giảng dạy học sinh trung cấp (ít nhất là 3 năm), đã được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên, có phẩm chất đạo đức tốt, trách nhiệm và nhiệt tình trong công tác, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, hưởng ứng đổi mới phương pháp dạy học. 4.1.4. Nội dung thực nghiệm sư phạm Nghiên cứu sinh chọn kiến thức phần II của chương 1 “Chủ nghĩa Mác - Lênin” trong chương trình môn Giáo dục chính trị để tiến hành thực nghiệm sư phạm. 4.2. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm và quá trình chuẩn bị 4.2.1. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Phương pháp thực nghiệm song song với 2 khối lớp thực nghiệm và đối chứng. Các nhóm biện pháp đề xuất được triển khai toàn phần. Lớp đối chứng vẫn dạy bằng giáo án của giáo viên tại cơ sở, lớp thực nghiệm dạy giáo án do tác giả cung cấp. Trước khi dạy thực nghiệm, thảo luận với giáo viên thực hiện về ý đồ thực nghiệm, phương tiện hỗ trợ, thống nhất cách triển khai giáo án, dự kiến tình huống nảy sinh và cách giải quyết. Mục tiêu là giáo viên thực hiện tốt nhất, học sinh tiếp nhận kiến thức đạt kết quả nhất. Tiến trình thực nghiệm: (1) kiểm tra công tác chuẩn bị thực nghiệm (giáo án, phương tiện...), (2) dạy thực nghiệm, (3) kiểm tra đánh giá kết quả thực nghiệm. 16 4.2.2. Quá trình chuẩn bị thực nghiệm - Tập huấn giáo viên - Công tác chuẩn bị cho thực nghiệm 4.2.3. Tiếu chí và phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm 4.2.3.1. Tiêu chí đánh giá định tính Tiêu chí 1, đo cấp độ “nhớ và hiểu” trên căn cứ (1) học sinh nhớ kiến thức của bài dạy trước. (2) học sinh nhớ nội dung kiến thức chuẩn bị cho bài mới. (3) học sinh nhớ ngay được kiến thức bài vừa học. (4) học sinh hiểu bài. Tiêu chí 2, đo cấp độ “vận dụng và phân tích” trên căn cứ (1) hoàn thành đạt mức khá và tốt nội dung tự học. (2) hoàn thành đạt mức khá và tốt nội dung thảo luận. (3) Phân tích và nhận diện đúng vấn đề. (4) Phân tích đúng nguyên nhân. Tiêu chí 3, đo cấp độ “đánh giá, sáng tạo” trên căn cứ (1) đánh giá được vấn đề. (2) đánh giá đúng, sai câu trả lời của bạn. (3) Bình luận được vấn đề. (4) Đề xuất được phương án giải quyết vấn đề. (5) Tự thiết lập tình huống, đặt câu hỏi phản biện. 4.2.3.2. Tiêu chí đánh giá định lượng Áp dụng điểm 10 cho thang cấp độ tư duy của Anderson. Tiêu chí 1, học sinh đạt điểm giỏi (9, 10) làm tốt trắc nghiệm, phân tích chính xác mâu thuẫn, giải quyết vấn đề, liên hệ và rút ra ý nghĩa phương pháp luận, thể hiện sự sáng tạo. Tiêu chí 2, học sinh đạt điểm khá (7, 8) làm tốt phần trắc nghiệm, phân tích đúng mâu thuẫn, giải quyết vấn đề, liên hệ với hoạt động của bản thân. Tiêu chí 3, học sinh đạt điểm trung bình (5, 6) làm khá trắc nghiệm, phân tích mâu thuẫn không sâu, giải quyết vấn đề ở mức thấp, có liên hệ với bản thân. Tiêu chí 4, học sinh điểm yếu (dưới 5) bài làm ở mức rất thấp. 4.3. Kết quả thực nghiệm và biện luận 4.3.1. Kết quả đánh giá qua quan sát (đánh giá định tính) Đánh giá của nghiên cứu sinh. Thái độ học tập của học sinh lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng. Học sinh lớp thực nghiệm tích cực thảo luận và đặt câu hỏi phản biện cho bạn (nhóm) thì học sinh lớp đối chứng không thực hiện việc này. Trước tình huống, học sinh lớp thực nghiệm nhanh chóng nhận diện được vấn đề (mâu thuẫn), biết cách phân tích và chỉ ra được nguyên nhân của vấn đề (mâu thuẫn). Đánh giá của giáo viên dạy và dự giờ thực nghiệm. Học sinh lớp thực nghiệm học bị cuốn hút vào bài giảng. Thái độ học tập tốt, tích cực trả lời câu hỏi và tham gia thảo luận sôi nổi, nhiệt tình và hứng thú với các hoạt động dạy học, mạnh dạn trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi cho giáo viên và các nhóm bạn. 17 Đánh giá của học sinh lớp thực nghiệm. Học sinh rất thích và thích nội dung và các hoạt động dạy học mà giáo viên tổ chức. Từ kết quả đánh giá qua quan sát và khảo nghiệm cho phép nghiên cứu sinh khẳng định, học sinh lớp thực nghiệm đều đạt được 3 tiêu chí của đánh giá. Với 6 cấp độ tư duy của thang Anderson, học sinh lớp thực nghiệm đạt rõ nhất 4 cấp đầu tiên (nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích). Ở cấp độ vận dụng, sáng tạo cần căn cứ cả vào phần định lượng. 4.3.2. Kết quả đánh giá qua bài kiểm tra (đánh giá định lượng) 4.3.2.1. Kết quả kiểm tra đầu vào Kết quả kiểm tra ban đầu của hai khối lớp nghiên cứu phản ánh học lực và nhận thức của học sinh trước khi thực nghiệm là tương đương nhau. 4.3.2.2. Kết quả bài kiểm tra số 1 Hệ số biến thiên điểm của lớp thực nghiệm (16,96) thấp hơn lớp đối chứng (19,47) và nằm trong khoảng dao động trung bình nên kết quả thực nghiệm là đáng tin cậy. Xét về cơ cấu điểm, lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Giá trị điểm xuất hiện nhiều nhất của lớp thực nghiệm là mod = 7, lớp đối chứng là mod = 6. Vì vậy, điểm nằm ở giữa trong tập hợp điểm của lớp TN là điểm 7, lớp đối chứng là điểm 6. Độ lệch chuẩn của lớp thực nghiệm và đối chứng đều là 1,11 cho thấy số liệu tập trung, ít phân tán nên kết quả thực nghiệm thu được là đáng tin cậy. Điểm trung bình của lớp thực nghiệm là 6,5 trong khi lớp đối chứng là 5,7 nên giá trị chênh lệch điểm trung bình là 0,8. Nó phản ánh sự khác biệt giữa lớp thực nghiệm và đối chứng. Kiểm chứng độ chênh lệch điểm trung bình là do tác động dạy thực nghiệm hay ngẫu nhiên đạt được. Phép kiểm chứng T-test độc lập cho kết quả giá trị P = 0,0002 (độ tin cậy 95%). Giá trị P < 0,05 nên độ chênh lệch điểm trung bình là có ý nghĩa, là kết quả do tác động dạy thực nghiệm đem lại và nguyên nhân ngẫu nhiên bị loại trừ. Giá trị chênh lệch (P = 0,0002) khẳng định các biện pháp sử dụng trong dạy môn Giáo dục chính trị đã tác động tốt đến chuỗi yếu tố cấu thành thế giới quan khoa học, đem lại hiệu quả rõ rệt đối với lớp thực nghiệm. Quy mô ảnh hưởng phản ánh giá trị ES = 0,72. Tra vào bảng Hopkins cho biết nằm trong khoảng từ 0,6 – 1,2. Như vậy, quy mô ảnh hưởng của các biện pháp sư phạm tác động đến chuỗi yếu tố cấu thành thế giới quan khoa học ở mức trung bình. 4.3.2.3. Kết quả bài kiểm tra số 2 Tỷ lệ điểm kém (>5) ở lớp thực nghiệm là 1,3% (giảm 4,7%, không có điểm > 18 4). Lớp đối chứng là 4,4% giảm 7,1% nhưng HS điểm 3 chiếm tới 0,8%. Tỷ lệ điểm trung bình (5 và 6) ở lớp thực nghiệm giảm một nửa so với bài kiểm tra số 1, chỉ còn 21,1%. Tuy nhiên, lớp đối chứng chỉ giảm 1,6% nên chiếm tới 65,9%, cao gấp 3 lần lớp thực nghiệm. Tỷ lệ điểm khá (7 và 8) so với bài kiểm tra số 1, lớp thực nghiệm tăng lên 13,4%, nâng tổng tỷ lệ đạt điểm khá lên là 63,4%. Trong khi đó, lớp đối chứng tăng lên 0,8% và tẩng tỷ lệ đạt điểm khá là 28,6%. Nghĩa là điểm khá ở lớp thực nghiệm cao gấp hơn 2 lần lớp đối chứng. Tỷ lệ điểm giỏi (9) so với bài kiểm tra số 1, lớp thực nghiệm tăng 4 lần, đạt 12,4%. Ở lớp đối chứng điểm giỏi tăng 2 lần và chỉ đạt 1,1%. So sánh dữ liệu liên tục Hệ số biến thiên điểm của lớp thực nghiệm (14,44) thấp hơn lớp đối chứng (16,65) song nằm trong khoảng dao động trung bình nên kết quả thực nghiệm là đáng tin cậy. Xét về cơ cấu điểm, lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Giá trị điểm xuất hiện nhiều nhất của lớp thực nghiệm là mod = 8, lớp đối chứng là mod = 6. Bởi vậy, điểm nằm giữa trong tập hợp điểm của lớp thực nghiệm là 8 và lớp đối chứng là 6. Độ lệch chuẩn của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều là 1,00. Nó cho thấy số liệu tập trung, ít phân tán nên kết quả đạt được là đáng tin cậy. Điểm trung bình của lớp thực nghiệm là 7,3, lớp đối chứng là 6,0. Cho nên giá trị chênh lệch điểm trung bình của 2 nhóm nghiên cứu là 1,3. Điều này phản ánh sự khác biệt lớn giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. So với kết quả thực nghiệm giáo án 1 và giáo án 2, điểm trung bình tăng từ 0,5 lên 1,3 điểm. Đó cũng là nhờ kinh nghiệm có được từ giáo án 1. Nhưng liệu kết quả này co phải thực sự do tác động từ dạy thực nghiệm không hay là ngẫu nhiên đạt được?. Áp dụng phép kiểm chứng T-test cho kết quả P = 0,000 (độ tin cậy 95%). Như vậy, giá trị P < 0,05 nên độ chênh lệch điểm trung bình là có ý nghĩa, là kết quả do tác động dạy thực nghiệm đem lại và nguyên nhân ngẫu nhiên bị loại trừ. Giá trị chênh lệch (P = 0,000) khẳng định các biện pháp sử dụng trong dạy môn Giáo dục chính trị đã tác động tốt đến chuỗi yếu tố cấu thành thế giới quan khoa học, đem lại hiệu quả rõ rệt đối với lớp thực nghiệm. Quy mô ảnh hưởng phản ánh giá trị ES = 1,3. Tra vào bảng Hopkins cho biết nằm trong khoảng từ 1,2 – 2,0. Như vậy, quy mô ảnh hưởng của các biện pháp sư phạm tác động đến chuỗi yếu tố cấu thành thế giới quan khoa học ở mức ảnh hưởng lớn. 19 Kết quả thực nghiệm giáo án 2, độ chênh lệch điểm giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng khác biệt lớn (1,3 điểm). Mức độ tác động của các biện pháp đến việc hình thành, phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh trong dạy học môn Giáo dục chính trị ở lớp thực nghiệm chuyển từ mức trung bình sang mức ảnh hưởng lớn (theo các tiêu chí của Hopkins). Kết quả là bằng chứng khẳng định các biện pháp đề xuất trong luận án bảo đảm tính hiệu quả và khả thi với hình thành, phát triển thế giới qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_tieng_viet_3_9207_1853727.pdf
Tài liệu liên quan