Kế hoạch giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 8 - Năm học 2018 - 2019

I.Mục tiêu.

1. Kiến thức.

- Kể tên được một số tai nạn, thương tích có thể xảy ra trong cuộc sống hằng ngày.

- Nêu được các nguyên tắc chính trong phòng ngừa từng loại tai nạn, thương tích gặp phải.

- Vận dụng các nguyên tắc trong phòng chống tai nạn, thương tích để bảo vệ bản thân và những người xung quanh

2. Kĩ năng.

- Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành. Hình thành kĩ năng làm việc khoa học.

3. Thái độ.

- Có ý thức rèn luyện để nâng cao sức khỏe.

4. Định hướng phát triển năng lực.

- Học sinh phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên, năng lực giao tiếp

II. Chuẩn bị.

GV: Tìm hiểu một số tranh ảnh, thông tin liên quan đến bài học

HS: Sách hương dẫn học KHTN 8

 

doc37 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 2376 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 8 - Năm học 2018 - 2019, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m đúng cách đẻ không bị bệnh cột sống - Các em tìm hiểu biện pháp phòng chống tật cận thị Ngày soạn: 18/9/2017 Bài 25. CƠ THỂ KHỎE MẠNH ( 6 tiết) I.Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Trình bày được các khái niệm về cơ thể khỏe mạnh. - Mô tả được các chỉ số định lượng thể lực của cơ thể. - Mô tả được các kĩ năng rèn luyện sức khỏe. - Phân tích được những hành vi sức khỏe lành mạnh và không lành mạnh. - Thực hành tự đánh giá sức khỏe cá nhân thông qua các chỉ số thể lực. 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành. Hình thành kĩ năng làm việc khoa học. 3. Thái độ. - Có ý thức rèn luyện để nâng cao sức khỏe. 4. Định hướng phát triển năng lực. - Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên xã hội, năng lực tính toán, năng lực giao tiếp. II. Chuẩn bị. GV: Tìm hiểu một số thông tin y tế liên quan đến bài học HS: Sách hương dẫn học KHTN 8 III. Tổ chức các hoạt động. A. Hoạt động khởi động. -Ổn đinh. GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ hình 25.1,thảo luận, trả lời câu hỏi: Hãy mô tả những khác biệt về hình thể giữa hai người trong hình. Thế nào là người có cơ thể khỏe mạnh? * Phương pháp.Thảo luận nhóm * Kĩ thuật: Đặt câu hỏi B. Hoạt động hình thành kiến thức. * Mục tiêu: - Trình bày được các khái niệm về cơ thể khỏe mạnh. - Mô tả được các chỉ số định lượng thể lực của cơ thể. - Mô tả được các kĩ năng rèn luyện sức khỏe. - Phân tích được những hành vi sức khỏe lành mạnh và không lành mạnh. - Thực hành tự đánh giá sức khỏe cá nhân thông qua các chỉ số thể lực * Phương pháp: Quan sát, thực hành, thảo luận nhóm. * Kĩ thuật: kĩ thuật chia nhóm, đặt câu hỏi Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cần đạt GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân đọc và hoàn thành thông tin còn thiếu trong đoạn thông tin Em hiểu như thế nào về khái niệm cơ thể khỏe mạnh? Bản thân em đã là một người có cơ thể khỏe mạnh hay chưa? GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng 25.1,thảo luận nhóm Em có nhận xét so sánh tỉ lệ mỡ trong cơ thể nam giới và nữ giới ở trong bảng? Một số người có thể muốn trông giống như một vận động viên thể hình (3-4% chất béo cơ thể ở nam giới, 8-9% chất béo cơ thể ở phụ nữ), nhưng điều này không hề đơn giản như bạn nghĩ. Thiếu chất béo có thể gây một số vấn đề sức khỏe. Bạn có thể thấy, chất béo cơ thể không chỉ là một cục mỡ xấu xí, chất béo thực sự sẽ giúp bạn bảo vệ các cơ quan quan trọng khỏi bị tổn thương cũng như  giúp duy trì nhiệt độ cơ thể. Chất béo hết sức cần thiết để sản xuất một số hormone và hóa chất khác liên quan đến khả năng sinh, miễn dịch, ngon miệng, sức mạnh của xương, và nhiều hơn nữa. GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng 25.2 thảo luận trả lời câu hỏi Em có nhận xét so sánh gì về tỉ lệ mỡ trong cơ thể người giữa các đối tượng khác nhau? Sự vận động có vai trò gì đối với sức khỏe con người? GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng 25.3, thảo luận nhóm về chỉ số BMI giữa các nhóm đối tượng khác nhau, từ đó viết báo cáo đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe con người. Chỉ Số BMI Đây là cách tính đơn giản nhất: BMI = cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m). Ví dụ: tôi nặng 75kg cao 172cm thì BMI của tôi là 75/(1.72*1.72) = 25.3 Hiểu Về Số BMI Của Bạn Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dựa vào chỉ số BMI của mình bạn có thể biết mình đang trong trang thái, thiếu cân, vừa cân hay dư cân. Cụ thể là: BMI < 18.5 : bạn gầy 18.5 < BMI < 25 : bạn vừa người, sức khỏe tốt. 25 < BMI < 30: bạn thừa cân BMI > 30: bạn bị béo phì Hạn chế của BMI: do cách tính quá đơn giản và chủ quan chỉ dựa vào cân nặng và chiều cao nên kết quả không phản ánh hoàn toàn thực tế, không phân biệt được tỉ lệ cơ nhiều hay mỡ nhiều. Ví dụ: là người tập thể hình do đó khối lượng cơ của tôi nhiều hơn người bình thường nhưng chỉ số BMI của tôi là 25.3 (ở trên), nên do đó tôi “bị thừa cân” điều này hoàn toàn không đúng với thực tế. Do đó chỉ số BMI hầu như bị các vận động viên thể hình bỏ qua. Có rất nhiều chỉ số đánh giá thể lực song nhìn chung chỉ số Pignet {(Pignet = cao đứng (cm))- [cân nặng (kg) + vòng ngực trung bình (cm)]} vẫn là chỉ số có nhiều ưu điểm hơn cả trong đánh giá thể lực [5]. Vì vậy Pignet đã được sử dụng rộng rãi không những trong các nghiên cứu về thể lực, mà còn trong đánh giá, phân loại thể lực trong tuyển quân, tuyển sinh, khám sức khoẻ cán bộ, công nhân v.v . Gv yêu cầu HS đọc thông tin cá nhân trả lời câu hỏi Em hiểu thế nào là hành vi sức khỏe? Lấy ví dụ minh họa cho mỗi nội dung tương ứng trong cột 3 bảng 25.5 1.Tìm hiểu khái niệm cơ thể khỏe mạnh * Mục tiêu:-Trình bày được các khái niệm về cơ thể khỏe mạnh. * Phương pháp: Quan sát, thực hành. * Kĩ thuật:Đặt câu hỏi Một cơ thể khỏe mạnh không chỉ được biểu hiện ở bề ngoài mà còn thể hiện sự minh mẫn, tinh anh, khỏe khoắn từ chính bên trong cơ thể, một cơ thể khỏe mạnh cần có sự kết hợp hoàn hảo ở hai mặt thể chất và tinh thần. theo tổ chức Y tế thế giới: “Sức khỏe là một trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật”. 2. Tìm hiểu tỉ lệ mỡ trong cơ thể người * Mục tiêu: - Mô tả được các chỉ số định lượng mỡ trong cơ thể. * Phương pháp: Quan sát * Kĩ thuật:Đặt câu hỏi Tỉ lệ mỡ trong cơ thể nam giới ít hơn trong cơ thể nữ giới 3. Tìm hiểu tỉ lệ mỡ trong cơ thể người ở các đối tượng khác nhau * Mục tiêu: - Mô tả được các chỉ số định lượng mỡ trong cơ thể ở các đối tượng khác nhau từ đó thấy được vai trò của sự vận động đối với sức khỏe con người. * Phương pháp: Quan sát, phân tích, so sánh * Kĩ thuật:Đặt câu hỏi Sự vận động giúp tăng cường lượng cơ bắp và giảm tỉ lệ mỡ trong cơ thể 4. Chỉ số khối cơ thể. * Mục tiêu: - Mô tả được các chỉ số khối cơ thể trong cơ thể từ đó đề ra các biện pháp nâng cao sức khỏe con người. * Phương pháp: Quan sát, phân tích, so sánh, thảo luận nhóm. * Kĩ thuật:Đặt câu hỏi Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dựa vào chỉ số BMI của mình bạn có thể biết mình đang trong trang thái, thiếu cân, vừa cân hay dư cân. 5. Chỉ số thể lực Pignet * Mục tiêu: - Mô tả được các chỉ số khối cơ thể trong cơ thể từ đó đề ra các biện pháp nâng cao sức khỏe con người. * Phương pháp: Quan sát, phân tích, so sánh* Kĩ thuật:Đặt câu hỏi Chỉ số Pignet {(Pignet = cao đứng (cm))- [cân nặng (kg) + vòng ngực trung bình (cm)]} - Chỉ số Pignet là một trong những chỉ số đánh giá về thể lực 6. Hành vi sức khỏe * Mục tiêu: - HS đánh giá được những hành vi sức khỏe có lợi hay có hại cho con người từ đó có biện pháp nâng cao sức khỏe bản thân và cộng đồng. * Phương pháp: Quan sát, phân tích, so sánh, thảo luận nhóm. * Kĩ thuật:Đặt câu hỏi KN: Hành vi sức khỏe là hành vi của cá nhân, gia đình, cộng đồng tạo ra các yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe của chính họ có thể có lợi hoặc có hại cho sức khỏe. Có 3 loại hành vi sức khỏe: + Những hành vi sức khỏe lành mạnh: Là những hành vi giúp bảo vệ và nâng cao tình trạng sức khỏe con người. VD: Tập thể dục + Những hành vi sức khỏe không lành mạnh: Là những hành vi gây hại cho sức khỏe. VD: Hút thuốc lá, uống rượu, ăn thức ăn không hợp vệ sinh. + Những hành vi sức khỏe trung gian: Là những hành vi không có lợi cũng không có hại cho sức khỏe hoặc chưa xác định. C. Hoạt động luyện tập 1. Tìm hiểu các hành vi sức khỏe lành mạnh và không lành mạnh - HS quan sát hình trong bảng 25.6. Đánh dấu vào ô mà em cho là đúng Hành vi sức khỏe lành mạnh: Tập thể dục, chạy bộ buổi sáng, rửa tay sau khi đi vệ sinh. - Hành vi sức khỏe không lành mạnh: Hút thuốc, uống rượu, vệ sinh thực phẩm không an toàn. 2.Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ sức khỏe. HS quan sát hình 25.2. Nêu các biện pháp rửa tay hợp vệ sinh. Quan sát hình 25.3. Trình bày tác dụng của việc sử dụng màn khi ngủ 3. Tự đánh giá sức khỏe - Mỗi HS tự đo các kích thước cơ thể, tính các chỉ số BMI, Pignet của mình. Từ đó đánh giá sức khỏe của cá nhân qua thông số tiêu chuẩn trong bảng 25.3 và 25.4 D. Hoạt động vận dụng. HS thảo luận nhóm và viết báo cáo về: - Ảnh hưởng của các hành vi sức khỏe lành mạnh và hành vi sức khỏe không lành mạnh. - Các biện pháp bảo vệ sức khỏe. - Những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể. - Viết bài tuyên truyền về ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người. - Tham gia hoạt động làm sạch môi trường và hoạt động tuyên truyền thay đổi hành vi sức khỏe chưa tốt. - Tuyên truyền trong cộng đồng về lợi ích của các hành vi sức khỏe tốt. E. Hoạt động tìm tòi mở rộng - HS tìm hiểu các thông tin trong bảng 25.7. - HS viết bài tuyên truyền trong cộng đồng về vai trò của các chất khoáng đối với sức khỏe con người. Tiền Phong, ngày..tháng..năm 2017 Kiểm tra Ngày soạn: 11/10/2017 KiÓm tra viÕt I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh về: cấu tạo và chức năng của da, hệ bài tiết và biện pháp giữ về sinh da và hệ bài tiết; đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh, vận dụng kiến thức rèn luyện bản thân; thiết lập những thí nghiệm đơn giản tìm hiểu về hệ thần kinh. Kiểm tra để có biện pháp điều chỉnh PPDH cho phù hợp 2. Kü n¨ng - Kü n¨ng tr×nh bµy, øng dông kiÕn thøc ®· häc gi¶i thÝch mét sè hiÖn t­îng thùc tÕ. 3. Th¸i ®é - Cã ý thøc tù häc, tù giác trong kiểm tả đánh giá 4. Định hướng phát triển năng lực - Phát triển năng lực tự học,năng lực giải quyết vấn đề tư duy sáng tạo. II. PHƯƠNG PHÁP - Tự kiểm tra, đánh giá. III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên * Ma trận Chủ đề Các cấp độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng ở cấp độ thấp Vận dụng ở cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL Phòng chống tật khúc xạ và cong vẹo cột sống - Nêu được nguyên nhân, hậu quả, cách khắc phục tật cận thị (đề số 1) tật viễn thị (đề số 2) - Hiểu được HS thường mắc tật nào về mắt từ đó có biện pháp phòng tránh. Số câu Số điểm 1 2 1 1 Cơ thể khỏe mạnh Nêu được khái niệm cơ thể khỏe mạnh Hiểu được hành vi sức khỏe lành mạnh và hành vi sức khỏe không lành mạnh ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào Tính được chỉ số BMI của bản thân từ đó tự nhân xét tình trạng sức khỏe của bản thân Số câu Số điểm 1 1 1 0,5 1 3 Tăng cường hoạt động thể lực -Nêu được nguyên nhân của một số bất thường về hệ cơ - Nêu được tính chất hoạt động của cơ vân. Số câu Số điểm 2 2,5 TS câu TS điểm Tỉ lệ % 2 5,5 55 1,5 2 15 1 3 30 ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ SỐ 1 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN – 2,0 ®iÓm C©u 1. (1,0 điểm) Hãy khoanh tròn vào chỉ một chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau: 1. Tính chất hoạt động của cơ vân: A. Hoạt động không theo ý muốn của con người. B. Hoạt động theo ý muốn của con người C. Hoạt động tùy vào từng thời điểm D. Hoạt động giống hoạt động của cơ tim 2. Hành vi sức khỏe lành mạnh? A. Ăn quà vặt. B. Rửa tay trước khi ăn. C. Hút thuốc lá D. C¶ A, B đúng. Câu 2. (1 điểm)Điền các cụm từ : Tinh thần, bên trong, minh mẫn, bề ngoài, trạng thái, thể chất vào chỗ trống cho thích hợp. - Một cơ thể khỏe mạnh không chỉ được biểu hiện ở..., mà còn thể hiện sự..., tinh anh, khỏe khoắn từ chính ...cơ thể, một cơ thể khỏe mạn cần có sự kết hợp hoàn haorowr hai mặt....và tinh thần. Theo tổ chức Y tế thế giới: ” Sức khỏe là một...thoải mái toàn diện về thể chất...và xã hội chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật. II. TỰ LUẬN (8,0 ®iÓm) Câu 3 (3,0 điểm) Nêu nguyên nhân, hậu quả, cách khắc phục của tật cận thị Ở løa tuæi häc sinh, m¾t th­êng m¾c tËt nµo? Nêu biện pháp phòng tránh tật khúc xạ Câu4 (3.,0 điểm ) Tính chỉ số BMI của bản thân từ đó em có nhận xét gì về tình trạng sức khỏe của bản thân mình C©u 5 (2,0 ®iÓm) Trình bày nguyên nhân dẫn tới bất thương xảy ra đối với hệ cơ . Từ đó em có nhận xét gì về vai trò của việc luyện tập thể dục thể thao đúng cách HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 1 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN - Mỗi ý chọn đúng đạt 0,5 điểm Câu 1: 1 2 B B Câu 2.Các cụm từ lần lượt là:bề ngoài, minh mẫn, bên trong, thể chất , trạng thái, tinh thần II. TỰ LUẬN Câu Nội dung Điểm 3 - Ở løa tuæi HS th­êng m¾c tËt cËn thÞ. - Nguyªn nh©n: + BÈm sinh do cÇu m¾t dµi + Kh«ng gi÷ kho¶ng c¸ch trong vÖ sinh häc ®­êng lµm cho thÓ thñy tinh lu«n phång l©u dÇn mÊt kh¶ n¨ng d·n. - C¸ch kh¾c phôc vµ c¸ch phßng tr¸nh: + Khi ®äc s¸ch ph¶i gi÷ ®óng cù li. + Khi bÞ tËt cã thÓ kh¾c phôc b»ng c¸ch ®eo kÝnh cËn ®Ó lµm gi¶m ®é héi tô lµm cho ¶nh lïi vÒ ®óng mµng l­íi. + Phâu thuật + Tr¸nh ®äc ë chç thiÕu ¸nh s¸ng hoÆc lóc ®i trªn tµu xe bÞ sãc nhiÒu. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 4 + HS tính được chỉ số BMI của bản thân + HS đánh giá được tình trạng sức khỏe bản thân theo đúng thông số 1,5 1,5 5 + HS trình bày được nguyên nhân xảy ra đối với một số hiện tượng bất thường xảy ra đối với hệ cơ + Trình bày được vai trò của luyện tập TDTT đúng cách 1,0 1,0 Ngày soạn: 10/10/2017 Bài 27. PHÒNG CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH ( 5 tiết) I.Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Kể tên được một số tai nạn, thương tích có thể xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. - Nêu được các nguyên tắc chính trong phòng ngừa từng loại tai nạn, thương tích gặp phải. - Vận dụng các nguyên tắc trong phòng chống tai nạn, thương tích để bảo vệ bản thân và những người xung quanh 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành. Hình thành kĩ năng làm việc khoa học. 3. Thái độ. - Có ý thức rèn luyện để nâng cao sức khỏe. 4. Định hướng phát triển năng lực. - Học sinh phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên, năng lực giao tiếp II. Chuẩn bị. GV: Tìm hiểu một số tranh ảnh, thông tin liên quan đến bài học HS: Sách hương dẫn học KHTN 8 III. Tổ chức các hoạt động. A. Hoạt động khởi động. * Mục tiêu: - HS thu thập kiến thức kể tên được một số tai nạn, thương tích có thể xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. - Tạo hứng thú cho HS bước vào bài học. * Dự kiến thời gian: 15 phút * Phương pháp: Quan sát, thảo luận nhóm * Kĩ thuật: Đặt câu hỏi GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi - Em hãy kể tên một số tai nạn, thương tích chúng ta có thể gặp trong cuộc sống hằng ngày.( gãy tay, đuối nước, tai nạn giao thông) - Em hãy giải thích câu: “ Nhà có phúc sinh con biết lội, nhà có tội sinh con hay trèo” - HS bình luận về hình ảnh sau khi quan sát hình 27.2 - GV yêu cầu HS thảo luận: + Chúng ta cần làm gì để phòng chống tai nạn, thương tích? + Các hoạt động chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật và tai nạn, thương tích cho HS trong trường học ở nước ta đã có từ bao giờ? Gồm những hoạt động cụ thể nào? B. Hoạt động hình thành kiến thức. * Mục tiêu: - Kể tên được một số tai nạn, thương tích có thể xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. - Phân biệt được tai nạn với thương tích. - Nêu được các nguyên tắc chính trong phòng ngừa từng loại tai nạn, thương tích gặp phải. - Vận dụng các nguyên tắc trong phòng chống tai nạn, thương tích để bảo vệ bản thân và những người xung quanh * Dự kiến thời gian: 180 phút * Phương pháp: Quan sát, thực hành, thảo luận nhóm. * Kĩ thuật: kĩ thuật chia nhóm, đặt câu hỏi 1. Hoạt động 1. tìm hiểu một số tai nạn, thương tích * Mục tiêu: - Kể tên được một số tai nạn, thương tích có thể xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. - Phân biệt được tai nạn với thương tích. * Phương pháp: Quan sát, thảo luận nhóm * Kĩ thuật: Đặt câu hỏi Dự kiến: 50 phút Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt GV yêu cầu HS thảo luận với các bạn và kể tên một số tai nạn thương tích có thể xảy ra tại các địa điểm trong bảng 27.1 (5 phút) STT Địa điểm Tai nạn, thương tích có thể xảy ra 1 Ở nhà Bỏng, điện giật 2 Ở trường Gãy chân, gãy tay 3 Hồ bơi Đuối nước 4 Trên đường Tai nạn giao thông 5 Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả Vậy tai nạn là gì? Thương tích là gì? Lấy ví dụ trong thực tiễn để phân biệt tai nạn với thương tích - Tai nạn là một sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn do một tác nhân bên ngoài gây nên các tổn thương - Thương tích là sự tổn thương của cơ thể ở các mức độ khác nhau gây nên bởi tiếp xúc đột ngột các nguồn năng lượng quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể Hoạt động 2. Tìm hiểu nguyên tắc phòng ngừa tai nạn, thương tích. * Mục tiêu: - Nêu được các nguyên tắc chính trong phòng ngừa từng loại tai nạn, thương tích gặp phải. - Vận dụng các nguyên tắc trong phòng chống tai nạn, thương tích để bảo vệ bản thân và những người xung quanh * Dự kiến thời gian: 70 phút * Phương pháp: Quan sát, thực hành, thảo luận nhóm. * Kĩ thuật: kĩ thuật chia nhóm, đặt câu hỏi Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Em hãy thảo luận với các bạn trong nhóm để mô tả các nguyên tắc phòng tránh tai nạn, thương tích trong một số trường hợp sau STT Tình huống Tai nạn,thương tích có thể gặp phải 1 Ngã Gãy chân,gãy tay 2 Bỏng, cháy Bị tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da bỏng, chết 3 Đi bộ ngã Đi xe đạp Ngã Đi ô tô, xe buýt Ngã xe 4 Ngộ độc Là những trường hợp hít phải, ăn phải các loại độc tố dẫn tới đau đầu,tiêu chảy 5 Bị vật sắc nhọn đâm Thủng một số bộ phận 6 Ngạt thở,hóc, nghẹn Gián đoạn hô hấp,ngừng thở.. 7 Động vật cắn Nhiễm độc,chết người 8 Đuối nước Xảy ra khi cơ thể bị chìm trong chất lỏng dẫn đén gián đoạn hô hấp,ngừng thở.. 9 Điện giật,sét đánh Do tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện dẫn đến bị thương hoặc tử vong Đại diện các nhóm báo cáo Các nhóm khác bổ sung. - Ngoài các tình huống trên trong thực tế chúng ta còn gặp những tình huống nào khác không? GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân để điền tên bên dưới các cảnh báo trong hình GV gọi HS trả lời (điện áp cao nguy hiểm, đá lở, đường trơn trượt, cẩn thận điện giật, khu vực hồ nước sâu, chất độc) Nguyên tắc phòng tránh tai nạn, thương tích trong một số trường hợp -Yêu cầu mọi người thực hiện đúng các nội qui khi tham gia giao thông, nội qui an toàn lao động - Lắp đặt các hàng rào chắn quanh các ao hồ, để phích nước nơi an toàn mà trẻ em không với tay được, sử dụng các thiết bị an toàn khi chơi thể thao Hoạt động 3. Cách xử lí khi gặp tai nạn, thương tích * Mục tiêu: - Biết cách xử lí khi gặp một số tình huống tai nạn, thương tích. - Vận dụng các nguyên tắc trong phòng chống tai nạn, thương tích để bảo vệ bản thân và những người xung quanh * Dự kiến thời gian: 60 phút * Phương pháp: Quan sát, thực hành, thảo luận nhóm. * Kĩ thuật: kĩ thuật chia nhóm, đặt câu hỏi Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để nêu ra cách xử lí khi gặp một số tình huống STT Tai nạn Cách xử lí 1 Đứt tay, chảy máu - Dùng khăn sạch hoặc dùng tay nếu không có khăn ấn chặt vào vết thương - Buộc garo tay hoặc chân rồi chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế 2 Bị bỏng Tách đối tượng khỏi nguồn gây bỏng -Ngâm chỗ bỏng vào nước mát, sạch hoặc để chỗ bỏng dưới vòi nước đang chảy 20 phút - Cỏi bỏ quần áo trước khi phần bị bỏng sưng lên - Băng nhẹ vùng bị bỏng bằng vải, băng hay gạc sạch. Không dùng băng dính vết bỏng rồi chuyển đến cơ sở y tế 3 Hóc xương - Ngừng nuốt, không nên ăn bất cứ thứ gì nhằm đẩy xương xuống. Nếu xương nằm ở những vị trí có thể nhìn được có thể dùng kẹp y khoa gắp ra hoặc nhanh chóng đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. 4 Tai nạn giao thông -- Cho nạn nhân nằm ở tư thế đầu thấp hơn chân và ủ ấm buộc garo nếu nạn nhân bị chảy máu. Nếu bị gãy xương thì cố định tạm thời phần bị gãy 5 Rắn cắn - Buộc garo trên chỗ cắn - Rửa vết thương bằng dd KMnO4 hoặc nước sạch rồi đến cơ sở y tế gần nhất 6 Chảy máu cam Nằm ngửa kê vật mềm vào cổ, thở bằng miệng, dùng bông sạch bịt lỗ mũi đang chảy máu Gv gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả.GV nhận xét hoạt động và kết quả của các nhóm. - Ngoài những tình huống trên em còn gặp tình huống tai nạn gây thương tích nào khác không? GV nhận xét các câu trả lời - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân nghiên cứu bài tập tình huống trong sách hướng dẫn để hoàn thành bảng 27.4 STT Đồ dùng Mục đích, ý nghĩa 1 Đèn pin Thuận tiện cho việc đi lại 2 Áo mưa Giúp cơ thể không bị nhiễm lạnh khi gặp thời tiết bất lợi. 3 Mũ, ô Hạn chế sự xâm nhập của côn trùng và bất lợi của thời tiết 4 Băng gạc urgo Sơ cứu khi bị thương 5 Kem chống muỗi Chống sự tấn công của côn trùng 6 Thuốc tiêu hóa Điều trị tạm thời khi cơ thể bị mắc một số bệnh về đường tiêu hóa GV cung cấp thêm một số thông tin Bảng 27.3 hoàn chỉnh: Cách xử lí khi gặp một số tình huống tai nạn C. Hoạt động luyện tập( 40 p) 1. Vẽ sơ đồ an toàn từ nhà em đến trường, có mô tả về những nguy hiểm có thể gặp phải và cách phòng tránh 2. Em hãy điền Đ hay S vào các cách xử lí khi bị bỏng nước sôi trong bảng 27.5 Các cách xử lí đúng là 2,3,4. D. Hoạt động vận dụng (25p) HS học kĩ thuật “Bơi tự cứu” - Em cùng các bạn và người thân trong gia đình hãy vẽ một số biển cảnh báo nguy hiểm và dán tại một số vị trí trong nhà, trong lớp học, trong trường để giúp các bạn và mọi người phòng tránh các nguy hiểm: Đề phòng điện giật, đường trơn E. Hoạt động tìm tòi mở rộng(10p) - Tìm hiểu những tai nạn, thương tích hay xảy ra ở địa phương em. Theo em, làm thế nào để phòng tránh các tai nạn thương tích đó? Tiền Phong, ngày..tháng..năm 2017 Kiểm tra Ngày soạn: 10/11/2017 Bài 28. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI ( 6 tiết) I.Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống, các loại môi trường sống của sinh vật - Phân biệt được các nhân tố sinh thái làm cơ sở để tìm hiểu về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật. - Phát biểu được khái niệm về giới hạn sinh thái. Phân tích được tác động của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm lên đời sống sinh vật. Phân tích được ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật. - Vẽ được sơ đồ giới hạn nhiệt đô khi biết được các giới hạn của sinh vật 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành. Hình thành kĩ năng làm việc khoa học. 3. Thái độ. - Có ý thức bảo vệ môi trường. 4. Định hướng phát triển năng lực. - Học sinh phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên, năng lực giao tiếp II. Chuẩn bị. GV: Tìm hiểu một số tranh ảnh, thông tin liên quan đến bài học HS: Sách hương dẫn học KHTN 8 III. Tổ chức các hoạt động. A. Hoạt động khởi động. * Mục tiêu: - HS thu thập kiến thức kể tên được một số thành phần có trong môi trường sống của nhân vật. - HS bước đầu kể được các loại môi trường sống của sinh vật. - Tạo hứng thú cho HS bước vào bài học. * Dự kiến thời gian: 20 phút * Phương pháp: Quan sát, vấn đáp * Kĩ thuật: Đặt câu hỏi GV yêu cầu HS quan sát bức tranh hình 28.1 và trả lời câu hỏi - Môi trường sống là gì? Có mấy loại môi trường sống của sinh vật? - Kể tên các thành phần có trong môi trường sống của sinh vật. Các thành phần đó của môi trường được gọi chung là gì? ( Các thành phần như: Đất, nước, không khí, ánh sáng) Các thành phần đó của môi trường được gọi chung là gì ? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta sẽ sang phần B B. Hoạt động hình thành kiến thức. * Mục tiêu: - Phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống, các loại môi trường sống của sinh vật - Phân biệt được các nhân tố sinh thái làm cơ sở để tìm hiểu về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật. - Phát biểu được khái niệm về giới hạn sinh thái. Phân tích được tác động của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm lên đời sống sinh vật. Phân tích được ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật. - Vẽ được sơ đồ giới hạn nhiệt đô khi biết được các giới hạn của sinh vật * Dự kiến thời gian: 180 phút * Phương pháp: Quan sát, thực hành, thảo luận nhóm. * Kĩ thuật: kĩ thuật chia nhóm, đặt câu hỏi 1. Hoạt động 1. Môi trường và các nhân tố sinh thái * - Phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống, các loại môi trường sống của sinh vật - Phân biệt được các nhân tố sinh thái làm cơ sở để tìm hiểu về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật. - Phát biểu được khái niệm về giới hạn sinh thái. - Vẽ được sơ đồ giới hạn nhiệt đô khi biết được các giới hạn của sinh vật * Phương pháp: Quan sát, thảo luận nhóm * Kĩ thuật: Đặt câu hỏi Dự kiến: 90 phút Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân: Quan sát hình 28.2, điền các từ vào chỗ chấm GV gọi HS đọc kết quả Vậy môi trường sống của sinh vật là gì? Có mấy loại môi trường chính? Quan sát trong tự nhiên, hãy điền tiếp nội dung phù hợp vào các ô trống trong bảng 28.1 Cây hoa hồng - Trên mặt đất không khí Cá chép - Nước Sán lá gan - Trâu, bò (môi trường sinh vật) GV yêu cầu HS lấy thêm ví dụ Em hãy liệt kê các yếu tố của môi trường ảnh hưởng lên đời sống của cá chép. ( nước, cây thủy sinh, thức ăn, các loại cá khác) Các yếu tố của môi trường tác động lên đời sống của cá chép được gọi là nhân tố sinh thái của cá chép. Em hãy cho biết nhân tố sinh thái là gì? Em hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái tác động lên đời sống của thỏ vào bảng sau Nhân tố vô sinh Nhân tố hữu sinh Con người Các sv khác Ánh sáng Con người Cây cỏ Nhiệt độ Động vật ăn cỏ Độ ẩm Động vật ăn thịt Em hãy nhận xét gì về sự thay đổi của các nhân tố sau: + Trong một ngày( từ sáng đến tối), ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất thay đổi như thế nào? + Ở nước ta, độ dài ngày vào mùa hè và mùa đông có gì khác nhau? (mùa hè dài ngày hơn mùa đông) + Sự thay đổi nhiệt độ trong một năm diễn ra như thế nào? GV yêu cầu HS quan sát hình 28.5 và trả lời câu hỏi: Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam là bao nhiêu? Điều gì sẽ xảy ra với cá rô phi nếu nhiệt độ môi trường nước giảm xuống dưới 5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an KHTN 8 Sinh hoc_12434893.doc