Khóa luận Bảo vệ thương hiệu tại Mỹ- Vấn đề mà các nhà xuất khẩu Việt Nam cần quan tâm

MỤC LỤC

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU 7

Chương 1: Thương Hiệu và Tầm quan trọng của việc Bảo vệ thương hiệu trong thương mại quốc tế 9

1. Cơ sở lý luận của thương hiệu 9

1.1. Những khái niệm cần làm rõ 9

1.1. 1. Nhãn hiệu hàng hoá 9

1.1.2. Nhãn hiệu dịch vụ 12

1.1.3. Phân biệt Nhãn hiệu hàng hoá, Nhãn hiệu thương mại và Thương hiệu 13

1.1.4. Phân biệt Thương hiệu và Tên miền trên mạng 15

1.2. Phân loại Nhãn hiệu 17

 1.2.1.Nhãn hiệu tập thể 17

 1.2.2.Nhãn hiệu liên kết 18

 1.2.3.Nhãn hiệu nổi tiếng 18

 1.3. Ý nghĩa của Thương hiệu trong đời sống, trong kinh doanh trên phạm

 vi quốc gia và quốc tế 19

 1.3.1.Thương hiệu đối với người tiêu dùng 19

 1.3.2.Thương hiệu đối với doanh nghiệp 21

 1.3.3.Thương hiệu mạnh- Niềm tự hào và sức mạnh của một quốc gia 25

2. Tầm quan trọng của Bảo hộ thương hiệu trong Thương mại quốc tế 26

 2.1. Sự hình thành và phát triển Hệ thống bảo hộ Nhãn hiệu hàng hoá 26

 2.2. Khái niệm Bảo hộ thương hiệu 27

 2.3. Ý nghĩa của Bảo hộ thương hiệu trong thương mại quốc tế 27

2.3.1.Ý nghĩa của Bảo hộ thương hiệu trong hoạt động thương mại nói chung 28

 2.3.2. Ý nghĩa của Bảo hộ thương hiệu trong thương mại quốc tế 33

2.3.3. Ý nghĩa của Bảo hộ thương hiệu trong thương mại quốc tế đối với Nhà xuất khẩu Việt Nam 37

3. Một số vấn đề pháp lý liên quan đến Bảo hộ thương hiệu trong thương

 mại quốc tế trên thế giới 39

 3.1. Nguồn luật điều chỉnh 39

 3.1.1. Nguồn Luật quốc tế 40

 3.1.2. Nguồn Luật quốc gia 44

 3.1.3. Tập quán quốc tế 44

 3.2. Một số nguyên tắc điều chỉnh vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trong

 luật pháp quốc tế 45

Chương 2: Những đặc điểm pháp lý về Bảo hộ thương hiệu mà các Nhà xuất khẩu Việt Nam trong quan hệ kinh doanh với Mỹ cần quan tâm 47

1. Quá trình hình thành và phát triển quan hệ thương mại

Việt Nam – Hoa Kỳ 47

 1.1. Trước khi bỏ lệnh cấm vận 47

 1.2. Từ khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận đến trước khi Hiệp định thương mại

 Việt – Mỹ có hiệu lực 48

 1.3. Từ khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực đến nay 49

2. Các quy định pháp lý của Mỹ về Bảo hộ Nhãn hiệu hàng hoá 50

 2.1. Tổng quan về pháp luật Nhãn hiệu hàng hoá ở Hoa Kỳ 50

 2.2. Những quy định cơ bản trong Luật liên bang 52

 2.2.1. Đối tượng được bảo hộ 52

 2.2.2.Nguyên tắc bảo hộ 53

 2.2.3.Hình thức xác lập quyền sở hữu Nhãn hiệu hàng hoá 53

 2.2.4. Hai điều kiện tiên quyết để nhận được đăng ký nhãn hiệu

 liên bang 54

 2.2.5.Phạm vi bảo hộ của Luật Nhãn hiệu hàng hoá liên bang 55

 2.2.6.Quy trình đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Mỹ 55

 2.2.7. Khiếu nại 60

 2.2.8. Công bố Nhãn hiệu thương mại trước hoặc ngay sau khi nhãn hiệu

 được đăng ký và cơ hội hợp lý dành cho những người có liên quan được yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu thương mại . . 63

 2.2.9. Gắn dấu hiệu được công nhận bảo hộ với nhãn hiệu hàng hoá 66

 2.2.10. Hành vi vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá 66

 2.2.11. Quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá 67

 2.2.12. Nguyên tắc bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hoá nước ngoài được

 đăng ký tại Mỹ 71

 2.2.13. Quyền ưu tiên 72

 2.2.14. Phí 72

 2.2.15. Duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận 73

 2.3. Những điểm khác biệt giữa Luật liên bang và Luật riêng của từng

 bang 74

 2.4. Luật án lệ 77

 2.5. Những điểm khác nhau cơ bản giữa luật nhãn hiệu hàng hoá của Việt

 Nam và luật nhãn hiệu hàng hoá của Mỹ 78

 2.6. Các quy định pháp lý của Mỹ về giải quyết xung đột giữa Thương hiệu

 và Tên miền trên mạng 79

 2.7. Đăng ký thương hiệu tại Mỹ qua Internet 82

3. Một số quy định cần lưu ý trong các Điều ước quốc tế về nhãn hiệu

 hàng hoá mà Việt Nam và Mỹ là thành viên 86

 3.1.Công ước quốc tế Paris 1883 86

 3.1.1. Đối tượng được bảo hộ 86

 3.1.2. Nhãn hiệu nổi tiếng 86

 3.2. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ 87

Chương 3: Các giải pháp để bảo vệ thương hiệu Việt Nam trên thị trường Mỹ 89

1. Thương hiệu Việt Nam bị chiếm dụng trên thị trường Mỹ 89

 1.1. Cuộc chiến catfish: Thách thức đầu tiên trong triển khai Hiệp định

 thương mại Việt – Mỹ 89

 1.2.Trung Nguyên nhưng không phải của Trung Nguyên 93

 1.3. PetroVietnam bị đánh cắp thương hiệu tại Mỹ 95

 1.4. Những trường hợp khác 95

2. Nhận xét về cuộc chiến thương hiệu vừa qua 99

 2.1.Mục đích của đối thủ 99

 2.2.Năm nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị mất thương hiệu tại Mỹ cũng

 như tại thị trường nước ngoài 101

3. Các giải pháp để bảo vệ thương hiệu Việt Nam trên thị trường Mỹ 105

 3.1.Các giải pháp vĩ mô 105

 3.1.1.Tích cực chỉ đạo công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về nhãn

 hiệu hàng hoá của Hoa Kỳ 105

 3.1.2.Tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam về vấn đề thông tin 106

 3.1.3.Tuyên truyền về vai trò của thương hiệu và bảo hộ thưong hiệu 107

 3.1.4.Đẩy mạnh phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và giữa các

 cơ quan quản lý Nhà nước với doanh nghiệp 108

 3.1.5.Các biện pháp khác 108

 3.2.Các giải pháp vi mô 109

 3.2.1.Nâng cao nhận thức về sức mạnh thương hiệu

 và bảo vệ thương hiệu 109

 3.2.2.Chủ động tiếp cận các thông tin đặc biệt các thông tin pháp lý 110

 3.2.3.Quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài 112

 3.2.4.Lưu trữ đầy đủ bằng chứng sử dụng thương hiệu trong hoạt động

 thương mại 114

 3.2.5.Ứng phó hiệu quả khi bị “đánh cắp thương hiệu” 114

 3.2.6.Hợp lực để vào thị trường Mỹ 117

 3.2.7.Cảnh giác với các đối tác 118

 3.2.8.Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam 119

 3.2.9.Đăng ký thương hiệu qua mạng 119

 3.2.10.Tránh xung đột giữa thương hiệu và tên miền 119

 3.2.11.Bảo hộ thương hiệu không phải chỉ kiện tụng – Hãy chống lại người

 bắt chước 120

 Kết luận 122

 Tài liệu tham khảo 123

 Phụ lục 126

 

doc127 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Bảo vệ thương hiệu tại Mỹ- Vấn đề mà các nhà xuất khẩu Việt Nam cần quan tâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dung, hình thức của đơn và ra quy định xem người nộp đơn có đáp ứng đủ các yêu cầu không . Đơn đăng ký NHHH sẽ được xét nghiệm trong vòng sáu tháng kể từ ngày nộp đơn. Một trong những căn cứ quan trọng là hồ sơ lưu trữ những đơn đăng ký và GCN theo luật liên bang đang có hiệu lực. Nếu NHHH trùng với NHHH của một đơn đăng ký hay một GCN trước thì đơn đăng ký sẽ bị từ chối. Ngoài ra xét nghiệm viên còn dựa vào nhiều căn cứ khác để xét nghiệm đơn. Nếu không có bất kỳ sửa đổi, bổ sung hay phản đối nào đưa ra trong thời hạn xét nghiệm, đơn sẽ được chuyển sang công bố trên Công báo sở hữu công nghịêp để bất kỳ bên thứ ba nào có quyền và lợi ích liên quan có thể phản đối việc đăng ký NHHH. Thông thường sau 3-4 tháng kể từ khi được duyệt đơn sẽ được công bố trên Công báo. Trong trường hợp đơn không được tiếp nhận, xét nghiệm viên có nhiệm vụ thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn đồng thời nêu rõ lý do. Đối với những vấn đề nhỏ, chủ đơn đăng ký có thể trực tiếp liên lạc qua điện thoại để sửa đổi. Khi thông báo từ chối đơn được gửi đến chủ đơn, chủ đơn có sáu tháng để sửa đổi bổ sung theo đúng yêu cầu. Nếu sau sáu tháng, chủ đơn không trả lời, đơn đăng ký sẽ tự động bị huỷ bỏ. Nếu chủ đăng ký sửa đổi lại đơn theo đúng yêu cầu của xét nghiệm viên đúng thời hạn, xét nghiệm viên sẽ cho phép đơn đăng ký được công bố trên Công báo chính thức của USPTO. Nếu vẫn còn vấn đề tồn tại hoặc xét nghiệm viên chưa hài lòng với khắc phục chủ đơn đăng ký đưa ra, xét nghiệm viên sẽ đưa ra thông báo cuối cùng. Tương tự như trên, chủ đơn có tiếp sáu tháng kể từ ngày thông báo cuối cùng được đưa ra để hoặc sửa đổi bổ sung hoặc kiện lên Uỷ ban Xét xử và Khiếu nại thương hiệu về thông báo của xét nghiệm viên. Trong thời hạn sáu tháng này, nếu chủ đơn không trả lời, đơn cũng sẽ tự động bị huỷ bỏ. Phí đăng ký sẽ không được hoàn trả trong trường hợp đơn bị huỷ bỏ. Sau khi công bố trên Công báo, nếu không có phản đối, nhãn hiệu nộp đơn trên cơ sở đã sử dụng hoặc đã đăng ký tại một nước khác sẽ được cấp GCN. Những đơn nộp trên cơ sở đã nộp tại một nước khác sẽ được cấp văn bằng khi và chỉ khi đơn đó đã được cấp GCN tại nước nộp đơn cơ sở. Nếu nộp đơn trên cơ sở dự định sử dụng tại Mỹ, cơ quan đăng ký Mỹ sẽ ra thông báo về việc chấp nhận đơn. Người nộp đơn theo đó sẽ có thời hạn tối đa là ba năm để nộp bằng chứng sử dụng nhãn hiệu tại Mỹ. Khi bằng chứng sử dụng nhãn hiệu tại Mỹ được nộp và được cơ quan đăng ký chấp thuận trong thời hạn nộp đăng ký, nhãn hiệu đó sẽ được cấp GCN. Như vậy thời gian đăng ký NHHH tại Mỹ kể từ khi nộp đơn đến cấp văn bằng phụ thuộc vào cơ sở nộp đơn và xét nghiệm đơn. Sau khi được đăng ký, nhãn hiệu được công bố công khai, mọi doanh nghiệp khác được coi như phải biết đã tồn tại nhãn hiệu này, vì thế không thể viện dẫn lý do không biết để biện bạch cho những vi phạm của mình. 2..2.7. Khiếu nại Trong trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối đăng ký hoặc từ chối chấp nhận đơn: Người có quyền khiếu nại: Là người nộp đơn. Nếu không đồng ý với quyết định của xét nghiệm viên về việc từ chối chấp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc từ chối việc đăng ký đơn thì người nộp đơn có thể khiếu nại lên Uỷ ban Xét xử và Khiếu nại thương hiệu (Trademark Trial and Appeal Board- TTAB), chứ không có quyền khuyến nghị lên Giám đốc USPTO (việc khuyến nghị lên Giám đốc chỉ được thực hiện khi có các vấn đề nảy sinh liên quan tới quy trình thủ tục của các điều khoản mang tính chuyên môn quy định trong Đạo luật về NHHH (Trademark Act) hoặc Quy tắc thực hành NHHH (Trademark Rules of Practice). Trong trường hợp người nộp đơn khiếu nại lên TTAB về quy định của xét nghiệm viên cho nhiều danh mục hàng hoá thì người nộp đơn phải nộp phí khiếu nại cho từng danh mục hàng hoá ghi trong đơn nhãn hiệu. Khi khiếu nại lên TTAB về quy định cuối cùng của xét nghiệm viên, người nộp đơn nhãn hiệu có thể viết đơn khiếu nại. Thể thức khiếu nại: Việc khiếu nại sẽ phải làm bằng văn bản gọi là đơn khiếu nại. Nội dung đơn khiếu nại ghi rõ: - Họ tên, địa chỉ người khiếu nại. - Số ngày ký quyết định cuối cùng của xét nghiệm viên hoặc thông báo từ chối đơn. - Số đơn nhãn hiệu yêu cầu cấp GCN. - Tên danh mục hàng hoá mang nhãn hiệu đó. - Nội dung khiếu nại, lý lẽ dẫn chứng cho khiếu nại. - Đề nghị cụ thể của người khiếu nại. Khi nộp đơn, người khiếu nại sẽ phải nộp phí .Việc nộp đơn và phí phải thực hiện trong vòng sáu tháng từ ngày có quyết định từ chối của xét nghiệm viên. Nếu quá thời hạn trên, đơn nhãn hiệu sẽ bị huỷ bỏ. Ngoài ra, người nộp đơn còn phải lập bộ hồ sơ khiếu nại gồm đơn đăng ký thương hiệu, các chứng từ có liên quan chứng minh cho lý lẽ đã nêu trong đơn khiếu nại. Hồ sơ khiếu nại phải được lập trong vòng sáu mươi ngày kể từ ngày phát sinh khiếu nại. Nếu quá thời hạn trên TTAB sẽ từ chối đơn khiếu nại Thủ tục khiếu nại: Đơn khiếu nại và hồ sơ khiếu nại được gửi cho phòng nhân sự và phòng nhân sự sẽ chuyển lên TTAB. Sau khi nhận được hồ sơ khiếu nại, TTAB sẽ gửi hồ sơ cho xét nghiệm viên. Sau sáu mươi ngày nhận được hồ sơ của người khiếu nại, xét nghiệm viên phải lập hồ sơ trả lời về quyết định của mình với TTAB và gửi một bản copy cho người khiếu nại. Hồ sơ trả lời khiếu nại của xét nghiệm viên được gửi kèm với hồ sơ của người khiếu nại mà xét nghiệm viên được TTAB gửi, cả hai bộ hồ sơ này đều được gửi lại cho TTAB. Hồ sơ trả lời của xét nghiệm viên phải chính xác, nêu ra được các lý do chính đáng cho quyết định từ chối đơn nhãn hiệu, yêu cầu của xét nghiệm viên đối với người nộp đơn và các bằng chứng ủng hộ cho quyết định đó. Trong trường hợp người nộp đơn đưa ra bằng chứng mới cho việc khiếu nại của mình trong bộ hồ sơ khiếu nại thì xét nghiệm viên sẽ từ chối, không công nhận bằng chứng đó bởi vì hồ sơ phải được hoàn tất trước khi đi khiếu nại.Trong trưòng hợp này xét nghiệm viên phải nhanh chóng phản đối các bằng chứng mới vào bộ hồ sơ khiếu nại, nếu không TTAB sẽ coi như không phản đối. Trong quá trình lập hồ sơ trả lời, nếu xét nghiệm viên thấy việc xem xét lại quyết định của mình là cần thiết thì xét nghiệm viên sẽ trình yêu cầu xem xét lại vụ việc thay vì lập hồ sơ trả lời. Nếu TTAB đồng ý với yêu cầu của xét nghiệm viên, TTAB sẽ ấn định lại thời hạn nộp hồ sơ trả lời của xét nghiệm viên. Tuy nhiên yêu cầu khôi phục lại thẩm quyền xem xét lại quyết định nhằm đưa ra các chứng cứ mới phải có lý do chính đáng và có các bằng chứng kèm theo các chứng cứ mới được đưa ra. Sau khi xét nghiệm viên gửi hồ sở trả lời tới TTAB, người nộp đơn có quyền bày tỏ ý kiến của mình với hồ sơ trả lời. ý kiến của người nộp đơn phải được đưa ra trong vòng 20 ngày kể từ ngày hồ sơ trả lời của xét nghiệm viên được gửi đến. Người nộp đơn nên gửi hai bản trình bày ý kiến, một cho TTAB, một cho xét nghiệm viên. Sau khi nghiên cứu văn bản trình bày ý kiến của người nộp đơn, xét nghiệm viên có thể trả lời miệng những vấn đề đưa ra hay văn bản trình bày ý kiến của người nộp đơn. Nếu sau khi xem xét hồ sơ khiếu nại và văn bản trình bày ý kiến của người nộp đơn, xét nghiệm viên thấy quyết định từ chối chấp nhận đơn hoặc từ chối cấp GCN của mình là thiếu cơ sở thì xét nghiệm viên có thể rút lại quyết định từ chối và đưa ra quyết định thông qua đơn nhãn hiệu để công bố trên báo của USPTO. Việc xét lại phải được thông báo cho TTAB và người nộp đơn, bất kỳ lúc nào trước khi TTAB ra quyết định và xử lý khiếu nại. Như vậy, khiếu nại về quyết định của xét nghiệm viên về vấn đề từ chối tiếp nhận hoặc cấp GCN cho nhãn hiệu thương mại cũng trải qua các bước tương tự như khiếu nại trong bất kỳ lĩnh vực nào khác, ví dụ như khiếu nại trong hoạt động kinh tế đối ngoại. Chỉ có điều khác là đơn khiếu nại không gửi trực tiếp cho xét nghiệm viên- người có liên quan trực tiếp trong mối quan hệ đăng ký nhãn hiệu với người nộp đơn, mà lại gửi lại cho TTAB song TTAB cũng hoạt động nhân danh USPTO nên nếu xét về bản chất thì việc khiếu nại cơ quan này cũng sẽ được cơ quan này giải quyết. Do vậy, có thể nói khiếu nại ở đây giống khiếu nại trong tất cả lĩnh vực khác. 2.2.8. Công bố nhãn hiệu trước hoặc ngay sau khi nhãn hiệu được đăng ký và cơ hội hợp lý dành cho những người có liên quan được yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu thương mại * Công bố nhãn hiệu thương mại trước hoặc ngay sau khi nhãn hiệu được đăng ký. ở Mỹ ngay sau quá trình xét nghiệm viên ra quyết định cấp GCN cho nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu sẽ được công bố trên công báo chính thức của USPTO. Nếu có bất kỳ sai sót thuộc khâu ghi chép, lưu trữ trong quá trình công bố, người nộp đơn hoặc xét nghiệm viên phải lập yêu cầu bằng văn bản. Nội dung của yêu cầu bao gồm tên, điạ chỉ, điện thoại của người nộp đơn hoặc người xét nghiệm viên và đơn yêu cầu phải gửi đến Ban điều phối in ấn (Photo composition coordinations) của Bộ phận xuất bản (The publication and issue section) của USPTO địa chỉ 2900 Crystal Drive, Arlington, VA22202-3513. Đơn yêu cầu phải gửi đi trong vòng một tuần sau ngày thương hiệu được công bố trên công báo chính thức. Ban điều phối in ấn chỉnh sửa các lỗi thuộc khâu lưu trữ, chế bản in như lỗi in ấn, bản vẽ in ngược, số liệu vào nhầm...Ban điều phối sẽ xem xét thông báo sai sót và xác minh là có sai sót, sau đó đi đến quyết định sai sót đó sẽ được sửa chữa mà không cần có ý kiến của xét nghiệm viên hay việc công bố phải thực hiện lại do có sai sót và tiến hành các thủ tục chỉnh sửa phù hợp. * Cơ hội hợp lý dành cho những người có liên quan được yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu thương mại Luật pháp Mỹ đều quy định những người có liên quan được quyền có cơ hội yêu cầu cấp hoặc không cấp GCN cho nhãn hiệu thương mại. Bất kỳ người thứ ba nào có quyền lợi liên quan cũng đều có quyền phản đối việc cấp GCN hoặc yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu thương mại. Việc phản đối phải làm bằng văn bản nộp trong thời hạn hợp lý và phải nộp lệ phí. Việc phản đối của người thứ ba được thực hiện như sau: 1. Lập đơn phản đối Bất kỳ người nào cho rằng quyền lợi của mình bị phương hại do nhãn hiệu được đăng ký đều có quyền phản đối việc cấp GCN bằng cách lập đơn phản đối lên TTAB. Hai hay nhiều người có quyền lợi bị đe doạ bởi nhãn hiệu được đăng ký có thể cùng nhau lập đơn phản đối. Đơn phản đối phải chứa đựng các thông tin chính xác về các lý do làm căn cứ chứng minh cho việc người phản đối bị xâm phạm quyền lợi và phải nêu ra các cơ sở cho việc phản đối. Đơn phản đối phải được làm thành hai bản, một cho TTAB, một cho người nộp đơn hoặc người đại diện có thẩm quyền của anh ta. 2. Thời hạn phản đối và gia hạn thời hạn phản đối Đơn phản đối phải được gửi đến TTAB trong vòng 30 ngày sau ngày công bố nhãn hiệu trên công báo chính thức hoặc trong khoảng thời gian gia hạn được TTAB cho phép. Yêu cầu gia hạn cho thời hạn phản đối gửi cho TTAB phải được làm bằng văn bản và gửi đi trong vòng 30 ngày sau khi nhãn hiệu được công bố trên công báo chính thức hoặc trong thời hạn gia hạn do TTAB cho phép. Yêu cầu gia hạn thời hạn phản đối phải nêu rõ thời gian gia hạn đựơc yêu cầu làm thành ba bản (một bản gốc và hai bản sao). Yêu cầu gia hạn một khoảng thời gian là 30 ngày sẽ được chấp thuận mà không cần nêu ra lý do. Việc yêu cầu tiếp tục gia hạn sẽ được TTAB xem xét nếu có lý do chính đáng. Trong lần gia hạn đầu tiên, TTAB cũng cho phép gia hạn hơn 30 ngày nếu người yêu cầu có lý do chính đáng. Tuy nhiên tổng số ngày đựơc gia hạn trong số các lần gia hạn sẽ không vượt quá 120 ngày kể từ ngày nhãn hiệu được công bố nếu người phản đối không xuất trình một trong những chứng từ sau (ngoài lý do chính đáng cho việc gia hạn lần đầu tiên): Chấp thuận bằng văn bản có chữ ký của người nộp đơn hoặc luật sư của người nộp đơn. Yêu cầu bằng văn bản của người phản đối hoặc đại diện có thẩm quyền của anh ta nêu rõ ràng người nộp đơn hoặc người đại diện có thẩm quyền của người nộp đơn đã chấp nhận yêu cầu gia hạn. Chứng từ trình bày các sự kiện vượt ngoài tầm kiểm soát. Gia hạn thời hạn phản đối là đặc quyền của người phản đối, quyền phản đối khi đã hết thời hạn phản đối được trao cho người nào đã yêu cầu gia hạn thời hạn phản đối. Do đó cần hết sức thận trọng để đảm bảo rằng không bỏ qua thời hạn phản đối hoặc nếu trong trường hợp người biết chắc là mình không thể hoàn thành các thủ tục phản đối hay không thu thập đủ chứng cứ trong thời hạn phản đối thì anh ta nên thực hiện quyền yêu cầu gia hạn thời hạn phản đối của mình. 3. Nộp lệ phí để TTAB xem xét việc phản đối Người nộp đơn phản đối sẽ phải đồng thời nộp lệ phí theo quy định để TTAB xem xét việc phản đối trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công bố nhãn hiệu trên công báo chính thức của USPTO. Trong trường hợp đơn phản đối cấp GCN cho nhiều danh mục hàng hoá, dịch vụ khác liệt kê trong yêu cầu cấp GCN, nếu có nhiều người cùng phản đối chung thì mỗi người sẽ chịu một khoản lệ phí cho một danh mục phân loại hàng hoá dịch vụ. Nếu không nộp lệ phí hoặc nộp không đủ trong thời hạn phản đối, TTAB sẽ thông báo cho người phản đối về việc này và gia hạn thời gian để nộp lệ phí hoặc nộp lệ phí sau khi đơn yêu cầu cấp GCN hoặc nhãn hiệu đã được công bố trên công báo của cơ quan có thẩm quyền. Nếu có phản đối TTAB sẽ phải giải quyết vấn đề và ra quyết định cấp hoặc không cấp sau khi đã xem xét nghiên cứu các chứng cứ. Trong trường hợp công bố mà không có ai phản đối thì cơ quan thẩm quyền sẽ quyết định cấp GCN cho nhãn hiệu thương mại đó. GCN có hiệu lực từ ngày cấp và NHHH được pháp luật chính thức bảo hộ kể từ ngày đó. Tuy nhiên sau khi chủ thể sở hữu nhãn hiệu thương mại nhận được GCN đăng ký nhãn hiệu thương mại, GCN đăng ký này vẫn có thể bị đình chỉ, huỷ bỏ hiệu lực. Theo luật Mỹ, sau khi đựơc cấp GCN đăng ký nhãn hiệu thương mại, Giám đốc USPTO có quyền đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực của GCN. Khi GCN bị huỷ bỏ hiệu lực, nhãn hiệu sẽ được lưu trữ ở hồ sơ của USPTO. 2.2.9. Gắn dấu hiệu được công nhận bảo hộ với NHHH Để lưu ý rằng NHHH của mình đã được công nhận bảo hộ tại USPTO, chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu đó được quyền gắn lên NHHH của mình các dấu hiệu như cụm từ : “Đã được bảo hộ tại Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ” (Registered in U.S.Patent & Trademark Office); hoặc cụm từ viết tắt “Reg.U.S.Pat & Tm.Off” hoặc dấu hiệu õ. Việc gắn dấu hiệu trên là hoàn toàn tùy ý lựa chọn của chủ NHHH.Trong trường hợp có kiện tụng xung quanh việc vi phạm NHHH của chủ sở hữu nhưng chủ sở hữu đã không gắn một trong các dấu hiệu trên với NHHH của mình thì anh ta không đựơc quyền đòi bồi thường các khoản lợi nhuận bị mất hay các khoản thiệt hại phát sinh do hành vi vi phạm của phía bên kia gây nên. 2.2.10. Hành vi vi phạm quyền sở hữu NHHH Bất cứ người nào khi không được phép của chủ sở hữu hợp pháp của NHHH đã được bảo hộ mà: a, Giả mạo, làm nhái hoặc bắt chước nguyên mẫu NHHH đã được công nhận bảo hộ để sử dụng trong hoạt động kinh doanh, phân phối, quảng cáo hàng hóa hoặc dịch vụ hay các hoạt động thương mại khác mà có khả năng dẫn đến nhầm lẫn, lừa dối. b, Giả mạo, làm nhái hoặc bắt chước nguyên mẫu NHHH đã được công nhận bảo hộ để sử dụng trên các nhãn mác hàng hóa, ấn phẩm, bao bì, bao gói hay các công cụ quảng cáo khác; và các nhãn mác, ấn phẩm, bao bì, bao gói hay các công cụ quảng cáo khác kể trên có ý định sử dụng trong hoạt động kinh doanh, phân phối, quảng cáo hàng hóa hoặc dịch vụ hay các hoạt động thương mại khác mà có khả năng dẫn đến nhầm lẫn, lừa dối. Người đó có thể bị chủ sở hữu kiện trước tòa để đòi bồi thường các khoản lợi nhuận bị mất hay các khoản thiệt hại phát sinh. 2.2.11. Quyền của chủ sở hữu NHHH Chủ sở hữu NHHH có thể là: Chủ thể được cấp GCN đăng ký NHHH. Chủ thể đăng ký NHHH theo Điều ước quốc tế mà Mỹ tham gia hoặc công nhận. Cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác được chuyển giao hợp pháp quyền sở hữu NHHH. Sau khi được cấp GCN đăng ký NHHH, người được cấp GCMy sẽ là người được sở hữu hợp pháp NHHH đó và được pháp luật bảo hộ quyền sở hữu NHHH. Để duy trì quyền sở hữu NHHH của mình, chủ sở hữu được thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về sở hữu NHHH. Cũng giống như luật pháp của hầu hết các quốc gia trên thế giới, luật Mỹ quy định chủ sở hữu NHHH có những quyền sau: Quyền sử dụng NHHH. Quyền chuyển giao quyền sử dụng NHHH. Quyền yêu cầu xử lý người thứ ba xâm phạm quyền sở hữu NHHH. Quyền chuyển giao quyền sở hữu để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu NHHH. a. Quyền sử dụng NHHH Một người có quyền sở hữu NHHH đương nhiên sẽ có quyền sử dụng- một trong ba quyền căn bản cấu thành nên quyền sở hữu. Việc sử dụng NHHH thuộc quyền của chủ sở hữu NHHH được thể hiện ở việc người có quyền sở hữu NHHH đựơc phép thực hiện các hành vi sau nhằm mục đích kinh doanh: Gắn NHHH lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ, chứng từ giao dịch trong hoạt động kinh doanh. Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, lưu giữ hàng hoá mang NHHH thuộc quyền sở hữu của mình. Xuất- Nhập khẩu hàng hoá mang NHHH được bảo hộ. b. Quyền chuyển giao quyền sử dụng NHHH Chủ sở hữu NHHH có quyền chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng NHHH của mình cho cá nhân hoậc pháp nhân hoặc chủ thể khác. Việc chuyển giao quyền sử dụng NHHH phải được thực hiện thông qua hợp đồng văn bản – Hợp đồng Lixăng. Hợp đồng Lixăng chỉ có giá trị pháp lý khi đã đựơc đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, ở Mỹ là USPTO. c. Quyền yêu cầu xử lý người thứ ba xâm phạm quyền sở hữu NHHH Chủ sở hữu NHHH có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với người thứ ba nào đã thực hiện việc sử dụng bất hợp pháp NHHH thuộc quyền sở hữu của mình và có quyền yêu cầu người xâm phạm phải đình chỉ việc sử dụng và bồi thường thiệt hại. Trước khi thực hiện việc yêu cầu xử lý hoặc khởi kiện chủ sở hữu NHHH có quyền thông báo cho người vi phạm về việc nhãn hiệu thương mại đã thuộc quyền sở hữu của mình và yêu cầu người xâm phạm quyền phải chấm dứt hành vi xâm phạm. Việc thực hiện yêu cầu xử lý khởi kiện có thể được chủ sở hữu NHHH trực tiếp tiến hành hoặc uỷ quyền cho người khác thực hiện. d. Quyền chuyển giao quyền sở hữu để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu nhãn hiệu thương mại. Các trường hợp được chuyển giao: * Quyền sở hữu NHHH được chuyển giao để thừa kế cho một cá nhân hoặc một pháp nhân hoặc một chủ thể duy nhất. Tuy nhiên, để được hưởng quyền thừa kế sở hữu NHHH thì người được hưởng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như đối với quyền nộp đơn yêu cầu cấp GCN NHHH. * Chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu thương mại theo hợp đồng chuyển giao được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền khi đó quyền và nghĩa vụ của chủ GCN (bên giao) phát sinh từ GCN sẽ được chuyển giao cho bên nhận và bên nhận trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu thương mại kể từ ngày hợp đồng chuyển giao được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. ở đây tồn tại điểm khác biệt giữa luật Mỹ và luật Việt Nam. Trong khi luật Việt Nam không cho phép chuyển giao từng phần quyền sở hữu nhãn hiệu mà quy định rằng: “Khi quyền sở hữu NHHH được chuyển giao, mọi quyền và nghĩa vụ của chủ GCN phát sinh từ GCN sẽ được chuyển giao hoàn toàn cho bên nhận” thì Luật Mỹ lại coi chuyển giao một phần quyền sở hữu là quyền chuyển giao được phép trong ba trường hợp sau: Thứ nhất, một nhãn hiệu thương mại có thể có nhiều chủ cùng nhau sở hữu nhãn hiệu và mỗi chủ sở hữu của nhãn hiệu thương mại đều có quyền chuyển giao quyền sở hữu hoặc lợi ích thu được từ nhãn hiệu thương mại đó. Thứ hai, một nhãn hiệu thương mại thuộc quyền sở hữu của một chủ duy nhất và chủ sở hữu nhãn hiệu thương mại đó có thể chuyển giao một phần quyền sở hữu của mình cho một bên khác. Thứ ba, người sở hữu nhãn hiệu thương mại có thể nhường lại một phần tài sản doanh nghiệp cho một bên khác, trong số tài sản đó có cả tài sản vô hình như nhãn hiệu thương mại gắn liền với phần tài sản đó của doanh nghiệp, nhưng vẫn giữ lại quyền sở hữu nhãn hiệu thương mại gắn liền với phần tài sản khác của doanh nghiệp. Trong trường hợp này cả bên giao và bên nhận đều là chủ sở hữu của nhãn hiệu thương mại và sau khi đã chuyển giao quyền sở hữu cả hai bên phải lập các bằng chứng cần thiết chứng minh cho việc tiếp tục sử dụng hoặc đưa ra các lý do chính đáng cho việc ngừng sử dụng nhãn hiệu thương mại để duy trì hiệu lực của GCN đăng ký nhãn hiệu. Nếu chỉ có một bên lập hồ sơ về các bằng chứng nêu trên thì chỉ có một phần hàng hoá dịch vụ được nêu ra trong GCN thuộc sở hữu nhãn hiệu thương mại của bên đó mới được duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực. Ngoài ra, luật Mỹ còn cho phép thực hiện quyền chuyển giao nhãn hiệu thương mại trong quá trình nộp đơn yêu cầu bảo hộ hoặc sau khi đã được cấp GCN đăng ký. Hình thức chuyển giao Mọi hình thức chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu thương mại đều phải được thể hiện bằng văn bản dưới hình thức hợp đồng. Nội dung của Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu đối với nhãn hiệu thương mại phải bao gồm: - Tên và địa chỉ đầy đủ của bên giao và bên nhận. Căn cứ chuyển giao (GCN đăng ký nhãn hiệu thương mại đã được cấp cho bên giao hoặc được chuyển cho bên giao). Đối tượng chuyển giao – toàn bộ hoặc một phần quyền sở hữu đối với toàn bộ phạm vi bảo hộ. Giá chuyển giao. Quyền và nghĩa vụ các bên. Điều kiện sửa đổi, chấm dứt, vô hiệu hợp đồng. Cách giải quyết khiếu nại, tranh chấp. Ngày nơi ký hợp đồng. Chữ ký các bên . Cách thức chuyển giao Bên giao và bên nhận sẽ lập một Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu thương mại trong đó có đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật. Sau khi có Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu, các bên sẽ tiến hành thông báo và đăng ký hợp đồng chuyển giao tại cơ quan có thẩm quyền. Điều kiện hạn chế việc chuyển giao quyền sở hữu NHHH Bên giao chỉ được quyền chuyển giao quyền của mình trong phạm vi đựơc pháp luật bảo hộ, còn trong thời gian bảo hộ và đảm bảo việc chuyển giao không tranh chấp với bên thứ ba. Nếu xảy ra tranh chấp do việc chuyển giao quyền sở hữu NHHH gây ra, bên giao phải chịu trách nhiệm giải quyết. Nếu quyền sở hữu NHHH thuộc về chủ sở hữu chung thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ được chuyển giao phần quyền thuộc về mình cho người khác khi được các chủ sở hữu chung còn lại đồng ý hoặc tuy có một hoặc một số chủ sở hữu chung còn lại không đồng ý nhưng họ cũng không tiếp nhận phần quyền chuyển giao và việc không đồng ý không có lý do chính đáng. Việc chuyển giao quyền sở hữu NHHH không được gây nên sự nhầm lẫn về đặc tính nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang NHHH. e. Quyền yêu cầu Cơ quan Hải quan Hoa Kỳ cấm nhập hàng hoá từ nước ngoài vi phạm NHHH * Hạn chế của quyền Luật NHHH của Mỹ không cung cấp sự bảo hộ chống lại việc sử dụng NHHH nhưng không có khả năng gây ra nhầm lẫn hay lừa dối khách hàng. Ví dụ, việc sử dụng một thương hiệu đã được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ khác loại với hàng hoá, dịch vụ của thương hiệu được bảo hộ không bị coi là hành vi vi phạm vì người tiêu dùng khó có khả năng nghĩ rằng hai hàng hoá, dịch vụ đó cùng do một nhà sản xuất cung cấp. 2.2.12. Nguyên tắc bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa nước ngoài được đăng ký tại Mỹ Mỹ công nhận hiệu lực của GCN được cấp theo Điều ước quốc tế về NHHH mà Mỹ tham gia và ký kết. Các tổ chức quốc tế về NHHH nói riêng và Sở hữu công nghiệp nói chung mà Mỹ tham gia sẽ cung cấp cho Mỹ tất cả các thông tin về đăng ký NHHH ở các quốc gia thành viên khác theo các Điều ước quốc tế đó và các vụ tranh chấp mà Mỹ là hoặc có thể là một bên đương sự. Các thông tin này bao gồm: Bản thân NHHH, tên/địa chỉ/người xin đăng ký, số hiệu, ngày và nơi đăng ký đầu tiên của nhãn hiệu bao gồm cả ngày đơn xin đăng ký được nộp và được chấp nhận cùng các nội dung đăng ký, danh mục hàng hóa, dịch vụ sử dụng NHHH xin đăng ký như được nêu ra ở đơn xin đăng ký tại nước xuất xứ và các thông tin khác hữu ích liên quan tới nhãn hiệu đó. Luật Mỹ áp dụng nguyên tắc Đãi ngộ như công dân đối với các thành viên của Công ước quốc tế mà Mỹ tham gia và ký kết. Ngoài ra, chế độ Đãi ngộ như công dân còn được áp dụng trên cơ sở có đi có lại giữa Mỹ và một số quốc gia khác. Như vậy, khi Mỹ và Việt Nam cùng là thành viên của Công ước Paris và đặc biệt sau khi Hiệp định thương mại có hiệu lực thì công dân và các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam khi đăng ký tại Mỹ và được cấp GCN tại Mỹ sẽ được hưởng chế độ Đãi ngộ tối huệ quốc và chế độ Đãi ngộ như công dân. 2.2.13. Quyền ưu tiên Giống như quy định về quyền ưu tiên trong Công ước Paris, Luật Mỹ cho phép công dân nước thành viên khi nộp đơn xin cấp GCN ở một nước thành viên khác của các Điều ước quốc tế mà Mỹ tham gia được hưởng quyền ưu tiên nộp đơn xin cấp GCN các đối tượng đó tại Mỹ. Quyền ưu tiên đem lại nhiều lợi ích cho ngưòi xin đăng ký vì thời điểm và thời hạn nộp đơn sẽ bắt đầu được tính từ ngày nộp đơn đầu tiên ở nước xuất xứ. Tuy nhiên, thành viên của các Điều ước quốc tế mà Mỹ tham gia sẽ chỉ được hưởng quyền ưu tiên nếu: 1, Đơn xin đăng ký tại Mỹ được nộp trong vòng 6 tháng kể từ ngày đơn đầu tiên được nộp ở nước thành viên đó. 2, Đơn xin đăng ký phải tuân thủ toàn bộ các yêu cầu trong Đạo luật NHHH năm 1946, kể cả Văn bản xác minh dự định thực tế sử dụng nhãn hiệu đó trong thương mại. 3, Quyền lợi mà bên thứ ba được hưởng trước ngày nộp đơn đăng ký đầu tiên ở nước thành viên sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc đăng ký theo điều khoản về quyền ưu tiên quy định

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc19496.doc
Tài liệu liên quan