Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên

MỤC LỤC

- #U"-

 Trang

PHẦN MỞ ĐẦU. 1 U

1. Cơsởhình thành đềtài. 1

2. Mục tiêu nghiên cứu. 1

3. Phương pháp nghiên cứu. 1

4. Phạm vi nghiên cứu. 2

PHẦN NỘI DUNG. 3

Chương 1: CƠSỞLÝ LUẬN. 3

1.1. Khái quát vềNgân hàng thương mại. 3

1.1.1. Khái niệm. 3

1.1.2. Chức năng. 3

1.1.3. Phân loại NHTM. 3

1.2. Khái quát vềvốn của Ngân hàng. 4

1.2.1. Vốn chủsởhữu. 4

1.2.2. Vốn huy động. 6

1.2.3. Vốn đi vay. 8

1.2.4. Nguồn vốn khác. 9

1.3. Quản lý nguồn vốn trong NHTM. 9

1.3.1. Sựcần thiết phải quản lý nguồn vốn của NHTM. 9

1.3.2. Nội dung quản lý nguồn vốn của NHTM. 10

1.3.3. Các quy định vềvốn. 10

1.4. Sửdụng và khai thác các nguồn vốn. 11

1.4.1. Thành phần TS Có của ngân hàng:. 11

1.4.2. Các vấn đếliên quan đến cho vay. 13

1.4.3. Ý nghiã của việc sửdụng vốn ngân hàng. 14

1.5. Đánh giá hiệu quảsửdụng vốn. 15

1.5.1. Quy trình huy động vốn và sửdụng vốn của NHTM. 15

1.5.2. Chỉtiêu phân tích nguồn vốn và sửdụng vốn. 16

Chương 2: GIỚI THIỆU VỀNGÂN HÀNG. 19

2.1. Quá trình hình thành và phát triển. 19

2.2. Cơcấu tổchức và chức năng của ngân hàng. 20

2.2.1. Cơcấu tổchức. 20

2.2.2. Chức năng của từng bộphận. 21

2.3. Phạm vi hoạt động. 23

2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh. 24

2.4.1. Khát quát tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây của ngân

hàng MỹXuyên (2006- 2008). 24

2.4.2. Thuận lợi và khó khăn. 25

Chương 3: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢSỬDỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG. 26

3.1. Phân tích cơcấu vốn của ngân hàng TMCP Mỹxuyên. 26

3.1.1. Vốn huy động từtiền gửi. 27

3.1.2. Vốn vay. 28

3.1.3. Vốn tựcó. 28

3.2. Phân tích tình hình sửdụng vốn. 29

3.3. Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay. 32

3.3.1. Tình hình huy động vốn. 32

3.3.2. Tình hình cho vay. 36

3.4. Đánh giá hiệu quảsửdụng vốn. 49

3.4.1. Khảnăng cân đối vốn của ngân hàng. 49

3.4.2. Khảnăng sinh lời của ngân hàng. 53

3.5. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quảhuy động vốn. 55

3.5.1. Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP MỹXuyên. 55

3.5.2. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quảsửdụng vốn. 55

KẾT LUẬN. 58

Kết luận. 58

Kiến nghị. 60

pdf83 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 5594 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xuyên đã điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và điều hành hoạt động của ngân hàng phù hợp với định hướng chung của ngành, đặc biệt là kiểm soát rất chặt chẽ đối với cho vay lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô mà Chính phủ đã ưu tiên thực hiện. 2.4.2. Thuận lợi và khó khăn a. Thuận lợi - Đựơc sự quan tâm của chi nhánh Nhà nước, tỉnh An Giang, cùng cán bộ quản lý và thanh tra ngành. - Có lợi thế cạnh tranh cao, đó là phong cách phục vụ khách hàng của cán bộ nhân viên ngân hàng đã được đa số khách hàng công nhận luôn tận tình và chu đáo. - Thủ tục tín dụng ngày càng đơn giản, thời gian xét duyệt cho vay ngày một rút ngắn, góp phần giữ chân khách hàng và thu hút thêm những khách hàng mới. - Trong những năm vừa qua, tình hình hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh An Giang có nhiều thuận lợi. Điều làm cho một trong những khách hàng quan trọng của ngân hàng Mỹ Xuyên là bà con nông dân làm ăn ngày càng có hiệu quả, giúp cho ngân hàng Mỹ Xuyên thu hồi vốn và lãi thuận lợi, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. - Ngân hàng Mỹ Xuyên đạt hoạt động hơn 20 năm, luôn được sự quan tâm, ủng hộ của bà con nông dân, cùng với đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm, bộ máy quản lý điều hành ngày một trưởng thành hơn, góp phần tích cực trong việc mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng. b. Khó khăn - Chịu sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác. - Do nguồn vốn hoạt động còn hạn hẹp đã làm hạn chế mạng lưới hoạt động kinh doanh cũng như loại hình kinh doanh còn đơn điệu. - Trong các loại hình dịch vụ cho vay chưa thu hút được các doanh nghiệp với những khoản vay tương đối lớn. Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG Trang 26 Chương 3: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP MỸ XUYÊN 3.1. Phân tích cơ cấu vốn của ngân hàng TMCP Mỹ xuyên Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng. Việc tăng lên hay giảm xuống trong nguồn vốn đều ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Đầu năm 2007, Ngân hàng Mỹ Xuyên đã tăng vốn điều lệ từ 70 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng. Đồng thời chuẩn bị thực hiện lộ trình tăng vốn điều lệ năm 2008 đạt 1.000 tỷ đồng theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Song song với hoạt động tăng vốn điều lệ thì với phương châm hoạt động “cùng nhau phát triển, cùng nhau thành công, đem lại sự phồn vinh cho xã hội”. Ngân hàng Mỹ Xuyên đã củng cố và đẩy mạnh các hoạt động, nhằm khai thác và phát triển nhanh để xứng tầm với quy mô vốn điều lệ mới, đồng thời tạo tiền đề để chuyển đổi thành ngân hàng đô thị. Nhờ thực hiện chính sách linh hoạt, luôn quan tâm đến khả năng hoạt động và tình hình cạnh tranh tại địa bàn. Ngân hàng Mỹ Xuyên đã đề ra nhiều giải pháp hoạt động có hiệu quả. Từ việc nổ lực mở rộng, sử dụng nhiều biện pháp tích cực để huy động vốn từ các nguồn nhàn rỗi trong dân cư, tổ chức kinh tế, từ đó đáp ứng nhanh chóng nhu cầu phát triển của các thành phần kinh tế. Vì vậy vốn của ngân hàng ngày càng phát triển mạnh qua các năm. Tình hình cụ thể như sau: Bảng 3.1: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên qua 3 năm Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 06/07 Chênh lệch 07/08 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % VHĐ 234,328 52% 953,475 61% 1,410,874 69% 719,147 307% 457,399 48% Vốn vay 121,992 27% 44,721 3% 28,778 1.4% (77,271) -63% (15,943) -36% VTC 82,271 18% 554,165 35% 577,616 28% 471,894 574% 23,451 4% Tổng NV 447,549 100% 1,575,156 100% 2,041,888 100% 1,127,607 252% 466,732 30% ( Nguồn phòng kế hoạch nghiên cứu tổng hợp ) Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG Trang 27 Biểu đồ 3.1: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên qua 3 năm 234,328 82,271 121,992 953,475 554,165 44,721 1,410,874 577,616 28,778 - 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Vốn Huy Động Vốn Tự Có Vốn Vay 3.1.1. Vốn huy động từ tiền gửi Nhìn vào cơ cấu vốn của ngân hàng ta thấy nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là huy động vốn từ tiền gửi các tổ chức, cá nhân và ngày một phát triển qua các năm. Trên cơ sở đó số dư huy động của ngân hàng tăng lên rất đáng kể. Vốn huy động chiếm tỷ trọng cao và ngày càng tăng trong tổng nguồn vốn, cụ thể: Vốn huy động năm 2006 chiếm 52% đến năm 2007 là 61% và năm 2008 là 69% so với tổng nguồn vốn. Ngân hàng Mỹ Xuyên không ngừng nâng cao công tác huy động vốn của mình và coi đó là nhiệm vụ quan trọng. Nhờ phong cách phục vụ tận tình của từng cán bộ trong ngân hàng cũng như sự tín nhiệm của khách hàng, Ngân hàng Mỹ Xuyên đã huy động được một lượng khá lớn cho nguồn vốn hoạt động của mình. Có thể nói năm 2007 là năm huy động vốn khá thành công của ngân hàng tăng 307% tương đương 719,147 triệu đồng so với năm 2006, năm 2008 tăng 48% tương đương 457,399 triệu đồng so với năm 2007. Ta thấy tốc độ gia tăng của tổng nguồn vốn cũng không bằng tốc độ gia tăng của vốn huy động. Sự tăng trưởng vốn mạnh mẽ này chứng tỏ khả năng huy động vốn từ các tầng lớp dân cư ngày một tăng lên. Tuy nhiên ta thấy tỷ lệ gia tăng năm 2008 thấp hơn so với năm 2007 có nhiều nguyên nhân gây ra: - Do biến động giá vàng, nhất là vào khoảng giữa năm 2008 giá vàng tăng lên một cách đột biến, một số khách hàng đã chuyển nguồn đầu tư sang vàng. - Kèm theo là tình hình lạm phát, với chỉ số lạm phát lên tới ngưỡng “phi mã” làm ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng khi đầu tư cũng như gửi tiền vào ngân hàng. - Tiếp đó là cơn sốt về lãi suất tạo nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng đưa mức lãi suất lên cao để giữ chân khách hàng. Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG Trang 28 - Các dịch bệnh về gia súc, gia cầm, sâu bệnh hại lúa làm cho một số hộ nông dân đã từng là khách hàng quen thuộc gửi tiền vào ngân hàng nhưng do bị thu lỗ nên không còn gửi như trước nữa. Mặc dù nguồn vốn huy động của các loại tiền gửi năm 2008 thấp hơn 2007 nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng nhưng nếu so với tốc độ gia tăng năm 2007 thì năm 2008 tốc độ gia tăng thấp hơn. Vốn huy động tăng tạo nên điểm mạnh của ngân hàng, nó góp phần vào việc dự trữ, bổ sung kịp thời nguồn vốn cho ngân hàng. Đồng thời cũng đánh giá được sự nổ lực của các cấp lãnh đạo trong công cuộc mở rộng, nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Mỹ Xuyên. 3.1.2. Vốn vay Trong cơ cấu vốn của ngân hàng vào năm 2006 tỷ trọng vốn vay đứng vị trí thứ hai trong tổng nguồn vốn chiếm 27% trong tổng nguồn vốn. Nhưng đến năm 2007, 2008 tỷ trọng vốn vay giảm xuống, ngân hàng Mỹ Xuyên không vay các TCTD khác nữa mà chủ yếu nhận dưới dạng tiền gửi. Các khoản vay trên thị trường liên ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn (phát sinh chỉ vài ngày) nhằm đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản. Ngoài ra ngân hàng chỉ sử dụng vốn vay từ quỹ RDF II. Với việc tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng, các chỉ số tài chính của ngân hàng đều đạt và vượt rất cao theo tiêu chí lựa chọn mà Ngân hàng Thế giới đề ra đối với các định chế tài chính tham gia (như khả năng thanh khoản, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ suất sinh lợi). Đến cuối năm 2007, số dư nhận từ nguồn vốn ủy thác là 44,721 triệu đồng tăng 119% so với cùng kỳ và đạt 88.7% so với hạn mức được cấp (50,400 triệu đồng vào năm 2007). Ta thấy vào năm 2008 thì số dư nhận được từ nguồn vốn ủy thác của ngân hàng lại giảm đi giảm 36% điều này cho thấy ngân hàng vẫn chưa khai thác tốt nguồn vốn rẻ và ổn định này và đồng thời vẫn chưa sử dụng tối đa hạn mức được cấp. 3.1.3. Vốn tự có Nhìn chung vốn tự có của ngân hàng Mỹ Xuyên tăng lên qua các năm, cho thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng có sự chuyển biến tốt và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Ngân hàng đã tăng vốn điều lệ từ 70 tỷ lên đến 500 tỷ đồng tăng hơn 70 lần so với năm 2006. Đây là biểu hiện khá tốt nó thể hiện sự mở rộng quy mô hoạt động, khả năng tạo ra lợi nhuận cũng như tăng cường lòng tin tưởng đối với các cổ đông, đối với toàn thể cán bộ, công nhân viên của ngân hàng trong tiến trình xây dựng và phát triển của hệ thống ngân hàng Mỹ Xuyên. Đây là điều kiện thuận lợi để ngân hàng có thể vươn lên đạt được chỉ tiêu đề ra trước lộ trình tăng vốn theo quy định tại nghị định 141/2006/NĐ-CP. Tóm lại: Ngân hàng Mỹ Xuyên trong thời gian qua đã có định hướng đúng đắn trong hoạt động của mình về cơ cấu vốn, nguồn vốn huy động tăng lên liên tục qua 3 năm cùng với sự tăng lên của vốn chủ sở hữu thì vốn điều lệ ngày một tăng phù hợp với định hướng phát triển, mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường khả năng kinh doanh của ngân hàng. Việc quyết định không vay vốn TCTD đây cũng là biểu hiện khả quan khi trong tình trạng ngân hàng vẫn còn đáp ứng được nhu cầu vốn cho khách hàng, giảm chi phí tài chính vì chi phí Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG Trang 29 sử dụng vốn cho vốn huy động từ tiền gửi thấp hơn so với vốn vay. Vốn huy động tăng vốn vay lại giảm điều này cơ bản làm tăng khả năng tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. 3.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn Bảng 3.2: Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng Mỹ Xuyên Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 06/07 Chênh lệch 07/08 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % TM, vàng bạc đá quý 3,934 0.9% 7,824 0.5% 26,259 1.3% 3,890 99% 18,435 236% Tiền gửi tại NHNN 6,982 1.6% 6,077 0.4% 31,924 1.6% (905) -13% 25,847 425% Tiền, vàng gửi tại các TCTD và CV các TCTD khác 15,014 3.4% 211,206 13.4% 512,769 25.1% 196,192 1,307% 301,563 143% Chứng khoán KD 15,560 1.0% 6,533 0.3% 15,560 (9,027) -58% Cho vay KH 392,942 87.8% 1,258,545 79.9% 1,329,248 65.1% 865,603 220% 70,703 6% Chứng khoán ĐT 5,205 1.2% 5,222 0.3% 2,197 0.1% 17 0.33% (3,025) -58% Góp vốn, ĐTDH 340 0.1% 340 0.0% 340 0.0% - 0% - 0% Tài sản cố định 9,105 2.0% 20,331 1.3% 27,905 1.4% 11,226 123% 7,574 37% TSC khác 14,026 3.1% 50,051 3.2% 104,713 5.1% 36,025 257% 54,662 109% TỔNG TSC 447,548 100% 1,575,156 100% 2,041,888 100% 1,127,608 252% 466,732 30% ( Nguồn phòng kế hoạch nghiên cứu tổng hợp ) Từ bảng phân tích trên ta thấy tổng tài sản của Ngân hàng Mỹ Xuyên có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể như sau: Năm 2007 đạt 1,575,156 triệu đồng tăng 252% tương đương Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG Trang 30 1,127,608 triệu đồng so với 2006, đến năm 2008 đạt 2,041,888 triệu đồng tăng 30% tương đương 466,732 triệu đồng. Trong đó: - Các khoản cho vay khách hàng đây là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên nghiệp vụ này vẫn là nghiệp vụ có mức độ rủi ro cao nhất vì đây là nghiệp vụ rất nhạy cảm với môi trường - chính trị - xã hội. Nó chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản Có của ngân hàng và có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Tình hình cụ thể: Năm 2006 đạt 392,942 triệu đồng chiếm 87.8% tổng tải sản Có. Đến năm 2007 cho vay khách hàng tăng lên đến 1,258,545 triệu đồng tăng 220% tương đương 865,603 so với năm 2006. Đến năm 2008 tiếp tục tăng đạt 1,329,248 triệu đồng tăng 6% tương đương 70,703 triệu đồng. Các khoản cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản Có. Đây là khoản sử dụng vốn nhiều nhất tại ngân hàng. Tất cả nguồn vốn có được của ngân hàng được sử dụng hầu hết là cho vay. Khi xem xét tỷ trọng của cho vay khách hàng so với tổng tài sản Có ta thấy chuyển biến qua các năm có xu hướng giảm dần. Chiếm từ 87.8% so với tổng tài sản Có vào năm 2006, xuống còn 79.9% năm 2007, và 65.1% năm 2008. Nguyên nhân là do tốc độ gia tăng của khoản cho vay khách hàng chậm hơn so với tốc độ gia tăng của tổng tài sản Có do ngân hàng hạn chế cho vay lại để đảm bảo nguồn vốn hoạt động và tập trung vốn cho việc mở rộng quy mô, đẩy mạnh công tác thu hồi nợ đồng thời dàn đều các khoản mục trong công tác sử dụng vốn và nâng cao tính thanh khoản cho ngân hàng. - Tiền gửi tại ngân hàng Nhà Nước: hàng năm Ngân hàng Mỹ Xuyên đều duy trì một khoản tiền (tài sản) của mình gửi vào Ngân Hàng Nhà Nước (theo tỷ lệ % do Ngân Hàng Nhà nước quy định), số tiền tăng lên hay giảm xuống tùy thuộc vào quá trình hoạt động của ngân hàng. Đồng thời để giảm thiểu chi phí sử dụng vốn cũng như tăng lợi nhuận cho mình, Ngân Hàng Mỹ Xuyên đã sử dụng vốn nhàn rỗi gửi vào các tổ chức tín dụng khác chủ yếu là gửi không kỳ hạn một mặt để kiếm lợi nhuận, mặt khác tránh để nguồn vốn bị rơi vào tình trạng bị động. Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho ngân hàng. - Đối với tài sản Có khác, có tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng tài sản của ngân hàng. Năm 2007 đạt 50,051 triệu đồng tăng 257% tương đương 36,025 triệu đồng. Năm 2008 đạt 104,713 triệu đồng tăng 109% tương đương 54,662 triệu đồng. Sự tăng lên này là do sư gia tăng từ lãi cộng dồn dự thu: gồm có lãi phải thu từ chứng khoán đầu tư, lãi phải thu từ cho vay,... tăng lên. Trong đó khoản phải thu khác chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản Có khác của ngân hàng. - Về tài sản, Năm 2007 đạt 20,331 triệu đồng tăng 123% tương đương 11,226 triệu đồng. Năm 2008 đạt 27,905 triệu đồng tăng 37% tương đương 7,574 triệu đồng. Tài sản của ngân hàng Mỹ Xuyên tăng qua các năm chủ yếu là sự tăng lên của tài sản cố định do trong 3 năm để phục vụ cho việc mở rộng quy mô hoạt động của mình, Ngân hàng Mỹ Xuyên phải mua sắm các loại tài sản cố định cũng như xây dựng những phòng giao dịch mới trên địa bàn. Việc đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị được ngân hàng đặc biệt xem trọng. Cơ sở vật chất khang trang củng cố vị thế của ngân hàng trên thương trường, đồng thời cũng tạo được niềm tin cho khách hàng. Đây là một lĩnh vực đầu tư có hiệu quả vì không những mang lại vị thế cho ngân hàng trên thương trường mà còn làm tăng khả năng thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG Trang 31 - Tiền mặt tại quỹ của Ngân hàng trong những năm qua cũng tăng lên đáng kể. Đây là phần tài sản chủ yếu để thanh toán của ngân hàng. Năm 2007 đạt 7,824 triệu đồng tăng 99% tương đương 3,890 triệu đồng. Năm 2008 đạt 26,259 triệu đồng tăng 236% tương đương 18,435 triệu đồng. Sở dĩ lượng tiền mặt tại quỹ tăng qua các năm: do ngân hàng phải dự trữ một lượng tiền khá lớn để thanh toán chủ yếu cho các khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng, vì khách hàng có thể rút bất cứ lúc nào và một phần do dự trữ cho những chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của mình. Mặc dù thế, nhưng ngân hàng cần xem xét tới tốc độ gia tăng của vốn huy động ta thấy chỉ tăng khoảng 48% so với cùng kỳ trong khi đó tiền mặt tại quỹ lại tăng lên đáng kể 236% so với cùng kỳ, nếu dự trữ tiền mặt quá lớn khả năng sinh lợi thấp và có thể gây ra tình trạng thu lỗ. - Đầu tư và kinh doanh chứng khoán: góp phần không nhỏ cho sự gia tăng của tổng tài sản là sự tăng lên của khoản đầu tư, kinh doanh chứng khoán bao gồm đầu tư, kinh doanh vào: trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc, công trái giáo dục cũng như mua cổ phần của các công ty khácRiêng mảng đầu tư chứng khoán năm 2006 ngân hàng Mỹ Xuyên đã dùng 5,205 triệu đồng. Năm 2007 ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn vào thêm một mảng nữa đó là kinh doanh chứng khoán dùng 15,560 triệu đồng kinh doanh chứng khoán và 5,222 triệu đồng đầu tư chứng khoán. Sự khác nhau của hai mảng này đó là: đầu tư chứng khoán là trong dài hạn thông qua việc đầu tư vào công trái, trái phiếu chính phủ. Còn đầu tư chứng khoán là trong ngắn hạn, thực hiện việc mua đi bán lại cổ phiếu của các công ty trong thời gian rất ngắn. Hiện nay ngân hàng chú trọng kinh doanh chứng khoán nhiều hơn nhưng do năm 2007 việc kinh doanh chứng khoán thua lỗ nên năm 2008 vừa qua ngân hàng hạn chế lại chỉ dùng 6,533 triệu đồng kinh doanh chứng khoán và 2,197 triệu đồng đầu tư chứng khoán. Đây là nghiệp vụ đầu tư sinh lời, cho nên trong thời gian tới nếu điều kiện thuận lợi và có cơ hội đầu tư thì ngân hàng nên tăng cường đầu tư hơn nữa để có thể gia tăng lợi nhuận và nhằm phân tán mức độ rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. - Góp vốn đầu tư dài hạn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng tài sản Có và qua 3 năm không có biến đổi gì đáng chú ý. Ngân hàng vẫn duy trì góp vốn đầu tư dài hạn với số tiền là 340 triệu đồng. Tóm lại: Qua 3 năm phân tích, ta thấy tổng tài sản Có của ngân hàng tăng lên liên tục trong đó tổng tài sản có tính sinh lợi cũng tăng và chiếm một tỷ trọng đáng kể. Ngân hàng sử dụng vốn hầu như tập trung chủ yếu ở bộ phận tín dụng. Bên cạnh đó thì tài sản không sinh lợi cũng tăng lên như tài sản cố định, tiền mặt tại quỹ. Trong công tác sử dụng vốn ngân hàng không những sử dụng đồng vốn vào đầu tư hay cho vay mà ngân hàng còn sử dụng vốn vào cả việc đầu tư vào thị trường chứng khoán, góp vốn liên doanh, đầu tư vào cơ sở hạ tầngtạo nên khả năng phân tán rủi ro của ngân hàng khá cao. Nhưng trong lâu dài ngân hàng nên giảm lượng tiền mặt tại quỹ vì đây là tài sản không sinh lợi dự trữ quá cao sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG Trang 32 3.3. Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay 3.3.1. Tình hình huy động vốn Là một NHTM, yếu tố vốn bao giờ cũng phải đặt lên hàng đầu, thiếu vốn thì không thể nói đến kinh doanh, phục vụ. Nhưng vốn đó phải rẻ, bền vững và có cơ cấu hợp lý, thì ngân hàng mới có thể đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, một lĩnh vực sinh lời thấp, rủi ro cao, đồng thời đây cũng là lĩnh vực mà ngân hàng Mỹ Xuyên luôn nhắm tới trên cơ sở đó ngân hàng mới có thể mở rộng đầu tư vào nền kinh tế. Vì thế, để đáp ứng được nhu cầu vốn cho nền kinh tế địa phương trong những năm qua, ngân hàng Mỹ Xuyên đã huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân theo các hình thức với các thành phần kinh tế đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Tình hình cụ thể như sau: Bảng 3.3: Tình hình huy động vốn của ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2006-2007 Chênh lệch 2007-2008 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % 1. TG KKH 15,675 29,249 21,612 13,574 87% (7,637) -26% - TG TCTD 484 560 771 76 16% 211 38% - TG Tiết Kiệm 5,399 6,263 4,940 864 16% (1,323) -21% -TG TT của KH 9,792 22,426 15,901 12,634 129% (6,525) -29% 2. TG CKH 218,653 924,074 1,389,262 705,421 323% 465,188 50% - KH < 12 tháng 168,900 790,999 1,340,761 622,099 368% 549,762 70% - KH > 12 tháng 49,753 133,075 48,501 83,322 167% (84,574) -64% ( Nguồn phòng kế hoạch nghiên cứu tổng hợp) Trong năm 2007 tổng vốn huy động là 953,475 triệu đồng trong đó có 152 triệu là tiền ký quỹ tiết kiệm. Vì vậy ở đây khi phân tích chi tiết từng loại tiền gửi thì xin bỏ qua phần đó. Tức phân tích trên số liệu tổng vốn huy động từ tiền gửi năm 2007 là 953,323 triệu đồng. Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG Trang 33 a. Tiền gửi không kỳ hạn Nguồn tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng thay đổi liên tục. Tình hình cụ thể như sau: Biểu đồ 3.2: Tình hình huy động vốn tiền gửi không kỳ hạn 771560484 5,399 4,940 6,263 15,901 22,426 9,792 - 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 năm 2006 năm 2007 năm 2008 TG TCTD TG Tiết Kiệm TG TT của KH Năm 2007 tăng 87% tương đương 13,574 triệu đồng nhưng đến năm 2008 thì lại giảm 26% tương đương 7,637 triệu đồng. Ngoài ra, đứng trên góc độ nền kinh tế thì việc khơi tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn còn góp phần tăng nhanh tốc độ thanh toán không dùng tiền mặt, giảm dần áp lực tiền mặt trong lưu thông. Vốn huy động của loại tiền gửi không kỳ hạn tăng lên chủ yếu là tăng từ tiền gửi TCKT thông qua tiền gửi thanh toán của khách hàng, tiếp đó tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi TCTD. Sở dĩ các TCKT ưu thích loại hình này là vì những tiện ích của nó, các TCKT sử dụng số tiền nhàn rỗi trong quá trình sản xuất kinh doanh để gửi vào ngân hàng, đó có thể là quỹ dự trữ tài chính, quỹ đầu tư, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng,Khi có nhu cầu sử dụng thì họ có thể chủ động rút ra để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra, các tổ chức này còn được phép sử dụng tiền gửi để phục vụ cho công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng. Đó cũng là lý do làm cho loại tiền gửi này có tốc độ tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn qua các năm. - Tiền gửi thanh toán của khách hàng: Tiền gửi thanh toán của khách hàng là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho ngân hàng, mục đích của loại tiền gửi này là nhằm để an toàn tài sản, đáp ứng các khoản chi trả trong sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, đặc biệt là đáp ứng các dịch vụ của mình và thực hiện trong thanh toán. Vì ngân hàng không chủ động được nguồn vốn này nên áp dụng mức lãi suất tương đối thấp. Trong những năm qua, ngân hàng đã huy động loại tiền gửi này với số liệu thực tế như sau: Năm 2006 là 9,792 triệu đồng đến năm 2007 là 22,426 triệu đồng tăng 129% tương đương 12,634 triệu đồng. Năm 2008 giảm chỉ còn 15,901 triệu đồng giảm 29% tương đương 6,525 triệu đồng. Do trong năm tình hình kinh doanh của khách hàng gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn như: các mặt hàng cá da trơn không xuất khẩu được do các tiêu chuẩn về chất lượng Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG Trang 34 ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp cũng chậm lại dẫn đến nhu cầu thanh toán giảm đi. Trong khi đó, ngân hàng đã tập trung sử dụng nhiều chương trình khuyến mãi hơn cho các hình thức tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Kết quả là tiền gửi có kỳ hạn tăng lên và không kỳ hạn giảm xuống. Tuy loại tiền gửi này có giảm nhưng nhìn chung vốn huy động từ tiền gửi thanh toán của khách hàng chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng tiền gửi không kỳ hạn. Điều đó góp phần làm tăng nguồn vốn huy động tại chỗ cho ngân hàng. - Tiền gửi tiết kiệm Hình thức tiền gửi tiết kiệm là một thể thức được nhân dân ưa chuộng nhất. Tiền gửi tiết kiệm chủ yếu là tiền nhàn rỗi gửi vào từ các tổ chức, tầng lớp dân cư đi vào cất trữ. Từ những người chủ của nó, không chỉ là các nhà sản xuất mà hầu hết các tầng lớp trong xã hội. Họ gửi tiền vào Ngân hàng nhằm mục đích kiếm lãi để tiêu dùng hay để dành khi cần thiết sẽ rút ra. Nhưng có khi tiền gửi tiết kiệm (không phân biệt có kỳ hạn hay không có kỳ hạn) cũng là hình thức đầu tư của những người sản xuất hay kinh doanh đầu tư vào ngân hàng để tìm lợi nhuận. Bởi vì lãi suất tiền gửi này có khi cao hơn lợi nhuận thu được từ sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác là cao hơn mức lợi nhuận bình quân của nền kinh tế. Tình hình huy động vốn từ tiền gửi này trong năm như sau: Năm 2007 đạt 6,263 triệu đồng tăng 16% so với năm 2006 tương đương 864 triệu đồng. Năm 2008 đạt 4,940 triệu đồng giảm 21% so với năm 2007 tương đương 1,323 triệu đồng. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chiếm một tỷ trọng thấp trong tổng số tiền gửi không kỳ hạn. Nhìn chung các loại tiền gửi không kỳ hạn đến 2007 thì tăng khá cao nhưng đến năm 2008 thì lại giảm đi nguyên nhân chủ yếu là do: Năm 2007 ngân hàng đã sử dụng nhiều chương trình khuyến mãi như 09/2007 ngân hàng triển khai chương trình tiết kiệm dự thưởng trúng vàng cho khách hàng và kết thúc 31/01/2008. Đã góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng số dư tiền gửi tại ngân hàng. Đến năm 2008 do biến động lãi suất khá mạnh tiền gửi tiết kiệm giảm 21% so với năm 2007 do trong năm ngân hàng tiến hành nhiều chương trình khuyến mãi cho tiền gửi tiết kiệm nên khách hàng chuyển từ tiền gửi không kỳ hạn sang tiền gửi có kỳ hạn để tận dụng hưởng lãi cao, một phần nữa là do tình hình kinh tế biến động mạnh làm ảnh hưởng không ít đến tâm lý của khách hàng khi gửi tiền. - Tiền gửi TCTD Tình hình huy động của loại tiền gửi này như sau: Năm 2007 tăng 16% so với năm 2006 tương đương 76 triệu đồng. Năm 2008 tăng 38% so với năm 2008 tương đương 211 triệu đồng. Nhìn chung loại tiền gửi này chỉ tăng tương đối, nó chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động không kỳ hạn vì phần lớn các TCTD đều gửi vào ngân hàng dưới dạng tiền gửi có kỳ hạn. Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG Trang 35 b. Tiền gửi có kỳ hạn Đối tượng của tiền gửi có kỳ hạn là các TCTD, TCKT và đặc biệt là người dân, số tiền mà người dân gửi vào ngân hàn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1036.pdf
Tài liệu liên quan