Khóa luận Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Trì - Hà Nội

MỤC LỤC

Trang

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG 3

1.1. Tín dụng ngân hàng, rủi ro và sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng. 3

1.1.1. Tín dụng ngân hàng. 3

1.1.2. Rủi ro tín dụng và sự cần thiết phải quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng. 6

1.1.2.1. Khái niệm, các hình thức và phân loại rủi ro tín dụng: 6

1.1.2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng: 11

1.1.2.3. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng: 14

1.1.2.4. Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng: 16

1.2. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại: 18

1.2.1. Nghiên cứu xác định các loại rủi ro: 18

1.2.1.1. Nhận dạng rủi ro: 18

1.2.1.2. Phân tích định tính rủi ro tín dụng: 19

1.2.2. Đánh giá rủi ro tín dụng: 24

1.2.3. Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng: 27

1.2.3.1. Chiến lược quản trị rủi ro: 28

1.2.4. Hoạt động xử lý rủi ro tín dụng: 30

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT THANH TRÌ 32

2.1. Giới thiệu chung về NHNo & PTNT Việt Nam và Chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Trì: 32

2.1.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức: 32

2.1.1.1. Sự hình thành và phát triển: 32

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban của chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Trì: 37

2.1.2. Đặc điểm hoạt động của NHNo & PTNT Thanh Trì: 38

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Thanh Trì: 40

2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Thanh Trì: 43

2.2.1. Tình hình nợ quá hạn: 43

2.2.1.1. Nợ quá hạn theo thời gian: 43

2.2.1.2. Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế: 46

2.2.1.3. Nợ quá hạn theo nguyên nhân: 48

2.2.2. Tình hình nợ xấu: 51

2.2.3. Tình hình nợ khoanh: 51

2.3. Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng và tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Thanh Trì: 52

2.3.1. Một số kết quả dạt được trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng: 52

2.3.2. Các biện pháp NHNo & PTNT Thanh Trì dã thực hiện nhằm ngăn ngừa vả xử lý rủi ro tín dụng: 53

2.3.2.1. Các biện pháp của NHNo & PTNT Thanh Trì trong việc hạn chế nợ quá hạn mới: 54

2.3.2.2.Các nỗ lực của NHNo & PTNT Thanh Trì trong việc xử lý nợ tồn đọng: 58

2.3.3. Tồn tại ở chi nhánh và nguyên nhân. 58

2.3.3.1. Những tồn tại ở NHNo & PTNT Thanh Trì: 58

2.3.3.2. Nguyên nhân: 59

CHƯƠNG 3 . GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT THANH TRÌ. 65

3.1. Định hướng hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Thanh Trì : 65

3.1.1. Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Thanh Trì : 65

3.1.2. Định hướng hoạt động của chi nhánh: 67

3.1.3. Kế hoạch kinh doanh cụ thể. 67

3.2. Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Thanh Trì : 68

3.2.1. Lấy hiệu quả của dự án làm căn cứ đầu tư. 69

3.2.2. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn nữa với tất cả những khoản tín dụng đã cấp cho khách hàng. 69

3.2.3. Tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng. 70

3.2.4. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng. 71

3.2.5. Xây dựng một chính sách tín dụng hiệu quả. 72

3.2.6. Cân đối khả năng huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn để tăng trưởng tín dụng một cách phù hợp, an toàn và đạt hiệu quả cao. 74

3.2.7. Thực hiện các biện pháp san sẻ rủi ro. 74

3.2.8. Mở rộng và phát triển nguồn nhân lực. 75

3.3. Một số kiến nghị. 76

3.3.1. Kiến nghị với chính phủ và các bộ ngành có liên quan. 76

3.3.2. Kiến nghị với NHNN. 78

3.3.3. Kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam. 79

KẾT LUẬN 80

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1671 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Trì - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và khai thác tài sản, 1 công ty kinh doanh lương thực, 1 ngân hàng liên doanh và một số công ty liên kết như Banknet.vn... - Năm 2010, NHNo & PTNT Việt Nam đề ra mục tiêu tăng nguồn vốn từ 22 – 25%, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế tăng phù hợp với điều kiện của thị trường, tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 70% dư nợ, tỷ lệ thu ngoài tín dụng tăng 20%,... Để đạt được mục tiêu đó, tháng 3/2010, NHNo đã trình NHNN, Bộ Tài chính và Chính Phủ đề nghị được bổ sung vốn điều lệ với số tiền trên 10.200 tỷ đồng và đã được phê duyệt. Như vậy, với số vốn mà Bộ Tài chính vừa quyết định cấp, tính đến nay, vốn điều lệ của NHNo & PTNT Việt Nam đạt trên 21.000 tỷ đồng và là ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. NHNo & PTNT Thanh Trì là chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam, trụ sở đặt tại Km10 – Quốc lộ 1A, thị trấn Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội. Chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Trì được thành lập từ 26/03/1988 trên cơ sở tách từ NHNN huyện Thanh Trì, được tiếp nhận cơ sở vật chất của NHNN Thanh Trì cùng đội ngũ cán bộ nên NHNo & PTNT Thanh Trì đạt được lợi thế về vị trí và sự hiểu biết sâu sắc về tình hình địa bàn hoạt động. Trải qua trên hai mươi năm phát triển, hiện nay NHNo & PTNT Thanh Trì đang từng bước đổi mới, phát triển theo hướng hiện đại hóa, đang được cấp giấy phép kinh doanh các dịch vụ ngân hàng như: - Nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế xã hội. - Nhận tiền gửi tiết kiệm của dân cư bằng VNĐ, ngoại tệ. - Cho vay đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, cho vay tiêu dùng, cho vay CBCNV,...với hình thức ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. - Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như séc, chuyển khoản. - Cho vay xuất nhập khẩu, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ, cho vay các chương trình, dự án kinh tế. - Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng, thanh toán quốc tế, nghiệp vụ bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền nhanh Western Union, thẻ ATM, Visa,... Thời gian qua, nhờ có quan hệ khách hàng sâu rộng và hiệu quả, với sự nỗ lực, phấn đấu của mình, Chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Trì - chi nhánh trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam đã phát huy nội lực, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo sát sao của NHNo & PTNT Việt Nam, NHNN Thành phố Hà Nội, đề ra nhiều biện pháp mở rộng và tăng trưởng kinh doanh. Mạng lưới giao dịch của ngân hàng đã mở rộng từ 4 cơ sở lên 9 cơ sở,gồm Trụ sở chính và 8 Phòng giao dịch là: PGD Đông Mỹ PGD Cầu Bươu PGD Lĩnh Nam PGD Linh Đàm PGD Vạn Xuân PGD Ngũ Hiệp PGD Tân Triều PGD Khương Đình Bên cạnh đó, tranh thủ sự giúp đỡ của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, NHNo & PTNT Thanh Trì đã duy trì được tốc độ tăng trưởng và đạt được những thành tựu to lớn trong hoạt động kinh doanh, cùng với các Ngân hàng khác góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của huyện Thanh Trì nói riêng và của nền kinh tế thị trường nói chung. Trong tương lai, để hòa nhập với xu thế của khu vực và thế giới, để tiếp tục phát triển và vươn tới những thành công, chi nhánh NHNo Thanh Trì đã và đang không ngừng đổi mới cả về con người, về công nghệ và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cạnh tranh lành mạnh với các NHTM khác. 2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban của chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Trì: Gi¸m ®èc Phã gi¸m ®èc Phã gi¸m ®èc Phã gi¸m ®èc P.KDNH P.KHKD P.KTNQ PGD PGD PGD P.HCNS P.KTKS * Ban giám đốc: Giám đốc chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động Ngân hàng, phụ trách Phòng Hành chính nhân sự và Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ. Phó Giám đốc gồm 3 đồng chí phụ trách các Phòng nghiệp vụ, Phòng giao dịch trực thuộc và giúp việc của Giám đốc lãnh đạo, điều hành theo từng mảng công việc hoạt động kinh doanh của ngân hàng. * Phòng kế hoạch kinh doanh: Phòng này có nhiệm vụ: Xây dựng chiến lược kinh doanh các đề án hoạt động kinh doanh; xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm, quý, theo dõi thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng ngày; cho vay doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp dân doanh, cho vay kinh tế hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng, thực hiên nhiệm vụ cầm cố, bảo lãnh đơn vị kinh tế; đề ra các sản phẩm huy động vốn. * Phòng kế toán ngân quỹ: Làm nhiệm vụ trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN, NHNo & PTNT Việt Nam; hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương đối với Chi nhánh; thực hiện nhiệm vụ thanh toán trong và ngoài nước; quản lý sử dụng các quỹ chuyên dùng; quản lý tài sản của Chi nhánh; đồng thời chấp hành quy định về an toàn kho quỹ. * Phòng kinh doanh ngoại hối: Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế theo quy định, các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài. * Phòng hành chính nhân sự: Quản lý về tổ chức nhân sự, thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự tại cơ quan lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan, là đầu mối giao tiếp khách hàng đến làm việc, công tác, trực tiếp quản lý các con dấu, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, bảo vệ, ý tế, hận cần của chi nhánh. * Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo đề cương, chương trình công tác, tổ chức kiểm tra xác định, tham mưu cho Giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền, làm nhiệm vụ thường trực chống tham nhũng, tham ô lãng phí nhằm tiết kiệm cho đơn vị. Trong những năm qua, với sự chỉ đạo sáng suốt của Ban giám đốc và sự phối hợp nhịp nhàng có hiệu quả giữa các phòng ban, NHNo & PTNT Thanh Trì đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hóa các mặt kinh doanh dịch vụ tiền tệ ngân hàng, thường xuyên tăng cường vật chất kỹ thuật, từng bước đổi mới công nghệ, hiện đại hóa ngân hàng. 2.1.2. Đặc điểm hoạt động của NHNo & PTNT Thanh Trì: * Đối tượng khách hàng: Thanh Trì là một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội, nằm phía Nam thành phố, toàn huyện có 16 xã và 01 thị trấn, có diện tích đất tự nhiên 9.989 ha, đất nông nghiệp 5.622 ha, với số dân 24 vạn người chủ yếu vẫn là cư dân nông thôn. Cùng với quá trình đô thị hóa của Thủ đô, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, đã có trên 50 dự án được thực hiện trên địa bàn huyện (xây dựng cửa ngõ phía Nam thành phố, mở rộng đường quốc lộ 1A, xây dựng khu công nghiệp, nhà chung cư,…) tác động đến phát triển kinh tế, đời sống xã hội trên địa bàn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của huyện đạt 12,45%/năm, cơ cấu kinh tế địa bàn chuyển dịch theo đúng định hướng ưu tiên phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – thương mại, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Đây là những đặc điểm ảnh hưởng đến nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng, như huy động vốn vẫn chịu ảnh hưởng lớn của sự thuận tiện về địa điểm giao dịch, nguồn vốn thu hút trong dân tăng lên một phần do nguồn tiền đền bù giải phóng mặt bằng các dự án, thị phần cho vay hộ sản xuất nông nghiệp khó phát triển, nhu cầu vay kinh doanh, tiêu dùng tăng, nhu cầu về các dịch vụ thanh toán, tư vấn, bảo lãnh gia tăng cùng với sự phát triển các hoạt động dịch vụ, thương mại, công nghiệp trên địa bàn. Trên địa bàn huyện Thanh Trì, NHNo & PTNT Thanh Trì phải cạnh tranh với nhiều ngân hàng như Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh Trì, Vietcombank, Techcombank,… còn xét rộng hơn trên địa bàn Hà Nội, NHNo & PTNT Thanh Trì phải cạnh tranh với tất cả 91 NHTM trên địa bàn Thành phố cả về huy động vốn cũng như cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác. * Đặc điểm riêng của NHNo & PTNT Thanh Trì: Thực hiện theo chỉ đạo của NHNo & PTNT Việt Nam, nghị quyết liên tịch giữa Hội nông dân và NHNo & PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Trì có đối lượng khách hàng chủ yếu là hộ nông dân vay qua tổ nhóm tín chấp để phát triển nông nghiệp và nông thôn. Đây là đặc điểm riêng biệt của ngân hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho bà con nông dân trong huyện phát triển kinh tế hộ gia đình theo đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra Chi nhánh còn phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể, trang trại nuôi trồng thủy sản,... nên đội ngũ cán bộ tín dụng được Chi nhánh phân công phụ trách theo địa bàn để đi sâu đi sát và nắm bắt nhu cầu về vốn của dân, đáp ứng nhu cầu đầy đủ và kịp thời góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn rất phù hợp với đặc điểm riêng của Chi nhánh. 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Thanh Trì: Mặc dù đã trải qua nhiều năm hoạt động, song NHNo & PTNT Thanh Trì vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Ban lãnh đạo Ngân hàng đã dùng nhiều biện pháp đầu tư nhằm thu hút khách hàng, huy động được nguồn vốn tiết kiệm trong dân và tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Dưới đây là Bảng số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Thanh Trì trong 3 năm gần đây: Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Số tuyệt đối Số tương đối Số tuyệt đối Số tương đối Tổng thu nhập 127 156 180 29 22.8% 24 15.3% Tổng chi phí 113 140 160 27 23.9% 20 14.3% Lợi nhuận 14 16 20 2 14.3% 4 25.1% (Nguồn Báo cáo tài chính của NHNo & PTNT Thanh Trì) Qua bảng số liệu ta thấy, tổng chi phí của Chi nhánh năm 2008 tăng so với năm 2007, cụ thể là tăng 27 tỷ đồng, tương đương với 23,9% so với năm 2007. Trong khi đó, tổng thu nhập năm 2008 của Chi nhánh đạt 156 tỷ đồng, tăng 29 tỷ đồng so với năm 2007 (tương đương với tỷ lệ tăng 22,8%). Nhờ vậy lợi nhuận thu được của Chi nhánh năm 2008 là 16 tỷ đồng, tăng 2 tỷ đồng, tương đương 14,3% so với năm 2007. Đây được coi là một kết quả khả quan trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nền kinh tế Việt Nam còn là một nền kinh tế nhỏ so với các nước trên thế giới nhưng cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế vẫn có những ảnh hưởng nhất định. Cụ thể, trong tháng 7/2008, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đạt mức phi mã, lên tới 27%, mức cao nhất kể từ khi lên tới 67% vào năm 1991. Trước tình hình đó, NHNN tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách duy trì lãi suất cơ bản trong quý 3/2008 ở mức 14% nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, cuối năm này, Chính phủ đã chuyển hướng mục tiêu chính sách tiền tệ từ kiềm chế lạm phát sang kích cầu tiêu dùng. Khi đó, theo quyết định của NHNo & PTNT Việt Nam, NHNo & PTNT Thanh Trì tuyên bố giảm lãi suất huy động ở tất cả các kỳ hạn (dưới mốc 18%/năm), đồng thời giảm lãi suất cho vay và tung ra chương trình tín dụng mới để đẩy mạnh cho vay. Cụ thể như từ 1/1/2009, NHNo & PTNT Thanh Trì đã tiến hành điều chỉnh lãi suất cho vay đối với tất cả các hợp đồng cho vay theo lãi suất cố định trước đây và đang còn số dư đều giảm xuống còn 1,06%.tháng (12,72%/năm), giảm 6,6% so với đầu năm 2008 và thấp hơn 3,6% so với quy định của NHNN; đối với các khoản cho vay mới, lãi suất giảm chỉ còn 0,9%/tháng đối với cho vay ngắn hạn và 1%/tháng đối với cho vay trung, dài hạn. Cùng với giảm lãi suất cho vay, NHNo & PTNT Thanh Trì còn triển khai một loạt các giải pháp nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư theo hướng tập trung và ưu tiên vốn cho nông nghiệp, nông thôn và thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ như cam kết đảm bảo đủ vốn cho vụ Đông – Xuân, mở rộng cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất; làm hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động; đẩy mạnh cho vay tiêu dùng,…Với quyết định hạ lãi suất cho vay như vậy, NHNo & PTNT Thanh Trì chấp nhận giảm lợi nhuận, các quỹ góp phần thực hiện chương trình kiềm chế lạm phát và chính sách phát triển tam nông của Đảng và Nhà nước. Năm 2009, mặc dù tỷ lệ lạm phát đã giảm xuống mức 1 con số (6,8%) song nền kinh tế Việt Nam vẫn đang gặp khó khăn. Chính phủ tiếp tục tung ra một loạt biện pháp kích cầu, kiềm chế lạm phát trong đó nổi bật là chính sách hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức kinh tế và cá nhân. Như vậy, trong năm 2009, NHNo & PTNT Thanh Trì đã tiến hành thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất với mức hỗ trợ 4% cho những doanh nghiệp, cá nhân đủ điều kiện. Nhưng cũng như các ngân hàng khác, NHNo & PTNT Thanh Trì vẫn trong tình trạng “đói tín dụng” do hoạt động huy động vốn gặp khó khăn. Tháng 8/2009, nhằm thu hút nguồn vốn đáp ứng nhu cầu cho vay nền kinh tế nói chung và đặc biệt tập trung nguồn vốn cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân, NHNo & PTNT Thanh Trì phát hành “Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn dự thưởng năm 2009” với những giải thưởng và quà tặng khuyến mại cho khách hàng, miễn phí phát hành các loại thẻ thanh toán, tín dụng nhằm thu hút nguồn vốn,… Điều này có nghĩa là lúc này, chi phí huy động vốn của ngân hàng đã cao hơn trong khi lãi suất cho vay lại thấp khiến cho tổng thu nhập của ngân hàng năm 2009 chỉ đạt 180 tỷ đồng, tăng 24 tỷ đồng so với năm 2008, tương đương với tỷ lệ tăng 15,3% ; tổng chi phí năm 2009 tăng 20 tỷ đồng tương đương 14,3% so với năm 2008. Từ đó lợi nhuận của ngân hàng đã tăng 4 tỷ đổng, tương đương tăng 25,1% so với năm 2008 (cao hơn so với tỷ lệ tăng lợi nhuận năm 2008 so với năm 2007 là 14,3%). Đầu năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 2213/QĐ-TTg tiếp tục thực hiện gói kích cầu nông nghiệp, nông thôn trong năm năm 2009, tuy nhiên mức hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay mua vật tư mua vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng sẽ giảm xuống từ 4%/năm còn 2%/năm, đối với các loại hàng hóa còn lại vẫn giữ nguyên mức hỗ trợ lãi suất là 100%/năm. Thêm vào đó, tháng 2/2010, NHNo & PTNT Thanh Trì cũng thực hiện Quy chế cho vay theo lãi suất thỏa thuận đối với khách hàng vay vốn trung hạn và dài hạn. Như vậy ngân hàng đã nới lỏng chính sách cho vay do biên lợi nhuận đã tăng khi lãi suất cho vay đã được tự do hóa hoàn toàn, được quy định dựa trên cung – cầu vốn trên thị trường trong từng thời kỳ. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với NHNo & PTNT Thanh Trì nói riêng và toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung và đòi hỏi phải được xem xét thực hiện một cách cẩn thận, kỹ lưỡng nhằm giữ vững được uy tín của ngân hàng mà vẫn nâng cao được hiệu quả kinh doanh. 2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Thanh Trì: Hiểu rõ ảnh hưởng của RRTD cũng như tầm quan trọng của công tác quản trị RRTD, trong những năm gần đây, NHNo & PTNT Thanh Trì đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa và hạn chế nhưng do nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan nên RRTD vẫn phát sinh gây nên những thiệt hại đối với ngân hàng. 2.2.1. Tình hình nợ quá hạn: 2.2.1.1. Nợ quá hạn theo thời gian: Theo Bảng 2.1 (Phụ lục), tổng Nợ quá hạn của NHNo & PTNT Thanh Trì năm 2007 là 1.175 triệu đồng. Năm 2008, tổng Nợ quá hạn của ngân hàng đã tăng lên mức 7568 triệu đồng, tăng 6393 triệu đồng so với năm 2007 và đến năm 2009, tổng Nợ quá hạn đã đạt 2005,1 triệu đồng, giảm 5.563 triệu đồng so với năm trước. Lý giải điều này, ta cần nhìn vào bối cảnh nền kinh tế trong 2 năm 2008 và 2009. Vào thời điểm cuối năm 2007, đầu năm 2008, các NHTM chạy theo mục tiêu lợi nhuận, đầu tư vào những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán gây ra tình trạng tăng trưởng tín dụng quá nóng ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản. Từ đó bắt buộc các NHTM phải lao vào cuộc đua tăng lãi suất để bù đắp thiếu hụt thanh khoản. Khi đó lạm phát xảy ra, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. NHNo & PTNT Thanh Trì cũng như tất cả các ngân hàng khác rơi vào tình trạng khó khăn trong việc huy động vốn cũng như hoạt động tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng tăng lên do chịu sự ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ, sự sụt giảm của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán cùng những khó khăn do suy thoái kinh tế. Chính sách thắt chặt tiền tệ với quy định về trần lãi suất cho vay đã đẩy lãi suất cho vay lên cao khiến khách hàng khó tiếp cận nguồn vốn cũng như tăng thêm gánh nặng nợ nần đối với ngân hàng. Lạm phát tăng cao làm cho giá cả sản phẩm tiêu dùng tăng mạnh, sức mua giảm, dẫn đến các doanh nghiệp khó tiêu thụ sản phẩm, lại cộng thêm chi phí đầu vào tăng cao khiến cho nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Điều này dẫn đến hậu quả là các doanh nghiệp không có khả năng thanh toán cho khoản vay ngân hàng khi đến hạn, tất yếu nợ quá hạn ngân hàng tăng lên. Theo đó, thị trường bất động sản bắt đầu lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài do nhiều nhà đầu tư phải bán BĐS để trả nợ ngân hàng hoặc bế tắc trong kinh doanh, có dấu hiệu mất khả năng trả nợ. Tính đến thời điểm cuối năm 2008, Nợ quá hạn cần chú ý của ngân hàng chiếm 96,5% tổng Nợ quá hạn, tăng 6327 triệu đồng so với năm 2007. Trong khi đó, tỷ trọng của 3 nhóm nợ quá hạn còn lại đều giảm so với năm 2007. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã quản lý và kiểm soát các khoản nợ xấu khá hiệu quả đặc biệt là trong công tác thu hồi nợ. Năm 2009, nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, các NHTM trong đó có NHNo & PTNT Thanh Trì tiến hành chính sách hỗ trợ lãi suất nhằm bơm tiền vào nền kinh tế, kích cầu tiêu dùng với mức hỗ trợ là 4% lãi suất vay. Tổng nợ quá hạn của ngân hàng đã có dấu hiệu giảm do ngân hàng đã quán triệt chủ trương nâng cao chất lượng tín dụng bằng cách không cho vay đối với các đối tượng kinh doanh trong lĩnh vực nhiều rủi ro như chứng khoán, bất động sản; ưu tiên cho vay các đối tượng kinh doanh lương thực và nhập khẩu phân bón, thuốc trừ sâu, phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên không có nhiều đối tượng khu vực nông nghiệp, nông thôn cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được nguồn vốn vay hỗ trợ lãi suất. Nguyên nhân một phần là do nền kinh tế vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau cuộc khủng hoảng, các doanh nghiệp vẫn chưa tìm kiếm được thị trường tiêu thụ nên không muốn vay vốn. Trong khi đó những DN lớn có đủ điều kiện vay vốn theo chương trình hỗ trợ lãi suất lại coi đây là thời cơ để vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp hay xuất hiện hiện tượng dùng vốn vay để đảo nợ, đầu tư chứng khoán, vay ngân hàng này gửi ngân hàng khác để hưởng chênh lệch. Tất cả những điều này khiến cho công tác quản lý tín dụng của ngân hàng ngày càng gặp khó khăn do bộ máy quản lý trở nên cồng kềnh, thay vì trước đây ngân hàng chỉ thẩm định tính khả thi và hiệu quả của dự án thì giờ đây, ngân hàng còn phải xem xét điều kiện có được hỗ trợ lãi suất hay không của khách hàng. Hơn nữa, việc thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất có thể dẫn đến tình trạng khi một DN có khả năng vay vốn nhưng vì lãi suất cho vay cao nên không thực hiện hợp đồng tín dụng còn những DN yếu không đủ điều kiện vay vốn nhưng đủ điều kiện hỗ trợ lãi suất thì lại được xét duyệt cho vay. Đây có thể coi là một nguyên nhân khiến tỷ lệ Nợ quá hạn cần chú ý của ngân hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng Nợ quá hạn (95,8%) mặc dù đã giảm 5.382 triệu đồng so với năm 2008. Một nguyên nhân nữa là, năm 2009, NHNo & PTNT Thanh Trì đưa vào áp dụng chương trình IPCAS, một hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng nhằm quản lý các giao dịch khách hàng, lưu trữ chứng từ, xử lý số liệu nhằm tự động hóa hình thức giao dịch một cửa và quản lý nhiều nghiệp vụ trong đó có nghiệp vụ tín dụng. Theo như hệ thống này thì khi đến hạn trả nợ gốc, lãi mà khách hàng không đến trả thì hệ thống sẽ tự động chuyển món vay đó sang nhóm nợ mới. Hoặc khi một khách hàng vay nhiều món vay khác nhau, chỉ cần một món vay bị quá hạn gốc và/hoặc lãi thì tất cả những món vay còn lại của khách hàng đó cũng bị chuyển sang quản lý ở các nhóm nợ quá hạn. Chính vì vậy mà ta thấy tổng nợ quá hạn của năm 2009 vẫn ở mức cao như vậy. Bên cạnh đó, cũng cần phải nhìn vào một thực tế là tỷ trọng Nợ quá hạn có khả năng mất vốn của ngân hàng trong năm 2009 đã tăng lên mức 22,7%, trong khi tỷ trọng đó năm 2008 lại có xu hướng giảm khi so sánh với năm 2007. Đây chính là mặt còn tồn tại trong công tác quản lý các khoản vay, là rủi ro tín dụng của ngân hàng tuy nhiên vẫn còn ở mức chấp nhận được, chưa ảnh hưởng lớn tới khả năng thanh khoản cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 2.2.1.2. Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế: Nhìn vào bảng 2.2, có thể nói diễn biễn Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế của ngân hàng diễn ra phức tạp và biến động không ngừng về các loại nợ quá hạn. Trước hết, Nợ quá hạn của thành phần kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn trong tồng Nợ quá hạn, cụ thể: năm 2007, chiếm 68,5% tổng Nợ quá hạn, năm 2008, tỷ lệ này là 48,7% và năm 2009 là 50,3%. Điều này là do đây là một trong những đối tượng khách hàng cho vay chủ yếu của chi nhánh. Trên thực tế, cho vay đối với khối kinh tế quốc doanh được quan tâm đặc biệt bởi thành phần kinh tế này có những lợi thế tuyệt đối so với các thành phần kinh tế khác. Kinh tế quốc doanh nắm giữ phần lớn những ngành kinh tế then chốt của nền kinh tế, số vốn hoạt động của các doanh nghiệp quốc doanh lớn nên nhu cầu về vốn cũng lớn hơn. Hơn nữa, thành phần kinh tế này vay nợ ngân hàng chủ yếu dựa trên uy tín, họ được quyền vay vốn không cần có tài sản bảo đảm hoặc nếu có thì giá trị tài sản bảo đảm không quá số vốn nợ cần vay, có những doanh nghiệp còn được vay theo chỉ định của Chính phủ. Các DNNN cũng thường được ưu tiên hơn so với các DN ngoài quốc doanh ví dụ như trong một số trường hợp DNNN đã phát sinh nợ quá hạn nhưng để phục hồi sản xuất thì ngân hàng lại tiếp tục cho vay thêm hoặc gia hạn nợ, điều chỉnh hợp đồng ví dụ như: Công ty dịch vụ kỹ thuật vật nuôi, HTX nông nghiệp Tả Thanh Oai,... Mặt khác, do đặc điểm của NHNo & PTNT Thanh Trì là cho vay đối với DNNN nên tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo là khá cao, điều này tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng. Chính vì vậy mà ngân hàng đã triển khai các biện pháp quản lý các khoản vay phù hợp ví dụ như đặc biệt thận trọng đối với cho vay các DNNN thuộc diện cổ phần hóa, giao bán, khoán, cho thuê,... Từ số liệu trên ta có thể thấy tỷ lệ Nợ quá hạn của DNNN đã giảm qua các năm nhất là vào năm 2009 (giảm 1927 triệu đồng so với năm 2008) chứng tỏ các biện pháp mà ngân hàng áp dụng để thu hồi nợ quá hạn của các DNNN là có hiệu quả. Từ đó, ta cũng có thể lý giải được nguyên nhân tại sao Nợ quá hạn của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và hộ sản xuất, cá thể cũng có sự thay đổi. Cụ thể, đối với kinh tế ngoài quốc doanh, nợ quá hạn năm 2008 là 3.125 triệu đồng, tăng 2.954 triệu đồng so với năm 2007; nợ quá hạn năm 2009 là 267,3 triệu đồng, giảm 2.858 triệu đồng so với năm 2008. Còn đối với khách hàng là hộ sản xuất, cá thể, vào năm 2008, tổng dư nợ quá hạn là 1.524 triệu đồng, tăng 1.325 triệu đồng so với năm 2007; đến năm 2009, dư nợ quá hạn của đối tượng này là 729,5 triệu đồng, giảm 794,5 triệu đồng so với năm 2008. Nguyên nhân là vào năm 2008, Chính phủ ban hành chính sách phát triển tam nông (nông nghiệp, nông dân, nông thôn). Thực hiện chủ trương đó của Chính phủ và NHNo & PTNT Việt Nam, NHNo & PTNT Thanh Trì đề ra kế hoạch tín dụng mới, ưu tiên đầu tư vốn cho các đối tượng khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Cụ thể, ngân hàng tiến hành cho vay không có đảm bảo đối với hộ nông dân tối đa đến 50 triệu đồng. Và vào năm 2009, Chính phủ lại chuyển hướng ưu tiên mục tiêu kiềm chế lạm phát sang chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, cụ thể hóa bằng việc triển khai các gói kích thích kinh tế mà đối tượng chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất và cá thể. Hành động này là đã tạo điều kiện cho DN, hộ sản xuất cũng như cá nhân vay vốn giảm bớt đi chi phí vay vốn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và kích thích tiêu dùng của người dân. Khi tiến hành chính sách tín dụng như vậy, NHNo & PTNT Thanh Trì đã chấp nhận rủi ro nhằm góp phần thực hiện chính sách kích cầu, khôi phục kinh tế của Chính phủ. 2.2.1.3. Nợ quá hạn theo nguyên nhân: Nợ quá hạn có thế xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, ta hãy xét Nợ quá hạn theo nguyên nhân qua bảng 2.3 – Phụ lục. Qua bảng số liệu, ta thấy Nợ quá hạn của NHNo & PTNT Thanh Trì chủ yếu là do các nguyên nhân khách quan như: sản xuất kinh doanh thua lỗ, do cơ chế và một số nguyên nhân khác. Cụ thể, năm 2007. nguyên nhân làm ăn thua lỗ gây ra Nợ quá hạn là 702 triệu đồng, chiếm 59,7% tổng Nợ quá hạn. Con số này tăng lên cả về số tuyệt đối và số tương đối vào năm 2008 là 4.805,7 triệu đồng, chiếm 63,5% tổng Nợ quá hạn. Nhưng đến năm 2009 thì tỷ lệ nguyên nhân làm ăn thua lỗ gây Nợ quá hạn cho ngân hàng đã giảm xuống chiếm 58,6% với giá trị Nợ quá hạn tương ứng là 1.175 triệu đồng. Hoạt động kinh doanh thua lỗ xuất phát từ nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Trước hết do khách hàng vay vốn hoạch định không tốt kế hoạch sản xuất tiêu thụ, chưa làm tốt công tác khai thác, tìm hiểu thị trường trước khi tung sản phẩm ra thị trường trong khi đó thị hiếu của người tiêu dùng đã thay đổi cũng như nhu cầu giảm mạnh do lạm phát năm 2008. Trong khi đó, chi phí đầu vào lại liên tục tăng lên, khách hàng không đủ khả năng duy trì hay phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến thua lỗ, không thể chi trả nợ vay ngân hàng. Tình trạng này đặc biệt khó khăn hơn đối với các doanh nghiệp xây dựng cơ bản có quan hệ tín dụng với ngân hàng trong khoảng thời gian giữa năm 2008 do chính sách thắt chặt tín dụng bất động sản mà ngân hàng thực hiện theo quy định của NHNN. Những doanh nghiệp được vay vốn bên cạnh việc phải chịu lãi suất cao còn phải

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc110618.doc
Tài liệu liên quan