Khóa luận Hoạt động thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hồ Chí Minh và kinh nghiệm cho các tỉnh thành khác

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC

NGOÀI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH 4

1.1. Vị trí của thành phố Hồ Chí Minh trong nền kinh tế Việt Nam 4

1.1.1. Thành phố Hồ Chí Minh là "hạt nhân" phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: 4

1.1.2. Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm kinh tế của cả nước 8

1.2. ý nghĩa cần thiết của việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh 17

1.2.1. Thực trạng nền kinh tế thành phố 18

1.2.2. Tính tất yếu khách quan của việc thu hút FDI vào thành phố Hồ Chí Minh 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 26

2.1. Mục tiêu, định hướng, chính sách và biện pháp đã và đang thực hiện để thu hút FDI vào thành phố Hồ Chí Minh 26

2.1.1. Mục tiêu và định hướng 26

2.1.2. Chính sách 30

2.1.3. Biện pháp 32

2.2. Thực trạng thu hút và sử dụng FDI tại thành phố Hồ Chí Minh 33

2.2.1. Quy mô và nhịp độ thu hút FDI 33

2.2.2. Cơ cấu ngành đầu tư: 39

2.2.3. Hình thức và đối tácđầu tư: 41

2.2.4. Một số dự án FDI tiêu biểu trên địa bàn thành phố 44

2.2.5. Đầu tư trực tiếp nước ngoài quý I/2008 46

2.3. Đánh giá tác động của FDI đối với nền kinh tế TP. Hồ Chí Minh 47

2.3.1. Tác động tích cực: 47

2.3.2. Tác động tiêu cực: 60

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ VIỆC THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI CÁC TỈNH THÀNH KHÁC 66

3.1. Cải thiện môi trường đầu tư: 66

3.1.1. Đất đai 66

3.1.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 68

3.1.3. Giải quyết bức xúc hạ tầng: Mấu chốt để thu hút đầu tư 69

3.1.4. Nỗ lực trong cải cách hành chính: Quyết liệt "một cửa một dấu" 71

3.1.5. Một số cải cách khác: 73

3.2. Xây dựng, quy hoạch và cụ thể hóa chiến lược thu hút FDI 74

3.2.1. Các giai đoạn trong xây dựng chiến lược thu hút FDI 74

3.2.2. Yêu cầu cần thiết phải xây dựng một chiến lược cụ thể để thu hút FDI vào thành phố Hồ Chí Minh 75

3.3. Thực hiện chính sách ưu tiên, ưu đãi đầu tư đối với các nhà đầu tư chiến lược, các ngành kinh tế trọng điểm 76

3.3.1. Một số cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao thành phố HCM 76

3.3.2. Minh chứng cụ thể về thực hiện chính sách ưu tiên, ưu đãi đầu tư đối với các nhà đầu tư chiến lược, các ngành kinh tế trọng điểm 79

3.4. Tăng cường hiệu quả các dự án đã triển khai 80

3.5. Đẩy mạnh chương trình quảng bá và xúc tiến đầu tư 82

3.5.1. Những khó khăn trong hoạt động quảng bá và xúc tiến đầu tư ở thành phố Hồ Chí Minh 82

3.5.2. Những chuyển biến tích cực 83

3.5.3. Đề xuất về hoạt động xúc tiến đầu tư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất 85

KẾT LUẬN 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

PHỤ LỤC 94

 

doc114 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoạt động thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hồ Chí Minh và kinh nghiệm cho các tỉnh thành khác, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dịch cơ cấu ngành kinh tế của Thành phố. Kết quả cho thấy, từ khi có làn sóng đầu tư nước ngoài, kinh tế Thành phố có nhiều khởi sắc: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế có chuyển dịch theo hướng hợp lý, dưới tác động của dòng vốn FDI một số ngành công nghiệp, dịch vụ mới có trình độ công nghệ tiên tiến hiện đại được hình thành, khơi dậy tinh thần cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Thêm vào đó là vai trò tác của các tập đoàn xuyên quốc gia đối với việc nâng cao chất lượng vốn FDI cũng như góp phần thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố. FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế: Khu vực FDI có mức đóng góp khá quan trọng cho tổng giá trị GDP toàn thành phố với mức tỉ trọng tăng dần qua các năm. Mức tỉ trọng tăng dần đó là do có tốc độ tăng trưởng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thường cao hơn mức tăng trưởng của kinh tế toàn thành phố. Tuy số liệu cho thấy mức đóng góp của khu vực FDI vào tốc độ tăng trưởng chung của kinh tế thành phố là không hoàn toàn ổn định qua các năm. Mặc dù vậy, có thể thấy tỷ lệ đóng góp vào tăng trưởng thành phố của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thường chiếm khoảng 20% tốc độ tăng trưởng chung của kinh tế thành phố. Mặt khác, khi so sánh với các khu vực kinh tế khác, có thể thấy giá trị GDP từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có mối tương quan chặt chẽ một cách có ý nghĩa thống kê hơn so với các khu vực kinh tế khác. Điều đó cho thấy sự quan trọng của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng chung của kinh tế thành phố, cũng như sự tương tác tích cực của thành phần kinh tế này đối với sự phát triển của các thành phần kinh tế khác. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP HCM liên tục tăng cao trong nhiều năm qua; bình quân giai đoạn 1994-2005 tăng 11,2%/năm; gấp 1,5 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước. Kể từ năm 2001 đến nay, kinh tế TP HCM liên tục tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. Giai đoạn 2001-2005 tốc độ tăng trưởng bình quân tăng 11%/ năm, năm 2006 đạt tốc độ 12,2% và trong giai đoạn 2006-2010, thành phố tiếp tục phấn đấu để đảm bảo mức tăng trưởng bình quân trên 12%/ năm. Thành phố HCM có được kết quả trên là do sự kết hợp của nhiều yếu tố trong đó hoạt động thu hút vốn FDI cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một số vấn đề về chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2006), Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia, 21/04/2008 Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng GDP và các khu vực kinh tế của TP HCM giai đoạn 1994-2005 (Nguồn: Niên giám thống kê TP HCM các năm) Tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp tăng gần 14%/năm; các ngành dịch vụ tăng bình quân 9,8%/năm; riêng các ngành nông nghiệp chỉ tăng bình quân 3,3%/năm. TP HCM chiếm gần 30% giá trị sản xuất công nghiệp, 38% kim ngạch xuất khẩu, 23,2% tổng mức bán lẻ, 2% giá trị sản xuất các ngành nông - lâm - ngư nghiệp và đóng góp khoảng một phần ba tổng thu ngân sách của cả nước. Thu nhập bình quân đầu người của Thành phố liên tục tăng ở mức cao, hiện nay đạt khoảng 2.180 USD/người/năm. Hầu hết các chỉ số về phát triển kinh tế của thành phố đều vượt lên trên những trung tâm kinh tế khác trong cả nước như Hà Nội và Đà Nẵng, và trong tương lai, thành phố Hồ Chí Minh vẫn có thể vững vàng đi trước, đi đầu với sự phát triển vô cùng ổn định của mình. Thành phố HCM có được kết quả trên là do sự kết hợp của nhiều yếu tố trong đó hoạt động thu hút vốn FDI cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. (Chi tiết Một số chỉ tiêu năm 2005 so sánh TP HCM với cả nước, Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng: Phụ lục 5) Bảng 2.6: Vốn đầu tư trong nước và nước ngoài đến năm 2010 Khả năng cung ứng vốn bình quân năm 1996 - 2000 2001 - 2005 2006 - 2010 Trị số (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Trị số (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Trị số (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Tổng số nguồn vốn đầu tư 26.728,22 100,0 54.952,91 100,0 101.475,45 100,0 + Trong nước, trong đó: 15.409,65 59,0 35.872,69 58,0 56.826,26 56,0 - Nguồn ngân sách và công sản chuyển vào vốn 2.405,54 9,0 3.846,70 7,0 5.073,77 5,0 - Nguồn từ các DNNN 5.078,36 19,0 10.441,05 19,0 16.236,08 16,0 - Nguồn tư nhân 8.285,75 31,0 17.584,93 32,0 35.516,41 35,0 + Nước ngoài, trong đó: 10.958,57 41,0 23.080,22 42,0 44.649,21 44,0 - ODA 1.000,00 3,7 1.500,00 2,7 1.500,00 1,5 - FDI 9.958,57 37,3 21.580,22 39,3 43.149,21 42,5 - Tổng số vốn đầu tư so với GDP (%) 50,0 51,9 50,1  (Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh) Bảng trên cũng cho thấy FDI ngày càng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các nguồn vốn đầu tư, xây dựng của thành phố, nếu như trong giai đoạn 1996 – 2000, FDI chỉ chiếm 37,3% tổng nguồn vốn đầu tư, thì sau 10 năm, giai đoạn 2006 – 2010 FDI sẽ đóng góp vào 42,5% cơ cấu nguồn vốn đầu tư (trong khi vốn ODA chỉ chiếm 1,5%). Với tổng số vốn đăng ký tăng từ 224 triệu USD năm 2000 lên 650 triệu USD năm 2005 và 1.627 triệu USD năm 2006, đặc biệt năm 2007 tổng vốn đầu tư lên tới 2,87 tỷ USD, tăng 27,5% so với năm 2006, đây chính là động lực chính góp phần xây dựng và phát triển thành phố trong tương lai. FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp: Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Thành phố tập trung chủ yếu vào ngành dịch vụ và công nghiệp, trong đó dịch vụ chiếm phần lớn hơn. Có thể nói kinh tế khu vực FDI đã và đang đóng góp một phần rất lớn sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.HCM, góp phần chuyển dần, và nâng cao giá trị của ngành dịch vụ và công nghiệp. Mặt khác, luồng vốn FDI đầu tư vào Thành phố đang khai thác cả hai khu vực kinh tế có tính thâm dụng lao động và thâm dụng vốn. Các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng chủ yếu đi theo xu hướng chung của TP.HCM, chưa có sự bứt phá và đổi mới theo một xu hướng khác. Nhìn chung, các nhà đầu tư nước ngoài chưa mạo hiểm khai thác những ngành công nghiệp yêu cầu kỹ thuật cao, mà chỉ đang từng bước chuyển giao các kỹ thuật này vào nền kinh tế TP.HCM. Cơ cấu kinh tế của TP HCM trong hơn 10 năm qua đã chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng của các ngành sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng của các ngành phi nông nghiệp trong tổng GDP. Đối với TP HCM, nếu chỉ xét riêng cơ cấu kinh tế phân theo nhóm ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp, thì cơ cấu kinh tế của Thành phố năm 2000 tương tự như cơ cấu của Hàn Quốc năm 2003 và của kinh tế Mỹ năm 1970. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố có thể xét trên các nhóm như sau: Một số vấn đề về chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2006), Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia, 21/04/2008 Thứ nhất là chuyển dịch cơ cấu kinh tế và NSLĐ của các nhóm ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp. Trong hơn 10 năm qua, cơ cấu kinh tế của TP HCM đã dịch chuyển theo hướng giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp từ 3,3% GDP (năm 1995) xuống còn 2% GDP (năm 2000) và chỉ còn 1,2% GDP (năm 2005). Trong khi đó, tỷ trọng của các ngành phi nông nghiệp tăng lên, tương ứng từ 96,7% lên 98% và tiếp tục tăng lên, chiếm 98,8% GDP vào năm 2005. Như vậy, cơ cấu kinh tế của TP HCM đã có xu hướng chuyển dịch rõ rệt từ các ngành có NSLĐ thấp sang các ngành có NSLĐ cao hơn. Bảng 2.7: Năng suất lao động của các nhóm ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp Chỉ tiêu Năm 1995 Năm 2005 Năng suất trung bình (triệu đồng) 21,2 63,3 Các ngành nông nghiệp (triệu đồng) 5,1 14,4 Tỷ lệ so với năng suất trung bình (%) 24,0 23,0 Các ngành phi nông nghiệp (triệu đồng) 23,8 66,2 Tỷ lệ so với năng suất trung bình (%) 112,0 104,0 (Nguồn: Tính từ số liệu Niên giám thống kê TP Hồ Chí Minh các năm) Có thể thấy, NSLĐ của tất cả các ngành đều tăng theo thời gian, nhưng động thái chuyển dịch có sự khác biệt giữa các ngành. Sự biến động ở các ngành phi nông nghiệp diễn ra nhanh hơn, trong khi biến động ở các ngành nông nghiệp chậm hơn. Để thấy rõ hơn quá trình biến động này, chúng ta xem xét cơ cấu kinh tế theo 2 nhóm ngành: nhóm các ngành sản xuất vật chất và nhóm các ngành dịch vụ. Thứ hai là chuyển dịch cơ cấu kinh tế và NSLĐ của các ngành sản xuất vật chất và các ngành dịch vụ. Xét về cơ cấu, tỷ trọng của các ngành sản xuất vật chất liên tục tăng lên qua các thời kỳ, từ 42,2% GDP năm 1995 tăng lên 47,4% GDP năm 2000 và 49,4% GDP năm 2005. Ngược lại, các ngành dịch vụ liên tục giảm theo thời gian, tương ứng từ 57,8% xuống còn 52,6% và 50,6%. Năng suất của các ngành sản xuất vật chất cũng tăng lên theo thời gian, từ 17 triệu đồng/người năm 1995 tăng lên 61 triệu đồng/người năm 2005. Trong khi đó, năng suất của các ngành dịch vụ tăng từ 25,9 triệu đồng/người năm 1995, lên 65,8 triệu đồng/người năm 2005, cao hơn năng suất các ngành sản xuất vật chất 4,8 triệu đồng/người năm 2005. Có một thực tế là NSLĐ của nhóm các ngành sản xuất vật chất tăng nhanh hơn so với nhóm các ngành dịch vụ, từ chỗ bằng 80,2% mức trung bình (21,2 triệu đồng/người/năm vào năm 1995 và 63,4 triệu đồng/người/năm vào năm 2005) tăng lên 96,3% trung bình chung; trong khi, đối với các ngành dịch vụ, con số này lại giảm từ 122,0% trung bình còn 103,9% trung bình chung. Thứ ba là chuyển dịch cơ cấu kinh tế và NSLĐ của 3 khu vực: nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế phân theo 3 khu vực có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng của khu vực nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng các khu vực công nghiệp và dịch vụ. Sự biến động NSLĐ của 3 nhóm ngành có sự khác nhau. Các ngành nông nghiệp có năng suất 5,1 triệu đồng/người năm 1995, tăng lên 14,4 triệu đồng/người năm 2005. Trong khi đó, NSLĐ các ngành công nghiệp tăng từ 21,3 triệu đồng/người năm 1995 lên 66,5 triệu đồng năm 2005, gấp 4,63 lần NSLĐ nông nghiệp. Còn NSLĐ các ngành dịch vụ tăng từ 25,9 triệu đồng năm 1995 lên 65,8 triệu đồng/người năm 2005, gấp 4,57 lần NSLĐ nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu năng suất các ngành công nghiệp so với năng suất trung bình chung bằng 100,1% năm 1995, tăng lên 105,0% năm 2005; thì đối với hai khu vực nông nghiệp và dịch vụ, tiêu chí này lại có xu hướng giảm. Trong đó, năng suất của các ngành nông nghiệp so với trung bình chung giảm, từ 23,8% năm 1995 xuống còn 22,7% năm 2005; các ngành dịch vụ đã giảm nhiều. từ 122,0% năm 1995 xuống còn 103,9% năm 2005. Bảng 2.8: NSLĐ của các khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Chỉ tiêu Năm 1995 Năm 2005 Năng suất trung bình (triệu đồng) 21,2 63,4 Khu vực nông nghiệp (triệu đồng) 5,1 14,4 Tỷ lệ so với năng suất trung bình (%) 23,8 22,7 Khu vực công nghiệp (triệu đồng) 21,3 66,5 Tỷ lệ so với năng suất trung bình (%) 100,1 105,0 Khu vực dịch vụ (triệu đồng) 25,9 65,8 Tỷ lệ so với năng suất trung bình (%) 122,0 103,9 (Nguồn: Tính từ số liệu Niên giám thống kê TP Hồ Chí Minh các năm) Nghiên cứu về tốc độ tăng NSLĐ bình quân thời kỳ 1994-2005 (theo giá 1994) cũng cho nhận xét tương tự. Tốc độ tăng trưởng bình quân của NSLĐ thời kỳ 1994-2005 đạt 7%/năm; trong đó, dịch vụ có tốc độ tăng thấp nhất, bình quân 5,2%/năm; sau đến các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, bình quân 7,5%/năm và các ngành công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng NSLĐ cao hơn hai nhóm ngành trên, đạt 8%/năm trong cùng thời kỳ. Từ những phân tích về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch NSLĐ theo các cách phân nhóm ngành cho thấy, các ngành công nghiệp - xây dựng có NSLĐ cao nhất, và đang là nhóm ngành chiếm tỷ trọng khá cao trong GDP. Mặc dù cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng của các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; nhưng xu hướng các ngành dịch vụ cũng giảm trong 10 năm qua, từ 57,8% GDP năm 1995, giảm còn 52,6% năm 2000 và đến năm 2005 còn 50,6%; tỷ trọng của các ngành công nghiệp - xây dựng tăng lên tương ứng với sự giảm đi của các ngành nông - lâm - ngư nghiệp và các ngành dịch vụ, từ 38,9% GDP năm 1995, lên 45,4% năm 2000 và 48,2% năm 2005 (xem Biểu đồ 2.4). Biểu đồ 2.4: Cơ cấu kinh tế các ngành phi nông nghiệp #éng th#i c# cÊu kinh tõ 48,2 37,8 50,6 58,5 0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0 70,0 1993 1994 1995 1996 1997 1998 2000 2001 2002 2003 2004 2005 N#m T# l# (%) C#c ng#nh c#ng nghi#p-x#y dùng C#c ng#nh d#ch vô Nguồn: Niên giám thông kê TP HCM các năm. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có liên quan chặt chẽ đến số lượng và chất lượng nguồn lao động. Hàm lượng lao động có kỹ thuật, có tri thức kết tinh trong sản phẩm càng nhiều càng tạo ra NSLĐ cao và dẫn đến giá trị tăng thêm cho ngành, lĩnh vực càng cao. Đối với TP HCM, trong nhiều năm qua có sự biến động lớn về dân số, chủ yếu do dân nhập cư. Số dân nhập cư đa phần nằm trong độ tuổi lao động, là nguồn bổ sung cho lực lượng lao động trong các ngành, các lĩnh vực phi nông nghiệp của Thành phố, góp phần làm gia tăng giá trị tăng thêm của các ngành, lĩnh vực này trong thời gian qua. Biểu đồ 2.5: Mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nguồn: Niên giám thống kê TP HCM các năm. Biến động cơ cấu kinh tế là kết quả của quá trình dịch chuyển cơ cấu lao động trong khu vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp và trong nội bộ các ngành của khu vực phi nông nghiệp. Biểu đồ 2.6 cho chúng ta thấy đường biểu diễn lao động làm việc trong các ngành công nghiệp có xu hướng tăng từ năm 1993 đến 2002, đạt 48,4% tổng lực lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân; sau đó giảm dần, còn 45,8% tổng lực lượng lao động năm 2005. Cùng theo đó, ở thời kỳ 1993-2001, lao động làm việc trong các ngành dịch vụ tăng lên, đạt mức cao nhất vào năm 2001, với tỷ trọng chiếm 52,6% tổng lực lượng lao động, sau đó giảm vào năm 2003 và từ đó tăng dần, đạt 48,7% tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế. Lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp chỉ còn 5,4% tổng số. Biểu đồ 2.6: Cơ cấu lao động của TP HCM giai đoạn 1993-2005 Nguồn: Niên giám thống kê TP HCM các năm. Nghiên cứu cơ cấu lao động và GDP bình quân đầu người của trên 121 nước, các nhà kinh tế đã chỉ ra mối tương quan rất chặt chẽ giữa GDP bình đầu người với tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành dịch vụ. Đối với mức GDP bình quân đầu người từ 1.500-2.000 USD/người/năm thì cơ cấu cấu lao động làm việc trong khu vực công nghiệp chiếm khoảng 42% và khu vực dịch vụ chiếm khoảng 33% tổng số lao động. Thực tế ở TP HCM hiện nay, GDP bình quân đầu người khoảng 2.180 USD/người, nhưng tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực dịch vụ chiếm 65,8%, gần gấp đôi so với trung bình của nhiều nền kinh tế trên thế giới. Như vậy: Cơ cấu kinh tế của TP HCM đang chuyển động đúng hướng, giảm tỷ trọng của các ngành năng suất thấp, để chuyển sang các ngành có năng suất cao. Tuy nhiên, sự chuyển dịch lao động làm việc từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp, từ công nghiệp sang dịch vụ còn chậm. Năng suất khu vực dịch vụ còn chưa cao so với khu vực công nghiệp. Nói cách khác, cho đến nay, chưa thực sự có sự thay đổi về chất của nền kinh tế. Tác động đối với xuất khẩu Trong những năm vừa qua, có thể thấy tỉ trọng xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng giá trị xuất khẩu của thành phố tăng dần. Mặt khác, nếu xem xét về tốc độ tăng trưởng về xuất khẩu của Thành phố và của khu vực FDI thì xuất khẩu của khu vực FDI thường có mức tăng trưởng cao hơn so với mức tăng trưởng xuất khẩu của toàn thành phố. Bên cạnh đó, xem xét về mức đóng góp của xuất khẩu FDI vào vào tốc độ tăng trưởng chung của xuất khẩu thành phố có thể thấy mức đóng góp khá cao trong năm 2002 và 2003. Mặc dù vậy, bắt đầu từ năm 2004, mức tăng trưởng cũng như mức đóng góp của xuất khẩu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm. FDI thúc đẩy chuyển giao công nghệ: FDI góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào thành phố, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng như viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, hoá chất, cơ khí chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe máy... Nhất là sau khi Tập đoàn Intel đầu tư 1 tỷ đô la Mỹ vào đây trong dự án sản xuất linh kiện điện tử cao cấp, đã gia tăng số lượng các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao của các tập đoàn đa quốc gia (Canon, Panasonic, Ritech.v.v) Nhìn chung, trình độ công nghệ của khu vực FDI cao hơn hoặc bằng các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và tương đương các nước trong khu vực. Hầu hết các doanh nghiệp có vốn FDI áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty mẹ. Trong nông - lâm - ngư nghiệp, FDI đã tạo ra một số sản phẩm mới có hàm lượng kỹ thuật cao và các cây, con giống mới. Tác động lan tỏa của FDI đến các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế: Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ĐTNN được nâng cao qua số lượng các doanh nghiệp tăng vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời, có tác động lan tỏa đến các thành phần khác của nền kinh tế thông qua sự liên kết giữa doanh nghiệp có vốn ĐTNN với các doanh nghiệp trong nước, công nghệ và năng lực kinh doanh được chuyển giao từ doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Sự lan tỏa này có thể theo hàng dọc giữa các doanh nghiệp trong ngành dọc hoặc theo hàng ngang giữa các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành. Mặt khác, các doanh nghiệp ĐTNN cũng tạo động lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa. FDI đóng góp đáng kể vào ngân sách và các cân đối vĩ mô: Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp có vốn FDI tại thành phố, mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn FDI vào ngân sách ngày càng tăng. Tính chung, hoạt động FDI đã đóng góp 20,1% trong tổng giá trị GDP và đóng góp trên dưới 2% trong mức tăng trưởng của thành phố trong những năm gần đây. FDI tác động tích cực đến các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối ngân sách, cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán quốc tế thông qua việc chuyển vốn vào thành phố và mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp qua khách quốc tế, tiền thuê đất, tiền mua máy móc và nguyên, vật liệu... FDI góp phần giúp TP.HCM hội nhập sâu rộng với kinh tế quốc tế: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh, cao hơn mức bình quân chung của cả nước, đóng góp quan trọng vào việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của thành phố cũng như của cả nước. Đến 2010 xuất khẩu của khu vực FDI 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố. FDI chiếm một tỷ trọng cao trong xuất khẩu một số sản phẩm: 100% dầu khí, 84% hàng điện tử, máy tính và linh kiện, 42% sản phẩm da giày, 35% hàng may mặc... Thông qua mạng lưới tiêu thụ của các tập đoàn xuyên quốc gia, nhiều sản phẩm sản xuất tại Việt Nam đã tiếp cận được với các thị trường trên thế giới. Trong lĩnh vực khách sạn và du lịch, FDI đã tạo ra nhiều khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế 4, 5 sao cũng như các khu du lịch, nghỉ dưỡng đáp ứng nhu cầu khách du lịch quốc tế, góp phần gia tăng nhanh chóng xuất khẩu tại chỗ. Bên cạnh đó, FDI còn góp phần đưa nền kinh tế thành phố cũng như nên kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập với kinh tế thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.  Về mặt xã hội: FDI tác động đến thị trường lao động TP.HCM: FDI có tác động vô cùng to lớn đến quá trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có nhân lực kỹ thuật. Thời đại toàn cầu hoá đang tác động đến xã hội, trong đó có thị trường lao động. Có những quy tắc truyền thống sẽ tồn tại, song cách sử dụng lao động sẽ thay đổi cơ bản, kéo theo nhiều thay đổi lớn trong cách nghĩ, cách làm của người lao động. Trong bối cảnh chung, Việt Nam đã gia nhập WTO, hiện nay nhà nước đang có rất nhiều chính sách nhằm thu hút đầu tư của nước ngoài. Nhiều khu công nghiệp đang thu hút rất nhiều lao động từ đơn giản đến có tay nghề kỹ thuật cao. Tại thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ đẩy nhanh nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao. Theo công bố của Intel thì khi tăng vốn đầu tư lên 01 tỷ USD, công ty cần đến 4.000 lao động có trình độ chuyên môn cao, trong đó số kỹ sư kỹ thuật cao cần 1.500 người. Nhiều doanh nghiệp khác tại thành phố cũng đang có nhu cầu thu hút hàng ngàn lao động có tay nghề kỹ thuật; các doanh nghiệp mới đầu tư thành lập hoặc đang phát triển cũng cần một lượng lao động rất lớn. Thị trường lao động thành phố hiện nay và những năm tới có sự chuyển động cả về chất lượng, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển mới. Xu hướng phát triển thị trường lao động của thành phố sẽ hình thành những đặc điểm cơ bản là: - Lao động vừa thiếu vừa thừa: Thiếu những ứng viên thích hợp cho những vị trí quan trọng dù nguồn nhân lực có nhu cầu tìm việc làm lúc nào cũng thừa, còn nhiều người phải thất nghiệp luôn tìm kiếm việc làm. - Các doanh nghiệp sẽ tăng cường sử dụng lao động không thường xuyên: nhân lực sẽ luôn được đào tạo và tuyển mới để thay thế các vị trí không còn phù hợp; yêu cầu chính là nguồn nhân lực năng động và đã qua đào tạo. Các ngành dịch vụ nhân lực sẽ phát triển theo nhu cầu. - Đối với người lao động sẽ phải cạnh tranh chỗ làm việc gay gắt hơn, công bằng hơn và trong môi trường mở rộng toàn xã hội. Yêu cầu người lao động phải tự đào tạo nghề để thích nghi công việc sẽ phổ biến. Vấn đề cần quan tâm nhất của người lao động trong quá trình nước ta và thành phố hội nhập là năng lực về ngoại ngữ, khả năng hợp tác, khả năng làm việc trong môi trường đa văn hoá và tác phong làm việc công nghiệp. Hạn chế này đã cản trở người lao động tìm được việc làm ngay tại thị trường lao động trong nước và càng khó khăn hơn khi tham gia lao động ở nước ngoài. Từ kết quả khảo sát nhu cầu tuyển dụng tại Trung tâm giới thiệu việc làm thành phố, có thể nhận định xu hướng phát triển về cơ cấu lao động - việc làm của thị trường thành phố năm 2008 (xem phụ lục 6) Trong tổng số nhu cầu chỗ làm việc tại Thành phố năm 2008, có trên 30% nhu cầu lao động chất lượng cao với các ngành nghề kỹ thuật công nghệ thông tin, quản lý kinh tế, tài chính, kỹ thuật thương mại, maketing, quản trị chất lượng, hành chính, giáo dục, y tế. Một số ngành nghề có nhiều nhu cầu lao động thường xuyên là kỹ thuật cơ khí, hóa chất, kiến trúc, xây dựng, vận hành máy, lắp ráp điện tử, kỹ thuật đồ hoạ, kỹ thuật điện – điện lạnh, kế toán, điều hành kinh doanh, quản lý sản xuất, nhu cầu tuyển lao động kỹ thuật  và quản lý sản xuất. Nhu cầu tuyển lao động kỹ thuật và quản lý gồm có trình độ ngoại ngữ, kỹ năng tổ chức công việc. Hoạt động sản xuất kinh doanh tại Thành phố cũng cần tuyển lao động có nghề và lao động phổ thông cho các ngành sản xuất điện tử, dệt, da, may, chế biến thực phẩm, tiếp thị, phục vụ ăn uống, du lịch, bán hàng... 2.3.2. Tác động tiêu cực: Tuy đạt được những kết quả quan trọng nêu trên, nhưng hoạt động FDI tại thành phố HCM cũng kéo theo những tác động tiêu cực như sau: Ô nhiễn môi trường: Việc đầu tư xây dựng các nhà máy, cơ sở sản xuất cùng với việc gia tăng ồ ạt của dân nhập cư về TP.HCM, tham gia lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất đã tác động rất nhiều đến môi trường của thành phố. Tình hình ô nhiễm môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh trong mấy năm gần đây đã đến mức đáng lo ngại: Đất bị ô nhiễm dầu và kim loại ở mức độ nguy hiểm; nước ngầm cạn kiệt khiến lún đất mặt, trồi ống giếng khoan, không khí bị ô nhiễm bởi khói, bụi, tiếng ồn…và tình hình có chiều hướng xấu đi trong tương lai nếu không có những chính sách và biện pháp bảo vệ môi trường được áp dụng triệt để. Chi tiết về hiện trạng ô nhiễm môi trường của thành phố xem phụ lục 7. Gia tăng dân số nhanh chóng do hiện tượng nhập cư: Thành phố Hồ Chí Minh có số dân lớn nhất so với tất cả các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Trong khi đó những năm vừa qua, thành phố Hồ Chí Minh cũng như một số thành phố lớn khác trong cả nước lại có tốc độ tăng dân số nhanh hơn hẳn so với các thời kỳ trước đó nên mức tăng tuyệt đối về dân số tăng lên khá nhanh. Xem số liệu cụ thể sau: Bảng 2.9: Mức tăng và tốc độ tăng dân số của thành phố Hồ Chí Minh qua các thời kỳ (*) Thời kỳ Mức độ tăng (1000 người) Tốc độ tăng bình quân năm (%) Cả thời kỳ Bq năm 1981-1985 278,3 55,7 1,57 1986-1990 411,6 82,3 2,13 1991-1995 521,7 104,3 2,41 1996-2000 534,7 106,9 2,21 2001-2005 716,3 143,3 2,63 (*) Nguồn số liệu : Số liệu của bảng tính từ số liệu có trong Niên giám Thống kê từ 1980 đến 2000 của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh. Riêng số liệu năm 2005 là số liệu sơ bộ trong Niên giám Thống kê 2005 của Tổng cục Thống kê Số liệu cho thấy: Thời kỳ 2001 - 2005 dân số của thành phố Hồ Chí Minh biến động mạnh hơn các thời kỳ trước đó. Cả 5 năm mức dân số tăng 716,3 nghìn người và bình quân một năm tăng 143,3 nghìn người, với tốc độ tăng bình quân năm trên 2,6%. Mức tăng dân số bình quân 1 năm ở thời kỳ này tương đương 50% tổng số dân hiện có của tỉnh Bắc Kạn (tỉnh có số dân thấp nhất so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước hiện nay). Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng tăng nhiều vẫn là do tăng cơ học (tỷ lệ tăng cơ học giai đoạn này trên 2%), vì ở thành phố khi kinh tế phát triển mạnh, hình thành nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, các hoạt động dịch vụ cũng phát triển khá nhanh mặt bằng chung đời sống của nhân dân thành phố cũng được cải thiện đáng kể; mặt khác, cơ chế quản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20672.doc
Tài liệu liên quan