Khóa luận Khảo sát ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập

Bản thân Ngôn chí thi tập là những câu thơ Phùng Khắc Khoan nói về hoài bão, khát vọng, tố chí lớn lao của mình cho nên nhân vật trung tâm ông hướng về mình nhiều hơn. Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất như ngã, ngô được lặp lại với tần số cao. Đó là sự tự ý thức về vai trò và công việc của nhà Nho trong xã hội bấy giờ: Dĩ văn chương hiển ngô nho sự – dùng văn chương để làm hiển đạt sự nghiệp của nhà nho ta (Bệnh trung hoài thủ); thuỳ thức ngô nho chí khí hào – nào ai biết nhà nho ta chí khí hào hung (Loạn thế tự thán) hay là lời ông muốn bày tỏ niềm tin vào tương lai tốt đẹp của mình: thiên hậu ngô sinh tất bất hư - trời phú hậu cho ta ắt không là chuyện hão (Tự thuật); bát hoang động dạt quy ngô thát – tám phương xa sáng sủa rộng rãi, quay về cửu nhà học ta (Thư đường bát cảnh - kỳ lục).

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2087 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khảo sát ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh Trạng lại ngày đêm trăn trở một điều嗟 輿 何 以 報 萱 春 ta dư hà dĩ báo huyên xuân – than ôi! Ta lấy gì để báo đáp cha mẹ (Hiếu). Mỗi một năm qua đi năm mới về ông chẳng khi nào quên chúc thọ phụ thân: 戲 綵 堂 前 展 壽 筵, 虔 鳴 賀 臆 祝 春 年 hý thái đường tiền triển thọ diên, kiền minh gia ức chúc xuân niên – trong nhà hý thái mở tiệc mừng thọ, kính tỏ lòng vui mừng chúc thọ phụ thân (Dao thọ phụ thân). Đó chính là một bề tôi tận tụy với vua với nước và là người con hết mực hiếu hòa với cha mẹ. Ngôn chí thi tập là tập thơ được Phùng Khắc Khoan chép theo năm xem việc học tiến tới đến độ nào. Từ lúc bé nổi tiếng thông minh cho tới khi trở thành vị quan to trong triều con người ấy vẫn luôn đề cao việc học hành thi cử. Văn chương theo quan niệm truyền thống là văn viết theo lối chữ Hán để nói lên cái chí tải cho kẻ sĩ, giúp người có chí có thể làm hiển vinh cho cha mẹ. Phùng Khắc Khoan không nằm ngoài quan niệm đó. Ông cho rằng đã sinh ra trên đời làm bậc trượng phu thì phải: 男 兒 自 有 顯 揚 事 肯 作 昂 藏 一 丈 夫nam nhi tự hữu hiển dương sự, khẳng tác ngang tàng nhất trượng phu – nam nhi tự có chí làm hiển danh cha mẹ, há đâu lại chỉ làm kẻ trượng phu ngang tàng. Khảo sát 88 bài thơ thấy trong thơ ông có một vố từ đông đảo về khoa cử, Nho học, nào là: 志 學chí học – để chí vào việc học, 書 其寶thư kỳ bảo – sách là quý, 中 道trung đạo – đạo trung dung, 致 身 trí thân, 文 筆văn bút... rồi đến: 樂 名 教lạc danh giáo – vui với cái danh giáo, 心 聖 賢 tâm thánh hiền – để tâm vào cái tâm của thánh hiền... Chính động từ 學học lặp lại 12 lần gấp 4 lần tần số trung bình đã nói lên điều này. Ông làm hẳn một chùm thơ “ 書堂八景Thư đường bát cảnh – tám cảnh học ở nhà8 cảnh ở nhà học ” bởi cho rằng cái học của người đời vốn là để biết cái đạo Thi, Thư, phân biệt lễ nghĩa nhưng cũng chính cái để đem ra thi thố với đời: 平生所學者何事所學將推所以行bình sinh sở học giả hà sự, sở học tương suy sở dĩ hành – cái học của người rốt cục là gì?, là cái học để đem ra thi thố với đời. Ông khuyên người đi học: 勉 將 事 業 企 前 程 miễn tương sự nghiệp xí tiền trình – cố gắng sức theo đuổi sự nghiệp ở phía trước (Thu dạ hữu hoài) vì: 學 由 人 做 豈 天 慳 須 把 遺 遍 子 細 看 học do nhân tố khởi thiên khan, tu bả di biên tử tế khan – việc học là do người trời đâu có tiếc, nên đem sách cổ nhân truyền lại mà xem cho kĩ (Miễn học giả). Sùng đạo Nho, ham học hành bản thân ông cũng không chịu đứng yên tại chỗ, luôn nhủ lòng mình phải biết đem tài ra giúp vua cứu nước thương đời :尊 主 庇 民 儒 事 業 肯為 白 面 一 書 生 Tôn chú tý dân Nho sự nghiệp, khẳng vi bạch diện nhất thư sinh – Tôn chú cứu dân là sự nghiệp của nhà Nho ta, đâu chịu làm một anh học trò bạch diện thư sinh mãi (khiển muộn). Phùng Khắc Khoan cho rằng: 但 得 功 名 ?永 久, 所 生 不 忝 是 男 兒 Đẳn đắc công danh thùy vĩnh cửu, sở sinh bất thiểm thị nam nhi – chỉ có ai lập được công danh có tiếng lưu truyền vĩnh viễn, không để cha mẹ hổ thẹn, thế mới xứng là nam nhi. Quan niệm đã là nhà Nho thi phải tự gánh trên vai mình trách nhiệm giúp vua cứu nước thương đời của Phùng Khắc Khoan thực tế cũng không có gì mới mẻ so với lúc bấy giờ. Cái thời của ông là cái thời Nho gia chiếm địa vị độc tôn, học hành thi cử để làm quan, xã hội coi trọng kẻ sĩ có tài nên họ tự khẳng định vai trò của mình trong công việc quốc gia đất nước. Bản thân ông từng theo học Trạng Trình, hấp thụ hành chỉ chí khí, tiết tháo của thầy mình và trở thành một trong những “cao túc đệ tử” Nguyễn Bỉnh Khiêm yêu quý nhất. Quan niệm này của ông cũng như của các nhà Nho bấy giờ cho tới thế kỷ sau đã có sự thay đổi lớn mà thể hiện rõ nhất là ở trong thơ Nguyễn Du. Nhắc đến Nho học chỉ thấy Nguyễn Du nhắc tới nhà Nho nghèo bên dòng sông Lam, ông từng thốt lên “văn tự hà tằng vô ngã dụng – văn chương chữ nghĩa nào đã từng ích gì cho ta”. Vốn là người theo học cửa Khổng sân Trình và từng tiến thân bằng con đường khoa cử nhưng Nguyễn Du đã dần nhận thức được lối học theo kiểu cũ, chữ nghĩa, kinh từ, thơ sách không còn đem lại nhiều cho giá trị cuộc sống nữa. Thậm chí đại thi hào còn kết luận “nhất sinh từ phú tri vô ích, mãn giá cầm thư đồ tự ngu – một đời từ phú biết là vô ích, sách đàn đầy giá chỉ làm cho mình ngu thêm” (Mạn hứng). 88 bài thơ trong “ngôn chí thi tập” những động từ có tần số cao hơn tần số trung bình không nhiều nhưng lại phản ánh đầy đủ và rõ nét phong cách viết của tác giả. Phong cách của một con người suốt đời không cho phép mình ngừng học hỏi hay lùi bước trước khó khăn thách thức, con người của ý chí, lòng khát khao lập nên nghiệp lớn ở đời để an nguy trị loạn, hiển vinh cho cha mẹ. Thơ ông hầu hết là những câu thơ tải đạo, ngôn chí đầy nhiệt huyết mỗi khi nói về vinh quang và trọng trách của Nho sĩ. Và dẫu ở thời đại nào chăng nữa thì quan niệm về kẻ sĩ, bậc đại trượng phu, về bề tôi trung thành cùng với những gì Trạng Bùng làm được cho đời cũng đủ khiến cho người cùng thời kính nể, thán phục, kẻ hậu thế phải noi gương ông. c) Tính từ Ngoài sự đa dạng phong phú của một số từ thuộc lớp động từ, danh từ có tần số cao hơn tần số trung bình, 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập còn có một lớp tính từ chỉ nhiều phương diện khác nhau, điển hình như: Màu sắc Kích thíchKịch thước? , biên độ Trạng thái, tính chất Hoàn cảnh bạch 白 6 trường 長 11 đa 多 6 hàn 寒 6 thanh 清 16 cao 高 10 minh 明 9 lão 老 5 thanh 青 6 đại 17 thâm 深 5 nan 5 bình 平 9 loạn 3 an 安 14 quang 光 16 cựu 舊 6 cửu 久 7 tân 新 17 cường 強 6 Bảng 6: Tính từ có tần số cao Hầu hết tính từ có chức năng tu sức cho danh từ, tuy nhiên ở 88 bài thơ Luôn phỉa nói rõ 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập mặc dù số lượng danh từ không phải là ít nhưng những danh từ có tính từ kèm theo lại không phải là nhiều. Tính từ đơn chiếm đại đa số. Phùng Khắc Khoan thiên về miêu tả gam màu xanh sáng thanh trong: thanh, bạch… như thắp sáng niềm hi vọng ở đời: “thanh chiên nghiệp kế gia thanh cựu, bạch nhật hoan thừa thái sắc ôn” – cái nệm lông xanh nối nghiệp cha ông nếp nhà theo lối cũ, ngày sáng rõ vui lòng cha mẹ, đượm vẻ vui tươi (Bệnh trung hoài thủ), hay ung dung tận hưởng cuộc sống thanh nhàn: “thần thanh độc tự hiếu quan mai” – tinh thần thanh sảng một mình vui xem hoa mai… Dường như những thăng trầm biến cố trong cuộc đời sóng gió không thể nào làm Trạng Bùng nản lòng. Chính quan niệm kẻ sĩ ở đời phải biết vượt qua khó khăn đã giúp cho ông coi đó là điều hiển nhiên của người có chí để rồi bình tâm đón nhận nó với nghị lực phi thường. Trong hoàn cảnh nào Phùng Khắc Khoan cũng luôn tìm ra điều mới mẻ thể hiện qua sự lặp lại của một số từ như: tân (17), quang (16): “thặng hỷ niên lai tiết hậu tân” - lại mừng sang năm mới tiết trời đổi mới (Nguyên nhật), để rồi khi xuân tới mang những điều mới thay cho những gì đã cũ: “Hảo bả tân thi tống cựu niên” – khéo đem thơ mới tiễn năm cũ (Trừ tịch); “cánh bả tân đào hoán cựu phù” – hãy cứ dem bùa mới thay cho bùa đào cũ (Nguyên nhật). Tự biết mình là người có chí khí, có khát vọng, ông từng ví nó như ánh sáng nhật nguyệt, đất trời: “Tráng chí cao huyền nhật nguyệt minh” – tráng chí cao minh như mặt trăng mặt trời (Bệnh trung hoài thủ) và có cái tâm trong sạch, không vướng chút bụi trần: “tâm tĩnh phàm trần hạo nguyệt minh” – tâm lắng hết bụi bặm như mặt trăng sáng mãi (Khiển muộn) . Ông ít nhắc tới tuổi già, cái chết hay hoàn cảnh éo le, thương cảm cho thân mình bởi Trạng Bùng luôn có niềm tin vào thế thái nhân tình, vào cái chế độ vua tôi ông đang sống, vào tập đoàn phong kiến thống trị tối cao, và nguyện một lòng trung hiếu đem tài năng giúp vua trị nước, giúp nhân dân làm ăn sinh sống. Nếu như Nguyễn Du luôn tự nhận mình đã già: “Minh lính hiểu hàn khai lão sấu”- buổi sánh lạnh soi gương thấy mình già và gầy (Ngoạ bệnh), bởi vì thi nhân nhận ra: “Cùng niên ngoạ bênh Quế giang tân” - hết năm rồi mà vẫn đau ốm nằm bên Quế giang (Thu dạ). Cảnh tuổi già, tóc bạc cùng năm tháng thời gian cuốn tuổi xuân đi mất còn bi đát hơn cả cái nghèo và Nguyễn Du vẫn từng tự hỏi lòng mình không biết bao giờ mới thoát ra khỏi kiếp gian truân thì Phùng Khắc Khoan lại luôn coi đó là một lẽ tất nhiên ở đời. Thơ ông vì thế mà ít mang sắc thái bi thương, sầu khổ, than oán. Mùa xuân trong thơ ông người ta không những bắt gặp cảnh vạn vật đất trời đổi mới, rạng rỡ, ngập tràn luồng sinh khí mà ông còn cho rằng đó chính là lúc “hiển ngã đại công danh” - tỏ rõ công danh to lớn của ta (Nguyên nhật). Theo quy luật tạo hoá cứ mùa xuân qua đi là người ta già thêm một tuổi nhưng Trạng Bùng chẳng buồn vì trong con mắt ông chỉ thấy sự ấm áp “khí trời vui niềm vui dân yân bình, no ấm” và chỉ thấy “xuân lai hự tí ngã cường niên” – xuân về lại thêm cho ta tuổi khỏe mạnh (Hành niên tự thuật), để mà: “đắc thời tự hỷ sĩ đương cường” – ta mừng đắc thời ra làm quan đương lúc cường tráng (Hành niên). Ông trái hẳn với lối suy nghĩ của người đời: “Nhân hiềm tuế nguệt khứ như lưu, ngã hỷ niên phương dữ ngã câu - người ta buồn bực vì nỗi năm tháng trôi qua như nước chảy, ta thì vui mừng tuổi xuân xanh cũng ở lại với ta (Nguyên nhật) và ông khuyên mọi người: “nhân sinh mạc thán khích câu quá, liêu hạ kim triêu đệ nhất xuân” - đời người chớ than thở trôi đi nhanh quá, hãy mừng sớm nay là sớm đầu tiên của mùa xuân (Nguyên nhật). Con người ấy 69 tuổi vẫn hăng hái vâng mệnh nhà vua dẫn đầu đoàn sứ giả sang Trung Quốc khôi phục lại quan hệ bang giao với triều Minh, kết thêm tình hoà hảo với các nước khác như Triều Tiên, Hàn Quốc. Trong lịch sử nước Nam có mấy ai được như ôngKo nên khẳng định thế này , đã đức độ, nhân từ cả một đời lo cho dân cho nước, luôn thật tâm khuyên người đi học phải gắng chí học hành để có thể “dương thanh danh, hiển phụ mẫu”, và lúc nào cũng có cái nhìn đầy tin tưởng vào thế thái nhân tình . Ngần ấy thôi đủ để cho người đời kính nể ông, tôn phục ông, ngợi ca ông bằng những mĩ từ ít gặp ở đời. Trong phần thực từ, so với lớp danh từ, động từ thì tính từ có phần ít hơn. Tuy nhiên tần số của một số từ thuộc lớp tính từ lại xuất hiện cao hơn nhiều lần so với tần số trung bình. Nó vẫn thể hiện được cách dùng từ tài tình của Trạng Bùng, vẫn thể hiện được tâm tư, trạng thái, tình cảm hay tính chất các sự vật sự việc mà Trạng muốn diễn đạt qua dòng thơ ngôn chí của mình. 1.2.2.2. HƯ TỪ Số lượng hư từ được dùng trong 88 bài thơ so với thực từ thì không phong phú bằng. Giá trị biểu đạt từ ngữ của hư từ đặt bên cạnh vị trí thực từ cũng không được Trạng Bùng để ý nhiều bằng thực từ. Vì thế cho nên khi đi khảo sát về hư từ sẽ không đi vào tìm hiểu cụ thể từng loại như ở phần thực từ mà chỉ lướt qua số ít các phần thuộc hư từ mà thôi. Về phó từ: Trạng Bùng có sử dụng một số phó từ: Phó từ biểu thị thời gian: 既ký (1) – đã, 已dĩ – đã (5), 曾tằng – từng (5), 將tương – sẽ (9), 正chính – đương (3), 當đương – sẽ (5)... Phó từ biểu thị phạm vi: 一nhất – nhất loạt, hết thảy (5), 獨độc – riêng (3), 惟duy – chỉ (7), 只chỉ (2), 共cộng – cùng (3) Phó từ biểu thị trình độ: 差sai (1), 大đại – rất (5), 最tối – rất (4), 益ích (1).. Phó từ biểu thị tần suất: 復phục – lại (6), 更cánh – lại (4), 又hựu – lại (1), 亦diệc – cũng (3), thường (10), ..., phó từ biểu thị tình thái: tất (9), thành (5), tín (7), phó từ biểu thị sự bắt đầu: sơ (5), thủy (5)... Phó từ biểu thị phủ định: 不bất (27), 無vô (20), 未vị (12), 莫mạc (3),...phó từ biểu thị ngữ khí: 豈khởi (3), .., phó từ biểu thị chủ thể hành động: 身thân (11), 自tự (29)... Về đại từ: Đại từ nhân xưng: 我ngã (16), 吾ngô (13), 余dư (2), 汝nhữ (1), 君quân (9), 子tử (11), 之chi (4).. Đại từ chỉ thị: 此thử (16), 是thị (17),.. đại từ nghi vấn: thùy (6), 何hà (21)... Về trợ động từ biểu thị khả năng: 得đắc (17), 可khả (5), 能năng (4), 足túc (4), 足以túc dĩ, 當đương, 應ứng, 修tu, Về giới từ: có một số các giới từ như 於ư - ở, 乎hồ - ở, 以dĩ - đem, 同đồng – cùng, 向hướng – theo.... Về ngữ khí từ: 也dã, 耳nhĩ, 矣hĩ, 乎hồ.... Bản thân Ngôn chí thi tập là những câu thơ Phùng Khắc Khoan nói về hoài bão, khát vọng, tố chí lớn lao của mình cho nên nhân vật trung tâm ông hướng về mình nhiều hơn. Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất như ngã, ngô được lặp lại với tần số cao. Đó là sự tự ý thức về vai trò và công việc của nhà Nho trong xã hội bấy giờ: Dĩ văn chương hiển ngô nho sự – dùng văn chương để làm hiển đạt sự nghiệp của nhà nho ta (Bệnh trung hoài thủ); thuỳ thức ngô nho chí khí hào – nào ai biết nhà nho ta chí khí hào hung (Loạn thế tự thán) hay là lời ông muốn bày tỏ niềm tin vào tương lai tốt đẹp của mình: thiên hậu ngô sinh tất bất hư - trời phú hậu cho ta ắt không là chuyện hão (Tự thuật); bát hoang động dạt quy ngô thát – tám phương xa sáng sủa rộng rãi, quay về cửu nhà học ta (Thư đường bát cảnh - kỳ lục). Nếu như đọc thơ chữ Hán của Nguyễn Du, ta bắt gặp rất nhiều phó từ phủ định “bất” thường đi kèm với tính từ, động từ gợi lên sự thất vọng, không toại nguyện như: bất kiến, bất hoàn gia, bất thức lộ, bất tri hà xứ vãng, bất xuất, bất tương văn…. bởi vì đại thi hào luôn mang trong mình nỗi lo âu hay tâm thế của con người bị động: trắc thân bất xuất hữu hình ngoại, thiên tuế trường ưu vị tử tiền - tấm thân không thể thoát khỏi vòng hữu hình, chưa chết cứ lo chuyện mãi nghìn năm (Mộ xuân mạn hứng) thì ngược lại đọc 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập của Phùng Khắc Khoan dù thấy phó từ “bất” (27 lần) nhưng hầu hết là những câu nói thể hiện ý chí quyết tâm không chịu lùi bước trước khó khăn vất vả: bất hiểm bạch ốc nan vi dưỡng - chẳng quản ngại nhà tranh ngèo khó sống (Tự thuật nhị thủ); bất phương phi tiễn thôi quang ảnh - chả ngại gì ánh xuân quang trôi đi nhanh như tên bay (Nguyên nhật), và Trạng Bùng khẳng định: nhân tài bất dĩ thời cao hạ - nhân tài không vì thời mà thành ra cao thấp (Độc thư hữu cảm), để rồi quyết tâm : Đãn tri nhật vận hung trung giáp, bất giác thời sinh tý thượng tân - chỉ biết hằng ngày vận dụng mưu lược trong bụng, quên cả những lúc mọc đầy vẩy trên cánh tay (Tòng quân ngộ phong hàn ngẫu tác). Dù bận bịu với công việc quan trường vất vả nhưng chưa bao giờ Phùng Khắc Khoan quên chức phận làm con thờ kính bậc song thân của mình: thành kính bất vong tâm tại ngã, thuỷ chung duy đốc sự hồ thân – trong tâm ta không lúc nào được quên thành kính, trước sau dốc lòng phụng thờ cha mẹ (Hiếu). Tương tự như thế ở sự biểu đạt của phó từ phủ định “vô” trong thơ ông cũng không phải là sự phủ định về ranh giới, hạn định cuộc đời hay biểu đạt tình cảnh cô đơn không tìm đâu được người bạn tri âm tri kỷ như một số nhà thơ khác. Con người ấy trước sau vẫn ắp đày niềm tin hy vọng: thiên chí ý công vô hậu bạc – ý trời rất công bằng, không hậu bạc với ai (Bệnh trung hoài thủ), để tự dặn mình: tri vô ưu xứ tiện vô ưu - chỗ nào không cần phải lo nghĩ thì không cần lo nghĩ (La sơn thập vịnh). Có như thế thì ông mới thấy: lự vô trần mỗi nhật thanh nhàn – tâm không bị trần tục làm bẩn, ngày thường thanh nhàn, và mới: tháo thứ vô song đạo dữ kham – lúc vội vã khó khăn không quên khi cùng đạo (Hành niên tự thuật) Bên cạnh đó có thể nhận thấy trong số 88 bài thơ này cũng không ít xuất hiện đại từ biểu thị nghi vấn: hà (21). Đó hầu như toàn là những câu hỏi trở trăn day dứt cảu một bậc trượng phu muốn đem chí lớn của mình ra báo ơn vua, cha và trả nợ đền cho nước: phụ ân quân đức hà do báo - dức vua ơn cha làm thế nào đền đáp cho được (Nguyên nhật thư hoài). Hay là nỗi băn khoăn về sự học: bình sinh sở học giả hà sự - cái sở học của con người rút cục là gì (khiển muộn); về ý chí của kể làm trai: khu khu hà tất vân nham quynh – hà tất phải bo bo đi tìm hỏi người nhà ẩn dật trong núi (Tây hành nhập Thanh Hoa dao vọng thanh sơn); và cũng tự nhủ rằng: Đại trượng phu hà phú quý dâm - bậc đại trượng phu sao để cho giàu sang mê hoặc được (Hiếu). Về cơ bản ở 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tậpSửa ,số hư từ Phùng Khắc Khoan sử dụng không nhiều so với thực từ nhưng đủ để diễn đạt những hàm ý ông muốn bày tỏ với người đọc qua dòng thơ của mình. Số phó từ chỉ thời gian, phạm vi có nhắc tới cũng chỉ là điểm qua rất ít, nhất là phó từ chỉ thời gian đã qua hay phó từ biểu thị trình độ. Phùng Khắc Khoan ít nói về quá khứ hay những tháng ngày đã qua, mà luôn hướng về những gì ở tương lai phía trước. Ông chủ yếu thông qua lớp thực từ để chuyển tải thông điệp của mình cùng với nỗi niềm khao khát của một tâm hồn, nhân cách lớn. Đây có lẽ cũng là một đặc điểm riêng biệt tạo nên cái mới, cái độc đáo trong dòng thơ ngôn chí của vị Trạng nổi tiếng nơi thôn Bùng này. * Một vài nhận xét về giá trị biểu đạt của thực từ, hư từ. 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập Sửa có thể nói lớp thực từ được Trạng Bùng dùng áp đảo so với số hư từ. Điều này trái ngược hẳn với đại thi hào Nguyễn Du. Mặc dù tiếng Hán là loại hình ngôn ngữ không biến hình nhưng Phùng Khắc Khoan gần như bỏ qua tác dụng của hư từ đem lại. Thơ văn thời Lê trung hưng đa số dùng thực từ nhiều để bộc lộ nỗi niềm tâm sự của các nhà thơ và thơ Phùng Khắc Khoan không vượt ra ngoài phạm vi đó. Đó cũng là một phần do xu hướng thơ văn thời đại bấy giờ hư từ không được để ý nhiều hay nói cách khác nó chưa thực sự phát triển để trở thành một xu hướng chung như những năm về sau của thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, nên cũng dễ hiểu vì sao Nguyễn Du lại sử dụng được một khối lượng lớn hư từ trong thơ chữ Hán đến như vậy. Trên thực tế văn học trung đại Việt Nam, hư từ vốn xuất hiện rất hạn chế, đặc biệt là trong thơ chữ Hán. Chỉ trong văn xuôi nó mới thực sự đảm nhiệm vai trò ngữ pháo cũng như giá trị biểu cảm không thể thiếu. Nguyễn Du được coi là một hiện tượng độc đáo trong làng thơ Việt Nam khi vượt ra ngoài quy cách khuôn khổ chung bấy giờ. Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan phần nào còn bị hạn chế bởi tư tưởng của thời đại và lối giáo lý Nho học nên thơ ông không chuộng cách diễn đạt của hư từ. Ở phần thực từ Phùng Khắc Khoan cũng nghiêng về lớp danh từ, động từ với những chữ có tần số xuất hiện cao chỉ tên các địa danh, nhân vật lịch sử, hay các hoạt động học hành thi cử. tính từ chiếm ít hơn nhưng không vì thế mà mất đi nét thi vị độc đáo trong những câu thơ tải chí nào. Nếu nói về cách sử dụng thực từ trong thơ, có lẽ Phùng Khắc Khoan có lẽ ông cũng là một trong những nhà thơ lớn biết chọn lọc, sử dụng những từ ngữ thuộc thực từ mang lại hiệu quả, khả năng biểu cảm cao không kém gì hư từ. 1.3. ĐỘ PHONG PHÚ TỪ VỰNG QUA 88 BÀI THƠ TRONG NGÔN CHÍ THI TẬP Khi khảo sát một vài vấn đề về từ ngữ trong bất kỳ tập thơ nào thì chỉ số về độ phong phú từ vựng bao giờ cũng là một trong những thông số quan trọng để hiểu rõ hơn về phong cách thơ của tác giả đó. Độ phong phú từ vựng (kí hiệu P) được đo bằng tỉ lệ giữa số lượng chữ khác nhau (kí hiệu L) và độ dài văn bản (kí hiệu N) ( Theo thầy Nguyễn Tài Cẩn và Vũ Đức Nghiệu). Nếu dựa theo công thức đó có thể tính được độ phong phú từ vựng trong 88 bài thơ ngôn chí của Phùng Khắc Khoan như sau: L 1418 P = – = —— = 0,30 N 4674 Thông thường khi tính độ phong phú từ vựng của một văn bản thơ nào đó người ta phải đặt trong tương quan so sánh với các chỉ số phong phú của văn bản khác mới làm bật lên được ý nghĩa của con số thống kê. Theo số liệu thống kê của thầy Nguyễn Tài Cẩn trong cuốn Ảnh hưởng của Hán văn Lý Trần qua thơ và ngôn ngữ thơ Nguyễn Trung Ngạn qua Giới Hiên thi tập là: 0,32 (trong đó L = 1292, N = 3981. Cũng theo số liệu thống kê của cô Phan Thị Thu Hiền về độ phong phú từ vựng trong Thanh Hiên thi tập (Nguyễn Du) là 0,27 ( trong đó L = 1193, N = 4451), và của cô Phùng Thanh Hiếu trong tập Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi) là 0,29 (trong đó L = 1391, N = 4826). Điều đó có nghĩa là ở mỗi tác phẩm của mỗi tác giả khác nhau thì độ phong phú từ vựng cũng khác nhau. Chỉ số P luôn nhỏ hơn 1 vì bản thân L luôn nhỏ hơn N và khi nó càng tiến gần số 1 thì độ phong phú của vốn từ vựng lại ngày càng tăng lên đồng thời khi độ dài văn bản càng tăng thì độ phong phú của P lại càng giảm đi. Nó cũng là cái lý đương nhiên vì N càng tăng thì khả năng tìm từ mới thay thế càng giảm đi. Có thể thấy độ phong phú về từ vựng của các tập ngày càng giảm đi theo thời kỳ. Điều đó không hề có nghĩa là vốn từ trong tập “ngôn chí thi tập” nói riêng và thơ Trạng Bùng nói chung trong thơ Phùng Khắc Khoan kém phong phú. Hơn thế nữa đây mới chỉ là khảo sát qua 88 bài thơ mà giáo sư Bùi Duy Tân tuyển chọn cho cuốn sách của mình. Thực tế cho thấy 88 bài thơ với chỉ số P = 0,30 cùng độ dài văn bản 4674 lượt chữ hán là khá đáng kể. Ngoài cách tính độ phong phú từ vựng đã nói ở trên thì nó còn được đo bằng tỷ lệ của những chữ Hán có tần số xuất hiện 1 lần (theo Nguyễn Tài Cẩn). Dựa vào thống kê của các tác giả đi trước có thể lập được bảng thống kê sau: (công thức: tần số chữ hán có tần số xuất hiện 1 lần / số lượng chữ Hán khác nhau) Giới Hiên thi tập (toàn tập) Ức Trai thi tập (toàn tập) Ngôn chí thi tập (giới hạn trong 88 bài thơ) Thanh Hiên thi tập (toàn tập) 610 — = 47,21% 1292 639 — = 46,00% 1389 657 — = 46,33% 1418 546 — = 45,77% 1193 Bảng 7: Tỉ lệ chữ Hán dùng một lần trong các tập thơ. Qua bảng thống kê trên thấy tỉ lệ chữ Hán xuất hiện một lần trong các tập thơ trên cũng gần tương đương nhau. Chỉ có Giới Hiên thi tập là có tỉ lệ cao nhất. Mới chỉ khảo sát 88 bài thơ trong tổng số 240 bài ở “ngôn chí thi tập”Đây nữa của Phùng Khắc Khoan đủ thấy kho từ vựng của ông là khá phong phú, thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau. Trong từng nội dung cụ thể hay bất kỳ một vấn đề nào cần đề cập, ông đều luôn cố gắng tìm ra những từ có khả năng biểu cảm cao hơn, chính xác hơn đồng thời cũng không kém phần phong phú, đa dạng, rõ ràng. 1.4. HỆ THỐNG ĐIỂN CỐ 88 BÀI THƠ TRONG NGÔN CHÍ THI TẬP Xuất thân trong một gia đình Nho học, có cha làm quan và nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái. Hơn thế nữa trong thời gian niên thiếu ông theo học Trạng Trình, trưởng thành thì làm quan to và đi sứ nhiều nên thông thuộc nhiều Thi, Thư, Lễ, Nhạc am hiểu nhiều sự tích, thần tích. Mục đích của “ngôn chí thi tập”Sửa rốt cuộc cũng chỉ nhằm nói lên cái chí học hành, răn dạy con cháu phải biết noi gương bậc thánh hiền. Chính vì thế mà 88 bài thơ này hầu như ông đưa vào đó rất nhiều hình tượng các nhân vật. Điều này thể hiện ngay trong việc xuất hiện nhiều tên nhân vật nổi tiếng: Khổng Tử, Y Doãn, Phó Duyệt, Trương Lương... như đã nói ở phần danh từ trên. Điều đó có nghĩa thơ ông sử dụng rất nhiều hình tượng các nhân vật, cùng các điển tích điển cố. Việc thống kê điển tích điển cố xuất hiện trong 88 bài thơ sẽ góp phần hữu ích trong nhận định phong cách thơ Trạng Bùng. Khảo sát 88 bài thơ thì thấy có 86 điển tích. Như vậy trung bình mỗi bài ông sử dụng một điển cố. Thông thường khi thống kê điển cố trong một tập thơ người ta thường chia các điển tích ấy theo từng nhóm bằng cách căn cứ vào nguồn gốc, xuất xứ mà chia thành: Kinh, Sử, Tử, Tập (cụ thể từng điển cố xin xem ở Bảng thống kê các điển cố ở Phần phụ lục). Dưới đây là khái quát về các điển cố: 1.4.1. ĐIỂN CỐ THUỘC KINH BỘ Điển cố thuộc Kinh bộ là những câu chữ được trích dẫn trọn vẹn hoặc không trọn vẹn từ các sách kinh điển của Nho gia như: Tứ thư (Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử), Ngũ Kinh (Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Xuân Thu, Kinh Lễ, Kinh Dịch). 88 bài thơ ngôn chí số lượng điển cố thuộc Kinh không nhiều nhưng tương đối phong phú, đa dạng. Có 17 điển cố thuộc Kinh bộ, trong đó phần lớn thuộc Kinh thi, Mạnh tử. Bản thân Phùng Khắc Khoan là một nhà Nho nên tư tưởng của ông tất yếu phải chịu ảnh hưởng lớn của lễ giáo Trung hoa. Ông tôn thờ chế độ quân chủ vua tôi, hết lời ngợi ca thế giới trong đạo thánh hiền và văn hóa của Thi, Thư, Lễ Nhạc với trang phục y quan cầu kỳ tôn nghiêm, để phân biệt quan hệ trên dưới hay phẩm vị một cách rõ ràng. Phùng Khắc Khoan từng ngợi ca “lễ nhạc y quan thiên lí cộng, miện lưu cung điện ngũ vân đê” – tuy cách nghìn dặm nhưng mũ áo bao trùm vẫn giống nhau, mũ miện cung điện nhà vua có mây năm sắc (Quảng Tây lưu đề). Ông mượn những lời nói của Khổng Tử trong Luận ngữ hay những câu thơ hoặc dựa vào ý đó để bộc lộ cái chí lớn của mình, muốn noi gương người xưa giữ trọn tấm lòng trinh bạch, cũng là để nối truyền tư tưởng Nho gia, tiếp thu tinh hoa cái đạo của người quân tử. 1.4.2. ĐIỂN CỐ THUỘC SỬ BỘ Điển cố chiếm số lượng nhiều nhất trong 88 bài thơ thì phải kể tới các điển cố thuộc về Sử bộ, lên tới 38/ 86 tổng số 2 lần điển cố thuộc về số, gấp 2 lần điển cố thuộc Kinh, Tử, Tập. Điển cố thuộc Sử bộ là những câu văn, tích truyện, nhân vật, địa danh lấy từ các sách như : sử ký, Hán thư, Tam Quốc, Hậu Hán thư... hay các câu chuyện được lưu truyền trong nhân thế và đa phần trích từ trong sử ký. Phùng Khắc Khoan đưa vào trong vần thơ của mình câu chuyện của rất nhiều nhân vật nổi tiếng như: Đào Khản, Trương Lương, Ban Siêu, Y Doãn, Ôn Công, cho tới Chu Công, Trình Tử...hay tên các địa danh mà bản thân địa danh ấy đã mang trong mình một câu chuyện lịch sử lâu đời: Vũ Môn, núi Hoa Nhạc, của những Bồng Hồ, Thiên Thai... Mỗi điển cố là một câu chuyện Trạng Bùng muốn nhắc lại để ghi nhớ, để dặn mình thực hiện cái chí khí, hoài bão nam nhi đại trượng phu như người xưa từng làm. 1.4.3. ĐIỂN CỐ THUỘC VỀ TỬ BỘ Điển cố thuộc Tử bộ là những điển cố mượn từ các kho sách của bách gia chư tử. Nhiều nhất là ở các sách của Nho – Đạo – Phật rồi đến các sách của Mặc gia, Binh gia, Pháp gia... Bên cạnh những điển cố lấy từ Kinh, Sử, Trạng Bùng cũng không quên sử dụng các điển cố từ Tử tập để cho tập thơ thêm phong phú, đa dạng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoa luan sua lan 2.doc