Khóa luận Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên nền tảng công nghệ thông tin tại NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - Tỉnh Hưng Yên

MỤC LỤC

 

Lời nói đầu 1

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt 3

1.1. Thanh toán và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt 3

1.1.1. Thanh toán và thanh toán không dùng tiền mặt 3

1.1.2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế 4

1.2. Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt 5

1.2.1. Séc 5

1.2.2. Uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi 7

1.2.3. Uỷ nhiệm thu hoặc nhờ thu 8

1.2.4. Thẻ ngân hàng 9

1.2.5. Thư tín dụng 10

1.3. Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng 11

1.3.1. Hệ thống thanh toán qua ngân hàng 11

1.3.2. Các hệ thống thanh toán trong ngân hàng 12

1.4. Công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng 14

1.4.1. Cơ sở lý luận và quan điểm chỉ đạo 14

1.4.2. Công nghệ tin học 15

1.4.3. Công nghệ viễn thông 17

1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán không dùng tiền mặt 18

1.5.1. Môi trường kinh tế 18

1.5.2. Trình độ dân trí, tập quán và thói quen của người dân 18

1.5.3. Sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ thanh toán 19

1.5.4. Tổ chức mạng lưới cung cấp dịch vụ thanh toán 19

1.5.5. Cơ sở pháp lý đảm bảo cho hoạt động thanh toán 19

1.6. Kinh nghiệm một số nước và bài học đối với Việt Nam 20

1.6.1. Kinh nghiệm một số nước 20

1.6.2. Bài học đối với Việt Nam 22

Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo & PTNT huyện văn lâm- tỉnh Hưng Yên 24

2.1- Khái quát về NHNo&PTNT huyện Văn Lâm 24

2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT huyện Văn Lâm- tỉnh Hưng Yên 24

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Lâm 25

2.2. Tình hình hoạt động của NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên 27

2.2.1.Huy động vốn 27

2.2.2. Hoạt động cho vay 28

2.2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ 30

2.2.3.1. Thanh toán quốc tế 30

2.2.3.2. Kinh doanh ngoại tệ 30

2.2.4. Đánh giá kết quả kinh doanh năm 2007 31

2.2.4.1. Những mặt được 31

2.2.4.2.Những mặt chưa được 32

2.2. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên 33

2.2.1. Thực trạng sử dụng các phương tiện thanh toán KDTM 33

2.2.2.1. Séc 36

2.2.2.2. Uỷ nhiệm chi 39

2.2.2.3. Uỷ nhiệm thu 40

2.2.2.4. L/C: 42

2.2.2.5.Thẻ 43

2.2.2. Phương tiện thanh toán KDTM được thanh toán qua các hệ thống thanh toán 45

2.2.2.1 Hệ thống thanh toán nội bộ 46

2.2.2.2 Hệ thống thanh toán bù trừ 46

2.2.3 Công nghệ thông tin được ứng dụng trong thanh toán KDTM tại NHNo&PTNT huyện Văn Lâm – tỉnh Hưng Yên 47

2.3. Đánh giá công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên 49

2.3.1. Kết quả đạt được 49

2.3.1.1. Tăng về doanh số thanh toán không dùng tiền mặt 49

2.3.1.2. Ngày càng nâng cao chất lượng TTKDTM 50

2.3.1.3.Mở rộng mạng lưới thanh toán thẻ 50

2.3.1.4 Đổi mới công nghệ 50

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 51

2.3.2.1.Nguyên nhân chủ quan 52

2.3.2.2.Nguyên nhân khách quan 53

Chương 3: Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên nền tảng công nghệ thông tin tại NHNo & PTNT Văn Lâm - Hưng Yên 57

3.1. Định hướng về thanh toán không dùng tiền mặt 57

3.1.1. Định hướng hoạt động ngân hàng đến năm 2010 57

3.1.1.1 Định hướng chung của Đảng và Nhà nước 57

3.1.1.2 Định hướng của ngành Ngân hàng 58

3.1.2 Mục tiêu NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên 59

3.1.3 Dự báo nhu cầu phương tiện thanh toán trong thời gian tới 60

3.2. Những giải pháp cơ bản mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên nền tảng công nghệ thông tin tại ngân hàng Thái Bình 61

3.2.1. Tổ chức mạng lưới ngân hàng và đào tạo cán bộ 61

3.2.2 Hòan thiện và phát triển các phương tiện thanh toán 63

3.2.2.1 Hoàn thiện các phương tiện thanh toán truyền thống 63

3.2.2.2 Phát triển các phương tiện thanh toán và sản phẩm dịch vụ hiện đại 66

3.2.3. Tham gia đầy đủ vào các hệ thống thanh toán; thực hiện tốt TTBT điện tử trên địa bàn 68

3.2.3.1 Nâng cao hiệu quả của hệ thống thanh toán nội bộ 68

3.2.3.2 Thực hiện tốt thanh toán bù trừ điện tử 69

3.2.3.3 Cho phép QTD cơ sở được mở rộng đối tượng tham gia thực hiện các dịch vụ thanh toán 69

3.2.4. Tích cực đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ thanh toán 70

3.2.5. Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược marketing phù hợp 72

3.2.6. áp dụng các biện pháp linh hoạt để mở rộng thanh toán trong dân cư. 75

3.3. Một số kiến nghị 75

3.3.1. Kiến nghị với quốc hội, chính phủ. 75

3.3.1.1 Đối với Quốc hội 75

3.3.1.2 Đối với Chính phủ 76

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 77

3.3.3. Kiến nghị với các ngân hàng thương mại trung ương 79

Kết luận 81

Tài liệu tham khảo 83

 

doc87 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên nền tảng công nghệ thông tin tại NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - Tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 2007 Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) 1. Séc 63005,9 5.6 66156,192 4.2 67573,82 3.9 Séc chuyển khoản 40953,83 65 39032,153 59 41220,03 61 Séc bảo chi 22052,06 35 27124,039 41 26353,79 39 2. Uỷ nhiệm chi 1012594,8 90 1411332,1 89.6 1536871,3 88.7 3. Uỷ nhiệm thu 10125,95 0.9 15278,93 0.97 16113,76 0.93 4. Thẻ 7464,5 0.66 8062,9 0.51 9016,4 0.52 5. Thanh toán khác 31952,99 2.84 74317,31 4.72 103086,8 5.95 Tổng 1125144,14 100 1575147,44 100 1732662,06 100 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của NHNo & PTNT huyện Văn Lâm từ năm 2005 đến năm 2007 ) Như vậy, trong các hình thức TTKDTM tại Chi nhánh, thì doanh số hình thức Uỷ nhiệm chi luôn chiếm tỷ trọng cao nhất so với các hình thức còn lại, luôn ổn định ở mức cao với doanh số qua các năm: 1.012,6 tỷ (năm 2005), 1.411,3 tỷ (năm 2006), 1.536,8 tỷ (năm 2007), mặc dù hai năm 2006 và 2007 tỷ trọng của hình thức này có giảm. Hình thức thanh toán có tỷ trọng nhỏ nhất là Uỷ nhiệm thu, chỉ giao động dưới mức 1%, nguyên nhân cụ thể, người viết sẽ phân tích kỹ hơn khi đi vào từng hình thức. Ngoài ra, các hình thức còn lại đều giữ được mức ổn định nhất định, tỷ trọng thay đổi không đáng kể qua các năm. Để nắm rõ và tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng của từng hình thức TTKDTM tại NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên ta đi sâu vào phân tích tình hình từng hình thức cụ thể: 2.2.2.1. Séc Séc ra đời rất sớm, là hình thức thanh toán đơn giản, thuận tiện nên đã dần trở thành hình thức thanh toán phổ biến chủ yếu của nhiều nước. Tuy vậy, qua số liệu trên (Bảng 06) ta thấy doanh số thanh toán của séc còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với các hình thức TTKDTM khác. Thực trạng của các hình thức thanh toán séc như sau: Bảng 07: Tình hình thanh toán séc Đơn vị: Triệu VNĐ Năm Séc 2005 2006 2007 Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) 1.Séc CK 40.953,835 65 39.032,158 59 41.220,018 61 2.Séc BC 22.052,065 35 27.124,042 41 26.353,782 39 Tổng 63.005,9 100 66.156,2 100 67.573,8 100 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của NHNo & PTNT huyện Văn Lâm từ năm 2005 đến năm 2007 ) Biểu đồ 02: Tỷ trọng thanh toán séc chuyển khoản và séc bảo chi (Nguồn: Số liệu từ Bảng 07) Mặc dù có rất nhiều loại séc khác nhau, nhưng ở đây ta chỉ đề cập đến hai loại séc chính được sử dụng phổ biến tại Chi nhánh: a) Séc chuyển khoản Qua bảng 07 ta thấy, séc chuyển khoản được sử dụng nhiều hơn séc bảo chi. Biểu hiện của sự vượt trội này là doanh số thanh toán bằng séc chuyển khoản năm 2005 là 40,954 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 65%, năm 2006 là 39,032 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 59%, năm 2007 là 41,220 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 61% trên tổng doanh số thanh toán bằng séc. Mặc dù năm 2006 có giảm so với năm 2005, nhưng năm 2007 doanh số séc chuyển khoản đã tăng trở lại. Séc chuyển khoản chỉ áp dụng ở hai phạm vi thanh toán (trong phạm vi địa bàn một tỉnh, thành phố). Tuy vậy séc chuyển khoản với thủ tục đơn giản, không phải ký quỹ một khoản tiền, điều đó tạo điều kiện cho người dùng linh động hơn trong việc sử dụng đồng tiền của mình. Có thể đó chính là nguyên nhân làm cho hình thức này được ưa chuộng nhiều hơn so với séc bảo chi tại NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên. b) Séc bảo chi Mặc dù có phạm vi thanh toán lớn hơn séc chuyển khoản nhưng qua bảng 07 ta thấy: doanh số thanh toán qua séc bảo chỉ luôn nhỏ hơn doanh số thanh toán qua séc chuyển khoản, cụ thể năm 2006 là 22,052 tỷ đồng, năm 2006 là 27,124 tỷ đồng, năm 2007 là 26,354 tỷ đồng. Như vậy khác với séc chuyển khoản năm 2006 là năm mà doanh số thanh toán bị giảm sút, thì với séc bảo chi tình hình khả quan hơn: tăng đến 5,1 tỷ đồng so với năm 2005. Tuy nhiên sang năm 2007 doanh số séc bảo chi giảm. Như vậy, ta thấy tại NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên hình thức thanh toán này được dùng ít hơn so với thanh toán bằng séc chuyển khoản. Cũng có thể chỉ do đặc điểm quan hệ khách hàng của NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên. Để khắc phục sự mất cân đối này, tại Chi nhánh khoản tiền lưu ký vào tài khoản tiền gửi thanh toán Séc bảo chi được trả lãi, để giảm thiệt thòi cho khách hàng khi có một khoản tiền bị lưu ký không sinh lời. Về tính ổn định doanh số của mỗi hình thức thì rõ ràng là không ổn định. Với séc chuyển khoản thì giảm năm 2006, tăng ở năm 2007; séc bảo chi thì ngược lại năm 2006 tăng, năm 2007 lại giảm và các hình thức này chưa chiếm quá 10% so với các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt còn lại. *Vấn đề sử dụng thanh toán séc của chủ tài khoản là cá nhân: Mở rộng dịch vụ ngân hàng trong khu vực dân cư là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển của ngân hàng thương mại nước ta nhằm khai thác vốn đầu tư, cải thiện tình hình lưu thông tiền tệ Hình thức thanh toán bằng séc cá nhân là một lĩnh vực hoạt động mới liên quan đến nhiều người. Nhưng những tiền đề về luật pháp, kỹ thuật và kinh nghiệm chưa nhiều phải thực hiện dần dần từng bước vừa rút kinh nghiệm bổ sung, vừa tiếp tục tạo lập các tiền đề và các điều kiện cần thiết. Về tính ưu việt thì séc cá nhân có rất nhiều ưu điểm, an toàn, tiện lợi. Nhưng đến nay nó vẫn chưa phát huy được hiệu quả bởi vì còn hàng vạn hộ sử dụng điện, nước, thuê nhàlà một trong những đối tượng thực hiện thanh toán qua tài khoản ngân hàng nhưng lại chưa tham gia. Thực tế tại NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên, hình thức thanh toán bằng séc cá nhân chưa được sử dụng. Tuy vậy vấn đề trước mắt của Chi nhánh là tăng số lượng tài khoản cá nhân tại Chi nhánh. Đó sẽ là nền tảng để Chi nhánh triển khai các dịch vụ hiện đại như thẻ, vấn đề này sẽ được trình bày rõ hơn trong phần “Hình thức thanh toán Thẻ”. 2.2.2.2. Uỷ nhiệm chi Hình thức thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi luôn là hình thức thanh toán phổ biến, thủ tục đơn giản thuận tiện nên được khách hàng sử dụng nhiều. Hiện nay hình thức này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số TTKDTM tại NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên. Bảng 08: Tình hình thanh toán Uỷ nhiệm chi Đơn vị: Triệu VNĐ Năm 2005 2006 2007 So sánh tăng giảm 2006/2005 2007/2006 Tuyệt đối % Tuyệt đối % UNC 1.012.594,8 1.411.332,1 1.536.871,3 398.737,3 40 125.539,3 10 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của NHNo & PTNT huyện Văn Lâm từ năm 2005 đến năm 2007 ) Biểu đồ 03: Doanh số thanh toán uỷ nhiệm chi (Nguồn: Số liệu từ bảng 08) Dựa trên bảng 08 ta thấy: hình thức thanh toán Uỷ nhiệm chi tăng liên tục về doanh số, với tốc độ tăng nhanh này đã góp phần làm tăng nhanh doanh số TTKDTM của NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên. Cụ thể năm 2005 là 1.012,6 tỷ đồng, năm 2006 là 1.411,3 tỷ đồng, năm 2007 là 1.536,9 tỷ đồng. Tuy vậy nếu so sánh sự tăng giảm tương đối thì giai đoạn 2006 - 2007 Uỷ nhiệm chi chỉ tăng 10% ít hơn so với 40% của giai đoạn 2005 - 2006. Uỷ nhiệm chi được áp dụng để trả lương, trả công, trả tiền lãiDân cư dùng nó để thanh toán tiền hàng, tiền dịch vụ, nộp thuế, nộp phí bảo hiểm, các loại hội phí, ngoại tệĐối với các khoản thanh toán như vậy, uỷ nhiệm chi tiện lợi hơn séc, vì ở các nước không có người đi đến từng nhà để trao séc, người trả tiền đến ngân hàng giữ tài khoản của mình viết uỷ nhiệm chi. Khác với séc, uỷ nhiệm chi không thể dùng để rút tiền mặt mà chỉ được dùng trong thanh toán chuyển khoản. Khác với thư tín dụng, uỷ nhiệm chi không giao thư cho khách hàng, chi nhánh hay ngân hàng giao dịch đựoc thông báo thẳng, do đó không có rủi ro bị giả mạo. Khách hàng chỉ cần đến nơi chỉ thị của ngân hàng ký xuất uỷ nhiệm chi cùng mẫu chữ ký của người thụ hưởng. Các doanh nghiệp hàng tháng cần trả lương cho nhân viên có thể sử dụng uỷ nhiệm chi. Tại NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên, hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi ngày càng phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Sự tăng lên đều đặn đã chứng tỏ tính ưu việt của nó và khẳng định vị trí số một trong các hình thức TTKDTM. 2.2.2.3. Uỷ nhiệm thu Đây là hình thức được sử dụng ít trong nhất trong các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh, được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây: Bảng 09: Tình hình thanh toán hình thức Uỷ nhiệm thu Đơn vị: Triệu VNĐ Năm 2005 2006 2007 So sánh tăng giảm 2006/2005 2007/2006 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Uỷ nhiệm thu 10.125,95 15.278,93 16.113,76 5.152,98 50 834,828 10 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của NHNo & PTNT huyện Văn Lâm từ năm 2005 đến năm 2007 ) Biểu đồ 04: Doanh số thanh toán uỷ nhiệm thu (Nguồn: Số liệu bảng 09) Nhìn chung Uỷ nhiệm thu phát triển chậm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số TTKDTM, chỉ chiếm khoảng 0,9% trong tổng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Cụ thể, năm 2005 là 10,126 tỷ đồng, năm 2006 là 15,279 tỷ đồng, năm 2007 là 16,114 tỷ đồng. Cũng giống như hình thức Uỷ nhiệm chi, nếu xét sự tăng giảm tương đối thì giai đoạn 2006 - 2007 Uỷ nhiệm thu tăng 10% ít hơn so với con số 50% ở giai đoạn 2005 - 2006. *Ta có thể đưa ra bảng so sánh về doanh thu giữa hình thức Uỷ nhiệm chi và Uỷ nhiệm thu: Biểu đồ 05: So sánh doanh thu giữa hình thức Uỷ nhiệm chi và Uỷ nhiệm thu (Nguồn: Số liệu từ bảng 06) Qua biểu đồ, ta nhận thấy doanh số Uỷ nhiệm thu và Uỷ nhiệm chi tăng trưởng khá ổn định. Nhưng rõ ràng là có sự mất cân đối giữa hai hình thức này. Sở dĩ như vậy vì Uỷ nhiệm thu chỉ dùng trong các dịch vụ thu hộ giữa đối tượng cung cấp hàng hoá, dịch vụ đối với đối tượng tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ đó (và được phản ánh trên hợp đồng thoả thuận trước giữa người cung cấp và người tiêu dùng). Thể thức này hết sức phức tạp, và rườm rà, không phù hợp với hoạt động của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, chỉ phù hợp với kho bạc Nhà nước hoặc là thủ tục áp dụng trong việc mua bán với nước ngoài. 2.2.2.4. L/C: Hiện nay, hình thức thanh toán L/C tại Chi nhánh ít được sử dụng để thanh toán trong nước và do phòng Thanh toán Quốc tế quản lý. Sở dĩ như vậy là vì thủ tục mở và thanh toán hết sức phức tạp. Hơn nữa, mức tối thiểu để mở thư tín dụng là 10 triệu đồng và do khách hàng lưu ký vào một tài khoản riêng và không được hưởng lãi. Mặt khác, mỗi L/C chi trả dùng để chi trả cho một người thụ hưởng và như vậy nếu muốn thanh toán với nhiều bạn hàng phải mở nhiều thư tín dụng khác nhau. Như vậy người mua bị mất quá nhiều thời gian cho thủ tục, do đó khi thanh toán trong nước khách hàng không ưa thích dùng thức thanh toán này. 2.2.2.5.Thẻ Bảng 09': Tình hình thanh toán thẻ Đơn vị: Triệu VNĐ Năm 2005 2006 2007 So sánh tăng giảm 2006/2005 2007/2006 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Thẻ 7.464,5 8.062,9 9.016,4 598,4 8 953,5 12 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của NHNo & PTNT huyện Văn Lâm từ năm 2005 đến năm 2007 ) Biểu đồ 06:Doanh số thanh toán bằng thẻ (Nguồn: Số liệu bảng 09') Như vậy, ta thấy hình thức thẻ có xu hướng phát triển mạnh và nhanh cả về doanh số lẫn tốc độ phát triển. Điều đó cho thấy hình thức hiện đại này đã ngày càng được các tầng lớp dân cư quan tâm và ưa dùng. Cụ thể năm 2005 là 7.464,5 tỷ đồng, năm 2006 là 8.062,9 tỷ đồng, năm 2007 là 9.016,4 tỷ đồng. Ta nhận thấy không giống như các hình thức thanh toán trên, năm 2007 doanh số thanh toán thẻ tăng nếu xét tăng giảm tương đối: 8% giai đoạn 2005 - 2006 lên đến 12% giai đoạn 2006 - 2007. Để đạt được điều này, trong năm 2007 Chi nhánh đã chú trọng, phát triển các dịch vụ khách hàng: tăng lượng máy rút tiền tự động từ 2 lên 4 máy ATM, triển khai thành công các dự án về Hiện đại hoá thanh toán và kế toán khách hàng IPCAS giai đoạn I, triển khai các dịch vụ đại lý như dịch vụ chi trả Western Union, Đây là hình thức mới được Chi nhánh triển khai từ năm 2005. Hiện Chi nhánh đã là thành viên của Master Card. Số máy ATM hiện nay Chi nhánh quản lý là 4 máy, con số này tiến tới còn tăng. Tuy vậy, vấn đề hiện nay để tăng doanh số và phát triển loại hình thẻ thì công tác mở tài khoản cá nhân phải được Chi nhánh chú trọng. Đó cũng là nội dung của Công văn 3691/NHNo – TCKT ngày 07/11/2006 của Tổng giám đốc. Để thu hút các cá nhân mở tài khoản và thanh toán qua Ngân hàng, NHNo & PTNT Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên đã liên hệ với các công ty, doanh nghiệp, liên doanh chuyển trả lương cho cán bộ vào tài khoản tại Ngân hàng và miễn phí mở tài khoản. Cùng với sự đổi mới về công tác thanh toán của NHNo & PTNT Việt Nam, NHNo & PTNT Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên không ngừng đổi mới, hiện đại hoá hệ thống thanh toán, đáp ứng nhu cầu chuyển tiền nhanh của các cá nhân, phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại đa năng như thanh toán thẻ, từ đó tạo lập thói quen thanh toán qua Ngân hàng đối với các cá nhân. Vì vậy việc mở tài khoản của cá nhân qua ngân hàng đã tăng lên rõ rệt. Tuy số lượng mở tài khoản và doanh số thanh toán của các cá nhân tăng lên không ngừng qua các năm, nhưng so với thực tế thì lượng khách hàng tiềm năng vẫn còn rất lớn chưa biết đến hoạt động thanh toán qua Ngân hàng. Thực tế cho thấy là do những nguyên nhân như: Trình độ dân trí chưa đồng đều, mức thu nhập bình quân chưa cao, thói quen thanh toán bằng tiền mặt quá phổ biến, một phần do sợ bị đánh thuế thu nhập khi mở tài khoản tại Ngân hàng. Về phía Ngân hàng chủ yếu là do công nghệ chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thanh toán của dân cư (gửi một nơi rút nhiều nơi, các điểm giao dịch thuận tiện). Việc mở tài khoản cá nhân sẽ được phát triển nhanh hơn khi áp dụng công nghệ hiện đại trong hệ thống thanh toán (thanh toán thẻ là công cụ tích cực nhất), đồng thời phải có chế tài về thanh toán không dùng tiền mặt được áp dụng (ví dụ: Quy định của liên ngành về thu tiền cung ứng lao vụ như điện, nước, điện thoại nhất thiết phải thu bằng tiền mặt, không thu bằng tiền mặt). 2.2.2. Phương tiện thanh toán KDTM được thanh toán qua các hệ thống thanh toán Quan hệ thanh toán giữa các khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại hai NHTM khác hệ thống sẽ có sự chuyển dịch tiền từ tài khỏan tiền gửi thanh toán của NHTM này sang tài khoản tiền gửi thanh toán của NHTM khác tại NHTW. Đây là việc thanh toán vốn giữa hai NHTM hoặc hai chi nhánh của NHTM khác hệ thống cho nhau, nó được bắt nguồn từ nhu cầu thanh toán của khách hàng thông qua các phương tiện thanh toán KDTM. Khi các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện thanh toán cho khách hàng bằng các phương tiện thanh tóan KDTM phải thông qua một trong các hệ thống thanh toán. Hệ thống thanh toán qua ngân hàng tại NHNo&PTNT huyện Văn Lâm – tỉnh Hưng Yên gồm: hệ thống thanh toán nội bộ và hệ thống thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng trên địa bàn. Bảng 10: Doanh số TTKDTM qua các hệ thống Đơn vị: triệu đồng Phương tiện TT 2005 2006 2007 Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền Nội bộ 15 832 976.927,89 16 745 1.299.294,04 17 136 1.371.255,36 Séc 2. 147 42.003 2.102 44.104,13 2 189 47.173,6 UN chi 12 807 886.020,45 13.509 1.176.110,1 13 612 1.217.501,1 UN thu 36 10.125,95 40 15.278,93 45 16.113,76 Thẻ 435 7.464,5 582 8.062,9 655 9.016,4 PT khác 407 31.313,99 512 55.737,98 635 81.450,5 TTBT 3 425 148.216,25 3 861 275.853,4 3 749 361.406,7 Séc 708 21.002,9 692 22.052,07 523 20.400,2 UN chi 2 702 126.574,35 2 813 235.222 2 902 319.370,2 PT khác 15 639 356 18.579,33 324 21.636,3 Tổng 19.257 1125144,14 20 606 1575147,44 20 885 1732662,06 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của NHNo & PTNT huyện Văn Lâm từ năm 2005 đến năm 2007 ) 2.2.2.1 Hệ thống thanh toán nội bộ Hiện nay mỗi NHTM đều có hệ thống thanh toán nội bộ thuộc sở hữu riêng để thực hiện thanh toán cho những khách hàng mở tài khoản ở các chi nhánh trên phạm vi toàn quốc. Hệ thống này được xây dựng và trang bị các thiết bị tin học phù hợp với yêu cầu hiện đại hóa chung toàn ngành. Các phương tiện TTKDTM được thanh toán qua hệ thống này chiếm phần lớn trong các hệ thống thanh toán. Qua bảng 10, ta thấy tỷ lệ số tiền thanh toán qua hệ thống nội bộ năm 2005 chiếm 86,8%, năm 2006 chiếm 82,5% và năm 2007 chiếm 79,1% trong các hệ thống thanh toán. - Về số món: năm 2005 có 15 832 món, 2006 có 16 745 món, năm 2007 có 17 136 món. - Về số tiền: năm 2005 có 976.927,89 triệu đồng, năm 2006 có 1.299.294,04 triệu đồng, tăng 33% so với năm 2005; năm 2007 có 1.371.255,36 triệu đồng, tăng 5,5%. Phương tiện thanh toán qua hệ thống nội bộ chủ yếu là ủy nhiệm chi. 2.2.2.2 Hệ thống thanh toán bù trừ Từ khi triển khai thực hiện, việc truyền, nhận và tổng hợp số liệu được thực hiện trên mạng máy tính, mỗi ngày tổ chức một phiên. Hàng ngày, đến giở qui định các thành viên truyền số liệu qua mạng máy tính tới ngân hàng chủ trì, đồng thời các thanh toán viên đến giao, nhận trực tiếp chứng từ với nhau. Ngân hàng chủ trì kiểm tra khả năng chi trả của các thành viên và các yếu tố của số liệu được truyền qua mạng. Nếu không có sai sót, ngân hàng chủ trì tổng hợp kết quả để xác định số tiền chênh lệch phải thu hoặc phải trả cho các thành viên và hạch toán theo qui định. Do hệ thống thanh toán này được tổ chức trong phạm vi một huyện nên nó chiếm tỷ trọng nhỏ. Qua bảng 10, ta thấy tỷ lệ số tiền thanh toán qua hệ thống bù trừ năm 2005 chiếm 13,2%, năm 2006 chiếm 17,5% và năm 2007 chiếm 20,9% trong các hệ thống thanh toán. Các phương tiện được thanh toán qua hệ thống này gồm séc, UNC, và phương tiện khác. Từ tháng 7/2005 hệ thống thanh toán này được hiện đại hóa, thực hiện theo phương thức quyết toán ròng, theo phiên phi tự động. Từ khi triển khai đến nay, hệ thống hoạt động khá ổn định, việc thanh toán tiền vốn cho khách hàng không bị ách tắc, được các thành viên và khách hàng đánh giá cao. 2.2.3 Công nghệ thông tin được ứng dụng trong thanh toán KDTM tại NHNo&PTNT huyện Văn Lâm – tỉnh Hưng Yên Bảng 11: Thiết bị CNTT ứng dụng trong thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên (Số liệu đến 31-12-2007) Máy chủ Máy PC Máy in Thiết bị mạng và truyền thông MODERM HUB SWICH ROUTER Trung tâm NHNo&PTNT huyện Văn Lâm 2 15 15 2 1 1 1 Phòng giao dịch 1 1 4 4 2 1 1 1 Phòng giao dịch 2 1 4 4 2 1 1 1 Tổng số 4 23 23 6 3 3 3 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của NHNo & PTNT huyện Văn Lâm từ năm 2005 đến năm 2007 ) Ngay từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, NHNo&PTNT huyện Văn Lâm bắt đầu ứng dụng công nghệ tin học vào các hoạt động nghiệp vụ. Ban đầu lĩnh vực này chỉ mới được trang bị những bộ máy tính thô sơ, cấu hình thấp, hoạt động đơn lẻ, rời rạc. Đến 31/12/2007, NHNo&PTNT huyện Văn Lâm – tỉnh Hưng Yên đã có 4 máy chủ, 23 máy PC các loại. Trong đó 17 máy dùng trong công tác kế toán và thanh toán; số còn lại được sử dụng cho các nghiệp vụ chuyên môn khác như quản lý dư nợ tín dụng, giao dịch tiết kiệm, thông tin báo cáo Đa số máy tính đều do những hãng nổi tiếng như IBM, HP, DELL cung cấp, với cấu hình mạnh, tốc độ cao, được cài đặt các hệ điều hành đạt tiêu chuẩn quốc tế như UNIX, NOVELL, LINEX cho các máy chủ và WINDOWS XP cho các máy PC, với cơ sở dữ liệu ORACLE Các máy tính được liên kết với nhau thông qua hệ thống mạng cục bộ, tích hợp được nhiều ứng dụng quan trọng của hệ thống, phục vụ tốt công tác chuyên môn. Trước năm 2004 mạng cục bộ của các ngân hàng được kết nối kiểu BUS và mỗi phòng giao dịch có một mạng riêng; qui mô mạng của mỗi phòng giao dịch cũng khác nhau tùy thuộc vào số lượng máy được kết nối. Tại NHNo&PTNT huyện Văn Lâm – tỉnh Hưng Yên mạng có qui mô hơn chục máy, các phòng giao dịch qui mô nhỏ hơn, chỉ vài máy. Do sự phát triển nhanh của CNTT, hệ thống mạng BUS đã bộc lộ những hạn chế: tốc độ xử lý, trao đổi thông tin chậm; khả năng mở rộng, nâng cấp khó khăn; khi gặp trục trặc tại một máy bất kỳ thì mạng bị tắc nghẽn và có nguy cơ ngừng hoạt động, ảnh hưởng đến tốc độ thanh toán, rủi ro cao vì vậy từ năm 2004 NHNo&PTNT huyện Văn Lâm – tỉnh Hưng Yên, dổi mới công nghệ, nâng cấp thành mạng SAO để khắc phục những hạn chế của mạng BUS, đáp ứng yêu cầu công việc, phù hợp với xu thế chung. Với việc nâng cấp này, 100% máy tính làm nghiệp vụ đều được nối mạng, tích hợp ứng dụng và chi sẻ tài nguyên trên mạng; các chương trình nghiệp vụ được cài đặt trên máy chủ, sử dụng chung, khai thác tối đa công suất, nâng cao hiệu quả của máy. Đến 31/12/2007, 100% có cấu hình SAO; các thiết bị ngoại vi hỗ trợ bao gồm: 6 MODERM, 3 HUD, 3 SWICH và 3 ROUTER. Đây là những thiết bị tiên tiến, hiện đại dùng để phân kênh, chuyển mạch và định tuyến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng, đẩy nhanh tốc độ truyền thông. Phần mềm trong hoạt động kế toán và thanh toán được NHNo&PTNT huyện Văn Lâm – tỉnh Hưng Yên thực hiện theo các chương trình do NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên triển khai như chương trình Hiện đại hóa thanh toán và kế toán khách hàng, chương trình thanh toán nội bộ trong hệ thống và thực hiện giao dịch một cửa, Việc kết nối mạng truyền thông thực hiện lệnh thanh toán và chuyển tiền được các ngân hàng thực hiện theo phương thức riêng của từng hệ thống. NHNo sử dụng kiểu quay số tự động bằng MODEM qua kênh điện thoại với thiết bị ROUTER. Truyền, nhận số liệu trong thanh toán bù trừ giữa với ngân hàng chủ trì từ 4/2005 trở về trước, được thực hiện bán tự động. Từ 5/2005 đến nay, việc kết nối và truyền, nhận được xử lý tự động hoàn toàn . Trong lĩnh vực dịch vụ thẻ, NHNo&PTNT huyện Văn Lâm – tỉnh Hưng Yên đưa máy ATM vào hoạt động từ tháng 7/2005, là thiết bị tiên tiến, hiện đại phục vụ liên tục 24 giờ trong ngày, tạo thuận lợi cho khách hàng đến rút tiền và giao dịch với ngân hàng. Đối với người dân Văn Lâm lại là điều hoàn toàn mới mẻ, không phải ai cũng có thể nhận thấy được. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn và nâng cạo hiệu quả của hệ thống máy tính, NHNo&PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên đã trang bị máy in các loại gồm: máy in kim, LASER, in phun với tốc độ cao và các thiết bị tích điện, đảm bảo săn sàng cho hệ thống mạng và các máy tính hoạt động ổn định. 2.3. Đánh giá công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên 2.3.1. Kết quả đạt được ý thức được tầm quan trọng của việc mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, bằng những chủ trương đúng đắn và có sự đầu tư thích hợp, NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc phát triển các dịch vụ liên quan đến công cụ thanh toán không dùng tiền mặt. Các hình thức đều tăng về doanh số và chất lượng. 2.3.1.1. Tăng về doanh số thanh toán không dùng tiền mặt Doanh số thanh toán của các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đều tăng cụ thể năm 2005 là 1.125.144 triệu đồng, năm 2006 là 1.575.147 triệu đồng, năm 2007 là 1.732.662 triệu đồng. Trong đó đóng góp lớn vào tổng doanh số trên là hình thức Uỷ nhiệm chi bằng những ưu điểm trong thanh toán. Một thành tích nữa đáng ghi nhận là hình thức thanh toán bằng thẻ đã có những bước phát triển lớn về doanh số. Để được như vậy phải kể đến việc mở tài khoản cá nhân gia tăng qua mỗi năm, cho thấy Chi nhánh đã có sự quan tâm đúng mức tới hình thức này. Bảng 10: Số TK cá nhân tại NHNo & PTNT Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên Năm 2004 2005 2006 2007 Tổng số TK cá nhân 292 435 582 655 (Nguồn: Báo cáo triển khai công tác thanh toán không dùng TM và mở TK cá nhân năm 2008) 2.3.1.2. Ngày càng nâng cao chất lượng TTKDTM Để đáp ứng được những mục đích và yêu cầu khác nhau của các chủ thể tham gia thanh toán, hệ thống thanh toán của Chi nhánh đã không ngừng nâng cao chất lượng. Với hệ thống thanh toán điện tử liên hàng, các chứng từ giấy được thay thế bằng các chứng từ điện tử, do vậy giảm thời gian thanh toán, giảm chi phí thanh toán đồng thời đảm bảo quá trình thanh toán chính xác, an toàn, ổn định, bớt rủi ro. 2.3.1.3.Mở rộng mạng lưới thanh toán thẻ Cùng với sự phát triển của cả hệ thống NHNo & PTNT Hưng Yên, NHNo & PTNT Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên nhắm đến khách hàng đại chúng, ngoài các cán bộ công nhân viên chức, thì chi nhánh đang triển khai mạnh mạng lưới thanh toán thẻ đến giới trẻ, như sinh viên các trường cao đẳng. Đồng thời triển khai trong đối tượng hưu trí có mức lương khá, các công ty liên doanh có đông công nhân và thu nhập ổn định ở mức khá NHNo & PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Hưng Yên là thành viên của các tổ chức thẻ quốc tế, như Visa, Mastercardđồng thời là thành viên sáng lập và chủ trì của công ty cổ phần chuyển mạch quốc gia, với sự tham gia của khoảng 15 NHTM khác, cho phép kết nối mạng sử dụng chung máy ATM và thẻ ATM. Do đó NHNo & PTNT Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên cũng có cơ hội mở rộng phạm vi khách hàng. 2.3.1.4 Đổi mới công nghệ NHNo&PTNT huyện Văn Lâm – tỉnh Hưng Yên đã tích cực xây dưng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang bị hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, bước đầu đã thiết lập được cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán. Hàng năm NHNo&PTNT huyện Văn Lâm đầu tư một khoản tiền không nhỏ cho việc mua sắm máy móc theíet bị, từng bước đổi mới công nghệ. Việc mua sắm được tính toán kỹ, vừa có thể đáp ứng công việc trước mắt, vừa phát triển được trong tương lai, hạn chế đến mức thấp nhất sự lạc hậu và hoa mòn vô hình. Hệ thống mạng cục bộ của ngân hàng được cải tạo và nâng cấp từ mạng BUS thành mạng SAO phù hợp với xu thể phát triển chung, hoạt dodọng ổn định, tích hợp được n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7665.doc
Tài liệu liên quan