Khóa luận Một số ý kiến về hoàn thiện kế toán cho vay để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoằng Hoá - Thanh Hoá

MỤC LỤC

PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU

PHẦN 2: NỘI DUNG

CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ KẾ TOÁN CHO VAY TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG . 1

1. Khái quát về tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. 1

1.1 Khái niệm tín dụng Ngân hàng. 1

1.2 Đặc điểm của tín dụng Ngân hàng. 4

1.3 Vai trò của tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân . 5

1.3.1 Tín dụng Ngân hàng đáp ứng vốn để duy trì quá trình sản xuất, và tái sản xuất mở rộng trong nền kinh tế. 5

1.3.2 Tín dụng Ngân hàng là công cụ mạnh mẽ thúc đẩy quá trình tập trung vốn và thúc đẩy sản xuất . 6

1.3.3 Tín dụng Ngân hàng thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hoá, luân chuyển tiền tệ, điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông và kiềm chế lạm phát. 6

1.3.4 Tín dụng Ngân hàng góp phần thúc đẩy chế độ hạch toán kinh tế của các đơn vị vay vốnvà trong toàn bộ nền kinh tế. 7

1.3.5 Tín dụng Ngân hàng tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài . 7

1.4 Các nguyên tắc cơ bản của tín dụng ngân hàng thương mại. . 7

1.5 Các phương thức cho vay . 9

2. Vai trò của kế toán Ngân hàng . 13

2.1 Vai trò của kế toán cho vay. 14

2.2 Nhiệm vụ của kế toán cho vay . 15

3. Tổ chức nghiệp vụ kế toán cho vay. 15

3.1.Chứng từ dùng trong kế toán cho vay. 15

a. Chứng từ gốc . 15

b. Chứng từ ghi sổ .16

3.2. Tài khoản dùng trong kế toán cho vay . 16

3.2.1 Tài khoản cho vay từng lần . 16

3.2.2 Tài khoản cho vay theo hạn mức . 17

3.2.3 Tài khoản nợ quá hạn . 17

3.3 Tóm lược quy trình kế toán cho vay, thu nợ . 18

3.3.1. Quy trình kế toán cho vay ,thu nợ đối với phương thức cho vay từng lần. 18

3.3.1.1 Kế toán giai đoạn cho vay . 18

3.3.1.2 Kế toán giai đoạn thu nợ, thu lãi . 18

3.3.2 Tóm lược quy trình kế toán cho vay,thu nợ theo hạn mức tín dụng .20

3.3.2.1 Kế toán giai đoạn cho vay . 20

3.3.2.2 Kế toán giai đoạn thu nợ ,thu lãi . 21

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN HOẰNG HOÁ-THANH HOÁ . 23

1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hoằng Hoá- Thanh Hoá . 23

1.1 Một số nét về kinh tế xã hội trên địa bàn có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng huyện Hoằng Hoá. 23

1.2 Khái quát về sự hình thànhvà nhiệm vụ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hoằng Hoá. 25

2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Hoằng hoá trong những năm qua . 26

2.1. Hoạt động nguồn vốn . 26

2.2 Hoạt động sử dụng vốn . 31

2.3 Công tác kế toán, ngân quỹ, kết quả tài chính. 37

3. Tình hình thực hiện kế toán cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hoằng Hoá. 38

3.1 Tình hình kế toán cho vay nói chung . 38

3.2 Vấn đề lưu trữ hồ sơ vay vốn của kế toán cho vay . 40

3.3. Việc tôn trọng tính pháp lý của chứng từ kế toán cho vay . 41

3.4 Vấn đề trả nợ gốc trước hạn đối với cho vay từng lần . 42

3.5 Mối quan hệ giữa cán bộ kế toán và cán bộ tín dụng . 43

3.6 Áp dụng tin học voà kế toán cho vay. 44

4. Một số tồn tại trong hoạt động kinh doanh và kế toán tại NHNo&PTNT Hoằng hoá. 45

4.1. Về công tác nguồn vốn . 45

4.2 Về đầu tư tín dụng . 45

4.3 Về công tác kế toán, ngân quỹ . 46

4.4 Về công tác kiểm tra, kiểm toán . 47

4.5 Về công tác quản trị điều hành . 47

4.6 Về công tác kế toán cho vay . 47

5. Nguyên nhân của những tồn tại . 50

5.1. Nguyên nhân chủ quan . 50

5.2.Nguyên nhân khách quan . 52

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NHNO&PTNT HUYỆN HOẰNG HOÁ - THANH HOÁ. . 53

1.Định hướng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNTHoằng hoá. 53

1.1.Các mục tiêu . 53

1.2. Các giải pháp thực hiện . 53

2. Các giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng và hoàn thiện kế toán cho vay . 56

2.1.Mở rộng phương thức cho vay . 56

2.2.Kiểm tra giám sát vốn vay . 56

2.3.Thực hiện thu hồi nợ gốc, lãi phù hợp với từng khoản vay . 57

2.4.Đẩy mạnh thu hồi quá hạn, tránh tình trạng tồn đọng nhiều nợ quá hạn.57

2.5.Phạt chậm trả đối với khoản lãi chưa thu . 58

2.6.Nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên Ngân hàng để đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong cơ chế thị trường . 59

2.7.Hoàn thiện hơn nữa chương trình tin học trong kế toán cho vay tại Ngân hàng Hoằng Hoá. 59

3. Một số kiến nghị để thực hiện các giải pháp. . 61

3.1.Kiến nghi với nhà nước và ngân hàng nhà nước . 61

3.2.Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt nam . 62

3.3. Kiến nghị với ngân hàng tỉnh Thanh hóa . 62

3.4.Kiến nghị với NHNo&PTNT Hoằng hoá . 63

3.5.Kiến nghị với chính quyền đia phương . 63

Phần 3: Kết luận

 

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số ý kiến về hoàn thiện kế toán cho vay để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoằng Hoá - Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án, các nghiệp vụ kinh doanh khác và được dùng làm vốn để kinh doanh. Bản chất của vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau. Ngân hàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi khi đến hạn. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hoằng Hoá đã đẩy mạnh công tác huy động vốn với nhiều hình thức khác nhau như: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu có mục đích với nhiều kỳ hạn trả lãi trước, trả lãi sau đồng thời mở rộng thêm các điểm huy động mới ở các vùng trung tâm kinh tế của Tỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho những người gửi tiền. Ngân hàng cũng đã vận động, kích lệ mọi khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi tổ chức, cá nhân có tiền nhàn rỗi gửi vào Ngân hàng. Nhờ làm tốt công tác huy động vốn nên Ngân hàng Hoằng Hoá đã huy động được một khối lượng vốn lớn đáp ứng được nhu cầu về vốn cho khách hàng. Thể hiện, tính đến ngày 31/12/2003 tại Ngân hàng nông nghiệp và phát trển nông thôn huyện Hoằng Hoá đạt được 88.736 triệu đồng, tăng so với năm 2002 là 15.673 triệu đồng, tốc độ tăng 21,4%. Chúng ta có thể thấy sự tăng trưởng nguồn vốn huy động của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoằng Hoá năm 2003 so với các năm trước thông qua số liệu sau: Bảng1: Tổng nguồn vốn phân theo thời gian gửi. Đơn vị: Triệu đồng Các chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Tăng/giảm +(-) % Tổng nguồn vốn 73.063 88.736 15.673 21,4 1. Nội tệ 72.373 86.455 14.082 19,4 a. TG KKH 19.259 10.929 - 8.330 - 43,2 TG KB&BHXH 12.342 7.106 - 5.236 - 42,4 b. TG CKH >12 tháng 15.960 19.187 3.227 20,2 c. TG CKH < 12 tháng 37.154 56.339 19.185 51,6 2. Ngoại tệ USD 46.000 147.196 101.196 219,0 Quy VND 690 2.281 1.591 230,0 Bảng 2: Tổng nguồn vốn phân theo thành phần kinh tế. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu TH 2002 TH 2003 TT So 2002 Năm 2002 Năm 2003 +(-) % Tổng nguồn vốn 73.063 88.736 a. Nội tệ 72.373 86.455 100% 100% 14.082 19,4 Tổ chức kinh tế 12.342 7.105 17% 82% - 5.237 - 42,4 Dân cư 60.021 79.350 83% 91,8% 19.329 32,2 b. Ngoại tệ 46.00 147.196 101.196 219 Tổ chức kinh tế Dân cư 46.000 147.196 101.196 219 Quy VNĐ 690 2.281 1.591 230 Bảng 3: Nguồn vốn huy động dân cư theo chi nhánh. Đơn vị: Triệu đồng Tên đơn vị TH 2002 KH 2003 TH 2003 So sánh Năm 2002 KH +(-) % +(-) % Trung tâm 36.441 46.647 44.499 8.058 22 2.141 95 Nghĩa trang 16.056 20.658 23.855 7.799 48 3.197 115 Hoằng lộc 2.297 11.377 11.086 8.789 52 -291 97 Qua số liệu bảng trên cho ta thấy tổng nguồn vốn huy động 88.736 triệu đồng tăng so với năm 2002 là 15.673 triệu, tốc độ tăng 21,4% Trong đó: + Vốn huy động ngoại tệ: 147.196 USD quy đổi ra VND là 2.281 triệu tăng so với năm 2002 là 101.196 USD VND là 1.591 triệu, tốc độ tăng 219% chủ yếu là nguồn vốn huy động của dân cư. + Vốn huy động nội tệ: 86.455 triệu tăng 14.082 triệu, tốc độ tăng 19,4 so với năm 2002 và bằng 103% kế hoạch năm. Nguồn vốn nội tệ huy động từ các tổ chức kinh tế (kho bạc, bảo hiểm xã hội) 7.105 giảm so với năm 2002 là 5.236 triệu, nguồn vốn này phụ thuộc vào nguồn phân bổ của đơn vị quản lý cấp trên của các đơn vị. Nguồn vốn nội tệ huy động từ dân cư 79.350 triệu, tăng 19.329 triệu tốc độ tăng 32,2% so với năm 2002 bằng 103% kế hoạch tỉnh giao. Về cơ cấu nguồn vốn nội tệ: + Tiền gửi không kỳ hạn 10.929 triệu giảm 8.330 triệu so với năm 2002 do giảm tiền gửi của kho bạc và bảo hiểm xã hội là 5.236 triệu, giảm khu vực dân cư là 432 triệu, vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng 12,63% trong tổng nguồn vốn. + Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng là 19.187 triệu, tăng so với năm 2002 là 3.227 triệu tốc độ tăng 20%, chiếm tỷ trọng 21.6% trong tổng nguồn vốn. + Tiền gửi có kỳ hạn dưới tháng là 56.339 triệu tăng so với năm 2002 là 19.185 triệu, tốc độ tăng 51,6% chiếm tỷ trọng 63.4 % trong tổng nguồn vốn. Bình quân vốn huy động một cán bộ là 1.823 triệu. Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy, nguồn vốn của Ngân hàng trong 2 năm liền đều tăng trưởng, trong đó chủ yếu là nguồn gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng, nguồn vốn này ổn định và tăng trưởng qua nhiều năm, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Để đạt được kết quả như vậy, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hoằng hoá có những giả pháp tích cực sau đây để tăng nguồn vốn: + Triển khai đầy đủ các biện pháp chỉ đạo huy động vốn, các hình thức huy động vốn của Ngân hàng nông nghiệp Tỉnh đến từng cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng, giao chỉ tiêu kế hoạch hàng tháng, quý, năm. Quyết toán kế hoạch gắn với quyết toán tài chính đến từng cán bộ. + Các sản phẩm huy động vốn mới được tuyên truyền quảng cáo trên phương tiện thông tin huyện, xã và được phổ biến trong các cuộc họp của huyện đã được 664 khách hàng gửi theo hình thức, bậc thang, tiết kiệm dự thưởng…. Với tổng số dư huy động là 4.833 triệu đồng. Trong đó tiết kiệm dự thưởng 128 khách hàng có số dư 2.595 triệu. + Điều tra nắm chắc số hộ thu nhập thường xuyên, những hộ có người đi lao động nước ngoài (thực hiện huy động vốn có địa chỉ). Tích cực khai thác những nguồn vốn nhỏ lẻ đây là nguồn vốn ổn định trong dân cư, riêng nguồn vốn huy động trong dân cư đến 31/12/2003 là 79.440 triệu đồng và 147.196 USD ( Quy VND 2.281 trệu đồng). Tổng nguồn vốn huy động trong dân cư tăng 19.414 triệu tốc độ tăng 32,3% so với năm 2002, bằng 103% kế hoạch Tỉnh giao. + Trang bị thêm cơ sở vật chất, thiết bị, thủ tục tiền gửi đơn giản, đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ cao không ngừng đổi mới phong cách làm việc, thời gian giao dịch hợp lý nên đã thu hút nhiều tầng lớp dân cư đến gửi tiền. + Quá trình chỉ đạo điều hành đã nắm bắt diễn biến về giá cả, biến động lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng, kho bạc bưu điện để xin Ngân hàng nông nghiệp tỉnh cho phép áp dụng lãi suất thành phố đối với những khách hàng có ý rút để gửi các Ngân hàng thành phố từ đó tạo ra thị phần huy động vốn có tỷ trọng cao. Số dư huy động của các tổ chức trên địa bàn: Ngân hàng nông nghiệp: 88.825 triệu - Thị phần 86,87% Quỹ tín dụng: 4.600 triệu - Thị phần 4,495% Tiết kiệm bưu điện: 4.700 triệu - Thị phần 4,59% Trái phiếu kho bạc: 4.200 triệu - Thị phần 4,1% + Tư tưởng nhận thức cuả cán bộ có nhiều chuyển biến trong công tác huy động vốn, từng bộ phận, từng cá nhân chủ động khai thác trong dân cư để có số dư tăng cao. Từ những việc làm trên, với tốc độ tăng trưởng cao vượt kế hoạch Tỉnh giao là sự phấn đấu nỗ lực của tất cả cán bộ viên chức trong cơ quan đối với công tác huy động vốn, giữ vững thị phần của Ngân hàng nông nghiệp rộng lớn trên địa bàn. 2.2 Hoạt động sử dụng vốn Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hoằng hoá thực hiện phương châm "đi vay để cho vay"với mục đích đưa đồng vốn đến với khách hàng để cho họ phát triển kinh doanh, ổn định đời sống, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn. Trên cơ sở thực hiện có hiệu quả chiến lược huy động nguồn vốn tại chỗ, Ngân hàng nông nghiệp huyện Hoằng Hoá đã đầu tư mở rộng các thành phần kinh tế, mở rộng cho vay tiêu dùng và hộ kinh doanh đạt kết quả. Theo báo cáo tổng kết của Ngân hàng nông nghiệp Hoằng Hoá tính đến ngày 31/12/2003 tổng dư nợ đạt 175.769 triệu, tăng so với năm 2002 là 43.755 triệu, tốc độ tăng 33,14% kế hoạch Tỉnh giao. Tổng dư nợ thay đổi qua các năm như sau: Bảng 4: Tổng dư nợ của ngân hàng Hoằng hoá. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu TH 2002 KH 2003 TH 2003 So sánh Năm 2002 Năm 2003 +(-) % +(-) % Tổng DN 132.014 176.000 175.769 43.755 33.14 - 100 DN NHNo 111.300 155.000 154.581 43.281 38.88 - 100 DN NHCS 20.714 21.000 21.188 474 2.3 - 100 Bảng 5: Tổng dư nợ cho vay phân theo vùng. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu TH 2002 KH 2003 TH 2003 So sánh Năm 2002 KH 2003 +(-) % +(-) % Trung tâm 78.930 109.108 30.178 38,2 DN NHNo 69.563 97.295 99.837 30.274 43,5 2.542 2,6 DN NHCS 9.367 9.271 -96 NH Ntrang 29.949 38.172 8.223 27,4 ĐN NHNo 23.356 32.655 31.598 8.242 35,2 -1.057 -3,23 DN NHCS 6.593 6.574 19 NH Hlộc 23.135 28.274 5.139 22,2 DN NHNo 18.381 28.668 23.153 4.772 26 -5.515 -19,2 DN NHCS 4.754 5.121 0.367 Bảng 6: Tổng dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế. Đơn vị: Triệu đồng Thành phần kinh tế TH 2002 TH 2003 Tốc độ tăng TT +(-) % Tổng dư nợ 132.104 175.769 43.755 33,14 2002 2003 - DN NN 8.120 11.105 2.985 36,76 6,1 6,3 - DNTN, CTCPhần 2.930 9.475 6.545 223,3 2,2 5,4 - HTX 76 0.166 0.090 118,4 0,05 0,09 - Hộ SX 108.655 140.520 31.865 29,3 82,3 79,9 + Hộ TM 87.942 119.332 31.930 35,7 66,6 67,9 + CV NHCSXH 20.714 21.188 0.474 2,3 15,7 12 - Cho vay đời sống 12.323 14.503 2.180 17,7 9,3 8,25 Qua bảng số liệu trên cho ta thấy: Tổng dư nợ của Ngân hàng tăng trong các năm trong đó cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là chủ yếu, còn cho vay kinh tế quốc doanh cũng tăng nhưng rất chậm. Sở dĩ Ngân hàng đạt được như vậy là do trong những năm qua Ngân hàng đã không những nâng cao chất lượng tín dụng mà còn mở rộng cho vay, tích cực tìm kiếm, đầu tư vốn cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, triển khai kịp thời chính sách khách hàng theo đề án chiến lược kinh doanh, được thể hiện cụ thể như sau: + Về thực hiện chiến lược khách hàng: là địa bàn chưa có sự cạnh tranh gay gắt về đầu tư tín dụng, song việc điều tra nắm bắt tình hình kinh tế từng xã để chủ động cho vay nhanh, có hiệu quả là việc làm thường xuyên. Năm 2003 vốn Ngân hàng chủ yếu đầu tư cho kinh tế hộ, các đề án, các chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế huyện, đầu tư cho doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả, đầu tư cho doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần. Năm 2003 tốc độ tăng trưởng tín dụng cao. Tổng dư nợ 175.769 triệu, tăng 43.755 triệu, tốc độ tăng 33,14%. Doanh số cho vay trong năm 98.791 triệu. Trong đó, doanh số thu nợ quá hạn 6.680 triệu. Vốn tín dụng đầu tư vào các thành phần kinh tế: Doanh nghiệp nhà nước: 11.105 triệu, tăng 2.985 triệu, tốc độ tăng 36,75% Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần: dư nợ 9.475 triệu,tăng 6.545 triệu, tốc độ tăng 223,3%. Cho vay hộ sản xuất: dư nợ 140.510 triệu, tăng 31.854 triệu, tốc độ tăng 29,31% (bao gồm cả cho vay DN NHCSXH). Dư nợ thương mại hộ sản xuất: 119.322 triệu, tăng 31.390 triệu, tốc độ tăng 35,69%. Cho vay đời sống: 14.505 triệu tăng 2.244 triệu, tốc độ tăng 18,3%. + Mạng lưới cho vay hộ và kinh tế tư nhân, tổng số hộ có dư nợ ngân hàng đến 31/12/2003 là 23.828 hộ, đưa mức đầu tư tăng từ 5 triệu đồng/hộ năm 2002 lên 6 triệu đồng/hộ năm 2003. + Thực hiện đề án chỉnh sửa cho vay hộ sản xuất qua tổ vay vốn đã mở rộng hình thức cho vay vốn, cán bộ tín dụng đã cùng họp với tổ vay vốn phổ biến quy trình thành lập tổ, quy trình kiểm định. Kết quả thực hiện theo đề án chỉnh sửa đã thành lập và cho vay được 524 tổ với số thành viên 8.141 người. Số dư nợ 50.337 triệu. + Tín dụng đầu tư cho các ngành kinh tế: Đầu tư cho sản xuất nông nghiệp: 70.299 triệu. Ngành thuỷ sản: 16.265 triệu, chiếm tỷ trọng 39,9% tổng dư nợ. Ngành tiểu thủ công nghiệp: 11.500 triệu, chiếm 6,54% tổng dư nợ. Ngành thương mại dịch vụ: 23.327 triệu, chiếm 13,2 % tổng dư nợ. Ngành khai thác: 18.327 triệu, chiếm 17,4 % tổng dư nợ. Cho vay đời sống: 14.503 triệu, chiếm 17,4 % tổng dư nợ. Riêng DN NHCS: 21.128 triệu, chiếm 12% tổng dư nợ Ngoài đầu tư cho các ngành kinh tế phát triển, năm 2003 đã cho vay 84 người đi lao động nước ngoài, số tiền 973 triệu vốn tín dụng đã đầu tư cho kinh tế trang trại, trong năm cho vay: 211 trang trại số tiền dư nợ 3.307 triệu đồng. Bên cạnh việc thực hiện giao khoán chỉ tiêu kế hoạch tới từng cán bộ tín dụng, gắn kết quả thực hiện kế hoạch với phân phối tiền lương theo kết quả làm ra, tạo ý thức chăm lo đến kết qủa kinh doanh của mọi người. Chính vì vậy mà dư nợ của Ngân hàng luôn tăng trưởng qua các năm, Ngân hàng luôn tạo sự cân đối giữa cho vay trung, dài hạn với cho vay ngắn hạn thích ứng với nguồn huy động và với mục đích của Ngân hàng. Tỷ lệ này được biểu diễn qua các năm sau: Bảng 7: Tổng dư nợ cho vay theo nguồn vốn Đơn vị :Triệu đồng Chỉ tiêu TH 2002 KH 2003 TH 2003 So sánh với năm 2002 TT +(-) % Tổng dư nợ 132.014 176.000 175.769 43.755 33,14 DN NHNo 111.300 155.000 154.581 43.281 38,88 100 + Ngắn hạn 50.732 65.819 65.636 14.904 29,3 42,46 + Trung hạn 49.868 76.400 76.164 26.296 52,7 49,27 + Dự án 10.700 12.781 12.781 2.081 19,5 8,2 DN NHCS 20.714 21.000 21.188 0.474 2,3 100 + Ngắn hạn 368 275 -93 -25,3 1,3 + Trung hạn 20.346 20.913 0.567 2,78 98,7 Tổng dư nợ 175,769 triệu tăng so với năm 2002 là 43.755 triệu, tóc độ tăng 33,14% bằng 100% kế hoạch Tỉnh giao. Trong đó: + DN NHNo đạt 154.581 triệu tăng so năm 2002 là 43.281 triệu, tốc độ tăng 38,88% bằng 100% kế hoạch: - DN ngắn hạn 65.636 triệu tăng so với năm 2002 là 14.904 triệu tốc độ tăng 29.3% chiếm tỷ trọng 42,46% tổng dư nợ. - DN trung dài hạn 76.164 triệu tăng so với năm 2002 là 26.296 triệu tốc độ tăng 52.7% bằng 99,7 % kế hoạch, chiếm tỷ trọng 49,27% tổng dư nợ. - DN vốn dự án 12.781 triệu tăng so với năm 2002 là 2.081triệu tốc độ tăng 19,5% chiếm tỷ trọng 8,2% tổng dư nợ. + DN NHCSXH đạt 21.188 triệu tăng so với năm 2002 là 47 triệu tốc độ tăng 2,3%. Nhìn chung công tác tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp huyện nhờ có chính sách hỗ trợ một phần lãi suất tiền vay cho người nông dân, cung với QĐ 67/1999QD- TTg ngày 30/9/1999 của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Thống đốc Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng nông nghiệp Tỉnh đã tháo gỡ những vướng mắc, ngày càng mở rộng và phát triển với hiệu quả cao. Thể hiện: Bảng 8: Doanh số cho vay và doanh số dư nợ. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Doanh số cho vay 113.689 142.477 Doanh số dư nợ 80.972 98.791 Doanh số cho vay của năm 2003 tăng 28.788 triệu so vớí năm 2002 và doanh số thu nợ của năm 2003 tăng 17.819 triệu đồng. Đạt được kết quả như trên là do sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ được giao nhiệm vụ, họ đã thực hiện nghiêm túc quá trình cho vay, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, nếu có biến động tuỳ theo nguyên nhân thực tế để có biện pháp xử lý kịp thời. Coi trọng công tác phân tích nợ theo mặt bằng dư nợ, nợ đến hạn, quá hạn hàng tháng, trên cơ sở đó phân loại nợ, xác định khả năng thu hồi và nguồn trả nợ đến từng khách hàng. Hàng ngày thực hiện giao chỉ tiêu thu nợ đến hạn, quá hạn từng khách hàng để cán bộ thực hiện. Bên cạnh đó là sự tăng cường công tác kiểm tra của các cấp lãnh đạo từ khâu xem xét duyệt cho vay, kiểm tra điểm thực tế sử dụng vốn vay tại khách hàng bằng nhiều hình thức tự kiểm tra, kiểm tra chéo, kiểm tra chuyên đề, kịp thời phát hiện sai sót. Chính vì thế mà chất lượng tín dụng của Ngân hàng tương đối tốt, nợ quá hạn thấp được diễn biến qua các năm sau: Bảng 9: Nợ quá hạn của NHNo Hoằng hóa Đơn vị :Triệu đồng Chỉ tiêu TH 2002 TH 2003 So sánh TT +(-) % Tổng NQH 1.780 2.033 253 1. NQH NHNo 988 1.487 499 50,5 100 + Từ 1 - 180 ngày 885 1.158 273 30,84 77,8 + Từ 181 - 360 ngày 84 222 138 164,2 15 + Trên 360 ngày 19 107 88 46,3 7,2 Tỷ lệ NQH 0,88 0,96 0,08 2. NQH NHCSXH 792 546 -246 -31 Tỷ lệ NQH 3,82 2,57 -1,25 Tổng dư nợ quá hạn 2.033 triệu tỷ lệ NHQ chung 1,15%. Trong đó: + NQH NHNo 1.487 triệu tỷ lệ NQH 0,96% NQH Từ 1 - 180 ngày 1.158 triệu chiếm tỷ trọng 77,8% tổng NQHTM NQH Từ 181 - 360 ngày 222 triệu chiếm t ỷ trọng 15% tổng NQHTM NQH Trên 360 ngày 107 triệu chiếm tỷ trọng 7,2 % tổng NQHTM + NQH NHCSXH 546 triệu tỷ lệ 2,57 % giảm so với năm 2002 là 246 triệu. Qua bảng số liệu trên cho thấy nợ quá hạn năm 2003 có tăng lên nhưng không đáng kể bởi vì trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Đạt được kết quả trên là cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên ngành ngân hàng, ban lãnh đạo và các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương các cấp tạo môi trường pháp lý thuận lợi trong công tác đầu tư và quản lý vốn. 2.3 Công tác kế toán. ngân quỹ, kết quả tài chính. Khối lượng công việc trong năm tăng, số cán bộ kế toán, ngân quỹ giảm, số mới bổ sung chưa thành thạo với công việc được giao, các chương trình vi tính thay đổi liên tục, song công việc được giao đã hoàn thành tốt. a) Về công tác kế toán: + Phân công công việc, có chương trình công tác cụ thể cho từng kế toán viên, cải tiến phong cách làm việc, giải phóng khách hàng nhanh, ít sai sót. + Doanh số hoạt động trong năm phát sinh Nợ - Có đạt 2.023.931 triệu đồng gấp 1,34 lần so với năm 2002. + Thực hiện chuyển tiền cho khách hàng 1.302 món, nhận chuyển tiền về của khách hàng 1.273 món. + Quản lý an toàn tài sản của khách hàng với khối lượng lớn 7.911 khách hàng có tài khoản tiền gửi và tiết kiệm. Trong đó: TKTG nội tệ: 645 kH TKTG ngoại tệ: 240 kH Tk Tiết kiệm: 7.026 kH b) Về công tác ngân quỹ. Bảo đảm an toàn tài sản trong năm khôngcó mất mát tiền bạc, kể cả tiền vận chuyển trên đường, cân đối đủ tiền mặt đáp ứng nhu cầu chi trả cho khách hàng. Thu chi đúng chế độ quy định, mở sổ sách theo dõi, quản lý chìa khoá kho đúng chế độ, chấp hành chế độ ra vào kho, chế độ uỷ quyền, bàn giao kho quỹ từng lần khi các thành viên quản lý kho đi công tác. Năm 2003: Thực hiện thu tiền mặt: 449.490 triệu đồng. Thực hiện chi tiền mặt: 500.056 triệu đồng. Doanh số thu chi tiền mặt vượt gấp 1,3 lần so với năm 2002. Doanh số hoạt động gấp 1,34 lần so với năm 2002. Hoạt động kinh doanh dịch vụ. Đã thực hiện 1.302 món chuyển tiền, số tiền chuyển là 594.958 triệu, thu dịch vụ thanh toán 30.341 ngàn đồng. Doanh số bán ngoại tệ 100.013 USD. Doanh số mua ngoại tệ 107.789 USD. c) Kết quả tài chính. Nhờ có những bước tiến đáng kể trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng mà lợi nhuận của Ngân hàng ngày càng tăng. Các Ngân hàng đã sử dụng mọi biện pháp để thu lãi cho vay mới, thu lãi tồn đọng, xử lý thu hồi nợ, rủi ro đưa vào thu nhập cùng với việc tăng thu, chênh lệch giữa lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào, từ đó tạo ra đủ quỹ thu nhập chi lương ở mức cao nhất, có quỹ tích luỹ và dự phòng. Quản lý tài sản, quản lý chi tiêu đúng chế độ quy định, định mức của Ngân hàng Tỉnh giao, các khoản chi không vượt so với định mức: Thực hiện thu đúng chi đủ, tận thu để có quỹ thu nhập cho cán bộ viên chức mở rộng thanh toán chuyển tiền, mua bán ngoại tệ tăng thu dịch vụ. Tổng thu từ hoạt động dịch vụ 67 triệu. Do hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2003 Ngân hàng nông nghiệp huyện Hoằng Hoá đã đảm bảo sự chi tiêu lương cho người lao động theo chế độ nhà nước quy định và thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người lao động, đời sống cán bộ công nhân viên ổn định và từng bước được cải thiện. 3. Tình hình thực hiện kế toấn cho vay tại các ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hoằng Hoá- Thanh hoá. 3.1 Tình hình kế toán cho vay nói chung. Kế toán cho vay hộ sản xuất trong năm 2003 dư nợ là 175.769 triệu đồng, Doanh số cho vay là 142.477 trệu , Doanh số thu nợ là 98.791 triệu đồng, như vậy công tác kế toán cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp Hoằng Hoá chủ yếu là cho vay hộ sản xuất với phương thức cho vay từng lần.Đâylà phương thức cho vay được khách hàng chấp nhận vì nó phù hợp với đặc điểm sản xuất mang tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp, do vậy thời hạn cho vay gắn với chu kỳ sản xuất và lưu thông, áp dụng thời gian cho vay lưu vụ xong thời hạn kéo dài không quá 12 tháng đối với cho vay ngắn hạn, vốn cho vay trung hạn từ 12 tháng đến dưới 5 năm, vốn cho vay dài hạn từ 5 năm trở lên. Từ nội dung của kĩ thuật cho vay này kế toán cho vay phải thực hiện những công việc sau: + Phải xác lập các hồ sơ, chứng từ cho vay một cách hợp lệ, đầy đủ, kiểm soát chứng từ khi phát tiền vay. + Hạch toán kịp thời chính xác các khoản cho vay trong suốt quá trình sử dụng khi cho vay đến khi khoản vay đã được trả hết cả gốc và lãi tiền vay. + Quản lý hồ sơ chứng từ chặt chẽ, khoa học. Để bảo vệ an toàn tài sản cuối tháng sao kê toàn bộ hợp đồng tín dụng để đối chiếu với sổ phụ của từng khách hàng vay. Yêu cầu của đối chiếu là phải đảm bảo tổng số tiền còn lại trên hợp đồng tín dụng phai rbằng dư nợ của tài khoản cho vay. Về hạch toán các khoản giải ngân ,thu nợ ,tính và thu lãi NHNo Hoằng hoá cũng áp dụng như quy định chung đã trình bày ở chương I Có thể tóm tắt một cách khái quát như sau: Đối với phương thức cho vay từng lần. + Kế toán khi cho vay Hồ sơ xin vay theo quy địn của chế độ tín dụng do người vay nộp vào khi được cán bộ thẩm định và giám đốc ngân hàng duyệt cho duyệt được chuyển sang kế toán để kiểm soát và giải ngân toàn bộ số tiền cho vay theo hạn mức tín dụng. Căn cứ váo chứng từ như giấy lĩnh tiền mặt,kế toán vào sổ chi tiết hoặc nhập dữ liệu vào máy tính. Bút toán phản ánh khi cho vay: Nợ: TK cho vay của người vay Có: TK Tiền mặt (nếu giải ngân bằng tiền mặt) + Kế toán giai đoạn thu nợ. Cơ sở để kế toán thu hồi nợ các khoản cho vay từng lần là hạn nợ ghi trên hợp đồng tín dụng. Theo quy chế tín dụng, đến hạn trả nợ người vây phải chủ động nộp bằng tiền mặt hay trích tài khoản tiền gửi để trả nợ nhân hàng. nếu thu nợ bằng tiền mặt: Kế toán căn cứ giấy nộp tiền của người vay để hạch toán Nợ: TK tiền mặt Có: TK cho vay – tiểu khoản người vay Nêú thu bằng chuyển khoản: Kế toán căn cứ uỷ nhiệm chi của người vay để hạch toán. Nợ: TK tiền gửi - của người vay. Có: TK cho vay - tiểu khoản người vay. + Kế toán chuyển nợ quá hạn. Đến hạn trả nợ nếu người vay không có khẩn năng trả nợ và cũng không được ngân hàng gia hạn nợ thì kế toán lập phiếu chuyển khoản để chuyển sang tài khoản nợ quá hạn. Hạch toán: Nợ: TK nợ quá hạn thích hợp. Có: TK cho vay của người vay. + Kế toán thu lãi. Làm tham mưu cho cho hoạt động tín dụng để nâng cao hiệu quả và mở rộng hoạt động tín dụng. Việc thực hiện các nghiệp vụ kế toán cho vay diễn ra tốt thì việc đảm bảo về mặt pháp lý các khoản cho vay của Ngân hàng đều dựa vào các loại chứng từ trong Ngân hàng với hoạt động kế toán cho vay, mọi liên quan giữa khách hàng với Ngân hàng về khoản cho vay thu nợ, thu lãi đều phải căn cứ vào các chứng từ để xử lý, trong đó có chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ. 3.2 Vấn đề lưu trữ hồ sơ vay vốn của kế toán cho vay. Trong kế toán cho vay, đặc biệt là cho vay đối với hộ sản xuất, việc lưu trữ hồ sơ chính là lưu giữ các chứng từ quan trọng và không chỉ lưu trữ đơn thuần mà chính là bảo quản một khối lượng tài sản lớn của Ngân hàng, qua đó bộ phận kế toán phải luôn theo dõi, kiểm tra để thu hồi vốn đúng hạn cả gốc và lãi. Hồ sơ kế toán lưu trữ bao gồm: hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn. Tuỳ theo loại hình khách hàng, bộ hồ sơ vay khác nhau. Hợp đồng tín dụng được ký kết giữa hai bên Ngân hàng và khách hàng, hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng tiền vay, cách thức giải ngân và sử dụng vốn vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, phương thức và thời hạn trả nợ hình thức bảo đảm tiền vay, giá trị tài sản làm đảm bảo, biện pháp xử lý tài sản làm đảm bảo, chuyển nhượng hoặc không chuyển nhượng hợp đồng tín dụng và các cam kết khác được các bên thoả thuận. Đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân mà không phải thực hiện thế chấp, bảo lãnh, cầm cố dùng sổ vay vốn thay cho hợp đồng tín dụng. Khoản vay khi được giám đốc Ngân hàng ký duyệt cho vay thì bộ tín dụng chuyển hồ sơ cho bộ phận kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán. Bộ phận kế toán khi nhận hồ sơ của bộ phận tín dụng chuyển đến cán bộ kế toán cho vay kiểm tra lại hồ sơ cho vay theo những danh mục quy định, sau khi kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp. Đủ điều kiện thì kế toán tiến hành đăng ký số khế ước cho khách hàng, và sổ đăng ký số khế ước. Kế toán viên gửi bản hợp đồng tín dụng cùng với các giấy tờ liên quan để làm căn cứ phát tiền vay. Thực hiện các quy định Ngân hàng về lưu trữ hồ sơ vay vốn của khách hàng, bộ phận kế toán cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp Hoằng Hoá đã lưu trữ hồ sơ vay vốn an toàn, các hồ sơ được lưu trữ một cách hợp lý theo từng loại riêng, loại vay ngắn hạn, loại vay dài hạn. 3.3 Việc tôn trọng tính pháp lý của chứng từ kế toán cho vay Bộ chứng từ để rút vốn vay gồm chứng từ gốc, chứng từ ghi sổ và các chứng từ có liên quan. + Chứng từ gốc: là chứng từ đề nghị vay vốn, hợp đồng tín dụng như đã quy định theo chế độ thể lệ tín dụng ban hành. Đối với cho vay hộ sản xuất thì dùng sổ cho vay thay hợp đồng tín dụng. + Chứng từ ghi sổ: Nếu cho vay bằng chuyển khoản là uỷ nhiệm chi, và các chứng từ chuyển khoản khác nếu vay bằng tiền mặt thì dùng giấy lĩnh tiền mặt. Trên các sổ vay, chứng từ vay, có đầy đủ các chữ ký mới có giá trị pháp lý. Phía đơn vị vay phải có chữ ký của thủ trưởng đơn vị vay hoặc người uỷ quyền (phải có giấy uỷ quyền của thủ trưởng đơn vị) chữ ký của kế toán trưởng hoặc người được uỷ quyền (nếu là doanh nghiệp tư nhân không đăng ký chữ ký kế toán trưởng tại N

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33823.doc
Tài liệu liên quan