Khóa luận Ứng dụng Microstation trong việc hỗ trợ xây dựng phương án bồi hoàn giải phóng mặt bằng khu dân cư – thương mại, xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau

Khu vực ấp Lưu Hoa Thanh –xã Tân Thu ận -huyện Đầm D ơi -tỉnh CàMau có

điều kiện tự nhi ên rất ưu đãi.

Phía Bắc giáp với UBND x ã Tân Thuận.

Phía Đông giáp v ới tỉnh Bạc Li êu.

Phía Tây giáp v ới phần đất c òn lại của ông V õ Hoàng Duy.

Phía Nam giáp v ới Kinh Xáng Nông Tr ường.

Đây là khu vực có tiềm năng lớn về du lịch, thương m ại, vui ch ơi giải trí, thể

thao Tron g khi hình th ức sử dụng đất tr ước đó chủ yếu là nuôi tr ồng thủysản đem lại

hiệu quả kinh tế ch ưa cao cho khu v ực. Do đó dẫn đến việc giải toả để xây dựng khu dân

cư thương m ại.

pdf25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2583 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ứng dụng Microstation trong việc hỗ trợ xây dựng phương án bồi hoàn giải phóng mặt bằng khu dân cư – thương mại, xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h toán đền bù ứng dụng công nghệ GIS bao gồm 4 bước sau: - Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian và thuộc tính GIS đối với khu vực cần tính toán. - Xác định vùng cần giải toả. - Tính diện tích phải giải toả. - Tính toán chi phí đền bù giải toả. 1.2.3. Phương pháp xác định hệ số K để định giá đất đền bù thiệt hại. Bước 1: Xác định sản lượng chi phí thu nhập. Bước 2: Xác định giá trị khả năng sinh lợi. Thu nhập Giá đất theo khả năng sinh lợi = Lãi xuất tiền gởi Ngân Hàng (không kì hạn) Bước 3: Xác định hệ số K để định giá đất đền b ù thiệt hại. Giá đất theo khả năng sinh lợi Hệ số K = Giá đất do UBND Tỉnh ban hành theo khung giá do Chính Ph ủ qui định. 1.2.4. Mục đích và ý nghĩa của việc giải tỏa – bồi hoàn. 1.2.4.1. Cơ sở pháp lý. Theo Hoàng Văn Đôn (2006), Hiến Pháp (1992): Điều 2, “Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân”. Điều 17, “Đất đai là của Nhà nước, 4thuộc sở hữu của toàn dân”, “Nhà nước giao đất cho các cá nhân sử dụng v ào mục đích lâu dài”. Điều 23, “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hóa, trong trường hợp thật cần thiết v ì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia. Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường”. 1.2.5. Các nguyên tắc trong việc giải tỏa – bồi hoàn. 1.2.5.1. Nguyên tắc chung. Theo Nguyễn Thị Kim Nhàn (2002), việc giải toả bồi hoàn phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Hỗ trợ về đất, nhà ở và các khoản chi phí khác cho cả trường hợp đất “bất hợp pháp” (chỉ áp dụng đối với trường hợp thực hiện trước khi công bố bản qui hoạch). - Ưu tiên việc dọn đến các khu tái định cư cho những chủ thể tuân thủ pháp luật, khẩn chương thực hiện di dời và các gia đình chính sách, người có công với cách mạng. 1.2.5.2. Các quy định chung trong việc giải tỏa - bồi hoàn. Theo Nguyễn Thị Kim Nhàn (2002), việc giải toả - bồi hoàn phải tuân theo các quy định sau: - Giải tỏa để thực hiện việc xây dựng phải đúng mục đích xây dựng, phải đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Ngoại trừ áp dụng đối với việc sử dụng đất phục vụ cho các công tr ình công ích của Làng, Xã bằng hình thức huy động sự đóng góp của dân. 1.3. Giới thiệu khái quát về GIS. 1.3.1. Định nghĩa về GIS. Từ các cách tiếp cận khác nhau nhiều nh à khoa học đã có những định nghĩa khác nhau về GIS: - Theo Võ Quang Minh (2003), GIS là một kỹ thuật quản lý các thông tin dựa vào máy vi tính được sử dụng bởi con người vào mục đích lưu trữ, quản lý và xử lý các số liệu thuộc tính địa lý không gian nhằm phục vụ cho các mục đích khác nhau. 1.3.2. Một số ứng dụng của GIS. Vì GIS được thiết kế như một hệ thống chung để quản lý dữ liệu không gian, nó có 5rất nhiều ứng dụng trong việc phát triển đô thị và môi trường tự nhiên như là: quy hoạch đô thị, quản lý nhân lực, nông nghiệp, điều h ành hệ thống công ích, lộ tr ình, nhân khẩu, bản đồ, giám sát vùng biển, cứu hoả và bệnh tật. Trong phần lớn lĩnh vực n ày, GIS đóng vai trò như là một công cụ hỗ trợ quyết định cho việc lập kế hoạch hoạt động (Lê Văn Thanh, 1999). 1.3.2.1. Ứng dụng của GIS trên thế giới. - Theo Võ Quang Minh (1996), k ỹ thuật GIS trên thế giới phát triển và ứng dụng từ năm 1960, tập chung vào quản lý đô thị, hành chính, dân cư… đến thập niên 80, đặc biệt vào những năm 1990 GIS được ứng dụng rộng rãi hơn. + Ứng dụng GIS trong quản lý rừng, môi trường ở Trung Quốc. + Ứng dụng GIS trong việc đánh giá môi tr ường sống của cá ở Thái B ình Dương. + Ứng dụng GIS để dự đoán, dự báo v à quản lý dịch hại ở Finland. + Ứng dụng GIS đánh giá quan hệ sử dụng đất v à chất lượng nước. - Theo Arnold J.G ( 2000), kỹ thuật GIS được ứng dụng để lập mô h ình dự báo để tiến tới đánh giá khả năng ô nhiễm n ước ngầm của tầng chứa nước Paluxy, miền Trung Texas. 1.3.2.2. Ứng dụng GIS ở nước ta. - Theo Bùi Công Quế (1999), kỹ thuật GIS được ứng dụng để nghiên cứu quản lý tổng hợp vịnh Văn Phong , tỉnh Khánh Hoà. - Theo Trịnh Hoài Thu (1999), kỹ thuật GIS được ứng dụng để nghiên cứu và dự báo trượt lở khu vực hồ thuỷ điện Sơn La. 1.3.3. Lợi ích và hạn chế của của việc ứng dụng kỹ thuật GIS. Theo Hoàng Văn Đôn (2006), kỹ thuật GIS có những lợi ích và hạn chế sau: - Kỹ thuật GIS là một công nghệ ứng dụng các tiến bộ khoa học của máy tính, do đó việc sử dụng GIS trong các mục ti êu nghiên cứu so với các phương tiện cổ điển có thể mang lại những hiệu quả cao. 1.3.4. Sơ lược về Microstation & Famis. 1.3.4.1. Sơ lược về Microstation. - Theo Tổng Cục Địa Chính - Viện Nghiện Cứu Địa Ch ính (2000), Microstation là một phần mềm trợ giúp thiết kế CAD v à là môi trường đồ họa rất mạnh cho phép xây 6dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ. Micros tation còn được sử dụng để làm nền cho các ứng dụng khác như Geovec, Irasb, MSFC, Mrffag ch ạy trên nó. 1.3.4.2. Sơ lược về Famis. - Theo Tổng Cục Địa Chính - Viện Nghiện Cứu Địa Chính (2000), phần mềm tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa chính (Field Work and Cadastral Mapping Intergrated Software – Famis) là một phần mềm nằm trong hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ lập bản đồ và hồ sơ địa chính. Xử lý hướng đối tượng: Phần mềm cho phép người dùng bật / tắt hiển thị các thông tin cần thiết của trị đo lên màn hình. Xây dựng bộ mã chuẩn. Bộ mã chuẩn bao gồm hai bộ mã: mã định nghĩa đối tượng và mã điều khiển. Phần mềm có khả nă ng tự động tạo bản đồ từ trị đo qua quá tr ình xử lý mã. Giao diện hiển thị, sửa chữa rất tiện lợi, mềm dẻo. Famis cung cấp hai ph ương pháp để hiển thị, tra cứu và sửa chữa trị đo. Phương pháp 1: Qua giao diện tương tác đồ họa màn hình, người dùng chọn trực tiếp từng đối tượng cần sửa chữa qua hiển thị của nó trên màn hình. Phương pháp 2: Qua bảng danh sách các trị đo, một trị đo tương ứng với một bảng ghi trong bảng này. Công cụ tính toán: Famis cung cấp rất đầy đủ, phong phú các công cụ tính toán: giao hội (thuận nghịch), vẽ theo hướng vuông góc, giao điểm, dóng h ướng, cắt cạnh thửa… .Các công cụ thực hiện đơn giản, kết quả chính xác. Các công cụ tính toán rất phù hợp với các thao tác đo vẽ mang đặc th ù ở Việt Nam. Xuất số liệu: Số liệu trị đo có thể được in ra các thiết bị ra khác nhau: máy in, máy vẽ. Các số liệu này cũng có thể xuất ra các dạng file số liệu khác nhau để có thể trao đổi với các hệ thống phần mềm khác nh ư SDR. Quản lý và xử lý các đối tượng bản đồ: Các đối tượng bản đồ được sinh ra qua tự động xử lý mã hoặc do người sử dụng vẽ vào qua vị trí các điểm đo. Famis cung cấp công cụ để người dùng dễ dàng lựa chọn lớp thông tin bản đồ cần s ửa chữa và các thao tác chỉnh sửa trên các lớp thông tin này. + Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính: Nhập dữ liệu bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau: 7Từ dữ liệu trị đo. Các đối tượng bản đồ ở bên trị đo được đưa thẳng vào bản đồ địa chính. Từ các hệ thống GIS khác. Famis giao tiếp với các hệ thống GIS khác qua các File dữ liệu sau: ARC của phần mêm ARC/INF, MIF của phần mềm MAPINFO, DXF, DWG của phần mềm Auto Card, DGN của phần mềm GIS OFFICE. Từ công nghệ xây dựng bản đồ số: Famis giao tiếp trực tiếp với một số công nghệ xây dựng bản đồ số hiện đang sử dụng ở Tổng Cục Địa Chính như: ảnh số, ảnh đơn, vector hóa bản đồ. Quản lý các đối tượng bản đồ theo phân lớp chuẩn. Famis cung cấp bảng phân loại các lớp thông tin của bản đồ địa chính. Việc phân lớp v à cách hiển thị các lớp thông tin tuân thủ theo qui phạm Tổng Cục Địa Chính. Tạo vùng, tự động tính diện tích, tự động sửa lỗi, tự động phát hiện các lỗi c òn lại và cho phép người dùng tự sửa. Chức năng thực hiện nhanh, mềm dẻo cho phép người dùng tạo vùng trên một phạm vi bất kì. Cấu trúc File dữ liệu tuân theo đúng mô h ình Topology cho bản đồ số vector. Hiển thị, chọn, sửa chữa các đối tượng bản đồ. Các chức năng n ày thực hiện dựa trên thế mạnh về đồ họa sẵn có của Micro station nên rất dễ dùng, phong phú, mềm dẻo, hiệu quả. Đăng kí hồ sơ (qui chủ sơ bộ). Đây là nhóm chức năng thực hiện qui chủ tạm t hời. Gán, hiển thị, sửa chữa các thông tin thuộc tính được gán với thửa. 8CHƯƠNG II PHƯƠNG TIỆN - PHƯƠNG PHÁP 2.1. Phương tiện. 2.1.1. Địa điểm và thời gian thực tập. 2.1.1.1. Địa điểm thực hiện đề tài. - Trung Tâm Thông Tin Tài Nguyên và Môi Trường – Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tỉnh Cà Mau. 2.1.2. Phương tiện. - Thu thập số liệu đo đạc và bản vẽ sơ họa của khu vực ấp Lưu Hoa Thanh – xã Tân Thuận – huyện Đầm Dơi – tỉnh Cà Mau. - Thu thập số liệu phi hình học:sổ mục kê, danh sách chủ sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất của khu vực cần giải tỏa. 2.2. Phương pháp. 2.2.1. Cách thực hiện. - Xác định khu vực cần giải tỏa. - Thu thập toàn bộ số liệu liên quan gồm: số liệu hình học và phi hình học của khu vực giải tỏa. - Xác định phương án giải tỏa và hỗ trợ bồi hoàn cho phù hợp với đặc điểm của địa phương. - Thu thập số liệu khu vực đã giải tỏa làm cơ sở để so sánh với phương án thực hiện. - Xác định khu vực giải tỏa dựa tr ên phương án đã xây dựng bằng phần mềm Microstation & Famis. - Tiến hành áp giá bồi hoàn. - So sánh kết quả bằng kĩ thuật GIS với kết quả đ ã thực hiện trước đây theo phương pháp truyền thống. 9CHƯƠNG III KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1. Mô tả khu vực nghiên cứu. Khu vực ấp Lưu Hoa Thanh – xã Tân Thuận - huyện Đầm Dơi - tỉnh Cà Mau có điều kiện tự nhiên rất ưu đãi. Phía Bắc giáp với UBND xã Tân Thuận. Phía Đông giáp với tỉnh Bạc Liêu. Phía Tây giáp với phần đất còn lại của ông Võ Hoàng Duy. Phía Nam giáp với Kinh Xáng Nông Trường. Đây là khu vực có tiềm năng lớn về du lịch, thương mại, vui chơi giải trí, thể thao… Trong khi hình thức sử dụng đất trước đó chủ yếu là nuôi trồng thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế chưa cao cho khu vực. Do đó dẫn đến việc giải toả để xây dựng khu dân cư thương mại. 3.2. Phương án bồi thường giải phóng mặt bằng xây dựng khu dân c ư xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi, Tỉnh Cà Mau. Theo Phương án bồi thường giải phóng mặt bằng xây dựng khu dân c ư xã Tân Thuận - huyện Đầm Dơi - tỉnh Cà Mau. 3.2.1. Tổng quát phương án. 3.2.1.1. Căn cứ pháp lý lập phương án. - Căn cứ Luật Đất Đai ngày 26/11/2003. - Căn cứ nghị định 181/2004/NĐ -CP của Chính phủ ban hành ngày 29/10/2004 về việc thi hành Luật Đất đai; - Căn cứ Quyết Định số 03/2006 QĐ – UBND ngày 19/01/2006 của Chủ Tịch UBND tỉnh Cà Mau về ban hành bảng đơn giá xây dựng mới nhà ở và công trình vật kiến trúc trên địa bàn tỉnh Cà Mau. - Căn cứ Quyết Định số 02/2006/QĐ – UBND ngày 18/12/2006 của UBND tỉnh Cà Mau về việc quy định mức giá các loại đất trong địa bàn tỉnh Cà Mau. 10 - Căn cứ Quyết Định số 40/QĐ – CTUB ngày 09/03/2007 của Chủ Tịch UBND huyện Đầm Dơi về việc thành lập hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình trên địa bàn huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. - Căn cứ các biên bản điều tra xác minh và giám định các loại tài sản trên đất của từng hộ dân trong khu vực dự án xây dựng khu dân cư – thương mại xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi do Trung Tâm Thông Tin Tài Nguyên và Môi Trư ờng tỉnh Cà Mau kết hợp UBND xã Tân Thuận thiết lập. 3.2.1.2. Địa điểm và quy mô dự án. - Địa điểm: ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. - Quy mô phương án: 71.999,2 m 2. 3.2.2. Chính sách bồi thường, hỗ trợ. 3.2.2.1. Chính sách bồi thường. - Các hộ bị ảnh hưởng trong dự án được bồi thường về đất, nhà cửa, cây trồng, hoa màu, vật kiến trúc trên đất theo qui định của Nhà nước và được hưởng chính sách hỗ trợ di dời, ổn định cuộc sống. Đối với những hộ không đ ược bồi thường về đất nhưng được bồi thường về nhà cửa, vật kiến trúc th ì giá trị nhà được bồi thường là 80% giá trị căn nhà. - Cụ thể như sau: + Đối với đất được bồi thường cho những hộ có đầy đủ giấy tờ theo qui định của pháp luật. + Những hộ nhận chuyển nhượng, thừa kế không đúng theo qui định của pháp luật thì được tính bồi thường cho chủ gốc đủ điều kiện. + Căn cứ Quyết Định số 39/2006 QĐ – UBND ngày 18/12/2006 của UBND tỉnh Cà Mau về việc quy định mức giá các loại đất trong địa b àn tỉnh Cà Mau. 3.2.2.2. Chính sách hỗ trợ. Được áp dụng đối với các hộ, cá nhân đang sinh sống trong phạm vi dự án thực hiện. Mức hỗ trợ cụ thể được áp dụng như sau: - Hỗ trợ di dời nhà: từ 1.000.000 đồng / hộ đến 3.000.000 đồng / hộ . - Hỗ trợ ổn định cuộc sống: (thời điểm thực hiện). 11 Nhân khẩu 30kg gạo X 5.000 đồng X 6 tháng = 900.000 đồng/ khẩu. Đối với những hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có diện tích thiệt hại trên 30% . 3.2.3. Tổ chức thực hiện. 3.2.3.1. Thời gian thực hiện. Sau khi phương án bồi thường được các cơ quan chức năng thông qua, Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng sẽ tiến h ành họp dân và tiến hành giao bản triết tính cho từng hộ dân có đất bị thu hồi và niêm yết danh sách tại Ban quản lý dự án và UBND xã Tân Thuận. Căn cứ vào sự phản hồi của dân, Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng tiến hành phúc tra, đảm bảo cơ sở tính toán bồi thường đúng qui định của Nhà nước về quản lý đất đai. 3.2.3.2. Giải quyết khiếu nại, tố cáo. Sau khi công bố quyết định phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng và phát bản triết tính giá trị bồi thường. Sau 5 ngày nếu như chủ sử dụng đất có yêu cầu thì trực tiếp đến Ban quản lý dự án huyện Đầm Dơi. Những trường hợp vượt thẩm quyền giải quyết của Ban quản lý dự án sẽ được Ban quản lý dự án tổng hợp tr ình cấp có thẩm quyền giải quyết thoả đáng cho nhân dân theo đúng qui đ ịnh. 3.2.3.3 Phương thức trả tiền. - Ban quản lý dự án sẽ có thông báo cho các hộ bị ảnh hưởng. - Các loại giấy tờ bắt buộc phải có khi nhận tiền bồi thường: + Bản triết tính giá trị bồi thường (bản chính). + Sổ hộ khẩu để đối chiếu. + Giấy chứng minh nhân dân (bản sao có công chứng) + Giấy ủy quyền hợp pháp (đối với trường hợp ủy quyền). 3.3. Kết quả thực hiện bằng phương pháp thủ công. 3.3.1. Quy trình giải toả theo phương pháp thủ công. - Do điều kiện trước đây chưa có phần mềm hỗ trợ cho việc thành lập bản đồ nên công việc này được thực hiện bằng phương pháp thủ công. 3.3.2. Kết quả giải toả - bồi hoàn theo phương pháp thủ công. * Thời gian thành lập bản đồ khu vực giải toả cần 40 ng ày với 2 người thực hiện. - Chi phí cho việc thành lập bản đồ: 40 x 2 x 50.000đ = 4.000.000đ 12 - Thuận lợi: + Người thực hiện bằng phương pháp thủ công chỉ cần có chuyên môn ngành Quản Lý Đất Đai và trình độ Chứng chỉ A tin học. + Chi phí đầu tư trang thiết bị thấp (25 triệu đồng): máy kinh vĩ 20 triệu đồng, các trang thiết bị khác như: thước dây, giấy A0, viết, thước, compa, thước đo độ…. - Khó khăn: + Mỗi bước thực hiện phải chính xác tuyệt đối, nếu có sai sót thì phải làm lại từ đầu. + Thời gian hoàn thành bản đồ chậm (40 ngày), cần nhiều nhân công nên chi phí thành lập bản đồ cao (4 triệu đồng). - Tổng kinh phí dự án 3.447.707.243đ. - Kinh phí phải trả cho nhân công lao động cho việc xử lý nội nghiệp là 4.700.000đ. - Tổng số tiền bồi hoàn về đất: 649.759.500đ. Trong đó đất nông nghiệp: 353.749.500đ, đất phi nông nghiệp: 296.010.000đ. - Kinh phí hỗ trợ di dời nhà là: 2.209.573.184đ - Kinh phí bồi hoàn về hoa màu & vật liệu kiến trúc khác 583.674.559đ . 3.4. Kết quả thực hiện bằng Microstation & Famis. 3.4.1. Trình tự giải tỏa bằng Microstation & Famis. - Ngày nay, do sự phát triển của Công Nghệ Thông T in dẫn đến sự ra đời của các phần mềm hỗ trợ cho việc thành lập bản đồ phục vụ cho công tác giải tỏa bồi ho àn (Mapinfo, Microstation & Famis ...) . - Một trong số các phần mềm đó, Microstation & Famis là phần mềm rất hiệu ích trong việc thành lập bản đồ địa chính nhằm phục vụ cho công tác quy hoạch giải tỏa bồi hoàn. 3.4.2. Kết quả đo đạc thực địa. - Khu đo ấp Lưu Hoa Thanh xã Tân Thuận huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau được tổ đo đạc của Trung Tâm Thông Tin T ài Nguyên & Môi Trường thuộc Sở Tài Nguyên & Môi Trường tỉnh Cà Mau thực hiện bằng máy đo đạc TC 400 trong vòng 6 ngày, với tổng số điểm là 731 điểm. Trong đó có 6 cọc chính, 20 điểm phụ, 2 điểm đo bằng GPS . 13 - Đánh giá. Do khu đo được thực hiện bằng máy toàn đạc điện tử TC 400 nên có độ chính xác cao với sai số 20 giây và thời gian đo đạc ngắn (6 ngày). Tuy nhiên, do đặc thù của Vùng có nhiều cây cối cao to đã một phần che khuất gương ngắm nên vẫn còn một số điểm bị sai lệch so với thực địa. Hình 3.3: Sơ đồ toạ độ điểm khu đo vẽ . 3.4.3. Kết quả điều tra và xử lý số liệu thực địa Kết quả điều tra thực địa của khu vực ấp L ưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau được thể hiện như sau: * Tổng số hộ dân, cơ quan, trường học, xí nghiệp thuộc diện giải toả. - Hộ dân: 105 hộ với 109 thửa. Trong đó , 65 hộ có nguồn gốc đất là không hợp pháp, 40 hộ có nguồn gốc đất là hợp pháp. - Đất do UBND quản lý: 9 thửa. - Trường học: 1 thửa. - Xí nghiệp :1 thửa 14 Nhận xét: Qua biểu đồ số thửa của chủ sử dụng đất ta thấy tổng số thửa tr ong khu vực là 120 thửa. Tuy nhiên, chủ sử dụng đất là trường học & xí nghiệp còn quá ít (chỉ có 1 trường học và 1 xí nghiệp) nên chưa áp ứng được nhu cầu học tập và mua bán của người dân trong vùng. Chủ sử dụng đất là UBND xã là 9 thửa, đa số các thửa đất này còn để trống (6 thửa), 3 thửa còn lại cho thuê nên chưa đạt hiệu quả kinh tế cao Nhận xét: Qua biểu đồ diện tích của các chủ sử dụng đất cho thấy diện tích trong khu vực do UBND xã quản lý còn quá cao (chiếm 49% diện tích toàn khu vực). Số diện tích đất này chủ yếu là đất để không hoặc một phần cho ng ười khác thuê (nên khả năng sinh lời không cao, bên cạnh đó trong khu vực chỉ có một trường học với diện tích quá nhỏ 430 m2 nên chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của con em trong vùng. Mặt khác trong vùng có một công ty Thương Nghiệp Cà Mau chuyên bán xe gắn máy, đây là điều kiện thuận lợi cho nguời dân trong vùng khi mua bán phương tiện đi lại (xem hình 3.5). 71999.2 35201.6 35623.2 430 744.4 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 Tổng diện tích Hộ dân UBND xã QL Trường học Xí nghiệp Chủ sử dụng D i ệ n tíc h (m 2) Hình 3.5: Biểu đồ diện tích của các chủ sử dụng đất - Diện tích đất nông nghiệp 65.929 m2. 15 - Diện tích đất phi nông nghiệp 6.070,2 m2. Nhận xét: Qua biểu đồ diện tích đất nông nghiệp & phi nông nghiệp cho thấy diện tích đất phi nông nghiệp trong vùng còn quá ít (6.070,2 m2) chỉ bằng 1/10 diện tích đất nông nghiệp (65.929 m2). Đất nông nghiệp trong khu vực chủ yếu được dùng vào mục đích nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích đất ở trong khu vực chiếm tỷ lệ ch ưa cao do dân số trong vùng còn ít (420 người) và khi chuyển từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp người dân phải đóng một khoảng t iền khá lớn, vì vậy tình trạng cất nhà trái phép thường xuyên xảy ra. Đa số người dân cất nhà đều không có giấy phép hoặc cất nhà ở trên đất nông nghiệp (xem hình 3.6). 71999.2 65929 6070.2 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 Tổng diện tích Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Loại đất D i ệ n tíc h (m 2) Hình 3.6: Biểu đồ diện tích đất nông nghiệp v à phi nông nghiệp. - Đất có GCNQSĐ (hợp pháp) 26.548,9 m2. - Đất không có GCNQSĐ ( không hợp pháp) 9.303,8 m2. 16 26548.9 9303.8 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 Đất hợp pháp Đất không hợp pháp Nguồn gốc đất D i ệ n tíc h (m 2) Hình 3.7: Biểu đồ diện tích đất hợp pháp v à không hợp pháp Các hộ có giấy tờ hợp pháp bao gồm: n hững hộ có đầy đủ giấy tờ theo qui định của pháp luật, các hộ sang bán đất có giấy tờ đã được cơ quan Nhà nước xác thực, các trường hợp thừa kế đã có xác thực của cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, các trường hợp còn lại thuộc không có giấy tờ hợp pháp và chỉ được hỗ trợ tiền di dời nhà. Nhận xét: Qua biểu đồ diện tích đất hợp pháp và không hợp pháp. Diện tích đất có giấy tờ hợp pháp trong khu vực khá cao chiếm 3/4 tổng diện tích. Diện tích đất không có giấy tờ hợp pháp chỉ bằng 1/3 tổng diện tích. Tuy nhiên, tình trạng mua bán nhà, đất trái phép trong khu vực thường xuyên xảy ra, đây là nguyên nhân quan tr ọng dẫn đến sự tranh chấp đất đai trong khu vực (xem hình 3.7). 3.4.4. Kết quả xây dựng bản đồ bằng phần mềm Microstation & Famis. Sau khi đã xử lý số liệu đo đạc thực địa ta tiến h ành dùng các thanh công cụ của Microstation & Famis để tiến hành xây dựng lớp bản đồ đường, ranh giới thửa, ranh giới nhà của khu vực quy hoạch. 3.4.4.1. Kết quả xây dựng lớp bản đồ đường. 17 Hình 3.8: Kết quả việc xây dựng bản đồ đường - Theo qui định Tổng Cục Địa Chính (2000), lớp đường được thành lập như sau: + Active color: 6. + Active level: 22. + Active line style: 0. + Actve line weight. * Đánh giá. Qua bảng đồ đường của ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau ta thấy đây là một khu vực có hệ thống đường tương đối hoàn chỉnh, với 2 tuyến đường chính làm bằng xi măng rộng 5 m, rất thuận lợi cho giao thông v à giao lưu trao đổi hàng hoá giữa vùng với nơi khác. Bên cạnh đó, còn có những đường nhỏ có thể liên thông với đường chính tạo sự lưu thông qua lại của người dân trong vùng. Đây là khu vực nắm giữ vị trí kinh tế huyết mạch của Xã. Do đó việc phát triển khu dân cư, thương mại ở đây là hoàn toàn hợp lý (xem hình 3.8). 3.4.4.2. Kết quả xây dựng lớp bản đồ ranh giới thửa. 18 Hình 3.9: Kết quả việc xây dựng bản đồ ranh giới thửa - Theo qui định Tổng Cục Địa Chính (2000), lớp ranh giới thửa được thành lập như sau: Nhận xét. Qua bản đồ ranh giới thửa và biểu đồ diện tích của các chủ sử dụng đất ta thấy: tổng số thửa trong khu vực còn quá ít (120 thửa/71.999,2 m2 bình quân mỗi thửa là 559 m2). Sự chêch lệch về diện tích của các thửa đất vơí nhau và so với diện tích trung bình là rất lớn (thửa nhỏ nhất có 24,8 m2, thửa lớn nhất 18.024 m2) 3.4.4.3.Kết quả xây dựng lớp bản đồ n hà. 19 Hình 3.10: Kết quả việc xây dựng lớp bản đồ nhà. - Theo qui định Tổng Cục Địa Chính (2000), lớp ranh giới thửa thành lập như sau: + Active color: 3. + Active level: 14. + Active line style: 2. + Actve line weight:1. 3.4.4.4. Kết quả thành lập bản đồ địa chính khu vực giải toả. - Sau khi đã có bản đồ đường, bản đồ nhà, bản đồ ranh giới thửa thì tiến hành chồng lấp các bản đồ này lên nhau để tạo bản đồ hòan chỉnh cho khu vực quy hoạch . 20 Hình 3.11: Bản đồ hoàn chỉnh khu vực giải toả bồi hoàn - Để có bản đồ hoàn chỉnh cần khoảng 10 ngày với 1 nhân công lao động. - Chi phí phải trả cho lao động: 10 x 1 x 50.000đ = 500.000đ. 3.4.4.5. Kết quả áp giá bằng phương pháp Microstation & Famis. 21 3443.01 2209.57 583.67 353.75 296.01 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 Tổng kinh phí Di dời nhà VLKTK & HM Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đối tượng Ti ề n b ồ i h oà n (tr đ ồ ng ) Hình 3.12: Biểu đồ bảng giá bồi hoàn về nhà, đất, HM & VLKTK - Tổng số tiền đền bù thiệt hại về đất nông nghiệp: 353.749.500đ. - Tổng số tiền đền bù thiệt hại về đất phi nông nghiệp: 296.010.000đ. - Tổng số tiền hỗ trợ di dời nhà: 2.209.573.184đ. - Tổng số tiền bồi hoàn cho vật liệu kiến trúc khác và hoa màu: 583.674.559đ. - Tổng kinh phí bồi thường: 3.443.007.243đ. a. Kết quả bồi hoàn về đất. Căn cứ Quyết Định số 39/2006/QĐ – UBND tỉnh Cà Mau ngàu 18/12/2006 về việc qui định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Cà Mau. - Đất phi nông nghiệp có giấy tờ hợp pháp được đền bù 100.000/m2. - Đất phi nông nghiệp không có giấy tờ hợp pháp không đ ược đền bù. - Đất nông nghiệp có giấy tờ hợp pháp được đền bù 15.000/m2. - Đất nông nghiệp không có giấy tờ hợp pháp đ ược không đựơc đền bù. - Tổng số tiền bồi hoàn về đất là: 649.759.500đ. b. Kết quả bồi hoàn về nhà ở. 22 - Căn cứ Quyết Định 03/2006 QĐ – UBND ngày 19/01/2006 của Chủ Tịch UBND tỉnh Cà Mau về ban hành bảng đơn giá xây dựng mới nhà ở và công trình vật kiến trúc trên địa bàn tỉnh Cà Mau. - Đối với nhà ở bồi thường 80% hiện trạng nhà tại thời điểm khảo sát. - Tổng số tiền phải bồi hoàn về nhà là: 2.209.573.184đ. c. Kết quả bồi thường vật liệu kiến trúc khác và hoa màu. - Căn cứ Quyết Định 03/2006 QĐ – UBND ngày 19/01/2006 của Chủ Tịch UBND tỉnh Cà Mau về ban hành bảng đơn giá xây dựng mới nhà ở và và công trình vật kiến trúc trên địa bàn tỉnh Cà Mau. - Căn cứ Quyết Định số 02/2006 ngày 19/01/2006 của Chủ Tịch UBND tỉnh Cà Mau về ban hành bảng giá cây trồng và vật nuôi trên địa bàn tỉnh Cà Mau. - Tống số tiền bồi hoàn về VLKTK & HM là: 583.674.559đ. 3.5. So sánh giữa phương pháp quản lý bằng phần mềm Microstation v à phương pháp truyền thống trước đây. Thông qua việc xây dựng phương án đền bù giải toả ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, sử dụng phần mềm Microstation để xử lý trên bản đồ có nhiều ưu điểm hơn phương pháp làm bằng thủ công, thể hiện ở các điểm sau: - Đối với phương pháp truyền thống trước đây, hệ thống thông tin đất đai của bản đồ địa chính được quản lý, lưu trữ dưới dạng biểu bảng. Khi cần tr ích lục lại thì công việc tiến hành rất chậm chạp và phức tạp. Đất đai luôn biến động theo thời gian, việc truy nhập lại các thông tin số liệu bổ sung th êm các biểu bảng, các bước tính toán cũng tốn nhiều thời gian và nhân lực. 23 CHƯƠNG IV KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ Qua quá trình thực hiện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfỨng dụng Microstation trong việc hỗ trợ xây dựng phương án bồi hoàn giải phóng mặt bằng khu dân cư – thương mại, xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà .pdf
Tài liệu liên quan