Luận án Nông trường quốc doanh ở miền Tây Nghệ An từ năm 1956 đến năm 2015 - Hoàng Thị Yến

LỜI CAM ĐOAN . i

MỤC LỤC. i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. i

DANH MỤC CÁC BẢNG . i

DANH MỤC BIỂU ĐỒ. i

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .8

1.1. Những nghiên cứu về nông trường quốc doanh nói chung.8

1.2. Những nghiên cứu về Nông trường quốc doanh ở miền Tây Nghệ An.23

1.3. Kết quả nghiên cứu đạt được và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết .28

CHƯƠNG 2. NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH Ở MIỀN TÂY NGHỆ AN TỪ

NĂM 1956 ĐẾN NĂM 1986 .32

2.1. Những yếu tố tác động đến sự ra đời và phát triển của nông trường quốc doanh

ở miền Tây nghệ An.32

2.1.1. Điều kiện tự nhiên.32

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.35

2.1.3. Chủ trương xây dựng và phát triển nông trường của Đảng .39

2.2. Quá trình ra đời và hệ thống tổ chức.41

2.2.1. Quá trình ra đời .41

2.2.2. Hệ thống tổ chức .45

2.3. Hoạt động của nông trường giai đoạn 1956 - 1975 .48

2.3.1. Khai hoang, lao động sản xuất .48

2.3.2. Tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu .58

2.3.3. Đời sống của cán bộ, công nhân nông trường.60

2.4. Hoạt động nông trường giai đoạn 1975 - 1986 .65

2.4.1. Nông trường quốc doanh miền Tây Nghệ An trước yêu cầu nhiệm vụ mới .65

2.4.2. Nông trường quốc doanh miền Tây Nghệ An khôi phục sản xuất sau chiến

tranh.682.4.3. Khó khăn của các nông trường và những tín hiệu chuyển đổi mô hình quản lý .72

Tiểu kết chương 2.79

CHƯƠNG 3. NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH Ở MIỀN TÂY NGHỆ AN TỪ

NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2015 .80

3.1. Yêu cầu chuyển đổi phương thức quản lý và hoạt động của nông trường quốc doanh

miền Tây Nghệ An giai đoạn 1986 - 1997.80

3.1.1. Yêu cầu chuyển đổi phương thức quản lý .80

3.1.2. Tổ chức bộ máy .82

3.1.3. Phương thức quản lý “khoán”.85

3.1.4. Hoạt động sản xuất, kinh doanh.91

3.2. Nông trường quốc doanh ở miền Tây Nghệ An giai đoạn 1997 - 2015.97

3.2.1. Chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước về đổi mới nông trường .97

3.2.2. Sự thay đổi hệ thống tổ chức.100

3.2.3. Sự thay đổi mô hình quản lý.104

3.2.4. Hoạt động sản xuất, kinh doanh.108

3.2.5. Đời sống của cán bộ, công nhân nông trường .119

Tiểu kết chương 3 .123

CHƯƠNG 4. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH Ở

MIỀN TÂY NGHỆ AN.124

4.1. Về nguồn gốc ra đời.124

4.2. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh .125

4.3. Về phương thức quản lý.129

4.4. Những đóng góp của các nông trường quốc doanh ở miền Tây Nghệ An.130

Về kinh tế .130

4.5. Một số kinh nghiệm.140

KẾT LUẬN .144

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.148

DANH MUC T ̣ À I LIÊU THAM KH ̣ Ả O.149DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT Chữ viết tắt Nguyên Nghĩa

1 NTQD Nông trường quốc doanh

2 NXB Nhà xuấ

pdf180 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nông trường quốc doanh ở miền Tây Nghệ An từ năm 1956 đến năm 2015 - Hoàng Thị Yến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oán sản xuất cam cho từng hô ̣ gia đình (bình quân trên dưới 0.7ha trên 1 lao đôṇg), tính ra số cây theo mâṭ đô ̣ trồng và đơn giá khoán theo gốc cây. Nông trường cung cấp vâṭ tư, hướng dâñ ki ̃thuâṭ, đôị, tổ điều hành chung công viêc̣ cày, bừa và phun thuốc trừ sâu; người nhâṇ khoán chăm sóc, bảo vê,̣ thu hoac̣h sản phẩm giao nôp̣ cho nông trường theo điṇh mức sản lươṇg. Ai vươṭ mức đươc̣ thưởng, huṭ mức bi ̣ phaṭ. Nhờ cách khoán này nông trường đa ̃hoàn thành tốt kế hoac̣h, năm 1983 laĩ 1.900.000 đồng [125; tr 30]. Năm 1985 đánh dấu bước ngoăṭ mới do cả nước thưc̣ hiêṇ Nghi ̣ quyết Hôị nghi ̣ Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa 5) về “giá, lương, tiền”. Đây cũng là thời kì các nông trường quốc doanh tiếp tuc̣ có nhiều chuyển biến về hoaṭ đôṇg sau khi hoàn chỉnh viêc̣ chia tách các nông trường. Thống kê của sách “Lic̣h sử Nông trường 3/2” cho thấy, đến năm 1988, trong 16 nông trường của vùng Phủ Quỳ thì 30% hoaṭ đôṇg có lãi, 40% trang trải hòa vốn và 30% còn laị sản xuất sản xuất thua lỗ, nơ ̣ngân hàng và nơ ̣bảo hiểm xã hôị. Có thể nói, với truyền thống sản xuất đaṭ hiêụ quả cao trong các giai đoaṇ trước, từ sau năm 1975, các nông trường quốc doanh ở miền Tây Nghê ̣An tiếp tuc̣ đaṭ đươc̣ môṭ số thành tưụ trong viêc̣ phuc̣ hồi sản xuất sau chiến tranh. Tuy nhiên, cơ chế kế hoac̣h hóa tâp̣ trung tồn taị lâu dài đã bắt đầu bôc̣ lô ̣những haṇ chế và ngày càng sâu sắc, các nông trường quốc doanh miền Tây Nghê ̣ An cũng rơi vào khủng hoảng. Chuyển đổi để phát triển trở thành yêu cầu cấp thiết của các nông trường lúc bấy giờ. Môṭ số hình thức khoán đã bước đầu đươc̣ thử nghiêṃ và đưa laị kết quả. Để khoán các sản phẩm đến người lao động trở thành môṭ chủ trương maṇh me ̃và toàn diêṇ thì nông trường Tây Hiếu 1 được xem là đơn vi ̣ tiên phong của vùng Phủ Quỳ. 79 Tiểu kết chương 2 Vị trí địa lý, điạ hình, điều kiện tự nhiên thuận lợi và chính sách phát triển kinh tế nông trường của Đảng và Nhà nước là những điều kiện căn bản tác động đến sự ra đời các nông trường quốc doanh ở miền Tây Nghệ An từ ba nguồn khác nhau là từ quốc hữu hóa các đồn điền của tư bản Pháp và địa chủ phong kiến Việt Nam, Các Liên đoàn sản xuất nông nghiệp do các cán bộ, bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc, những nông trường quân đội thành lập theo chủ trương chuyển ngành hàng loạt bộ đội sang làm kinh tế. Trong buổi đầu mới thành lập, bộ máy tổ chức của các nông trường tuy còn cồng kềnh, phân tán, chưa tập trung, nhưng cơ bản phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ. Hoạt động sản xuất của nông trường khác nhau ở mỗi giai đoạn. Giai đoạn 1956-1965, là giai đoạn các nông trường miền Tây Nghệ An vừa xây dựng, phát triển và thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước giao trong bối cảnh hòa bình. Nhiệm vụ chính của các nông trường quốc doanh trong thời gian này, ngoài phục vụ lợi ích trực tiếp cho người lao động, hoàn thành nghĩa vụ nhà nước giao, còn là trung tâm kinh tế, mô hình XHCN tại địa phương, nhất là vùng miền núi, dân tộc. Nông trường quốc doanh giai đoạn này cần hạch toán kinh tế một cách chừng mực nhất định để nâng cao tính tự chủ. Giai đoạn 1965 - 1975, các nông trường cùng một lúc phải làm tốt hai nhiệm vụ, vừa là hậu cần vững chắc cho nhà nước, vừa là pháo đài chiến đấu, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của Đảng và Nhà nước giao. Nhìn chung, các nông trường quốc doanh ở miền Tây Nghệ An trong giai đoạn này đã hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước đề ra, vừa hoàn thành nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu. Đến giai đoạn 1978 - 1985, cũng giống như các nông trường quốc doanh trên cả nước do nguồn viện trợ bị cắt giảm, các nông trường rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Các nông trường quốc doanh ở miền Tây Nghệ An cũng rơi vào khó khăn gay gắt, đất của nông trường bị bỏ hoang, công nhân không có lương và sản phẩm làm ra không có thị trường tiêu thụ. Trong hoàn cảnh đó, đặt ra yêu cầu bức thiết đối với các nông trường quốc doanh nói chung, các nông trường quốc doanh ở miền Tây nói riêng phải đổi mới về phương thức quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh. 80 CHƯƠNG 3 NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH Ở MIỀN TÂY NGHỆ AN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2015 3.1. Yêu cầu chuyển đổi phương thức quản lý và hoạt động của nông trường quốc doanh miền Tây Nghệ An giai đoạn 1986 - 1997 3.1.1. Yêu cầu chuyển đổi phương thức quản lý Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) là đại hội mở đầu quá trình đổi mới toàn diện đất nước, trọng tâm và trước hết là đổi mới về kinh tế. Sau Đại hội nền kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển đổi về cơ chế quản lý, từ cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung bao cấp đã từng bước chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Nhà nước đã ban hành, tổ chức thực hiện một số chính sách, biện pháp kinh tế quan trọng như: thực hiện cơ chế giá thị trường với đại bộ phận các loại hàng hóa và dịch vụ (trừ giá điện, nhiên liệu, cước phí bưu điện, cước phí vận tải); phân định rõ chức năng của hệ thống ngân hàng nhà nước, ngân hàng kinh doanh; thực hiện tự do hóa thương mại, xóa bỏ “ngăn sông, cấm chợ”, giảm bớt các thủ tục phiền hà trong việc xuất nhập khẩu, kỹ thuật, cũng như các mặt hàng tư dùng thiết yếu. Nhờ đó, nền kinh tế từ chỗ khép kín đã dần chuyển sang nền kinh tế mở. Những thay đổi trên đây đã tác động đến tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung, các nông trường quốc doanh nói riêng. Các nông trường từ chỗ được bao cấp hoàn toàn, sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất bao nhiêu, tiêu thụ sản phẩm ở đâu đều có nhà nước lo. Nay nhà nước từng bước xóa bỏ sự bao cấp; đầu tư cho hệ thống nông trường giảm dần, các nông trường phải tự xoay xở lấy vốn, tìm kiếm vật tư kỹ thuật, tự lo lấy việc sản xuất sản phẩm cũng như thị trường tiêu thụ. Đã thế, các nông trường cũng phải đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, công nhân và gia đình ở trong nông trường. Tình hình trên buộc các nông trường phải tự thay đổi về cách thức quản lý để thích ứng. Sự đổi mới, một mặt trả lại nông trường quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, đồng thời giúp thoát khỏi sự ràng buộc của cơ chế kế hoạch hóa tập 81 trung, quan liêu. Mặt khác, buộc các nông trường phải đối mặt trực tiếp với cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, những khó khăn của đất nước khi chuyển cơ chế làm cho giá cả tăng vọt, lạm phát phát triển với tốc độ phi mã, giá đầu vào tăng liên tục, giá thành các sản phẩm do nông trường sản xuất ra cao hơn giá bán. Chính vì thế, khi bước sang cơ chế mới các nông trường phải đối mặt với nhiều khó khăn mới. Vấn đề đổi mới các doanh nghiệp nhà nước đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm nhưng thực tế vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Khi bàn về sự thay đổi các doanh nghiệp nhà nước, có ý kiến cho rằng: “Phải chăng đang có sự áp đặt mong muốn chủ quan trên nền tảng tư duy lý luận cũ cho một thực thể mà chúng không thể có được vai trò đó” [149, tr.4]. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận những cố gắng đổi mới của các doanh nghiệp, dù gặp phải nhiều vấn đề như sự không rõ ràng và dứt khoát trong đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước, những vấn đề nảy sinh trong quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp như đa dạng hoá sở hữu thông qua cổ phần hoá. Vì vậy, việc chuyển đổi các nông trường quốc doanh trên phạm vi cả nước nói chung, ở miền Tây Nghệ An nói riêng trở thành một vấn đề bức thiết, vừa phù hợp với nhu cầu thực tiễn, vừa khắc phục những hạn chế và phát huy những thế mạnh sẵn có của nông trường. Sự chuyển đổi của các nông trường diễn ra trên các lĩnh vực: hệ thống tổ chức, cách thức quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong thời gian này, chính sách tác động trực tiếp tới sự phát triển của các nông trường là chính sách Khoán 10 trong nông nghiệp. Ngày 05/04/1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 10 NQ-TW về “đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”. Khoán 10 thừa nhận “hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ”, thực hiện giao ruộng khoán cho hộ nông dân dài ngày (15 - 20 năm) đối với đất trồng cây ngắn ngày, 1 - 2 chu kì đối với cây dài ngày, ổn định sản lượng khoán, bảo đảm cho người trồng lúa có lãi không dưới 40% [8, tr.1]. Chính sách Khoán 10 ra đời đưa đến sự thay đổi lớn trong nông nghiệp nói chung, trong các nông trường quốc doanh nói riêng. Các nông trường vận dụng linh hoạt các chính sách khoán nhằm tháo gỡ sự bế tắc. Thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, ngày 14/11/1988 Hội đồng Bộ trưởng đã ra Nghị định 169/HĐBT “ban hành cơ chế quản lý kinh tế các cơ sở quốc 82 doanh sản xuất nông nghiệp”.Theo đó, Nghị định 169/HĐBT, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm cùng một số bộ và Ủy ban Nhà nước đã có thông tư hướng dẫn về việc thực hiện quyền tự chủ tài chính, rà sát lại các quy hoạch đất đai và thực hiện thuế nông nghiệp, thực hiện các hình thức khoán trong các nông trường quốc doanh của cả nước. Đến năm 1989, Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng tiếp tục ban hành một số nghị định như: Nghị định 27/HĐBT (ngày 22/3/1989), ban hành điều lệ liên hiệp các xí nghiệp quốc doanh và các chính sách kinh tế - xã hội khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động của các cơ sở sản xuất quốc doanh sản xuất nông nghiệp. Nghị định 30/HĐBT (ngày 23/3/1989) “về thi hành luật đất đai”. Hội nghị Trung ương 6 (khóa VI của Đảng) đã kiểm điểm hai năm thực hiện Nghị quyết đại hội VI, đề ra những chủ trương lớn chỉ đạo công cuộc đổi mới của đất nước, trong đó có nông nghiệp và nông trường quốc doanh. Nghị định 12/CP (ngày 2/3/1993) của Chính phủ ban hành bản quy định “về sắp xếp lại tổ chức và đổi mới cơ chế quản lý các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước”. Đặc biệt, ngày 04/01/1995, Chính phủ ban hành Nghị định 01 /CP “về việc giao khoán sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp nhà nước”, đưa ra phương án khoán mới trong nông nghiệp, tạo điều kiện cho các nông trường trên phạm vi cả nước nói chung và ở miền Tây Nghệ An nói riêng có bước phát triển. Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành nông nghiệp đã đưa đến những yếu tố thuận lợi để đổi mới hình thức sản xuất, cách thức quản lý trong các nông trường quốc doanh trên phạm vi cả nước nói chung, ở miền Tây Nghệ An nói riêng. Đồng thời những chủ trương đó đặt ra những thách thức nhất định cho các nông trường trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường, đòi hỏi các nông trường phải đổi mới để phù hợp với tình hình thực tiễn. 3.1.2. Tổ chức bộ máy Về tổ chức chính quyền Trong thời gian này, Giám đốc các nông trường do Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm bổ nhiệm thay mặt nhà nước quản lý điều hành và là người chỉ 83 huy cao nhất chịu trách nhiệm trước nhà nước về kết quả sản xuất kinh doanh và tổ chức đời sống cho cán bộ công nhân viên. Giám đốc điều hành theo cơ chế một thủ trưởng, trực tiếp phụ trách kinh doanh kỹ thuật quản lý trực tiếp các đội xưởng; giúp việc cho giám đốc có một phó giám đốc. Để phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh căn cứ vào quy mô nhiệm vụ của nông trường, các nông trường tổ chức thành các phòng chức năng sau: tổ chức hành chính, tài vụ - kế toán, kế hoạch vật tư, kỹ thuật, bảo vệ. Các phòng chức năng hoạt động có sự phân công rõ ràng từng nhân viên, đồng thời qua hoạt động tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực của mình, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả hoạt động cũng như quyết định quản lý trong phòng ban. Phòng kế hoạch cung ứng lên kế hoạch, cung ứng, thương mại, maketing; Phòng tài vụ nhiệm vụ về tài chính, kế toán, thống kê, hạch toán; Phòng tổ chức hành chính phân công nhân sự tổ chức lao động, thù lao lao động, hành chính quản trị; Phòng kỹ thuật quản lý kỹ thuật công nghệ, quản lý máy móc thiết bị, nghiên cứu khoa học cải tiến công nghệ; Phòng bảo vệ bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa và tài sản công nhân viên chức. Mỗi phòng đều đảm nhiệm một chức năng riêng biệt. Mối quan hệ giữa các phòng chức năng với nhau là quan hệ bình đẳng cùng chung một nhiệm vụ làm tốt công tác sản xuất kinh doanh. Kế hoạch với kế toán tài vụ có quan hệ khăng khít hai chiều để phục vụ cho sản xuất nhịp nhàng. Các phòng ban chức năng dưới sự chỉ đạo của giám đốc, phó giám đốc tham mưu giúp việc cho giám đốc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống cho công nhân viên chức. Giám đốc trực tiếp lãnh đạo các mặt: Kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, công tác tổ chức lao động tiền lương, bộ máy lãnh đạo sản xuất, công tác kỹ thuật nông nghiệp, chất lượng sản xuất, công tác thi đua phối hợp hoạt động với tổ chức quần chúng, quản lý cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng luận chứng đầu tư hợp tác, liên kết mở rộng thị trường. Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật ngành cơ khí, chế biến, điện, y tế đời sống công nhân viên chức, công tác quản lý pháp chế, bảo vệ và tham gia các hoạt động xã hội khác, ngoài ra kế toán trưởng giúp cho giám đốc về tài chính kế toán, phân tích hoạt động kinh tế của nông trường, báo cáo tài chính cho cấp trên thanh toán với khách hàng. 84 Các đội, xưởng sản xuất Mỗi nông trường có các đơn vị trồng trọt, một xưởng chế biến hoạt động dưới sự điều hành của đội trưởng, xưởng trưởng. Đội, xưởng trưởng do giám đốc bổ nhiệm chịu trách nhiệm trước giám đốc về sản xuất kinh doanh, điều hành tổ chức sản xuất, hoàn thành tốt kế hoạch của nông trường giao, đảm bảo quy trình kỹ thuật và chất lượng sản phẩm. Quy mô các đội về diện tích bính quân từ 150ha - 200ha, 80 - 150 lao động [126, tr.39]. Các đội sản xuất cao su, bộ máy quản lý gồm 3 người: Đội trưởng, kỹ thuật, kế toán, cứ 10 - 15 người có một tổ trưởng sản xuất. Các đội sản xuất cà phê quản lý từ 70 - 100 lao động. Xưởng chế biến gồm 1 xưởng trưởng, 1một kỹ thuật, 1 kế toán, 1 thủ kho (4 người), có 54 lao động làm việc liên tục trong ngày được phân thành 3 tổ: tổ mủ nước, tổ ép kiện, tổ bảo vệ [126, tr.5]. Tổ chức Đảng Toàn nông trường có Đảng ủy và các chi bộ. Mỗi nông trường có 6 chi bộ, 157 đảng viên [4 -5, tr.6 - 7]. Đảng ủy nông trường có nhiệm vụ kiểm tra, lãnh đạo đảng viên và quần chúng đi đúng chủ trương đường lối của Đảng và Chính phủ. Mỗi tháng họp toàn thể đảng viên một lần. Tổ chức đoàn thể quần chúng Các nông trường có tổ chức Công đoàn nông trường và Công đoàn bộ phận ở các đội sản xuất. Nhiệm vụ của công đoàn là giáo dục công nhân về tổ chức kỷ luật lao động. Hệ thống tổ chức nông trường quốc doanh trong giai đoạn này so với hệ thống tổ chức nông trường quốc doanh thời kỳ bao cấp đã có sự chuyển biến. Bộ máy quản lý gọn nhẹ, làm việc có hiệu quả. Các khu vực sản xuất nay đã được thay thế bởi các đội sản xuất, để ban lãnh đạo dễ quản lý. Các phòng ban và bộ phận lao động trực tiếp đã phối hợp công việc có hiệu quả hơn. Đội ngũ lao động được đào tạo bồi dưỡng bằng biện pháp cử đi học nâng cao trình độ nghiệp vụ. Hệ thống tổ chức nông trường chuyển đổi phù hợp với cơ chế mới của nền kinh tế thị trường. Bên cạnh những ưu điểm, hệ thống tổ chức của nông trường còn tồn tại những hạn chế nhất định, như: chi phí gián tiếp còn lớn làm ảnh hưởng đến giá 85 thành sản phẩm, đã có sự phân công nhiệm vụ giữa các phòng ban, nhưng công việc nghiên cứu tìm kiếm thị trường chưa được phân định rõ ràng. Ngoài ra, trình độ tin học của cán bộ chưa cao, tập trung chủ yếu ở phòng tổ chức hành chính quản trị, cán bộ trình độ đại học còn ít, chủ yếu trình độ trung học, sơ cấp quản lý. Các nông trường cần phải tạo điều kiện để các cán bộ học tập nâng cao trình độ, hoàn thành tốt các nhiệm vụ của nông trường đã đề ra. 3.1.3. Phương thức quản lý “khoán” Từ năm 1986, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, xóa bỏ cơ chế bao cấp. Năm 1988, Khoán 10 trong nông nghiệp ra đời, nhưng cách thức quản lý trong các nông trường vẫn còn chịu sự ảnh hưởng lớn của cơ chế cũ. Thực hiện theo hình thức nhà nước đầu tư và nông trường giao nạp sản phẩm, khoán theo định mức cho người lao động. Đầu năm nông trường đưa ra giá thành sản phẩm, sau đó nhà nước duyệt, lên kế hoạch. Trên cơ sở đơn giá khoán một ngày công lao động, nông trường tiến hành thanh toán lương hàng tháng cho công nhân:“Đối với công đạt định mức, thanh toán 100% đơn giá khoán. Đối với công không đạt định mức, có hai phương thức thanh toán: hoặc là từ khối lượng thực hiện quy về ngày công đạt định mức để thanh toán theo đơn giá khoán, hoặc đạt bao nhiêu % định mức thì thanh toán bấy nhiêu % đơn giá khoán. Đối với công vượt định mức, thanh toán theo phương pháp lũy tiến. Đồng thời trích 5% thưởng thường xuyên từ quỹ lương để thưởng cho những ngày công” [5, tr. 2]. Nếu giá trị sản lượng của nông trường vượt mức kế hoạch, thì phần vượt đó phải giao nạp lại. Nhà nước thưởng cho nông trường, nông trường thưởng cho công nhân, nhưng phần thưởng vật chất mà người công nhân nhận được phải giao nạp vào phúc lợi xã hội của nông trường, họ được nhận các giấy khen như lao động tiên tiến. Chính sách đó không thúc đẩy được sản xuất, làm cho người công nhân vô trách nhiệm với mức thưởng, chỉ làm công ăn lương, làm việc theo định mức. Vì vậy họ không mặn mà với các vườn cây của nông trường. Qua khảo sát tại Nông trường Tây Hiếu 1 đã tìm thấy “Quy chế thanh toán khoán ngành trồng trọt, chăn nuôi năm 1989” chứng tỏ Nông trường Tây Hiếu 1 là nông trường tiên phong thực hiện phương án khoán trên vùng đất Phủ Quỳ. Quy chế khoán đã chỉ rõ: 86 Đối với cây cao su, nông trường khoán theo công đoạn. Nông trường giao cho mỗi gia đình 1 ha nhưng nông trường cung cấp vật tư, giai đoạn chăm sóc cây trồng được nông trường quản lý chặt chẽ, để tránh tình trạng phân rơi vãi lãng phí và trộm cắp. Người lao động chỉ bỏ công chăm sóc, công đó được tính bằng số lượng sản phẩm làm ra. Ví dụ khi cạo mủ cao su, nông trường khoán cho người lao động, 1 ha phải đạt được 400 kg mủ nước [91, tr.2]. Nếu đạt được mức như vậy, thì người công nhân được trả lương cạo mủ, và lương chăm sóc. Vượt mức, người công nhân sẽ được hưởng 60% giá trị sản lượng, còn lại nông trường 40% gọi là công quản lý. Đến giai đoạn nông trường chế biến thành sản phẩm mủ khô, nếu giá bán cao hơn so với giá kế hoạch ban đầu, thì phần lãi nông trường sẽ trả lại cho người công nhân. Nông trường chịu vật tư, quy trình kỹ thuật và đóng bảo hiểm xã hội, còn người lao động bỏ công chăm sóc, ngoài tiền lương, phần vượt họ được hưởng, các phúc lợi nhiều hơn so với giai đoạn trước, nên người lao động rất phấn khởi với phương thức thức khoán này. Đối với cây cà phê, nông trường cũng thực hiện phương án khoán nhưng có những điểm khác với cây cao su. Vườn cây cà phê là của nông trường, nhưng người công nhân tự bỏ tiền ra để mua vật tư phân bón, nông trường đóng vai trò giám sát. Nếu họ cần vốn, nông trường cho vay bằng hình thức nông trường mua giúp vật tư, theo giá cả nhà nước, người sản xuất đến nông trường nhận và ký nợ. Vì vậy, vai trò của họ gắn liền với cả một chu trình từ trồng, chăm sóc đến bảo vệ, thu hoạch. Nông trường đứng vòng ngoài để hỗ trợ. Do đó, tình trạng ăn cắp sản phẩm chấm dứt, cà phê và phân bón không bao giờ bị mất mát. Khó khăn lớn nhất ở thời kỳ bao cấp dần được khắc phục. Về hình thức giao khoán cây cà phê, nông trường thu 1/3 sản lượng kế hoạch. Ví dụ nông trường giao chỉ tiêu người công nhân phải thu hoạch được 18 tấn cà phê quả tươi/ha/một năm. Sau khi đạt chỉ tiêu, họ được hưởng tiền 12 tấn, còn lại 6 tấn của nông trường. Sản phẩm làm ra phải bán cho nông trường, không được mang ra bán ngoài. Trong trường hợp, người nhận khoán không nạp đủ kế hoạch thì nông trường sẽ thu hồi lại vườn cây, còn vượt kế hoạch người công nhân được hưởng toàn bộ sản phẩm. Nông trường có nghĩa vụ nạp thuế cho họ. Giai đoạn chế biến, cũng giống như cao su, giá bán cà phê nhân nếu cao hơn giá kế hoạch ban đầu, phần dư ra người lao 87 động sẽ được hưởng:“Do đó, họ rất phấn khởi, chăm lo cho vườn cây để được hưởng sản phẩm vượt khoán, mặc dầu chưa đến kỳ hạn bón phân hữu cơ họ cũng bón để tăng năng suất, riêng phân hóa học phải theo quy trình”[91, tr.5]. Đối với cây ngắn ngày, người lao động ngoài nạp đủ thuế đất cho nông trường , còn phải nạp 5% giá trị sản lượng thu hoạch. Ao hồ cũng có phương án khoán, khoán hộ tự chăn nuôi, mua giống và bán sản phẩm, nông trường thu 1/3. Nông trường đóng bảo hiểm và nạp thuế cho họ. Thực hiện công tác khoán gắn với công tác quản lý, nên thu nhập của công nhân năm sau cao hơn năm trước, đời sống ổn định, người lao động an tâm sản xuất, tổng doanh thu của nông trường qua các năm đều tăng. Trong khi đó các nông trường còn lại như Nông trường 3/2, Nông trường 1/5, vẫn chưa có thay đổi trong việc sử dụng phương thức khoán. Về cơ bản khoán theo định mức, công nhân làm công ăn lương, phần vượt mức họ không được hưởng giống như công nhân ở Nông trường Tây Hiếu 1. Như vậy, với sự lãnh đạo linh hoạt của Ban giám đốc, Nông trường Tây Hiếu 1 được xem là nông trường tiên phong của phương án khoán, là mô hình thực tiễn ở địa phương để Trung ương nghiên cứu ban hành chính sách khoán cho các nông trường trên phạm vi cả nước. Sự năng động, sáng tạo của Nông trường Tây Hiếu 1 còn được thể hiện ở cách vận dụng Nghị định 01/CP. Năm 1995, phương thức quản lý trong một vài nông trường tiếp tục có sự thay đổi do áp dụng Nghị định 01 (ngày 04/01/1995) của Chính Phủ. Nghị định 01 có ưu điểm là quy định rõ ràng về đối tượng nhận khoán: “Thứ nhất hộ cán bộ công nhân viên chức nông trường, thứ hai hộ cán bộ hưu trí, thứ ba hộ con em của cán bộ hưu trí và dân xã cư trú hợp pháp trên địa bàn có lực lượng lao động và nhu cầu sản xuất nông nghiệp” [76, tr.3- 4]. Sau khi có hình thức khoán theo Nghị định 01/CP, các nông trường ở huyện Nghĩa Đàn sớm vận dụng vào trong lĩnh vực sản xuất. Nông trường Tây Hiếu 1 nhận thấy ba đối tượng này phù hợp với điều kiện thực tế. Nông trường còn động viên con em hưu trí, mất sức làm thủ tục vào công nhân nông trường để tiếp tục kế thừa đất đai nhận khoán của bố mẹ. Ưu điểm tiếp theo phát huy được tinh thần, trách nhiệm của chủ nhận khoán đối với vườn cây, năng suất sản lượng tăng, đời sống người lao động được nâng lên. 88 Hạn chế của Nghị định là về thời hạn nhận khoán quá dài (50 năm): “Khi hết chu kỳ kinh doanh của vườn cây mà thời hạn giao khoán đất vẫn còn thì bên nhận khoán được tiếp tục sử dụng diện tích đó để sản xuất theo quy hoạch của bên giao khoán cho đến hết thời hạn giao khoán đất” [76, tr. 3- 4]. Điều này có lợi cho người lao động nhưng ảnh hưởng quy hoạch cho nông trường. Chủ nhận khoán đất trong thời gian dài nên tự xem đất như của riêng mình dẫn đến chuyển đổi cây trồng không đúng quy hoạch, kế hoạch. Người lao động chỉ có nộp bảo hiểm xã hội, khấu hao vườn cây và thuế nông nghệp. Nguồn thu đó không đủ để trang trải cho chi phí phục vụ quản lý và chỉ đạo sản xuất của nông trường . Mặc dầu đã có Nghị định 01, nhưng nông trường Tây Hiếu 1 áp dụng rất linh hoạt1. Nông trường áp dụng Nghị định 01 với đối tượng cán bộ công nhân viên đã nghỉ hưu. Sau khi thu hoạch, họ phải nôp 5% sản lượng từng loại cây trồng cho các khoản chi phí dịch vụ của nông trường, như: kỹ thuật, cung ứng vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và một phần chi phí sửa chữa đường nội vung vận chuyển sản phẩm. Bảng 3.1: Tình hình nhận khoán của Nông trường Tây Hiếu 1 năm 1996 Cây trồng Diện tích (ha) Số hộ Đối tượng nhận khoán Công nhân Hộ dân Diện tích (ha) Số hộ Diện tích (ha) Số hộ -Cây cà phê 417,47 546 352,12 443 65,35 103 -Cây cao su 240,76 361 129.27 223 111,49 138 -Cây ăn quả 48,84 110 23,88 47 24,96 63 -Cây hoa màu 14,7 62 3,66 9 11,04 53 -Cây mía 521,57 478 206,81 167 314,76 311 -Ao hồ 56,6 29 37,4 14 19,2 15 Tổng cộng: 1299,94 1586 753,14 903 546,8 683 [82, tr. 6-7] 1Phỏng vấn Bác Nguyễn Xuân Hải nguyên trưởng phòng kế hoạch Nông trường Tây Hiếu 1, giai đoạn 1986-1996. 89 Các số liệu trong bảng 3.1 cho thấy, số hộ nhận khoán của Nông trường Tây Hiếu 1 năm 1996 gồm hai đối tượng nhận khoán đó là công nhân đang làm việc trong các nông trường và các hộ dân gồm cán bộ đã nghỉ hưu và con em của họ. Trong đó số hộ công nhân nhận khoán diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm là chủ yếu, còn số hộ dân nhận khoán chủ yếu diện tích trồng cây công nghiệp ngắn ngày. Điều đó cũng thể hiện sự linh hoạt của Ban lãnh đạo nông trường vì theo nội dung Nghị định 01, thời gian nhận khoán khá dài (50 năm) nên những hộ công nhân nhận khoán đang làm việc trong các nông trường thì dễ quản lý về vấn đề đất và định hướng khoa học kỹ thuật. Còn các hộ dân thường sản xuất theo lối tự phát, không theo chu trình, tự ý chuyển đổi đất để canh tác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nong_truong_quoc_doanh_o_mien_tay_nghe_an_tu_nam_195.pdf
Tài liệu liên quan