Luận án Chính sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Cộng hòa Pháp và khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

A MỞ ĐẦU 1

B NỘI DUNG 10

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 10

1.1 Các nghiên cứu liên quan công bố trong và ngoài nước 10

1.2 Một số nhận xét đối với các công trình nghiên cứu về các

vấn đề có liên quan đến đề tài

30

1.3 Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết 31

Chương 2 Một số vấn đề lý luận về chính sách xoay trục sang châu

Á - Thái Bình Dương của Cộng hòa Pháp

33

2.1 Khái niệm chính sách đối ngoại và chính sách xoay trục

sang châu Á - Thái Bình Dương của Cộng hòa Pháp

33

2.2 Mục tiêu và nội dung chính sách xoay trục sang châu Á -

Thái Bình Dương của Cộng hòa Pháp

40

2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách xoay trục sang

châu Á - Thái Bình Dương của Cộng hòa Pháp

48

Chương 3 Thực tiễn triển khai chính sách xoay trục sang châu Á -

Thái Bình Dương của Cộng hòa Pháp và tác động đối

với Việt Nam

66

3.1 Triển khai chính sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình

Dương của Cộng hòa Pháp từ năm 2012 đến nay

66

3.2 Đánh giá thực tiễn triển khai chính sách xoay trục sang châu

Á - Thái Bình Dương của Cộng hòa Pháp

78

3.3 Tác động của chính sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình

Dương của Cộng hòa Pháp đối với Việt Nam

90

Chương 4 Dự báo chiều hướng phát triển chính sách xoay trục

sang châu Á - Thái Bình Dương của Cộng hòa Pháp và

khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam

106

4.1 Dự báo chiều hướng phát triển chính sách xoay trục sang

châu Á - Thái Bình Dương của Cộng hòa Pháp

106

4.2 Khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam

trong bối cảnh Cộng hòa Pháp xoay trục sang châu Á - Thái

Bình Dương

113

C KẾT LUẬN 141

D DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 144

E DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 145

F PHỤ LỤC 155

pdf191 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Cộng hòa Pháp và khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mạnh triển khai các chiến lược ở khu vực CA-TBD một mặt sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh để các bên phát triển và hoàn thiện hơn các dịch vụ, sản phẩm của mình, mặt khác cũng luôn tiềm ẩn yếu tố cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng xấu đến các nền kinh tế nhỏ đang phát triển trong khu vực. Về quốc phòng - an ninh, động thái tăng cường hoạt động trong lĩnh vực này của Cộng hòa Pháp tại CA-TBD tuy sẽ góp phần nâng cao năng lực quốc phòng, đảm bảo an ninh, ổn định cho các nước trong khu vực nhưng cũng có thể thúc đẩy chạy đua vũ trang giữa các nước CA-TBD, thúc đẩy sự hiện diện quân sự của các nước lớn làm phức tạp thêm các vấn đề đang tồn tại ở khu vực. 3.2. Đánh giá thực tiễn triển khai chính sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Cộng hòa Pháp 3.2.1. Những kết quả đạt được qua chính sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Cộng hòa Pháp 3.2.1.1. Về ngoại giao Cộng hòa Pháp duy trì được tính thường xuyên, nhất quán tại khu vực. Các chuyến viếng thăm cấp nhà nước của các Tổng thống Cộng hòa Pháp đến CA-TBD với tần suất ngày càng gia tăng trong những năm vừa qua là minh chứng cho việc đảm bảo tính thường xuyên liên tục trong quan hệ của quốc 79 gia này với khu vực. Trong nhiệm kỳ Tổng thống 5 năm của François Hollande (2012-2017) đã diễn ra 16 chuyến viếng thăm cấp nhà nước tới CA- TBD [Phụ lục 8]. Số lượng các chuyến công du tới khu vực CA-TBD của Tổng thống Emmanuel Macron không nhiều nhưng ông vẫn kế thừa di sản đối ngoại của người tiền nhiệm trong việc giành các chính sách ưu tiên cho khu vực phát triển năng động này. Cho đến nay, chỉ có hai nước CA-TBD mà giới lãnh đạo Pháp chưa từng viếng thăm đó là Brunei và Đông Timor. Với tần suất dày đặc của các chuyến viếng thăm cấp cao mà Cộng hòa Pháp tiến hành đã phần nào ghi đậm dấu ấn tại CA-TBD. Cộng hòa Pháp mở rộng được mạng lưới đối tác, có thêm sự ủng hộ của khu vực. Quốc gia này đã phát triển một mạng lưới quan hệ đối tác chiến lược trong khu vực CA-TBD với Ấn Độ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Indonesia và Việt Nam. Pháp cũng không bỏ qua các nước hợp tác còn yếu như Philippines, Myanmar, Thái Lan khi thực hiện cam kết hỗ trợ để cải thiện mối quan hệ [49, tr.16]. Thành công của Cộng hòa Pháp trong chiến lược đối ngoại với các nước đối tác ở CA-TBD là chia sẻ được nhiều quan điểm tương đồng cũng như các giá trị và lợi ích chung với mình, tạo ra được tiếng nói đa phương, đồng thời hướng tới một thế giới an toàn hơn, dựa trên quản trị toàn cầu toàn diện. Các giá trị tương đồng giữa Cộng hòa Pháp và các nước đối tác ở CA-TBD có thể tóm tắt ở một số điểm chính như sau: tính đa phương trong QHQT, khuynh hướng ly tâm, thoát khỏi sự ảnh hưởng bá quyền của các siêu cường, hướng tới trật tự thế giới đa cực; giải quyết các vấn đề thông qua đàm phán đa phương; giải quyết các xung đột dựa trên sự tôn trọng luật pháp quốc tế, đề cao vai trò của LHQ; bảo đảm ổn định trật tự quốc tế trong hòa bình; tạo dựng thế cân bằng quyền lực trong QHQT; hợp tác giải quyết các vấn đề toàn cầu. 3.2.1.2. Về kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương đang có một vị trí ngày càng quan trọng trong chiến lược của các doanh nghiệp Pháp. Đây cũng là khu vực đem lại hơn một nửa tăng trưởng xuất khẩu của Cộng hòa Pháp. Sự hội nhập kinh tế ngày càng 80 tăng của khu vực CA-TBD, triển vọng về các hiệp định thương mại tự do giữa EU và các nước CA-TBD... đang góp phần thúc đẩy sự năng động kinh tế của Cộng hòa Pháp. Năm 2014 đối với kinh tế nước Pháp là một năm khó khăn. Mức tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 0,1 - 0,2%, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng liên tiếp (10,8%), thêm nhiều loại thuế, mức tiêu dùng không tăng, tỷ lệ thâm hụt ngân sách năm 2014 ở mức 4,4% GDP [98]. Tuy nhiên, đến năm 2017, nền kinh tế Pháp đạt mức tăng trưởng 1,9%, đây là mức tăng trưởng nhanh nhất trong 10 năm qua [99]. Theo các chuyên gia kinh tế, có hai nguyên nhân chính dẫn đến sự phục hồi của nền kinh tế Pháp. Một là tình hình tăng trưởng khả quan của hầu hết các nền kinh tế trong Eurozone. Hai là đầu tư của các doanh nghiệp tăng mạnh trong năm 2017 sau một thời gian dài thận trọng vì khủng hoảng. So với năm 2016, đầu tư của năm 2017 vào nước Pháp đã tăng 3,7% [99]. Đầu tư trực tiếp từ Cộng hòa Pháp vào CA-TBD năm 2018 đạt 125 tỉ EUR còn từ khu vực này vào Pháp đạt 35 tỉ EUR [56, tr.3], cải thiện rất lớn so với năm 2012 với mức vốn 75 tỉ EUR từ Cộng hòa Pháp và 18 tỉ EUR từ CA-TBD [55, tr.3]. Việc tham gia tích cực vào các cơ chế kinh tế khu vực như APEC, ASEAN đã cải thiện cán cân thương mại giữa Cộng hòa Pháp và CA-TBD. Xuất khẩu của các nước CA-TBD sang Cộng hòa Pháp năm 2019 chiếm 18,4% tổng kim ngạch nhập khẩu Pháp, tăng 0,9% so với năm 2012 [81]. Thị phần Pháp tại khu vực đã tăng lên 1% so với trước khi triển khai chính sách xoay trục, chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu Pháp [55, tr.3]. Cộng hòa Pháp hiện có thặng dư thương mại với Australia, Hàn Quốc, Malaysia và Singapore; thâm hụt với Nhật Bản giảm do tiếp cận được những ngành công nghiệp trước đây Nhật Bản đóng cửa với nước ngoài; thâm hụt thương mại với Trung Quốc đã giảm 1,2 tỷ EUR so với 2017, xuống còn 29 tỷ EUR năm 2018 [81]; xuất khẩu sang Ấn Độ tăng mạnh, đặc biệt là trong lĩnh vực thiết bị quân sự. Hoạt động buôn bán vũ khí của Cộng hòa Pháp sang CA-TBD được phục hồi mạnh mẽ thông qua một loạt các hợp đồng ký kết song phương. Hầu 81 hết các nước ven biển ở CA-TBD buộc phải đáp trả nguy cơ xung đột ở Biển Đông và Biển Hoa Đông cũng như mức độ hiện đại hóa quân sự nhanh chóng của quân đội Trung Quốc (xem bảng 3.1). Bảng 3.1. Gia tăng chi tiêu quân sự của Trung Quốc và các nước Đông Nam Á (2002 - 2012) Thứ tự Quốc gia Gia tăng về chi tiêu quân sự 1 Trung Quốc 198% 2 Việt Nam 131% 3 Indonesia 125% 4 Campuchia 84% 5 Thái Lan 61% 6 Malaysia 35% 7 Philippines 30% 8 Singapore 17% 9 Brunei 14% *Nguồn: theo Thượng viện Pháp (2014) [73] Hơn thế nữa, các nước CA-TBD cũng muốn giảm phụ thuộc vào Mỹ vốn là nhà cung cấp hàng đầu trong khu vực nên đã tìm đến những nhà cung cấp mới đến từ châu Âu như Cộng hòa Pháp và Đức. Các nước CA-TBD chiếm tỉ trọng lớn trong thị trường nhập khẩu vũ khí thế giới (xem bảng 3.2). Bảng 3.2. Số liệu về nhập khẩu vũ khí của các quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực CA-TBD (2014 - 2018) Tỉ trọng trong thị trường nhập khẩu vũ khí thế giới Tốc độ tăng trưởng Vị trí trong 40 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới Ấn Độ 9,5% -24% 2 Australia 4,6% 37% 4 Trung Quốc 4,2% -7% 6 Hàn Quốc 3,1% -8,6% 9 Việt Nam 2,9% 78% 10 Indonesia 2,5% 86% 12 Đài Loan 1,7% 83% 17 Nhật Bản 1,4% 15% 21 Singapore 1,3% -63% 22 82 Thái Lan 1% 46% 27 Myanmar 0,6% -40% 36 *Nguồn: Nghiên cứu sinh tổng hợp từ các tài liệu 50% tổng doanh số bán vũ khí của Cộng hòa Pháp là sang CA-TBD [Phụ lục 3]. Giai đoạn 2008 - 2017, các đối tác nhập khẩu vũ khí hàng đầu của Pháp tại CA-TBD gồm Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Indonesia, Australia (xem hình 3.5). Hình 3.4. Các đối tác chính nhập khẩu vũ khí của Pháp tại châu Á - Thái Bình Dương (2008 - 2017) *Nguồn: theo Bộ Quốc phòng Pháp (2018) [56] 3.2.1.3. Về chính trị Thứ nhất, Cộng hòa Pháp củng cố được vị thế của một cường quốc có vai trò và được lắng nghe tại khu vực CA-TBD. Cộng hòa Pháp đã thể hiện khả năng của một cường quốc trong việc định hình nên môi trường khu vực nói riêng và hệ thống quốc tế nói chung. Sự điều chỉnh chiến lược của Cộng hòa Pháp không chỉ ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của bản thân quốc gia này đối với các khu vực khác trên thế giới mà còn tác động đến những tính toán chiến lược của các cường quốc khác đối với CA-TBD, đặc biệt là các nước thành viên EU. Đồng thời làm 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Ấn Độ Singapore Malaysia Hàn Quốc Indonesia Australia Tỷ EUR 83 thay đổi môi trường chiến lược của các quốc gia tầm trung trong khu vực, vốn là một trong hai biến số quan trọng của việc hoạch định chính sách đối ngoại và an ninh của các quốc gia này. Thứ hai, Cộng hòa Pháp thực hiện được “cân bằng quyền lực” với các cường quốc khác. Muốn đảm bảo an ninh khu vực CA-TBD nói riêng và thế giới nói chung cần có sự cân bằng, kiềm chế lẫn nhau giữa các cường quốc. Nếu tiếp cận theo nghĩa là một nguyên tắc, thì “cân bằng quyền lực” là trạng thái của hệ thống quốc tế mà ở đó không có một quốc gia nào có sức mạnh áp đảo so với các quốc gia khác [13, tr.55]. Việc duy trì trạng thái cân bằng quyền lực đồng nghĩa với việc gia tăng quyền lợi của các cường quốc, và những quốc gia nhỏ bé lệ thuộc phải chịu sự chia cắt về quyền lợi để phục vụ cho những mưu đồ này. Nguyên tắc cân bằng này đồng thời cũng thể hiện được xu hướng cố hữu trong QHQT. Vì giữa các quốc gia luôn có những chênh lệch nhất định về mặt lợi ích, dẫn đến hành vi cạnh tranh giữa các quốc gia, cho đến khi sự cân bằng bị đảo lộn thì lập tức xuất hiện xu hướng nêu ra nguyên tắc cân bằng để thiết lập lại cán cân lực lượng đó. Giới lãnh đạo Pháp cũng tiếp cận “cân bằng quyền lực” theo nghĩa là một chính sách, có nghĩa là một loạt những biện pháp nhất quán của các nhà ngoại giao, các chính khách nhằm duy trì trạng thái cân bằng của cán cân quyền lực. Theo đó, Pháp có thể hình thành liên minh hay mạng lưới đối tác để chống lại quốc gia có tiềm năng trở thành bá quyền trong khu vực CA-TBD hoặc thực hiện những biện pháp khác nhằm nâng cao khả năng kiềm chế những quốc gia hiếu chiến. 3.2.1.4. Về an ninh - quốc phòng Cộng hòa Pháp bảo đảm được an ninh cho những vùng xung quanh các lãnh thổ hải ngoại của mình đồng thời góp phần giải quyết hòa bình các tranh chấp trong khu vực. Cộng hòa Pháp đề xuất các cuộc tham vấn thường niên về an toàn hàng hải và tự do lưu thông trên biển trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trên các diễn đàn quốc tế. Không chỉ tham gia tích cực các 84 diễn đàn an ninh khu vực, tăng cường hợp tác quốc phòng và thúc đẩy các hợp đồng cung cấp vũ khí, Cộng hòa Pháp còn tham gia trên tuyến đầu cùng với các nước khu vực CA-TBD trong cuộc chiến chống khủng bố và đóng góp, hợp tác với các đối tác trong khu vực để đảm bảo an ninh và ổn định khu vực bằng cách chống buôn bán ma túy, con người và đánh bắt cá bất hợp pháp, cướp biển, khủng bố cực đoan đe dọa khu vực. Cộng hòa Pháp duy trì sự hiện diện thường niên của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp trong Đối thoại Shangri-La. Bên cạnh việc mở rộng hợp tác với lực lượng hải quân các nước châu Á (trong lĩnh vực chống khủng bố, phòng chống thiên tai, trao đổi sĩ quan, tập trận), Cộng hòa Pháp đã tăng tần suất hoạt động quốc phòng tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương kể từ đầu năm 2018, đồng thời tích cực thúc đẩy hợp tác quốc phòng tại CA-TBD [Phụ lục 7]. Việc lựa chọn CA-TBD là nơi để tiến hành chương trình hằng năm đào tạo kỹ năng tác chiến cho sĩ quan của hải quân các nước là minh chứng rõ ràng cho sự gắn kết về an ninh - quốc phòng của Cộng hòa Pháp với khu vực. Ngoài ra, Cộng hòa Pháp mở rộng chương trình hợp tác đào tạo, cố vấn quân sự, dân sự cho các nước đối tác trong các chiến dịch gìn giữ hòa bình. Là cường quốc đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu trang thiết bị quốc phòng, Pháp hợp tác công nghiệp, chuyển giao công nghệ và kỹ năng nhằm tăng cường và hiện đại hóa khả năng quân sự của các nước đồng minh, đối tác trong vùng. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian hai lần dự Đối thoại Shangri-La ở Singapore và đã lên tiếng về Biển Đông. Ông đã lập ra khuôn khổ đối thoại hai năm một lần với các Bộ trưởng Quốc phòng trong vùng Nam Thái Bình Dương. Đặc biệt, trong lần tham dự diễn đàn an ninh này vào tháng 6 năm 2016, ông Le Drian công bố ý định của Cộng hòa Pháp hợp tác với các nước EU để thực hiện các Chiến dịch tư do hàng hải (FONOP) trên Biển Đông nhằm bảo vệ “trật tự dựa trên luật pháp quốc tế” [91]. Trong 85 hai năm liên tục từ 2016 - 2017, nhóm tàu tấn công Jeanne d’Arc, bao gồm hải đội tàu chở trực thăng Mistral - Courbet và tàu đổ bộ Tonnerre của Hải quân Pháp đã ghé thăm các cảng của những nước có quan hệ đối tác chiến lược với Cộng hòa Pháp ở ĐNÁ như Việt Nam và Singapore. 3.2.1.5. Về văn hóa và giáo dục Văn hóa và giáo dục luôn nằm ở vị trí then chốt, trung tâm trong chiến lược nâng tầm ảnh hưởng và khẳng định vị thế của Cộng hòa Pháp. Chưa bao giờ người Pháp lại hướng tới CA-TBD nhiều như hiện nay khi mà các cộng đồng người Pháp tại khu vực này là những cộng đồng phát triển nhanh nhất trên thế giới. Hiện nay số người Pháp sống tại đây chiếm gần 9% dân số Pháp tại nước ngoài. Vị thế cường quốc giáo dục của Cộng hòa Pháp cũng được củng cố thông qua số lượng lớn các du học sinh CA-TBD (nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Việt Nam) đạt tới 50.000 người, chiếm 20% sinh viên nước ngoài tại Pháp. Nước Pháp đứng thứ 4 trên thế giới về lượng lưu học sinh, ngày càng được những sinh viên CA-TBD đến đây đánh giá cao [83]. Cho đến thời điểm này, tuy rằng Cộng hòa Pháp đã thực hiện chính sách tăng học phí nhưng học phí của nước này vẫn thấp hơn so với các nước khác như Mĩ, Anh, Đức và Hà Lan. Vì vậy Pháp vẫn được phần lớn các du học sinh CA- TBD tin tưởng và lựa chọn. Sức hấp dẫn của giáo dục đại học Pháp không chỉ được đo lường đơn giản bằng con số sinh viên CA-TBD chọn đến đây học tập và nghiên cứu. Nó còn được minh chứng qua sự hiện diện tích cực và ảnh hưởng rộng khắp khu vực này của các cơ sở giáo dục đại học Pháp, dưới nhiều hình thức khác nhau (nhượng quyền thương mại, chi nhánh hoặc cơ sở liên kết) [Phụ lục 12]. Về hỗ trợ phát triển, đây là nội dung mới trong bước xoay trục giúp Pháp tạo sự ảnh hưởng tích cực đối với các quốc gia ở CA-TBD. Pháp hiện là nước đứng thứ 11 trong danh sách các nước “tài trợ” cho khu vực [69, tr.3]. Các hoạt động và dự án viện trợ phát triển của Cộng hòa Pháp do Cơ quan 86 phát triển Pháp đóng vai trò điều phối chủ chốt. Mục tiêu của các dự án và chương trình viện trợ nhằm chống lại đói nghèo và tạo điều kiện phát triển bền vững. Khi yếu tố kinh tế không mang dấu ấn mua chuộc lợi ích mà được sử dụng hiệu quả hướng đến ý nghĩa thiết thực đối với đời sống và sự phát triển bền vững thì đã tạo được thiện cảm đối với người dân và các quốc gia CA-TBD đối với Cộng hòa Pháp. Từ đó xây dựng được hình ảnh về một cường quốc đáng tin cậy, có trách nhiệm đối với khu vực. Hình 3.5. Phân bổ nguồn vốn của Cơ quan phát triển Pháp Nguồn: theo Cơ quan phát triển Pháp (2018) [82] Chính sách đối ngoại của Cộng hòa Pháp từ lâu đã có truyền thống hướng đến lý tưởng đa nguyên. Mặc dù có sức mạnh quân sự đứng thứ năm thế giới nhưng đối với các xung đột quốc tế, Cộng hòa Pháp luôn đề xuất giải quyết bằng đàm phán đa phương và quyết định dựa trên sự chấp thuận của LHQ. Chính sách hành xử này của Cộng hòa Pháp đã giúp quốc gia này đạt được sự tin cậy và ủng hộ trong cộng đồng quốc tế. Như vậy, qua việc chia sẻ những giá trị, quan điểm tương đồng, Cộng hòa Pháp đã hình thành nên mạng lưới các đối tác tại CA-TBD với sự đồng thuận cao trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. 3.2.2. Một số nội dung chưa đạt được trong triển khai chính sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Cộng hòa Pháp 20% 37%11% 16% 16% Lãnh thổ hải ngoại Châu Phi cận Xa-ha-ra Địa Trung Hải Châu Á-Thái Bình Dương Châu Mỹ-Latinh 87 Về kinh tế Mặc dù nền kinh tế Pháp đã được cải thiện đáng kể tuy nhiên chưa đạt được mục tiêu chính sách đề ra như ban đầu. Thị phần của Pháp tại khu vực CA-TBD chỉ tăng 1% sau 6 năm triển khai chính sách. Vốn FDI vào Cộng hòa Pháp tăng chậm, chưa tương xứng với nguồn vốn quốc gia này đầu tư ra nước ngoài. Các đối tác lớn ở khu vực CA-TBD cũng đầu tư rất khiêm tốn vào Cộng hòa Pháp. Chính sách kinh tế của Cộng hòa Pháp đối với CA-TBD chủ yếu tập trung vào lĩnh vực hàng không dân dụng, thực phẩm, dược phẩm, du lịch và xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành năng lượng, chưa mở rộng và phát triển ra các lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng khác. Chính vì thế, mặc dù quan hệ kinh tế hai bên đạt được những kết quả tích cực nhưng so với quy mô thị trường và tiềm năng vốn có của hai bên vẫn chưa tương xứng. Cộng hòa Pháp ngày càng quan tâm đến CA-TBD, tuy nhiên khu vực này chưa phải là ưu tiên chiến lược hàng đầu của Cộng hòa Pháp. Mối quan tâm lớn nhất hiện nay của quốc gia này vẫn là châu Âu, nếu châu Âu có những vấn đề lớn cần giải quyết thì mối quan tâm đối với khu vực CA-TBD sẽ giảm đi, thậm chí sẽ bị gác lại. EU vẫn là đối tác thương mại chính, chiếm gần 60% kim ngạch thương mại của Cộng hòa Pháp [81]. Tám trong số mười đối tác thương mại chính của Cộng hòa Pháp là các quốc gia châu Âu, chiếm gần một nửa kim ngạch thương mại của Cộng hòa Pháp (xem hình 3.6). Hình 3.6. Xuất khẩu và nhập khẩu với các đối tác thương mại chính của 0 5 10 15 20 25 Đức Tây Ban Nha Mỹ Ý Anh Bỉ Trung Quốc Hà Lan Thụy Sĩ Ba Lan Xuất khẩu Nhập khẩu 88 Pháp (chiếm % trong kim ngạch thương mại của Pháp) *Nguồn: theo Cơ quan Hải quan và Thuế gián thu Pháp (2021) [81] Bản thân nền kinh tế Pháp vẫn đang trong quá trình hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu và khủng hoảng nợ công trong khối Eurozone dẫn đến những hạn chế trong đầu tư vào khu vực CA-TBD. Nợ công không ngừng tăng lên qua nhiều năm, có thời điểm đạt tới 100% GDP, tình trạng thâm hụt thương mại đã diễn ra liên tiếp trong nhiều năm qua và ngày càng có xu hướng nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân cốt lõi là do các doanh nghiệp Pháp trong lĩnh vực xuất khẩu ngày càng mất đi tính cạnh tranh so với các đối thủ khác tại châu Âu. Nước Pháp hiện chỉ có 120.000 doanh nghiệp xuất khẩu, ít hơn nhiều so với 240.000 doanh nghiệp ở Ý hay 300.000 doanh nghiệp ở Đức [99]. Không chỉ ít hơn về số lượng, các doanh nghiệp Pháp còn thiếu tính cạnh tranh so với đối thủ do bị nhiều ràng buộc liên quan đến việc sử dụng lao động, khiến chi phí sản xuất tăng cao. Về chính trị - ngoại giao Vai trò và vị thế của Cộng hòa Pháp trong khu vực vẫn còn nhiều hạn chế do thế và lực của một cường quốc tầm trung chưa đủ mạnh, trong khi đó Mỹ vẫn giữ thế thượng phong chi phối cục diện khu vực và Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ với tham vọng bá quyền. Cộng hòa Pháp vẫn ưu tiên quan hệ với các khu vực mang tính địa chiến lược hàng đầu theo trục châu Âu - Địa Trung Hải - châu Phi, tránh dàn trải nguồn lực do tiềm lực hạn chế. Đối với một số vấn đề an ninh quan trọng tại khu vực, Cộng hòa Pháp giữ quan điểm trung lập hoặc né tránh đề cập đến trong chiến lược của mình, chẳng hạn như vấn đề Biển Đông. Chính vì vậy, tiếng nói và vai trò của Cộng hòa Pháp trong khu vực vẫn chưa thực sự được khẳng định. Về an ninh - quốc phòng Cộng hòa Pháp chưa tham gia vào một số cơ chế an ninh quan trọng của CA-TBD như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS), nơi diễn ra đối thoại chiến lược, chính trị và kinh tế, tập hợp các nguyên thủ quốc gia và chính phủ 89 Đông Á; Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), một tổ chức an ninh chung liên chính phủ có tiềm lực lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng; Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng (EAMF) Cộng hòa Pháp đã tham gia nhưng không đầy đủ vào một số các cơ chế an ninh khu vực, chỉ đóng vai trò quan sát viên hoặc hiện diện thông qua sự tham gia của EU, như tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) Cho đến gần đây, sự hiện diện quân sự của Cộng hòa Pháp ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương chủ yếu được sử dụng cho những hoạt động chống cướp biển, trợ giúp nhân đạo, cứu hộ thiên tai, nghiên cứu khí hậu và hỗ trợ Mỹ trong các chiến dịch quân sự ở vùng Trung Đông. Nhưng trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và phương Tây ở khu vực gia tăng, đặc biệt là do tranh chấp Biển Đông, nước Pháp càng muốn khẳng định vai trò của mình ở vùng này. Trong chiều hướng đó, gần đây Cộng hòa Pháp đề nghị mở các cuộc tuần tra thường xuyên của EU để bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông. Động thái này cho thấy Cộng hòa Pháp lo ngại tổn hại đến các lợi ích kinh tế của mình nên đã lựa chọn giải pháp hợp lý nhất hiện nay là thúc đẩy “châu Âu hóa” các chiến dịch can thiệp. Về văn hóa - giáo dục Sự hiện diện, gây ảnh hưởng và truyền bá văn hóa ra nước ngoài của Cộng hòa Pháp bị ảnh hưởng rõ nét do cắt giảm về ngân sách và sự lãng quên trong một thời gian tương đối dài đối với các chính sách tăng cường và phát huy ảnh hưởng trên các lĩnh vực thuộc phạm trù “sức mạnh mềm”. Không phải ngẫu nhiên mà tiếng Anh lại trở nên phổ quát trên toàn thế giới như hiện nay hay số người học tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật lại tăng vọt và ảnh hưởng từ các yếu tố văn hóa của Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc đến đại bộ phận các quốc gia và vùng lãnh thổ ở CA-TBD lại lớn đến như vậy thông qua các công cụ tuyên truyền như phim ảnh, ca nhạc, sản phẩm hàng hóa đơn giản và thông dụng [30, tr.175]. Nước Pháp chủ trương cắt giảm nhiều chương 90 trình hợp tác, tài trợ cho các nước đang phát triển, thiếu sự đầu tư đối với các hoạt động vốn không mang lại lợi nhuận tức thì mà chỉ đơn thuần tạo ra các giá trị “mềm” hứa hẹn mở rộng khả năng ảnh hưởng của nước Pháp. Năm 2018, Chính phủ Pháp thông qua một chính sách gây tranh cãi trong cộng đồng giáo dục của quốc gia này, có tên là “Choose France”, theo đó sinh viên nước ngoài đến từ các nước nằm ngoài EU sẽ phải trả một khoản phí ghi danh mỗi năm như: Hệ cử nhân 2770 EUR thay vì 170 EUR; Hệ thạc sỹ và hệ tiến sỹ 3770 EUR thay vì 243 EUR cho hệ thạc sỹ và 380 EUR cho hệ tiến sỹ như từ trước đến nay. Mức phí mới được áp dụng từ năm học 2019 - 2020 và chỉ áp dụng cho những sinh viên nước ngoài đăng ký học lần đầu tiên tại một trường đại học Pháp [83]. Các trường đại học chính thức yêu cầu khẩn trương mở một cuộc tham vấn về việc tăng học phí vì nước Pháp cần sinh viên quốc tế để đóng góp vào sự phát triển của đất nước và sự tỏa sáng của nước Pháp trên thế giới. Quyết định tăng học phí của chính phủ có nguy cơ làm giảm số lượng sinh viên và nghiên cứu sinh nước ngoài không thuộc EU. 3.3. Tác động của chính sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Cộng hòa Pháp đối với Việt Nam 3.3.1. Những kết quả đạt được của việc triển khai chính sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Cộng hòa Pháp đối với Việt Nam 3.3.3.1. Về kinh tế Thứ nhất, tận dụng động lực tăng trưởng từ bên ngoài để phát triển kinh tế. Cộng hòa Pháp tăng cường sự hiện diện và ảnh hưởng tại CA-TBD thông qua các dự án hợp tác, đầu tư, thương mại tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn đầu tư nước ngoài và công nghệ hiện đại. Về đầu tư, tính đến tháng 7 năm 2020, Cộng hòa Pháp đứng thứ hai trong các nước châu Âu (sau Hà Lan) và đứng thứ 16 trong tổng số 132 quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 588 dự án còn hiệu lực, tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 3,56 tỷ USD [85]. FDI của Cộng hòa Pháp tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: thông tin và truyền thông, dịch vụ, lĩnh vực sản 91 xuất, phân phối điện, nước sạch, công nghiệp và nông nghiệp, phân phối hàng hóa, giải trí, xây dựng và tài chính ngân hàng. Về viện trợ phát triển, Pháp là nhà tài trợ châu Âu song phương ODA đứng thứ ba cho Việt Nam (sau Đức và Áo). Việt Nam là nước được hưởng ODA của Cộng hòa Pháp nhiều nhất tại CA-TBD với tổng số vốn cam kết lên đến 18,4 tỷ USD tính từ năm 1993. Ðến nay, Cộng hòa Pháp đã cung cấp và cho Việt Nam vay ưu đãi 2,2 tỷ USD [82]. Việt Nam là một trong ít nước được hưởng cả Hồ sơ thị trường Pháp bao gồm ba kênh viện trợ tài chính là viện trợ phát triển chính thức từ ngân khố, từ Quỹ Đoàn kết ưu tiên, cho vay ưu đãi từ Cơ quan phát triển Pháp. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Pháp đạt mức tăng trưởng tốt với tốc độ tăng trưởng bình quân 8,5%/năm trong giai đoạn 2015 - 2019, đã tăng hơn ba lần từ khoảng 1,6 tỷ USD vào năm 2009 lên 5,3 tỷ USD vào năm 2019 (đứng thứ ba tại châu Âu chỉ sau Đức và Hà Lan) (xem bảng 3.3). Hai nước đã ký hầu hết các văn bản cần thiết như hiệp định khung về hợp tác kinh tế, hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định tránh đánh thuế trùng và hàng loạt hiệp định hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể. Bảng 3.3. Kim ngạch thương mại Việt Nam - Pháp (2011 - 2019) (Đơn vị: triệu USD) 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Xuất khẩu Việt Nam - Pháp 1659 2163 2206 2399 2952 2999 3351 3760 3760 Xuất khẩu Pháp - Việt Nam 1205 1589 995 1143 1260 1137 1271 1340 1818 *Nguồn: Kho bạc Pháp (2021) [90] Khoảng 400 doanh nghiệp Pháp đang hoạt động tại Việt Nam, cung cấp 26.000 việc làm tại đây [85]. Việt Nam và Cộng hòa Pháp còn có sự hợp tác hình mẫu trong lĩnh vực hàng không, thể hiện qua việc ký các hợp đồng giữa Airbus và các hãng hàng không Việt Nam như Bamboo Airlines, Jetstar 92 Pacific, Vietjet Air, Vietnam Airlines; giữa Vietnam Airlines

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chinh_sach_xoay_truc_sang_chau_a_thai_binh_duong_cua.pdf
  • pdf2a. Tóm tắt Luận án (tiếng Việt).pdf
  • pdf2b. Tóm tắt Luận án (tiếng Anh).pdf
  • pdf3a. Trích yếu Luận án (tiếng Việt).pdf
  • pdf3b. Trích yếu Luận án (tiếng Anh).pdf
  • pdf4a. Thông tin điểm mới của Luận án (Tiếng Việt).pdf
  • docx4b. Thông tin điểm mới của Luận án (Tiếng Việt).docx
  • pdf4c. Thông tin điểm mới của Luận án (tiếng Anh).pdf
Tài liệu liên quan