Luận án Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa từ năm 1998 đến năm 2014 - Trần Thị Kim Ninh

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7

1.1. Những công trình liên quan đến đề tài luận án 7

1.2. Những vấn đề các công trình khoa học đã đề cập và những vấn đề đặt

ra luận án cần tập trung giải quyết 23

Chương 2: CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI

SẢN VĂN HÓA CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ

NĂM 1998 ĐẾN 2005 26

2.1. Những yếu tố tác động đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di

sản văn hóa 26

2.2. Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác bảo tồn và

phát huy các giá trị di sản văn hóa những năm 1998 - 2005 54

Chương 3: QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN

VĂN HÓA TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2014 79

3.1. Chủ trương của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh về bảo tồn và

phát huy các giá trị di sản văn hóa 79

3.2. Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo công tác bảo tồn và

phát huy các giá trị di sản văn hóa 89

Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 117

4.1. Nhận xét 117

4.2. Một số hạn chế 134

4.3. Một số kinh nghiệm 140

KẾT LUẬN 148

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

PHỤ LỤC 171

pdf214 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa từ năm 1998 đến năm 2014 - Trần Thị Kim Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tục được khơi dậy, phát huy; các thiết chế, công trình văn hóa được đầu tư, nâng cấp" [35, tr.141]. Phát huy những thành quả đó, Đại hội xác định nhiệm vụ về văn hóa trong những năm 2010 - 2015 là: Phát triển văn hóa theo hướng văn minh, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và các giá trị tinh thần mang nét đặc trưng của nhân dân Thành phố; đầu tư xây dựng Nhà hát giao hưởng - nhạc vũ kịch, Bảo tàng Thành phố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế, công trình văn hóa [39, tr.55]. Đại hội tiếp tục khẳng định mục tiêu tổng quát của giai đoạn 2010 - 2015 và tầm nhìn chiến lược đến năm 2020 là: 87 Tiếp tục đổi mới toàn diện và mạnh mẽ hơn nữa, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kế toàn dân tộc;đóng góp ngày càng lớn cho cả nước; từng bước trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ của khu vực Đông Nam Á [39, tr.44]. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố lần thứ 12 Về nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2013, đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa cho Thành phố, trong đó, chỉ rõ: Tập trung đầu tư những công trình văn hóa trọng điểm, mang tính biểu trưng, thực hiện tốt việc bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH dân tộc. Bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH luôn đồng hành trong sự phát triển của Thành phố. Để phát huy các giá trị DSVH, các cơ quan chức năng của Thành phố đã xác định rõ thế mạnh của Thành phố Hồ Chí Minh là du lịch cùng với các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, như: Các khu DTLS; hệ thống bảo tàng, như: Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bảo tàng Lịch sử; các công trình kiến trúc có niên đại 100 năm về trước: Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà thờ Đức Bà, Dinh Thống Nhất, Bến Nhà Rồng, Chợ Bến Thành. Bên cạnh đó, Thành phố Hồ Chí Minh còn có hệ thống các Chùa kiến trúc Việt - Hoa như Chùa Giác Lâm, Chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Bà Thiên Hậu. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm du lịch, loại hình du lịch đặc sản và độc đáo cao. Xác định rõ tiềm năng to lớn của các DSVH, Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh luôn quan tâm gắn phát triển du lịch với việc khai thác các giá trị văn hóa đặc sắc, đặc biệt là hệ thống DTLS - văn hóa. Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X (2015) nhấn mạnh chủ trương xây dựng và phát triển văn hóa: Xây dựng môi trường văn hóa để con người phát triển toàn diện Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc, các giá trị văn hóa mang nét đặc trưng của Nhân dân thành phố; tập trung xây dựng một số công trình văn hóa tiêu biểu, mang tầm vóc khu vực, tương xứng với lịch sử, vai trò, vị trí của một đô thị đặc biệt [40, tr.136-137]. 88 Nhận thức của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa được nâng lên một bước. Thể hiện rõ trong chủ trương của các kỳ Đại hội Đảng bộ Thành phố. Nếu như, Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX xác định 6 chương trình đột phá, nhưng chưa có chương trình liên quan đến văn hóa, đến Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X, Thành ủy xác định 7 chương trình đột phá, trong đó, bổ sung chương trình thứ bảy: Chỉnh trang và phát triển đô thị. Mục đích của chương trình này nhằm tổ chức lại cuộc sống của dân cư, cải thiện điều kiện sống của nhân dân, tạo môi trường sống tốt hơn, hài hòa với không gian kiến trúc, cảnh quan xung quanh; phù hợp với sự phát triển chung của đô thị đặc biệt nhưng vẫn lưu giữ được bản sắc văn hóa dân tộc qua hệ thống DSVH [40, tr.166-167]. Khi xác định nhiệm vụ để phát triển du lịch, khai thác lợi thế tài nguyên du lịch, phát triển du lịch xanh, bền vững gắn với giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc trưng của thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu: Xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch liên hoàn, đồng bộ, đặc sắc, hấp dẫn, giá trị gia tăng cao và có khả năng cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực và thế giới, hướng đến các thị trường mục tiêu, tiềm năng; đẩy mạnh các loại hình du lịch có thế mạnh của Thành phố như du lịch ẩm thực, chương trình homestay để du khách tìm hiểu lịch sử, văn hóa truyền thống của thành phố [162]. Như vậy, trong bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế và sự giao thoa văn hóa mang tính toàn cầu, Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh đã kịp thời hoạch định chủ trương về bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH phù hợp với tình hình thực tế của Thành phố và xu thế phát triển của thời đại. Chủ trương đó được thể hiện ở những điểm sau: Thứ nhất, xây dựng và phát triển văn hóa nói chung, bảo tồn các DSVH nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt, nhằm xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh phát triển toàn diện, bền vững, hướng đến những giá trị nhân văn, dân chủ, văn minh. 89 Đây là chủ trương phù hợp với quan điểm của Đảng: Văn hóa là mục tiêu và là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Thứ hai, chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như: các DTLS, các di sản kiến trúc, các lễ hội truyền thống gắn với phát triển du lịch, nhằm quảng bá văn hóa, giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của nhân dân Thành phố đối với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế, góp phần nâng cao giá trị kinh tế của các tua, các tuyến du lịch, thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch nói riêng và kinh tế thành phố nói chung; đồng thời, phát huy tiềm năng DSVH, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Thứ ba, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương đối với nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH. Trên cơ sở đó, khắc phục tình trạng xâm lấn di tích, phá hoại các DSVH trên địa bàn Thành phố. Qua đó, nâng cao ý thức bảo vệ những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của mỗi người dân Thành phố. 3.2. ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA 3.2.1. Công tác bảo tồn di sản văn hóa 3.2.1.1. Công tác điều tra và xếp hạng di tích Nhằm tạo điều kiện cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đạt kết quả tốt và mang lại những hiệu quả thiết thực, năm 2006, Ban Quản lý di tích lịch sử - văn hóa và Danh lam thắng cảnh Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Trung tâm Bảo tồn và Phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã thực hiện Đề án “Nghiên cứu Bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 - 2020” với nội dung: - Đối với di tích đã được xếp hạng, khảo sát, nghiên cứu tình hình quản lý, sử dụng, phát huy giá trị di tích; tình trạng di tích bị xuống cấp, tình trạng di tích bị xâm hại, lấn chiếm nhằm đề xuất hướng giải quyết và phân kỳ việc thực hiện. - Đối với công trình, địa điểm có dấu hiệu di tích, khảo sát, nghiên cứu từng công trình, địa điểm, nếu xét thấy có đủ tiêu chí sẽ lập danh mục kiểm kê di tích. 90 - Mục tiêu của Đề án là: Giữ gìn nguyên vẹn và đầy đủ các di tích đã và đang được xếp hạng. Nâng cao nhận thức, phát huy các giá trị của di tích trong việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Đề án, UBND Thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định số 5360/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2010 về thực hiện kiểm kê DTLS - văn hóa trên địa bàn Thành phố, ban hành kèm theo danh mục kiểm kê di tích 168 công trình, địa điểm. UBND Thành phố giao cho Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở ngành chức năng liên quan và UBND các quận, huyện tổ chức nghiên cứu, khảo sát, nhận diện, xác định giá trị, lập hồ sơ xếp hạng di tích đối với các công trình, địa điểm đủ tiêu chí xếp hạng DTLS, văn hóa; báo cáo Hội đồng xét duyệt công nhận DTLS - văn hóa và danh lam thắng cảnh thành phố xem xét, trình Chủ tịch UBND Thành phố ban hành quyết định công nhận di tích cấp thành phố, hoặc đề xuất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xét duyệt công nhận nếu đủ tiêu chuẩn di tích cấp quốc gia. Tiếp đó, đầu năm 2012, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành lập, trình Quy hoạch tổng thể ngành văn hóa đến 2020, tầm nhìn 2025, trong đó, có các DTLS cách mạng. Việc lập quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích nhằm đặt cơ sở pháp lý và khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành và địa phương. Đối với, di sản văn hóa phi vật thể, Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hóa, là nơi tiếp nhận các nguồn lưu dân từ các miền Trung, miền Bắc và những di dân người Hoa vào định cư. Sau đó, Sài Gòn trở thành một trong những trung tâm của cả nước đón nhận ảnh hưởng của văn hóa phương Tây qua các giai đoạn thăng trầm của đất nước. Sự giao thoa ấy là tác nhân khiến văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh (từ văn hóa vật thể như kiến trúc, đến phong tục tập quán, lễ hội) thành một phức thể - đa văn hóa [139]. Trước bối cảnh hội nhập quốc tế và sự phát triển nhanh của kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hóa..., những DSVH (đặc biệt là DSVH phi vật thể) đang có nguy 91 cơ biến dạng, mai một. Một số lễ hội truyền thống, làng nghề truyền thống do tác động của hoạt động kinh tế, bị biến đổi hoặc hoạt động cầm chừng. Trước tình hình đó, nhằm tổng kiểm kê DSVH phi vật thể trên địa bàn Thành phố, Sở Văn hóa - Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp với Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh triển khai dự án “Tổng điều tra DSVH phi vật thể tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Đây là dự án thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia những năm (2007-2009). Mục đích của dự án là tổng kiểm kê số lượng các DSVH phi vật thể đang tồn tại ở Thành phố Hồ Chí Minh; đánh giá, phân loại từng hình thái văn hóa phi vật thể còn tồn tại ở địa phương như lễ hội cổ truyền, phong tục tập quán, trò chơi dân gian, nghệ thuật dân gian, làng nghề, nghệ nhân Trên cơ sở kết quả đạt được, dự án sẽ đề cập đến những nguyên nhân dẫn đến thực trạng về các DSVH, đề ra các giải pháp cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể tại Thành phố Hồ Chí Minh. Quy hoạch và bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị. Quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đặt ra vấn đề: Bảo tồn và phát triển. Với vị trí là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục - đào tạo của cả nước và trong xu thế hội nhập quốc tế thì quá trình phát triển, đô thị hóa đặt ra vấn đề là làm thế nào để bảo tồn được giá trị di sản dân tộc được hình thành hơn 300 năm với xu hướng phát triển thành phố văn minh, hiện đại? Ngay từ thời kỳ đầu đổi mới, Đảng bộ và Chính quyền Thành phố đã nhận thức được vấn đề này và trong quá trình đổi mới thì đây là thách thức đặt ra cần giải quyết. Tuy nhiên, do trình độ quản lý đô thị chưa tốt, nhận thức chưa đầy đủ về các giá trị DSVH thời thuộc địa; đồng thời, quá trình đô thị hóa nhanh, ào ạt đã dẫn đến nhiều giá trị của kiến trúc cổ đô thị vốn có dần mất đi, cảnh quan tự nhiên bị thay thế bởi các công trình dân sinh, phần nhiều là mang tính “tự phát”. Trước thực trạng biến đổi nhanh của hệ thống cảnh kiến trúc cổ và yêu cầu cần nhanh chóng xây dựng những quy định cho công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc, năm 2008, UBND Thành phố Hồ Chí Minh giao cho Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố lập danh mục các công trình kiến trúc cần bảo tồn. UBND Thành phố cũng chủ trương ban hành kế hoạch thực hiện chương trình hành động bảo tồn 92 cảnh quan kiến trúc trên địa bàn và quy định về tách thửa các biệt thự cũ để tránh có thêm nhiều công trình bị mai một. Ngày 21/8/2010, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 3691/QĐ- UBND thành lập Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch và chương trình hành động bảo tồn cảnh quan kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng đề án, chương trình tổng thể, kế hoạch hành động, mục tiêu nhằm cụ thể hóa những nội dung, yêu cầu trong công tác bảo tồn kiến trúc, cảnh quan đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, chỉ đạo, điều hành việc xây dựng các quy định chung về bảo tồn kiến trúc, cảnh quan đô thị; xác định các khu vực cần bảo tồn, chỉ đạo điều hành việc nghiên cứu xây dựng quy chế bảo tồn cho một số khu vực trọng điểm, trước mắt tập trung tại các quận 1, quận 3, quận 5. Tiếp đó, ngày 12-7-2011, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 50/2011/QĐ-UBND về việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Quyết định được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Quyết định cũng xác định rõ các khu vực có ý nghĩa quan trọng của Thành phố, trong đó có các khu DTLS - văn hóa; khu vực bảo tồn có trong danh mục bảo tồn hoặc khu vực có giá trị về di sản kiến trúc được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Quyết định nêu rõ: Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, có vị trí giao lưu giữa các nền văn hóa thể hiện rõ nét hội nhập và phát triển. Trong xu thế đó, để giữ được “hồn đô thị”, Thành phố cần có kế hoạch tổng thể và chi tiết về bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị để trong sự phát triển hướng đến tính hiện đại nhưng vẫn lưu giữ trong đó giá trị của truyền thống, lưu giữ những di tích đánh dấu bước đi mang tính lịch sử của Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình phát triển. Để có cái nhìn tổng thể về cảnh quan đô thị trong quá trình phát triển và giao lưu, theo yêu cầu của Sở Quy hoạch kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010, Trung tâm dự báo nghiên cứu đô thị Pháp đã thực hiện chương trình “Bảo tồn di sản kiến trúc và chiến lược quản lý di sản trong khu trung tâm lịch 93 sử của Thành phố Hồ Chí Minh”. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đúc kết hiện trạng di sản và các vấn đề liên quan đến bảo tồn di sản; đề xuất năm chiến lược trọng điểm để nâng cao hiệu quả bảo tồn di sản đô thị, gồm: quy hoạch chung, quy hoạch khu vực di sản, lập và quản lý dự án, triển khai thực hiện, xây dựng DSVH Trên cơ sở kết quả Chương trình nghiên cứu này, UBND Thành phố Hồ Chí Minh thành lập Ban chỉ đạo chương trình bảo tồn di sản giai đoạn 2013 - 2014. Ngày 25/9/2013, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2751/QĐ-UBND về Chương trình hành động “Bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, nhằm xác định các nội dung, tiêu chí, nhiệm vụ cụ thể để các sở - ngành, quận, huyện tổ chức, thực hiện. Chương trình xác định chín nhóm nội dung cần được triển khai thực hiện, trong đó, nội dung cơ bản gồm: xác định danh mục các công trình kiến trúc nghệ thuật, quần thể kiến trúc và các công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị; xác định các đối tượng kiến trúc cảnh quan đô thị cần được bảo tồn; xây dựng các quy định chung trong công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị; xây dựng quy chế bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị đối với các đối tượng khu vực, công trình; nghiên cứu cơ chế chính sách hỗ trợ trong công tác bảo tồnTất cả nội dung trong chương trình hành động này đang được các cơ quan, đơn vị có liên quan khởi động thực hiện. Ngày 28-8-2014, UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị chung Thành phố Hồ Chí Minh. Việc ban hành Quy chế nhằm quản lý về thực hiện theo đồ án quy hoạch đô thị được duyệt, kiểm soát theo định hướng phát triển kiến trúc, bảo vệ cảnh quan đô thị trên phạm vi toàn thành phố; kiểm soát việc xây dựng mới, cải tạo chỉnh trang đô thị; quy định cụ thể trách nhiệm quản lý quy hoạch, kiến trúc của các cấp chính quyền thành phố. Quy chế là cơ sở để cơ quan quản lý kiến trúc, quy hoạch, xây dựng xây làm căn cứ quản lý đầu tư xây dựng, cấp phép xây dựng, cải tạo chỉnh trang các công trình kiến trúc, thiết kế cảnh quan trong đô thị và làm căn cứ để xác lập nhiệm vụ quy hoạch, thiết kế đô thị đối với khu vực chưa có quy hoạch, thiết kế đô thị được duyệt. 94 Tiếp đó, ngày 20-3-2014, UBND Thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định số 1340/2014/QĐ-UBND quy định quản lý quy hoạch chung đô thị theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025. Quy định xác định rõ đối với mạng lưới văn hóa: Xây dựng Thành phố thành một trung tâm văn hóa lớn của cả nước và khu vực. Kế thừa văn hóa truyền thống và giao lưu quốc tế, giữ gìn bản sắc dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Phát triển văn hóa theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc và các giá trị văn hóa tinh thần mang nét đặc trưng của người Việt và của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Phát triển mạnh các ngành văn hóa giải trí, kết hợp với du lịch, xây dựng Thành phố thành một trung tâm du lịch nhiều loại hình của cả nước và khu vực. Những nghiên cứu và dự án trên nhằm mục tiêu: Bảo tồn di sản gắn với việc phát huy giá trị di sản qua du lịch văn hóa, đưa cộng đồng tham gia và trực tiếp được lợi từ việc bảo tồn di sản thông qua việc nâng cao kiến thức và sự hiểu biết cho người dân.Xây dựng nếp sống văn minh đô thị cho cư dân là một yếu tố quan trọng làm cho người dân có ý thức bảo tồn DSVH, đồng thời với việc đào tạo nguồn nhân lực quản lý văn hóa đô thị có tri thức và kỹ năng. Như vậy, có thể thấy, trong những năm 2005 - 2014, hoạt động bảo tồn di sản ở Thành phố Hồ Chí Minh đạt được kết quả bước đầu. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song, các cơ quan chức năng mới dừng lại ở việc lập danh mục các công trình cần được nghiên cứu bảo tồn; tập hợp những mô tả sơ bộ về hình thức kiến trúc và tình trạng kỹ thuật của công trình cùng với những kiến nghị triển khai công tác bảo tồn. Các bước nghiên cứu và thực hiện tiếp theo của quá trình bảo tồn vẫn chưa được khởi động một cách hệ thống. Trọng tâm của công tác bảo tồn chỉ giới hạn ở quy mô di tích, chưa chỉ rõ giá trị của đối tượng ở quy mô di sản đô thị. Thành phố chưa xác định và lập được kế hoạch mang tính chiến lược để làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách tổng hợp - đa ngành - đồng bộ về các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội nhằm hiện thực hóa công tác bảo tồn di sản đô thị. 95 3.2.1.2. Công tác trùng tu, bảo tồn và tôn tạo các di tích Di tích khảo cổ: Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII của Đảng, nhiều chương trình nghiên cứu khảo cổ học được triển khai ở Thành phố Hồ Chí Minh, đem lại nhiều phát hiện mới, cung cấp và bổ sung thêm nhiều tư liệu về lịch sử văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, khảo cổ học ở Thành phố Hồ Chí Minh chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Phát huy những kết quả đạt được ở giai đoạn trước năm 2006, Chương trình “Điều tra khảo sát khảo cổ học phục vụ nhu cầu quy hoạch, xây dựng và phát triển huyện Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn 2006 - 2020)” do TS Nguyễn Thị Hậu chủ trì được thực hiện. Cuối năm 2012, hoạt động khảo cổ học Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu trở lại với việc Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh phối kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) tiến hành nghiên cứu, khai quật di tích Bến Đò. Kết quả của đợt khai quật đã cung cấp và bổ sung nhiều nguồn tư liệu mới về giai đoạn tiền, sơ sử ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Đông Nam Bộ nói chung; đồng thời, đem lại những nhận thức mới về quá trình hình thành và phát triển của chùa Hội Sơn - DTLS văn hóa cấp quốc gia, một trong những ngôi chùa cổ xưa và lưu giữ nhiều hiện vật giá trị về Phật giáo. Năm 2013 và đầu năm 2014, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành lập Dự án Quy hoạch khảo cổ học Thành phố Hồ Chí Minh trình UBND Thành phố. Trong Dự án có nhiều loại hình di tích khảo cổ học được quy hoạch nghiên cứu, khai quật và bảo tồn, đặc biệt, đã có những di tích thuộc loại hình DSVH đô thị như hệ thống cảng cổ... Từ các kết quả nghiên cứu, nhiều công trình chuyên khảo về khảo cổ học ở Thành phố Hồ Chí Minh đã được công bố như: “Tiền sơ sử Thành phố Hồ Chí Minh”, “Gốm Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh”, “Cổ vật tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh”, “365 bước chân dạo quanh bảo tàng lịch sử Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh”, “Cổ vật thời Tây Sơn”; bên cạnh đó là nhiều bài viết trên các tạp chí chuyên ngành, các bài thông báo, 96 các tham luận tại các hội thảo khoa học và nhiều diễn đàn trên các phương tiện thông tin đại chúng góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam, đặc biệt là lịch sử vùng đất phía Nam của Tổ quốc. Tuy nhiên, việc bảo tồn di tích khảo cổ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn một số hạn chế: Kể từ sau các hoạt động khảo cổ học năm 2000, khảo cổ học Thành phố có rất ít hoạt động, mặc dù tiềm năng khảo cổ học của Thành phố là rất lớn. Trước tốc độ đô thị hóa ở Thành phố diễn ra mạnh mẽ, nhiều di tích khảo cổ học đã bị xuống cấp, mai một và có nguy cơ xóa sổ, nhất là những khu vực ngoại thành như Cần Giờ, Bình Chánh, Hóc Môn, Thủ Đức, Quận 9, Quận 2 và ngay cả ở các quận trung tâm của Thành phố Đặc biệt, Thành phố Hồ Chí Minh có 2 di tích Khảo cổ học đã được công nhận là di tích cấp quốc gia là Giồng Cá Vồ và Khu lò gốm cổ Hưng Lợi. Tuy nhiên, do thiếu quan tâm, chăm sóc, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích nên cả hai di tích quan trọng này đều đang ở trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, chưa phát huy được những giá trị lịch sử, văn hóa. Điều hệ trọng hơn là, nếu không có sự quan tâm, đầu tư kịp thời thì cả hai di tích sẽ có nguy cơ biến mất. Việc điều tra cơ bản các di tích khảo cổ học không được tiến hành nên việc quy hoạch tổng thể các di tích khảo cổ và các chương trình nghiên cứu hầu như không được triển khai. Thực tế đó cho thấy, công tác khảo cổ học ở Thành phố Hồ Chí Minh đã qua rồi một giai đoạn “dần dần hình thành một trung tâm nghiên cứu khảo cổ và nghệ thuật cổ Việt Nam, đặc biệt là vùng đất phía Nam của đất nước ” [149, tr.1]. Nguyên nhân của tình trạng đó là do thiếu lực lượng cán bộ nghiên cứu. Thực tế cho thấy, đa số cán bộ làm công tác khảo cổ học dày dạn kinh nghiệm trước đây đều nhận nhiệm vụ mới ở cơ quan khác. Mặt khác, các hoạt động khảo cổ không được triển khai thường xuyên do chưa có sự đầu tư, quan tâm đúng mức và nguồn kinh phí đầu tư còn rất hạn hẹp. Thậm chí, có quan niệm còn cho rằng, việc nghiên cứu những vấn đề lịch sử, nghệ thuật là nhiệm vụ của các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, còn đội ngũ cán bộ làm công tác khảo cổ học trong một số bảo tàng chỉ là nơi áp dụng những thành tựu nghiên cứu đó vào hoạt động nghiệp vụ của mình. 97 Do thiếu những chương trình nghiên cứu và hoạt động khảo cổ học không được triển khai thường xuyên nên việc tuyên truyền về ý thức, trách nhiệm của toàn dân trong công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH thông qua các cuộc khai quật khảo cổ học chưa đạt được hiệu quả. Công tác nghiên cứu khảo cổ học không chỉ để tìm ra hệ thống di tích, di vật dưới lòng đất, mà còn để nghiên cứu bảo tồn các di tích trên mặt đất, chủ yếu là các di tích khảo cổ học thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật, đô thị, cảng thị Vì vậy, việc quản lý, bảo tồn và phát huy tác dụng di tích lịch sử - văn hóa không thể không có sự tham gia nghiên cứu dưới góc độ khảo cổ học Đô thị. Để hạn chế sự phá hủy di tích, nhằm bảo tồn và gìn giữ lại cho thế hệ sau những DSVH của tiền nhân, cần thiết phải có một đề án bảo tồn và phát huy, trong đó chương trình khảo sát điều tra Quy hoạch khảo cổ học và triển khai hoạt động khai quật các di tích khảo cổ là bước đi ban đầu cần thiết, nhằm giúp cho các nhà lãnh đạo và quản lý thành phố và các quận, huyện có được những cơ sở khoa học để hoạch định, đề ra chủ trương chỉ đạo và triển khai thực hiện các kế hoạch bảo tồn và phát giá trị lịch sử văn hoá hệ thống các di tích, di chỉ khảo cổ học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Để công việc trên đi vào thực hiện và đạt kết quả, ngành khảo cổ học rất cần các cấp lãnh đạo của thành phố, lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện hơn nữa để cho tập thể các cơ quan và cán bộ làm công tác khảo cổ hoạt động theo đúng tính chất và chức năng của mình. Tạo điều kiện định hướng hoạt động, xây dựng các kế hoạch, đề tài nghiên cứu, cung cấp kinh phí hoạt động và cơ chế hoạt động để công tác khảo cổ ở Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động một cách hiệu quả, góp phần vào việc bảo tồn, phát triển và phát huy các giá trị văn hóa. Bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng: bên cạnh việc nghiên cứu, điều tra, khảo sát, lập hồ sơ đề nghị xếp hạng Di tích cấp quốc gia và Di tích cấp Thành phố, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ và phát huy giá trị các di tích, việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử - cách mạng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã được

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dang_bo_thanh_pho_ho_chi_minh_lanh_dao_cong_tac_bao.pdf
Tài liệu liên quan