Tóm tắt Luận án Khảo sát tình hình gây hại, đặc điểm sinh học và hóa chất tín hiệu trong quản lý sâu kéo màng, Hellula Undalis (Lepidoptera: Crambidae) hại cải tại đồng bằng sông Cửu Long

Kết quả điều tra và khảo sát tình hình gây hại của SKM trên cải tại tỉnh Vĩnh Long,

Cần Thơ và Hậu Giang

4.1.1. Tình hình xuất hiện, khả năng gây hại và biện pháp phòng trị

4.1.1.1. Tình hình xuất hiện và khả năng gây hại của SKM

Theo sự mô tả của nông dân, SKM chủ yếu gây hại trên đọt cải (chiếm 71,88% hộ nông dân),

trong đó có 100% nông hộ ở huyện Bình tân - Vĩnh Long và quận Cái Răng - thành phố Cần Thơ.

Chỉ có 18,96% nông hộ cho rằng SKM gây hại trên đọt và lá và 9,16% gây hại trên lá. Hầu hết

nông hộ (82,70%) cho rằng SKM gây hại nặng vào mùa nắng từ giữa tháng 11 đến tháng 4 sang

năm. Về thời điểm gây hại, 63,13% hộ ghi nhận SKM gây hại mạnh vào giai đoạn cây cải được 10-

15 NSKG, lúc này cây cải được khoảng 3-5 lá thật thích hợp cho ngài cái tìm đến đẻ trứng và ấu

trùng nở ra tấn công vào đọt. Toàn bộ nông hộ được phỏng vấn cho rằng SKM không gây hại cải ở

thời điểm gần thu hoạch (25-30 NSKG) (Bảng 4.1). Kết quả ghi nhận từ nông hộ trồng cải được

điều tra cho thấy nông dân trồng cải có hiểu biết tốt và quan tâm nhiều đối với sự gây hại của SKM.

4.1.1.2. Biện pháp phòng trị sâu kéo màng

Sự gây hại của SKM ở mức độ nặng chiếm 39,38% nông hộ, trung bình chiếm 38,75% nông

hộ. Để đối phó với SKM, có đến 99,37% nông hộ sử dụng thuốc BVTV hóa học gồm thuốc nhóm

cúc tổng hợp (Cyperan 10EC, Bulldock 25EC, Serpa 10EC, Cyper-alpha 5ND, Peran 50EC, Sumialpha 5SC); lân hữu cơ (Selecron 500EC); Carbamate (Padan 95SP) và nhóm sinh học (NeemNim,

Phesoltin 5.5EC, Bihopper 270EC, Vertimec 1,8EC, Atapron 5SC, BT, Biobit 32B.FC) để phòng

trị, đa số phun theo định kỳ (65,43%) với nồng độ khuyến cáo ghi trên nhãn (87,93%). Chỉ có

20,84% nông hộ cho là hiệu quả sử dụng thuốc hóa học là tốt, các nông hộ còn lại cho rằng SKM

khó phòng trị bằng thuốc hóa học vì sâu được bao bọc bên trong ổ dệt bằng tơ khó thấm nước.

91,46% nông hộ biết được thuốc đặc trị SKM từ người bán thuốc (Bảng 4.1). Kết quả điều tra này

cho thấy SKM là đối tượng gây hại nặng và hiệu quả thấp khi phòng trị bằng thuốc hóa học.

4.1.2. Khảo sát đồng ruộng về tình hình gây hại của SKM

4.1.2.1. Thành phần và mức độ phổ biến các loài sâu hại chính trên rau cải

Kết quả khảo sát đồng ruộng ghi nhận được 9 loài sâu hại trên cải gồm Bọ nhảy sọc cong,

Sâu tơ, Sâu ăn tạp, Sâu đo xanh, Sâu xanh bướm trắng, Ruồi đục lá cải, Rầy mềm, Sâu xanh và Sâu

kéo màng với mức độ phổ biến và tần suất xuất hiện của từng loài là có khác nhau (Bảng 4.2). Trong

đó, Bọ nhảy sọc cong, Sâu tơ, Sâu xanh xuất hiện ở mức độ rất phổ biến (>50%) và tần suất xuất

hiện là 100% (5/5 lần khảo sát); SKM, sâu ăn tạp xuất hiện ở mức độ phổ biến (>25-50%) và tần

suất xuất hiện là 100% (5/5 lần khảo sát). Các loài sâu hại khác như Sâu đo xanh, sâu xanh bướm

trắng, ruồi đục lá cải xuất hiện ở mức độ ít phổ biến (5-25%) và tần suất xuất hiện thấp hơn.

4.1.2.2. Diễn biến tỷ lệ gây hại của SKM

Khảo sát đồng ruộng trên 7 loại rau cải gồm Cải ngọt, cải xanh, xà lách xoong, cải bẹ dún,

cải tùa xại, cải thìa và cải củ vào 5 thời điểm trong suốt giai đoạn sinh trưởng của cây tại 8 huyện/

quận thuộc 3 tỉnh/Thành phố Vĩnh Long, Cần Thơ và Hậu Giang cho thấy, mặc dù nông dân xử lý

thuốc hóa học (Vertimec 1,8EC; Biotit 32B.FC; Match 50ND; Cyperan 10EC; Karate 2,5EC;

Reasgant 3,6EC và Rockest 55EC) để phòng trị định kỳ, SKM vẫn xuất hiện và gây hại với tỷ lệ

gây hại trên mỗi loại rau cải tại mỗi giai đoạn khảo sát của mỗi địa bàn là không giống nhau. Trong

khi cải xà lách xoong, cải tùa xại và cải bẹ dún có tỷ lệ bị gây hại cao, trung bình của 5 thời điểm

khảo sát 8,34%; 11,34% và 7,40%, tương ứng tại các huyện Bình Minh, Bình Tân và Long Hồ10

(Vĩnh Long) thì các loại cải cải ngọt và cải xanh có tỷ lệ bị gây hại cao tại huyện Phong Điền, quận

Bình Thủy và quận Cái Răng (thành phố Cần Thơ) và huyện Long Mỹ và Vị thủy (Hậu Giang)

(Hình 4.1).

Về diễn biến tỷ lệ gây hại (%), trong bảy loại cải khảo sát thì 6 loại gồm cải ngọt, cải xanh,

cải bẹ dún, cải tùa xại, cải thìa và cải củ có diễn biến tỷ lệ gây hại của SKM gần như tương tự nhau,

bắt đầu hiện diện ở thời điểm 6 NSKG, gia tăng mạnh đến thời điểm 12 NSKG, sau đó giảm nhẹ

đến thời điểm 18 NSKG (trừ cải tùa xại, cải ngọt và cải bẹ dún tăng nhẹ), rồi giảm mạnh cho đến

thời điểm 30 NSKG. Trong khi đó, sự gây hại của SKM trên cải xà lách xoong là tăng liên tục cho

đến thời điểm 30 NSKG. Kết quả khảo sát trên đồng ruộng cho thấy tỷ lệ gây hại của SKM trên các

ruộng cải xanh, cải ngọt và cải tùa xại (ở thời điểm từ 12-18 NSKG) là cao hơn so với các ruộng

cải còn lại. Mặt khác, trừ cải xà lách xoong, các giống cải khảo sát còn lại bị SKM tấn công ở 30

NSKG là không đáng kể

pdf30 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Khảo sát tình hình gây hại, đặc điểm sinh học và hóa chất tín hiệu trong quản lý sâu kéo màng, Hellula Undalis (Lepidoptera: Crambidae) hại cải tại đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thân mình; cơ thể chia thành 13 đốt, ở mỗi đốt có các u lông phân bố ở 2 bên (Hình 4.3: A). - Giai đoạn thành trùng: Thành trùng đực là loài bướm nhỏ có râu hình sợi chỉ, 2 mắt kép và 2 mắt đơn, đôi cánh trước có màu vàng xám. Cánh trước có những vết xám gợn sóng, cách gốc cánh 1/3 chiều dài có đốm hình quả thận màu xám nhạt, phía cuối rìa cánh có một hàng điểm đen nhỏ. Cánh sau có màu nhạt hơn. Phần bụng con đực thon dài (Hình 4.3: B). Thành trùng cái, cơ bản giống thành trùng đực, chỉ khác đôi cánh có màu xám đậm và có những vết xám đen, đậm màu gợn sóng, phần bụng con cái to tròn và ở đốt bụng cuối con cái nhọn, có một cây kim đẻ trứng đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt thành trùng đực và thành trùng cái (Hình 4.3: C). 4.2.2. Sự đa dạng di truyền của sâu kéo màng thu thập tại ĐBSCL Sản phẩm khuyếch đại của 10 mồi ISSR đã được sử dụng trong phản ứng PCR cho 13 mẫu SKM được thể hiện ở Bảng 4.3. Các đoạn mồi được sử dụng đều cho tỷ lệ băng đa hình rất cao. Kết quả cho thấy tất cả 10 primer đều cho các băng đa hình, tuy nhiên cũng có mẫu không cho sản phẩm khuyếch đại DNA. Hai mồi ISSR-Bn2 và ISSR-Bn6 cho số băng khuếch đại cao (16-18 băng/ mồi) trong khi hai mồi ISSR-Bn1 và ISSR-Bn7 số băng khuếch đại ít nhất (7 băng). Có tổng cộng 109/110 băng đa hình chiếm tỷ lệ 98,89%, trung bình 10,9 ± 3,81 băng đa hình cho mỗi chỉ thị. Ngoại trừ mồi ISSR-Bb9 với tỉ lệ đa hình là 88,89% thì 9 mồi còn lại đều cho tỷ lệ đa hình là 100%. Kết quả này cho thấy sử dụng 10 mồi ISSR là đủ để đánh giá tính đa dạng di truyền của 13 mẫu ấu trùng SKM hại cải được thu thập ở ĐBSCL. 11 Bảng 4.1: Tình hình xuất hiện, khả năng gây hại và biện pháp phòng trị SKM trên rau cải Hạng mục Tỷ lệ nông hộ (%) Trung bình Bình Minh Bình Tân Long Hồ Phong Điền Bình Thủy Cái Răng Long Mỹ Vị Thủy Cách gây hại 1. Tấn công đọt 71,88 75,00 100 80,00 75,00 45,00 100 46,70 53,30 2. Tấn công lá 9,16 0 0 0 0 30,00 0 13,30 30,00 3. Tấn công đọt + lá 18,96 25,00 0 20,00 25,00 25,00 0 40,00 16,70 Xuất hiện lúc cải ở giai đoạn 1. 5–10 NSKG 16,25 10,00 35,00 0 10,00 30,00 35,00 16,70 13,30 2. 10–15 NSKG 63,13 65,00 60,00 60,00 65,00 65,00 60,00 70,00 60,00 3. 15–20 NSKG 18,13 20,00 5,00 30,00 20,00 5,00 50,00 13,30 26,70 4. 20–25 NSKG 2,50 5,00 0 10,00 5,00 0 0 0 0 5. 25–30 NSKG 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Xuất hiện theo mùa 1. Mùa mưa 17,30 25,00 10,00 15,00 25,00 30,00 10,00 6,70 16,70 2. Mùa nắng 82,70 75,00 90,00 85,00 75,00 70,00 90,00 93,30 83,30 Mức độ gây hại 1. Nặng 39,38 20,00 60,00 85,00 20,00 20,00 60,00 23,30 26,70 2. Trung bình 38,75 60,00 40,00 0 60,00 20,00 40,00 63,30 26,70 3. Nhẹ 21,88 20,00 0 15,00 20,00 60,00 0 13,30 46,70 Biện pháp phòng trị 1. Ngắt tay 0,63 0 0 5,00 0 0 0 0 0 2. Thuốc hóa học 3. Khác 99,37 0 100 0 100 0 95,00 0 100 0 100 0 100 0 100 0 100 0 Khi nào sử dụng thuốc 1. Chớm xuất hiện 25,41 30,00 15,00 55,00 30,00 25,00 15,00 10,00 23,30 2. Nhiều 9,16 15,00 0 0 15,00 0 0 23,30 20,00 3. Định kỳ 65,43 55,00 85,00 45,00 55,00 75,00 85,00 66,70 56,70 Nồng độ sử dụng 1. Theo khuyến cáo 87,93 100 100 100 100 100 100 46,70 56,67 2. Thấp hơn khuyến cáo 12,07 0 0 0 0 0 0 53,30 43,30 Hiệu quả sử dụng thuốc 1. Tốt 20,84 40,00 40,00 45,00 15,00 0 10,00 16,70 0 2. Trung bình 45,41 25,00 30,00 25,00 60,00 65,00 55,00 50,0 53,30 12 Hạng mục Tỷ lệ nông hộ (%) Trung bình Bình Minh Bình Tân Long Hồ Phong Điền Bình Thủy Cái Răng Long Mỹ Vị Thủy 3. Không 33,75 35,00 30,00 30,00 25,00 35,00 35,00 33,30 46,70 Biết được thuốc đặc trị từ 1. Bản thân 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2. Nơi bán 3. Báo đài 91,46 8,54 100 0 100 0 100 0 100 0 75,00 25,00 100 0 86,70 13,30 70,00 30,00 Bảng 4.2: Thành phần và mức độ phổ biến các loài sâu hại chính trên rau cải tại địa bàn khảo sát STT Tên Việt Nam Tên khoa học Họ Bộ Mức độ phổ biếna Tần suất xuất hiệnb 1 Bọ nhảy sọc cong Phylotreta striolata Fabricius Chrysomelidae Coleoptera +++ 5/5 2 Sâu tơ Plutelld xylostella Linnaeus Plutellidae Lepidoptera +++ 5/5 3 Sâu ăn tạp Spodoptera litura Fabricius Noctuidae Lepidoptera ++ 5/5 4 Sâu đo xanh Plusia eriosoma Doub Noctuidae Lepidoptera + 3/5 5 Sâu xanh bướm trắng Pireis rapae Linnaeus Pieridae Lepidoptera + 2/5 6 Ruồi đục lá cải Liriomyza trifolii Burgess Agromyzyiidae Diptera + 2/5 7 Rầy mềm Brevicoryne brassicae Linnaeus Aphididae Homoptera ++ 4/5 8 Sâu xanh Helicoverpa armigera Hubner Noctuidae Lepidoptera +++ 5/5 9 Sâu kéo màng Hellula undalis Fabricius Crambidae Lepidoptera ++ 5/5 Ghi chú: (a): Mức độ phổ biến khảo sát trên 25 ruộng rau cải (250 điểm khảo sát; mỗi điểm 1,5 x 2,0 m cải). (-): Rất ít phổ biến (0-5%); (+): Ít phổ biến (>5-25%); (++): Phổ biến (>25-50%); (+++): Rất phổ biến (>50%); (b): Tần suất xuất hiện của các loài côn trùng trên ruộng rau cải trong tổng số 5 lần khảo sát. 13 Hình 4.1: Tỷ lệ (%) gây hại của H. undalis trên mỗi loại rau cải thuộc địa bàn khảo sát, vụ Đông Xuân 2017. 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 C ải n g ọ t C ải x an h x à lá ch x o o n g C ải n g ọ t C ải b ẹ d ú n C ải t ù a x ại C ải x an h C ải b ẹ d ú n C ải n g ọ t C ải t h ìa C ải x an h C ải n g ọ t C ải t h ìa C ải x an h C ải n g ọ t C ải c ủ C ải n g ọ t C ải b ẹ d ú n C ải t ù a x ại C ải x an h C ải n g ọ t C ải c ủ C ải n g ọ t C ải b ẹ d ú n C ải t ù a x ại Bình Minh Bình Tân Long Hồ Phong Điền Bình Thủy Cái Răng Long Mỹ Vị Thủy 6 NSKG 12 NSKG 18 NSKG 24 NSKG 30 NSKG 5,99 7,07 8,34 6,67 7,40 11,34 5,84 3,29 2,42 3,03 8,42 8,04 7,57 9,63 9,63 7,83 8,41 8,04 7,57 9,39 9,14 6,65 8,04 6,73 7,52 Tỷ lệ (%) 14 Hình 4.2: Diễn biến tỷ lệ (%) gây hại của H. undalis trên 7 giống rau cải thuộc địa bàn khảo sát, vụ Đông Xuân 2017. Hình 4.3: Kiểu hình của Hellula undalis thu tại tỉnh Vĩnh Long. Ấu trùng (A); Thành trùng đực (B) và thành trùng cái (C). Bảng 4.3: Kết quả phân tích sự đa hình các phân đoạn DNA của 10 chỉ thị ISSR STT Tên mồi Kích thước (bp) Tổng số băng Số băng đa hình Tỷ lệ băng đa hình (%) 1 ISSR-Bn1 500 - 1500 7 7 100 2 ISSR-Bn2 200 - 1500 16 16 100 3 ISSR-Bn3 550 - 1500 8 8 100 4 ISSR-Bb3 300 - 1200 12 12 100 5 ISSR-Bb5 200 - 1100 12 12 100 6 ISSR-Bn6 200 - 1650 18 18 100 7 ISSR-Bb7 300 - 1200 7 7 100 8 ISSR-Bb9 100 - 1500 9 8 88,89 9 ISSR-Bb10 150 - 850 12 12 100 10 ISSR-Bb13 200 - 1000 9 9 100 Tổng 110 109 Trung bình 11 ± 3,74 10,9 ± 3,81 98,89 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 6 NSKG 12 NSKG 18 NSKG 24 NSKG 30 NSKG Cải ngọt Cải xanh xà lách soong Cải bẹ dún Cải tùa xại Cải thìa Cải củ A B C Tỷ lệ (%) 15 4.2.3. Mối quan hệ di truyền của sâu kéo màng thu thập tại ĐBSCL dựa trên chỉ thị phân tử ISSR Hệ số tương đồng giữa 13 mẫu SKM biến động từ 0,45 đến 0,80 (Bảng 4.4). Dựa vào kết quả bảng ma trận, sơ đồ phân nhánh thể hiện mối quan hệ di truyền giữa 13 mẫu SKM được thiết lập (Hình 4.4). Ở hệ số tương đồng trung bình 0,65 có thể chia 13 mẫu H. undalis khảo sát thành 4 nhóm chính. Nhóm I gồm 3 mẫu (AG, CM và CT), sâu kéo màng được thu trên cùng cây ký chủ là cải xanh; nhóm II gồm 8 mẫu (BL, BT, HG, VL, ĐT, ST, TV và LA), SKM được thu trên 2 nhóm cây ký chủ là cải ngọt và cải tùa xại; nhóm III gồm 1 mẫu (KG), sâu được thu trên cây ký chủ là cải thìa và nhóm IV gồm 1 mẫu (TG), sâu được thu trên cây ký chủ là cải bắp. Nhìn chung, các mẫu SKM được thu thập trên cùng cây ký chủ sẽ được xếp cùng một nhóm, ngoại trừ hai mẫu thu trên cải tùa xại (BT và HG) được xếp vào cùng nhóm II với nhóm mẫu khác thu trên cải ngọt. Kết quả này cho thấy đặc điểm di truyền của quần thể H. undalis ở ĐBSCL là có khác nhau và cho thấy sự đa dạng di truyền đã chịu ảnh hưởng của cây ký chủ. Bảng 4.4: Tóm tắt ma trận hệ số tương đồng của 13 mẫu H. undalis thu thập tại 13 tỉnh ĐBSCL AG BL BT CM CT ĐT HG KG LA ST TG TV VL AG 1,00 BL 0,63 1,00 BT 0,65 0,69 1,00 CM 0,75 0,55 0,65 1,00 CT 0,68 0,67 0,65 0,71 1,00 ĐT 0,67 0,66 0,66 0,65 0,66 1,00 HG 0,66 0,67 0,80 0,65 0,69 0,74 1,00 KG 0,61 0,56 0,67 0,64 0,53 0,59 0,67 1,00 LA 0,61 0,64 0,65 0,65 0,64 0,65 0,69 0,62 1,00 ST 0,58 0,59 0,61 0,63 0,65 0,65 0,74 0,65 0,66 1,00 TG 0,45 0,59 0,68 0,54 0,55 0,60 0,68 0,59 0,55 0,64 1,00 TV 0,62 0,63 0,68 0,66 0,66 0,65 0,75 0,61 0,66 0,69 0,56 1,00 VL 0,55 0,67 0,67 0,58 0,64 0,74 0,80 0,62 0,69 0,68 0,70 0,65 1,00 Hình 4.4: Sơ đồ phả hệ thể hiện mối tương quan di truyền giữa 13 mẫu H. undalis tại 13 tỉnh ĐBSCL 16 4.3. Đặc điểm sinh học và khả năng nhân nuôi phạm vi hẹp của SKM 4.3.1. Ảnh hưởng của thức ăn lên một số đặc điểm sinh học của SKM 4.3.1.1. Ảnh hưởng của thức ăn lên thời gian phát triển Trong điều kiện phòng TN, khi được nuôi bằng các loại thức ăn gồm cải ngọt, cải xanh, cải tùa xại và cải thìa, thời gian của một vòng đời của SKM trung bình là 20,22 ngày. Trong đó, thời gian phát triển của trứng dài 2,22 ngày; Giai đoạn ấu trùng gồm 4 tuổi dài 10,92 ngày (tuổi 1: 3,26 ngày; tuổi 2: 2,34 ngày; tuổi 3: 2,56 ngày; tuổi 4: 2,76 ngày); Giai đoạn nhộng dài 4,95 ngày và giai đoạn từ khi vũ hóa đến thành trùng cái đẻ trứng dài 1,23 ngày (Bảng 4.5). Giữa các loại thức ăn dùng để nhân nuôi, vòng đời của SKM là ngắn nhất khi được nuôi bằng cải xanh (17,54 ngày) và dài nhất khi được nuôi bằng cải tùa xại (23,03 ngày). Vòng đời của SKM được nuôi bằng cải ngọt và cải thìa dài tương đương nhau, không khác biệt thống kê giữa nhau, lần lượt là 19,64 ngày và 20,64 ngày (Bảng 4.5). Kết quả này chứng tỏ loại thức ăn có ảnh hưởng đến thời gian phát triển của SKM. Mặt khác, trong điều kiện phòng thí nghiệm SKM không hoàn thành vòng đời khi được nuôi bằng cải bó xôi (họ Dền, Amaranthaceae) (Bảng 4.5) cho thấy H. undalis là loài tấn công chuyên tính trên họ cải (Brassicaceae). Bảng 4.5: Ảnh hưởng của thức ăn khác nhau vào thời kỳ ấu trùng đến vòng đời và thời gian phát triển qua các giai đoạn của H. undalis ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (T0C= 30,20; H%= 68,10), ĐH Cửu Long Giai đoạn phát triển và sinh trưởng Thời gian phát triển (ngày) trên một số giống cải CV (%) Cải ngọt Cải xanh Cải tùa xại Cải thìa Cải bó xôi Trứng 2,33 a 1,83 b 2,22 a 2,50 a - 22,41** Ấu trùng: - Tuổi 1 2,13 bc 2,03 c 6,18 a 2,71 b 2,56bc 25,53** - Tuổi 2 2,37 2,17 2,31 2,50 - 21,51ns - Tuổi 3 2,73 a 2,43 ab 2,28 b 2,79 a - 25,26** - Tuổi 4 4,00 a 2,50 b 2,18 b 2,36 b - 25,52** Tiền nhộng 1,00 b 1,13 b 1,25 b 2,21 a - 26,60** Nhộng 4,80 b 4,40 b 6,11 a 4,50 b - 18,84** Thành trùng: - Trước đẻ 1,00 b 1,38 a 1,46 a 1,07 b - 32,08** - Đẻ kéo dài 3,20 a 3,62 a 2,92 a 2,14 b - 25,15** - Tuổi thọ TT cái 6,20 a 6,08 a 5,07 b 4,43 b - 19,43** - Tuổi thọ TT đực 6,27 a 4,76 b 4,38 bc 4,00 c - 11,21** Vòng đời 19,64 b 17,54 c 23,03 a 20,64 b - 8,55** Ghi chú: Trong cùng một hàng các trung bình có cùng chữ cái theo sau giống nhau thì không khác biệt qua kiểm định Duncan. (**): khác biệt 1 %; (ns): không khác biệt. CV (%): giá trị độ biến động và mức ý nghĩa thống kê 4.3.1.2. Ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ sống của ấu trùng, tỷ lệ hóa nhộng và khả năng đẻ trứng của ngài cái SKM Bảng 4.6: Ảnh hưởng của thức ăn khác nhau đến tỷ lệ sống của ấu trùng và nhộng của H. undalis ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (T0C= 30,2; H%= 68,10), ĐH Cửu Long Giai đoạn phát triển Tỷ lệ sống (%) trên một số giống cải CV (%) Cải ngọt Cải xanh Cải tùa xại Cải thìa Cải bó xôi Tuổi 1 86,00 a 88,33 a 80,50 a 74,17 a 7,62 b 16,52** Tuổi 2 86,39 a 92,61 a 77,19 ab 68,92 b - 12,49* Tuổi 3 79,21 ab 89,07 a 69,32 bc 60,63 c - 15,74* Tuổi 4 74,17 a 76,98 a 57,37 ab 45,87 b - 22,42* Tiền nhộng 80,79 ab 91,70 a 71,27 b 67,14 b - 14,60* Nhộng 82,22 ab 90,72 a 72,04 bc 62,50 c - 14,61* Ghi chú: Trong cùng một hàng các trung bình có cùng chữ cái theo sau giống nhau thì không khác biệt qua kiểm định Duncan. (**): khác biệt 1 %; (*): khác biệt 5%. CV (%): giá trị độ biến động và mức ý nghĩa thống kê. 17 Kết quả trình bày trong Bảng 4.6 cho thấy tỷ lệ sống qua các tuổi của giai đoạn ấu trùng, tiền nhộng và nhộng khi nuôi trên các giống cải có khác nhau. Tỷ lệ sống của ấu trùng tuổi 1 được nuôi từ các loại thức ăn gồm cải xanh (88,33%), cải ngọt (86,0%), cải tùa xại (80,5%) và cải thìa (74,17%) là tương đương nhau. Chỉ có 7,62% ấu trùng tuổi 1 sống sót khi được nuôi bằng cải bó xôi. Ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ sống sót của ấu trùng bắt đầu thể hiện ở tuổi 2, tỷ lệ sống của ấu trùng tuổi 2 được nuôi bằng cải xanh (92,61%), cải ngọt (86,39%) và giống cải tùa xại (77,19%) là không khác biệt giữa nhau, nhưng tỷ lệ sống ở các NT cải xanh và cải ngọt là cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với cải thìa (68,92%). Kết quả tương tự cũng được ghi nhận cho các ấu trùng tuổi 3, tuổi 4 và tỷ lệ ấu trùng hóa nhộng chứng tỏ nguồn thức ăn có ảnh hưởng đến sự phát triển của SKM. Kết quả trình bày ở Bảng 4.7 cho thấy ngài H. undalis cái vũ hóa từ ấu trùng được nuôi bằng cải xanh có số lượng trứng đẻ (247,33 trứng/con cái) cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với ngài cái vũ hóa từ ấu trùng được nuôi bằng cải ngọt (159,89 trứng/con cái), cải tùa xại (115,67 trứng/con cái) và cải thìa (90,8 trứng/con cái). Số lượng trứng ở nghiệm thức cải ngọt thì cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với ở các nghiệm thức cải tùa xại và cải thìa. Kết quả này cho thấy bên cạnh việc ảnh hưởng lên tỷ lệ sống của ấu trùng và tỷ lệ hóa nhộng, nguồn thức ăn cung cấp cho ấu trùng cũng ảnh hưởng lên khả năng sinh sản của ngài H. undalis cái. Giữa các loại thức ăn khảo sát thì cải xanh là phù hợp nhất, kế đến là cải ngọt và sau cùng là cải tùa xại và cải thìa. Bảng 4.7: Ảnh hưởng của thức ăn khác nhau vào thời kỳ ấu trùng đến khả năng đẻ trứng của H. undalis ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (T0C= 30,20; H%= 68,10), ĐH Cửu Long Số trứng đẻ/ ngài cái Khả năng đẻ trứng (trứng/con cái) trên một số giống cải CV (%) Cải ngọt Cải xanh Cải tùa xại Cải thìa Cải bó xôi Trung bình 159,87 b 247,33 a 115,67 c 90,80 c - 23,21** Độ lệch chuẩn (SD) 38,06 35,13 38,35 42,49 Dao động 102-234 176-314 76-201 34-167 Ghi chú: Trong cùng một hàng các trung bình có cùng chữ cái theo sau giống nhau thì không khác biệt qua kiểm định Duncan. (**): khác biệt 1 %. CV (%): giá trị độ biến động và mức ý nghĩa thống kê. 4.3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đặc điểm sinh học của sâu kéo màng 4.3.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian phát triển Bảng 4.8: Ảnh hưởng của nhiệt độ khác nhau đến vòng đời và thời gian phát triển qua các giai đoạn của H. undalis trên giống cải xanh Giai đoạn phát triển Thời gian phát triển (ngày) ở điều kiện nhiệt độ khác nhau CV (%) 160C 200C 250C Nhiệt độ phòng (30,2 0C) Trứng 6,17 a 4,00 b 3,57 b 1,83 b 45,44** Ấu trùng: - Tuổi 1 7,50 a 5,25 b 3,23 c 2,03 d 24,39** - T2 11,20 a 5,63 b 3,17 c 2,17 d 21,87** - T3 7,97 a 3,50 b 2,80 bc 2,43 c 29,86** - T4 9,87 a 4,63 b 4,30 b 2,50 c 26,29** Tiền nhộng 4,33 a 1,63 b 1,03 c 1,13 c 28,76** Nhộng 9,33 a 5,88 c 6,60 b 4,40 d 12,69** Thành trùng: - Trước đẻ 5,29 a 1,83 b 1,50 b 1,38 b 24,69** - Đẻ kéo dài 2,80 b 2,67 b 2,93 b 3,62 a 23,12** - Tuổi thọ TT cái 10,29 a 6,50 b 6,57 b 6,08 b 10,85** - Tuổi thọ TT đực 9,63 a 6,00 b 6,65 b 4,67 c 8,70** Vòng đời 61,64 a 32,17 b 25,14 c 17,54 d 7,30** Ghi chú: Trong cùng một hàng các trung bình có cùng chữ cái theo sau giống nhau thì không khác biệt qua kiểm định Duncan. (**): khác biệt 1 %. CV (%): giá trị độ biến động và mức ý nghĩa thống kê. Bảng 4.8 trình bày kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian phát triển của SKM. Mặc dù có thể hoàn thành vòng đời ở các điều kiện nhiệt độ nuôi, nhiệt độ có ảnh 18 hưởng lớn đến thời gian phát triển của H. undalis. Trong khoảng nhiệt độ từ 16oC - 30,2oC, khi nhiệt độ càng cao thì vòng đời của H. undalis càng ngắn và khác biệt ý nghĩa giữa các điều kiện nhiệt độ nhân nuôi với nhau. Ở nhiệt độ 16oC tất cả các giai đoạn phát triển của SKM đều dài hơn so với các điều kiện nhiệt độ 20oC, 25oC và 30,2oC. 4.3.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ sống của ấu trùng và nhộng của SKM Kết quả trình bày ở Bảng 4.9 cho thấy tỷ lệ sống của ấu trùng và nhộng ở các điều kiện nhiệt độ 25oC và 30,2oC là không khác biệt giữa nhau, nhưng cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với ở các điều kiện nhiệt độ 16oC và 20oC (trừ ấu trùng tuổi 3 và nhộng). Tỷ lệ sống của nhộng chỉ giảm khi nhiệt độ nuôi bị hạ xuống 16oC cho thấy nhộng đáp ứng với khoảng thay đổi của nhiệt độ rộng hơn so với ấu trùng. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ sống của ấu trùng (ở tất cả các tuổi) và nhộng ở các điều kiện nhiệt độ 25oC và 30,2oC là không khác biệt giữa nhau. Sự khác biệt giữa các kết quả ghi nhận có thể do ảnh hưởng của yếu tố nhân nuôi khác như thức ăn và điều kiện tự nhiên của phòng thí nghiệm. Bảng 4.9: Ảnh hưởng của nhiệt độ khác nhau đến tỷ lệ sống sót của ấu trùng và nhộng trên cải xanh Giai đoạn phát triển Tỷ lệ sống (%) ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau CV (%) 160C 200C 250C Nhiệt độ phòng (30,2 0C) Ấu trùng: - Tuổi 1 59,52 b 68,67 b 81,33 a 88,33 a 11,83** - Tuổi 2 63,05 c 75,83 b 87,70 a 92,61 a 10,94** - Tuổi 3 65,79 b 73,50 ab 81,32 ab 89,07 a 14,50* - Tuổi 4 46,11 c 58,45 b 74,48 a 76,97 a 12,51** Tiền nhộng 69,65 81,81 92,38 91,70 10,41ns Nhộng 52,38 b 71,04 a 78,33 a 90,72 a 15,58** Ghi chú: Trong cùng một hàng các trung bình có cùng chữ cái theo sau giống nhau thì không khác biệt qua kiểm định Duncan. (**): khác biệt 1 %; (*): khác biệt 5%; (ns): không khác biệt. CV (%): giá trị độ biến động và mức ý nghĩa thống kê. 4.3.2.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến số lượng trứng đẻ và tỷ lệ trứng nở của SKM Sự thay đổi của điều kiện nhiệt độ nuôi là có ảnh hưởng lên thời gian đẻ trứng và số lượng trứng đẻ của thành trùng SKM (Bảng 4.10). Ở nhiệt độ 16oC, thành trùng SKM chỉ đẻ trong 3 ngày với số lượng trứng đẻ là 97,33 trứng/con cái, thấp nhất trong các điều kiện nhiệt độ khảo sát còn lại. Mặc dù có cùng thời gian đẻ trứng là 4 ngày, nhưng số lượng trứng đẻ của thành trùng SKM được nuôi ở điều kiện nhiệt độ 20oC (144,29 trứng/con cái) thấp hơn có ý nghĩa so với số lượng trứng được đẻ bởi thành trùng SKM được nuôi ở điều kiện nhiệt độ 25oC (203,08 trứng/con cái). Thành trùng SKM được nuôi ở điều kiện nhiệt độ 30,2oC có thời gian đẻ trứng kéo dài 5 ngày với số lượng trứng đẻ cao nhất (247,33 trứng/con cái) so với các điều kiện nhiệt độ khảo sát còn lại. Bảng 4.10: Ảnh hưởng của nhiệt độ khác nhau đến nhịp điệu đẻ trứng của ngài H. undalis Ngày đẻ trứng Số trứng (trứng/ngày) ở điều kiện nhiệt độ khác nhau CV (%) 160C 200C 250C Nhiệt độ phòng (30,2 0C) 1 38,00 b 49,36 b 92,85 a 88,47 a 39,01** 2 45,67 56,14 52,77 59,33 42,54ns 3 17,57 c 44,91 ab 38,75 b 55,33 a 37,36** 4 0,00 b 24,50 a 25,64 a 35,46 a 53,16** 5 0,00 b 0,00 b 0,00 b 18,36 a 13,05** Tổng (trứng/con cái) 97,33 d 144,29 c 203,08 b 247,33 a 26,39** Ghi chú: Trong cùng một hàng các trung bình có cùng chữ cái theo sau giống nhau thì không khác biệt qua kiểm định Duncan. (**): khác biệt 1 %;(ns): không khác biệt. CV (%): giá trị độ biến động và mức ý nghĩa thống kê. Tương tự như số lượng trứng đẻ, nhiệt độ cũng ảnh hưởng lên tỷ lệ trứng nở. Kết quả ở Bảng 4.11 cho thấy tỷ lệ trứng nở ở 4 mức nhiệt độ khảo sát khác nhau là rất khác nhau. Nhiệt độ ủ trứng càng giảm thì tỷ lệ trứng nở càng thấp và ngược lại. Cụ thể, ủ trứng ở nhiệt 19 độ phòng (30,20C) cho tỷ lệ trứng nở cao nhất (92,08%), kế đến ở 250C là 74,16%, 200C là 51,00% và thấp nhất ở 160C chỉ 33,66%. Bảng 4.11: Ảnh hưởng của nhiệt độ khác nhau đến tỷ lệ nở của trứng H. undalis Tỷ lệ trứng nở Tỷ lệ trứng nở (%) ở nhiệt độ khác nhau CV (%) 16 20 25 Nhiệt độ phòng (30,2 0C) Trung bình 33,66 d 51,00 c 74,16 b 92,08 a 15,89** Độ lệch chuẩn (SD) 12,98 8,62 8,87 5,33 Dao động 21,67-55,0 40,0-63,33 65,0-83,33 86,67-96,67 Ghi chú: (**): khác biệt 1 %. Trong cùng một hàng các trung bình có cùng chữ cái theo sau giống nhau thì không khác biệt qua kiểm định Duncan. CV (%): giá trị độ biến động và mức ý nghĩa thống kê. Kết quả khảo sát của thí nghiệm cho thấy nhiệt độ ảnh hưởng lên cả thời gian phát triển, tỷ lệ chết của ấu trùng và nhộng, số lượng trứng đẻ của trưởng thành và tỷ lệ nở của trứng. Giữa các điều kiện nhiệt độ khảo sát thì 30,20C là thích hợp nhất cho sự phát triển để nhân nuôi mật số H. undalis phục vụ cho các công tác nghiên cứu khoa học. 4.3.3. Khả năng nhân nuôi trong phạm vi hẹp của SKM từ giai đoạn thành trùng 4.3.3.1. Khả năng sinh sản của ngài sâu kéo màng qua 3 thế hệ nhân nuôi Bảng 4.12 cho thấy số lượng trứng của ngài cái loài H. undalis khi nuôi cá thể trong điều kiện phòng thí nghiệm qua 3 thế hệ thu được không như nhau. Điều này cho thấy qua nhân nuôi 3 thế hệ liên tục số lượng trứng ở thế hệ F1 luôn cao hơn 2 thế hệ còn lại, tuy nhiên giống nhau về mặt thống kê. Cụ thể ở thế hệ F1 thu được số trứng là 247,93 trứng, trong khi đó ở thế hệ F2 thấp hơn, tương ứng 234,33 trứng và thế hệ F3 tương ứng 221,47 trứng. Bảng 4.12: Khả năng sinh sản của trưởng thành cái H. undalis qua 3 thế hệ khi nhân nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm Thế hệ (F) Khả năng sinh sản của trưởng thành cái H. undalis Trứng (trứng/trưởng thành cái) F1 247,93 F2 234,33 F3 221,47 Ý nghĩa thống kê ns CV% 13,82 Ghi chú: Trong cùng một cột các trung bình có cùng chữ cái theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa qua kiểm định Duncan. (ns): khác biệt không có ý nghĩa. CV%: giá trị độ biến động và mức ý nghĩa thống kê. 4.3.3.4. Khả năng phát triển quần thể của loài SKM Kết quả theo dõi khả năng phát triển quần thể của ngài H. undalis trong điều kiện phòng thí nghiệm trên thức ăn là cải xanh được thể hiện cho thấy khả năng sống và sức sinh sản của loài này khá cao. Tỷ lệ sống sót của ngài H. undalis ở 16 ngày tuổi đạt 100%, 80%, 86%, tương ứng với các thế hệ F1, F2 và F3 và sau đó giảm dần. Ngài cái H. undalis bắt đầu đẻ trứng sau 12 - 13 ngày tuổi, đẻ kéo dài và đạt đỉnh cao vào ngày thứ 13, 14 và 12, tương ứng với các thế hệ F1, F2 và F3. Tổng số ngài cái H. undalis được sinh ra từ 1 ngài cái H. undalis mẹ khá lớn, biến động trong khoảng 33,07 - 42,13 con (Bảng 4.13). Bảng 4.14 cho thấy với điều kiện thức ăn phù hợp, H. undalis được nuôi trên đọt non cải xanh có hệ số nhân của một thế hệ khá cao và dao động trong khoảng 31,12 - 38,73 (trung bình là 33,80). Hệ số nhân của một loài qua 3 thế hệ nuôi có sự khác nhau, theo đó ở thế hệ thứ 3 (T0C = 31,02; H% = 70,67) đạt 31,12, trong khi thế hệ thứ 1 (T0C = 30,67; H% = 68,95) đạt 38,73. Kết quả về chỉ số tăng tự nhiên của H. undalis qua 3 thế hệ nhân nuôi thu được khá cao, dao động 0,56 – 0,57 (trung bình là 0,563). Kết quả đánh giá này cho thấy loài H. undalis có chỉ số tăng tự nhiên khá cao và có khả năng phát triển nhanh mật số quần thể khi gặp điều kiện môi trường thích hợp. 20 Bảng 4.13: Khả năng phát triển quần thể của H. undalis qua 3 thế hệ khi nhân nuôi trong phòng thí nghiệm Ngày tuổi x Thế hệ F1 Thế hệ F2 Thế hệ F3 lx mx R0 lx mx R0 lx mx R0 1 - 12 1,00 0 0 1,00 0 0 1,00 9,10 9,10 13 1,00 10,40 10,40 1,00 7,50 7,50 1,00 6,30 6,30 14 1,00 9,50 9,50 1,00 8,10 8,10 1,00 6,90 6,90 15 1,00 7,80 7,80 1,00 7,80 7,80 1,00 4,20 4,20 16 1,00 6,30 6,30 0,8 6,10 4,88 0,86 3,30 2,84 17 0,66 5,70 3,76 0,66 3,40 2,24 0,66 2,10 1,39 18 0,40 2,43 0,97 0,46 1,70 0,78 0,33 1,17 0,39 19 0,13 0 0 0,26 1,0 0,26 0,13 0 0 20 0 0 0 0,067 0 0 0 0 0 21 0 0 0 Tổng 42,13 38,73 35,60 31,56 33,07 31,12 T0C trung bình 30,67 30,46 31,02 H% trung bình 68,95 69,50 70,67 Bảng 4.14: Một số chỉ tiêu sinh học cơ bản của quần thể ngài H. undalis qua 3 thế hệ khi nhân nuôi trong phòng thí nghiệm Chỉ tiêu Thế hệ F1 Thế hệ F2 Thế hệ F3 Trung bình Hệ số nhân của 1 thế hệ (R0) 38,73 31,56 31,12 33,80 Chỉ số tăng tự nhiên (r) 0,56 0,57 0,56 0,563 Trung bình ngày tuổi (x) 6,47 ± 0,74 6,07 ± 0,96 6,13 ± 0,83 T0C trung bình 30,67 30,46 31,02 H% trung bình 68,95 69,50 70,67 4.4. Pheromone giới tính của SKM 4.4.1. Xác định thành phần hóa học 4.4.1.1. Phân tích GC-EAD Phân tích GC-EAD mẫu pheromone ly trích từ 1,0 tuyến pheromone (1,0 FE) của ngài H. undalis cái chưa giao phối (virgin female) cho thấy 4 đáp ứng được ghi nhận từ đầu dò điện râu (EAD) ở các thời gian lưu (tR) lần lượt là 15,50 phút (thành phần 1; tp. 1) với cường độ đáp ứng là 105 µV,16,05 phút (thành phần 2; tp. 2) với cường độ đáp ứng là 192 µV, 17,65 phút (thành phần 3; tp. 3) với cường độ đáp ứng là 320 µV và 18,7

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_khao_sat_tinh_hinh_gay_hai_dac_diem_sinh_hoc.pdf
Tài liệu liên quan