Luận án Đảng lãnh đạo đào tạo giảng viên lý luận chính trị cho các trường Đại học, Cao đẳng từ năm 2001 đến năm 2015 - Nguyễn Thị Hiền

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

 5

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 12

Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 12

Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết 28

CHỦ TRƯƠNG VÀ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG (2001 - 2006) 32

Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng về đào tạo giảng viên lý luận chính trị cho các trường đại học, cao đẳng (2001 - 2006) 32

Chủ trương của Đảng về đào tạo giảng viên lý luận chính trị cho các trường đại học, cao đẳng (2001 - 2006) 40

Đảng chỉ đạo đào tạo giảng viên lý luận chính trị cho các trường đại học, cao đẳng (2001 - 2006) 51

ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI (2007 - 2015) 75

Tình hình mới và chủ trương của Đảng về đào tạo giảng viên lý luận chính trị cho các trường đại học, cao đẳng (2007 - 2015) 75

Đảng chỉ đạo đào tạo giảng viên lý luận chính trị cho các trường đại học, cao đẳng trong tình hình mới (2007 - 2015) 87

NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 113

Nhận xét sự lãnh đạo của Đảng về đào tạo giảng viên lý luận chính trị cho các trường đại học, cao đẳng (2001 - 2015) 113

Một số kinh nghiệm từ sự lãnh đạo của Đảng về đào tạo giảng viên lý luận chính trị cho các trường đại học, cao đẳng (2001 - 2015) 136

KẾT LUẬN 153

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 155

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 156

PHỤ LỤC 172

 

doc173 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đảng lãnh đạo đào tạo giảng viên lý luận chính trị cho các trường Đại học, Cao đẳng từ năm 2001 đến năm 2015 - Nguyễn Thị Hiền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đã nêu các vấn đề được gọi là “triết lý giáo dục”, đó là chuyển trọng tâm giáo dục, đào tạo chủ yếu là truyền thụ tri thức sang phát triển phẩm chất và năng lực sáng tạo của người học. Do đó, chuyển mục tiêu đào tạo từ trang bị kiến thức là chủ yếu sang phát triển về năng lực và phẩm chất cho sinh viên trong các ngành đào tạo GV LLCT. Kết luận số 94-KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư Về việc tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân, khẳng định: “Tiếp tục đổi mới việc học tập (bao gồm cả nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, xây dựng đội ngũ giáo viên) lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân có tầm quan trọng chiến lược, cần đặt trong tổng thể của việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khoá XI Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” [101, tr.341]. Tức là “đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học” [101, tr.278]. Đào tạo GV LLCT đáp ứng yêu cầu đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân. Kết luận số 94-KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư Về việc tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhấn mạnh: Đổi mới mạnh mẽ việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên lý luận chính trị, bảo đảm sát hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân.  Xây dựng cho được đội ngũ giáo viên lý luận chính trị tâm huyết, yêu nghề, tuyệt đối trung thành, có niềm tin, có kiến thức mới gắn với thực tiễn. Đây là nhân tố quyết định sự thành công của việc tiếp tục đổi mới học tập lý luận chính trị trong nhà trường [101, tr. 342]. Thứ hai, đổi mới căn bản, toàn diện công tác đào tạo GV LLCT Đổi mới căn bản nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy và học tập, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo hướng lấy người học làm trung tâm, học tập tích cực biến quá trình đào tạo thành quá trình  “tự đào tạo”. Đổi mới tào tạo GV LLCT bắt đầu từ việc “khắc phục sự lạc hậu của chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, bảo đảm tính cơ bản, hệ thống, hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam”[11, tr.17]. Theo đó, kết cấu chương trình đào tạo GV LLCT phải xuất phát từ nhiệm vụ trọng tâm đổi mới giáo dục đại học trong tiến trình hội nhập. Cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Chính phủ yêu cầu: “phát triển quy mô giáo dục đại học phải đi đôi với đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo. Kiên quyết chấm dứt tình trạng không kiểm soát được chất lượng đào tạo. Cần tạo ra cơ chế và động lực trong quản lý nhà nước và quản lý của các cơ sở đào tạo để thực hiện mục tiêu đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo”[157, tr. 9]. Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nhấn mạnh: “đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục đại học là khâu đột phá để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo” [9, tr.3] Đổi mới từ khâu xây dựng nội dung đến phương pháp đánh giá kết quả đào tạo: “đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng giáo dục, toàn diện, đặc biệt coi trong giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cach mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội” [97, tr.216]. Về đổi mới chương trình nội dung, phương pháp dạy - học, Đại hội XI (2011) khẳng định: Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội. Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Cụ thể hóa chủ trương trên, Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Về việc điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020, nhấn mạnh: Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội; gắn công tác đào tạo với nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn. Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị, Về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030, khẳng định: “Đổi mới căn bản công tác đào tạo cán bộ lý luận, từ quy hoạch đến chương trình, nội dung, phương pháp tuyển chọn, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và sử dụng cán bộ”[101, tr.359]. Trong đó, nhấn mạnh: “Đổi mới hệ thống chương trình, giáo trình, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên”[101, tr.359]. Trong đó, chú ý đổi mới nội dung đào tạo phải đảm bảo tính đảng, tính chính trị, tính khoa học và tính thực tiễn sâu sắc, với mục đích là góp phần hình thành thế giới quan, phương pháp luận, củng cố niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của Đảng. Đổi mới đào tạo GV LLCT phải đảm bảo được hai yêu cầu cơ bản: Thứ nhất, bản thân việc đào tạo GV LLCT phải đổi mới căn bản, toàn diện phù hợp với xu thế chung của lĩnh vực giáo dục, đào tạo hiện nay; thứ hai, việc đào tạo GV LLCT phải hướng đến yêu cầu của đối tượng, bao gồm nội dung, chương trình, giáo trình, phương pháp, hình thức và phương tiện giáo dục trong bối cảnh khả năng và phương tiện tiếp cận thông tin của người học và người dạy đã thay đổi cơ bản; trình độ người học đã được nâng lên và khuôn mẫu tư duy cũng đang thay đổi. Theo đó: Nội dung chương trình học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân phải tập trung xây dựng cho tốt, phù hợp cho từng đối tượng học, từng cấp học, bậc học từ thấp đến cao (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp; cao đẳng, đại học không chuyên về lý luận chính trị; đại học chuyên ngành lý luận chính trị). Phân định rõ nội dung học tập lý luận chính trị ở từng cấp học, bậc học, tránh trùng lắp, học đi học lại nhiềi lần ở nhiều cấp học (đại học, cao đẳng phải khác với trung học chuyên nghiệp, phổ thông; đại học chuyên ngành lý luận chính trị phải khác với đại học, cao đẳng không chuyên ngành); đồng thời, bảo đảm tính liên thông [101, tr.340]. Thứ ba, đào tạo GV LLCT hướng tới “đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học” [101, tr. 285] Đào tạo GV LLCT hướng tới trang bị kiến thức chuyên môn, chú trong trọng rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức các mạng cho người học. Nghị quyết số 16-NQ/TW, ngày 01/8/2007, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X), Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới khẳng định, đào tạo GV LLCT hướng đến: “Nâng cao trình độ khoa học, bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”[11, tr.6]. Đào tạo GV LLCT đặt trong tổng thể mục tiêu giáo dục đại học, Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI (2013), Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế yêu cầu: Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Kết luận số 94-KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư, Về việc tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân, yêu cầu: Xây dựng cho được đội ngũ giáo viên lý luận chính trị tâm huyết, yêu nghề, tuyệt đối trung thành, có niềm tin, có kiến thức mới gắn với thực tiễn. Đây là nhân tố quyết định sự thành công của việc tiếp tục đổi mới học tập lý luận chính trị trong nhà trường. 3.1.2.2. Nhiệm vụ, giải pháp Thứ nhất, tăng cường đào tạo, đào tạo lại giảng viên lý luận chính trị. Việc “bùng nổ” các trường đại học, cao đẳng những năm 2000 đòi hỏi phải tăng cường về số lượng, nhưng vẫn phải đảm bảo về chất lượng đội ngũ giảng viên nói chung, GV LLCT trong các trường đại học, cao đẳng nói riêng. Nhiệm vụ đặt ra cho các cơ sở đào tạo GV LLCT là “Tăng cường đào tạo, đào tạo lại, nâng cao trình độ khoa học, bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”[11, tr.7] đáp ứng yêu cầu trên. Thứ hai, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với đào tạo GV LLCT cho các trường đại học, cao đẳng Nghị quyết số 16-NQ/TW, ngày 01/8/2007, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X), Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới, nhấn mạnh: “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác lý luận” [11, tr.8]. Trong đó, có đào tạo GV lý luận chính trị cho các trường đại học, cao đẳng. Đảng lãnh đạo bằng việc xác định quan điểm, phương hướng đào tạo; xây dựng chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo giảng viên lý luận. Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị, Về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030 nhấn mạnh: Đảng lãnh đạo công tác lý luận bằng việc xác định quan điểm, phương hướng nghiên cứu; định hướng việc xây dựng các cơ quan nghiên cứu, phát triển đội ngũ cán bộ lý luận, xây dựng chính sách khuyến khích tài năng và lao động sáng tạo; giao thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu; tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động nghiên cứu lý luận. Thứ ba, chú trọng bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia đầu đàn trong lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo giảng viên lý luận chính trị. Đây sẽ là những nhân tố then chốt với vị trí, vai trò người thầy của những người thầy, góp phần hình thành những thế hệ kế cận chuyên sâu về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ. Do đó, “chú trọng phát hiện và bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia đối với các chuyên ngành nghiên cứu, giảng dạy lí luận” [11, tr.4]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) tiếp tục nhấn mạnh: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, văn hoá đầu đàn. Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị, Về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030 nhấn mạnh: Hình thành đội ngũ cán bộ đầu đàn và các lớp cán bộ kế tiếp, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Thứ tư, đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo GV LLCT Nghị quyết số 16-NQ/TW, ngày 01/8/2007, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X), Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới, yêu cầu đối với công tác giáo dục lý luận chính trị nói chung, đào tạo GV LLCT nói riêng cần chú trọng“đổi mới cách đánh giá chất lượng đào tạo, bảo đảm thực chất, chống bệnh thành tích và chủ nghĩa hình thức” [11, tr.5]. Kiểm tra, đánh giá chất lượng là khâu rất quan trọng trong quá trình đào tạo đại học. Vì vậy, Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06/01/2010 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012 nhấn mạnh: “Đẩy mạnh việc đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học theo hướng đẩy nhanh tiến độ tự đánh giá củacác trường đại học và cao đẳng, triển khai  từng bước việc kiểm định các trường đại học, cao đẳng; xây dựng tiêu chuẩn và hình thành một số cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục đại học độc lập” [9, tr.5]. Nhằm hướng tới nâng cao chất lượng các các cơ sở đào tạo, Đại hội đại biểu lần thứ XI (2011) yêu cầu: Phát triển hệ thống kiểm định và công bố công khai kết quả kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo; tổ chức xếp hạng cơ sở giáo dục, đào tạo. Tăng cường công tác thanh tra; kiên quyết khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục, đào tạo. Với mục tiêu đổi mới toàn diện giáo dục, Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI (2013) (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 29), Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nhấn mạnh: Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. 3.2. Đảng chỉ đạo đào tạo giảng viên lý luận chính trị cho các trường đại học, cao đẳng trong tình hình mới (2007 - 2015) 3.2.1. Đối với công tác tuyển sinh Năm học 2007 - 2008 là năm học đầu tiên của giai đoạn 3 năm đột phá vào việc “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu của xã hội” [46]. Quyết định số 05/2008/QĐ-BGĐT ngày 5 tháng 2 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Về việc ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy quy định về đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn và chính sách ưu tiên. Trong tuyển sinh đại học năm học 2007 - 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đổi mới phương pháp giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo”, “trong đó chú trọng tiêu chí về số sinh viên/1 giảng viên quy đổi và các tiêu chí cần thiết khác thể hiện khả năng bảo đảm chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học khi đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh” [46]. Căn cứ vào Quyết định trên, đối tượng tuyển sinh đầu vào các chuyên ngành lý luận chính trị nói chung đã mở rộng hơn so với trước đây. Đây cũng là nhân tố nhằm làm tăng số lượng sinh viên các chuyên ngành đào tạo GV LLCT cho các trường đại học, cao đẳng. Giai đoạn này, đối tượng tuyển sinh chủ yếu là học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông nên công tác tuyển sinh tại các cơ sở đào tạo cũng có những điều chỉnh. Các kênh thông tin khác nhau được sử dụng để quảng bá cho công tác tuyển sinh, trong đó chú trọng khai thác hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng như Website của các cơ sở đào tạo, cung cấp thông tin qua cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành năm. Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời ứng với đối tượng tuyển sinh như trên, thống nhất thời gian các đợt thi tuyển đại học theo các khối thi và cho phép thí sinh sử dụng kết quả thi tuyển sinh tại một trường đại học để nộp đơn dự tuyển nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 vào các trường đại học, cao đẳng khác, các cơ sở đào tạo GV LLCT buộc phải có những điều chỉnh về thời gian thi và các môn thi tuyển sinh đại học. Nếu tiếp tục duy trì việc thi tuyển sinh bằng môn thi đặc thù là Giáo dục chính trị thì đồng thời với việc số thí sinh đăng ký dự tuyển vào các ngành LLCT sẽ chỉ còn rất ít. Số thí sinh dự tuyển các ngành lý luận chính trị nếu không đỗ vào trường cũng sẽ không còn cơ hội đi học tại các trường khác, vì không có trường nào có môn thi tuyển sinh tương tự. Việc điều chỉnh về cách thức tuyển sinh phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, do mặt trái của kinh tế thị trường, mọi tầng lớp đều bị ảnh hưởng. Đối với các em học sinh phổ thông, việc lựa chọn ngành nghề cũng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi tư duy kinh tế. Thực tế cũng cho thấy, sinh viên các ngành lý luận chính trị sau khi tốt nghiệp cử nhân rất khó để xin việc phù hợp với chuyên ngành. Do đó, số lượng sinh viên theo học, điểm chuẩn đầu vào những ngành này có sự biến động qua các năm. Bảng 3.1.3.1a. Sinh viên khối ngành lý luận chính trị nhập học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền qua các năm 2011 - 2014 Dữ liệu/Năm 2011 2012 2013 2014 Tổng sinh viên nhập học 685 702 591 610 Sinh viên nữ 544 524 451 435 Sinh viên nam 141 178 140 165 (Nguồn: ePhòng Quản lý đào tạo - 2014) Tại Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh: Bảng 3.1.3.1b. Công khai thông tin chất lượng đào tạo thực tế của cơ sở giáo dục đại học, năm học 2014-2015 STT Nội dung Khóa học/năm tốt nghiệp 2010-2014 2011-2015 2012-2016 2013-2017 2014-2018 1 Tổng số 143 174 276 202 a Chương trình đại trà a.5 Lịch sử (chuyên ngành LSĐCSVN) 111 122 176 145 a.13 Triết học 32 52 100 57 (Nguồn: Điểm chuẩn vào các chuyên ngành đào tạo GV LLCT trong giai đoạn này cũng có sự biến động. Điểm chuẩn giảm so với giai đoạn trước dao động từ 15 đến 24 điểm. Chủ yếu dao động từ 17 đến 18 điểm [Phụ lục 2]. Tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, số lượng sinh viên nhập học chương trình chuẩn cũng có sự thay đổi: Khóa 2011 - 2015: Tổng số sinh viên nhập học ngành Chính trị học (trong đó có chuyên ngành Hồ Chí Minh học): 72 sinh viên; ngành Triết học khóa: 38 sinh viên; ngành Lịch sử (chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam): 17 sinh viên; khóa 2012 - 2016: Ngành Chính trị học (trong đó có chuyên ngành Hồ Chí Minh học): 38 sinh viên; ngành Lịch sử (trong đó có chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam): 66 sinh viên; ngành Triết học 26 sinh viên [phụ lục 3]. Những con số trên cho thấy, số lượng sinh viên nhập học các chuyên ngành lý luận chính trị có sự biến động, lúc tăng lúc giảm. Điều đó, phản ánh sự bất ổn định về số lượng người học các chuyên ngành này. Đây cũng là vấn đề đặt ra đối với các cơ sở đào tạo. Theo kết quả khảo sát của đề tài khoa học cấp bộ, Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị ở Việt Nam hiện nay do PGS, TS Trương Ngọc Nam chủ trì (2015), thì lý do để thí sinh đăng ký thi vào các chuyên ngành lý luận chính trị chủ yếu là vì các chuyên ngành này có điểm chuẩn vừa sức. Có tới 93% những sinh viên đang theo học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền có biết về ngành học hiện tại thông qua nhiều nguồn thông tin khác nhau như trang Web của nhà trường, qua cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh, qua người thân...Tỷ lệ phần trăm như sau: Qua trang Web của nhà trường 20.2%, qua cuốn Những điều cần biết là 38.1%, qua người thân là 21.7%, qua bạn bè là 5.5%, trên các phương tiện truyền thông là 10.7%, khác là 5.1%. Trong số đó, có 44.8% sinh viên có dự định chọn ngành học hiện tại và 55.2% sinh viên không dự định lựa chọn ngành học hiện tại [132]. Điều này cho thấy, không nhiều sinh viên ngay từ đầu đã chọn ngành học này. Đối với những sinh viên ngay từ đầu đã xác định lựa chọn ngành học hiện tại, họ cũng có những lý do giải thích cho sự lựa chọn của bản thân; 2.7% lựa chọn vì không phải đóng học phí; 12% lựa chọn là vì muốn làm giảng viên; 65.8% lựa chọn là vì điểm chuẩn vừa sức; 3.8% lựa chọn là vì có người quen trong trường; 0.5% lựa chọn là vì có người quen xin việc khi ra trường; 6.5% lựa chọn là vì đã có anh/chị theo học trước và động viên theo học; 8.7% ý kiến khác [132]. Định hướng công việc sau khi tốt nghiệp sẽ chi phối toàn bộ quá trình học tập và tìm kiếm việc làm của sinh viên. Theo kết quả khảo sát từ đề tài của PGS, TS Trương Ngọc Nam thì có 28.6% sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ chọn nơi làm việc là các trường chính trị, trung tâm bồi dưỡng chính trị, trường đại học, cao đẳng, trung cấp; 32.7% chọn nơi làm việc là cơ quan, ban, ngành của Đảng và Nhà nước; 21.1% chọn nơi làm việc là công ty tư nhân/doanh nghiệp; 1.9% ý kiến khác; 15.7% không biết hoặc chưa xác định được [132]. Điều này cho thấy, vẫn còn tỷ lệ phần trăm khá cao mơ hồ về công việc sau khi tốt nghiệp đại học các chuyên ngành lý luận chính trị. Với thực tế trên, đòi hỏi trong quá trình tuyển sinh, tư vấn tuyển sinh, các cơ sở đào tạo cần chú ý nhấn mạnh mục tiêu đào tạo của các chuyên ngành khối lý luận chính trị. Từ đó, thí sinh có thể tham khảo, cân nhắc lựa chọn ngành học một cách chính xác nhất, cũng như định hướng công việc sau khi tốt nghiệp. Công tác hướng nghiệp đã được chú ý trong tuyển sinh bậc đại học, nhằm tuyển chọn những sinh viên có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, phù hợp khả năng, sở thích, có mục đích học tập đúng đắn, có động cơ phấn đấu sau khi tốt nghiệp. Do đó, đổi mới công tác tuyển sinh thông qua việc cung cấp cho học sinh sắp tốt nghiệp phổ thông những hiểu biết cơ bản về đặc điểm của nghề giảng dạy lý luận chính trị; nhu cầu của xã hội, của địa phương về ngành nghề này; những hiểu biết về đặc điểm nhân cách của bản thân, những đòi hỏi về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, các chính sách đối với sinh viên các chuyên ngành lý luận chính trị khi còn ngồi trên ghế nhà trường và chính sách đối với đội ngũ khi tham gia thực hiện nhiệm vụ giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng là vô cùng cần thiết. 3.2.2. Tiếp tục bổ sung, cập nhật chương trình, nội dung, phương pháp dạy - học Bổ sung, cập nhật chương trình, nội dung đào tạo là một trong những khâu trọng yếu quyết định chất lượng đào tạo giảng viên nói chung, GV LLCT cho các trường đại học, cao đẳng nói riêng. Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Về ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học quy định chương trình chuẩn cho các cơ sở đào tạo, theo đó: Chương trình giáo dục của trường đại học được xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; chương trình giáo dục có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ đại học và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động; chương trình giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên được thiết kế theo quy định, đảm bảo chất lượng đào tạo; chương trình giáo dục được định kỳ bổ sung, điều chỉnh dựa trên cơ sở tham khảo các chương trình tiên tiến quốc tế, các ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng lao động, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hoặc cả nước; chương trình giáo dục được thiết kế theo hướng đảm bảo liên thông với các trình độ đào tạo và chương trình giáo dục khác; chương trình giáo dục được định kỳ đánh giá và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá. Năm 2008, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra thông báo 125-TB/TW ngày 02/01/2008, Kết luận về đề án tình hình giảng dạy, học tập các bộ môn Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng và chủ trương, giải pháp cho thời gian tới. Ngày 18/9/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT, Về ban hành chương trình các môn lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh theo hướng tích hợp các môn Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học thành môn học mới là Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam thành môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, môn Tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo Quyết định trên, các trường đại học, cao đẳng đã chuyển đổi tên Khoa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thành Khoa Lý luận chính trị. Thành lập 3 bộ môn mới và tương ứng với ba bộ môn là ba học phần: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, trên cơ sở của 5 bộ môn trước đây là Triết học Mác - Lênin; Kinh tế chính trị Mác - Lênin; Chủ nghĩa xã hội khoa học; Lịch sử Đảng và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Với chương trình mới thời lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị còn 10 tín chỉ nhằm phù hợp với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Sự thay đổi trên đã tác động không nhỏ đến chất lượng đào tạo GV LLCT. Trước hết, phát sinh tình trạng vừa thừa vừa thiếu vừa không chuẩn giảng viên theo chuyên ngành được đào tạo. Thừa những giảng viên chuyên dạy Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và thiếu những giảng viên dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đặc biệt, thiếu những giảng viên giảng môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam vì chưa có cơ sở đào tạo giảng viên này. Ở hầu hết các trường đại học, cao đẳng, đội ngũ giảng viên môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin được điều chuyển từ giảng viên giảng dạy các môn Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học. Đây là đội ngũ giảng viên được đào tạo ở trình độ đại học và sau đại học các chuyên ngành trên. Để giải quyết những bất cập này, các giải pháp tình thế được đưa ra như: Mở các lớp bồi dưỡng cấp tốc và ngắn hạn cho các GV LLCT, cấp chứng chỉ chứng nhận. Tuy nhiên, thực tế là, các cơ sở đào tạo vẫn tiếp tục chương trình đào tạo giảng viên Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học nhưng ngoài xã hội lại khó khăn trong việc tiếp nhận những giảng viên này, bởi vì không đúng với yêu cầu môn học. Công văn số 2488/BGDĐT-ĐH&SĐH ngày 25/3/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Về thông báo kế hoạch tổ chức giảng dạy các môn lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, yêu cầu: “Các đại học, học viện, các trường đại học đào tạo chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ đại học, sau đại học chủ động kết cấu lại chương trình đào tạo theo hướng chuyên sâu và phù hợp với vi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_dang_lanh_dao_dao_tao_giang_vien_ly_luan_chinh_tri_c.doc
Tài liệu liên quan