Luận án Di động nghề nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Nghiên cứu trường hợp tại Thành phố Cần Thơ)

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN .1

DANH MỤC ẢNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG.4

MỞ ĐẦU.8

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu .21

1.1. Các nghiên cứu về biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu trên

địa bàn thành phố Cần Thơ.21

1.2. Các nghiên cứu di động liên thế hệ về nghề nghiệp trên thế giới và ở Việt

Nam.23

1.3. Bối cảnh biến đổi khí hậu và các nghiên cứu di động trong thế hệ về nghề

nghiệp.32

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến di động nghề nghiệp qua các công trình nghiên

cứu.39

Chương 2: Cơ sở lý luận nghiên cứu di động nghề nghiệp trong bối cảnh biến

đổi khí hậu.45

2.1. Hệ khái niệm công cụ .45

2.2. Các lý thuyết vận dụng nghiên cứu di động nghề nghiệp trong bối cảnh

biến đổi khí hậu.63

Chương 3: Thực trạng di động nghề nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên

địa bàn thành phố Cần Thơ .77

3.1. Khái quát về điều kiện địa lý tự nhiên, đặc điểm kinh tế –xã hội của thành

phố Cần Thơ .77

3.2. Di động trong thế hệ về nghề nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên

địa bàn thành phố Cần Thơ.79

3.3. Di động liên thế hệ về nghề nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên

địa bàn thành phố Cần Thơ.103

Chương 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến di động nghề nghiệp trong bối cảnh biến

đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Cần Thơ.1123

4.1 Chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ảnh

hưởng của nó đến di động nghề nghiệp.112

4.2. Sự ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân đến di động nghề nghiệp trong bối

cảnh biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Cần Thơ .130

4.3. Mối quan hệ giữa vị thế nghề nghiệp của cha, mẹ và vị thế nghề nghiệp

của con .145

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH.150

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .157

pdf195 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Di động nghề nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Nghiên cứu trường hợp tại Thành phố Cần Thơ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thay đổi vị trí việc làm. Trong số những người thay đổi việc làm, 214 người chiếm 46% thay đổi một lần, số người thay đổi hai lần là 95 người chiếm 20,5%, số người thay đổi ba lần là 103 người chiếm 22,2% và có 11% đã thay đổi việc làm từ bốn lần trở lên. Thay đổi hay không thay đổi việc làm có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố như giới tính, địa bàn nơi sinh sống và khu vực kinh tế nơi người lao động làm việc (Xem số liệu Biểu đồ 3.2). Biểu đồ 3. 2: Tỷ lệ người thay đổi việc làm phân theo giới tính, địa bàn nơi sinh sống và khu vực kinh tế Nguồn: Số liệu điều tra của luận án Số liệu biểu đồ 3.2 cho thấy có 74,8% lao động nam giới thay đổi vị trí việc làm trong khi con số này của lao động nữ là 44,3%; 68,8% lao động sinh sống ở khu vực đô thị thay đổi vị trí việc làm cao hơn 20,2 điểm phần trăm so với con số này của lao động sinh sống ở khu vực nông thôn; 62,5% lao động làm việc trong khu 74.8 48.6 62.5 44.3 68.8 58.9 Giới tính Địa bàn nơi sinh sống khu vực kinh tế nơi người lao động làm việc Nam, Nông thôn, Khu vực kinh tế phi chính thức Nữ, Đô thị, Khu vực kinh tế chính thức 83 vực kinh tế phi chính thức thay đổi vị trí việc làm cao hơn 4,4 điểm phần trăm so với con số này của lao động làm việc trong khu vực kinh tế chính thức. Như vậy chúng ta thấy những người thay đổi vị trí việc làm thường là nam giới, lao động sinh sống ở khu vực đô thị và làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức. Số liệu điều tra của luận án cũng cho thấy số lần thay đổi việc làm của người lao động phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: hình thức làm việc, mức độ thu nhập, độ tuổi, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ khi có việc làm lần đầu tiên và mức độ thiệt hại do các hiện tượng bất thường về thời tiết, khí hậu gây ra (Xem số liệu Bảng 3.2). Bảng 3. 2: Mô hình hồi quy tuyến tính (Linear Regression) xác định các yếu tố ảnh hưởng tới số lần chuyển đổi việc làm của người lao động trên địa bàn thành phố Cần Thơ Các biến độc lập Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Khoảng tin cậy 95% cho hệ số chưa chuẩn hóa B Std. Error Beta Chặn dưới Chặn trên Hằng số (Constant) 4.810 .575 8.362 3.680 5.940 X1.Mức thu nhập từ nghề nghiệp, công việc đầu tiên -.270  .072 -.165 -3.757 -.412 -.129 X2.Mức độ ổn định của công việc đầu tiên -.401  .068 -.296 -5.866 -.535 -.266 X3.Tuổi khi có việc làm đầu tiên -.080  .023 -.203 -3.533 -.124 -.035 X4.Lớp học cao nhất đã hoàn thành ở thời điểm có việc làm đầu tiên .081 * .029 .174 2.784 .024 .138 84 X5. Hình thức làm việc đâu tiên (nhóm đối chiếu lao động tạm thời, lao động không có hợp đồng) -.411 * .138 -.180 -2.984 -.681 -.140 X6. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở thời điểm có việc làm đầu tiên -.082 * .043 -.137 -1.912 -.165 .002 X7. Mức độ thiệt hại do biến đổi bất thường của thời tiết khí hậu gây ra .253  .074 .171 3.442 .109 .398 Biến phụ thuộc: B9.2 Số lần thay đổi công việc  p<0.01 * p<0.05; * p<0.1 Nguồn: Số liệu điều tra của luậ án Số liệu bảng 3.2 cho thấy các biến số có mối quan hệ nghịch chiều với số lần thay đổi việc làm là: mức thu nhập, mức độ ổn định của nghề nghiệp đầu tiên; tuổi khi có việc làm đầu tiên; lĩnh vực làm việc trong đó những người làm việc tạm thời, không có hợp đồng số lần chuyển đổi công việc tăng so với nhóm lao động có hợp đồng hoặc và lao động trong biên chế nhà nước. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ tăng làm giảm số lần thay đổi việc làm. Các biến có mối quan hệ thuận chiều với số lần thay đổi việc làm là lớp học cao nhất đã hoàn thành ở bậc phổ thông tại thời điểm khi có việc làm đầu tiên và mức độ thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra cho gia đình. Tăng số năm đi học trung học phổ thông làm tăng số lần thay đổi việc làm của người lao động đồng thời những lao động trong các gia đình chịu thiệt hại lớn hơn bởi tác động của biến đổi khí hậu có số lần thay đổi việc làm nhiều hơn. 3.2.2. Di động vị thế trong tháp phân tầng nghề nghiệp 3.2.2.1 Quy mn di động aị thế trong tháp phân tầng nghề nghiệp Phần trên tác giả đã mô tả mức độ chuyển đổi việc làm, phần tiếp theo tác giả mô tả quy mô, chiều hướng dịch chuyển vị thế trong tháp phân tầng nghề nghiệp của người lao động. (Xem số liệu Bảng 3.3) 85 Số liệu bảng 3.3 cho thấy trong tổng số 784 người trong mẫu nghiên cứu có 662 người chiếm 84.4% không dịch chuyển vị thế nghề nghiệp của mình tại thời điểm điều tra (so sánh nghề hiện tại với nghề gần nhất trước đó của họ). Số người dịch chuyển vị thế trong tháp phân tầng nghề nghiệp là: 122 người chiếm 12,2%. Tỷ lệ dịch chuyển vị thế nghề nghiệp diễn ra nhiều nhất ở nhóm lao động là công nhân hoặc lao động có kỹ năng; 33,1% người làm việc trong nhóm nghề này di chuyển sang các nhóm nghề khác, trong đó 23,6% chuyển sang làm nhân viên hoặc nhóm nghề có trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc trung; 6,4% chuyển sang làm lãnh đạo quản lý hoặc chuyên môn kỹ thuật bậc cao và 3,2% di động đi xuống làm lao động tự do hoặc lao động giản đơn trong nông nghiệp. Bảng 3. 3: Mô hình dịch chuyển vị thế nghề nghiệp của người lao động trên địa bàn thành phố Cần Thơ (so sánh nghề hiện tại và nghề gần nhất trước đó) C1 Nghề hiện tại N Lãnh đạo, quản lý hoặc chuyên môn kỹ thuật bậc cao Chuyên môn kỹ thuật bậc trung hoặc nhân viên Thợ thủ công, Công nhân hoặc lao động có kỹ năng Lao động giản đơn khác D1. Nghề trước khi làm nghề hiện tại Lãnh đạo, quản lý hoặc chuyên môn kỹ thuật bậc cao 98,3 1,1 0,6 0,0 177 Chuyên môn kỹ thuật bậc trung hoặc nhân viên 10,5 85,5 2,9 1,2 172 Thợ thủ công, Công nhân hoặc lao động có kỹ năng 6,4 23,6 66,9 3,2 157 Lao động giản đơn khác 0,0 4,3 1,1 94,6 278 Tổng 25,8 25,3 14,5 34,4 784 86 Tỷ lệ không dịch chuyển vị thế nghề nghiệp 87,8 1 Tỷ lệ dịch chuyển vị thế nghề nghiệp 12,2 2 Tỷ lệ di động cấu trúc3 6,5 Tỷ lệ di động thuần4 (Net mobility) 5,7 Nguồn: Số liệu điều tra của luận án Tỷ lệ duy trì vị thế nghề cao nhất thuộc nhóm những người làm lãnh đạo, quản lý, chuyên môn kỹ thuật bậc cao và nhóm lao động giản đơn hoặc nông dân; 98,3% lao động trong nhóm nghề lãnh đạo quản lý, chuyên môn kỹ thuật bậc cao duy trì vị thế nghề của mình, tỷ lệ này ở nhóm lao động giản đơn và nông dân là 94,6%. Tỷ lệ dịch chuyển vị thế nghề nghiệp của nhóm lao động giản đơn không nhiều điều này có thể được giải thích do trình độ phát triển kinh tế của khu vực, tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa của vùng. Theo báo cáo điều tra về lao động việc làm của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ người lao động ra khỏi nhóm nghề lao động giản đơn của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long những năm qua khá thấp. Tỷ lệ người lao động ra khỏi nhóm nghề lao động giản đơn của Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016- 2019 thấp hơn gần 3% so với mặt bằng chung của cả nước. (Xem số liệu bảng 3.1) 3.2.2.2 Chiều hướng di động nghề nghiệp Chiều hướng di động nghề nghiệp cho chúng ta biết trong số những người có thay đổi việc làm bao nhiêu người di động ngang (thay đổi việc làm không làm thay đổi vị thế trong tháp phân tầng nghề nghiệp) và bao nhiêu người di động dọc (thay đổi việc làm và sự thay đổi này dẫn đến thay đổi vị thế xét trong hệ thống phân tầng nghề nghiệp). Để đánh giá chiều hướng di động nghề nghiệp của các cá nhân tại thời điểm điều tra tác giả lựa chọn so sánh vị thế nghề nghiệp tại thời điểm điều tra với vị thế nghề nghiệp gần nhất trước đó của họ. Đồng thời để xác 1 Tỷ lệ không dịch chuyển vị thế nghề nghiệp = Tổng số ngưởi không thay đổi vị thế nghề nghiệp/tổng số người trong mẫu nghiên cứu= (174+147+105+263)/784=87,8 2 Tỷ lệ dịch chuyển vị thế nghề nghiệp = Tổng số ngưởi thay đổi vị thế nghề nghiệp/tổng số người trong mẫu nghiên cứu= (3+25+52+15)/784=12,2 3 Tỷ lệ di động cấu trúc = ({|[177-202]+|[172-198]+|[157- 114]|+|[278-270]|}/2x784)x100=6.5% 4 Tỷ lệ di động thuần = Tỷ lệ di động tổng thể – Tỷ lệ di động cấu trúc = 12,2 -6,5 = 5,7% 87 định số lượng và tỷ lệ di động ngang những người thay đổi việc làm trong cùng nhóm nghề số liệu được phân tích dựa trên nhóm người trả lời phiếu hỏi có thay đổi việc làm so sánh việc làm gần nhất với việc làm trước đó. (Các chiều hướng di động nghề nghiệp được thể hiện trong bảng 3.4). Số liệu bảng 3.4 cho thấy một số điểm đáng lưu ý như sau: Thứ nhất, chiều hướng di động nghề nghiệp của người lao động trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong khoảng thời gian gần đây chủ yếu là di động theo chiều ngang chuyển đổi việc làm trong cùng nhóm nghề. Trong tổng số 464 người có thay đổi vị trí việc làm có 395 người chiếm 85,12% di động theo chiều ngang và 69 người chiếm 14,87% di động theo chiều dọc. Bảng 3. 4: Các chiều hướng di động nghề nghiệp của người lao động trên địa bàn thành phố Cần Thơ (so sánh nghề hiện tại và nghề gần nhất trước đó, tính trên số người có thay đổi vị trí việc làm) C1 Nghề hiện tại Lãnh đạo, quản lý, hoặc chuyên môn kỹ thuật bậc cao Chuyên môn kỹ thuật bậc trung hoặc nhân viên Thợ thủ công, Công nhân hoặc lao động có kỹ năng Lao động giản đơn N D1. Nghề trước khi làm nghề hiện tại Lãnh đạo quản lý hoặc chuyên môn kỹ thuật bậc cao 98,2 1,2 0,6 0,0 166 Chuyên môn kỹ thuật bậc trung hoặc nhân viên 27,7 64,6 4,6 3,1 65 Thợ thủ công, Công nhân hoặc lao động có kỹ năng 22,2 28,9 37,8 11,1 45 88 Lao động giản đơn 0,0 6,4 1,6 92,0 188 Tổng 41,2 14,9 5,2 38,8 464 Di động ngang 395 (85,12%) Di động dọc 69 (14,87%) Di động đi lên 56 (12,06%) Di động đi xuống 13 (2,81%) Nguồn: Số liệu điều tra của luận án Thứ hai, Di động ngang diễn ra chủ yếu trong nhóm những người làm lãnh đạo, quản lý, chuyên môn kỹ thuật bậc cao và nhóm lao động giản đơn.Tỷ lệ di động ngang của hai nhóm này tương ứng là 98,2% và 92%. Nhóm lãnh đạo quản lý có tỷ lệ di động ngang cao là do đây là nhóm nghề ở phía trên cùng của tháp phân tầng nghề nghiệp nên những người làm trong nhóm này sẽ không di động đi lên và tỷ lệ di động đi xuống của nhóm này khá thấp bởi đây là nhóm nghề ít chịu ảnh hưởng của yếu tố bối cảnh như biến đổi khí hậu trong khi đó xu hướng chuyển đổi công nghệ sẽ làm gia tăng việc làm trong nhóm nghề này. Những người có việc làm trong nhóm lao động giản đơn có tỷ lệ di động dọc ra khỏi ngành nghề tương đối thấp nhưng có tỷ lệ di động ngang tương đối cao là bởi đây là nhóm nghề có nhiều việc làm chịu ảnh hưởng khá lớn của biến đổi khí hậu và sự chuyển đổi trong cơ cấu ngành nghề của nền kinh tế cùng với quá trình công nghiệp hóa. Nhóm lao động giản đơn bao gồm những người làm công việc giản đơn trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đây là những ngành nghề được đánh giá là chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu. Chúng ta có thể thấy biến đổi khí hậu có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế nhưng nông nghiệp, dịch vụ buôn bán nhỏ là những ngành chịu ảnh hưởng lớn hơn dưới tác động của biến đổi khí hậu. Những người nông dân tham gia trả lời phỏng vấn đều cho thấy “việc trồng trọt và chăn nuôi những năm gần đây khó khăn hơn rất nhiều so với trước kia”. (Trích biên bản phỏng vấn sâu nam 40 tuổi huyện Phong Điền). Dịch bệnh, suy giảm chất lượng đất cùng với những biến động khôn lường của giá cả thị trường nông sản, đầu ra thiếu ổn định là những rào cản lớn cho đa số người lao 89 động trong ngành nông nghiệp. Việc giảm diện tích đất canh tác do tác động của biến đổi khí hậu hay sự gia tăng nhân khẩu, sự thay đổi trong kỹ thuật canh tác cũng khiến cho nhiều người rời bỏ lĩnh vực lao động việc làm trong ngành kinh tế này. Tỷ lệ lao động dịch chuyển ra khỏi lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long những năm gần đây khá lớn. Mặc dù xu hướng chuyển dịch lao động ra khỏi ngành nông nghiệp là xu hướng phổ biến đang diễn ra tại địa bàn nghiên cứu, tuy nhiên do tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa của khu vực chưa đủ lớn để tạo ra nhiều chỗ chống việc làm ở phía trên của tháp phân tầng nghề nghiệp, các ngành nghề đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao chưa phát triển nên phần lớn di động nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ là di động ngang di chuyển trong cùng nhóm nghề. (Nhóm lao động giản đơn có tỷ lệ di động ngang khá cao 92% tổng số người tham gia trả lời phiếu hỏi làm việc trong nhóm nghề này di động ngang.) Đó là sự chuyển đổi của những người nông dân sang làm thợ hồ, phụ xe, thợ vận hành lắp ráp thiết bị, buôn bán nhỏ trong khu vực sinh sống. Thứ ba, Mặc dù tỷ lệ người lao động dịch chuyển vị thế nghề nghiệp không cao chỉ chiếm 14,87% tổng số lao động có thay đổi việc làm trong mẫu nghiên cứu, tuy nhiên trong chiều di động dọc sự di động theo hướng đi lên diễn ra phổ biến hơn là di động đi xuống, tỷ lệ di động đi lên là 12,06% so với 2,81% di động đi xuống. Di động dọc diễn ra chủ yếu trong nhóm những người làm công nhân và lao động có kỹ năng, tỷ lệ di động dọc của nhóm nghề này là 62,2% trong đó 51,1% người làm việc trong nhóm công nhân và lao động có kỹ năng di động theo hướng đi lên và 11,1% di động theo hướng đi xuống. Bảng 3. 5: Mô hình hồi quy Logistics bội ba bậc (Multinomial logistic regression) xác định các yếu tố tác động đến chiều hướng di động nghề nghiệp Di động nghề nghiệp So sánh nghề hiện tại - nghề gần nhấta Di động ngang Di động đi xuống Biến độc lập B Exp(B) B Exp(B) Intercept 9.967 5.279 90 Tuổi .074 1.077 .073 1.075 Số năm đi học trung học phổ thông -.652 .521 -.288 .750 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ .156 1.169 -.518 .596 Mức độ thiệt hại của hộ do thiên tai và thời tiết bất thường -.879  .415 -1.526  .217 Là nam -.399 .671 -.120 .887 Giới tính (nữ nhóm đối chiếu) 0b . 0b . Khu vực nông thôn 1.217 3.377 1.260 3.527 Khu vực đô thị (nhóm đối chiếu) 0b . 0b . Làm việc khu vực kinh tế chính thức - 2.753  .064 -2.747  .064 Làm việc khu vực kinh tế phi chính thức 0b . 0b . a.Cột tham chiếu là: Di động đi lên. b.Các tham số nhận giá trị bằng 0 là nhóm đối chứng.  p<0.01 * p<0.05; * p<0.1 Nguồn: Số liệu điều tra của luận án Chiều hướng di động nghề phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố như: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn chuyên môn nghiệp vụ, khu vực kinh tế hay mức thiệt hại do môi trường khí hậu gây ra với hộ gia đình (Xem số liệu bảng 3.5). Số liệu bảng 3.5 cho thấy tuổi, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giới tính, khu vực sinh sống, là các nhân tố có tác động đến chiều hướng di động nghề nghiệp của người lao động. Về tuổi nếu người lao động tăng thêm một tuổi thì khả năng di động ngang tăng 0.074 lần so với khả năng di động đi lên và khả năng di động đi xuống tăng 0.073 lần so với khả năng di động đi lên. Nếu tăng thêm một năm đi học trung học phổ thông khả năng di động ngang giảm 0.652 lần so với khả năng di động đi lên và khả năng di động đi xuống giảm 0.288 so với khả năng di động đi lên. 91 Số liệu bảng trên cho thấy nếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ tăng thêm một bậc, khả năng di động ngang tăng 0.156 lần so với khả năng di động đi lên và khả năng di động đi xuống giảm 0.518 lần so với khả năng di động đi lên. So với người lao động sinh sống ở khu vực đô thị, khả năng di động ngang của người lao động ở khu vực nông thôn tăng 3.377 lần so với khả năng di động đi lên và khả năng di động đi xuống của nhóm này tăng 3.527 lần so với khả năng di động đi lên. Nếu chuyển từ khu vực kinh tế phi chính thức sang khu vực kinh tế chính thức khả năng di động ngang của nhóm lao động làm việc khu vực kinh tế chính thức giảm 0.64 lần so với khả năng di động đi lên và khả năng di động đi xuống của nhóm này giảm 0.64 lần so với di động đi lên. 3.2.3. Thăng tiến về nghề nghiệp của người lao động Sự thăng tiến về nghề nghiệp không chỉ là sự thay đổi nội dung công việc mà còn là yếu tố quan trọng để có thể tiếp cận một cách đầy đủ với các nguồn lực và những lợi thế về tổ chức. Theo đó trong phần này, tác giả đề cập đến xu hướng chuyển đổi trong dài hạn và chỉ ra sự thăng tiến hay thụt lùi về nghề nghiệp của người lao động trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Mức độ thăng tiến về mặt nghề nghiệp được đánh giá thông qua một số khía cạnh chính như: 1) Thay đổi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; 2)Thay đổi theo hướng đi lên, chiếm giữ vị thế cao hơn trong tháp phân tầng nghề nghiệp; 3) Cải thiện và đa dạng hóa hoạt động tạo thu nhập. 3.2.3.1 Thay đổi trình độ chuyên mnn nghiệp aụ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là yếu tố có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển nghề nghiệp cũng như thu nhập của các cá nhân và hộ gia đình. Khi so sánh trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động ở thời điểm có việc làm đầu tiên và ở thời điểm hiện tại, kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy trong tổng số 784 người tham gia trả lời phiếu hỏi có 547 người chiếm 69,77% đã phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Sự thay đổi trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhiều nhất trong quan sát là thay đổi từ đại học lên thạc sĩ 91 người chiếm 11, 6%, từ cao 92 đẳng lên đại học là 30 người chiếm 3,8% và từ trung cấp lên đại học là 38 người chiếm 4,8%. Sự thay đổi trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động phụ thuộc vào các yếu tố như: giới tính, độ tuổi, địa bàn nơi sinh sống, thành phần dân cư, hình thức làm việc, khu vực kinh tế. (Xem số liệu Bảng 3.6) Số liệu bảng 3.6 cho ta thấy một số điểm đáng lưu ý như sau: Sự thay đổi hay không thay đổi trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động phụ thuộc vào độ tuổi. Khi người lao động tăng thêm một tuổi thì tỷ số chênh lệch giữa xác suất thay đổi trình độ chuyên môn nghiệp vụ so với xác suất không thay đổi trình độ chuyên môn nghiệp vụ tăng thêm 1,068 lần. So với nhóm lao động sinh sống ở khu vực nông thì tỷ số chênh lệch giữa xác suất thay đổi trình độ chuyên môn nghiệp vụ so với xác suất không thay đổi trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lao động sinh sống ở khu vực đô thị tăng thêm 3,068 lần. Bảng 3. 6: Mô hình hồi quy nhị phân (Banary Logistic) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động Biến độc lập B Exp(B) Khoảng tin cậy 95% cho EXP(B) Dưới Trên A2. Tuổi .066  1.068 1.042 1.096 A4 Địa bàn nơi sinh sống (nhóm đối chiếu sinh sống khu vực nông thôn) 1.127  3.086 2.008 4.742 A6 Thành phần dân cư (nhóm đối chiếu người nhập cư) -.585  .557 .382 .812 B1.4.Hình thức làm việc công việc đầu tiên ( nhóm đối chứng lao động có hợp đồng và lao động trong biên chế) -.703  .495 .298 .822 93 B1.3. Khu vực kinh tế (nhóm đối chiếu khu vực kinh tế chính thức) -.995  .370 .220 .623 Constant -2.699  .067 a.Biến phụ thuộc: Biến nhị phân nhận hai giá trị 0 không thay đổi trình độ chuyên môn nghiệp vụ và 1 thay đổi trình độ chuyên môn nghiệp vụ -2 Log likelihood -787.340 a ; Nagelkerke R Square 0.281; Overall Percentage : 77.2  p<0.01 * p<0.05; * p<0.1 Nguồn: Số liệu điều tra của luận án So với nhóm lao động làm việc trong biên chế hay lao động có hợp đồng thì tỷ số chênh lệch giữa xác suất thay đổi trình độ chuyên môn nghiệp vụ so với xác suất không thay đổi trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lao động tạm thời, lao động không có hợp đồng giảm 0,495 lần. So với nhóm lao động là người nhập cư thì tỷ số chênh lệch giữa xác suất thay đổi trình độ chuyên môn nghiệp vụ so với xác suất không thay đổi trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lao động là người bản địa giảm 0.557 lần. So với nhóm lao động làm việc trong khu vực kinh tế chính thức thì tỷ số chênh lệch giữa xác suất thay đổi trình độ chuyên môn nghiệp vụ so với xác suất không thay đổi trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lao động làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức giảm 0, 37 lần. 3.2.3.2. Thay đổi aị thế trong tháp phân tầng nghề nghiệp Đối với mỗi cá nhân sự chuyển đổi kỹ năng hay thay đổi vị thế nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng bởi vị thế nghề nghiệp mà mỗi cá nhân chiếm giữ không chỉ quyết định mức sống, phong cách sống của bản thân mỗi cá nhân và gia đình mà còn quyết định địa vị xã hội của người đó. Nếu so sánh nghề đầu tiên và nghề tại thời điểm điều tra của người lao động trên địa bàn thành phố Cần Thơ, chúng ta thấy tỷ lệ dịch chuyển vị thế nghề nghiệp trong mẫu nghiên cứu của tác giả là khá lớn. (Xem số liệu Bảng 3.7) 94 Bảng 3.7: Mô hình dịch chuyển vị thế nghề nghiệp của người lao động trên địa bàn thành phố Cần Thơ (so sánh nghề đầu tiên và nghề hiện tại) Nghề hiện tại Lãnh đạo, quản lý, hoặc chuyên môn kỹ thuật bậc cao Chuyên môn kỹ thuật bậc trung hoặc nhân viên Thợ thủ công, Công nhân hoặc lao động có kỹ năng Lao động giản đơn N Nghề đầu tiên Lãnh đạo quản lý hoặc chuyên môn kỹ thuật bậc cao 98,9 0,0 0,0 1,1 90 Chuyên môn kỹ thuật bậc trung hoặc nhân viên 39,4 59,3 1,3 0,0 236 Thợ thủ công, Công nhân hoặc lao động có kỹ năng 2,4 17,3 42,4 38,0 255 Lao động giản đơn 6,9 6,9 1,5 84,7 203 Tổng 25,8 25,3 14,5 34,4 784 Không dịch chuyển vị thế nghề nghiệp 509 (64,92%) Di động tổng thể 275 (35,08%) Di động lên 174 (22,19%) Di động xuống 101(12,88%) Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài Số liệu bảng 3.7 cho thấy một số điểm đáng lưu ý như sau: Thứ nhất, Xét trong dài hạn tính từ khi người lao động có việc làm đầu tiên cho đến thời điểm điều tra có một tỷ lệ đáng kể người lao động trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã cải thiện được vị thế nghề nghiệp của mình. Trong tổng số 784 người tham gia trả lời phiếu hỏi có 275 người chiếm 35,08% đã thay đổi vị thế nghề 95 nghiệp của mình, trong đó tỷ lệ di động đi lên là 22,19% và tỷ lệ di động đi xuống là 12,88%. Thứ hai, Công nhân hoặc lao động có kỹ năng là nhóm có tỷ lệ dịch chuyển vị thế nghề nghiệp lớn nhất trong đó: 50 người chiếm 19,7% di động theo hướng đi lên và 97 người chiếm 38% di động theo hướng đi xuống. Xu hướng di động nghề của những người làm công nhân và lao động có kỹ năng khác trái ngược hoàn toàn so với xu hướng chuyển dịch nghề nghiệp nói chung. Trong khi đa số người lao động có sự chuyển dịch theo chiều hướng đi lên thì phần lớn những người thuộc nhóm công nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_di_dong_nghe_nghiep_trong_boi_canh_bien_doi_khi_hau.pdf
  • pdfscan Hoàng Thị Quyên.pdf
  • pdfTA.Quyen_Tom tat LA.daky.pdf
  • pdfThong tin LA.pdf
  • pdfTV.Quyen Tom ta LA.daky.pdf
Tài liệu liên quan