Luận án Đối chiếu thành ngữ Việt - Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THÀNH

NGỮ TIẾNG VIỆT VÀ THÀNH NGỮ TIẾNG ANH VÀ CƠ SỞ LÝ

THUYẾT. 9

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt và thành

ngữ tiếng Anh trên thế giới và ở Việt Nam. 9

1.1.1 Tình hình nghiên cứu thành ngữ tiếng Anh . 10

1.1.2 Tình hình nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt . 13

1.1.3 Tình hình nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng

Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình . 16

1.2 Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đối chiếu thành ngữ về tình

yêu, hôn nhân và gia đình trong tiếng Việt và tiếng Anh. 17

1.2.1 Phương pháp phân tích đối chiếu trong nghiên cứu đối chiếu

thành ngữ Việt-Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình. 17

1.2.2 Lí thuyết về thành ngữ và những vấn đề liên quan đến thành ngữ . 22

1.2.3 Đặc điểm nghĩa thành ngữ . 37

1.2.4 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa. 43

Tiểu kết chương 1. 50

Chương 2: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA THÀNH

NGỮ VIỆT-ANH VỀ TÌNH YÊU, HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH . 52

2.1 Đặc điểm cấu trúc của thành ngữ tiếng Việt về tình yêu, hôn nhân

và gia đình. 52

2.2 Đặc điểm cấu trúc của thành ngữ tiếng Anh về tình yêu, hôn nhân

và gia đình. 69

2.3 Đối chiếu đặc điểm cấu trúc thành ngữ về tình yêu, hôn nhân và

gia đình trong tiếng Việt và tiếng Anh . 84

Tiểu kết chương 2. 88Chương 3: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA THÀNH

NGỮ VIỆT VÀ THÀNH NGỮ ANH VỀ TÌNH YÊU, HÔN NHÂN,

GIA ĐÌNH. 90

3.1 Đối chiếu phương thức chuyển nghĩa của thành ngữ tiếng Việt và

thành ngữ tiếng Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình . 90

3.1.1 Phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ thành ngữ. 91

3.1.2 Phương thức chuyển nghĩa hoán dụ trong thành ngữ . 98

3.2 Đối chiếu nghĩa hình tượng của thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ

tiếng Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình

3.2.1 Đối chiếu nghĩa hình tượng của thành ngữ tiếng Việt và thành

ngữ tiếng Anh về tình yêu. 102

3.2.2 Đối chiếu nghĩa hình tượng của thành ngữ tiếng Việt và thành

ngữ tiếng Anh về hôn nhân . 113

3.2.3 Nghĩa hình tượng của thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng

Anh về gia đình. 123

3.3 Đặc trưng văn hóa dân tộc trong thành ngữ về tình yêu, hôn nhân

và gia đình trong tiếng Việt và tiếng Anh . 133

3.3.1 Những thành ngữ về tình yêu, hôn nhân và gia đình tương

đương về nghĩa trong tiếng Việt và tiếng Anh . 134

3.3.2 Những thành ngữ về tình yêu, hôn nhân và gia đình chỉ có

trong tiếng Việt (không có thành ngữ tương đương trong tiếng Anh) . 135

3.3.3 Những thành ngữ về tình yêu, hôn nhân và gia đình chỉ có

trong tiếng Anh (không có thành ngữ tương đương trong tiếng Việt) . 136

Tiểu kết chương 3. 137

KẾT LUẬN . 139

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN. 143

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 144

PHỤ LỤC 1. 155

pdf213 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đối chiếu thành ngữ Việt - Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ thành ngữ (phrasal verbs) và các động ngữ cố định, ví dụ: hit on someone (phải lòng ai đó), take after someone (giống ai đó trong gia đình về ngoại hình hoặc tính cách), split up (chia tay), ... Thành ngữ tiếng Anh có cấu trúc động ngữ thường bao gồm những kiểu hình cơ bản sau đây: [1] Động từ + Tân ngữ: “Play the field” (yêu hoặc có quan hệ lãng mạn cùng lúc với nhiều người) “Find the right girl/ boy”(vừa duyên phải lứa) [2] Động từ+Tân ngữ + Tân ngữ: “Give someone the glad eye” (yêu thích ai đó) “Call it a day” (cắt đứt quan hệ yêu đương) [3] Động từ + Cụm phân từ: “Get proposed to someone” (cầu hôn với ai, ngỏ lời với ai) “Get married to someone” (kết hôn với ai) [4] Động từ + Trạng từ/ Trạng ngữ: “Love at first sight” (tình yêu sét đánh) 79 “Live in sin” (ngoại tình) [5] Cụm động từ + Trạng ngữ/ trạng ngữ: “Get down on one knee” (cầu hôn) [6] Động từ + Tân ngữ + Trạng ngữ: “Whisper sweet nothings in someone's ear” (tán tỉnh lời đường mật) “Have a un in the oven” (mang bầu) Thành ngữ có cấu tạo là tính ngữ không nhiều như động ngữ. Tính ngữ là cụm từ cố định có tính từ làm thành tố trung tâm liên kết với giới từ phía sau. Các ngữ phân từ (V-ing/ PII phrase) có chức năng bổ nghĩa cho danh từ giống như chức năng của tính từ nên cũng được xếp vào phân loại này. Ví dụ: born out of wedlock (sinh ra ngoài giá thú), crazy about sb (si mê ai đến điên dại), v.v... Thành ngữ tiếng Anh có cấu trúc tính ngữ thường có kiểu hình cơ bản sau đây: [1] Tính từ + Giới từ / Giới ngữ: “Crazy about someone” (si mê ai đó) [2] Quá khứ phân từ + Giới từ / Giới ngữ: “Blinded by love” (yêu đương mù quáng) Thành ngữ có cấu tạo là giới ngữ (prepositional phrase) là cụm từ cố định bắt đầu bằng một giới từ kết hợp với các từ khác như danh từ hoặc danh ngữ. Ví dụ: with all one’s heart (bằng cả tấm lòng), in a family way (coi nhau như người gia đình), v.v... Số lượng thành ngữ có cấu tạo là giới ngữ cũng không nhiều trong tiếng Anh. Thành ngữ tiếng Anh có cấu trúc tính ngữ thường bao gồm những kiểu hình cơ bản sau đây: [1] Giới từ + Danh từ/ Danh ngữ: 80 “With all one’s heart” (yêu bằng cả trái tim) “Like one of the family”(như người trong gia đình) “On the rocks” (có vấn đề trong mối quan hệ, dễ đổ vỡ quan hệ) [2] Giới từ + Danh từ + Trạng ngữ: “Like two peas in the same pot” (giống nhau như hai giọt nước) Tương tự với thành ngữ có cấu trúc đoản ngữ trong tiếng Việt, thành ngữ tiếng Anh có cấu trúc đoản ngữ không có 2 vế thành phần đối xứng nhau và nghĩa thành ngữ là nghĩa bóng, nghĩa hình tượng. Trong số các thành ngữ có cấu trúc đoản ngữ, có một số thành ngữ có cấu trúc so sánh. Những thành ngữ này được gọi tên là thành ngữ so sánh. Thành ngữ so sánh Những thành ngữ tiếng Anh trong cấu trúc có chứa giới từ so sánh “like” (như, giống như, tày) hoặc “as” (như là, với tư cách là) kết hợp với các từ khác tạo ra thành ngữ so sánh. Ví dụ: “Like father like son” (cha nào con nấy) “Like one of a family” (như người một nhà) “As good as gold (rất ngoan ngoãn) “As safe as houses” (an toàn như ở nhà) Ngoài những thành ngữ so sánh có từ so sánh hiện diện trong cấu trúc như “like” “as”, nhiều thành ngữ tiếng Anh mang nghĩa so sánh ngầm ẩn (không có từ so sánh “like”, “as”). Những thành ngữ này được gọi là thành ngữ miêu tả ẩn dụ. Thành ngữ miêu tả ẩn dụ Thành ngữ tiếng Anh về bản chất cũng là những ngữ cố định mang ý nghĩa ẩn dụ, mà ẩn dụ có thể được hiểu là sự so sánh ngầm, là sự so sánh mà 81 không có sự hiện diện của giới từ so sánh “like”, “as”. Từ đó, nhiều thành ngữ tiếng Anh cũng có thể được gọi tên là thành ngữ miêu tả ẩn dụ. Ví dụ: -“Lover’s lane” (yêu ai yêu cả đường đi lối về): con đường mà người yêu hay đi được so sánh ngầm với tất cả những gì thuộc về người yêu, những đặc điểm, thói quen của người yêu. Câu thành ngữ có ý nghĩa là: yêu ai thì yêu tất thảy những gì thuộc về người đó. - “An old flame (người tình cũ): ngọn lửa xưa cũ được ví như sự ấm áp nồng đượm của mối tình xưa cũ, ngọn lửa cũa cũng được so sánh ngầm với người tình cũ. - “Sweetie pie/ sweet heart” (người yêu): cái bánh ngọt ngào hay trái tim ngọt ngào được ví như người yêu với những cảm xúc ngọt ngào của tình yêu. - “Break someone’s heart” (làm cho ai đó đau buồn vì không còn yêu nữa): hình ảnh “làm tan vỡ trái tim ai đó” được so sánh với sự đau khổ, sự mất mát khi kết thúc một mối tình. - “Tie the knot”/ “Walk down the aisle” (kết hôn): 2 hình ảnh “thắt nơ” và “đi ở lối đi giữa hai hàng ghế” muốn ám chỉ 2 việc làm có liên quan đến lễ cưới ở nhà thờ khi chú rể thắt nơ và cô dâu chú rể đi dọc theo lối đi giữa nhà thờ lên làm lễ kết hôn. - “Blood and flesh” (máu mủ ruột thịt): máu, thịt được so sánh ví như sự gắn kết, gần gũi, thân thương của những người trong gia đình họ tộc. 2.2.3 Thành ngữ tiếng Anh ấu tr tiểu Thành ngữ tiếng Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình có cấu trúc tiểu cú (quan hệ chủ-vị) chỉ chiếm 4%. Mặc dù những thành ngữ có cấu trúc tiểu cú đã có chủ ngữ và vị ngữ nhưng chưa thể độc lập tạo câu vì nó mới mang ý nghĩa bóng bảy, định danh chứ chưa có ngữ cảnh cụ thể và đối tượng cụ thể. 82 Thành ngữ tiếng Anh có cấu trúc tiểu cú thường bao gồm những kiểu hình cơ bản sau đây: [1] Chủ ngữ + Động từ: “Blood will tell” (con nhà tông không giống lông cũng giống cánh) [2] Chủ ngữ + Động từ + Tính từ/ Tính ngữ “Blood is thicker than water” (giọt máu đào hơn ao nước lã) [3] Chủ ngữ + Động từ + Tân ngữ: “One’s heart misses a eat” (trái tim loạn nhịp vì yêu) [4] Chủ ngữ + Động từ + Trạng ngữ: “Apple doesn’t fall far from tree” (giỏ nhà ai quai nhà nấy) [5] Liên kết từ + Cú + Cú “When the blood sheds, the heart aches.” (máu chảy ruột mềm) 2.2.4 Đặc điểm cấu trúc của thành ngữ iến thể trong tiếng Anh Cũng giống như thành ngữ tiếng Việt, thành ngữ tiếng Anh cũng có những biến thể. Chúng ta dễ dàng bắt gặp những thành ngữ tiếng Anh có ý nghĩa giống với thành ngữ gốc nhưng có sự thay đổi về từ hoặc ngữ (những từ hoặc ngữ đồng nghĩa hoặc cùng trường nghĩa). Cụ thể là, một động ngữ được thay thế bằng động ngữ khác cùng trường nghĩa; một danh ngữ được thay thế bằng danh ngữ khác cùng trường nghĩa; một tính ngữ được thay thế bằng tính ngữ khác cùng trường nghĩa; một giới ngữ được thay thế bằng giới ngữ khác cùng trường nghĩa. Tuy nhiên, khác với tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, tiếng Anh là ngôn ngữ biến hình (động từ, danh từ, tính từ, trạng từ, giới từ, ... có đặc điểm riêng về hình thái, và quan trọng là có quy định về vị trí cũng như chức năng ngữ pháp riêng. Ví dụ: trạng từ thường có hậu tố “-ly”, có chức năng bổ nghĩa cho động từ chỉ hành động, có vị trí đứng trước hoặc sau động từ; trong khi đó, 83 tính từ thường có các hậu tố “-ic, ive, al, ful, ble, less, ”, có chức năng bổ nghĩa cho danh từ, có vị trí đứng trước danh từ). Vì vậy, biến thể thành ngữ hầu như không thấy hiện tượng thay đổi vị trí từ như xảy ra đối với biến thể thành ngữ tiếng Việt, nếu có thì chỉ xảy ra hiện tượng thay đổi vị trí từ cùng loại trong ngữ, ví dụ: on-off, in-out, black-white, Trong cuốn On Idioms: Critical views and perspectives (Exeter Linguistics Studies), Fernando, C., & Flavell, R. (1981) cho rằng biến thể thành ngữ tiếng Anh là các cặp hoặc bộ ba thành ngữ có ý nghĩa tương đồng mà trong đó có sự thay thế từ hoặc cụm từ đồng nghĩa hoặc cùng trường nghĩa [85]. Ví dụ: - “Have the date with somebody” (hẹn hò với ai) có biến thể là “make the date with somebody”; trong trường hợp này, thành ngữ là động ngữ và biến thể thành ngữ được tạo ra nhờ sự thay thế động từ “have” và “make”. - “Break up with somebody” (chia tay với ai) có biến thể là “split up with somebody”; trong trường hợp này, thành ngữ là động ngữ và biến thể thành ngữ được tạo ra nhờ sự thay thế động từ “break” và “split”. - “Declare one’s love to someone” (tỏ tình với ai đó) và “confess one’s love to someone”; trong trường hợp này, thành ngữ là động ngữ và biến thể thành ngữ được tạo ra nhờ sự thay thế động từ “declare” và “confess”. - “Give one’s heart to someone” (yêu ai, phải lòng ai) và “lose one’s heart to someone”; trong trường hợp này, thành ngữ là động ngữ và biến thể thành ngữ được tạo ra nhờ sự thay thế động từ “give” và “lose”. - “Fall for someone” (phải lòng ai đó) và “fall all over someone”; trong trường hợp này, thành ngữ là động ngữ và biến thể thành ngữ được tạo ra nhờ sự thay thế tiểu từ “for” và “all over”. 84 - “Steal someone’s heart” (làm cho ai yêu mình) và “win someone’s heart”; trong trường hợp này, thành ngữ là động ngữ và biến thể thành ngữ được tạo ra nhờ sự thay thế động từ “steal” và “win”. Khi khảo sát nhóm thành ngữ tiếng Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình, chúng tôi cũng tìm thấy thành ngữ biến thể theo dạng thức rút gọn thành tố. Ví dụ: - “A black sheep of the family” (đứa con bị ghét bỏ trong gia đình) có biến thể rút gọn là “a black sheep” - “Fall head over heels in love with someone” (yêu ai đó rất nhiều, yêu say đắm) có biến thể rút gọn là “fall head over heels with someone”. Tuy nhiên, trong giới hạn khảo sát ngữ liệu, luận án chưa tìm được các biến thể thành ngữ tiếng Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình với hai dạng thức: (1) hoán đổi vị trí thành tố cấu tạo và (2) thay thế yếu tố phủ định, trái nghĩa. Như đã nêu ở phần trước, do đặc thù tiếng Anh là ngôn ngữ biến hình nên hình thái từ, chức năng của từ, vị trí của từ trong cụm từ cố định không dễ dàng thay đổi được. Từ đó giải thích sự hiếm gặp các thành ngữ biến thể tiếng Anh ở hai dạng thức này. 2.3 Đối chiếu đặc điểm cấu trúc thành ngữ về tình yêu, hôn nhân và gia đình trong tiếng Việt và tiếng Anh Hình 2.6 Phân loại thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh theo cấu trúc 85 Trên đây chúng tôi đã nghiên cứu đối chiếu kết cấu của thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh về tình yêu, hôn nhân, gia đình và rút ra một số kết luận sau đây: Những điểm tương đồng: - Thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh đều có cấu trúc là ngữ cố định, bao gồm: danh ngữ, động ngữ, tính ngữ và giới ngữ. - Thành ngữ là ngữ cố định nên không thể tùy tiện thêm bớt hoặc thay đổi vị trí các thành tố trong cấu trúc - Thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh đều có thể phân chia thành 3 loại chính theo cấu trúc ngữ pháp: cấu trúc liên hợp (quan hệ đẳng lập) thường có 2 vế đối xứng, có ý nghĩa hoàn chỉnh (tương phản hoặc đồng nhất); cấu trúc đoản ngữ (quan hệ chính phụ) thường không có 2 vế đối xứng; cấu trúc tiểu cú (quan hệ chủ - vị). Trong đó, số lượng thành ngữ có cấu trúc tiểu cú đều rất ít ở cả hai ngôn ngữ. - Tiếng Việt và tiếng Anh đều có hiện tượng biến thể thành ngữ. Trong thực tế sử dụng thành ngữ, chúng ta s gặp và chấp nhận những thay đổi về trật tự từ; thay đổi từ với những từ đồng nghĩa hoặc cùng trường nghĩa và có thể cả trái nghĩa; rút gọn hoặc mở rộng miễn là chúng giữ nguyên nghĩa của thành ngữ gốc và được sử dụng rộng rãi trong xã hội ở các thời kỳ, giai đoạn lịch sử khác nhau. Cần tránh sự nhầm lẫn giữa biến thể thành ngữ và hiện tượng đồng nghĩa hoặc trái nghĩa của các thành ngữ. Cần lưu ý rằng biến thể thành ngữ là hiện tượng thay đổi vị trí hoặc thành tố của thành ngữ gốc nhưng không làm thay đổi nghĩa của thành ngữ gốc. So sánh với hiện tượng đồng nghĩa của thành ngữ là khi có hai hay nhiều thành ngữ khác nhau về cấu trúc ngữ pháp và/ hoặc hình thái biểu trưng nhưng có cùng ý nghĩa; so sánh với hiện tượng trái nghĩa của thành ngữ là khi hai hay nhiều thành ngữ khác nhau 86 về cấu trúc ngữ pháp và/ hoặc hình thái biểu trưng và có ý nghĩa trái ngược với nhau. Những điểm khác biệt: - Điểm khác biệt đầu tiên và rõ nét nhất trong cấu trúc ngữ pháp của thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh là sự chiếm ưu thế không giống nhau của mỗi kiểu loại thành ngữ: cấu trúc liên hợp, cấu trúc đoản ngữ và cấu trúc tiểu cú. Thành ngữ tiếng Việt chiếm ưu thế với cấu trúc liên hợp (60%), trong khi đó thành ngữ tiếng Anh chiếm ưu thế với cấu trúc đoản ngữ (90%). Sự khác biệt này được lý giải từ sự khác biệt về đặc điểm của hai loại hình ngôn ngữ đơn lập (tiếng Việt) và ngôn ngữ biến hình (tiếng Anh). Trong ngôn ngữ đơn lập, từ không biến đổi hình thái và hoạt động tự do; sự kết hợp và vị trí của từ trong cụm từ và câu phụ thuộc vào ý nghĩa của từ. Do đó, thành ngữ tiếng Việt có cấu trúc liên hợp (quan hệ đẳng lập) có 2 vế đối xứng nhờ phép lặp từ, hoặc nhờ sự tách rời từ ghép thành các từ đơn và đặt đan xen ở 2 vế đối xứng, hoặc nhờ việc sử dụng các từ tương đồng nghĩa hoặc đối lập nghĩa ở hai vế của thành ngữ. Trong khi đó, tiếng Anh với đặc điểm ngôn ngữ biến hình có những quy định về hình thái từ và vị trí của các từ loại trong cụm từ và câu nên không cho phép sự xáo trộn vị trí của từ hoặc sự thay đổi từ để tạo ra quan hệ đẳng lập ở hai vế của thành ngữ. Đó là lý do giải thích vì sao trong tiếng Anh số lượng của thành ngữ liên hợp lại ít (chỉ 6%), trong khi đó 90% thành ngữ tiếng Anh có cấu trúc đoản ngữ (quan hệ chính phụ) là những ngữ cố định, trong đó thành tố chính là động từ, danh từ, tính từ, giới từ kết hợp với các phụ tố trong quy định chặt ch về vị trí và kết hợp hình thái từ. - Điểm khác biệt thứ hai là: Thành ngữ tiếng Việt có cấu trúc là danh ngữ chiếm ưu thế, phân bổ ở cả 2 kiểu loại thành ngữ liên hợp và thành ngữ đoản ngữ. Trong khi đó, thành ngữ tiếng Anh có cấu trúc là động ngữ chiếm 87 ưu thế và chủ yếu là thành ngữ có cấu trúc đoản ngữ. Có rất ít thành ngữ tiếng Anh có cấu trúc liên hợp. Cụ thể là: + Thành ngữ tiếng Việt có cấu trúc là danh ngữ chiếm 51% tổng số các thành ngữ có cấu trúc liên hợp, và chiếm 56% tổng số các thành ngữ có cấu trúc đoản ngữ. Trong khi đó, thành ngữ tiếng Anh có cấu trúc là danh ngữ chiếm 27% tổng số các thành ngữ có cấu trúc đoản ngữ. Vì số lượng thành ngữ tiếng Anh có cấu trúc liên hợp quá ít (chiếm 6%) trong tổng số 210 thành ngữ tiếng Anh được khảo sát trong nghiên cứu này nên việc phân loại và tính tỷ lệ thành ngữ liên hợp theo các loại ngữ là không cần thiết. + Thành ngữ tiếng Việt có cấu trúc là động ngữ chiếm 26% tổng số các thành ngữ có cấu trúc liên hợp, và chiếm 37% tổng số các thành ngữ có cấu trúc đoản ngữ. Trong khi đó, thành ngữ tiếng Anh có cấu trúc là động ngữ chiếm 70% tổng số các thành ngữ có cấu trúc đoản ngữ. Trong động ngữ, động từ làm thành tố chính có nhiều kiểu hình kết hợp phụ tố nên số lượng thành ngữ có cấu trúc đoản ngữ là động ngữ chiếm số lượng lớn nhất. - Biến thể thành ngữ tiếng Việt và biến thể thành ngữ tiếng Anh có các dạng thức tương đương. Tuy nhiên, do đặc điểm riêng về loại hình ngôn ngữ (Tiếng Việt – ngôn ngữ đơn lập; Tiếng Anh – ngôn ngữ biến hình) nên tiếng Việt có nhiều biến thể thành ngữ với dạng thức thay đổi vị trí thành tố; trong khi đó, tiếng Anh có nhiều nhất biến thể thành ngữ với dạng thức thay đổi từ đồng nghĩa hoặc cùng trường nghĩa. 88 Tiểu kết chương 2 Qua nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh về tình yêu hôn nhân, gia đình, có thể rút ra một số kết luận sau đây: Xét về phương diện cấu tạo, thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh có chung đặc điểm quan trọng là ngữ cố định hoàn chỉnh về mặt cấu trúc, bao gồm danh ngữ, động ngữ, tính ngữ và giới ngữ. Về phân loại thành ngữ dựa vào cấu tạo, tiếng Việt và tiếng Anh đều có thành ngữ có cấu trúc liên hợp (quan hệ đẳng lập), thành ngữ có cấu trúc đoản ngữ (quan hệ chính phụ) và thành ngữ có cấu trúc tiểu cú (quan hệ chủ-vị). Phân loại sâu hơn nữa thì cả hai ngôn ngữ đều có thành ngữ có cấu trúc so sánh và thành ngữ miêu tả ẩn dụ. Tuy nhiên, cấu trúc của thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh ở mỗi kiểu loại không hoàn toàn giống nhau, mỗi ngôn ngữ có cách diễn đạt theo cấu trúc có nét khác nhau. Trong đó, về số lượng của mỗi loại thành ngữ, thành ngữ có cấu trúc liên hợp được tìm thấy nhiều nhất trong các kiểu loại ở tiếng Việt. Trái lại, kiểu loại thành ngữ này không nhiều trong tiếng Anh. Thành ngữ có cấu trúc đoản ngữ là kiểu thành ngữ phổ biến trong tiếng Anh. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của thành ngữ đã phát hiện ra hiện tượng biến thể thành ngữ - những thành ngữ có cùng ý nghĩa và song hành trong hành chức của các thành ngữ gốc, và trong nhiều trường hợp, biến thể thành ngữ có khi lại xuất hiện nhiều hơn so với thành ngữ gốc. Sự phân tích và đối chiếu các đặc điểm cấu trúc cấu tạo của thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh đã cho thấy rõ sự khác biệt về loại hình ngôn ngữ của tiếng Việt (ngôn ngữ đơn lập) và tiếng Anh (ngôn ngữ biến hình), từ đó giúp cho việc nhận diện thành ngữ trong mỗi ngôn ngữ trở nên dễ 89 dàng hơn, đồng thời giúp cho việc sử dụng thành ngữ trong lời nói, câu văn đúng ngữ pháp và có tính logic hơn. Người dùng căn cứ vào loại ngữ (danh ngữ, động ngữ, tính ngữ, giới ngữ, tiểu cú) để đặt thành ngữ vào câu văn và ngữ cảnh phù hợp hơn. Kết quả phân tích thành ngữ theo cấu trúc cũng có tính kế tiếp và thống nhất trong sự phân tích ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh được bàn đến ở chương 3. 90 Chương 3 ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA THÀNH NGỮ VIỆT VÀ THÀNH NGỮ ANH VỀ TÌNH YÊU, HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH Như đã trình bày ở chương 1 về lý thuyết nghĩa và nghĩa thành ngữ, nghĩa của thành ngữ không phải là nghĩa đen của các từ ngữ tạo nên mà là nghĩa bóng hay nghĩa hình tượng. Nghĩa hình tượng này được hình thành dựa vào quan hệ tương đồng (ẩn dụ) hoặc quan hệ tương cận (hoán dụ). Tính hình tượng của sự vật, sự việc, biểu tượng được miêu tả trong thành ngữ, ở những mức độ khác nhau có liên quan đến các ý nghĩa văn hóa và tư duy dân tộc. Khi nghiên cứu về nghĩa thành ngữ, luận án xem xét ba yếu tố quan trọng là phương thức chuyển nghĩa (ẩn dụ và hoán dụ) – đây là cơ sở cho yếu tố thứ hai là nghĩa hình tượng và yếu tố thứ ba là các đặc trưng văn hóa, tư duy dân tộc. Vai trò của hai phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ trong việc hiểu nghĩa thành ngữ được thể hiện ở hầu hết các ngôn ngữ, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, thành ngữ chỉ có thể được hiểu và sử dụng đúng dựa trên sự hiểu biết về truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, con người, lối sống, và thậm chí cả các điển tích, điển cố dân gian của dân tộc người bản ngữ. 3.1 Đối chiếu phương thức chuyển nghĩa của thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình Rất khó dịch hoàn hảo thành ngữ từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Đó là vì các phép ẩn dụ, hoán dụ liên quan rất nhiều đến các nhân tố văn hóa khác biệt nhau của các nền văn hóa. Nghĩa của thành ngữ thường được diễn đạt bằng cách thức của một lời diễn giải. Thực tế thì các từ vị gốc hoàn toàn bị mờ đi và chúng không còn mang nghĩa riêng biệt của chúng nữa. Chính vì 91 vậy, việc đưa ra nghĩa đơn lẻ cho từng thành tố của thành ngữ mà không phải là toàn bộ đơn vị s là không hợp lý. 3.1.1 Phương th huyển nghĩa ẩn d thành ngữ Phần lớn nhóm thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình được khảo sát trong nghiên cứu được giải thích nghĩa dựa trên phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ, ví dụ: “mía ng t đánh cả cụm” (Thời xưa, người đàn ông năm thê bảy thiếp, nhiều vợ, thì thường lấy cả chị cả em gái trong một gia đình.) được giải thích nghĩa bằng thủ pháp dịch miêu tả tiếng Anh là: “In the old times, a Vietnamese man could have more than one wife, and very often he married sisters in the same family.” Cũng như thế, thành ngữ tiếng Anh “black sheep of the family” với phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ đã được giải thích nghĩa là: “đứa con hư trong gia đình”. 3.1.1.1 Phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ trong thành ngữ tiếng iệt Khi phân tích ý nghĩa của những thành ngữ tiếng Việt, luận án phân tích cơ chế và kiểu loại ẩn dụ. Có hai cơ chế và năm kiểu loại ẩn dụ được tìm thấy trong ngữ liệu thành ngữ tiếng Việt về tình yêu, hôn nhân và gia đình: Hai cơ chế ẩn dụ: (1) ẩn dụ cụ thể - cụ thể, (2) ẩn dụ cụ thể - trừu tượng Cơ chế ẩn dụ cụ thể - cụ thể xuất hiện khi các sự vật chính và sự vật nhận tên gọi ẩn dụ là các sự vật cụ thể, cảm nhận được bằng giác quan. Ví dụ 1, trong thành ngữ “ ắt cá hai tay”, vật cụ thể là “cá” và “hai tay”, sự vật nhận tên gọi ẩn dụ là “hai người tình cùng thời điểm”. Ví dụ 2, thành ngữ “cây không trái, gái không con” có vật cụ thể là “cây - trái”, sự vật nhận tên gọi ẩn dụ là “người phụ nữ - con”. Ví dụ 3, “rau nào sâu nấy” có vật cụ thể là “rau – sâu”, sự vật nhận tên gọi ẩn dụ là “bố/ mẹ - con cái”. Ví dụ 4, “có nếp có tẻ”, vật cụ thể là “gạo nếp – gạo tẻ”, sự vật nhận tên gọi ẩn dụ là “con trai – con gái”. 92 Cơ chế ẩn dụ cụ thể - trừu tượng là khi sự vật nhận tên gọi ẩn dụ là sự vật trừu tượng. Ví dụ 1, trong thành ngữ “chị em dâu như ầu nước lã” sự vật cụ thể là “bầu nước lã”, sự vật nhận tên gọi ẩn dụ trừu tượng là “sự lạnh nhạt”. Ví dụ 2, thành ngữ “chị em gái như trái cau non” có sự vật cụ thể là “cái nhân sâm”, sự vật nhận tên gọi ẩn dụ trừu tượng là “sự quý hóa yêu thương”. Ví dụ 3, “con vàng con bạc” có sự vật cụ thể là “vàng, bạc”, sự vật nhận tên gọi ẩn dụ trừu tượng là “sự hết mực nuông chiều, quý hóa”. Ví dụ 4, “cơm dẻo canh ngọt”, vật cụ thể là “cơm dẻo – canh ngọt”, sự vật nhận tên gọi ẩn dụ trừu tượng là “sự hòa thuận ấm êm trong hôn nhân”. Bên cạnh hai cơ chế ẩn dụ còn có sáu kiểu loại ẩn dụ: (1) ẩn dụ hình thức, (2) ẩn dụ cách thức, (3) ẩn dụ vị trí, (4) ẩn dụ chức năng, (5) ẩn dụ kết quả, (6) ẩn dụ dùng tên gọi của những cảm giác thuộc giác quan này để gọi tên những cảm giác của giác quan khác hay những “cảm giác” của trí tuệ, tình cảm. Ẩn dụ hình thức dựa trên sự giống nhau về hình thức của các sự vật hiện tượng. Ví dụ 1, trong thành ngữ “có vợ có chồng như đũa có đôi”, “vợ chồng” và “đôi đũa” giống nhau về hình thức là có 2 đối tượng hợp thành và luôn song hành bên nhau, trợ giúp nhau, thiếu 1 thì đối tượng còn lại s khó thực hiện tốt chức năng của mình. Ví dụ 2, các thành ngữ “con đàn cháu đống”, “con đàn con lũ” có hình ảnh “đàn, đống, lũ” và “nhiều, đông” giống nhau về hình thức. Ẩn dụ cách thức dựa vào sự giống nhau về cách thức thực hiện của các hoạt động, hiện tượng. Ví dụ 1, thành ngữ “dột từ nóc dột xuống” có hiện tượng “nước dột chảy từ mái nhà xuống” có cách thức tựa giống với hiện tượng “ông, cha là những người có vị thế cao nhất trong gia đình tựa như cái mái nhà mà làm điều sai trái thì s làm gương xấu cho các con các cháu bắt chước”. Ví dụ 2, các thành ngữ “đầu gối tay ấp”, “đầu gối má kề” có những 93 hình ảnh “đầu gối”, “tay ấp”, “má kề” giống cách thức mà vợ chồng luôn kề cận, đỡ đần cho nhau. Ví dụ 3, “gà trống nuôi con” có sự việc “gà trống nuôi con” (thực ra, gà trống không bao giờ nuôi con) giống với cách thức người đàn ông nuôi con (rất vất vả khi người đàn ông phải thay vợ nuôi dưỡng con). Ẩn dụ vị trí dựa trên sự giống nhau về vị trí giữa các sự vật. Ví dụ 1, thành ngữ “cao không tới, thấp không thông” mô tả vị trí “cao – thấp” phù hợp với “tiêu chuẩn cao – tiêu chuẩn thấp khi chọn chồng/ vợ. Ví dụ 2, “trai trên gái dưới” có vị trí “trên – dưới” phù hợp với tư thế truyền thống trong quan hệ tình dục. Ví dụ 3, “trong ấm ngoài êm” có vị trí “trong – ngoài” phù hợp với các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội. Ẩn dụ chức năng dựa vào sự giống nhau về chức năng giữa các sự vật. Ví dụ 1, thành ngữ “con có cha như nhà có nóc” thể hiện chức năng của người cha đối với con là che chở cũng giống như chức năng của mái nhà là che nắng che mưa cho ngôi nhà. Ví dụ 2, “nâng khăn sửa túi” diễn tả chức năng của người vợ là ở bên chăm sóc cho chồng. Ví dụ 3, “mang nặng đ đau” nói về chức năng làm mẹ của người phụ nữ: mang thai và sinh con. Ẩn dụ kết quả dựa vào sự giống nhau về tác động của các sự vật đối với con người. Ví dụ 1, “đơm hoa kết trái” có hình ảnh “hoa, trái” là kết quả của sự “đơm, kết” giống với sự việc thành thân, kết hôn của đôi lứa là kết quả của tình yêu. Ví dụ 2, “mãn nguyệt khai hoa” có hình ảnh “hết trăng hoa nở” giống như sự việc đến kỳ đến hạn (9 tháng 10 ngày) thì người mẹ mang bầu s sinh con. Ẩn dụ dùng tên gọi của những cảm giác thuộc giác quan này để gọi tên những cảm giác của giác quan khác hay những “cảm giác” của trí tuệ, tình cảm. Ví dụ, trong thành ngữ “lửa đượm hương nồng” có hình ảnh “lửa đượm” gợi cảm giác cho thị giác (nhìn lửa cháy to, đều, lâu) và xúc giác (ấm nóng), “hương nồng” gợi cảm giác về khứu giác (mùi thơm mạnh và lâu) nhưng toàn bộ thành 94 ngữ “lửa đượm hương nồng” lại cho cảm xúc về hạnh phúc, tình yêu thương nồng cháy. Ví dụ 2, “máu chảy ruột mềm” có hình ảnh “máu chảy” và “ruột mềm” gợi cảm giác đau đớn bên ngoài của cơ thể nhưng cả thành ngữ “máu chảy ruột

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_doi_chieu_thanh_ngu_viet_anh_ve_tinh_yeu_hon_nhan_va.pdf
  • pdfQD_NghiemThiBichDiep.pdf
  • jpgScan0082.JPG
  • jpgScan0083.JPG
  • jpgScan0084.JPG
  • pdfTrichyeu_NghiemThiBichDiep.pdf
  • pdfTT Eng NghiemThiBichDiep.pdf
  • pdfTT NghiemThiBichDiep.pdf
Tài liệu liên quan