Luận án Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu miền Bắc - Ngô Thị Minh

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 13

1.1. Khái niệm, đặc trưng và phân loại vốn kinh doanh 13

1.1.1. Khái niệm vốn kinh doanh 13

1.1.2. Đặc trưng của vốn kinh doanh 15

1.1.3. Phân loại vốn kinh doanh 16

1.2. Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp 20

1.2.1. Khái niệm, mục tiêu quản trị vốn kinh doanh 20

1.2.2. `Nội dung quản trị vốn kinh doanh 24

1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị VKD của doanh nghiệp. 50

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng quản trị vốn kinh doanh 61

1.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan 61

1.3.2. Nhóm nhân tố khách quan 63

1.3.3. Tác động của quản trị vốn kinh doanh đến khả năng sinh lời 68

1.4. Kinh nghiệm quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam. 70

1.4.1. Kinh nghiệm quản trị VKD của doanh nghiệp ở một số nước 70

1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho các doanh nghiệp Việt Nam. 77

Kết luận chương 1 79

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XĂNG, DẦU MIỀN BẮC 80

2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu miền Bắc 80

2.1.1. Tổng quan về thị trường kinh doanh xăng, dầu Việt Nam 80

2.1.2. Tổng quan về các DN kinh doanh xăng, dầu miền Bắc: 84

2.1.3. Khái quát kết quả kinh doanh của các DN kinh doanh xăng, dầu miền Bắc 86

2.2. Thực trạng quản trị VKD tại các DN kinh doanh xăng, dầu miền Bắc giai đoạn 2013- 2017. 91

2.2.1. Thực trạng về phân cấp, phân quyền quản lý và thiết lập các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu miền Bắc. 91

2.2.2. Thực trạng VKD và nguồn vốn kinh doanh 92

2.2.3. Thực trạng quản trị VKD tại các DN kinh doanh xăng, dầu miền Bắc. 98

2.3. Đánh giá tác động của quản trị VKD tới khả năng sinh lời của các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu miền Bắc bằng phương pháp định lượng 132

2.3.1. Cơ sở lựa chọn mô hình nghiên cứu 132

2.3.2. Dữ liệu nghiên cứu 132

2.3.3. Phương pháp nghiên cứu 132

2.3.4. Giả thuyết về mối tương quan giữa hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng 133

2.3.5. Các biến trong mô hình 134

2.3.6. Mô hình hồi quy ước lượng bình phương. 136

2.3.7. Mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) 137

2.3.8. Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên(REM) 138

2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản trị VKD tại các DN kinh doanh xăng, dầu miền Bắc 140

2.4.1. Kết quả đạt được 140

2.4.2. Hạn chế 143

2.4.3. Nguyên nhân hạn chế 145

Kết luận chương 2 148

Chương 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XĂNG, DẦU MIỀN BẮC 149

3.1. Mục tiêu, định hướng phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu miền Bắc những năm tới. 149

3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế 149

3.1.2. Mục tiêu, định hướng phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu miền Bắc đến 2025 và tầm nhìn 2035 151

3.2. Các quan điểm cần quán triệt trong việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện. 153

3.3. Giải pháp chủ yếu tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu miền Bắc. 155

3.3.1. Đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh, lập các trung tâm trách nhiệm quản lý và thực hiện phân cấp, phân quyền trong doanh nghiệp. 155

3.3.2. Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý, sử dụng linh hoạt đòn bảy tài chính để gia tăng lợi nhuận. 159

3.3.3. Tăng cường quản trị các thành phần vốn kinh doanh 162

3.3.4. Tổ chức phân tích định kỳ và thường xuyên tình hình tài chính. 168

3.3.5. đổi mới quy trình và phương thức bán hàng 171

3.3.6. Các giải pháp khác 172

3.4. Điều kiện để các giải pháp được thực hiện 173

3.4.1. Đối với Nhà nước 173

3.4.2. Đối với ngành kinh doanh xăng, dầu 177

3.4.3. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu miền Bắc 181

Kết luận chương 3 182

KẾT LUẬN 183

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 185

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NCKH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

PHỤ LỤC

 

doc229 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu miền Bắc - Ngô Thị Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng chậm lại, với tỷ lệ tăng là 43,39%, tương ứng với số tiền tăng là 118 tỷ đồng. Xét riêng từng nhóm DN kinh doanh xăng dầu, các nhóm DN có LNST biến động khác nhau biểu diễn qua biểu đồ và bảng sau: Biểu đồ 2.1. LNST của các DN kinh doanh xăng, dầu miền Bắc Bảng 2.6: Tình hình LNST của các DN kinh doanh xăng dầu miền Bắc ĐVT: Triệu đồng LNST Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 ST (%) ST (%) ST (%) ST (%) Trên 1.000 tỷ 227.463 390.960 71,88 110.122 -71,83 744,141 575.74 1.113.863 49.68 Từ 500 tỷ đến 1.000 tỷ 26.493 25.519 -3,68 33.969 33,11 45.850 34,98 32.296 -29,56 dưới 500 tỷ 9.452 10.663 12,81 14.182 33,00 21.958 54,83 18.126 -17,45 Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các DN thuộc mẫu khảo sát và tính toán của tác giả Dựa vào biểu đồ 2.2 và bảng 2.6, cho thấy nhóm DN có quy mô vốn trên 1.000 tỷ đồng có giá trị LNST lớn nhất trong các nhóm DN kinh doanh xăng, dầu, có sự biến động về LNST nhiều nhất và nổi bật nhất trong ba nhóm. Cụ thể, năm 2013 đạt 227,4 tỷ đồng, đến năm 2017 đạt 1.113,8 tỷ đồng, tăng 390% so với năm 2013. Năm 2015, LNST của nhóm DN có vốn trên 1.000 tỷ đồng giảm với tỷ lệ 71,83% so với năm 2014, các nhóm doanh nghiệp còn lại có LNST tăng. Năm 2016, cả ba nhóm DN có LNST đều tăng, nhóm DN có vốn trên 1.000 tỷ đồng tăng với tốc độ nhanh nhất là 574,74%, đã tác động làm LNST bình quân của miền Bắc tăng với tốc độ 413%. Năm 2017, trong khi hai nhóm DN có vốn từ 500 – 1.000 tỷ đồng và nhóm DN có vốn dưới 500 tỷ đồng có LNST giảm với tỷ lệ lần lượt là 29,56% và 17,45%, nhóm DN có vốn trên 1.000 tỷ đồng có LNST tăng 49,68%, đã góp phần tác động làm LNST bình quân của các DN tăng 43,39%. Qua xem xét LNST của từng nhóm DN, một lần nữa khẳng định sự biến động của các DN thuộc nhóm có vốn trên 1.000 tỷ đồng tác động chủ yếu tới sự biến động chung của các DN. Mặc dù DTT của các DN kinh doanh xăng, dầu có xu hướng giảm, nhưng EBIT và LNST của các DN lại có xu hướng tăng theo chiều hướng tốt. Cho thấy, trước diễn biến của tình hình kinh tế phức tạp, các DN kinh doanh xăng, dầu miền Bắc giai đoạn từ năm 2013 – 2017 đã đã không ngừng cố gắng trong mọi hoạt động để đạt được những kết quả kinh doanh rất khả quan. 2.2. Thực trạng quản trị VKD tại các DN kinh doanh xăng, dầu miền Bắc giai đoạn 2013- 2017. 2.2.1. Thực trạng về phân cấp, phân quyền quản lý và thiết lập các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu miền Bắc. Phân cấp, phân quyền trong quản lý có tác dụng tích cực trong việc nâng cao trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo của các đơn vị/bộ phận được phân cấp, phân quyền. Vấn đề phân cấp, phân quyền trong doanh nghiệp có vai trò quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị toàn doanh nghiệp. Khi các nhà quản trị cấp thấp và cấp trung được giao quyền, họ sẽ có trách nhiệm hơn về những công việc được giao. Việc phân cấp, phân quyền trong doanh nghiệp có thể hiểu là phân tán mức độ độc lập trong việc ra quyết định của mỗi nhà quản trị thuộc các cấp khác nhau trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện việc phân quyền là doanh nghiệp, trong đó việc ra quyết định được phân bổ rộng rãi trong doanh nghiệp theo nguyên tác nhất định. Trong đó, các nhà quản trị được quyền ra quyết định kinh doanh trong phạm vi trách nhiệm của mình và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó. Những năm qua, trong các DN kinh doanh xăng, dầu thuộc mẫu nghiên cứu, tình hình phân cấp phân quyền còn nhiều bất cập. Theo số liệu khảo sát tại các DN này cho thấy số doanh nghiệp có thực hiện phân cấp, phân quyền đầy đủ chỉ có 6/30 DN, chiếm 20% và có 24/30 DN chiếm 80% có phân cấp, phân quyền nhưng chưa đầy đủ. Việc thiết lập các trung tâm trách nhiệm quản lý trong các DN cũng còn nhiều bất cập, cụ thể là chỉ có 5/30 DN chiếm 16,66% có thiết lập các trung tâm trách nhiệm, gồm trung tâm doanh thu, trung tâm chi phí, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư; số còn lại 25/30 DN chiếm 83,34% không thiết lập các trung tâm trách nhiệm ( Phụ lục ) 2.2.2. Thực trạng VKD và nguồn vốn kinh doanh 2.2.2.1. Thực trạng vốn kinh doanh Sử dụng số liệu trên BCTC của các DN trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2013-2017, qua tính toán của tác giả cho thấy, sự biến động của VKD tại các DN kinh doanh xăng, dầu miền Bắc thể hiện trong bảng sau đây: Bảng 2.7: VKD của các DN kinh doanh xăng, dầu miền Bắc Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 TSNH 2.790.672 3.046.327 2.983.276 2.746.717 2.818.154 TSDH 1.532.199 1.552.944 1.584.253 1.601.030 1.653.905 Tổng TS 4.322.871 4.599.271 4.567.529 4.347.747 4.472.059 Tốc độ tăng 6,39% -0,69% -4,81% 2,86% Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các DN thuộc mẫu khảo sát và tính toán của tác giả Biểu đồ 2.2: Biến động VKD của các DN kinh doanh xăng, dầu miền Bắc Biểu đồ 2.2 biểu diễn sự thay đổi của VKD trung bình của các DN kinh doanh xăng dầu ở miền Bắc giai đoạn 2013 – 2017, cho thấy trong giai đoạn này, VKD có sự biến động về quy mô. Cụ thể, năm 2014 VKD được mở rộng với quy mô bình quân trên 4.599 tỷ đồng tăng so với năm 2013 là 6,39%, sang năm 2015, VKD bình quân bị thu hẹp dần do khủng hoảng kinh tế. Năm 2016 và 2017, khi nền kinh tế có sự phục hồi, quy mô VKD bình quân của các DN có sự tăng nhẹ với mức tăng 2,86% so với năm 2016 (Với giá trị VKD bình quân là 4.472 tỷ đồng). Đi sâu xem xét chi tiết cho từng nhóm DN kinh doanh xăng, dầu miền Bắc, VKD của từng nhóm được biểu diễn qua bảng biểu sau: Bảng 2.8: Diễn biến VKD của từng nhóm DN kinh doanh xăng, dầu miền Bắc Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2014 so với năm 2013 Năm 2015 so với năm 2014 Năm 2016 so với năm 2015 Năm 2017 so với năm 2016 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Trên 1.000 tỷ 734.443 5,98 -211.126 -1,62 -770.389 -6,02 460.684 3,83 Từ 500 tỷ đến 1.000 tỷ 75.824 15,21 89.894 15,65 76.386 11,50 -79.766 -10,77 Dưới 500 tỷ 18.934 9,58 26,004 12,00 34.660 14,28 -7,984 -2,88 Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các DN thuộc mẫu khảo sát và tính toán của tác giả Qua số liệu bảng 2.8 cho thấy, nhóm DN có vốn trên 1.000 tỷ đồng với giá trị VKD lớn có sự biến động nhiều nhất, chi phối tới sự biến động của VKD bình quân. Năm 2015 và 2016 quy mô vốn của nhóm DN có vốn trên 1.000 tỷ đồng có xu hướng giảm và giảm nhiều nhất ở năm 2016 với mức giảm là 770 tỷ đồng tương ứng với 6,02%. Tiêu biểu là Tập đoàn xăng dầu giảm hơn 2.000 tỷ đồng ở năm 2015, giảm gần 5.000 tỷ đồng ở năm 2016 với tỷ lệ giảm 9% và Công ty xăng dầu B12 ở năm 2014 giảm 96 tỷ đồng với tỷ lệ giảm là 6,57%, ở năm 2016 giảm 48 tỷ đồng với tỷ lệ giảm là 3,53%. Sang năm 2017, nền kinh tế có bước phục hồi, VKD của các DN thuộc nhóm này có chiều hướng tăng so với năm 2016 là 460 tỷ đồng với tỷ lệ tăng là 3,83%. Đây là dấu hiệu tốt, giúp các DN có vốn trên 1.000 tỷ đồng có thể thực hiện kế hoạch mở rộng lĩnh vực kinh doanh, mở rộng thêm phạm vi kinh doanh. Về nhóm DN có vốn từ 500 – 1.000 tỷ, trong giai đoạn 2013 -2017 có sự biến động nhẹ về quy mô VKD. Ở năm 2014, VKD của các doanh nghiệp biến động thuận chiều với trung bình, với tốc độ tăng của VKD nhanh nhất trong ba nhóm là 15,21%, về mặt giá trị so với DN có vốn trên 1.000 tỷ đồng thì VKD của nhóm này tăng không nhiều tăng ở mức 75 tỷ đồng. Năm 2015, 2016, quy mô VKD của các DN thuộc nhóm này biến động ngược chiều so với trung bình, có xu hướng tăng. Năm 2015, VKD tăng 15,65% với giá trị là gần 90 tỷ đồng, năm 2015, VKD tăng ở mức thấp hơn là 11,5% với giá trị tăng là 76 tỷ đồng. Tiêu biểu là hai DN có mức VKD tăng cao nhất ở hai năm này đó là công ty Vật tư xăng dầu Hải Dương và DN tư nhân Nam Phương. Tuy nhiên, xu hướng tăng VKD của nhóm DN này đã dừng lại ở năm 2017, và có xu hướng giảm. Về nhóm DN có vốn dưới 500 tỷ đồng, trong giai đoạn 2013 – 2017, quy mô VKD của các DN thuộc nhóm này có biến động nhưng không lớn. VKD biến động tăng nhiều nhất ở năm 2016 với giá trị tăng là 34 tỷ đồng, biến động giảm ở năm 2017 với mức giảm là 7 tỷ đồng. Xét về mặt giá trị thì sự biến động này không đáng kể, nhưng xét về tốc độ biến động thì nhóm DN này có tốc độ biến động tăng nhanh thứ hai sau nhóm DN có vốn từ 500 – 1.000 tỷ đồng. Từ việc phân tích trên có thể nhận thấy rằng, giai đoạn 2013 – 2017, sự biến động về quy mô VKD của nhóm DN có vốn trên 1.000 tỷ đồng thuận chiều với sự biện động VKD bình quân, nhóm DN có vốn từ 500 – 1.000 tỷ đồng và nhóm DN có vốn dưới 500 tỷ đồng biến động ngược chiều với sự biến động VKD bình quân. Sở dĩ như vậy là do, những DN có vốn trên 1.000 tỷ đồng như Tập đoàn xăng dầu, công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam, công ty Hóa dầu, công ty xăng dầu B12 là những DN đứng trong tốp đầu về xuất, nhập khẩu xăng dầu, phân phối xăng, dầu trên cả nước, với thời gian hoạt động lâu dài, có tiềm lực tài chính lớn mạnh. Sự ảnh hưởng của các DN thuộc nhóm này tới trung bình ngành là rất lớn. Bên cạnh sự thay đổi về quy mô VKD, trong những năm qua VKD của các DN kinh doanh xăng, dầu miền Bắc có sự biến động nhẹ cả về kết cấu. Sự biến động về kết cấu VKD được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.9. Kết cấu VKD của các DN kinh doanh xăng, dầu miền Bắc Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 TSNH 64,56% 66,23% 65,31% 63,18% 63,02% TSDH 35,44% 33,77% 34,69% 36,82% 36,98% Tổng TS 100% 100% 100% 100% 100% Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các DN thuộc mẫu khảo sát và tính toán của tác giả Căn cứ vào số liệu trên, thấy rằng vốn đầu tư vào TSDH trong giai đoạn 2013 – 2017 có xu hướng tăng lên, trong khi đó vốn đầu tư vào TSNH có sự biến động tăng, giảm theo sự biến động tăng, giảm của VKD chung. Qua bảng 2.9 cho thấy, kết cấu VKD của các DN kinh doanh xăng, dầu miền Bắc có sự biến động nhẹ. Trong giai đoạn 2013 – 2017, vốn đầu tư vào TSNH chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng VKD, chiếm mức thấp nhất là 63% ở năm 2016, đang có xu hướng biến động giảm dần ở những năm 2016, 2017, thay vào đó là sự biến động tăng vốn đầu tư cho TSDH. Nhìn chung, với sự biến động của nền kinh tế nói chung, sự biến động giá dầu thế giới và giá bán xăng dầu trong nước thời gian qua đã tác động phần nào tới sự biến động về quy mô VKD của các DN. Để biết sự biến động về VKD của các DN này trong thời gian qua là tốt hay không tốt cần kết hợp với kết quả kinh doanh của các DN đạt được. Từ đó, thông qua các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VKD để đánh giá. 2.2.2.2. Thực trạng nguồn VKD của các DN kinh doanh xăng, dầu miền Bắc Để nghiên cứu thực trạng nguồn VKD của các DN kinh doanh xăng dầu miền Bắc, thông qua số liệu trên BCTC của các DN, tác giả nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn thông qua hai chỉ tiêu hệ số nợ và hệ số VCSH. Từ đó thấy được mức độ sử dụng nợ, mức độ tự chủ về tài chính và sự phụ thuộc về tài chính của các DN trong thời gian vừa qua. Bảng 2.10: Hệ số nợ và hệ số VCSH trung bình của các DN kinh doanh xăng dầu... Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Hệ số nợ 0,72 0,71 0,73 0,68 0,58 Hệ số VCSH 0,27 0,29 0,27 0,32 0,42 Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các DN thuộc mẫu khảo sát và tính toán của tác giả Qua số liệu bảng 2.10 cho thấy, mức độ sử dụng nợ của các DN giai đoạn 2013 – 2017 là rất cao. Hệ số nợ trung bình dao động từ 58% - 73% và đang có xu hướng giảm dần. Cụ thể, năm 2013 hệ số nợ là 72%, đến năm 2017 giảm còn 58%. Điều đó, cho thấy mức độ sử dụng nợ của các DN có xu hướng giảm, sự phụ thuộc về tài chính của các DN cũng giảm. Thay vào đó là sự tăng lên của hệ số VCSH. Năm 2013, hệ số VCSH trung bình ở mức thấp là 27%, đến năm 2017 tăng lên 42%. Cho thấy, các DN đang dần tự chủ về tài chính hơn. Qua hệ số nợ và hệ số VCSH trung bình, cho thấy tình hình tài chính của các DN dần được cải thiện. Tuy nhiên, xét từng nhóm DN theo quy mô vốn cho thấy, các DN đang sử dụng nợ khác nhau, thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.11: Hệ số nợ của các nhóm DN kinh doanh xăng. dầu miền Bắc Doanh nghiệp Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Trên 1.000 tỷ đồng 72,86% 71., 2% 73,91% 68,37% 57,86% Từ 500 – 1.000 tỷ đồng 59,52% 61,29% 64,77% 67,38% 58,28% Dưới 500 tỷ đồng 61,61% 61,75% 65,74% 67,51% 60,40% Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các DN thuộc mẫu khảo sát và tính toán của tác giả Kết quả trên bảng 2.11 cho thấy giai đoạn năm 2013 – 2017, các DN kinh doanh xăng, dầu miền Bắc nói chung đều đang sử dụng nhiều nợ vay để hình thành VKD, đặc biệt là nhóm DN có vốn trên 1.000 tỷ đồng có hệ số nợ cao nhất trong ba nhóm. Cụ thể: Nhóm DN có vốn trên 1.000 tỷ đồng, có hệ số nợ ở mức cao, đang có xu hướng giảm. Hệ số nợ cao nhất ở năm 2015 là 73,91%, đến năm 2017 giảm còn 57,86%. Điều này cho thấy, tình hình tài chính của các DN thuộc nhóm này có cải thiện hơn, nếu năm 2014 các DN đang bị phụ thuộc lớn về mặt tài chính thì đến năm 2017 sự phụ thuộc này được giảm bớt, thay vào đó là sự độc lập về tài chính được tăng lên. Đây là dấu hiệu tốt trong chính sách tài trợ, huy động vốn của các DN nhóm này. Xu hướng giảm về hệ số nợ của các DN cho thấy, áp lực tài chính của các DN đã giảm. Tiêu biểu là Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, công ty TNHH Hải Linh, công ty TNHH Hóa chất petrolimex. Tuy nhiên, bên cạnh những DN có hệ số nợ có xu hướng giảm, vẫn còn những DN hệ số nợ có xu hướng tăng, khiến cho tình hình tài chính của DN bị phụ thuộc ngày càng nhiều như công ty xăng dầu B12, năm 2012 hệ số nợ là 68%, đến năm 2016 hệ số nợ tăng lên là 71%. Nhóm DN có vốn từ 500 – 1.000 tỷ đồng, hệ số nợ có sự biến động nhưng không lớn và có xu hướng tăng lên nhanh từ năm 2013 đến năm 2016. Cụ thể, năm 2013 hệ số nợ là 59,52%, đến năm 2016 tăng lên mức 67,38%. Sự tăng lên này cho thấy dấu hiệu không an toàn về tài chính. Nhưng đến năm 2017, hệ số nợ không tăng mà có sự giảm xuống mức 58,28%, trở về mức hệ số nợ năm 2013. Điều này cho thấy, tình trạng tài chính của các DN đã được kiểm soát và trở về trạng thái an toàn hơn dần được cải thiện. Điển hình cho tình trạng này là công ty xăng dầu khu vực 1, CTCP vật tư TKV, CTCP vật tư xăng dầu Hải Dương, DN tư nhân Nam Phương có hệ số nợ năm 2017 giảm so với năm 2016 là hơn 10%. Nhóm DN có vốn dưới 500 tỷ, có hệ số nợ ở mức trung bình, dao động ở mức thấp nhất là 50,4% năm 2017, mức cao nhất là 67,51% năm 2016. Hệ số nợ có sự biến động tăng từ năm 2013 đến năm 2016, tăng mạnh nhất là công ty xăng dầu Quốc tế miền Bắc, năm 2013 hệ số nợ là 57%, đến cuối năm 2017 là 83%. Với tốc độ tăng nhanh như vậy, có thể thấy Công ty này đang mất an toàn về tài chính. Các DN khác thì có biến động theo chiều hướng ngược lại, tiêu biểu như công ty xăng dầu Hà Sơn Bình năm 2013 hệ số nợ là 75%, đến năm 2017 giảm còn 62%. Với biến động giảm hệ số nợ, cho thấy Công ty đang dần cải thiện hơn về tài chính. Trong ba nhóm DN, thấy rằng nhóm có vốn dưới 500 tỷ đồng có mức độ sử dụng nợ ổn định nhất. Nhìn chung, từ năm 2013 – 2017, cơ cấu nguồn VKD của các DN kinh doanh xăng, dầu chủ yếu là Nợ phải trả cao, cho thấy các DN đang sử dụng đòn bẩy tài chính trong kinh doanh ở mức tương đối cao. Về lý thuyết, việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong kinh doanh giúp DN gia tăng được ROE nếu doanh thu và lợi nhuận là ổn định. Trong trường hợp, các DN có doanh thu và lợi nhuận không ổn định, việc sử dụng đòn bẩy tài chính không những không mang lại lợi ích cho DN còn gặp phải rủi ro tài chính ngày càng lớn. Vì vậy, với hệ số nợ của các DN còn ở mức cao, các DN cần thận trọng trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong kinh doanh. Để đánh giá chính xác việc các DN sử dụng nợ nhiều trong cơ cấu nguồn VKD mang lại lợi ích nhiều hơn hay rủi ro nhiều hơn, cần đánh giá qua các chỉ tiêu ROE mà DN đã đạt được trong thời gian qua. 2.2.3. Thực trạng quản trị VKD tại các DN kinh doanh xăng, dầu miền Bắc. Nghiên cứu thực trạng quản trị VKD, tác giả nghiên cứu chủ yếu thực trạng quản trị VLĐ và thực trạng quản trị VCĐ. 2.2.3.1. Thực trạng quản trị VLĐ tại các DN kinh doanh xăng, dầu miền Bắc Qua nghiên cứu cho thấy, VLĐ các DN kinh doanh xăng, dầu miền Bắc chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng VKD. Hiệu quả sử dụng VLĐ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của DN. Hiệu quả sử dụng VLĐ cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào công tác quản trị VLĐ. Do vậy, trong hoạt động quản trị tài chính, quản trị VLĐ rất quan trọng, được ưu tiên hàng đầu. Nghiên cứu thực trạng quản trị VLĐ tại các DN kinh doanh xăng, dầu miền Bắc, tác giả đi sâu nghiên cứu và đánh giá về các nội dụng sau: + Thực trạng công tác xác định nhu cầu VLĐ; + Thực trạng về nguồn tài trợ VLĐ; + Thực trạng quản trị VLĐ, trong đó tập trung nghiên cứu thực trạng quản trị vốn bằng tiền, quản trị các khoản phải thu, quản trị vốn hàng tồn kho. a. Thực trạng công tác xác định nhu cầu VLĐ Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xăng, dầu với cơ cấu VLĐ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng VKD, do vậy công tác quản trị VLĐ là nhiệm vụ quan trọng và được ưu tiên hàng đầu của nhà quản trị tài chính trong các DN này. Trong đó, việc xác định nhu cầu VLĐ là một trọng tâm của công tác quản trị VLĐ. Theo kết quả khảo sát có trên 88,77 % DN thực hiện xác định nhu cầu VLĐ cho năm kế hoạch và sử dụng phương pháp trực tiếp để xác định nhu cầu VLĐ. Việc xác định nhu cầu VLĐ của các DN này được thực hiện thông qua việc xác định nhu cầu vốn thành phẩm trong kho, nhu cầu vốn về nợ phải thu và nhu cầu vốn về nợ phải trả nhà cung cấp. Các DN xác định nhu cầu vốn thành phẩm trong kho dựa vào kế hoạch dự trữ xăng dầu phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Xác định nhu cầu vốn về nợ phải thu, các DN căn cứ vào thời hạn bán chịu cho các đối tượng khách hàng và số tiền cho khách hàng chịu, từ đó cân đối tính toán nhu cầu vốn về nợ phải thu. Xác định nhu cầu vốn về nợ phải trả nhà cung cấp, căn cứ vào thời gian nhà cung cấp cho phép DN chịu và tổng giá trị đơn hàng mua chịu của DN. Sau đó, tổng hợp thành nhu cầu VLĐ chung bằng công thức sau: Nhu cầu VLĐ = nhu cầu vốn thành phẩm + nhu cầu vốn về nợ phải thu – nhu cầu vốn về nợ phải trả. Theo tác giả, với việc xác định nhu cầu VLĐ theo phương pháp trực tiếp về mặt lý thuyết phản ánh tương đối sát với nhu cầu vốn của DN. Tuy nhiên, kinh doanh trong lĩnh vực xăng, dầu là kinh doanh hàng hóa đặc biệt, giá xăng dầu chịu sự điều tiết của chính phủ và giá thường xuyên thay đổi. Điều này, làm cho việc dự báo tổng doanh số bán chịu cho khách hàng và tổng doanh số mua chịu của nhà cung cấp có thể không sát với thực tế nếu như trình độ dự báo của DN còn hạn chế; khiến nhu cầu VLĐ dự báo cho kỳ kế hoạch có mức độ chính xác không cao. Vì vậy, việc xác định nhu cầu VLĐ đòi hỏi người làm công việc dự báo nhu cầu VLĐ phải có trình độ, kinh nghiệm và có khả năng đánh giá phân tích tốt. b. Thực trạng về nguồn tài trợ VLĐ Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mỗi DN có thể lựa chọn một chính sách tài trợ VLĐ hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế của mình. Thông thường, các DN sử dụng kết hợp nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn theo một tỷ lệ nhất định nhằm đảm bảo khi tài trợ cho VLĐ, không bị rơi vào tình trạng mất cân bằng tài chính. Để đánh giá chính sách tài trợ VLĐ của các DN kinh doanh xăng, dầu miền Bắc đang thực hiện có đảm bảo được cân bằng tài chính và xu hướng thay đổi chính sách tài trợ VLĐ theo chiều hướng tốt hay xấu, tác giả sử dụng chỉ tiêu nguồn VLĐ thường xuyên – NWC (Net working capital ) để nghiên cứu trong giai đoạn 2013 – 2017. Qua chính sách tài trợ VLĐ đánh giá khái quát mức độ rủi ro trong thanh toán nợ của DN. NWC được tính theo công thức sau: NWC = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn Dựa theo công thức, tính NWC trung bình của các nhóm DN kinh doanh xăng dầu miền Bắc có bảng sau: Bảng 2.12: NWC trung bình của các nhóm DN kinh doanh xăng, dầu miền Bắc Doanh nghiệp Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Trên 1.000 tỷ đồng 15.424 201.154 -487.931 -58.515 1.252.078 Từ 500 - 1.000 tỷ đồng 94.337 94.064 81.015 69.371 76.476 Dưới 500 tỷ 34.612 35.216 28.740 30.957 27.455 Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các DN thuộc mẫu khảo sát và tính toán của tác giả Số liệu trên bảng cho thấy, các DN thuộc nhóm có vốn dưới 500 tỷ đồng và nhóm DN có vốn từ 500 – 1.000 tỷ đồng đều có NWC dương trong suốt giai đoạn. Điều này cho thấy, các DN thuộc hai nhóm này có chính sách tài trợ VLĐ lành mạnh, các DN đã sử dụng mô hình tài trợ: dùng toàn bộ nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn, sử dụng một phần nguồn vốn dài hạn tài trợ cho một phần tài sản ngắn hạn. Với việc, sử dụng chính sách tài trợ VLĐ này trong một thời gian dài đã giúp cho các DN đạt được cân bằng tài chính, mức độ an toàn tài chính cao hơn, giúp khả năng thanh toán ngắn hạn được đảm bảo hơn. Xem xét NWC của các DN thuộc nhóm có vốn trên 1.000 tỷ đồngcho thấy, NWC của các DN không ổn định, năm 2013, 2014 có NWC dương, năm 2015, năm 2016 có NWC âm, năm 2017 có NWC dương. Điều này cho thấy, chính sách tài trợ VLĐ của các DN đang thực hiện giai đoạn 2013 – 2017 chưa ổn định. Sự không ổn định về chính sách tài trợ VLĐ có thể gây ra những rủi ro về tài chính, mất cân bằng tài chính năm 2015, 2016 sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh. Điển hình về chính sách tài trợ VLĐ chưa lành mạnh, chưa ổn định trong giai đoạn này là Tập đoàn xăng dầu Việt Nam và công ty Xăng dầu B12, là hai DN có NWC âm liên tiếp trong 4 năm, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam có NWC âm liên tiếp từ năm 2013 đến năm 2016, sang năm 2017 có NWC dương; công ty xăng dầu B12 có NWC âm liên tiếp từ năm 2014 đến năm 2017. Xem xét chi tiết cho từng nhóm DN. Nhóm DN có vốn trên 1.000 tỷ, năm 2013, NWC trung bình có giá trị dương. Cho thấy, năm 2013 các DN đã dùng toàn bộ nguồn nợ ngắn hạn để tài trợ cho TSNH và một phần TSNH được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn. Tuy nhiên, theo thống kê trong mẫu nghiên cứu, năm 2013 có 4/5 DN ( chiếm 80%) có NWC dương, có 1/5 DN (chiếm 20%) có NWC có giá trị âm. DN có NWC âm là Tập đoàn xăng dầu Việt Nam. Đây là DN đứng trong tốp đầu trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, chuyên phân phối xăng dầu, DN có giá trị âm lớn có mức giá trị là âm trên 1,1 nghìn tỷ đồng, đã ảnh hưởng lớn tới NWC trung bình, làm NWC trung bình của nhóm thấp nhất trong ba nhóm, đạt 15 tỷ đồng. Năm 2014, chính sách tài trợ VLĐ được duy trì, mức độ an toàn về tài chính cao hơn năm 2013. Bởi lẽ, NWC trung bình của nhóm là dương và đạt mức cao nhất trong ba nhóm với giá trị là 201 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2014, số lượng DN có NWC dương giảm còn 3/5 DN (chiếm 60%), DN có NWC âm tăng lên thành 2/5 DN (chiếm 40%). Điều này cho thấy, quá trình thực hiện chính sách tài trợ VLĐ trong 2 DN thuộc nhóm này là Tập đoàn xăng dầu Việt Nam và công ty xăng, dầu B12 còn nhiều hạn. Hạn chế trong chính sách tài trợ VLĐ của hai DN này bộc lộ rõ hơn trong hai năm tiếp theo năm 2015, năm 2016. Đây là nguyên nhân khiến NWC trung bình của nhóm DN này có giá trị âm ở hai năm 2015, 2016, mặc dù, có 3/5 DN có NWC duy trì ở mức dương. Hạn chế trong chính sách tài trợ VLĐ ở các DN trong nhóm được khắc phục ở năm 2017. Biểu hiện rõ nhất là số lượng DN có NWC âm chỉ còn 1 DN, đó là công ty xăng dầu B12; số lượng DN có NWC dương tăng lên 4/5 DN (chiếm 80%). Điều này đã làm NWC trung bình của nhóm DN có vốn trên 1.000 tăng lên đạt mức cao nhất trong suốt giai đoạn và cao nhất trong các nhóm với giá trị NWC trung bình là trên 1,2 nghìn tỷ đồng. Qua phân tích trên cho thấy, sự thay đổi trong chính sách tài trợ VLĐ của những DN có thị phần lớn ảnh hưởng lớn tới sự biến động của NWC bình quân. Xét nhóm DN có vốn dưới 500 tỷ đồng và nhóm DN có vốn từ 500 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng, cho thấy các DN thuộc hai nhóm này trong suốt giai đoạn nghiên cứu, chính sách tài trợ VLĐ mà các DN áp dụng luôn được duy trì, NWC trung bình của các DN thuộc hai nhóm này đều có giá trị dương. Nghĩa là, các DN luôn có TSNH lớn hơn nợ ngắn hạn. Điều này, cho thấy, sự an toàn về tài chính luôn được đảm bảo, sự cân bằng về tài chính được duy trì ổn định. Tuy nhiên, xét về độ lớn của NWC, cho thấy các DN có vốn từ 500 đến 1.000 tỷ đồng thường có NWC trung bình cao hơn các DN có vốn dưới 500 tỷ đồng. Nhìn chung, độ lớn của NWC của các DN thuộc hai nhóm này có sự biến động nhưng không lớn, luôn đảm bảo được NWC dương. Qua phân tích chỉ tiêu NWC của các DN trong mẫu nghiên cứu, cho thấy đa số các DN kinh doanh xăng dầu miền Bắc đều theo đuổi chính sách tài trợ VLĐ theo mô hình tài trợ thứ nhất. Nghĩa là, sử dụng toàn bộ nguồn nợ ngắn hạn để tài trợ cho TSNH và một phần TSNH được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn. Theo đuổi chính sách này, giúp các DN tránh được những rủi ro tài chính, mức độ an toàn về tài chính được đảm bảo hơn. c. Thực trạng quản trị vốn bằng tiền Vốn bằng tiền là một bộ phận quan trọng thuộc VLĐ và có khả năng thanh khoản cao nhất. Mặt khác, vốn bằng tiền còn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thanh toán của các DN. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các DN kinh doanh xăng, dầu luôn phát sinh nhu cầu chi tiêu cần thiết bằng tiền như thanh toán đơn hàng, thanh toán tín dụng, ...để đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi tiêu hàng ngày, các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_giai_phap_chu_yeu_nham_tang_cuong_quan_tri_von_kinh.doc
Tài liệu liên quan