Luận án Hội nhập kinh tế quốc tế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia

Từ năm 1996 Campuchia đã tham gia vào một số cuộc họp cấp cao của ASEAN như SEOM và AEM. Sau đó, Chính phủ Campuchia cũng đã lập ra 6 uỷ ban hợp tác chuyên ngành của ASEAN nhằm mục đích để điều phối hoạt động với 6 uỷ ban hợp tác chuyên ngành trong ASEAN bao gồm: các hợp tác khoa học - kỹ thuật, môi trường, văn hoá - thông tin, phát triển xã hội, phòng chống ma tuý, vấn đề công chức trong bộ máy hành chính và du lịch.

Dể tập hợp ý kiến của các bộ liên quan đến xây dựng danh sách miễn thuế theo chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT), chính phủ đã lập ra bộ phận AFTA vào năm 1996 và đã đưa vào việc cắt giảm 3149 mặt hàng vào năm 1998, với số thuế giảm lên đến 47% tổng mức thuế.

 

doc187 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1891 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hội nhập kinh tế quốc tế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Campuchia. Luật về Phòng Thương mại (1995): Bên cạnh việc thành lập Phòng Thương mại tại Phnômpenh, Luật này quy định Phhòng Thương mại có trách nhiệm giải quyết tranh chấp thương mại. Tuy nhiên cho đến nay vai trò này vấn chưa được phát huy. Luật Kiểm soát Chất lượng hàng hoá và dịch vụ: Luật đem lại sự minh bạch rõ ràng cho những biện pháp gây ảnh hưởng tới thương mại thuộc loại hàng rào phi thuế. Kiến nghị các chính sách khả thi Theo Kato đề xuất, Chính phủ nên thực hiện ba chính sách nhằm giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của quốc gia. Thứ nhất là tăng chi cho giáo dục, y tế, cho phát triển nông nghiệp và nông thôn và giảm chi cho quốc phòng. Thứ hai là Chính phủ nên cải thiện khuôn khổ thể chế và hệ thống pháp lý. Kato cho rằng Chính phủ nên tập trung vào việc “phát triển nguồn nhân lực, cải cách cơ chế ưu đãi và giảm thiểu các áp lực về chính trị và kinh doanh” (Kato, T. ,2001). Thứ ba, Chính phủ nên cải thiện các kênh thông tin liên lạc giữa các cơ quan nhà nước và khu vực tư nhân nhằm tăng cường tính hiệu quả của việc thực thi chính sách. You Ay (Ay, Y., 2001) cũng đưa ra những đề xuất chính sách khác đối với Chính phủ để có thể tăng cường khả năng cạnh tranh của Campuchia. Ay nhận xét rằng giảm thuế quan có thể giúp kiểm soát tình trạng buôn lậu và làm cho Campuchia có khả năng cạnh tranh so với các nước láng going như Việt Nam và Thái Lan. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng giảm thuế cần phải được thực hiện có sự phối hợp với các chính sách ngân sách, điều chỉnh cơ cấu và với hệ thống kinh tế. Ngoài ra, do Campuchia có lợi thế cạnh tranh trong ngành nông nghiệp nên ông đặc biệt kến nghị Chính phủ nên phân bổ nguồn lực cho ngành lúa gạo và ngành cao su để tăng cường và duy trì khả năng cạnh tranh cho những ngành này. Sau đây là những đề xuất dựa trên việc phân tích mô hình Porter: Tăng chi công cộng cho cơ sở hạ tầng vật chất và thể chế, đặc biệt là ở vùng nông thôn Tăng cường nỗ lực thành lập các trung tâm đào tạo về kỹ năng quản lý Cải thiện hệ thống thông tin Tự do hoá khuôn khổ thể chế thúc đẩy cạnh tranh Khuyến khích các ngành công nghiệp hỗ trợ và bổ trợ. Khái quát về khả năng hợp tác kinh tế giữa các nước Đông Dương Trao đổi thương mại một số hàng hoá nhất định Các dịch vụ du lịch. 2.2.2. Quá trình gia nhập WTO của Campuchia và những tác động của nó Đàm phán lần thứ I Từ năm 1996 Campuchia đã tham gia vào một số cuộc họp cấp cao của ASEAN như SEOM và AEM. Sau đó, Chính phủ Campuchia cũng đã lập ra 6 uỷ ban hợp tác chuyên ngành của ASEAN nhằm mục đích để điều phối hoạt động với 6 uỷ ban hợp tác chuyên ngành trong ASEAN bao gồm: các hợp tác khoa học - kỹ thuật, môi trường, văn hoá - thông tin, phát triển xã hội, phòng chống ma tuý, vấn đề công chức trong bộ máy hành chính và du lịch. Dể tập hợp ý kiến của các bộ liên quan đến xây dựng danh sách miễn thuế theo chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT), chính phủ đã lập ra bộ phận AFTA vào năm 1996 và đã đưa vào việc cắt giảm 3149 mặt hàng vào năm 1998, với số thuế giảm lên đến 47% tổng mức thuế. * Về mặt pháp lý Để được tham gia vào quá trình hợp tác kinh tế với khu vực và thế giới một cách có lợi nhất, phù hợp nhất, chính phủ Campuchia đã cam kết cải thiện hệ thống pháp luật đặc biệt là luật kinh tế thương mại. Chẳng hạn như Chính phủ đã sửa đổi luật thuế, luật đầu tư, luật bảo hiểm, luật ngân hàng. Dựa trên cơ sở của Pháp, để phù hợp với hệ thống pháp luật của các nước ASEAN vốn dựa trên cơ sở Anglo - Saxon. * Về cải cách hệ thống hành chính Cải cách hệ thống hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền: Để đảm bảo cho việc tái ổn định nền kinh tế, nhiệm vụ không kém phần quan trọng phải tiến hành cải cách hành chính, tinh giản bộ máy, giảm bớt lực lượng vũ trang thường trực, xây dựng Nhà nước pháp quyền, chống tham nhũng. Điều này được thể hiện trong quan điểm của Đảng CPP, Đảng chủ chốt trong Chính phủ liên minh "Tập trung lực lượng đẩy mạnh tiến trình cải cách cả trên 4 lĩnh vực; quan tâm thực hiện có hiệu quả cao các biện pháp mà Chính phủ đã đề ra trong tiến trình cải cách. Đồng thời phải cố gắng củng cố năng lực của Chính phủ có liên quan đến việc thực hiện và quản lý theo hình thức tăng quyền hạn các cấp và phi tập trung hoá, bảo đảm sự minh bạch trong hệ thống hành chính công cộng, bảo đảm hoạt động tư pháp và chống tham nhũng; năng lực của chính phủ được thể hiện bằng kết quả trong tiến trình cải cách, là nhân tố then chốt để bảo đảm thắng lợi cho tiến trình cải cách. Đàm phán lần thứ II Nhằm nâng cao tinh thần và hợp tác chặt chẽ giữa các bộ có liên quan với các nhóm chuyên gia UNCTAD vụ quan hệ đã đạt được những tài liệu cơ bản để cuộc họp nhóm làm việc và cuộc họp giữa hai bên về việc xin gia nhập Campuchia vào WTO sẽ tổ chức vào ngày 6-17 tháng 2 năm 2002 tại Genava - Thuỵ Sĩ. Tài liệu khoản 107 câu hỏi và trả lời về chính sách kinh tế đối ngoại. Thuế quan và các dịch vụ khác. Tài liệu về kế hoạch thực hiện luật quốc gia và kế hoạch hoạt động về môi trường theo tiêu chuẩn quyền sở hữu và đánh thuế quan. Tài liệu về chính trị bảo vệ nông nghiệp Tài liệu bản điều chính quyền sở hữu Quá trình đàm phán song phương Campuchia đã đàm phán song phương với thành viên WTO gồm 6 nước: Mỹ, Canada, EU, úc, Nhật Bản và ấn Độ, sự đàm phán chủ yếu để giảm thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ và chính sách bảo vệ ngành nông nghiệp, thành viên WTO hoan nghênh sự cố gắng của Campuchia trong việc đưa ra dự án trên để đàm phán đa phương và song phương nhằm sớm đưa Campuchia trở thành thành viên WTO trong thời gian nhất định. Những thành viên WTO yêu cầu Campuchia sửa đổi luật thuế quan vì thành viên WTO hiểu rằng Campuchia đánh thuế quá cao các mặt hàng từ 50% 60% 70% 100%. Họ yêu cầu Campuchia giảm thuế quan trong thời gian 10 năm. Mặc dù một số mặt hàng khác không thể giảm trong thời gian đó được như mặt hàng nông nghiệp. Những thành viên WTO yêu cầu sửa đổi một số dự án thuế quan từ 15% đến 30%. Các dịch vụ khác Campuchia yêu cầu sửa đổi một số ngành dịch vụ chính và phụ trong các ngành dịch vụ dự phòng đã cam kết thời gian vưà qua. Hơn nữa Campuchia đã mở cửa thị trường tự do đối với 6 ngành như: Đầu tư, viễn thông, xây dựng, tài chính, du lịch và dịch vụ đường bộ. Trong đó có 37 dịch vụ dự phòng. Dự án thông qua luật quốc gia Các thành viên WTO còn yêu cầu Campuchia thực hiện một số luật khác như: thuế quan, luật hôn nhân và gia đình, luật hình sự và một số luật khác. Đàm phán thứ III Thành viên WTO yêu cầu Campuchia sửa chữa luật doanh nghiệp và thêm điều lệ quan trọng về nhãn hiệu thương mại quốc hội vừa ký kết thông qua để thức hiện kiểm tra luật song phương đã đồng ý về quyền sở hữu của WTO. Từ ngày 09 - 15 tháng 11 năm 2002, Quốc hội khoá III yêu cầu các thành viên đoàn đàm phán phối hợp với các bộ và các chuyên gia của WTO sửa đổi và hoàn chỉnh các văn kiện theo yêu cầu của WTO. Kết quả đã trình cho ban thư ký của WTO các tài liệu sau: Tài liệu khoảng 89 câu hỏi và câu trả lời về kinh tế đối ngoại Campuchia. Sửa đổi luật thuế hải quan và các dịch vụ khác. Sửa đổi kế hoạch để thực hiện luật quốc gia theo yêu cầu WTO. Kế hoạch thực hiện hoạt động về hạn chế kỹ thuật thương mại, quyền hải quan và tài liệu trình bày về mở rộng thực hiện giá trị gia tăng. Sửa đổi chính trị, công nghiệp hoá. Sửa đổi bảng luật về quyền sở hữu và thêm luật thương mại. Một số tài liệu về bảng điều chỉnh quyền sở hữu để đăng ký vào dấu thương mại, đăng ký hàng hoá thuốc men và thuốc trừ sâu. Một số tài liệu xuất nhập khẩu hàng hoá thuốc men và thuốc trừ sâu. Campuchia đã đàm phán song phương với thành viên WTO gồm 6 nước: Mỹ, Canada, Cộng đồng Châu Âu, úc, Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan về sự giảm thuế hải quan và mở cửa thị trường tự do. Hơn nữa, WTO yêu cầu Campuchia giảm thuế quan và đẩy nhanh tiến độ thực hiện: Sự thoả hiệp về công nghệ thông tin. Sự thoả hiệp về nguyên liệu dệt. Sự cân đối về hóa chất. Tất cả sự thoả hiệp đó làm cho nước ký kết giảm thuế quan đến 0 trong thời gian nhất định, hơn nữa thành viên WTO yêu cầu Campuchia cần thực hiện luật pháp liên quan đến sự thoả hiệp của WTO càng sớm càng tốt. Thành viên WTO yêu cầu Campuchia mở rộng thị trường tự do hoá các ngành dịch vụ về ngành khác như: đầu tư nước ngoài, ngành viễn thông, tài chính, y tế, du lịch, đào tạo môi trường và đường biển. Thành viên WTO đã đồng ý với nhau và yêu cầu bộ phận hành chính WTO soạn thảo văn kiện tóm tắt về quá trình đàm phán và sớm cho phép Campuchia gia nhập WTO trình lên Tổng thư ký WTO quyết định. Sau khi họp thượng đỉnh Campuchia đã được gia nhập WTO vào ngày 11 tháng 9 năm 2003 tại Mexico do sự giúp đỡ nhiệt tình của thành viên WTO và Quốc hội cấp cao. Tại cuộc họp của các bộ trưởng thành viên WTO tổ chức ở Cancun (Mexico), Campuchia đã được chấp thuận làm thành viên của tổ chức này. Tuy nhiên, theo cơ quan phát triển Oxfam, Campuchia đã phải nhượng bộ ở mức vượt quá những gì mà các nước kém phát triển nhất thế giới có thể cam kết. Oxfam khẳng đinh, chính các thành viên hiện nay của WTO đã gây sức ép buộc Campuchia phải tiến hành những nhượng bộ này. Bộ trưởng thương mại Campuchia Cham Prasidh cho biết, Campuchia đã phải trả giá đắt cho công cuộc hoà hợp dân tộc và giờ đây tiếp tục phải trả giá cho việc gia nhập WTO. Campuchia đã phải đồng ý giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm nông nghiệp xuống thấp hơn nhiều so với mức thuế nhập khẩu tối đa mà EU hay Mỹ áp dụng. Campuchia cũng phải tiến hành các biện pháp bảo hộ bằng sáng chế đối với các mặt hàng dược phẩm sớm hơn các nước kém phát triển khác. Tuy nhiên, ông Prasidh khẳng định, những cam kết không vượt quá tầm với của Campuchia và Campuchia chấp nhận những thách thức này vì nhận thấy lợi ích thật sự của việc gia nhập hệ thống thương mại toàn cầu. Quốc hội Campuchia cũng phải phê chuẩn các hiệp định gia nhập của mình và có thể có được tư cách thành viên vào năm 2004. Như vậy Campuchia cùng với Nepal là 2 nước kém phát triển nhất đầu tiên trên thế giới gia nhập WTO kể từ khi tổ chức này được thành lập vào năm 1995. [Theo TTXVN] 2.2.3. Những điều chỉnh cơ chế, chính sách, luật pháp của Campuchia trong quá trình gia nhập WTO 1. Mối quan hệ chính sách của chiến lược hình chữ nhật Thư nhất, Chiến lược chữ nhật ngay từ bước đầu đảm bảo tính liên tục và sức mạnh xa hơn nữa về những thành tựu đã đạt được tại Quốc hội lập pháp lần thứ hai thông qua việc thực hiện Chiến lược tam giác. Chiến lược chữ nhật lựa chọn các yếu tố quan trọng từ các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, chương trình phát triển kinh tế xã hội của Campuchia 2001-2005 (Cambodia Socio-Economic Development Program – SEDP2), Chiến lược giảm bớt đói nghèo trong nước của Campuchia 2003-2005 (Cambodia National Poverty Reduction Strategy - NPRS), và các chính sách khác nhau, chiến lược, kế hoạch và các chương trình cảI cách quan trọng khác, tất cả những điều này đã thông qua đàm phán rộng rãI với các Quốc hội quản trị trong nước và quốc tế - bao gồm các bộ và cơ quan của Chính phủ, các đại diện của xã hội dân sự và cộng đồng hỗ trợ, với một mục đích nâng cao và xây dựng khả năng của các cơ quan công luận, đẩy mạnh sự lãnh đạo tốt, và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kinh tế quốc gia để giúp đỡ thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm cho tất cả người dân, bảo đảm về công bằng xã hội, nâng cao hiệu quả của bộ phận công luận và bảo vệ nguồn tàI nguyên thiên nhiên của quốc gia và di sản văn hóa. Tất cả những điều này chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển vững mạnh và giảm bớt đói nghèo. Thứ hai, các yếu tố quan trọng của Chiến lược chữ nhật được thiết lập khi sáng lập chính sách kinh tế của Chính phủ Hoàng gia đối với Quốc hội lập pháp mới, và được phản ánh đầy đủ trong “diễn đàn chính sách của Chính phủ Hoàng gia tại Quốc hội lập pháp lần thứ ba ”. Thứ ba, diễn đàn chính sách của chính phủ Hoàng gia tại Quốc hội lập pháp lần thứ ba đã được hoàn thành dựa trên sự nhất trí giữa hai đối tác liên minh trong Chính phủ Hoàng gia. Do đó, mỗi yếu tố chính của chính sách kinh tế của chương trình chính sách này đã được phản ánh lại, quan sát và tổ chức hợp lý lại trong Chiến lược tam giác bằng việc làm nổi bật và xen lẫn các phạm vi chính sách ưu tiên trong một dạng theo hệ thống và củng cố lẫn nhau. Như vậy, Chiến lược chữ nhật là sự thành công của Chiến lược tam giác của Chính phủ Hoàng gia tại Quốc hội lập pháp lần thứ hai, và do đó thiết lập các khía cạnh chủ yếu chiến lược phát triển của Chính phủ Hoàng gia Campuchia đối với Quốc hội lập pháp lần thứ ba. Theo hình học, Chiến lược tam giác chứng minh rõ ràng khả năng của nó chống lại các thách thức lớn và nghịch cảnh, không chịu khuất phục trong bất cứ hoàn cảnh nào. Hơn nữa, Chiến lược chữ nhật có thể được mô tả như là một cấu trúc tích hợp của các hình chữ nhật phối hợp nhịp nhàng và ổn định giống như một cáI bàn mạnh mẽ hay cáI ghế vững chắc đứng trên bốn chân. Quả thật, việc thực hiện thành công Chiến lược chữ nhật sẽ bảo đảm sự phát triển nhịp nhàng và vững mạnh của Campuchia. Nói một cách khác, Chiến lược chữ nhật thiết lập Chương trình nghị sự chính sách kinh tế của diễn đàn chính sách Chính phủ Hoàng gia tại Quốc hội lập pháp lần thứ ba. Sự nổi bật và tổ chức hợp lý lại chương trình phản ánh lại trong một gói các ưu tiên được lĩnh hội, hệ thống hóa, phối hợp, củng cố lẫn nhau là dễ hiểu và do đó phục vụ như một công cụ cốt yếu đối với Chính phủ Hoàng gia và sự phát triển của nó kết hợp thực hiện và quản lý Chương trình nghị sự chính sách kinh tế của quốc gia. Chiến lược chữ nhật nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm đầy đủ cho công nhân Campuchia, sự công bằng và công lý xã hội, và nâng cao hiệu quả bộ phận công luận thông qua việc thực hiện Kế hoạch hành động lãnh đạo và phán ánh lại kỹ lưỡng các quá trình này được phối hợp và thống nhất ở cả hai bên tất cả các cấp độ và bộ phận. Do đó, Chính phủ Hoàng gia tại Quốc hội lập pháp lần thứ ba sẽ là “Chính phủ của sự phát triển, việc làm, công bằng và hiệu quả”. Để đạt được sự lãnh đạo tốt, chính phủ Hoàng gia Campuchia sẽ thực hiện hiệu quả Kế hoạch hành động lãnh đạo bao gồm bốn vùng cắt chéo của cải cách: 1. Đấu tranh chống tham nhũng Điểm đẩy mạnh chính chiến lược của Chính phủ Hoàng gia Campuchia đấu tranh chống tham nhũng là đưa ra những hành động cụ thể tấn công vào nguồn gốc của tham nhũng. Việc thực hiện chiến lược phòng chống tham nhũng sẽ được hỗ trợ với công cụ và nguồn đầy đủ để bảo vệ và trừng trị thẳng tay các thành phần tham nhũng. Thi hành là điểm chủ yếu bởi vì luật pháp, quy định và quy tắc đạo đức không có khả năng đấu tranh chống tham nhũng một cách thành công. Quả thật, phải thật sự nỗ lực và có biện pháp để thi hành luật pháp hiệu quả nhất. Trong quá trình đấu tranh chống tham nhũng, chính phủ Hoàng gia Campuchia nếu sớm có thể sẽ đảm bảo thông qua luật phòng chống tham nhũng và tạo ra một bộ phận độc lập để đấu tranh chống tham nhũng. Chính phủ Hoàng gia cũng sẽ thúc đẩy hiệu quả, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong việc quản lý tài chính dân sự, đặc biệt thông qua củng cố tiến trình đánh giá và thu mua dân sự. Chính phủ Hoàng gia cũng sẽ thúc đẩy thi hành lãnh đạo đa chiều hay bắt chéo, đặc biệt trong kế hoạch hành động lãnh đạo đã được phát triển với sự tham gia mở rộng từ các bộ và cơ quan của Chính phủ, các đại diện của xã hội dân sự và đối tác phát triển. Hướng tới Quốc hội lập pháp lần thứ ba này, Chính phủ Hoàng gia Campuchia sẽ có các bộ và cơ quan Chính phủ có trách nhiệm rà soát và kiểm tra hợp đồng thương mại và thương lượng về tài nguyên thiên nhiên và tài sản quốc gia. 2. Cải cách xử án và pháp luật Chính phủ Hoàng gia Campuchia sẽ tôn trọng, thúc đẩy độc lập và trung lập hệ thống pháp luật đã được thỏa thuận trong hiến pháp và do đó sự độc lập của Hội đồng tòa án tối cao sẽ được nâng cao và bảo vệ mạnh mẽ. Chính phủ Hoàng gia sẽ xúc tiến các cải cách luật pháp và toà án và bảo đảm sự độc lập hệ thống xử án thông qua việc thực hiện các chính sách chủ chốt và các chiến lược được phát triển bởi Hội đồng cải cách luật pháp và toà án, hơn nữa còn nâng cao lòng tin cậy của quốc gia và cộng đồng quốc tế, và kết hợp chặt chẽ với sự phát triển các đối tác để đẩy mạnh quy tắc luật pháp, xúc tiến công bằng xã hội, giảm thiểu tham nhũng, loại trừ văn hóa không có trừng phạt, và đẩy mạnh văn hóa hòa bình và tính ưu việt của luật pháp. Chính phủ Hoàng gia sẽ chuẩn bị các chương trình hành động trước tiên và các dự án sẽ cải cách một cách đều đặn hệ thống xử án và luật pháp, theo sự hoàn tất và đệ trình lên Quốc hội bản phác thảo luật cơ bản như: hình tượng thẩm phán, Luật tổ chức toà án, bộ luật chống tội phạm, luật về các thủ tục tội phạm, Bộ luật dân sự, luật về các thủ tục dân sự, luật về tổ chức và chức năng của công chức viên, và luật về tổ chức và chức năng của các chấp hành viên ở tòa án. Các luật khác và các quy tắc cũng cần thiết để hoàn chỉnh cam kết, đặc biệt trong nội dung của ASEAN cũng như WTO. Quan trọng hơn, Chính phủ Hoàng gia sẽ thiết lập các tòa án đặc biệt khi cần, như Toà án Thương mại, Tòa án trẻ vị thành niên, Tòa án cho người lao động, và Tòa án hành chính. Hơn nữa, để lái được các xử án sẽ được giới thiệu đều đặn để nâng cao chất lượng và hiệu quả của dịch vụ luật pháp. Ưu tiên nâng cao khả năng và trách nhiệm của thẩm phán thông qua sự bắt tuân theo Hình tượng thẩm phán, kỷ luật được nâng cao thông qua sự bắt tuân theo việc kiểm soát bộ luật và tiếp tục huấn luyện. Chính phủ Hoàng gia sẽ thiết lập các thể chế cho việc huấn luyện nhân viên tòa án, chấp hành viên của tòa án và công chức viên và cảnh sát thi hành luật pháp. Hơn nữa, việc tham gia này cũng sẽ trực tiếp đến điều khoản của viện trợ pháp luật (bao gồm việc miễn phí dịch vụ chuyên nghiệp pháp luật) đối với người nghèo yêu cầu bảo vệ và hỗ trợ về pháp luật và xử án. Cuối cùng, Chính phủ Hoàng gia sẽ nâng cao các phương thức cho việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài hệ thống xử án, cụ thể trong việc giải quyết tranh cãi liên quan đến quyền sở hữu đất chưa được đăng ký. 3. Cải cách chính quyền dân chúng Chính phủ Hoàng gia nhận thấy sự đẩy mạnh công suất công nghiệp là điều cốt yếu để chứng minh được sự phát triển. Hệ thống hành chính và dịch vụ dân sự phải trung lập, rõ ràng, chuyên nghiệp, nhiệt tình và có trách nhiệm. Chính phủ Hoàng gia đã chấp nhận Chương trình quốc gia về cải cách hành chính để biến đổi chính quyền và dịch vụ dân sự trong một tổ chức có hiệu quả việc thực hiện thành công nền tảng chính sách của Chính phủ. Thống nhất với sự bắt phải theo này, Chính phủ Hoàng gia sẽ theo sự phân phát các dịch vụ công cộng đến với người dân với chất lượng và hiệu quả trong bốn vùng ưu tiên: (1) các dịch vụ liên quan đến chủ quyền của quốc gia (bao gồm các thông tin lưu trữ quan trọng, giấy phép và các mẫu đăng ký đất đai), (2) các dịch vụ liên quan đến đầu tư, (3) các dịch vụ cơ bản, đặc biệt là giáo dục và sức khỏe, và (4) các dịch vụ liên quan đến quyên góp thu nhập và phí tổn của quốc gia. Điều khoản dịch vụ công cộng sẽ được xúc tiến và đơn giản hóa thông qua việc loại trừ sự trùng lắp công việc, tổ chức cho tốt hơn bộ máy quan liêu, thực hiện phân quyền và phân hóa thành cấp xã, thiết lập ”cửa sổ đơn” cho các dịch vụ ứng dụng và mở cửa văn phòng của dân. Các thủ tục này sẽ được vi tính hóa đều đặn để nâng cấp tính rõ ràng và giảm thiểu sự tham nhũng. Sự tham gia đặc biệt này sẽ theo sự quản lý của các nhân viên giúp đỡ dân sự chuyển đến sự chặt chẽ chính quyền dân chúng đối với người dân thống nhất với sự phân quyền và phân hóa và nhượng lại quyền lực từ các mức cao xuống các mức thấp hơn của bộ máy quan liêu. Sự giới hạn này sẽ được xúc tiến bởi định nghĩa quy tắc rõ ràng, quyền lực và trách nhiệm của các cấp khác nhau ở các mức độ tỉnh, thành phố, quận và xã, cũng như giới thiệu công nghệ thông tin. Tiến trình hợp lý hóa dịch vụ dân sự sẽ được tiếp tục đề xuất đều đặn về lương bổng của tất cả các nhân viên giúp đỡ dân sự khoảng 10% đến 15% mỗi năm nhằm nâng cao đời sống của họ với mức độ thích đáng và có giá trị. Chính phủ Hoàng gia nhận thấy rằng việc thực hiện phân quyền thành xã chủ yếu đẩy mạnh chế độ dân chủ ở mức độ dân chúng, nâng cao chất lượng dịch vụ công cộng và tham gia phát triển trong vùng ở tất cả các lĩnh vực. Một sự ưu tiên chủ yếu trong cai trị trong vùng là xây dựng công suất quản lý trong vùng, cung cấp các mức độ có lý do của các nguồn tài chính đến xã và xúc tiến văn hóa của các bên tham gia. Quả thật, phân quyền phải được thực hiện kết hợp với phân hóa để xây dựng công suất ở thành phố, tỉnh và mức độ quận, và hơn nữa đảm bảo tính hài hòa, hỗ trợ lẫn nhau và các hoạt động ca ngợi trong số các cộng đồng ở mức dân chúng. Tóm lại, Chính phủ Hoàng gia sẽ đi lên càng sớm có thể được với sự bổ nhiệm của các lãnh đạo chính quyền xã, đại diện các lãnh đạo chính quyền xã và các thành viên của Uỷ ban chính quyền xã theo các quy tắc phân quyền ở mức độ xã. 4. Cải cách quyền lực quân đội Hoàng gia Campuchia Chính phủ Hoàng gia sẽ tiếp tục thực hiện chính sách và các chương trình xác định trong Sách Trắng của Phòng thủ quốc gia về các quyền lực quân đội Hoàng gia Campuchia, bao gồm việc phân bổ đất đai nhượng bộ cho xã hội đến những quân lính đã giải ngũ không có ruộng đất yêu cầu về đất và nhà ở hay cho trang trại gia đình theo sự tuân thủ sắc lện con trong Nhượng bộ xã hội. Chính phủ Hoàng gia sẽ tiếp tục cải cách, xây dựng và đẩy mạnh cảnh sát quốc gia trong một lực lượng chuyên nghiệp, trang bị vũ khí tối tân, và khả năng miễn trừ các trách nhiệm với việc phải tôn trọng luật pháp và quyền con người, do đó có những cảnh sát phục vụ cho người dân, duy trì an ninh, trật tự xã hội và hòa hợp, bảo vệ tính an toàn của người dân và quyền sở hữu. 2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia 2.3.1. Thực trạng cơ cấu kinh tế của Campuchia Là một trong những nước nghèo nhất khu vực Đông Nam á nên sự trợ giúp quốc tế là rất cần cho Campuchia vượt qua những thách thức trên con đường phát triển của đất nước. Đầu tư khu vực tư nhân sẽ ngày càng quan trọng khi các công ty tư nhân chiếm vị trí ưu thế thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế đất nước. Để đạt được điều này, Chính phủ Hoàng gia Campuchia phải nhìn nhận khu vực đầu tư tư nhân đóng một vai trò mang tính quyết định cho sự phát triển của một đất nước Campuchia dân chủ và thịnh vượng trong những năm tới. Chính phủ nhận rõ nếu đất nước đạt được mục tiêu phát triển thì không cần dựa vào sự trợ giúp hay viện trợ từ nước ngoài, sự tăng trưởng và phát triển đó nhờ vào khu vực đầu tư tư nhân. Do vậy, Chính phủ đang đề ra một chương trình cải tổ để tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi cho khu vực đầu tư tư nhân. Năm 1994, luật đầu tư của Vương quốc Campuchia đã được thông qua với mục đích thúc đẩy đầu tư nước ngoài và giảm phiền hà cho khu vực đầu tư tư nhân trực tiếp. Luật đầu tư đã thành lập được một Hội đồng phát triển đất nước (CDC), một Tổ chức dịch vụ hàng đầu cho đầu tư vào Campuchia. CDC trực thuộc Ban đầu tư Campuchia (CIB) có trách nhiệm giải quyết thủ tục cấp phép cho các dự án đầu tư trong vòng 45 ngày. Chính phủ sẽ có được những dự án đầu tư một cách nhanh và hiệu quả nhất thông qua CDC. Campuchia đang phát triển theo hướng kinh tế thị trường. Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập lại vào năm 1993 sau hơn 20 năm nội chiến và chế độ cộng sản. Chính phủ liên hiệp hiện nay được công bố ngày 30 tháng 10 năm 1998 do Hun Sen, thành viên của Đảng dân chủ Campuchia, làm thủ tướng. Thái tử Norodom Ranaridh, người đứng đầu Đảng FUNCIPEC làm Chủ tịch Quốc hội. Chính phủ nguyện đem hết khả năng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước qua việc thi hành chương trình cải cách kinh tế, chính trị đầy triển vọng. Chương trình cải cách kinh tế của Chính phủ đã và đang được sự hỗ trợ và giám sát chặt chẽ từ nhiều phía như Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân Hàng Phát triển Châu á (ADB), v.v. Theo đánh giá của IMF về tình hình kinh tế Campuchia, ngày 04/08/2004, ông Robert Hagemam, một quan chức cao cấp của IMF nói rằng Campuchia có thể trượt vào trì trệ kinh tế kéo dài khi các nhà máy may mặc của Campuchia buộc phải cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc nước sản xuất hàng may mặc khổng lồ vào cuối năm 2004. Tăng trưởng nhanh của ngành may mặc trong những năm gần đây chủ yếu là do Campuchia được ưu đãi vào thị trường Mỹ, Canada và EU. Cuối năm 2004, Hiệp định thương mại song phương Campuchia ký với Mỹ năm 1996 hết hạn cùng với quota hàng may mặc đối với các thành viên của WTO, buộc ngành may mặc của Campuchia cạnh tranh trong một sân chơi bình đẳng trên trường quốc tế. Do quan liêu, quản lý kém, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, xuất khẩu hàng may mặc của Campuchia giảm 11,5% vào năm 2005, khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 1,9%; giảm đáng kể so với tốc độ tăng trưởng gần 4,3% năm 2004. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,2% năm 2003 vì sản lượng gạo tăng bất ngờ. Mặc dù, ngành du lịch được dự báo sẽ phục hồi và xuất khẩu hàng may mặc tiếp tục tăng, song tốc độ tăng trưởng năm 2004 khoảng 4,3% do sản lượng gạo thấp hơn, sản lượng cá đánh bắt ở sông Mekông cũng ít hơn và ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm. Một đánh giá quốc gia do nhân viên IMF đưa ra tháng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiến sĩ -Hội nhập kinh tế quốc tế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia.DOC