Luận án Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm phát triển một số tổ hợp dâu lai mới tại Lâm Đồng

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt vii

Danh mục các bảng viii

Danh mục các hình x

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu của đề tài 3

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

4 Giới hạn của đề tài 4

5 Tính mới của đề tài 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 6

1.1 Sơ lược về lịch sử phát triển của ngành sản xuất dâu tằm tơ 6

1.2 Phân bố và phân loại cây dâu 8

1.3 Yêu cầu sinh thái của cây dâu 9

1.3.1 Nhiệt độ 9

1.3.2 Ánh sáng 11

1.3.3 Đất đai 12

1.3.4 Dinh dưỡng 13

1.3.5 Nước và độ ẩm không khí 17

1.4 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 19

1.4.1 Nghiên cứu về giống và tính thích ứng của giống dâu 19

1.4.2 Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trên cây dâu 27iv

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43

2.1 Vật liệu nghiên cứu 43

2.1.1 Giống dâu 43

2.1.2 Giống tằm 43

2.1.3 Vật liệu nghiên cứu khác 43

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 44

2.2.1 Địa điểm nghiên cứu 44

2.2.2 Thời gian nghiên cứu 44

2.2.3 Đặc điểm đất đai, khí hậu tại điểm nghiên cứu 44

2.3 Nội dung nghiên cứu 45

2.3.1 Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực

trạng canh tác cây dâu tại Lâm Đồng. 45

2.3.2 Nghiên cứu khả năng thích ứng của tổ hợp dâu lai mới 45

2.3.3 Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính bằng giâm hom 45

2.3.4 Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thích hợp cho tổ hợp dâu lai 45

2.4 Phương pháp nghiên cứu 46

2.4.1 Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực

trạng canh tác cây dâu tại Lâm Đồng. 46

2.4.2 Nghiên cứu khả năng thích ứng của tổ hợp dâu lai mới 46

2.4.3 Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính bằng giâm hom 47

2.4.4 Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thích hợp cho tổ hợp dâu lai 50

2.5 Phương pháp theo dõi thí nghiệm 53

2.5.1 Theo dõi trên cây dâu 53

2.5.2 Chỉ tiêu theo dõi trên tằm 54

2.6 Phương pháp tính toán và phân tích thông kê thí nghiệm 55

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 56

3.1 Kết quả điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và

thực trạng canh tác cây dâu tại Lâm Đồng 56v

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 56

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 67

3.1.3 Tình hình sản xuất dâu tằm 69

3.1.4 Thực trạng canh tác cây dâu tại Lâm Đồng 70

3.2 Kết quả nghiên cứu khả năng thích ứng của tổ hợp dâu lai mới 75

3.2.1 Đặc tính nảy mầm 76

3.2.2 Chỉ tiêu sinh trưởng phát triển 77

3.2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và năng suất lá 82

3.2.4 Chất lượng lá của các giống dâu thí nghiệm 86

3.2.5 Khả năng chống chịu sâu bệnh của hai tổ hợp dâu lai thí nghiệm 89

3.3 Kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính bằng giâm hom 91

3.3.1 Kết quả nghiên cứu xác định thời vụ giâm hom thích hợp 91

3.3.2 Kết quả nghiên cứu xác định số mầm/hom thích hợp 93

3.3.3 Kết quả nghiên cứu xác định tuổi hom giâm thích hợp 94

3.3.4 Kết quả nghiên cứu xác định mật độ giâm hom thích hợp 95

3.3.5 Kết quả nghiên cứu liều lượng phân vô cơ thích hợp cho giâm hom 96

3.3.6 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ 98

3.4 Kết quả nghiên cứu xác định chế độ phân bón thích hợp 103

3.4.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân vô cơ đến sinh trưởng phát triển 103

3.4.2 Ảnh hưởng của liều lượng phân vô cơ đến năng suất lá 105

3.4.3 Ảnh hưởng của phân vô cơ đến chất lượng lá dâu 108

3.4.4 Ảnh hưởng của phân bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại 110

3.4.5 Xác định hiệu quả kinh tế của các mức phân bón 112

3.5 Kết quả nghiên cứu xác định mật độ trồng thích hợp 113

3.5.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số yếu tố cấu thànhnăng suất 114

3.5.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất lá 116vi

3.5.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chất lượng lá 117

3.5.4 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm sâu bệnh 119

3.6 Kết quả nghiên cứu xác định thời vụ đốn thích hợp 120

3.6.1 Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến đặc tính nảy mầm 120

3.6.2 Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến một số yếu tố cấu thành năngsuất lá 122

3.6.3 Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến năng suất lá 126

3.6.4 Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại 128

KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ 131

1 Kết luận 131

2 Đề nghị 132

Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 133

Tài liệu tham khảo 134

Phụ lục 134

pdf192 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm phát triển một số tổ hợp dâu lai mới tại Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a, lượng mưa chưa cao và dàn đều cộng với nhiệt độ cao, điều này rất thuận lợi cho sinh trưởng và ra lá. Tại Bảo Lộc: Qua theo dõi theo dõi cho thấy tốc độ ra lá bình quân cả năm của TBL-03 là 2,8 lá/10 ngày và TBL-05 (2,5 lá/10 ngày) cao hơn đối chứng VA-201 (2,4 lá/10ngày)). Khác với vùng Lâm Hà, tốc độ ra lá tại Bảo Lộc cao nhất vào tháng 2 - 8, do có lượng mưa và nhiệt độ thích hợp. Khoảng biến động từ 2,2 - 5,0 lá/10 ngày và ở mức cao hơn đối chứng. Từ tháng 8 trở đi tốc độ giảm, tuy nhiên tốc độ ra lá không giảm nhanh chóng như tốc độ 82 sinh trưởng chiều cao vì trong giai đoạn này đã có sự phân cành. Tốc độ ra lá thấp nhất trong tháng 10 dưới 0,9 lá/10 ngày do lúc này thời tiết không thuận lợi mưa nhiều; số giờ nắng thấp, sang tháng thứ 11 tốc độ ra lá tăng do khả năng ra cành mạnh. Tại Đạ Tẻh: Tương tự 2 vùng trên, tốc độ ra lá của TBL-03 vẫn cao nhất là 3,0 lá/10 ngày, trong khi đối chứng VA-201 là 2,7 lá/10 ngày và thấp nhất là TBL-05 (2,6 lá/10 ngày). Tương tự tốc độ sinh trưởng chiều cao tại Đạtẻh, tốc độ ra lá cao hơn vào các tháng 3 - 8, tốc độ giảm thấp trong các tháng 9 - 12. Nguyên nhân do điều kiện khí hậu tại đây, những tháng 3 – 8 vào thời kỳ bắt đầu mùa mưa, lượng mưa chưa cao, phân bổ đều. Sang tháng 9 trở đi tốc độ giảm dần cho đến khi ngừng sinh trưởng. Như vậy, giữa 2 tổ hợp thí nghiệm và giống đối chứng thì TBL-03 có tốc độ ra lá cao nhất, tiếp đến giống đối chứng VA-201 và thấp nhất TBL-05. Trong các tháng theo dõi thí nghiệm, từ tháng 3 – 5 có tốc độ ra lá cao nhất. Giữa 3 vùng sinh thái thì tốc độ ra lá cao nhất tại vùng Đạ Tẻh, tiếp đến Lâm Hà và thấp nhất tại Bảo Lộc. 3.2.3 Một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến năng suất và năng suất lá 3.2.3.1 Một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến năng suất Để cấu thành năng suất lá của cây dâu bao gồm một số yếu tố nhưng trong đó tổng chiều dài thân cành, độ to của lá và số lượng lá trên mét cành là những yếu tố quan trọng nhất chi phối năng suất lá của cây dâu. Tổng chiều dài thân cành được cấu thành từ số lượng cành và chiều dài cành được tạo thành trong một chu kỳ sinh trưởng năm của cây dâu. Bảng 3.12 Một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến năng suất lá của các tổ hợp dâu thí nghiệm Địa điểm Giống ∑ CD thân cành (m/cây) Kích thước lá (cm) Khối lượng 100 lá (g) Số lá/ m cành (lá) Dài Rộng 83 Lâm Hà TBL-03 34,4a 22,0 18,5 284,6b 22,4 TBL-05 33,7a 21,5 18,2 293,7a 22,2 VA-201 (đ/c) 35,7a 18,7 14,0 168,6c 24,8 LSD 0,05 CV (%) 6,41 8,2 6,18 1,1 Bảo Lộc TBL-03 30,6a 23,8 19,0 277,6b 23,6 TBL-05 30,3a 22,2 18,5 283,5a 23,4 VA-201 (đ/c) 32,4a 18,7 13,9 149,3c 24,9 LSD 0,05 CV (%) 10,10 14,4 2,87 0,5 Đạtẻh TBL-03 33,0a 23,7 19,0 281,5ab 25,2 TBL-05 31,9a 22,7 18,9 289,9a 25,0 VA-201 (đ/c) 34,6a 18,8 14,0 172,1b 24,0 LSD 0,05 CV (%) 6,81 9,1 13,14 2,3 Kết quả thí nghiệm thu được (bảng 3.12) cho thấy ở cả 3 vùng sinh thái, tổng chiều dài thân cành của giống dâu đối chứng đều cao hơn so với hai THL mới chọn tạo. Qua xử lý thống kê cho thấy sự sai khác này là không có ý nghĩa ở cả 3 vùng sinh thái. Bình quân tổng chiều dài cành ở 3 vùng của TBL-03 là 32,7 m, TBL-05 là 31,9 m. So với đ/c VA-201 (34,2 m) thì tổng chiều dài cành của hai THL đều thấp hơn giống đ/c từ 4,4 – 6,7%. Đối với độ lớn lá là chỉ tiêu vừa có liên quan đến năng suất, vừa chi phối đến hiệu quả lao động khi thu hoạch. Trong điều kiện sản xuất hiện nay, thu hoạch lá dâu vẫn chủ yếu theo phương pháp hái lá. Vì thế mục tiêu chọn tạo giống mới đều có xu hướng chọn tạo giống dâu có lá to, dầy. Kích thước lá phản ánh chiều dài và chiều rộng lá, qua thí nghiệm cho thấy ở cả 3 vùng sinh thái thì chiều dài và chiều rộng lá của hai THL đều lớn hơn đ/c rõ ràng. 84 Chỉ tiêu khối lượng 100 lá phản ánh độ to và dày của lá, do hai THL có kích thước lá lớn hơn nên khối lượng 100 lá cũng đều lớn hơn giống đ/c và có sai khác rất rõ ràng ở cả 3 vùng sinh thái. Tại Lâm Hà, khối lượng 100 lá của TBL-03 là 284,6 g; TBL-05 là 293,7 g và đ/c VA-201 168,6 g, ở Bảo Lộc là 277,6 g; 283,5 g và 149,3 g, trong khi tại Đạ Tẻh là 281,5 g; 289,9 g và đ/c VA-201 là 172,1 g. Số lượng lá trên mét cành phản ánh độ dài đốt của cành, số lượng lá trên mét cành càng lớn thì đốt càng ngắn. Số lượng lá trên mét cành của hai THL ở vùng Lâm Hà và Bảo Lộc đều nhỏ hơn so với giống đ/c, nhưng vùng Đạ tẻh thì lại lớn hơn. Bình quân ở cả 3 vùng thí nghiệm thì hai THL đếu có số lượng lá ít hơn giống đ/c khoảng 1 lá. Như vậy chứng tỏ độ dài đốt ở 2 tổ hợp lai đều dài hơn so với giống đ/c. 3.2.3.2 Năng suất lá Năng suất lá là chỉ tiêu tổng hợp của các yếu tố cấu thành năng suất và cũng là mục tiêu quan trọng để đánh giá ưu thế của giống mới. Tại Lâm Hà: Cây dâu cho năng suất ổn định từ năm thứ 3 sau trồng, qua theo dõi cho thấy năng suất thực thu trên ô thí nghiệm của TBL-03 (2459,3 kg), TBL-05 (2314,7 kg) cao hơn đ/c VA-201 (1995,5 kg) và xử lý thống kê số liệu cho thấy sai khác có ý nghĩa. Năng suất quy ra héc ta của TBL-03 cao nhất (24,59 tấn/ha) > TBL-05 (23,15 tấn/ha) > VA-201 (19,96 tấn/ha), chỉ số so sánh giữa TBL-03, TBL-05 với đối chứng là 123,2%; 116,0%. 85 Bảng 3.13 Năng suất lá của các tổ hợp lai thí nghiệm Địa điểm Giống NS thực /ô TN (kg) NS quy ra ha (tấn) So với đối chứng (%) Lâm Hà TBL-03 2459,3a 24,59 123,2 TBL-05 2314,7a 23,15 116,0 VA-201 (đ/c) 1995,5b 19,96 100 LSD 0,05 CV (%) 154,37 3,0 Bảo Lộc TBL-03 2320,3a 23,20 119,8 TBL-05 2149,2a 21,49 110,9 VA-201 (đ/c) 1937,6b 19,38 100 LSD 0,05 CV (%) 181,26 3,8 Đạ Tẻh TBL-03 2508,5a 25,09 122,6 TBL-05 2331,9a 23,32 114,0 VA-201 (đ/c) 2046,4b 20,46 100 LSD 0,05 CV (%) 184,99 3,6 Tại Bảo Lộc: Năng suất thực thu trên ô thí nghiệm của TBL-03 (2320,3 kg), TBL-05 (2149,2 kg) lớn hơn đ/c VA-201 và sai khác về mặt thống kê. Năng suất thực thu quy ra hec-ta cao nhất là TBL-03 đạt 23,20 tấn/ha cao hơn đối chứng VA-201 (19,38 tấn/ha) là 19,8 %, tương tự TBL-05 (21,49 tấn/ha và 10,9%) (bảng 3.13). Tại Đạtẻh: Kết quả thí nghiệm cho thấy năng suất của TBL-03 (25,09 tấn/ha) và TBL-05 (23,32 tấn/ha) cao hơn hẳn giống đối chứng VA-201 (20,46 tấn/ha) là 22,6% và 14,0%, kết quả xử lý thống kê cho thấy sai khác ở mức có ý nghĩa. Như vậy nếu trong điều kiện trồng ở mật độ dày hơn, đầu tư thâm canh cao hơn thí nghiệm, kết hợp với các biện pháp kỹ thuật đốn, hái và thu hoạch thì năng suất sẽ cao hơn rất nhiều. 86 0 5 10 15 20 25 30 TBL-03 TBL-05 VA-201 Lâm Hà Bảo Lộc Đạ Tẻh Hình 3.9 Năng suất lá dâu của thí nghiệm Đối với năng suất thực thu được tiến hành dựa trên điều tra 1000 m2 thí nghiệm, từ đó quy ra năng suất trung bình một héc ta cho thấy tổ hợp TBL-03 cho năng suất tại Đạ Tẻh là 25,1 tấn/ha > Lâm Hà (24,6 tấn/ha) > Bảo Lộc (23,2 tấn/ha). Tương tự tổ hợp TBL-05 ở Đạ Tẻh là 23,3 tấn/ha > Lâm Hà (23,1 tấn/ha) > Bảo Lộc (21,5 tấn/ha). Các kết quả theo dõi được xử lý thống kê so sánh giữa các vùng sinh thái cho thấy đều sai khác có ý nghĩa. Nếu so sánh ở tỷ lệ % thì tổ hợp TBL-03 tại Đạtẻh và Lâm Hà lớn hơn Bảo Lộc là 8,1 % và 6,0 %, TBL-05 lớn hơn lần lượt là 8,5% và 7,7%. Với kết quả phân tích về năng suất cho thấy TBL-03 và TBL-05 đều thích ứng tốt ở điều kiện sản xuất tại 3 vùng sinh thái trọng điểm trồng dâu nuôi tằm của tỉnh Lâm Đồng. 3.2.4 Chất lượng lá của các giống dâu thí nghiệm Mục đích của trồng dâu là lấy lá nuôi tằm, để thu được năng suất và chất lượng kén cao, ngoài yếu tố năng suất lá ra thì chất lượng lá có vai trò quan trọng. Chất dinh dưỡng ở trong lá dâu chính là vật chất mà con tằm đã hấp thu để điều tiết các hoạt động sinh lý, cấu tạo các bộ phận cơ thể, tuyến tơ và cung cấp năng lượng cho các hoạt động (Prakash. C. Bose, 1989) [82], (Toshio Ito, 1978) [94]. Kết quả nghiên cứu của Sudo. M and Okafima. T 87 (1981) [92] cho thấy tương quan giữa chất lượng lá dâu với chất lượng tơ kén ở con tằm đực là + 0,573 và con tằm cái là + 0,736. Chất lượng dinh dưỡng của lá dâu thay đổi theo giống và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc. Để đánh giá chất lượng lá dâu người ta có thể sử dụng phương pháp sinh hóa và phương pháp sinh học thông qua kết quả nuôi tằm trong đó phương pháp sinh học là phương pháp quyết định (Benchmin, 1988) [41], (Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc, 1995) [3]. Bảng 3.14 Ảnh hưởng của chất lượng lá dâu đến kết quả nuôi tằm Địa điểm Giống NS kén/ lần nhắc lại (g) KL kén (g) KL vỏ kén (g) NS kén/ 20 g trứng (kg) TH kén/1kg tơ TH dâu/ 1kg kén (kg) Lâm Hà TBL-03 523,3a 1,86a 0,43 48,2 7,65a 12,6a TBL05 517,8a 1,76b 0,41 48,1 7,67a 12,5a VA-201 519,2a 1,79ab 0,41 48,8 7,67a 12,2a LSD 0,05 CV (%) 6,65 1,3 0,087 2,3 0,13 3,9 0,95 1,1 Bảo Lộc TBL-03 519,9a 1,82a 0,42 44,2 7,65a 12,5ª TBL05 517,3a 1,73b 0,40 42,7 7,60a 12,1ª VA-201 518,9a 1,77ab 0,40 44,8 7,65a 12,3a LSD 0,05 CV (%) 13,11 1,1 0,083 2,1 0,046 0,3 0,78 2,8 Đạ Tẻh TBL-03 506,1a 1,70a 0,40 39,2 7,92a 13,6a TBL05 490,3b 1,66a 0,39 38,9 7,94a 13,1a VA-201 511,8a 1,66a 0,39 40,1 8,04a 13,0a LSD 0,05 CV (%) 15,53 1,4 0,067 1,8 0,209 1,2 0,70 2,3 Tổng hợp kết quả nuôi tằm kiểm định phẩm chất lá của hai THL ở 3 vùng sinh thái Lâm Đồng cho thấy: năng suất kén thu được bình quân ở 3 88 vùng thí nghiệm của TBL-03 là 516,4 g, TBL-05 là 508,5 g còn ở công thức giống đ/c là 516,6 g. Như vậy sự chênh lệch năng suất kén của hai THL TBL- 03 và TBL-05 với giống đ/c không sai khác nhiều, riêng TBL-05 có năng suất kén thu được thấp hơn giống đ/c là 1,6 %, nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa. Khối lượng vỏ kén phản ánh độ dày của kén, độ dày vỏ kén càng lớn thì lượng tơ ươm ra càng cao và chất lượng kén càng cao. Số liệu ở bảng 3.13 cho thấy khối lượng vỏ kén của hai THL ở các vùng nuôi tằm thí nghiệm đều không sai khác nhau nhiều so với công thức giống dâu đ/c. Vì thế hệ số tiêu hao kén và hệ số tiêu hao dâu chênh lệch nhau rất nhỏ giữa hai THL với giống đ/c. Kết quả trên chứng tỏ chất lượng lá của hai THL mới tương tự như chất lượng lá của giống đ/c. Tổ hợp TBL-03: Năng suất kén tại Lâm Hà (523,3 g) > Bảo Lộc (519,9 g) > Đạtẻh (506,1 g). Tương tự, khối lượng kén và vỏ kén tại Lâm Hà > Bảo Lộc > Đạtẻh, ở mức sai khác có ý nghĩa. Riêng khối lượng vỏ kén giữa 3 vùng là sai khác không có ý nghĩa. Điều tra tại nông hộ cho thấy năng suất kén có sự sai khác, tại Lâm Hà là 48,2 kg > Bảo Lộc (44,2 kg) > Đạtẻh (39,2 kg), lớn hơn 8,3% và 18,7%. Ngược lại chỉ tiêu về tiêu hao kén/1kg tơ và tiêu hao dâu/1kg kén tại Đạtẻh cao nhất là 7,92, 13,6kg, lớn hơn Lâm Hà (7,65 và 12,6 kg) và Bảo Lộc (7,65 và 12,5 kg) (bảng 3.14). Tổ hợp TBL-05: Với số liệu thu được từ nuôi tằm bằng lá dâu của tổ hợp TBL-05 cho thấy các chỉ tiêu về kén của cả 2 vùng Lâm Hà và Bảo Lộc cao hơn Đạtẻh từ 5,2 - 5,3%. Kết quả điều tra ngoài sản xuất (bảng 3.13) cho thấy năng suất kén/hộp 20g trứng tại Lâm Hà là 48,1 kg > Bảo Lộc (42,7 kg) > Đạtẻh (38,9 kg), lớn hơn 1,2 và 9,1%. Ngược lại chỉ tiêu về tiêu hao kén/ 1kg tơ và tiêu hao dâu/1kg kén tại Đạtẻh cao nhất là 7,94 và 13,1kg, lớn hơn Lâm Hà (7,67 và 12,5 kg) và Bảo Lộc (6,60 và 12,1 kg). Sở dĩ có sự khác nhau về các chỉ tiêu kén, tơ trong nuôi tằm là do đặc 89 điểm khí hậu tại Lâm Hà lạnh hơn làm kéo dài thời gian phát dục của tằm từ 2 - 3 ngày so với vùng Đạ Tẻh, dẫn đến tăng tích lũy vật chất trong tằm kén. Cùng với sự chêch lệch nhiệt độ ngày đêm tại Lâm Hà, Bảo Lộc cao hơn Đạ Tẻh, làm cho cây dâu tăng khả năng tích lũy chất hữu cơ trong cây. Dựa trên số liệu thí nghiệm cùng với điều tra nuôi tằm ngoài sản xuất cho thấy chất lượng lá dâu TBL-03; TBL-05 tương đương với giống đối chứng VA-201. Chất lượng lá tại Lâm Hà tốt nhất, tiếp đến tại Bảo Lộc và thấp nhất ở Đạtẻh. 3.2.5 Khả năng chống chịu sâu bệnh của hai tổ hợp dâu lai thí nghiệm Một trong những mục tiêu chủ yếu để chọn tạo giống dâu mới là cho sản lượng lá cao và ổn định. Tính ổn định năng suất của giống dâu chính là đặc tính thích ứng của giống với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi ở từng vùng, trong đó có sức đề kháng với một số sâu bệnh hại chủ yếu. Bảng 3.15 Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống dâu thí nghiệm Giống Địa điểm Bạc thau Gỉ sắt MĐ rầy (cấp) Đánh giá chung TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TBL-03 Lâm Hà 93,33 6,33 85,21 5,36 + Khá Bảo Lộc 93,58 7,86 85,68 13,74 + Khá Đạ Tẻh 56,80 4,68 95,21 4,20 + Khá TBL-05 Lâm Hà 76,25 6,39 81,20 7,21 + Khá Bảo Lộc 84,18 8,38 86,42 10,85 + Khá Đạ Tẻh 69,53 5,04 80,18 6,70 + Khá VA-201 Lâm Hà 98,33 8,33 86,29 9,09 + Khá Bảo Lộc 98,89 10,69 91,67 11,66 + Khá Đạ Tẻh 65,30 9,41 92,38 8,94 + Khá Kết quả điều tra trong sản xuất ở 3 vùng sinh thái của Lâm Đồng đã chỉ ra sâu hại chủ yếu là rầy trích hút ngọn và bệnh nấm bạc thau, nấm gỉ sắt hại 90 lá. Rầy hại dâu (Psylia SP) xuất hiện quanh năm, nhưng phát triển mạnh trong các tháng mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Rầy chích hút làm các lá non bị vàng rụng đi, ngọn bị đui không phát triển được (Phạm Văn Vượng, Hà Văn Phúc, 2004) [36]. Bệnh bạc thau hại lá (Phyllactinia moricola. Saw) và bệnh gỉ sắt (Aecidium Mori Syd et Butler) do hai loại nấm xâm nhập vào lá dâu. Lá dâu bị nhiễm bệnh ở mức nhẹ thì chất lượng lá vẫn bị ảnh hưởng, tằm vẫn ăn lá dâu nhưng nếu nhiễm nặng thì lá dâu có mùi hôi khó chịu nên tằm chỉ bò lên mặt lá mà không ăn. Vì thế bệnh bạc thau và gỉ sắt tuy không làm giảm năng suất lá nhưng làm giảm hiệu quả sử dụng lá dâu, tăng hệ số tiêu hao lá dâu (Maji, 2002) [74]. Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh ngoài đồng ruộng tại thời điểm bị hại và căn cứ vào thời điểm thường phát bệnh trong năm để trực tiếp quan sát điều tra. Tổng hợp số liệu trung bình 3 năm từ 2007 - 2009 tại 3 vùng cho thấy mức độ gây hại của bệnh Bạc thau với 2 tổ hợp thí nghiệm thấp hơn đối chứng, TBL-03 (6,29%); TBL-05 (6,60%) và đối chứng là 9,48%. Tương tự, tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh Gỉ sắt ở hai tổ hợp thấp hơn đối chứng. CSB của đ/c là 9,90%, còn của TBL-03 thấp nhất là 7,77 % và TBL-05 là 8,25 %. Đối với rầy hại ngọn và lá non được đánh giá thông qua phân cấp. Kết quả cho thấy các giống thí nghiệm có mức độ nhiễm rầy ở mức thấp, dao động xung quanh cấp 1 và mức độ nhiễm Rầy tương đương giống đối chứng. Như vậy qua điều tra theo dõi sâu bệnh hại của hai tổ hợp thí nghiệm cho thấy chúng có khả năng chống chịu tương đối tốt ở cả 3 vùng sinh thái. Tổ hợp TBL-03: Qua điều tra sâu bệnh hại trên tổ hợp TBL-03 cho thấy mức độ nhiễm bệnh Bạc thau và Gỉ sắt ở mức thấp. Tại Lâm Hà là 6,33%; 5,36 %) và tại Bảo Lộc là 7,86%; 13,74%, với mức này chưa ảnh hưởng đến năng suất chất lượng lá dâu. Với vùng Đạ Tẻh thì mức độ gây hại của bệnh nhẹ hơn, CSB Bạc thau là 4,68% và CSB Gỉ sắt là 4,20 %. Hai tổ hợp lai trên 91 có khả năng kháng rầy cao, được thể hiện ở cấp độ Rầy gây hại nhẹ (cấp 1). Từ kết quả thí nghiệm cho thấy tổ hợp TBL-03 có khả năng chống chịu khá với sâu bệnh hại tại 3 vùng sinh thái. Tổ hợp TBL-05: Tương tự TBL-03, tổ hợp TBL-05 có diễn biến mức độ gây hại thấp tại các vùng sinh thái. Tại Lâm Hà, TBL-05 có CSB Bạc thau và Gỉ sắt là 6,39% và 7,21 %. Ở Bảo Lộc là 8,38%; 10,85% và ở vùng Đạ Tẻh là 5,04% và 6,70%. Với chỉ số bệnh hại như trên, có thể nói rằng TBL-05 chống chịu tương đối khá với sâu bệnh hại ở cả 3 vùng sinh thái thí nghiệm. 3.3 Kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính bằng giâm hom Ở vùng Tây Nguyên hiện nay việc nhân trồng các giống dâu mới cũng như giống dâu địa phương đều sử dụng phương pháp nhân giống vô tính. Để cây dâu có tỷ lệ hom sống cao, ở các địa phương người nông dân đều sử dụng hom của ruộng dâu 10 - 12 tháng tuổi và độ dài hom giâm từ 20 – 25 cm. Nếu áp dụng phương pháp nhân giống như vậy đối với các giống dâu mới chọn tạo thì tốc độ nhân giống rất chậm, trong khi đó yêu cầu của sản xuất cần mở rộng nhanh diện tích các giống mới. Vì thế chúng tôi đã nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để nhân nhanh các giống dâu mới. 3.3.1 Kết quả nghiên cứu xác định thời vụ giâm hom thích hợp Nghiên cứu xác định thời vụ nhân giống phải phù hợp với thời vụ trồng dâu. Tại Tây Nguyên, thời vụ trồng dâu chủ yếu tập trung vào các tháng 4 - 5 hoặc tháng 9 - 10 hàng năm và thời vụ đốn dâu tập trung vào các tháng 11 - 12 hàng năm. Để đáp ứng được yêu cầu cung cấp hom giống cho vườn ươm, hoặc có cây con để phục vụ trồng mới vào các thời điểm này. Thí nghiệm được tiến hành trên từng THL tại mùa mưa, bao gồm TV2, TV3 và TV4. Vào mùa khô là TV1, TV5 và công thức đ/c giâm hom vào tháng 1. Với 6 công thức về thời gian giâm hom, mỗi công thức giâm 100 hom ngắn có 2 mầm đạt tiêu chuẩn. 92 Bảng 3.16 Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến chất lượng cây giống Công thức TBL-03 TBL-05 TG nảy mầm (ngày) TL nảy mầm (%) TL cây đạt tiêu chuẩn (%) TG nảy mầm (ngày) TL nảy mầm (%) TL cây đạt tiêu chuẩn (%) đ/c (tháng 1) 7 - 8 99,5 74,0 7 - 8 94,2 75, 6 TV1 (tháng 3) 7 - 8 99,0 72,8 7 - 8 95,8 76,0 TV2 (tháng 5) 9 - 10 98,5 78,7 9 - 10 91,3 74,9 TV3 (tháng 7) 7 - 8 63,0 43,9 7 - 8 64,2 55,9 TV4 (tháng 9) 5 - 6 58,8 40,6 5 - 6 55,5 54,3 TV5 (tháng 11) 7 - 8 99,2 82,6 7 - 8 95,0 85,1 Kết quả thí nghiệm cho thấy cả 2 tổ hợp đều có tỷ lệ cây sống đạt tiêu chuẩn cao ở thời vụ giâm trong mùa khô là TV1,TV5 và tương đương với công thức đ/c. Giữa 2 tổ hợp lai, tổ hợp TBL-05 có tỷ lệ cây sống đạt tiêu chuẩn cao hơn TBL-03, chứng tỏ TBL-05 có khả năng ra rễ tốt hơn. Trong điều kiện mùa mưa (TV2, TV3 và TV4), cả 2 tổ hợp có thời gian nảy mầm giảm dần từ đầu mùa, tương ứng từ TV2 đến TV4 (từ 9 - 10 ngày xuống còn 5 - 6 ngày). Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn của tổ hợp TBL-03 cao nhất ở TV2 là 78,7 (%), tiếp theo đến TV3 tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn giảm xuống rất nhanh (43,9 %), TV4 (40,6%) và đều thấp hơn đ/c (74,0%). Tương tự tổ hợp TBL-05 có tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn dao động từ 54,3 - 74,9%, cao nhất là ở TV2 (74,9%), trong khi đ/c là 75,6%. Do ở TV3 và TV4 gặp thời tiết mưa nhiều, liên tục và nhiệt độ cao làm hom bị thối vỏ và bệnh gỉ sắt gây hại nặng dẫn đến lá bị rụng từ rất sớm. Tại TV2 mới đầu mùa mưa, số ngày mưa ít và mưa thành cơn không kéo dài liên tục cho nên có cường độ chiếu sáng còn cao, độ ẩm trung bình điều đó làm cho hom ít bị thối vỏ, tỷ lệ sống cao. Trong điều kiện mùa khô (TV1, TV5 và đ/c), cả 2 tổ hợp TBL-03 và 93 TBL-05 có thời gian nảy mầm ngắn (7 - 8 ngày sau cắm hom). Tỷ lệ nảy mầm, tỷ lệ cây sống và tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn cao (bảng 3.16). Ở TV1 và đ/c tương đương nhau, TBL-03 là 72,8 và 74,0%, TBL-05 là 76,0 và 75,6%. Ở TV5, cả 2 tổ hợp đều có tỷ lệ cây sống đạt tiêu chuẩn cao nhất là 82,6% và 85,1%, cao hơn công thức đối chứng. Như vậy, khi nhân giống vô tính bằng giâm hom của 2 tổ hợp TBL-03 và TBL-05 cho thấy vào các tháng mùa khô hoặc đầu mùa mưa (tháng 5) cho tỷ lệ cây giống đạt yêu cầu cao, khoảng từ 72,8 – 85,1%. Tuy nhiên, giâm hom tốt nhất vào tháng 11, khi đó tỉ lệ cây xuất vườn cao và phù hợp với thời vụ trồng. 3.3.2 Kết quả nghiên cứu xác định số mầm/hom thích hợp Cây dâu nhân giống vô tính bằng hom, trong điều kiện có đủ hom giống thì tốt nhất sử dụng hom có từ 3 - 4 mầm là thích hợp. Bởi vì hom có từ 3 - 4 mầm thì lượng chất dinh dưỡng tích lũy trong hom nhiều hơn, đáp ứng ở thời kỳ đầu khi mầm dâu đã nảy nhưng rễ chưa ra hoặc chưa phát triển. Tuy nhiên, điều này đã làm cho hệ số nhân giống thấp dẫn đến việc triển khai ra diện rộng gặp nhiều khó khăn. Như vậy, đối với giống dâu mới chọn tạo, số lượng cây dâu còn ít mà nhu cầu của sản xuất thì cần trồng nhiều. Do vậy chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm nghiên cứu độ dài hom dâu khi nhân giống để vừa đảm bảo tỷ lệ cây sống, vừa tăng được hệ số nhân giống. Bảng 3.17 Ảnh hưởng của số mầm/hom đến chất lượng cây giống Công thức TBL-03 TBL-05 Tỷ lệ cây sống (%) Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn (%) Tỷ lệ cây sống (%) Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn (%) DH1 (hom 1 mầm) 8,8 1,6 0 0 DH2 (hom 2 mầm) 85,0 75,9 82,1 73,7 DH3 (hom 3 mầm) 93,9 79,1 90,5 77,1 đ/c (hom 4 mầm) 94,1 79,6 91,0 77,6 Cả 2 tổ hợp TBL-03 và TBL-05 có tỷ lệ cây sống ở hom có 1 mầm là rất 94 thấp, TBL-03 chỉ có 8,8% hom sống, cây đạt tiêu chuẩn chỉ còn 1,6%, thậm chí TBL-05 bị chết hoàn toàn, mặc dù điều kiện chăm sóc trong thí nghiệm thích hợp. Với hom có 2 mầm có tỷ lệ cây sống và cây đạt tiêu chuẩn tăng lên đột ngột, TBL-03 (85,0% và 75,9%), TBL-05 (82,1 và 73,7%). Thí nghiệm được tiến hành trên hom cùng độ tuổi (6 tháng tuổi), nhưng lại có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ cây sống. Nguyên nhân có sự sai khác này là do chiều dài hom tăng, tích lũy lượng dinh dưỡng lớn, đủ cho quá trình nảy mầm ra rễ, khi cây chưa lấy được dinh dưỡng từ bên ngoài. Đối với hom dài có 3 mầm; 4 mầm có tỉ lệ sống, tỉ lệ cây xuất vườn cao hơn hom 2 mầm, tuy nhiên sự cách biệt là không lớn. Do vậy để nhân nhanh giống dâu mới trong điều kiện thuận lợi có thể sử dụng hom 2 mắt thông qua vườn ươm để nâng cao hệ số nhân giống. 3.3.3 Kết quả nghiên cứu xác định tuổi hom giâm thích hợp Tuổi hom là một trong những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng đến tỷ lệ cây sống. Thông thường tuổi hom giống phải qua chu kỳ sinh trưởng một năm, điều đó sẽ làm chậm cho sản xuất. Để giải quyết vấn đề trên, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm rút ngắn tuổi giâm hom của tổ hợp TBL-03, TBL-05. Bảng 3.18 Ảnh hưởng của tuổi hom đến chất lượng cây giống Công thức TBL-03 TBL-05 Tỷ lệ cây sống (%) Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn (%) Tỷ lệ cây sống (%) Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn (%) TH1 (4 tháng tuổi) 39,7 26,6 47,8 36,1 TH2 (5 tháng tuổi) 55,7 44,4 76,3 58,8 TH3 (6 tháng tuổi) 94,3 79,4 81,4 75,0 đ/c (10 tháng tuổi) 94,6 79,9 91,6 75,1 Tỷ lệ cây sống, tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn đều tăng lên từ công thức 4 tháng tuổi đến công thức 6 tháng nhưng đều thấp hơn đ/c. Tỷ lệ cây sống của tổ hợp TBL-03 dao động trong khoảng 39,7 - 94,3 %, còn tỷ lệ cây đạt tiêu 95 chuẩn là 26,6 - 79,4%. Tương tự, TBL-05 từ 47,8 - 81,4% và 36,1 - 75,0%. Trong đó ở cả 2 tổ hợp lai đều có tỷ lệ cây dâu đạt tiêu chuẩn xuất vườn ở TH3 (6 tháng tuổi) tương đương với công thức đối chứng (10 tháng tuổi). Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn tăng mạnh từ TH1 đến TH3, sở dĩ hom dâu có tuổi từ 6 tháng trở lên có tỷ lệ cây sống cao hơn so với 4 - 5 tháng tuổi là do liên quan đến sự ra rễ của hom. Sự ra rễ mạnh hay yếu tùy thuộc vào điều kiện bên trong như đặc tính của giống dâu, chất dinh dưỡng trong cành dâu, vị trí lấy hom trên cành. Ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài như nhiệt độ, ánh sáng, nước trong đất, kết cấu đất, thời vụ trồng. Qua thí nghiệm cho thấy tuổi hom cho nhân giống tốt nhất là 10 tháng tuổi, tuy nhiên sự chênh lệnh về tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn giữa công thức 10 tháng tuổi và công thức 6 tháng tuổi là không lớn. Như vậy có thể chọn hom 6 tháng tuổi của tổ hợp TBL-03 và TBL-05 để nhân giống trong vườn ươm thì sẽ rút ngắn được thời gian chuyển giao giống ra sản xuất. 3.3.4 Kết quả nghiên cứu xác định mật độ giâm hom thích hợp Khi nhân giống dâu trong vườn ươm, mật độ giâm hom quyết định số lượng cây giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn. Trong đó tỉ lệ cây xuất vườn không những bị chi phối bởi bệnh hại mà còn bị ảnh hưởng của điều kiện chiếu sáng, sức sinh trưởng của cây, dinh dưỡng trong đấtvv. Bảng 3.19 Ảnh hưởng của mật độ giâm đến chất lượng cây giống Công thức TBL-03 TBL-05 Chỉ số bệnh gỉ sắt (%) Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn (%) Chỉ số bệnh gỉ sắt (%) Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn (%) đ/c (200 cây/m2) 34,6 31,1 38,5 28,6 M2 (100 cây/m 2 ) 18,0 68,1 31,7 45,0 M3 (67 cây/m 2 ) 10,8 71,4 15,5 78,2 M4 (45 cây/m 2 ) 10,6 76,2 14,0 81,9 Kết quả theo dõi ở mật độ khác nhau trong vườn ươm cho thấy khi mật 96 độ giâm của hai THL giảm dần từ 200 cây/m2 xuống 45 cây/m2 thì CSB gỉ sắt cũng giảm dần. Ở tổ hợp TBL-03 giảm từ 34,6% xuống còn 10,6%, trong khi ở TBL-05 giảm từ 38,5 xuống còn 14,0%. Nguyên nhân của sự giảm CSB là do độ ẩm của đất và không khí cũng giảm dần khi mật độ giảm. Trong khi độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển. Tỷ lệ cây ĐTC xuất vườn cũng tăng dần khi mật độ giâm hom giảm, từ 31,1 đến 76,2% ở tổ hợp TBL-03 và từ 28,6% đến 81,9% ở TBL-05. nguyên nhân có sự biến động này là do ở CT giâm hom mật độ dày, lá dâu bị bệnh gỉ sắt hại nặng làm cho lá rụng đi nên quá trình tổng hợp chất hữu cơ để cung cấp cho cây giống bị giảm mạnh. Ngoài ra mật độ hom tăng còn bị hạn chế bởi chất dinh dưỡng cung cấp cho đất. Mặt khác cũng do mật độ dày nên ánh sáng không đủ cho cây dâu. Theo nghiên cứu của Landauski (1951) [72] thì điều kiện ánh sáng thích hợp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftt_la_le_quy_tuy_977_2005228.pdf
Tài liệu liên quan