Luận án Nghiên cứu quan hệ giữa hát cửa đình của người Kinh (Việt) tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và của người kinh tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)

LỜI CAM ĐOAN .1

DANH MỤC BẢNG .4

MỞ ĐẦU.5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HÁT CỬA ĐÌNH

Ở VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC, CƠ SỞ LÝ LUẬN.10

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài.10

1.2. Cơ sở lý luận .40

Tiểu kết .47

CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA HÁT CỬA ĐÌNH CỦA NGƯỜI KINH

(VIỆT) TỈNH QUẢNG NINH (VIỆT NAM) VÀ CỦA NGƯỜI KINH TỈNH

QUẢNG TÂY (TRUNG QUỐC).48

2.1. Lịch sử phát triển hát múa trong hội Ha tiết người Kinh Quảng Tây, Trung

Quốc.48

2.2. Học hỏi người Việt tỉnh Quảng Ninh để phục hồi hát múa trong hội Ha tiết.84

Tiểu kết .99

Chương 3: SO SÁNH HÁT CỬA ĐÌNH CỦA NGƯỜI KINH (VIỆT) TỈNH

QUẢNG NINH (VIỆT NAM) VÀ CỦA NGƯỜI KINH TỈNH QUẢNG TÂY

(TRUNG QUỐC).100

3.1. Điểm giống nhau giữa hát múa cửa đình của người Việt tỉnh Quảng Ninh và hát

múa trong hội Ha tiết của người Kinh tỉnh Quảng Tây.101

3.2. Điểm khác biệt giữa hát múa cửa đình của người Kinh(Việt) tỉnh Quảng

Ninh,Việt Nam và hát múa trong hội Ha tiết người Kinh tỉnh Quảng Tây,Trung

Quốc.122

3.3. Nguyên nhân của sự giống và khác nhau .132

Tiểu kết .136

Chương 4: TRAO ĐỔI VÀ BÀN LUẬN .138

4.1. Vấn đề ngoại vi và trung tâm .138

4.2. Vấn đề sáng tạo từ truyền thống.140

4.3. Vấn đề phát triển xuyên quốc gia của một loại hình nghệ thuật.143

Tiểu kết .167

PHỤ LỤC.191

pdf216 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu quan hệ giữa hát cửa đình của người Kinh (Việt) tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và của người kinh tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“ba cửa”. Cửa thứ nhất quay vào đình (cửa Thần). Cửa thứ hai quay sang bên trái đình (cửa Thánh) và cửa thứ ba quay sang bên phải đình (cửa Mẫu). Mỗi cửa cứ hát, múa như vậy cho đến hết bài. Người hát - múa vừa đi vừa đổi chéo nhau, lúc đổi lên trên, lúc lại đổi xuống dưới. Sau khi kết thúc ba cửa thì ba nén hương được đưa cho người đứng giữa đại diện vái ba vái và cắm vào bát hương công đồng của đình. - Các điệu múa: Múa Đội đèn Trước đây, mọi hoạt động múa hát đều được thể hiện ở trong đình. trong lễ hội đình Đầm Hà chỉ có ba người trong kép đào múa. Một phần bởi trong kép đào có ít người, một phần cũng bởi diện tích gian giữa của tiền đường ngôi đình hẹp bởi các gian bên xây cao hơn để thay cho sàn đình lát gỗ trước kia. Đèn để múa đốt bằng tinh dầu trẩu hoặc dầu lạc đặt trong bát gồm một chiếc bát chiết yêu (loại bát đáy thắt, miệng loe) đội trên đầu và hai chiếc bát con cầm hai tay. Điệu múa này tuy có cách đi gần giống như múa dâng hương, múa theo ba hướng (ba cửa) nhưng có điểm khác là múa không kèm theo lời hát, người múa đi theo nhịp gõ phách của ông kép, vừa đi vừa múa theo điệu gõ. Đội múa thay đổi đội hình luôn, lúc nối đuôi nhau, khi tách thành hàng đôi, đi chéo, đi thẳng, đi lượn thành vòng tròn hoặc đi qua, đi lại đan xen nhau. - Các điệu múa: Múa Bông (múa tiễn Thần) Múa dâng hương, múa đội đèn được thể hiện trong tất cả các cuộc vui chơi múa hát của dân làng Đầm Hà. Riêng múa bông chỉ được diễn ra vào ngày cuối cùng của lễ hội (ngày 20 tháng Giêng), trước khi rước Thần - Thành hoàng trở về miếu. Điệu múa này do bà trưởng trò (trưởng kép hát) múa. Bông là một đoạn cây dâu tằm dài 50cm, cạo thành 5 bậc bông, để chừa một đoạn khoảng 10cm làm chỗ cầm. Hai cây bông này được đặt ở hai bên của bát hương trong hậu cung từ hôm khai hội, nay được chuyển ra hương án để chuẩn bị múa. Người múa phải hướng vào phía trong, không được quay lưng lại ban thờ. Múa Bông có ý nghĩa là múa để 92 tiễn Thần – Thành hoàng trước khi trở về miếu, cầu mong Thần - Thành hoàng đem lại sự may mắn cho toàn dân làng. 2.2.2. Học hỏi người Việt ở tỉnh Quảng Ninh để phục hồi hát múa trong hội Ha tiết Nghệ nhân ở Tam Đảo người Kinh Quảng Tây (Trung Quốc) và người Việt tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) thường giao lưu và học hỏi với nhau. Phương thức giao lưu của họ thông qua hai cách: Một là hàng năm có những hoạt động lễ hội của hai bên, dân tộc Kinh tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc gọi là Ha tiết (Cáp tiết) tổ chức vào tháng sáu và tháng tám âm lịch hàng năm; Ở tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam gọi là hoạt động lễ hội hát cửa đình, tổ chức vào tháng sáu và tháng một âm lịch. Trước khi tổ trức hoạt động, hai bên sẽ mời nhau đi thăm gia hoạt động hai bên, thương thức ẩm thực của dân chúng hai bên. Thứ hai là làng thôn hai bên kết nghĩa với nhau, khi vào ngày kết nghĩa của làng sẽ triển khai những hoạt động, thường tổ chức vào tháng ba. Ví dụ, khi vào Ha tiết (Cáp tiết) ở người Kinh Tam Đảo Trung Quốc, Ban tổ chức Ha tiết (Cáp tiết) dân tộc Kinh Quảng Tây, Trung Quốc sẽ gửi giấy mời đến những làng có liên quan ở Trà Cổ tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam, thông báo thời gian tổ chức và gửi giấy mời. Khi Ban tổ chức nhận được giấy mời, sẽ sắp xếp nhân viên tham gia hoạt động. Những nhân viên này thường là thành viên của Ban tổ chức và lãnh đạo của các làng và nghệ nhân trong làng, có khoảng 50 người tham gia. Họ sang Trung Quốc khoảng 3 ngày, trong thời gian này triển khai hoạt động tiến thần, lễ tổ, ngồi mâm (Hương ẩm)... Nội dung hát những phong cách như Hát ví, Hát giao duyên năm nữ, bài ca Trung Việt, những ca khúc dân gian của Việt Nam, hát vàng, hát Quan Họ và hát cửa đình, trong đó có đào nương Việt Nam truyền dạy múa cho cô hát của người Kinh Trung Quốc. Trong khi phòng vấn, gặp một nghệ nhân đã 77 tuổi, cụ Duang cho rằng: “họ thăm gia hoạt động Ha tiết (Cáp tiết), do thôn Vạn Vĩ Tam Đảo người Kinh Quảng Tây, Trung Quốc có mời, có giấy mời chính thức, hàng năm họ đều sang đây thăm gia hoạt động Ha tiết (Cáp tiết) người Kinh Trung Quốc. cụ nghĩ rằng Ha tiết (Cáp 93 tiết) của Thôn Vạn Vĩ là những hoạt động tế lễ tổ tiên, điều này không hoàn toàn giống như Hát cửa đình của Việt Nam, có thể nói là hát giao lưu.” Ha tiết (Cáp tiết) người Kinh Trung Quốc có phần thành hai phần, một là bộ phần nghi lễ, hát trong đình; một là bộ phần giải trí, hát ở ngoài đình, bộ phận này mang tính giao lưu. Trước năm 1949, ở đảo Vạn Vĩ Tam Đảo người Kinh ở Quảng Tây, Trung Quốc, chưa có đào nương và kép. Khi tổ chức Hát Ha, sẽ mời đào nương và một kép ở tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam đến hát, kép đàn Tam, 2 đào nương hát, sau khi hát, kép đàn Tam theo giai điệu của đào nương như vậy. Cho đến nay, Ha tiết (Cáp tiết) của họ hoàn toàn khác nhau. Trong quá trình Ha tiết (Cáp tiết) hiện nay, không thấy kép cũng không có đàn Tam. Có lẽ do hai lí do: một là có lẽ loại hình hát này từ Việt Nam truyền đến khu người Kinh Trung Quốc đã thay đổi; thứ hai có lẽ do những đào nương này lúc học hát theo đào nương Việt Nam chưa nắm được tinh hoa của nghệ thuật Ha tiết (Cáp tiết). Hát múa trong hội Ha tiết của người Kinh tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc từ Việt Nam truyền lại, những người phụ nữ Việt Nam lấy chồng ở Tam Đảo tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc và truyền lại dân ca nghi lễ hát cửa đình của quê hương cho những phụ nữ người Kinh khác, sau đó dần dần hình thành quy mô phụ vụ lễ hội đình. Theo như phỏng vấn nghệ nhân dân gian Việt Nam, chị Bạch Vân cho biết, hát cửa đình trước kia được gọi là hát nhạc trò, loại hình âm nhạc này đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời. Chị Bạch Vân đã tiếp xúc với những người biểu diễn loại hình nghệ thuật âm nhạc này, cũng đọc khá nhiều thư tịch về lĩnh vực này. Thậm chí chị cũng bỏ ra 30 năm theo học các bậc tiền bối, để hiểu được môn nghệ thuật này. Khi đó, Việt Nam đã có môn nghệ thuật hát cửa đình này, nhưng đến khi chị đi tìm hiểu thì nó đã không còn nữa. Sau khi môn nghệ thuật này được khôi phục lại, một số cụ tiền bối cũng quay lại tiếp tục biểu diễn, nhưng cũng không giống với ngày trước nữa. Chị Bạch Vân là con nuôi và là học trò của cụ kép đàn, cụ là người quản lý âm nhạc của phường Khâm Thiên. Cụ kép đàn là người Hưng Yên, Việt Nam, tổ tiên mười đời đều ca hát, đình là nơi cụ làm việc. Hình thức biểu diễn mà cụ kép đàn 94 truyền dạy cho chị Bạch Vân là giống với bậc tiền bối của cụ kép đàn truyền dạy cho cụ. Vị tiền bối đó cũng đã 89, 90 tuổi. Khi so sánh hát múa trong hội Ha tiết của Quảng Tây (Trung Quốc) với hát cửa đình của Quảng Ninh (Việt Nam), thì đều thuộc vào một loại hình hát cửa đình. Có những hiện tượng tương đồng như: Một, đều được biểu diễn ở cửa đình, không gian đều là đình, đều có bát hương. Đình là nơi thờ cúng thần linh và tổ tiên, điều này Trung Quốc và Việt Nam đều giống nhau; Hai, phục trang đều rất trang trọng, chính thức, có khác biệt so với những ngày hội khác; Ba, khi hát, họ thường đứng để hát, tay cầm lá phách, chỉ có một người hát. Phương thức biểu diễn là thờ cúng thần và chúc tụng thần. Loại hình thức biểu diễn âm nhạc này trước năm 1945 còn rất được hoan nghênh, nhưng từ sau năm 1945 trở đi thì không còn được nồng nhiệt như cũ nữa. Hát cửa đình của Việt Nam trước kia, người hát sẽ vừa hát vừa gõ tiết tấu, phía sau còn có một người giúp gô nhịp trống, gõ phách trúc hòa vào. Còn như hôm nay, ở Quảng Tây (Trung Quốc) và Quảng Ninh (Việt Nam) cũng có người ở phía sau gõ nhịp tiết tấu. Nhưng họ chỉ gõ lá phách mà thôi, không có bản đế phách như trước. Khi được lưu truyền tới Quảng Tây (Trung Quốc), có những khác biệt rất lớn: Đầu tiên, ở dân tộc Kinh Quảng Tây (Trung Quốc) là có bốn cô gái trẻ, họ gõ nhịp bằng lá phách, chứ không có mặt đế, hoặc có thể môn nghệ thuật này khi truyền đến tay các cô đào trẻ, đã không còn được như ngày trước nữa, hoặc có thể là do họ vẫn chưa thực sự học được môn nghệ thuật này đúng nghĩa. Thứ hai, hiện nay Quảng Tây (Trung Quốc) không còn thấy loại nhạc cụ đàn đáy nữa, nhưng đây rõ ràng vẫn là hát thờ cửa đình. Còn ở Quảng Ninh (Việt Nam) thì còn có đàn đáy. Điều này nói lên rằng văn hóa nghệ thuật dân gian truyền thống trong quá trình truyền bá cũng đã phát sinh biến đổi. Hiện nay, hát cửa đình ở miền Bắc Việt Nam tuy đều đã được khôi phục, nhưng vẫn có điểm không giống với ngày trước. Ngày xưa hai vị đào nương thay nhau đứng hát. Bởi vì đình là nơi để thờ cúng thành hoàng, Một số làng quy định phụ nữ không được vào hậu cung(tức gian trong cùng của đình), chứ không có nghĩa là không được đến đình. Thực tế rất nhiều đình thờ nữ thần, rước nữ thần toàn là phụ nữ tham gia các đội rước, dân làng nam nữ đều tham dự. Diễn xướng của đào nương 95 bắt đầu từ đêm cho đến sáng sớm của ngày thứ hai, tiếp đó là bắt đầu múa bỏ bộ, nhưng hiện nay không còn như vậy nữa. Tuy nói rằng ở Việt Nam có rất nhiều câu lạc bộ đã bắt đầu khôi phục nghệ thuật này, như ở Hải Phòng, Móng Cái v.v Tuy nhiên, tất nhiên có ít nhiều thay đổi so với trước đây và chưa phổ biến như trước. Chị Mận (nghệ nhân dân gian ở Lỗ Khê, Đông Anh, Hà Nội, Việt Nam) cho biết: 15 tuổi bắt đầu hát ca trù và dân ca quan họ, năm 2012 được công nhận là nghệ nhân dân gian. Chị Mận là nghệ nhân dân gian, đã truyền thụ cho rất nhiều học trò học hát ca trù, một số nghệ nhân của thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh, như Lương Hồng, Hải Phong, cũng đến đây học rồi trở về làm nghề ca hát. Trong ban thờ của đình, vật phẩm cúng tế chỉ có gạo, chuối, hoa quả (tuy rằng bánh chưng rất được ưa chuộng ở mỗi địa phương, nhưng do có thịt nên không được vào đến ban thờ của đình). Hát cửa đình Việt Nam có nhạc cụ đàn đáy, hiện nay vùng Kinh Bắc này không thể sản xuất chế tác được nữa, nếu muốn mua loại này cũng phải đến phố Hào Nam, Hà Nội để đặt làm. Các tên người trong từ đường không được xuất hiện ở tên gọi trong dân chúng, khi hát, nếu như gặp phải những chữ này cũng phải tránh đi. Ca trù chỉ có thể gọi bằng thể cách, không gọi là làn điệu, trong đó, thể cách trước đây có khoảng 100 loại, nhưng hiện nay các nghệ nhân trứ danh cũng chỉ có thể hát được khoảng 20 loại. Phạm Tiến Ðặng (nghệ nhân thôn Bắc làng Vạn Ninh, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam), Bùi Thị Vẽ (nghệ nhân dân gian thôn Bắc làng Vạn Ninh, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam) cho biết: Hát cửa đình của địa phương vào 200 năm trước đã bắt đầu hình thành, thường được hát vào những lúc hội họp ở đình Vạn Ninh, phương thức biểu diễn này thường là vào ngày 12 tháng sáu âm lịch. Tuy nhiên, thời gian này lại đúng vào giai đoạn Vạn Ninh bận rộn mùa màng cày cấy, thêm nữa thời tiết lúc đó cũng không thuận lợi, thường mưa dài ngày, cho nên, thời gian lễ hội này cũng đã đổi thành ngày 12 tháng giêng âm lịch. Tuy vậy, vào ngày 2 tháng sáu âm lịch, vẫn có một lễ hội nhỏ diễn ra, người tham gia cũng chỉ là một bộ phận nhỏ người trong thôn mà thôi. Hát cửa đình ở Vạn Ninh cho đến trước năm 1945, vẫn được cử hành, từ năm 1945 trở về sau, do nhiều nguyên nhân mà đã bị đứt đoạn. Ví dụ: Chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ. Rất nhiều người vì lánh nạn chiến tranh, bị buộc phải rời khỏi quê 96 hương, đến nơi khác mưu cầu cuộc sống mới. Cách mạng văn hóa, điểm này cũng giống với thời kỳ đại cách mạng văn hóa ở Trung Quốc. Mọi đền chùa đều bị phá hủy, do đó không còn tổ chức hội làng nữa, cũng tức là không có người hát xướng nữa. Cho nên người ta đã không còn tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật này nữa. Tuy rằng tồn tại một số nguyên nhân khách quan như vậy, trong nhân dân vẫn có người gìn giữ môn nghệ thuật biểu diễn dân gian này. Mãi đến năm 1975 giải phóng Việt Nam trở về sau, loại hình nghệ thuật biểu diễn này mới được phục hồi lại, nhưng cũng không tổ chức thường xuyên. Tuy nhiên năm 1979 quan hệ biên giới Việt Trung xấu đi, nghệ thuật biểu diễn này cũng không sao tiếp tục tổ chức được nữa. Mãi tới năm 1991, quan hệ song phương Trung Việt được bình thường hóa, nghệ nhân dân gian của Vạn Ninh, tỉnh Quảng Ninh mới sang Vạn Vỹ, vùng Dân tộc Kinh Tam Đảo Trung Quốc để hát giao lưu, nghệ nhân dân gian của đảo Vạn Vỹ, Dân tộc Kinh Tam Đảo Trung Quốc cũng đến Vạn Ninh, Việt Nam để hát, nhờ có giao lưu hát xướng giữa hai bên mà loại nghệ thuật biểu diễn này mới thường xuyên được diễn ra. Từ năm 2004 cho đến nay, hát cửa đình mới được phục hồi trên diện rộng. Hát cửa đình ở Vạn Ninh, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam có nội dung chủ yếu là ca tụng các vị thành hoàng và tướng quân có công với quê hương, đất nước (như Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt), trong khi tiến hành cũng có một số cấm kị, ví dụ như người đang có việc tang, trong vòng một năm không có tư cách được hát hoặc tham dự cùng trong hoạt động này. Phương thức lưu truyền hát cửa đình ở tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam chủ yếu là thông qua con đường truyền khẩu, không có thư tịch hay tư liệu nào lưu giữ lại. Cho đến hiện nay mới có một số người già ghi lại các tư liệu bằng văn tự, những tư liệu này đều dùng chữ quốc ngữ của Việt Nam để chép lại. Hiện nay các thôn của Vạn Ninh đều thành lập câu lạc bộ, và bắt đầu mở lớp truyền dạy bộ môn nghệ thuật này cho thế hệ sau. Như câu lạc bộ thôn Nam, câu lạc bộ thôn Bắc, câu lạc bộ thôn Trung, câu lạc bộ thôn Đông, đều mở lớp dạy hát ba lần một tháng, nếu vào đợt có lễ hội thì tổ chức luyện tập nhiều lần hơn. Nguyễn Thị Từ (Nghệ nhân dân gian, 86 tuổi, người thôn Nam Vạn Ninh, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam): Từ khi còn rất nhỏ tôi đã đi theo các bậc cao tuổi để học 97 môn nghệ thuật này, các bà chỉ dạy truyền miệng, nơi học cũng không cố định, nơi nào cũng có thể học được, từ chỗ thả lưới đánh cá đến nơi lao động điền viên, cho đến lúc ở nhà làm cơm cũng có thể học hát được. Mỗi năm, vào ngày hội thờ cúng thần thánh ở đình, chúng tôi đều có người được mời tới các thôn khác của Vạn Ninh, thậm chí tới Dân tộc Kinh Tam Đảo của Phòng Thành Quảng Tây, Trung Quốc để hát. Hiện nay có điều đáng mừng là cuộc sống của người dân có tiến bộ đáng kể, phụ nữ trong thôn về cơ bản đều có thể trình diễn được loại hình nghệ thuật dân gian này. Thêm một điều đáng mừng nữa là môn nghệ thuật hát cửa đình này cũng được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của Việt Nam. Cô Lê Thị Lộc (người thôn nam Vạn Ninh, tỉnh Quảng Ninh Việt Nam, trưởng CLB thôn nam Vạn Ninh). Ông Trần Đăng Canh (người phụ trách văn hóa nghệ thuật thôn Nam) cho biết: Câu lạc bộ thôn Nam của Vạn Ninh, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam thành lập năm 2012, khi đó chỉ có 18 thành viên, hiện nay thì lên tới 42 thành viên, về cơ bản mỗi tháng chúng tôi đều tổ chức hoạt động CLB 2 - 3 lần, hiện tại thành viên CLB có độ tuổi từ tuổi học sinh cho đến 85 tuổi. Trên phương diện múa, chúng tôi căn cứ theo sự truyền dạy của các vị tiền bối, cũng có một vài cải biên tương ứng. Về mặt tập luyện ca hát, chủ yếu là ngợi ca Đảng, ngợi ca Hồ Chủ tịch, quê hương, đất nước. Bà Lê Thị Lộc còn nói tới sự khác biệt giữa ba loại hình hát cửa đình, hát nhà tơ, hát đối của tỉnh Quảng Ninh, là: hát cửa đình chỉ biểu diễn ở trong lễ hội ở đình làng; hát nhà tơ là diễn xướng ở nhà, không quy định là hát gì; hát đối thì diễn xướng trong lúc lao động hoặc lúc nhàn rỗi nghỉ ngơi cách thức diễn xướng như vậy không có yêu cầu gì cụ thể, đều là hát đối giữa nam và nữ, ra tận bãi biển cũng được mà hát nơi vườn ruộng cũng được. Hát cửa đình ở Vạn Ninh, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam có ba nội dung chủ yếu: một là dâng hương nghênh thần, hai là hiến hoa, ba là lên đèn (nhưng kiểu biểu diễn lên đèn này đã bị người dân lãng quên, chỉ có dâng hương nghinh thần và hiến hoa là vẫn được tiếp giữ). Hiện nay CLB thôn Nam có số người tham gia ở độ tuổi dưới 30 chiếm đến 70%, từ đây có thể thấy được thanh niên ngày càng quan tâm tới bộ môn nghệ thuật dân gian này. 98 Ông Nguyễn Thanh Nhẫn (80 tuổi, phường Trà Cổ, làng Vạn Ninh, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam),ông Lê Mạnh Hà (người quản lý đình Trường Vỹ, 62 tuổi) cho biết: Ở hội đình tại Trường Vỹ và phường Trà Cổ làng Vạn Ninh, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam hiện nay, đã không còn tiết mục hát như xưa nữa, nguyên nhân của tình trạng này theo ông Nguyễn Thanh Nhẫn cho rằng: Khi ông Nhẫn còn nhỏ, phường Trà Cổ, làng Vạn Ninh, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) đã có loại hình nghệ thuật này tồn tại, khi ấy vẫn còn một vài người có thể hát được môn nghệ thuật biểu diễn này, đến khi chiến tranh chống Pháp năm 1954 cho tới ngày nay, thì không còn ai hát được môn nghệ thuật dân gian này nữa. Những nghệ nhân hiểu nghề, những bậc cao niên có thể hát được thì cũng nối nhau qua đời. Vì vậy môn nghệ thuật biểu diễn này hiện nay đã không còn tồn tại ở Trà Cổ và Trường Vỹ nữa. Trong quá trình diễn ra nghi thức hát cửa đình ở đình Trường Vỹ và đình Trà Cổ làng Vạn Ninh, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam), đã không còn có tiết mục hát nữa, chỉ còn lại một số nghi thức thờ cúng. Điều này có cách biệt khá lớn so với hội đình với hát cửa đình ở Vạn Ninh, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam). “Vạn Ninh kim cổ” miêu tả hát cửa đình ở đình Trà Cổ, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đứt đoạn một thời gian, đình làng cũng bị thiệt hại. Hát cửa đình của phường Trường Vỹ, làng Vạn Ninh, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam đã thất truyền lâu, trước đây gọi là hát nhà tơ, nhưng mất đi vào năm nào thì ngày nay rất khó biết, mãi cho tới năm 1993 mới được khôi phục. Tại làng Vạn Ninh, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) có rất nhiều người có thể hát được lối hát nhà tơ, nhưng tại phường Trường Vỹ, làng Vạn Ninh thì chỉ có một vài người là biết hát nhà tơ. Năm 1461 bắt đầu cho trùng tu đình làng, chắc chắn người dân đã đến nơi đây sinh sống từ trước thời điểm này rồi. Năm 1953, 1954, 1955 mới trùng tu đình Trường Vỹ, đến khi có chiến tranh lại bị đứt đoạn. Nghi thức ở phường Trường Vỹ và phường Trà Cổ giống như nhau, đều chỉ có nghi thức tế lễ chứ không có hát, nhưng ở làng Vạn Ninh, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh thì có hát, đây là do nguyên nhân kinh tế và nguyên nhân về nhân lực, ngày nay đình Trường Vỹ vẫn còn lưu giữ sắc phong từ thời vua Bảo Đại. 99 Hiện nay, cứ đến ngày 30 tháng 5 và ngày 9 tháng 6 âm lịch, hai bên giữa Móng Cái Quảng Ninh (Việt Nam) và Tam Đảo Quảng Tây (Trung Quốc) đều mời nhau tham dự lễ hội đình làng của mỗi bên. Tiểu kết Lịch sử cư trú của người Kinh ở đây bắt nguồn từ thế kỷ XIV-XV, từ khi cư dân Đồ Sơn, Hải Phòng đi khai thác hải sản trên biển, Họ đã sinh sống ở nơi này. Rồi sau này vùng Tam Đảo trở thành đất thuộc Trung Quốc. Họ trở thành dân tộc thiểu số trong đại gia đình 56 dân tộc của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Gần gũi và thường xuyên tiếp xúc với người Việt ở Quảng Ninh (Việt Nam) khiến người Kinh ở Tam Đảo, huyện Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), Còn lưu giữ được kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của mình. Trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể ấy, vùng Tam Đảo, huyện Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) Có nghệ thuật hát cửa đình. Hát cửa đình tồn tại lâu đời với người Kinh ở đây, nhưng có thời kỳ bị gián đoạn và mai một. Vì vậy, để khôi phục lại truyền thống hát cửa đình, người dân tộc Kinh Trung Quốc lại sang học hỏi người Kinh (Việt) tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam), nói cách khác, sự phục hồi hát múa trong hội Ha tiết của người Kinh vùng Tam Đảo, huyện Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), là nhờ sự giúp đỡ của các nghệ nhân hát cửa đình tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam). Trong tâm thức người Kinh vùng Tam Đảo, huyện Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) còn “vết hằn tâm thức” về hát cửa đình, nên sự học hỏi đã trở thành sự sáng tạo truyền thống, như lý thuyết của các học giả phương Tây. Một dạng tồn tại mới của hát cửa đình trên tổng thể, do phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, lịch sử của người Kinh ở Quảng Tây nên có những cải biến, tạo thành cái riêng của hát cửa đình ở đây. Như vây, quan hệ giữa hát múa trong hội Ha tiết của người Kinh vùng Tam Đảo, huyện Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), vừa là quan hệ nguồn gốc, cùng loại hình, vừa là sáng tạo truyền thống trong quá trình giao lưu học hỏi văn hóa với người Kinh( Việt) tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam). 100 Chương 3 SO SÁNH HÁT CỬA ĐÌNH CỦA NGƯỜI KINH (VIỆT) TỈNH QUẢNG NINH (VIỆT NAM) VÀ CỦA NGƯỜI KINH TỈNH QUẢNG TÂY (TRUNG QUỐC) Hát múa cửa đình của người Việt tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và hát múa trong hội “Ha Tiết” của người Kinh tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) về mặt tính chất nó đều thuộc cùng một loại hình dân ca nghi lễ diễn xướng ở cửa đình. Chỉ vì đường biên giới quốc gia hai nước Việt - Trung . Tuy nhiên, họ có chung một nguồn gốc dân tộc Việt, nên phong tục của người Việt ở thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh và người Kinh ở thành phố Đông Hưng tỉnh Quảng Tây có nhiều điểm tương đồng như: bố trí đường làng gõ xóm, cây trồng trong khuôn viên, thờ cúng tổ tiên, ngư nghiệp, trang phục, lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo Đặc biệt, trong đời sống hàng ngày, họ thường xuyên liên hệ bằng điện thoại để thăm hỏi lẫn nhau; những người tham gia thực hành tôn giáo (thầy cúng, pháp sư, các ông đồng bà đồng) giao lưu, trao đổi sách cúng, nghi thức thực hành nghi lễ và nhất là người Việt ở làng Vạn Ninh, Trà Cổ, Tràng Vĩ, thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh thường sang dự lễ hội Ha Tiết tại các đình làng Vạn Vĩ, Vu Đầu, Hồng Khảm, Sơn Tâm tại thành phố Đông Hưng tỉnh Quảng Tây và ngược lại. Vì vậy, người Việt ở Việt Nam và người Kinh ở Trung Quốc có rất nhiều điểm chung trong các hiện tượng văn hóa, nhất là nghi lễ hát cửa đình. Tuy nhiên, dân gian có câu “Cách nghìn dặm không cùng phong tục, cách trăm dặm không cùng tập quán”. Bởi vậy, người Kinh ở Trung Quốc và người Việt ở Việt Nam cũng có một số điểm không giống nhau là do tác động của thể chế văn hóa của hai quốc gia không tương đồng. Ở Việt Nam, người Việt là dân tộc chủ thể nên nền văn hóa của họ được đại diện cho các dân tộc thiểu số và trái lại, người Kinh ở Trung Quốc là dân tộc thiểu số nên phải tuân thủ theo định hướng phát triển văn hóa theo người Hán là dân tộc chủ thể. Từ bối cảnh về chính trị trong văn hóa tộc người mà dẫn đến bối cảnh riêng về văn hóa của họ ở mỗi quốc gia. Hay nói cách khác, trong lễ hát cửa đình của 101 người Việt ở Việt Nam và người Kinh ở Trung Quốc do cùng nguồn gốc dân tộc, địa bàn cư trú, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo nên tỷ lệ tương đồng nhiều hơn là khác biệt. Văn hóa không phải là thứ tạo nên một lần là không bao giờ thay đổi, theo sự thúc đẩy của thời gian, có nền văn hóa trở nên phong phú hơn, có nền văn hóa lụi bại đi, dần dần tiêu biến mất. Hoàn cảnh xã hội, địa lý, lịch sử và môi trường sống là những nhân tố quyết định đến sự sản sinh, cũng như sự nối tiếp, phát triển hay biến mất của văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần? Đây là những giả thiết nghiên cứu mà tác giả luận án luôn suy nghĩ trong suốt quá trình điều tra nghiên cứu điền dã ở hai nước. Từ kết quả nghiên cứu thực địa cho thấy, hoàn cảnh xã hội là để chỉ chủ lưu và chi lưu của sự sùng bái tín ngưỡng, cũng như cái tạo thành tầng lớp và giai cấp. Tầng lớp và giai cấp có địa vị thống trị, có sức chi phối, kẻ tự cho mình địa vị chủ lưu và chi phối có sức ảnh hưởng đầy quyền lực, làm thành nhân tố quan trọng để hình thành nên chủ thể văn hóa; còn kẻ thứ yếu sẽ sản sinh ra văn hóa phái sinh,văn hóa phi chủ lưu. Hoàn cảnh địa lý là để chỉ núi cao, đồng bằng, sông nước, môi trường khí hậu của nơi cư trú. Hoàn cảnh sống chỉ nguồn gốc tài nguyên sinh hoạt mà người dân cư trú địa phương được hưởng, như dân tộc Kinh và người Việt chủ yếu là từ nông nghiệp và ngư nghiệp kết hợp lại với nhau. Hoàn cảnh lịch sử chỉ một vài nhân tố mới, xuất hiện trong tiến trình phát triển lịch sử, làm biến đổi văn hóa ở một vài chi tiết nào đó, hoặc khiến nó phong phú lên. Nếu bổ ngang để xem xét, thì những hoàn cảnh này là cái hình thành nên các nét dị đồng của văn hóa đương thời, còn nếu phân tích bổ dọc, thì nó hiển hiện sự hình thành nên các khác biệt lịch sử, các nét dị đồng trước sau. 3.1. Điểm giống nhau giữa hát múa cửa đình của người Việt tỉnh Quảng Ninh và hát múa trong hội Ha tiết của người Kinh tỉnh Quảng Tây Người Việt tỉnh Quảng Ninh và người Kinh thị trấn Giang Bình thành phố Đông Hưng tỉnh Quảng Tây đều có những điểm tương đồng cơ bản về giọng nói, các vị thần được thờ, lễ hội, truyền thuyết, phuong tục tập quán trong sinh hoạt hàng ngày, 102 tập tục sản xuất..., Những thăng trầm của lịch sử, nhất là ở TK XIX và XX, khu vực biên giới đều tác động đến các làng biển trong đó có Trả Cổ, Vạn Ninh của thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh và khu “Kinh tộc tam đảo” của người Kinh ở Trung Quốc. Nghi lễ hát cửa đình ở đây cũng có nhiều điểm tương đồng trên nền tảng của sự tương đồng chung về lịch sử nguồn gốc tộc người và cơ tầng văn hóa nêu trên. Nguồn gốc của hát múa trong hội Ha tiết (ha jie) của dân tộc Kinh tỉnh Quảng T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_quan_he_giua_hat_cua_dinh_cua_nguoi_kinh.pdf
Tài liệu liên quan