Luận án Quản lý đào tạo giáo viên mầm non theo tiếp cận năng lực ở các trường Cao đẳng Sư phạm khu vực đồng bằng sông Hồng

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ xi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM 10

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 10

1.1.1. Những nghiên cứu về đào tạo và quản lý đào tạo giáo viên mầm non 10

1.1.2. Nghiên cứu về quản lý đào tạo giáo viên mầm non theo tiếp cận năng lực 17

1.1.3. Nhận xét chung và hướng nghiên cứu tiếp theo 26

1.2. Đào tạo giáo viên mầm non theo tiếp cận năng lực ở các trường Cao đẳng Sư phạm 28

1.2.1. Năng lực, tiếp cận năng lực 28

1.2.2. Một số khái niệm về đào tạo giáo viên mầm non theo tiếp cận năng lực 32

1.2.3. Năng lực giáo viên mầm non trong đào tạo trình độ cao đẳng sư phạm 34

1.2.4. Quá trình đào tạo giáo viên mầm non theo tiếp cận năng lực ở trường Cao đẳng sư phạm 44

1.2.5. Đặc thù đào tạo giáo viên mầm non ở các trường Cao đẳng sư phạm 52

1.3. Quản lý đào tạo giáo viên mầm non theo tiếp cận năng lực ở các trường Cao đẳng Sư phạm 54

1.3.1. Khái niệm quản lý và chức năng quản lý 54

1.3.2. Quản lý đào tạo giáo viên mầm non theo tiếp cận năng lực 55

1.3.3. Nội dung quản lý đào tạo giáo viên mầm non theo tiếp cận năng lực ở trường Cao đẳng Sư phạm 56

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo giáo viên mầm non theo tiếp cận năng lực ở trường Cao đẳng Sư phạm 63

Kết luận chương 1 67

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 69

2.1. Khái quát về các trường Cao đẳng Sư phạm khu vực Đồng bằng Sông Hồng 69

2.2. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng 72

2.2.1. Mục đích khảo sát 72

2.2.2. Nội dung khảo sát 72

2.2.3. Đối tượng và địa bàn khảo sát 72

2.2.4. Xây dựng mẫu phiếu khảo sát và phương pháp xử lý số liệu khảo sát 73

2.2.5. Thời gian khảo sát 74

2.3. Thực trạng đào tạo giáo viên mầm non theo tiếp cận năng lực ở các trường Cao đẳng Sư phạm khu vực Đồng bằng Sông Hồng 74

2.3.1. Thực trạng các yếu tố đầu vào trong đào tạo giáo viên mầm non theo tiếp cận năng lực 74

2.3.2. Thực trạng quá trình đào tạo đào tạo giáo viên mầm non theo tiếp cận năng lực 88

2.4. Thực trạng quản lý đào tạo giáo viên mầm non theo tiếp cận năng lực ở các trường Cao đẳng sư phạm 101

2.4.1. Thực trạng quản lý yếu tố đầu vào đào tạo giáo viên mầm non theo tiếp cận năng lực 101

2.4.2. Thực trạng quản lý quá trình đào tạo giáo viên mầm non theo tiếp cận năng lực trong các trường cao đẳng sư phạm 110

2.4.3. Thực trạng quản lý kết quả đầu ra của quá trình đào tạo giáo viên mầm non theo tiếp cận năng lực ở các trường cao đẳng sư phạm 123

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo giáo viên mầm non theo tiếp cận năng lực ở các trường Cao đẳng Sư phạm Đồng bằng Sông Hồng 126

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý đào tạo giáo viên mầm non theo tiếp cận năng lực ở các trường cao đẳng sư phạm khu vực Đồng bằng Sông Hồng 129

2.6.1. Ưu điểm và hạn chế 129

2.6.2. Nguyên nhân của thực trạng 131

2.7. Kinh nghiệm đào tạo giáo viên và giáo viên mầm non ở một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam 133

2.7.1. Đào tạo giáo viên và giáo viên mầm non tại một số nước trên thế giới 133

2.7.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 137

Kết luận chương 2 139

docx255 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý đào tạo giáo viên mầm non theo tiếp cận năng lực ở các trường Cao đẳng Sư phạm khu vực đồng bằng sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
41,7 33,3 25,0 2 Việc xây dựng bộ phận, cơ quan giúp việc cho Ban Giám hiệu thực hiện công tác tuyển sinh. SL 20 15 25 1,92 2 % 33,3 25,0 47,1 3 Quản lý các hoạt động tuyên truyền, tư vấn các tiêu chí, điều kiện trước khi tuyển sinh. SL 15 15 30 1,75 3 % 25,0 25,0 50,0 4 Quản lý việc thực hiện quy trình, chất lượng công tác xét tuyển “đầu vào”. SL 12 17 31 1,68 4 % 20,0 28,3 51,7 5 Công tác sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm công tác tuyển sinh. SL 10 15 35 1,58 5 % 16,7 25,0 58,3 6 Kết hợp tốt với các sở GD và ĐT các tỉnh để tuyên truyền thu hút tuyển sinh. SL 8 15 37 1,52 6 % 13,3 25,0 61,7 Điểm TB chung 1,77 Đánh giá của cơ sở tuyển dụng SV về quản lý công tác tuyển sinh ở các trường CĐSP ở mức trung bình, điểm trung bình giao động từ 1,52 đến 2,17. Nội dung được đánh giá tốt nhất là “Cử cán bộ, giảng viên có kinh nghiệm lâu năm thâm nhập, tuyên truyền về quyền lợi, ý nghĩa, tầm quan trọng của GV GDMN”, điểm trung bình 2,17, xếp bậc 1/6, có 25/60 chiếm tỉ lệ 41,7% đánh giá ở mức tốt, 20/60 chiếm tỉ lệ 33.3% đánh giá ở mức trung bình và 15/60 chiếm tỉ lệ 25,0% đánh giá ở mức yếu. Nội dung được đánh giá thấp nhất là “Kết hợp tốt với các sở GD và ĐT các tỉnh để tuyên truyền thu hút tuyển sinh”, điểm trung bình 1,52, xếp bậc 6/6, chỉ có 8/60 ý kiến đánh giá tốt, chiếm tỉ lệ 13,3%; 15/60 ý kiến đánh giá trung bình, chiếm tỉ lệ 25,0% và 37/60 ý kiến đánh giá yếu chiếm tỉ lệ 61,7%. Qua trao đổi với cô giáo Ng.Th.H hiệu trưởng trường MN Sao Mai huyện Thường tín cho biết: Nội dung về tuyên truyền ý nghĩa và tầm quan trọng của GVMN trong xã hội đã được trường CĐSP tuyên truyền phổ biến rộng rãi tới các trường MN. Tuy nhiên với nhiều yếu tố tác động nên sự thu hút vào đào tạo GVMN chưa được nhiều. 2.4.1.2. Thực trạng quản lý nội dung chương trình đào tạo GVMN ở các trường CĐSP Để tìm hiểu rõ vấn đề này, chúng tôi tiến hành khảo sát, kết quả thu được như sau: Bảng 2.25. Thực trạng quản lý nội dung chương trình đào tạo ở các trường CĐSP (Ý kiến đánh giá của CBQL và GV trường CĐSP) TT Nội dung đánh giá SL % Mức độ đánh giá Điểm TB Thứ bậc Tốt TB Yếu 1 Công tác xây dựng chuẩn xác mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo GVMN theo tiếp cận năng lực. SL 47 135 63 1,93 5 % 19,2 55,1 25,7 2 Trong quá trình đào tạo bám sát mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo GVMN. SL 110 80 55 2,22 1 % 44,9 32,7 22,4 3 Mức độ nắm chắc mục tiêu, nội dung, chương trình trong quá trình đào tạo của giảng viên. SL 100 95 50 2,20 2 % 40,8 38,8 20,4 4 Thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo GV MN thông qua các chức năng quản lý (Lập kế hoạch, chỉ đạo, kiểm tra) theo tiếp cận năng lực. SL 92 100 53 2,16 3 % 37,6 40,8 21,6 5 Chỉ đạo phát triển chương trình GDMN hằng năm. SL 85 105 55 2,12 4 % 35,9 38,8 25,3 Điểm TB chung 2,13 Kết quả khảo sát cho thấy, điểm mạnh nhất là trong quá trình đào tạo, các cơ sở đào tạo đã bám sát mục tiêu, nội dung, chương trình đã được xác định: Có 110/245 (44,9%) ý kiến đánh giá tốt, 80/245 (32,7%) ý kiến đánh giá trung bình chỉ có 55/245 (22,4%) ý kiến đánh giá mức yếu; Nội dung nắm chắc mục tiêu, nội dung, chương trình trong quá trình đào tạo GVMN có 100/245 (40,8%) ý kiến đánh giá tốt, 95/245 (38,8%) ý kiến đánh giá trung bình và 50/245 (20,4%) ý kiến đánh giá yếu. Nội dung được đánh giá thấp nhất là xây dựng chuẩn xác mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo GVMN theo tiếp cận năng lực: Chỉ có 47/245 (19,2%) ý kiến đánh giá tốt, trong khi 135/245 (55,1%) ý kiến đánh giá trung bình, có tới 63/245 (25,7%) ý kiến đánh giá yếu. Qua trao đổi với cán bộ, giảng viên cho thấy, về cơ bản các cơ sở đào tạo dựa trên chương trình chuẩn của Bộ GD&ĐT, tuy có điều chỉnh nhưng không nhiều. Thực tế, mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo GVMN về cơ bản chỉ hướng tới trang bị kiến thức, kỹ năng, mà chưa thực sự chú trọng đầy đủ tới trang bị năng lực, nhất là nắm bắt, đánh giá xử lý tình huống giáo dục mầm non, cũng như các tình huống sư phạm... Trong quá trình tổ chức đào tạo, nhiều cơ sở đào tạo đã quan tâm rà soát, phát hiện những bất cập trong nội dung, chương trình đào tạo để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Với câu hỏi: “Để điều chỉnh mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo GVMN theo tiếp cận năng lực, trường đồng chí thường căn cứ vào yếu tố nào?”, chúng tôi thu được kết quả: 225/245 (91,8%) ý kiến cho rằng căn cứ vào thực trạng đào tạo GVMN 195/245 (79,5%) ý kiến cho rằng căn cứ vào thực trạng ưu điểm, hạn chế và thực trạng giảng dạy môn học ngành MN trong các trường CĐSP; 155/245 (63,2%) ý kiến cho rằng căn cứ vào yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện công tác GD&ĐT; 125/245 (51,0%) ý kiến cho rằng căn cứ vào yêu cầu tăng cường MN cho thế hệ trẻ và học sinh, sinh viên trong thời kỳ mới. Qua trao đổi với L Th Tr phụ trách MN của phòng GD và ĐT huyện Thanh Trì thì trong đào tạo luôn phải bám sát mục tiêu và thực hiện tốt chương trình đào tạo GVMN, vì mục tiêu là kết quả đầu ra được hình dung trước và được cụ thể hóa ở nội dung chương trình đào tạo ở các trường CĐSP, vì vậy muốn SV sau khi ra trường đáp ứng được yêu cầu của nghề GDMN thì quản lý đào tạo GVMN trong các trường phải đảm bảo được chất lượng. Điều này cho thấy, đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo GVMN theo tiếp cận năng lực là tất yếu, cấp thiết và phải dựa trên căn cứ khoa học. Bảng 2.26. Thực trạng quản lý nội dung chương trình đào tạo (Ý kiến của CBQL và GV các trường MN) TT Nội dung đánh giá SL % Mức độ đánh giá Điểm TB Thứ bậc Tốt TB Yếu 1 Công tác xây dựng chuẩn xác mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo GVMN theo tiếp cận năng lực. SL 27 18 15 2,20 2 % 45,0 30,0 25,7 2 Trong quá trình đào tạo bám sát mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo GVMN. SL 26 20 14 2,22 1 % 44,9 32,7 22,4 3 Mức độ nắm chắc mục tiêu, nội dung, chương trình trong quá trình đào tạo của giảng viên. SL 24 23 13 2,20 2 % 40,8 38,8 20,4 4 Thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo GVMN thông qua các chức năng quản lý (Lập kế hoạch, chỉ đạo, kiểm tra) theo tiếp cận năng lực. SL 22 25 13 2,16 4 % 37,6 40,8 21,6 5 Chỉ đạo phát triển chương trình GDMN hằng năm. SL 21 23 16 2,16 3 % 35,9 38,8 25,3 Điểm TB chung 2,08 Đánh giá của cơ sở tuyển dụng SV với 60 CBQL về quản lý mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo ở mức trung bình, điểm trung bình 2,08. Nội dung được đánh giá tốt nhất là “Trong quá trình đào tạo bám sát mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo GVMN”, điểm trung bình 2,22, xếp bậc 1/5, có 26/60 chiếm tỉ lệ 49,9% đánh giá ở mức tốt, 20/60 chiếm tỉ lệ 32,7% đánh giá ở mức trung bình và 14/60 chiếm tỉ lệ 22,4% đánh giá ở mức yếu. Nội dung được đánh giá thấp nhất là “Thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo GVMN thông qua các chức năng quản lý (Lập kế hoạch, chỉ đạo, kiểm tra) theo tiếp cận năng lực.”, điểm trung bình 2,16, xếp bậc 4- thấp nhất, chỉ có 22/60 ý kiến đánh giá tốt, chiếm tỉ lệ 37,6%; 25/60 ý kiến đánh giá trung bình, chiếm tỉ lệ 40,8% và 13/60 ý kiến đánh giá yếu chiếm tỉ lệ 21,6%. Đa số các ý kiến trả lời của HT và phó HT các trường MN cho thấy trong đào tạo các trường CĐSP đã bám sát mục tiêu và chương trình đào tạo GVMN, đặc biệt thực hiện theo khung chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện hành. Tuy nhiên trong thực tế, mục tiêu đào tạo của các trường CĐSP đã được xác định, song cuối cùng thực hiện mục tiêu là chất lượng đào tạo sinh viên MN đáp ứng với yêu cầu vị trí việc làm, do đó CBQL các trường MN đã đánh giá theo các kết quả khảo sát trên. 2.4.1.3. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong trường cao đẳng sư phạm Về thực trạng quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo trong đào tạo GVMN ở các trường CĐSP, kết quả khảo sát thu được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.27. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo trong đào tạo GVMN theo tiếp cận năng lực (Ý kiến của CBQL và GV trường CĐSP) TT Nội dung đánh giá SL % Mức độ đánh giá Điểm TB Thứ bậc Tốt TB Yếu 1 Ý thức của CB,GV trong bảo quản, sử dụng trang thiết bị cơ sở vật chất SL 104 73 68 2,15 4 % 42,4 29,8 27,8 2 Xây dựng quy chế, quy định chặt chẽ, đầy đủ về bảo quản, sử dụng trang thiết bị, cơ sở vật chất SL 112 88 45 2,27 1 % 45,7 35,9 18,4 3 Định kỳ thống kê, bổ sung cơ sở vật chất phục vụ đào tạo GVMN SL 87 103 55 2,13 5 % 35,5 42,0 22,4 4 Công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được tin học hóa dữ liệu SL 95 100 50 2,18 2 % 38,8 40,8 20,4 5 Cung cấp cơ sở vật chất để SV thiết kế đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho GDMN SL 100 82 63 2,15 3 % 49,0 32,2 18,8 Điểm TB chung 2,18 Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị trong đào tạo GVMN theo tiếp cận năng lực được đánh giá ở mức trung bình, điểm TB đạt 2,18. Trong đó: Nội dung 2 về Xây dựng quy chế, quy định chặt chẽ, đầy đủ về bảo quản, sử dụng trang thiết bị, cơ sở vật chất được đánh giá tốt nhất với 112/245 (45,7%) ý kiến đánh giá tốt, 88/245 (35,9%) ý kiến đánh giá mức trung bình 45/245 (18,4%) ý kiến đánh giá mức yếu. Qua tìm hiểu, hầu hết cán bộ, giảng viên đều cho rằng, do đặc thù cơ sở vật chất và các điều kiện bảo đảm phục vụ cho đào tạo GVMN. Nội dung 3 về Định kỳ thống kê, bổ sung cơ sở vật chất phục vụ đào tạo GV GDMN được đánh giá thấp nhất 87/245 (35,5%) ý kiến đánh giá tốt, 103 (42,0%) ý kiến đánh giá trung bình và 55/245 (22,4%) ý kiến đánh giá yếu; nội dung 1 về Công tác giáo dục, phát huy vai trò, ý thức trách nhiệm của các lực lượng trong bảo quản, sử dụng trang thiết bị cơ sở vật chất chưa được đánh giá cao khi có 104/245 (42,4%) ý kiến đánh giá tốt, 73/245 (29,8%)ý kiến trung bình và 68/245 (27,8%) ý kiến đánh giá yếu. Thực tiễn cho thấy, nhiều cơ sở chưa thực sự chủ động làm tốt công tác thống kê, định kỳ để phân loại, dự kiến xin bổ sung những vật chất thiếu hoặc xuống cấp, mà còn mang tính thụ động; bên cạnh đó, việc quản lý cơ sở vật chất chủ yếu mang tính thủ công, chưa thực sự bài bản nên quản lý chưa chắc và chưa mang tính hệ thống. Qua trao đổi với một số giảng viên đang công tác tại các trường CĐSP cho thấy thực tiễn các trường rất hạn chế về kinh phí đầu tư cho mua sắm và phục vụ cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất vì vậy việc mua sắm và cải tạo cơ sở vật chất của các trường phục vụ cho đào tạo GVMN cũng rất hạn chế. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong đào tạo GVMN ở các trường CĐSP. Bảng 2.28. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, thiết bị trong đào tạo GVMN theo tiếp cận năng lực (Ý kiến của CBQL và GV trường MN) TT Nội dung đánh giá SL % Mức độ đánh giá Điểm TB Thứ bậc Tốt TB Yếu 1 Ý thức của CB,GV trong bảo quản, sử dụng trang thiết bị cơ sở vật chất SL 24 19 17 2,12 2 % 40,0 31,7 28,3 2 Xây dựng quy chế, quy định chặt chẽ, đầy đủ về bảo quản, sử dụng trang thiết bị, cơ sở vật chất SL 30 14 16 2,23 1 % 50,0 23,3 26,7 3 Định kỳ thống kê, bổ sung cơ sở vật chất phục vụ đào tạo GVMN SL 23 19 18 2,08 3 % 38,3 31,7 30,0 4 Công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được tin học hóa dữ liệu SL 20 20 20 2,00 4 % 33,3 33,3 33,3 5 Cung cấp cơ sở vật chất để SV thiết kế đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho GDMN SL 18 16 26 1,87 5 % 30,0 26,7 43,3 Điểm TB chung 2,06 Đánh giá của cơ sở tuyển dụng SV về quản lý hoạt động giảng dạy của GV trong đào tạo GVMN ở mức trung bình, điểm trung bình 2,06. Các nội dung giao động từ 1,87 đến 2,23. Nội dung được đánh giá tốt nhất là “Xây dựng quy chế, quy định chặt chẽ, đầy đủ về bảo quản, sử dụng trang thiết bị, cơ sở vật chất”, điểm trung bình 2,23, xếp bậc 1/5, có 30/60 chiếm tỉ lệ 50,0% đánh giá ở mức tốt, 14/60 chiếm tỉ lệ 23,3% đánh giá ở mức trung bình và 16/60 chiếm tỉ lệ 26,7% đánh giá ở mức yếu. Nội dung được đánh giá thấp nhất là “Cung cấp cơ sở vật chất để SV thiết kế đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho GDMN”, điểm trung bình 1,87, xếp bậc 5/5, có 18/60 ý kiến đánh giá tốt, chiếm tỉ lệ 30,0%; 16/60 ý kiến đánh giá trung bình, chiếm tỉ lệ 26,7% và 26/60 ý kiến đánh giá yếu chiếm tỉ lệ 43,3%. 2.4.2. Thực trạng quản lý quá trình đào tạo giáo viên mầm non theo tiếp cận năng lực trong các trường cao đẳng sư phạm 2.4.2.1. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giảng viên các trường CĐSP trong đào tạo GVMN theo tiếp cận năng lực qua kết quả khảo sát thu được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.29. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của GV trong đào tạo GVMN (Ý kiến đánh giá của CBQL và GV trường CĐSP) TT Nội dung đánh giá SL % Mức độ đánh giá Điểm TB Thứ bậc Tốt TB Yếu 1 Nhận thức của các lực lượng đối với vị trí, vai trò hình thức, phương pháp giảng dạy đối với chất lượng, kết quả đào tạo GVMN. SL 105 115 25 2,33 1 % 42,9 46,9 10,2 2 Các hình thức, phương pháp giảng dạy đã hướng tới việc hình thành, phát triển năng lực GVMN. SL 67 125 53 2,06 7 % 27,3 51,1 21,6 3 Công tác xây dựng quy chế, quy định về đổi mới hình thức phương pháp giảng dạy MN theo tiếp cận năng lực. SL 75 135 35 2,16 4 % 30,6 55,1 14,3 4 Nền nếp thực hiện công tác dự giờ, nghe giảng, đánh giá trong quá trình đào tạo GVMN. SL 87 125 33 2,22 3 % 35,5 51,0 13,5 5 Đánh giá về kết quả đổi mới hình thức phương pháp giảng dạy MN theo tiếp cận năng lực. SL 97 113 25 2,29 2 % 39,6 50,2 10,2 6 Công tác bồi dưỡng phương pháp giảng dạy MN cho giảng viên theo tiếp cận năng lực. SL 72 135 38 2,14 5 % 29,4 55,1 15,5 7 Chỉ đạo xây dựng các trường MN thực hành đảm bảo chuẩn. SL 80 115 50 2,12 6 % 32,7 46,9 20,4 Điểm TB chung 2,19 Kết quả khảo sát cho thấy: Nội dung 1 về Nhận thức của các lực lượng đối với vị trí, vai trò hình thức, phương pháp giảng dạy đối với chất lượng, kết quả đào tạo GVMN được đánh giá cao nhất: Có 105/245 (42,9%) ý kiến đánh giá tốt, 115/245 (46,9%) ý kiến đánh giá mức trung bình, 25/245 (10,2%) ý kiến đánh giá nhận thức mức yếu. Như vậy, về cơ bản đội ngũ cán bộ, giảng viên đã nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp giảng dạy đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo GVMN. Nội dung 3 về Công tác xây dựng quy chế quy định về đổi mới phương pháp có 75/245 (30,6%) ý kiến đánh giá tốt, 135/245 (55,1%) ý kiến đánh giá mức trung bình, 35/245 (14,2%) ý kiến đánh giá yếu; cao hơn là Nội dung 4 về Nề nếp thực hiện công tác dự giờ, nghe giảng, đánh giá trong quá trình đào tạo GVMN có 87/245 (35,5%) ý kiến đánh giá tốt, 125/245 (51,0%) ý kiến đánh giá trung bình, 33/245 (13,5%) ý kiến đánh giá yếu. Qua phỏng vấn sâu, chúng tôi thấy, các cơ sở đã quan tâm xây dựng quy chế, quy định và thực hiện nề nếp dự giờ, hoạt động phương pháp trong đào tạo GVMN Các khoa, tổ bộ môn tổ chức chặt chẽ chế độ thông qua bài giảng, thực hiện phê duyệt theo phân cấp; tiến hành dạy thử, tập thể rút kinh nghiệm, qua đó bổ sung, cập nhật sự phát triển mới về nhiệm vụ giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay của đất nước. Nội dung được cho là đánh giá thấp nhất là nội dung 2 về các hình thức, phương pháp giảng dạy đã hướng tới việc hình thành, phát triển năng lực GVMN: Chỉ có 67/245 (27,3%) ý kiến đánh giá tốt, 125/245 (51,0%) ý kiến đánh giá trung bình và có tới 53/245 (21,6%) ý kiến đánh giá mức yếu. Qua nghiên cứu, khảo sát cho thấy, các cơ sở đào tạo đã quan tâm đổi mới phương pháp giảng dạy; yêu cầu giảng viên phải nghiên cứu kỹ đối tượng để biên soạn giáo án, thực hành giảng bài, tổ chức thảo luận hiệu quả; đã có nhiều cố gắng trong chuyển từ truyền thụ kiến thức một chiều sang hướng dẫn cách học, cách nghiên cứu, giải quyết vấn đề, phát huy năng lực tư duy, khai thác, xử lý thông tin và giải quyết các tình huống trong dạy học mầm non. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động đổi mới hình thức, phương pháp giảng dạy MN vẫn hướng tới truyền thụ kiến thức là phần nhiều mà chưa thực sự coi trọng đúng mức phát triển năng lực sinh viên trong đào tạo GVMN. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, nội dung 6 về công tác bồi dưỡng phương pháp giảng dạy MN cho giảng cũng không được đánh giá cao: có 135/245 (55,1%) ý kiến đánh giá mức trung bình và 38/245 (15,5%) ý kiến đánh giá yếu. Nhiều cán bộ, giảng viên cho rằng, việc dạy cho sinh viên phương pháp dạy trẻ có lúc vẫn mang tính hình thức, bổ sung, cập nhật kiến thức, chưa chú trọng đầy đủ bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên. Bảng 2.30. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của GV trong đào tạo GVMN (Ý kiến của CBQL và GV của các trường MN) TT Nội dung đánh giá SL % Mức độ đánh giá Điểm TB Thứ bậc Tốt TB Yếu 1 Nhận thức của các lực lượng đối với vị trí, vai trò hình thức, phương pháp giảng dạy đối với chất lượng, kết quả đào tạo GVMN. SL 23 20 17 2,10 2 % 38,3 33,3 28,3 2 Các hình thức, phương pháp giảng dạy đã hướng tới việc hình thành, phát triển năng lực GVMN. SL 16 19 25 1,85 4 % 26,7 31,7 41,7 3 Công tác xây dựng quy chế, quy định về đổi mới hình thức phương pháp giảng dạy MN theo tiếp cận năng lực. SL 28 13 20 2,13 1 % 45,9 21,3 32,8 4 Nền nếp thực hiện công tác dự giờ, nghe giảng, đánh giá trong quá trình đào tạo GVMN. SL 18 17 25 1,88 3 % 30,0 28,3 41,7 5 Đánh giá về kết quả đổi mới hình thức phương pháp giảng dạy MN theo tiếp cận năng lực. SL 15 17 28 1,78 6 % 25,0 28,3 46,7 6 Công tác bồi dưỡng phương pháp giảng dạy MN cho giảng viên theo tiếp cận năng lực. SL 14 20 26 1,80 5 % 23,3 33,3 43,3 7 Chỉ đạo xây dựng các trường MN thực hành đảm bảo chuẩn. SL 10 15 35 1,58 7 % 16,7 25,0 58,3 Điểm TB chung 1,88 Đánh giá của cơ sở tuyển dụng SV về quản lý hoạt động giảng dạy của GV trong đào tạo GVMN ở mức trung bình, điểm trung bình 1.88. Các nội dung giao động từ 1,58 đến 2,13. Nội dung được đánh giá tốt nhất là “Công tác xây dựng quy chế, quy định về đổi mới hình thức phương pháp giảng dạy MN theo tiếp cận năng lực”, điểm trung bình 2,13, xếp bậc 1/7, có 28/60 chiếm tỉ lệ 45,9% đánh giá ở mức tốt, 13/60 chiếm tỉ lệ 21,3% đánh giá ở mức trung bình và 20/60 chiếm tỉ lệ 32,8% đánh giá ở mức yếu. Nội dung được đánh giá thấp nhất là “Chỉ đạo xây dựng các trường MN thực hành đảm bảo chuẩn”, điểm trung bình 1,58, xếp bậc 7/7, có 10/60 ý kiến đánh giá tốt, chiếm tỉ lệ 16,7%; 15/60 ý kiến đánh giá trung bình, chiếm tỉ lệ 25,0% và 35/60 ý kiến đánh giá yếu chiếm tỉ lệ 58,3%. Qua trao đổi với cô giáo Trần. M. Th trường MN Hoa Hướng Dương tỉnh Bắc Ninh cô đã tốt nghiệp trường CĐSP Bắc Ninh cho biết: Trong quá trình đào tạo giảng viên của trường CĐSP đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học, coi trọng thực hành trên trẻ, vì vậy phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ đã được SV nắm vững và thực hành các kỹ năng cơ bản. Do đó khi ra trường được đứng lớp giáo dục trẻ cô không bị bỡ ngỡ, thích ứng nhanh và trên cơ sở các kiến thức nền tảng đó để phát triển vững vàng hơn về chuyên môn và nghiệp vụ 2.4.2.2. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành mầm non theo tiếp cận năng lực ở các trường CĐSP Để tìm hiểu rõ hơn thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên trong quá trình đào tạo GVMN, qua khảo sát chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 2.31. Thực trạng quản lý hoạt động học tập trong đào tạo GVMN theo tiếp cận năng lực (Ý kiến của CBQL và GV trường CĐSP) TT Nội dung đánh giá SL % Mức độ đánh giá Điểm TB Thứ bậc Tốt TB Yếu 1 Việc phát huy vai trò của đội ngũ GVMN tại các cơ sở thực hành trong quản lý quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên ngành MN SL 137 75 33 2,42 1 % 55,9 30,6 13,5 2 Công tác quản lý học tập, rèn luyện sinh viên đã hướng vào hình thành, phát triển năng lực GVMN SL 45 137 63 1,93 7 % 18,4 55,9 25,7 3 Quản lý các hoạt động học tập rèn luyện của sinh viên theo kết quả thực tiễn SL 135 73 37 2,40 3 % 55,1 29,8 15,1 4 Cán bộ quản lý, giảng viên định hướng mô hình năng lực GVMN cho sinh viên SL 83 117 45 2,16 6 % 33,9 47,8 18,4 5 Cán bộ quản lý, giảng viên đã bám sát, nắm chắc đặc điểm tình hình, kịp thời điều chỉnh hành vi, thái độ cho sinh viên theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo SL 123 82 40 2,34 4 % 50,2 33,5 16,3 6 Kịp thời phê bình, khen thưởng đối với các hoạt động học tập, rèn luyện của sinh viên SL 132 75 38 2,40 2 % 53,9 30,6 15,5 7 Chỉ đạo khuyến khích đưa tin và xây dựng các mô hình GVCN giỏi để cho SV học tập và làm theo SL 125 82 48 2,30 5 % 49,0 32,2 18,8 Điểm TB chung 2,28 Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy, nội dung 1 về Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ các cấp trong quản lý quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên được đánh giá cao nhất: Có 137/245 (55,9%) ý kiến đánh giá tốt, 75/245 (30,6%) ý kiến trung bình, 33/245 (13,5%) ý kiến đánh giá yếu. Nội dung 3 về Hiệu quả công tác quản lý các hoạt động học tập rèn luyện của sinh viên có 135/245 (55,1 %) ý kiến đánh giá tốt, 73/245 (29,8%) ý kiến đánh giá mức khá, 37/245 (15,1%) ý kiến đánh giá yếu; nội dung 6 về Kịp thời phê bình, khen thưởng đối với các hoạt động học tập, rèn luyện của sinh viên có 132/245 (54,5%) ý kiến đánh giá tốt, 75/245 (31,0%) ý kiến đánh giá trung bình, 38/245 (14,5%) ý kiến đánh giá yếu. Hai nội dung được cho đánh giá thấp nhất là Nội dung 2 về Công tác quản lý học tập, rèn luyện sinh viên đã hướng vào hình thành, phát triển năng lực GVMN chỉ có 45/245 (18,4%) ý kiến đánh giá tốt, có 137/245 (55,9%) ý kiến trung bình và có tới 63/245 (25,7%) ý kiến đánh giá mức yếu); và nội dung 4 về Cán bộ quản lý, giảng viên định hướng mô hình năng lực GVMN cho sinh viên: Chỉ có 83/245 (33,8%) ý kiến đánh giá tốt, 117/245 (47,7%) ý kiến đánh giá trung bình và có tới 45/245 (18,3%) ý kiến đánh giá mức yếu. Thực tế, cơ bản đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên các cấp đều là những người có nghiệp vụ sư phạm MN đã được học tập, rèn luyện, trưởng thành trong môi trường mầm non nên có ý thức tốt trong việc phát huy vai trò, trách nhiệm trong quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của sinh viên. Qua nghiên cứu, trao đổi cho thấy, với đặc thù sinh viên đào tạo GVMN khi về học được bổ trí, ăn ở, sinh hoạt, học tập như môi trường đào tạo sinh viên trong các nhà trường cao đẳng nên các cơ sở đào tạo đã duy trì nghiêm nền nếp giáo dục, chế độ ngày, tuần theo đúng quy định; quản lý chặt chẽ sinh viên, đặc biệt là trong ngày nghỉ, giờ nghỉ. Tuy nhiên, qua nghiên cứu và kết hợp khảo sát cũng cho thấy, công tác quản lý hoạt động học tập, rèn luyện trong đào tạo GVMN vẫn còn những tồn tại và bất cập, nhất là việc quản lý học tập, rèn luyện sinh viên chưa cao mới chỉ dừng lại quy định sinh viên chấp hành “máy móc”, mà chưa thực sự hướng sinh viên tự giác chấp hành, để hình thành, phát triển năng lực GV GDMN; đồng thời, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên chưa thực sự làm tốt công tác định hướng mô hình năng lực GVMN cho sinh viên trong quá trình quản lý hoạt động học tập, rèn luyện; mới chỉ thực hiện quản lý một cách “thuần túy”, mà chưa có định hướng mô hình năng lực của người GV để cho sinh viên có động lực tự giác hướng tới. Bảng 2.32. Thực trạng quản lý hoạt động học tập trong đào tạo GVMN theo tiếp cận năng lực (đánh giá của CBQL và GV trường MN) TT Nội dung đánh giá SL % Mức độ đánh giá Điểm TB Thứ bậc Tốt TB Yếu 1 Việc phát huy vai trò của đội ngũ GVMN tại các cơ sở thực hành trong quản lý quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên ngành MN SL 19 20 21 1,97 4 % 31,3 33,3 35,0 2 Công tác quản lý học tập, rèn luyện sinh viên đã hướng vào hình thành, phát triển năng lực GVMN SL 20 25 15 2,08 2 % 33,3 41,7 25,0 3 Quản lý các hoạt động học tập rèn luyện của sinh viên theo kết quả thực tiễn SL 21 19 20 2,02 3 % 35,0 31,7 33,3 4 Cán bộ quản lý, giảng viên định hướng mô hình năng lực GVMN cho sinh viên SL 17 19 24 1,88 6 % 28,3 31,7 40,0 5 Cán bộ quản lý, giảng viên đã bám sát, nắm chắc đặc điểm tình hình, kịp thời điều chỉnh hành vi, thái độ cho sinh viên theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo SL 23 20 17 2,10 1 % 38,3 33,3 28,3 6 Kịp thời phê bình, khen thưởng đối với các hoạt động học tập, rèn luyện của sinh viên SL 20 17 23 1,95 5 % 33,3 28,3 38,3 7 Chỉ đạo khuyến khích đưa tin và xây dựng các mô hình GVMN giỏi để cho SV học tập và làm theo SL 13 21 26 1,78 7 % 21,7 35,0 43,3 Điểm TB chung 1,97 Đánh giá của cơ sở tuyển dụng SV về quản lý hoạt động giảng dạy của GV trong đào tạo GVMN ở mức trung bình. Các nội dung giao động từ 1,78 đến 2,10. Nội dung được đánh giá tốt nhất là “Cán bộ quản lý, giảng viên đã bám sát, nắm chắc đặc điểm tình hình, kịp thời điều chỉnh hành vi, thái độ cho sinh viên theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo”, điểm trung bình 2,10, xếp bậc 1/7, có 23/60 chiếm tỉ lệ 38,3% đánh giá ở mức tốt, 20/60 chiếm tỉ lệ 33,3% đánh giá ở mức trung bình và 17/60 chiếm tỉ lệ 28,3% đánh giá ở mức yếu. Nội d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_quan_ly_dao_tao_giao_vien_mam_non_theo_tiep_can_nang.docx
  • pdfQĐ Hoi dong cham LATS cap Hoc vien- Le Thanh Nga.pdf
  • docxTA - THÔNG TIN LA.docx
  • docxTA - TÓM TĂT LA.docx
  • docxTA - TRÍCH YẾU LA.docx
  • docxTV - THÔNG TIN LA.docx
  • docxTV - TÓM TẮT LA.docx
  • docxTV - TRÍCH YẾU LA.docx
Tài liệu liên quan