Luận án Quản lý quá trình đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh ở các trường đại học hiện nay

MỤC LỤC

Trang

TRAN PHỤ BÌA

DANH MỤC C C CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 5

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 13

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

GIÁO VIÊN GIÁO DỤC QUỐC PHÕNG VÀ AN NINH Ở

CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC 33

1.1. Quá trình đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh ở

các trường đại học 33

1.2. Quản lý quá trình đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng và

an ninh ở các trường đại học 48

1.3. Những nhân tố tác động đến quản lý quá trình đào tạo giáo viên

giáo dục quốc phòng và an ninh ở các trường đại học hiện nay 61

Chƣơng 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ QU TRÌNH ĐÀO

TẠO I O VIÊN I O DỤC QUỐC PHÕN VÀ AN

NINH Ở C C TRƢỜN ĐẠI HỌC 71

2.1. Khái quát tình hình đào tạo giáo viên giáo dục quốc

phòng và an ninh 71

2.2. Thực trạng quá trình đào tạo và quản lý quá trình đào tạo giáo viên

giáo dục quốc phòng và an ninh ở các trường đại học hiện nay 77

2.3. Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân thực trạng quá

trình đào tạo, quản lý quá trình đào tạo giáo viên giáo dục quốc

phòng và an ninh ở các trường đại học hiện nay 107

Chƣơng 3 YÊU CẦU VÀ BIỆN PH P QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH ĐÀO

TẠO GIÁO VIÊN GIÁO DỤC QUỐC PHÕNG VÀ AN

NINH Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY 114

3.1. Những yêu cầu trong quản lý quá trình đào tạo giáo viên giáo

dục quốc phòng và an ninh ở các trường đại học hiện nay 114

3.2. Biện pháp quản lý quá trình đào tạo giáo viên giáo dục

quốc phòng và an ninh ở các trường đại học hiện nay 118

Chƣơng 4 KHẢO NGHIỆM VÀ THỬ NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP

QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH ĐÀ O TẠO GIÁO VIÊN GIÁO

DỤC QUÔC PHÕNG VÀ AN NINH Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI

HỌC HIỆN NAY 155

4.1. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện

pháp quản lý quá trình đào tạo giáo viên giáo dục quốc

phòng và an ninh ở các trường đại học 155

4.2. Thử nghiệm biện pháp 161

KẾT LU N VÀ KIẾN N HỊ 175

DANH MỤC C C CÔN TRÌNH CỦA T C IẢ ĐÃ CÔN BỐ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LU N N 179

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 180

PHỤ LỤC 192

pdf267 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý quá trình đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh ở các trường đại học hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh toán đào tạo thường theo cảm tính, theo xu thế chung mà không xuất phát từ điều kiện, tình hình thực tế của nhà trường... Do đó, trong QTĐT đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như: Số lượng sinh viên đào tạo quá tải so với số lượng ĐNGV, CBQL, cơ sở vật chất... mà nhà trường hiện có. Đội ngũ giảng viên, CBQL chưa được chuẩn hóa theo đúng quy định. Thậm chí, nhiều giảng viên giảng dạy không đúng với chuyên môn được đào tạo... Chính vì thế, chất lượng nguồn nhân lực đào tạo chưa cao, chưa thực sự đáp ứng đúng với nhu cầu của thực tiễn xã hội. Điều này cho thấy, trong QLQTĐT giáo viên GDQP&AN, việc thực hiện yêu cầu này sẽ đảm bảo cho các tổ chức, lực lượng là chủ thể của QLQTĐT phải thay đổi nhận thức, tư duy trong đào tạo. Phải đánh giá đúng năng lực hiện có của mình (bao gồm số lượng, chất lượng nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, cơ chế vận hành...) để đưa ra MTĐT hợp lý. Đào tạo giáo viên GDQP&AN là một nhiệm vụ đặc thù so với đào tạo các nguồn nhân lực khác ở các trường đại học. Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này, bên cạnh những yêu cầu chung giống như QTĐT các đối tượng khác, các 117 trường đại học cần phải đáp ứng số lượng lớn về diện tích các thao trường, bãi tập, vũ khí trang bị, vật liệu nổ; ĐNGV phải được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ sư phạm, am hiểu sâu sắc về lĩnh vực quốc phòng, an ninh... Nếu không đảm bảo được những yếu tố này thì QTĐT có thể không thể thực hiện được, hoặc chất lượng không cao. Chính vì vậy, yêu cầu này đặt ra cho với các trường đại học trong QLQTĐT giáo viên GDQP&AN là phải xuất phát từ tình hình thực tiễn, năng lực thực tế của nhà trường để xác định chính xác mục tiêu, kế hoạch đào tạo phù hợp. Không để xảy ra hiện tượng đào tạo tràn lan, quá sức hoặc không khai thác hết mọi nguồn lực hiện có của mỗi nhà trường. 3.1.4. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa quản lý quá trình đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh với đào tạo các đối tượng khác ở từng nhà trường Đây là yêu cầu quan trọng, trực tiếp chỉ đạo các trường đại học biết giữ vững, phát huy và đảm bảo hài hòa chất lượng đào tạo chung cho mọi đối tượng. Thực tiễn hiện nay cho thấy, đối với các trường đại học được giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên GDQP&AN, trong một thời điểm nhất định luôn đào tạo cho nhiều đối tượng khác nhau. Do đó, trong QLQTĐT nói chung, QLQTĐT giáo viên GDQP&AN nói riêng đòi hỏi các trường đại học phải gắn liền và giải quyết hài hòa với QLQTĐT các đối tượng và hoạt động khác. Để thực hiện được điều đó, trước hết, các trường đại học cần làm tốt công tác giáo dục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhiệm vụ đào tạo giáo viên GDQP&AN cho các chủ thể ở từng nhà trường. Trên cơ sở đó, giúp cho các chủ thể, nhất là các tổ chức, lực lượng trực tiếp tham gia QLQTĐT giáo viên GDQP&AN xác định rõ trách nhiệm, có thái độ làm việc đúng, không ngừng trau dồi kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp, tác phong công tác, phẩm chất nghề nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ Bên cạnh đó, cần khắc phục tư tưởng lệch lạc không đúng trong QLQTĐT như: chạy theo số lượng đơn thuần mà không chú ý đến chất lượng; tuyệt đối hóa QLQTĐT giáo viên 118 GDQP&AN mà xem nhẹ QLQTĐT các đối tượng khác Từ đó dẫn đến chất lượng GD&ĐT của từng nhà trường mất cân đối, không đồng đều giữa các ngành, nghề, lĩnh vực đào tạo. Khi mở rộng cấp học, trình độ đào tạo giáo viên GDQP&AN hoặc một ngành, nghề bất kỳ đều phải dựa trên cơ sở tính toán khoa học, đảm bảo được tính cân đối, hài hòa, phù hợp với mục tiêu phát triển các ngành, nghề khác, cũng như mục tiêu phát triển giáo dục của đất nước, tiềm năng, khả năng, năng lực của từng nhà trường. 3.2. Biện pháp quản lý quá trình đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh ở các trƣờng đại học hiện nay 3.2.1. Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp và giảng viên ở các nhà trường về vị trí, vai trò của việc đào tạo và quản lý quá trình đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh * Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp Đây là biện pháp có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả QLQTĐT giáo viên GDQP&AN ở các trường đại học hiện nay. Bởi vì, chỉ có thể dựa trên cơ sở của việc thực hiện biện pháp này, các chủ thể QLQTĐT, cụ thể là ĐNGV, CBQL các cấp trong từng nhà trường mới có những nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của QTĐT, QLQTĐT giáo viên GDQP&AN trong bối cảnh hiện nay. Từ đó, phát huy hết tinh thần trách nhiệm, năng lực thực tiễn trong thực hiện các nhiệm vụ, đảm bảo cho các khâu, các bước của QLQTĐT giáo viên GDQP&AN được vận hành theo đúng quy luật, có tính khoa học, lôgic, sát với thực tiễn và đạt chất lượng, hiệu quả cao. * Nội dung của biện pháp Các trường đại học tập trung giáo dục cho ĐNGV, CBQL các cấp nội dung về vị trí, vai trò, ý nghĩa của môn học GDQP&AN trong nền giáo dục quốc dân thông qua việc học tập, quán triệt các văn kiện, nghị quyết của Đảng, Nhà nước như: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XII của Đảng; Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh 119 đạo của Đảng đối với công tác GDQP-AN trong tình hình mới; Luật giáo dục quốc phòng và an ninh; Chỉ thị số 417/CT-TTg ngày 31/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo, thực hiện công tác GDQP-AN năm 2010 và những năm tiếp theo... Giáo dục vị trí, vai trò, ý nghĩa của việc đào tạo giáo viên GDQP&AN đối với quá trình phát triển đội ngũ giáo viên GDQP&AN ở các trường từ THPT đến đại học, cũng như đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và sự phát triển ở từng nhà trường qua việc học tập, quán triệt các văn bản liên quan đến công tác GDQP&AN và đào tạo giáo viên GDQP&AN. Giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ và nhận thức đúng đắn về những điều kiện thuận lợi, khó khăn trước mắt, lâu dài của QTĐT và QLQTĐT giáo viên GDQP&AN đến từng tổ chức, cá nhân CBQL, giảng viên trong các trường đại học thông qua các nghị quyết của Đảng về GD&ĐT, Điều lệ trường đại học, Luật Giáo dục đại học hoặc các văn bản do từng nhà trường ban hành. * Cách thức thực hiện biện pháp - Bộ GD&ĐT, cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành có liên quan đến công tác đào tạo giáo viên GDQP&AN, nhất là với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, ban hành kịp thời, cụ thể, chi tiết, rõ ràng các văn bản chỉ đạo về công tác GDQP&AN và đào tạo giáo viên GDQP&AN đến các trường đại học đảm bảo sát với thực tiễn theo từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với đặc thù của ngành sư phạm GDQP&AN. Đây là hành lang pháp lý quan trọng, tạo ra sự đồng thuận, thống nhất trong nhận thức ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp nhà trường trong từng trường đại học. - Các trường đại học, cần nhận thức rõ việc giáo dục nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL các cấp và ĐNGV trong nhà trường về vị trí, vai trò của QTĐT và QLQTĐT giáo viên GDQP&AN là trách nhiệm, nhiệm vụ chính trị trung tâm, chủ yếu của nhà trường; đầu tiên là trách nhiệm của đảng ủy nhà trường, cấp ủy các cấp, cũng như cá nhân người đứng đầu ở các cơ 120 quan chuyên môn, khoa, trung tâm GDQP&AN và các khoa chuyên ngành khác. Để thực hiện được điều này, trước hết tổ chức đảng các cấp ở từng trường đại học cần quán triệt sâu sắc các văn bản, quan điểm chỉ đạo của trên, vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với QTĐT giáo viên GDQP&AN ở trường mình. Trên cơ sở đó, định kỳ hàng tháng, quý, năm, chủ động lồng ghép các nội dung hoặc ra nghị quyết chuyên đề lãnh đạo về việc đào tạo, QLQTĐT giáo viên GDQP&AN. Trong nội dung có liên quan của nghị quyết cần tập trung chỉ rõ yêu cầu, nhiệm vụ QLQTĐT giáo viên GDQP&AN thời gian hiện tại cũng như tương lai gần; đề ra mục tiêu cụ thể cần đạt được trong quá trình quản lý; chỉ rõ những hạn chế, tồn tại, bài học kinh nghiệm, những nội dung mang tính đột phá trong QLQTĐT; xác định đúng đắn, chính xác những chủ trương, biện pháp và phân công cụ thể, rõ ràng nhiệm vụ, trách nhiệm từng cá nhân trong QLQTĐT... Từ đó, quán triệt sâu, rộng đến từng cán bộ quản lý, đảng viên, giảng viên trong toàn trường. Để việc tổ chức giáo dục có chất lượng và mang lại hiệu quả cao, từng nhà trường cần phải xác định chính xác nội dung giáo dục cho ĐNGV, CBQL. trong đó tập trung vào các nội dung xung quanh đến các vấn đề như: Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác GDQP&AN; sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên GDQP&AN nói chung, QLQTĐT giáo viên GDQP&AN nói riêng đối với sự chất lượng, uy tín, cũng như sự phát triển của nhà trường; vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, cá nhân, cho đến toàn bộ lực lượng sư phạm ở nhà trường Trên cơ sở đó giúp cho mọi lực lượng đều có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vị trí, vai trò của QLQTĐT giáo viên GDQP&AN hiện nay. Đồng thời, cùng với việc làm trên, trong quá trình giáo dục cần phải đa dạng hóa các hình thức khác nhau; trong đó phải đặc biệt quan tâm, khai thác hết vai trò của các hình thức sinh hoạt tập trung của toàn trường, hoặc sinh hoạt riêng của từng tổ chức, cụ thể như: Thông qua các buổi tập huấn, sinh hoạt học tập chính trị của toàn trường theo 121 định kỳ từng quý, học kỳ, năm học; kết hợp lồng ghép thông qua các buổi giao ban, sơ kết, tổng kết, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền thanh, tạp chí nội bộ của nhà trường để tuyên truyền... Ngoài ra, tùy từng đối tượng cụ thể để xác định được những hình thức, nội dung giáo dục phù hợp, ví dụ: Đối với đội ngũ CBQL các cấp cần có những hoạt động giáo dục riêng. Nội dung tập trung giáo dục chức trách, nhiệm vụ, ý thức, tinh thần trách nhiệm của từng cán bộ, từng cơ quan trong QLQTĐT giáo viên GDQP&AN. Đối với tất cả ĐNGV tham gia vào QTĐT giáo viên GDQP&AN cũng cần có những hoạt động giáo dục riêng. Nội dung tập trung giáo dục những định hướng trong đổi mới phương pháp, hình thức đào tạo, ý thức, trách nhiệm của từng người khi thực hiện các nhiệm vụ. Từng nhà trường phải phát huy hết vai trò của các tổ chức quần chúng như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, phụ nữ (hội đồng quân nhân đối với các khoa, trung tâm GDQP&AN) trong giáo dục ĐNGV, CBQL là thành viên của các tổ chức đó. Ngoài ra, có thể kết hợp việc tuyên truyền, giáo dục thông qua các cuộc vận động lớn của Đảng là cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các phong trào thi đua do Bộ GD&ĐT phát động như “Mỗi th y cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”,“Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”... Từ đó nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ của mỗi cá nhân CBQL, giảng viên. - Đội ngũ CBQL các cấp trong từng nhà trường, cụ thể là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, cán bộ phụ trách ở các phòng/ban chuyên môn (chủ yếu là phòng đào tạo, phòng tổ chức cán bộ), các khoa chuyên ngành phải nắm bắt chính xác về động cơ, thái độ, nhận thức cũng như chất lượng thực hiện các nhiệm vụ của CBQL, ĐNGV thuộc quyền. Trên cơ sở của việc làm này, từng chủ thể đánh giá chính xác mức độ nhận thức chung của CBQL, ĐNGV thuộc quyền về vị trí, vai trò của QLQTĐT hoặc nội dung nào mà bộ phận/cá nhân 122 giảng viên, CBQL nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ, chưa sâu sắc... Từ đó có những hình thức giáo dục phù hợp với từng đối tượng. Đối với những đối tượng này, cá nhân những người phụ trách các cơ quan, khoa chuyên ngành cần đa dạng các hình thức giáo dục, trong đó chú trọng đến tổ chức giáo dục riêng theo phạm vi nhất định. Bên cạnh đó, có thể thông qua thực tiễn kiểm tra, giám sát chất lượng thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân ĐNGV, CBQL để kịp thời phát hiện những thiếu sót, khuyết điểm, khắc phục những nhận thức lệch lạc, ngăn chặn những hành vi, hiện tượng không đúng so với các yêu cầu đề ra. - Cá nhân từng CBQL, giảng viên tham gia vào QTĐT và QLQTĐT giáo viên GDQP&AN, cần phát huy cao độ tính tích cực, chủ động trong tự giáo dục, tự học tập, nghiên cứu, quán triệt các văn bản, chỉ thị, quy định của trên. Từ đó, tự xây dựng cho mình nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vị trí, vai trò của QLQTĐT đối với việc nâng cao chất lượng giáo viên GDQP&AN, cũng như chất lượng đào tạo của nhà trường. Xác định rõ việc tham gia vào QLQTĐT giáo viên GDQP&AN là nhiệm vụ chính trị trung tâm của bản thân; luôn nỗ lực cố gắng, phát huy hết tinh thần trách nhiệm, khả năng của bản thân, biết khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao... * Yêu c u và điều kiện thực hiện biện pháp Bộ GD&ĐT kịp thời chỉ đạo các nhà trường tăng cường các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức đối với toàn thể các lực lượng sư phạm về những vấn đề cốt yếu trong đào tạo, QLQTĐT giáo viên GDQP&AN hiện nay; thường xuyên rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp quy liên quan đến QTĐT và QLQTĐT giáo viên GDQP&AN như các quyết định, chỉ thị, thông tư, hướng dẫn đảm bảo bám sát với tình hình thực tiễn; kịp thời ban hành các văn bản để tạo ra sự thống nhất chung đối với các trường đại học trong việc đào tạo giáo viên GDQP&AN. Các trường đại học phải luôn luôn chủ động, bám nắm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan quản lý các cấp thuộc Bộ GD&ĐT. Phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong tổ chức các hoạt động giáo dục cho 123 ĐNGV, CBQL các cấp trong nhà trường về các nội dung liên quan đến đào tạo và QLQTĐT giáo viên GDQP&AN. Làm tốt công tác xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục, trong đó chú trọng đến các vấn đề như: nội dung, thời gian, đối tượng giáo dục đảm bảo thực sự thiết thực, phù hợp với tình hình thực tiễn; giải quyết hài hòa giữa việc tổ chức giáo dục với thực hiện các nhiệm vụ khác của nhà trường. Tạo ra động lực để cá nhân từng giảng viên, CBQL luôn xây dựng được động cơ đúng đắn, phát huy tính tích cực, chủ động, tinh thần trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ, chức trách được giao. 3.2.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh đảm bảo tính khoa học, toàn diện, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển của các nhà trường theo từng giai đoạn * Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp Đây là biện pháp có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở để các chủ thể QLQTĐT giáo viên GDQP&AN ở các cơ quan, tổ chức trong từng nhà trường có cách tư duy, nhìn nhận vừa mang tính khái quát, toàn diện, vừa mang tính cụ thể, tỉ mỉ để có lộ trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo giáo viên GDQP&AN đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như xu thế phát triển trong tương lai của từng nhà trường. Tạo ra sự đồng thuận trong nhận thức ở mọi chủ thể; sự chủ động trong chuẩn bị mọi nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, các điều kiện khác của từng nhà trường, từ đó vận hành QTĐT giáo viên GDQP&AN đảm bảo có tính đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển các nhà trường theo từng giai đoạn. Việc xây dựng kế hoạch đào tạo giáo viên GDQP&AN đảm bảo tính khoa học, toàn diện, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển các nhà trường theo từng giai đoạn là cơ sở để từng nhà trường thực hiện đồng bộ, hiệu quả các khâu, các bước của QTĐT; đảm bảo cho quá trình này luôn đi đúng định hướng của Đảng về GD&ĐT nói chung, GDQP&AN nói riêng; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các đối tượng đào tạo trong từng nhà 124 trường, cũng như đáp ứng yêu cầu ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ giáo viên GDQP&AN. * Nội dung của biện pháp Trong QTĐT giáo viên GDQP&AN, việc xây dựng kế hoạch đào tạo là một khâu rất quan trọng; nó được coi là văn bản pháp lý để các chủ thể xác định được chính xác nhiệm vụ của mình và tiến hành thực hiện các nhiệm vụ đó theo đúng kế hoạch, lộ trình đề ra. Việc xây dựng kế hoạch đào tạo phải đảm bảo khoa học, toàn diện, phù hợp với thực tiễn, có nhiều kế hoạch khác nhau như: kế hoạch đào tạo của từng khóa học, năm học, kỳ học cho đến từng buổi học. Những kế hoạch này phải phát huy được vai trò chỉ đạo mang tính định hướng lâu dài, nhưng cũng có ý nghĩa chỉ đạo những vấn đề cụ thể, chi tiết của hiện tại để giúp cho việc tổ chức thực hiện QTĐT đạt được hiệu quả tối ưu. Trong mỗi kế hoạch, đều phải có sự tham gia của tất cả các chủ thể vào QTĐT và QLQTĐT, chỉ rõ được mục tiêu, thời gian, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân có liên quan Để thực hiện được biện pháp này, đòi hỏi cần tập trung vào các nội dung cơ bản sau: Trước hết, các trường đại học được giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên GDQP&AN phải đổi mới về nhận thức, cách thức xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo. Về đổi mới nhận thức, từng nhà trường, cụ thể là những người đứng đầu ở từng cơ quan, đơn vị phải xác định đây là việc làm đặc biệt quan trọng, quyết định đến tính hiệu quả của QLQTĐT. Một kế hoạch được xây dựng có tính khoa học, khả thi cao, sát với thực tiễn sẽ là cơ sở để việc vận hành QTĐT luôn được diễn ra khoa học, suôn sẻ. Mọi nhân tố tham gia vào quá trình này sẽ phát huy hết vai trò trong thực hiện nhiệm vụ. Về đổi mới cách thức thực hiện xây dựng kế hoạch, khi xây dựng kế hoạch phải thực hiện đồng bộ, có hệ thống theo phân cấp chặt chẽ từ trên xuống dưới. Điều đó có nghĩa là, cấp trên phải tự xây dựng được kế hoạch đào tạo chung và chỉ đạo cấp dưới thực hiện xây dựng kế hoạch. Mặt khác, cấp dưới khi xây dựng kế hoạch đào tạo của cấp mình phải dựa trên sự chỉ đạo của cấp trên và 125 bám sát vào kế hoạch cấp trên đã xây dựng để vận dụng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của cấp mình. Cụ thể, Bộ GD&ĐT bám sát vào kế hoạch đào tạo trong các quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành để xây dựng kế hoạch đào tạo chung cho các trường đại học. Từng trường đại học dựa trên kế hoạch của Bộ để tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo của nhà trường. Các cơ quan chức năng, các trung tâm/ khoa GDQP&AN, các khoa chuyên ngành khác dựa trên kế hoạch của nhà trường để xây dựng kế hoạch đào tạo. Từng giảng viên, CBQL tự xây dựng kế hoạch riêng của bản thân theo đúng kế hoạch chung của từng khoa giáo viên, cơ quan, đơn vị... Về đổi mới việc tổ chức thực hiện kế hoạch, trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch, cá nhân những người đứng đầu nhà trường, từng cơ quan, đơn vị phải tăng cường kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, giảng viên thuộc quyền, cũng như toàn đơn vị mình dựa trên kế hoạch đã được phê duyệt. Đồng thời, từng cán bộ, giảng viên phải nắm chắc nhiệm vụ của bản thân mà kế hoạch đã xác định, phát huy cao độ tính tích cực, chủ động trong hiệp đồng với tổ chức, cá nhân có liên quan. Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo và thực hiện triệt để, có hiệu quả mọi nhiệm vụ theo đúng kế hoạch phân công. Bên cạnh nội dung trên, trong xây dựng kế hoạch đào tạo giáo viên GDQP&AN, mọi chủ thể phải biết điều chỉnh kế hoạch sao cho sát với tình hình thực tiễn. Nghĩa là, kế hoạch đào tạo khi đã được phê duyệt không phải là vấn đề bất biến, mà nó luôn cần được điều chỉnh, bổ sung sát với sự biến đổi của tình hình thực tiễn đào tạo. Điều này đòi hỏi các chủ thể phải nắm bắt chặt chẽ mọi diễn biến của thực tiễn, nhất là sự biến đổi của từng nhân tố trong kế hoạch đào tạo đã xác định để điều chỉnh từng nhân tố có liên quan như thời gian, lực lượng tiến hành, nội dung... để đảm bảo kế hoạch ngày càng hoàn thiện, đáp ứng thiết thực với xu thế phát triển của thực tiễn. * Cách thức thực hiện biện pháp - Ban giám hiệu từng nhà trường, mà chủ thể có vai trò trực tiếp, quan trọng hàng đầu là hiệu trưởng. Lực lượng này có trách nhiệm chủ yếu là xây 126 dựng kế hoạch đào tạo tổng thể chung trong đào tạo giáo viên GDQP&AN ở trường mình, đó là kế hoạch đào tạo theo từng khóa học, năm học, kỳ học. Để thực hiện được điều đó, trước khi bước vào một khóa học/năm học/kỳ học nhất định, các chủ thể trên phải dựa vào cơ sở của kế hoạch đào tạo giáo viên GDQP&AN do Bộ GD&ĐT ban hành, chiến lược phát triển nhà trường, cũng như kế hoạch đào tạo các đối tượng khác; nghiên cứu, rà soát, nắm bắt chặt chẽ chương trình, NDĐT, thực tế tất cả các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực và các điều kiện đảm bảo khác của nhà trường... để xây dựng kế hoạch. Nội dung của kế hoạch này chủ yếu mang tính định hướng để các bộ phận có liên quan làm căn cứ để xây dựng kế hoạch riêng cho bộ phận mình. Kế họach đào tạo phải chỉ rõ được các vấn đề: Mục tiêu, tiến độ thời gian, trách nhiệm từng cơ quan, khoa giáo viên trong nhà trường tham gia đào tạo, các điều kiện đảm bảo kèm theo, dự kiến các tình huống có thể diễn ra trong quá trình thực hiện để bổ sung, điểu chỉnh một số nội dung thay đổi dự phòng trong kế hoạch... Để đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn, sau khi xây dựng xong kế hoạch, tiến hành hội ý với các bộ phận thực hiện kế hoạch là các cơ quan chức năng, các khoa chuyên ngành nghiên cứu đánh giá, từ đó điều chỉnh, bổ sung và thống nhất kế hoạch đào tạo chung. Trên cơ sở đó, trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn các bộ phận này thực hiện xây dựng kế hoạch đào tạo của riêng mình theo đúng với nhiệm vụ được phân công trong kế hoạch đào tạo chung. Kế hoạch đào tạo giáo viên GDQP&AN ở từng nhà trường được coi là hoàn thiện khi phải đáp ứng tốt các yêu cầu: Phải bám sát đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Luật pháp Nhà nước về GD&ĐT, về công tác GDQP&AN. Đặc biệt, phải đáp ứng đúng chủ trương, quyết định của Chính phủ, Bộ GD&ĐT trong đào tạo giáo viên GDQP&AN. Phải có trọng tâm, trọng điểm, xác định đúng định hướng, mục tiêu, xác định chính xác các nhiệm vụ chính trong từng thời gian nhất định. Các công việc được sắp xếp có tính hệ thống, ăn khớp và triển khai đồng bộ, phù hợp với thẩm quyền của các bộ phận, cá nhân có liên quan. 127 Các nội dung, nhiệm vụ xác định cần có tính khả thi cao, phù hợp với khả năng và thời gian thực hiện. - Các cơ quan chuyên môn trong nhà trường, bao gồm nhiều cơ quan khác nhau, nhưng quan trọng nhất là phòng đào tạo, bởi vì, đây là đơn vị chủ yếu, tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường trong lãnh đạo, chỉ đạo QTĐT giáo viên GDQP&AN cũng như là chủ thể trực tiếp QLQTĐT. Do đó, kế hoạch đào tạo của phòng đào tạo xây dựng được coi là kế hoạch cụ thể nhất để chỉ đạo các khoa giáo viên, các bộ phận phục vụ tiến hành thực hiện các nhiệm vụ của QTĐT. Để xây dựng được kế hoạch đào tạo giáo viên GDQP&AN, đòi hỏi những người đứng đầu đơn vị này cần cần quán triệt và thực hiện triệt để sự chỉ đạo của hiệu trưởng nhà trường, tính toán chặt chẽ, hài hòa giữa nguồn nhân lực của các khoa chuyên ngành, cơ sở vật chất như giảng đường, thao trường, phương tiện kỹ thuật dạy học, vũ khí trang bị; kế hoạch đào tạo các đối tượng khác... để xây dựng kế hoạch. Kế hoạch đào tạo mà phòng đào tạo xây dựng cần phải đảm bảo tính khoa học, toàn diện, khả thi, các nội dung trong bản kế hoạch luôn bám sát với chương trình, NDĐT. Chỉ rõ được trách nhiệm, thời gian, nội dung, các điều kiện đảm bảo khi tiến hành, khai thác triệt để các nguồn nhân lực hiện có trong nhà trường. Các nội dung này không có sự trùng lặp giữa các đối tượng đào tạo về phòng học, giảng đường, phương tiện kỹ thuật dạy học trong một thời gian tiết học nhất định... - Các khoa chuyên ngành, chủ yếu có trách nhiệm xây dựng kế hoạch theo từng năm học, kỳ học, tháng, tuần, ngày. Việc xây dựng kế hoạch đào tạo này là trách nhiệm trực tiếp là trưởng khoa. Theo đó, trưởng khoa trước hết phải căn cứ vào sự chỉ đạo xây dựng kế hoạch của trên, nhất là bản kế hoạch do phòng đào tạo đã được phê duyệt và ban hành; căn cứ vào tình hình thực tiễn các nhiệm vụ đào tạo khác nhau của khoa, số lượng, chất lượng và khối lượng công việc cụ thể của từng bộ môn, giảng viên trong khoa để tiến hành xây dựng kế hoạch. Nội dung của kế hoạch phải thể hiện rõ yêu cầu, nhiệm vụ của từng cá nhân giảng viên theo thời gian ngày, tuần, tháng, học kỳ. Khi phân công nhiệm vụ cho cá nhân từng giảng viên trong kế hoạch, phải nghiên cứu, tính toán chặt chẽ, đảm bảo hài hòa về khối lượng, tính chất, cường độ làm việc của giảng viên. Không 128 để xảy ra sự trùng hợp một giảng viên thực hiện nhiều nhiệm vụ trong một thời gian nhất định. Chủ động bám sát thực tiễn các nhiệm vụ khác nhau của khoa để điều chỉnh, thay đổi nhiệm vụ của từng cá nhân giảng viên trong kế hoạch nhưng vẫn đảm bảo theo đúng kế hoạch đào tạo của trên. Bên cạnh đó, CBQL các cấp trong khoa/ bộ môn cần chỉ đạo ĐNGV tự xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của bản thân dựa trên kế hoạch của khoa đã xây dựng. Tích cực kiểm tra việc chấp hành thực hiện kế hoạch đào tạo của khoa ở ĐNGV để kịp thời phát hiện những bất cập để có biện pháp điều chỉnh, khắc phục kịp thời. * Yêu c u và điều kiện thực hiện giải pháp Việc xây dựng kế hoạch đào tạo phải được thực hiện theo đúng quy trình, có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của CBQL các cấp và phân cấp xây dựng kế hoạch rõ ràng. Phải lựa chọn và phát huy tốt tinh thần trách nhiệm, vai trò của những cá nhân trực tiếp xây dựng kế hoạch đào tạo. C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_ly_qua_trinh_dao_tao_giao_vien_giao_duc_quoc_phong_va_an_ninh_o_cac_truong_dai_hoc_hien_naytv_6.pdf
Tài liệu liên quan