Luận án Vai trò của giáo dục - Đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay - Lê Thị Thu Huyền

PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8

1.1 Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án 8

1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 26

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM 32

2.1. Quan niệm về kinh tế tri thức và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam 32

2.2. Giáo dục - đào tạo và vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam 43

Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 77

3.1. Thực trạng thực hiện vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay 77

3.2. Những yêu cầu đặt ra đối với việc thực hiện vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay 106

Chương 4 NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 120

4.1. Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý của Nhà nước về giáo dục - đào tạo 120

4.2. Phát triển và chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục - đào tạo 131

4.3. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục - đào tạo và xây dựng cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại, môi trường giáo dục - đào tạo dân chủ, đạo đức 143

KẾT LUẬN 160

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 162

TÀI LIỆU THAM KHẢO 163

PHỤ LỤC 167

 

doc207 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò của giáo dục - Đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay - Lê Thị Thu Huyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tập của nhân dân, chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ từ tuổi thơ ấu đến lúc trưởng thành, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời, tạo điều kiện để không ngừng hoàn thiện năng lực và phẩm chất, thích ứng ngày càng cao với yêu cầu công việc và cuộc sống luôn biến đổi. Cùng với hoạt động chủ đạo là dạy và học theo hướng thực học, thực nghiệp gắn với sự phát triển khoa học và công nghệ, hội nhập quốc tế, hoạt động giáo dục - đào tạo được tổ chức ngày càng đa dạng với các hình thức như trải nghiệm sáng tạo ở cấp trung học phổ thông, trải nghiệm nghề nghiệp, hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ giữa các cơ sở giáo dục - đào tạo ở bậc giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, với các tổ chức xã hội trong nước và quốc tế. Qua những hoạt động đó, người học hình thành, thể hiện năng lực và phẩm chất hội tụ trong quá trình giáo dục - đào tạo. Đồng thời, đó cũng là căn cứ thực tiễn để giáo dục - đào tạo điều chỉnh những yếu tố, những khâu chưa sát với yêu cầu phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất mỗi người tạo cơ sở phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay. Như vậy, giáo dục - đào tạo Việt Nam hiện nay từ quan điểm, tổ chức đến hoạt động đã bước đầu thể hiện được vai trò nhất định trong việc phát triển con người Việt Nam toàn diện về năng lực và phẩm chất, tạo cơ sở phát triển kinh tế tri thức. Vai trò đó được thể hiện ở các mặt sau: Thứ nhất, giáo dục - đào tạo là lĩnh vực giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển toàn diện năng lực, từng bước đưa con người trở thành chủ thể phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay. Giáo dục - đào tạo ở Việt Nam hiện nay luôn chú trọng phát triển ở con người về năng lực, trong đó trước hết và quan trọng nhất là năng lực trí tuệ với trình độ nhận thức, trình độ học vấn, năng lực tư duy, năng lực sáng tạo, năng lực thích ứng, năng lực giải quyết vấn đề Với khoảng 22 triệu người học hằng năm học tập trong mạng lưới giáo dục - đào tạo từ mầm non đến đại học [Phụ lục 3], được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng tiếp cận năng lực người học đang từng bước tạo điều kiện để phát triển toàn diện năng lực con người, cơ sở của sự thành bại trong chiến lược phát triển kinh tế tri thức. Cho đến nay, Việt Nam đã có “63/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1; 63/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỉ lệ học sinh 15-18 tuổi có bằng tốt trung cấp cơ sở là 89,46%” [13, tr.19]. Ở mỗi cấp học, chất lượng giáo dục về năng lực học tập của người học, nhất là ở cấp phổ thông ngày càng được nâng cao. Kết quả đánh giá về học lực của học sinh phổ thông những năm học gần đây [Phụ lục 4] đã chứng minh cho nhận định trên. Đây là cơ sở, nền tảng phát triển năng lực trí tuệ của con người Việt Nam, yếu tố quan trọng tạo nên trình độ phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay . Xét về năng lực hiểu biết khoa học, toán học và đọc hiểu của học sinh độ tuổi 15 trong bảng xếp hạng PISA, năng lực của học sinh Việt Nam có vị trí tương đối cao so với học sinh cùng độ tuổi ở các nước được đánh giá. Năm 2012, Việt Nam xếp thứ 8/72 nước về khoa học, xếp thứ 17 về toán và 19 về đọc hiểu; năm 2015, Việt Nam vẫn duy trì được thứ hạng trên bảng xếp hạng của OECD, khoa học xếp thứ 8/72 nước, toán xếp thứ 22/72 và đọc hiểu xếp thứ 32/72. Kết quả trên là sự thể hiện nỗ lực của giáo dục - đào tạo Việt Nam, nhất là giáo dục phổ thông trên bản đồ giáo dục thế giới. Giáo dục - đào tạo năng lực sáng tạo, năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh phổ thông cũng ngày càng được coi trọng; năng lực tư duy độc lập, chủ động sáng tạo, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn của học sinh ngày càng được nâng cao. Điều này được khẳng định thông qua kết quả của cuộc khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm học 2016-2017, “với 459 dự án dự thi của học sinh 63/63 tỉnh thành phố” và cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học năm học 2016-2017 đã nhận được “2822 bài dự thi đến từ 63 tỉnh/thành phố và 01 trường phổ thông trực thuộc. Cuộc thi có 1746 bài đoạt giải” [14, tr.127]. Kết quả này bước đầu cho thấy vai trò của giáo dục - đào tạo trong việc phát triển toàn diện năng lực con người không chỉ dừng lại ở chủ trương, chính sách mà đã được hiện thực hóa. Giáo dục - đào tạo chất lượng cao nhằm tạo ra nhân tài cho đất nước cũng được Việt Nam rất chú trọng. Kết quả các cuộc thi quốc gia, số lượng và chất lượng giải đều tăng. Các đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự thi Olympic quốc tế đạt nhiều thành tích xuất sắc. Tại kỳ thi Olympic quốc tế môn Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học và Tin học năm 2017, học sinh Việt Nam đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay với “tổng số 31 huy chương, trong đó có 14 huy chương vàng, 13 huy chương bạc, 04 huy chương đồng”; cuộc thi sáng tạo Khoa học kỹ thuật quốc tế dành cho học sinh trung học đạt kết quả cao, Việt Nam có 05/08 dự án đoạt giải (01 giải Ba và 04 giải Tư), xếp thứ 3 toàn đoàn về số lượng giải sau Hoa Kỳ và Ấn Độ” [14, tr.37]. Với những kết quả đạt được nêu trên đã phần nào minh chứng cho sự trưởng thành của trí tuệ Việt Nam khi so tài với trí tuệ thế giới. Qua đó, vừa thể hiện vai trò của giáo dục - đào tạo trong việc khơi dậy, khuyến khích và phát triển năng lực sáng tạo của người học, vừa thể hiện bản lĩnh, tố chất người Việt Nam. Vấn đề là làm sao để biến bản lĩnh, tố chất từ năng khiếu thành tài năng phát triển hơn nữa, phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế tri thức hiện nay. Với chức năng của mình, giáo dục - đào tạo phải tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò khơi nguồn trí tuệ cho dân tộc. Đây cũng là sự khẳng định, Việt Nam có cơ sở thực tiễn để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài - chủ thể phát triển kinh tế tri thức năng động hơn, sáng tạo hơn, thích nghi nhanh hơn, chủ động hội nhập quốc tế mạnh mẽ hơn. Giáo dục - đào tạo còn chú trọng phát triển năng lực thể chất, nâng cao tầm vóc con người Việt Nam giúp họ có sức khỏe, sự dẻo dai, sự bền bỉ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế tri thức. Có thể nói, giáo dục thể chất là nội dung quan trọng trong chương trình ở các cấp học, bậc học. Chương trình giáo dục thể chất được thiết kế với dung lượng tương đối lớn trong tổng thể chương trình, cùng với đó là các hoạt động thể dục, thể thao do các cơ sở giáo dục - đào tạo tổ chức và phối hợp thực hiện đã đóng vai trò nền tảng hình thành và nâng cao nhận thức, thói quen rèn luyện năng lực thể chất. Qua đó, giúp năng lực thể chất của con người Việt Nam ngày càng được cải thiện, khả năng thích ứng với cường độ, áp lực lao động, sức sáng tạo, sự dấn thân vào cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại ngày càng tăng đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam trong hội nhập quốc tế. Thứ hai, giáo dục - đào tạo đã góp phần quan trọng trong việc phát triển con người Việt Nam về phẩm chất, hình thành ở con người bản lĩnh chính trị vững vàng, lý tưởng sống cao đẹp, vừa có phẩm chất của công dân toàn cầu vừa mang đậm bản sắc dân tộc. Có thể nói, giáo dục - đào tạo Việt Nam trong những năm qua luôn chú trọng công tác giáo dục phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho người học. Các cơ sở giáo dục - đào tạo xác định: Nội dung xuyên suốt trong toàn bộ các hoạt động giáo dục - đào tạo là hoàn thiện ở người học phẩm chất chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống với những giá trị văn hóa dân tộc, những giá trị nhân văn phổ quát, những giá trị của công dân cầu. Nhờ đó, giáo dục - đào tạo đã bước đầu giúp con người Việt Nam hội tụ được hệ thống giá trị văn hóa dân tộc, văn hóa nhân loại để trở thành con người văn minh, hiện đại, có nhân cách văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công. Đó là cơ sở để tiếp tục giáo dục - đào tạo con người Việt Nam trở thành chủ thể phát triển kinh tế tri thức. Điều đó được phản ánh qua kết quả rèn luyện phẩm chất, rèn luyện đạo đức của người học ở các cấp học trong hệ thống giáo dục, mà cấp học giữ vai trò nền tảng là giáo dục phổ thông ngày càng được nâng cao [Phụ lục 4]. Tuy nhiên, vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển con người Việt Nam toàn diện về năng lực và phẩm chất, cơ sở để đưa con người thực sự trở thành chủ thể của quá trình phát triển kinh tế tri thức hiện nay còn nhiều hạn chế. Một là, vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển toàn diện năng lực của con người hiện nay chưa thể hiện đầy đủ đã hạn chế vai trò chủ thể của con người Việt Nam trong vận dụng, sáng tạo và đưa tri thức khoa học và công nghệ hiện đại trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Giáo dục - đào tạo Việt Nam hiện nay chưa chú trọng đến các yếu tố mang tính đặc thù, quyết định quá trình phát triển kinh tế tri thức là phát triển năng lực sáng tạo ở người học. Ở các cấp học, bậc học còn có biểu hiện thương mại hóa, ít quan tâm đến chất lượng theo mục tiêu đề ra. Sự không đồng nhất giữa nội dung - chất lượng với hình thức - bằng cấp dẫn đến sự lãng phí và ảo tưởng của xã hội về chất lượng giáo dục - đào tạo của chúng ta trong phát triển cũng như hội nhập. Kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia năm 2017 là minh chứng rõ nhất. Qua thống kê phổ điểm thi các môn ở kỳ thi này cho thấy: Hầu hết các bài thi, môn thi đều có điểm trung bình từ khoảng 4,5-6,5; số lượng thí sinh đạt điểm 0 và điểm nhỏ hơn hoặc bằng 1 (điểm liệt) cũng tương đối lớn và có hầu hết ở các bài thi, môn thi. Điểm trung bình dưới 5 của hầu hết các bài thi, môn thi đều chiếm tỉ lệ khoảng từ 40-60% điểm [Phụ lục 5]. Hơn nữa, ở các cấp học phổ thông vẫn còn hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp do chưa tích luỹ đủ về chất, việc đánh giá còn bị chi phối bởi yếu tố thành tích; phương pháp đánh giá năng lực người học chủ yếu vẫn dựa vào điểm số, dựa vào năng lực tái hiện, chưa chú trọng năng lực tư duy, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề...; tình trạng dạy và học theo phương pháp “luyện đề” để thi vẫn khá phổ biến. Ở bậc giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, tỷ lệ người học ra trường không đáp ứng được yêu cầu của các đơn vị tuyển dụng tương đối cao. Vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển năng lực thể chất, điều kiện cần để con người tham gia có hiệu quả vào mọi hoạt động của đời sống xã hội, chưa được nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức. Ở cấp phổ thông, giáo dục thể chất được xem là “môn phụ” nên việc đầu tư các nguồn lực, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và của người học cho nhiệm vụ này còn nhiều hạn chế. Ở cấp giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiêp, giáo dục thể chất chỉ được coi là điều kiện để hoàn thành chương trình đào tạo. Do đó, giáo dục thể chất trong các cơ sở giáo dục - đào tạo chưa thực sự giúp người học hình thành thói quen rèn luyện để có thể lực tốt, sức khỏe tốt góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và chất lượng nguồn nhân lực, nhất là trong phát triển kinh tế tri thức với áp lực về cường độ lao động, tính chuyên nghiệp hóa trong mọi hoạt động sản xuất và áp lực về việc học tập suốt đời để thích ứng với tốc độ đổi mới công nghệ như hiện nay. Bởi vậy, tầm vóc người Việt Nam hiện nay thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới: Theo thông kê của Bộ nội vụ và Quỹ dân số Liên hiệp quốc tại Việt Nam công bố về tầm vóc người Việt (2016), chiều cao trung bình của nam giới nước ta hiện chỉ đạt 164,4cm, nữ giới đạt 153,4cm, thấp hơn lần lượt 13cm và 10cm so với chuẩn chung của thế giới. Chiều cao của nam thanh niên Việt Nam thua xa Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ, thậm chí thấp hơn Lào, Campuchia và chỉ cao hơn Philippin, Inđônêsia. Sức bền chung, sức mạnh, sức nhanh, chỉ số công năng tim của thanh thiếu niên Việt Nam so với các nước Châu Á và chuẩn quốc tế chỉ ở mức trung bình hoặc kém. Vài phác họa trên đây cho thấy, năng lực thể chất của người Việt Nam là một trong những yếu tố làm giảm chất lượng nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế tri thức hiện nay. Hai là, về phẩm chất chính trị, tư tưởng, lòng nhân ái, tính trung thực, ý thức công dân, tinh thần trách nhiệm, sống có văn hóa, lương tâm nghề nghiệp, thái độ hợp tác lao động, khát vọng học hỏi để tự hoàn thiện bản thân... của người học hiện nay còn mờ nhạt. Một bộ phận học sinh, sinh viên còn vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức và có lối sống thiếu lành mạnh. Học sinh lứa tuổi vị thành niên dễ bị cuốn theo bạn bè vào những hành vi bạo lực từ những mâu thuẫn nhỏ được phản ánh khá nhiều trên các phương tiện truyền thông. Một bộ phận học sinh, sinh viên nói riêng, lớp trẻ nói chung “giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, thiếu lý tưởng, xa rời truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Một số ít thanh niên bị các thế lực thù địch lôi kéo, kích động chống sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong giới trẻ diễn biến phức tạp” [2]. Như vậy, có thể nói, từ hiện trạng vai trò của giáo dục - đào tạo trong việc phát triển con người Việt Nam toàn diện về năng lực, hoàn thiện các năng lực sẵn có của mỗi người, phải thừa nhận: Giáo dục - đào tạo chưa thực sự là cơ sở cho phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay. 3.1.3. Thực trạng thực hiện vai trò của giáo dục - đào tạo trong sáng tạo, góp phần chuyển giao tri thức khoa học và công nghệ hiện đại ở Việt Nam hiện nay Giáo dục - đào tạo không chỉ thể hiện vai trò trong quá trình phát triển kinh tế tri thức từ phương diện “nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [28, tr.77], mà còn thể hiện vai trò quan trọng trong phát triển khoa học và công nghệ trên cơ sở sáng tạo, chuyển giao tri thức khoa học và công nghệ hiện đại ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để giáo dục - đào tạo cùng với khoa học và công nghệ trở thành “quốc sách hàng đầu”. Nhờ đó, giáo dục - đào tạo không chỉ góp phần “phát triển khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới” [28, tr.78], mà còn góp phần “làm cho khoa học và công nghệ thực sự là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế” [31, tr.119-120]. Có thể nói, trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, cùng với hoạt động giáo dục - đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ được các cơ sở giáo dục - đào tạo ngày càng được chú trọng, nhất là ở các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Đây là chức năng, nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở giáo dục - đào tạo được quy định trong Luật Giáo dục (Bổ sung, sửa đổi 2009), Luật Giáo dục đại học (2012), Luật Giáo dục nghề nghiệp (2013). Xác định đúng đắn chức năng, nhiệm vụ của giáo dục - đào tạo trong hoạt động khoa học và công nghệ, các cơ sở giáo dục - đào tạo ở Việt Nam đã xây dựng được nhiều tổ chức nghiên cứu và phát triển, “trong tổng số 1.055 tổ chức khoa học và công nghệ cả nước thì ở các cơ sở giáo dục đại học (bao gồm các học viện, các trường đại học và cao đẳng) chiến 32,0% tổ chức, nhóm tổ chức nghiên cứu và phát triển chiếm 47,9% và các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ chiếm 20,1% tổ chức” [15, tr.73]. Về nhân lực, các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp có “tổng số nhân lực nghiên cứu và phát triển là 74.317 người chiếm 45% tổng số nhân lực nghiên cứu và phát triển trong cả nước” [15, tr.86]. Đây là điều kiện thuận lợi để các cơ sở giáo dục - đào tạo thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ góp phần tạo ra và vận dụng tri thức khoa học và công nghệ một cách hiệu quả, nâng cao hàm lượng chất xám trong từng sản phẩm, từng lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Qua đó, giáo dục - đào tạo thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở đưa tri thức khoa học và công nghệ hiện đại trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Thực tế, hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong các cơ sở giáo dục - đào tạo đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và giải quyết những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội dựa chủ yếu vào tri thức và năng lực sáng tạo của con người. Trong những năm qua, các cơ sở giáo dục - đào tạo đã chú trọng và đẩy mạnh phát triển công tác nghiên cứu khoa học trong giảng viên và sinh viên; đã thực hiện nhiều đề tài gắn kết chặt chẽ với thực tiễn, có sự tham gia của các nhà khoa học trẻ, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên. Các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp bước đầu phối hợp với doanh nghiệp để triển khai các đề tài, nhiệm vụ khoa học các cấp; ký kết hợp đồng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp; kết quả nghiên cứu được đánh giá cao, có nhiều ứng dụng vào thực tế đời sống xã hội với hàng trăm bằng/giấy chứng nhận độc quyền sở hữu trí tuệ; có hàng nghìn đề tài nghiên cứu các cấp được triển khai hàng năm, hàng nghìn bài báo đã được công bố ở trong nước và quốc tế, trong đó có hàng trăm bài đăng trên tạp chí ISI. Điển hình là “Đại học Đà Nẵng đã được cấp 20 bằng/giấy chứng nhận độc quyền sở hữu trí tuệ, đã công bố hàng nghìn bài báo quốc tế trong đó hơn 200 bài ISI, mỗi năm triển khai hơn 200 đề tài nghiên cứu các cấp; riêng Trường Cao đẳng Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, trong năm 2015 đã công bố 35 bài báo quốc tế; Đại học Huế: hoạt động khoa học công nghệ giai đoạn 2009-2014 đã tạo ra 153 sản phẩm công nghệ, trong đó 20 sản phẩm có tiềm năng thương mại để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; Đại học Thái Nguyên: Số công trình công bố trong và ngoài nước tăng, từ năm 2010 đến 2015 công bố trong nước 2.654 công trình, quốc tế 429 công trình, trong đó có 197 công trình trong danh mục ISI, SCI; Trường Đại học Cần Thơ hàng năm thực hiện gần 300 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp trong đó có khoảng 30 đề tài hợp tác quốc tế với khoảng 1.200 xuất bản phẩm từ các công trình nghiên cứu khoa học, hơn 100 bài báo quốc tế...” [13, tr.5]. Trong những năm qua, nhiều công trình khoa học của các nhà giáo tiêu biểu, của học sinh, sinh viên đạt giải thưởng quốc tế. Quỹ Hỗ trợ sáng tạo Việt Nam (Vifotec) đã tổ chức thành công 20 Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam, với gần 2.200 công trình tham dự và đã có gần 700 công trình đạt giải, được áp dụng vào sản xuất và đời sống, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ vào cuộc sống. Quỹ chú trọng phát triển các tài năng khoa học trẻ tuổi nhằm mục đích đào tạo, bồi dưỡng các nhà sáng chế tương lai. Trong 10 năm qua, Quỹ đã 10 lần tổ chức cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc dành cho lứa tuổi thanh, thiếu niên, “với 3.700 đề tài của các em tham gia và có gần 800 đề tài được trao giải thưởng” [95, tr.39], trong đó có nhiều công trình được ứng dụng vào sản xuất, mang hiệu quả kinh tế cao. Như vậy, thông qua giáo dục - đào tạo, những thành tựu tri thức khoa học và công nghệ hiện đại từng bước được sáng tạo ra và được xã hội hóa đến người lao động góp phần xây dựng lực lượng lao động trí tuệ, lực lượng sản xuất hàng đầu trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay. Nhiều cơ sở giáo dục - đào tạo tích cực, chủ động và thực hiện hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đã góp phần tạo ra tri thức mới, sản phẩm mới, cách làm mới từng bước nâng cao vị trí của Việt Nam trong bản đồ phát triển kinh tế tri thức. Hoạt động nghiên cứu triển khai, ứng dụng khoa học và công nghệ ở các cơ sở giáo dục - đào tạo đã góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Nghiên cứu cơ bản trong các ngành khoa học tự nhiên đã góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, tiếp thu công nghệ hiện đại, định hướng cho việc sử dụng và bảo vệ hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, hướng tới phát triển bền vững. Những nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại như nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, điện tử đám mây, internet vạn vận kết nối, công nghệ in 3D trong công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đang có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Trong một số lĩnh vực thuộc các ngành công nghệ trụ cột của kinh tế tri thức như: Công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ cao được chú trọng phát triển, đạt trình độ khu vực và quốc tế. Nhiều chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực này được ban hành tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoa học và công nghệ không chỉ ứng dụng mà còn chú trọng đổi mới, sáng tạo tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, tạo động lực phát triển kinh tế tri thức ở Niệt Nam hiện nay. Như vậy, giáo dục - đào tạo đã bước đầu trở thành nơi sản xuất giá trị mới, sản phẩm mới, cách làm mới qua đó, giáo dục - đào tạo trở thành một ngành sản xuất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế tri thức. Các sản phẩm trí tuệ được tạo ra và được ứng dụng vào cuộc sống đã góp phần giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trong sự nghiệp phát triển đất nước. Tuy nhiên, vai trò của giáo dục - đào tạo trong việc sáng tạo và chuyển giao tri thức khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của nó. Do đó, giáo dục - đào tạo chưa thực sự tạo ra động lực phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay. Điều đó được thể hiện ở việc triển khai ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên thực tiễn còn nhiều hạn chế. Trong khi, các nước trên thế giới tiến quân mạnh mẽ vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với việc ứng dụng phổ biến những thành tựu của nó ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thì ở Việt Nam, chúng ta mới chỉ đang tìm hiểu về nó. Bởi thế, trình độ khoa học và công nghệ Việt Nam hiện nay còn lạc hậu so với các nước trong khu vực và thế giới. Khoảng cách về công nghệ của Việt Nam so với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới còn xa. Theo Báo cáo “Đánh giá khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam” cuối năm 2014 của WB và OECD thì hiện trạng của nền khoa học và công nghệ Việt Nam, tuy có được cải thiện ít nhiều trong những năm gần đây, nhưng vẫn đang ở tình trạng yếu kém. Đây là thách thức lớn trong phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay. Sự yếu kém của giáo dục - đào tạo trong hoạt động khoa học công nghệ hiện nay góp phần làm cho quá trình đổi mới công nghệ chậm, “trong giai đoạn 2011-2014, Việt Nam có tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đạt 10,68%/năm” [15, 126-127], trong khi quá trình đó, ở nhiều nước trong khu vực là 15% đến 20%. Năng lực sáng tạo, khả năng áp dụng thành tựu khoa học để sáng chế ra những sản phẩm ứng dụng có tính kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nhà khoa học tuy có tăng nhưng còn rất ít so với yêu cầu phát triển kinh tế tri thức. “Trong giai đoạn 2011-2015, số lượng sáng chế, giải pháp hữu ích được bảo hộ tăng 62% so với giai đoạn 2006-2010. Cụ thể, số đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích giai đoạn 2011-2015 là 22.674 (giai đoạn 2006-2010 là 15.989); số văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích giai đoạn tương ứng là 6.391 và 3.940” [15, tr.130]. Việc nâng cấp các công nghệ nhập khẩu cũng chưa hiệu quả. Nhiều sản phẩm công nghệ thiết thực phục vụ cho lao động sản xuất và cuộc sống của con người ra đời từ những người nông dân, những người chưa qua đào tạo. Việt Nam hiện vẫn là nước nhập siêu công nghệ. Thực tế đó chứng tỏ, giáo dục - đào tạo chưa thực sự gắn kết với hoạt động nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động. Các doanh nghiệp chưa có nhiều kết nối với các cơ sở giáo dục - đào tạo và ngược lại. Các cơ sở giáo dục - đào tạo cũng chưa nắm được nhu cầu của doanh nghiệp về khoa học và công nghệ trong khi việc trao đổi, hợp tác về mặt này sẽ giúp hai bên cùng có lợi. Do vậy, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay rất thấp và kém xa so với nhiều nước trong khu vực. Hàm lượng chất xám kết tinh trong sản phẩm còn thấp, chỉ số phát triển kinh tế tri thức còn hạn chế và còn khoảng cách xa so với các nước trên thế giới. Nền kinh tế đất nước “chủ yếu phát triển theo chiều rộng, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào các yếu tố về vốn, tài nguyên, lao động trình độ thấp, chưa dựa nhiều vào tri thức khoa học và công nghệ, lao động có kỹ năng... Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TEP) vào tăng trưởng kinh tế còn thấp” [31, tr.84-85]. Sự quan tâm và nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động khoa học và công nghệ của lãnh đạo các cơ sở giáo dục - đào tạo chưa cao. Lãnh đạo các đơn vị phần lớn quan tâm đến công tác tổ chức đào tạo, trong khi hoạt động khoa học và công nghệ mới là động lực và là nguồn gốc để công tác đào tạo đảm bảo và nâng cao chất lượng. Các cơ sở giáo dục - đào tạo đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ còn rất hạn chế, dàn trải, thiếu qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_vai_tro_cua_giao_duc_dao_tao_trong_phat_trien_kinh_t.doc
Tài liệu liên quan