Luận án Vai trò nhà nước trong chính sách phát triển công nghiệp văn hóa tại Việt Nam theo tinh thần công ước Unesco 2005 về đa dạng văn hóa

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.iv

DANH MỤC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN .v

MỞ ĐẦU.1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI

QUÁT VỀ CÔNG ƯỚC UNESCO 2005 .10

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.10

1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về đa dạng văn hóa, chủ nghĩa đa văn hóa 10

1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về Công ước UNESCO 2005 .13

1.1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về vai trò Nhà nước trong các mô hình chính

sách văn hóa trên thế giới.16

1.1.4. Nhóm các công trình nghiên cứu về chính sách phát triển công nghiệp văn hóa

và sáng tạo tại các nước được lựa chọn phân tích .18

1.1.5. Nhóm các công trình nghiên cứu về chính sách văn hóa và công nghiệp văn

hóa tại Việt Nam.22

1.2. Cơ sở lý luận .27

1.2.1. Hệ thống khái niệm .27

1.2.2. Các mô hình lý thuyết.46

1.2.3. Vai trò của Nhà nước trong quy trình chính sách.52

1.2.4. Chủ nghĩa đa văn hóa .55

1.3. Khái quát về Công ước UNESCO 2005 về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các

biểu đạt văn hóa.58

1.3.1. Bối cảnh ra đời.58

1.3.2. Các mục tiêu của Công ước UNESCO 2005.61

1.3.3. Ý nghĩa sự ra đời của Công ước UNESCO 2005.62

Tiểu kết.65

Chương 2: VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG CÁC MÔ HÌNH CHÍNH SÁCH TRÊN

THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA

THEO TINH THẦN CÔNG ƯỚC UNESCO 2005.68

2.1. Vai trò của Nhà nước trong các mô hình chính sách tiêu biểu trên thế giới nhằm phát

triển CNVH theo tinh thần Công ước UNESCO 2005 và bài học kinh nghiệm .68

2.1.1. Mô hình “Nhà bảo trợ” - Vương quốc Anh .69

2.1.2. Mô hình “Kiến trúc sư” – Pháp.78

2.1.3. Mô hình “Kỹ sư” chuyển đổi mang đặc sắc Trung Quốc.88

2.1.4. Mô hình “Người tạo điều kiện” – Hoa Kỳ.99

2.1.5 Bài học kinh nghiệm.102iii

2.2. Vai trò Nhà nước Việt Nam trong việc gia nhập và thực thi Công ước 2005.105

2.2.1. Mô hình chuyển đổi tại Việt Nam và sự cần thiết gia nhập Công ước .105

2.2.2 Vai trò của Nhà nước Việt Nam trong việc thực thi Công ước UNESCO 2005

và các tác động của Công ước đến chính sách phát triển công nghiệp văn hóa.110

Tiểu kết.126

Chương 3: GIẢI PHÁP CỦA NHÀ NƯỚC VÀ MÔ HÌNH CHÍNH SÁCH PHÁT

TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA TẠI VIỆT NAM.128

3.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước.128

3.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực tác động đến sự phát triển các ngành công nghiệp

văn hóa và sáng tạo.129

3.1.2. Bối cảnh trong nước.133

3.2. Giải pháp của Nhà nước về chính sách phát triển công nghiệp văn hóa tại Việt Nam

.136

3.2.1. Nâng cao nhận thức và sử dụng khái niệm mới “các ngành công nghiệp văn

hóa và sáng tạo” tại Việt Nam.136

3.2.2. Đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện đồng bộ thể chế, gắn kết chính sách công

nghiệp văn hóa sáng tạo trong tổng thể chính sách phát triển kinh tế xã hội quốc gia

.140

3.2.3. Cải cách bộ máy tổ chức, tăng cường vai trò của chính quyền địa phương

trong phát triển các ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo.145

3.2.4. Tăng cường đầu tư cho văn hóa, sử dụng các công cụ tài chính, ưu đãi thuế,

thu hút các nguồn lực, xây dựng và mở rộng thị trường văn hóa.150

 

pdf300 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò nhà nước trong chính sách phát triển công nghiệp văn hóa tại Việt Nam theo tinh thần công ước Unesco 2005 về đa dạng văn hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
văn hóa với các nước thuộc khu vực CARIFORUM. 123 sát nào. Các số liệu được tổng hợp từ báo cáo chuyên ngành hầu hết chỉ phản ánh các họat động của khu vực do Nhà nước hỗ trợ, hoàn toàn thiếu vắng các số liệu về thị trường, ví dụ như tổng số doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành nghề văn hóa, nghệ thuật, doanh số của các lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, âm nhạc, mỹ thuật,... Điện ảnh là lĩnh vực có được số liệu tương đối đầy đủ, cụ thể về số lượng hãng phim, số liệu rạp và phòng chiếu phim, số lượng phim sản xuất hàng năm, doanh thu từ phát hành phim...Tuy nhiên, khi xây dựng Chiến lược quốc gia, Ban soạn thảo cũng không có số liệu thực trạng doanh thu của các ngành CNVH làm dữ liệu cơ sở. Những chỉ tiêu được đưa ra tại Chiến lược dựa trên ước tính mang tính chủ quan của các cơ quan chuyên ngành và thành viên Ban soạn thảo nhằm đáp ứng yêu cầu của Chính phủ về việc đo lường thông qua các chỉ số. Nhận thức được khó khăn này, Bộ VHTTDL đã đưa vào Kế hoạch triển khai Chiến lược nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu cho các ngành CNVH do Bộ quản lý. Tuy nhiên, sau gần 5 năm kể từ khi Chiến lược được ban hành, các nỗ lực để đưa chỉ tiêu văn hóa vào hệ thống thống kê quốc gia của Tổng cục thống kê vẫn chưa thực hiện được. Việc không có các số liệu về ngành CNVHST trong nước khiến Việt Nam hoàn toàn vắng mặt trong Báo cáo Kinh tế sáng tạo của UNCTAD (2018) [136] cung cấp hồ sơ của 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó nhận định xu hướng áp đảo trong xuất khẩu hàng hóa sáng tạo từ khu vực châu Á (gồm Trung quốc và Đông Nam Á) so với châu Âu. Để khắc phục khó khăn này, Ban soạn thảo Báo cáo Quốc gia giai đoạn 2016-2019 đã đặt hàng chuyên gia độc lập sử dụng phương pháp tính của UNESCO để bóc tách và tính toán các số liệu. Số liệu 3,61% đóng góp của các ngành CNVH vào GDP năm 2018 được Báo cáo Quốc gia công bố đã vượt chỉ tiêu tại Chiến lược đề ra. Điều này có thể là dấu hiệu đáng mừng cho thấy tốc độ tăng trưởng nhanh của các ngành CNVH tại Việt Nam. Nhưng mặt khác cũng có thể cho thấy các mục tiêu đặt ra tại Chiến lược chưa phản ánh được sự phát triển trên thực tế. Trước đó, trong một nghiên cứu độc lập được công bố tại hội thảo Vai trò của các Không gian văn hóa sáng tạo trong nền kinh tế sáng tạo Việt Nam do Hội đồng Anh tổ chức 124 (07/11/2018), nhà báo Trương Uyên Ly bằng phương pháp tính của mình đã khẳng định theo các tính toán chưa đầy đủ thì ngay từ năm 2015, các ngành CNVH tại Việt Nam đã chiếm 2,9% GDP. Tuy nhiên, Chiến lược đặt mục tiêu phải đến 2020, các ngành CNVH tại Việt Nam mới đạt mức 3%. Số liệu có vai trò hết sức quan trọng, là cơ sở để hoạch định chính sách hỗ trợ các ngành CNVH cũng như đo lường sự phát triển của các ngành này. Theo phương pháp của nước Anh, việc đầu tiên các Chính phủ cần làm là lập bản đồ và tiến hành thu thập, nghiên cứu số liệu về các ngành CNVHST. Lập bản đồ là hoạt động mang tính tổng hợp nhằm xác định tất cả các hoạt động kinh tế văn hóa, các tổ chức, lao động việc làm và các quan hệ liên quan tại một khu vực nhất định. Quá trình lập bản đồ đồng thời cũng góp phần tăng cường nhận thức về các ngành CNVHST và thúc đẩy sự hợp tác tương hỗ giữa các bên liên quan. Phương pháp lập bản đồ văn hóa đã trở thành cách tiếp cận được nhiều chính phủ áp dụng ở cấp quốc gia nhằm nghiên cứu và hiểu thực trạng các lĩnh vực CNVHST trước khi đưa ra các chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy các ngành CNVHST phát triển. UNESCO với tư cách là cơ quan liên Chính phủ trên lĩnh vực văn hóa có cơ quan chuyên môn là Viện thống kê đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn phương pháp thống kê và hỗ trợ các quốc gia thông qua các chuẩn mực và các thực tiễn tốt về công tác thống kê. Các chỉ số là công cụ để đối thoại chính sách và cần mang tính đánh giá, chứ không đơn thuần là dữ liệu thống kê chứa đựng các thông tin mô tả. Trong thời gian tới, Việt Nam cần nghiên cứu áp dụng phương pháp thống kê của UNESCO vào hệ thống thống kê quốc gia để có số liệu, dữ liệu làm cơ sở cho việc hoạch định và đánh giá CSVH. Chương trình Chỉ số Văn hóa|2030 của UNESCO với 22 chỉ số thuộc 4 nhóm chủ đề (Môi trường và khả năng chống chịu; Sự thịnh vượng và Sinh kế; Tri thức và Kỹ năng; Hoà nhập và Sự tham gia) do Viện Thống kế UNESCO phối hợp với một số tổ chức quốc tế, nhóm chuyên gia xây dựng và một số quốc gia tiến hành thử nghiệm là một khung khái niệm nhằm đo lường và giám sát tiến độ đóng góp của văn hóa trong việc triển khai các Mục tiêu thuộc Chương trình Nghị sự 2030 tại các quốc gia và địa phương trên 125 toàn cầu có thể cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng Bộ chỉ số văn hóa quốc gia vì sự phát triển bền vững tại Việt Nam nhằm đo lường và minh chứng cho sự đóng góp của văn hóa vào kết quả phát triển kinh tế-xã hội ở trung ương và địa phương. Để xây dựng được cơ sở dữ liệu về các ngành CNVHST, cần thiết phải xem xét đưa vào Luật Thống kê sửa đổi, bổ sung hệ thống chỉ tiêu thống kê các lĩnh vực văn hóa trong hệ thống dữ liệu thống kê quốc gia [18]. 2.2.2.2.3. Hạn chế về nguồn lực tài chính Kể từ khi Việt Nam gia nhập Công ước đến nay, nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực văn hóa nói chung đã tăng lên so với giai đoạn trước, song vẫn còn thấp so với yêu cầu thực tiễn. Tổng hợp báo cáo của 55/63 tỉnh, thành phố cho thấy tỷ lệ chi cho các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch chỉ đạt 1,72% tổng chi ngân sách nhà nước cấp về các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tỷ lệ chi này thậm chí còn thấp hơn so với mức phấn đấu đến năm 2010 ít nhất đầu tư cho văn hóa đạt 1,8% tổng chi ngân sách nhà nước được đề ra tại Kết luận số 30-KL/TW ngày 20/7/2004 của Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX18. Kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, nguồn ngân sách Trung ương (bao gồm cả vốn trong nước và vốn nước ngoài) cho lĩnh vực văn hóa – thông tin chỉ chiếm có 0,95% tổng kế hoạch vốn đầu tư công của cả nước. Công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác còn hạn chế. Trong 5 năm từ 2016 đến 2020, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội cho ngành nghệ thuật, vui chơi, giải trí chỉ đạt 1,26% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội (Tổng cục Thống kê, 2021). Chiến lược các ngành CNVH của Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Tuy nhiên, không kèm theo bất kỳ Đề án nào được cấp kinh phí riêng để thực hiện, do đó, gần như không có sự can thiệp nào của Nhà nước đối với thị trường và không có một hành động nào để tạo sự chuyển biến. Trong khi đó, thị trường văn hóa Việt Nam được đánh giá là phát triển còn manh mún, tự phát, chưa chuyên 18 Xem Báo cáo số 16/BC-BVHTTDL ngày 22/1/2020 của Bộ VHTTDL Tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược Phát triển Văn hóa đến năm 2020 126 nghiệp, thiếu vắng các thiết chế trung gian... rất cần sự đầu tư của Nhà nước để phát triển các mô hình thí điểm hoặc đóng vai trò bảo trợ để huy động sự đóng góp, hưởng ứng của các tổ chức, doanh nghiệp. Đây là một điểm yếu khá phổ biến tại Việt Nam khi Nhà nước ban hành chính sách nhưng không làm tốt vai trò thực thi và đảm bảo các điều kiện để chính sách có thể được triển khai. Bên cạnh việc không có nguồn lực để thực hiện các Đề án, có ý kiến cho rằng, Chiến lược thất bại do xác định chưa đúng chủ thể của công nghiệp văn hóa, đó chính là các doanh nghiệp văn hóa – lực lượng sản xuất của ngành CNVH, chứ không phải các tổ chức VHNT của Nhà nước hay những người làm văn hóa nói chung [173]. Có lẽ vì vậy mà việc triển khai Chiến lược chỉ dừng lại ở nỗ lực của một số Cục, Vụ của Bộ VHTTDL, không có sự kết nối với cộng đồng doanh nghiệp CNVH, và cũng không huy động được nguồn vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tiểu kết 1. Xuất phát từ lập luận văn hóa là một hàng hóa, dịch vụ phục vụ công chúng, hầu hết Nhà nước trong các mô hình chính sách đều dành ngân sách công để đầu tư cho văn hóa. Văn hóa không chỉ đơn thuần là các lĩnh vực nghệ thuật, mà bao trùm cả lĩnh vực phát thanh, truyền hình, truyền thông đa phương tiện. Đặc biệt chuyển đổi số đều được các nước phát triển quan tâm đầu tư thích đáng từ sớm để dẫn dắt sự phát triển của các ngành CNVHST, và chiếm ưu thế trên thị trường toàn cầu. Chính sách văn hóa, cụ thể là chính sách phát triển các ngành CNVH, CNST ngày càng có sự gắn kết với các chính sách kinh tế và hệ thống chính sách công ở cấp độ vùng và quốc gia, cũng như các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và từng địa phương. Các biện pháp ưu đãi về tài chính, tín dụng, thuế được xem xét áp dụng nhằm hỗ trợ các ngành CNVH tăng trưởng. 2. Chính sách đa dạng văn hóa tiếp tục được các Chính phủ thực thi nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội, gắn kết các cộng đồng trong bản sắc chung nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện để huy động và khai thác tối đa nguồn lực cho sáng tạo và đổi mới sáng tạo. Ngay cả khi nổi lên xu hướng đánh giá lại chính sách văn hóa dựa trên đóng góp của văn hóa đối với tăng trưởng kinh tế, và các tranh luận về việc nên để lĩnh vực văn hóa được điều chỉnh theo quy luật của thị trường, thì vai trò của 127 văn hóa trong việc thực hiện các mục tiêu đoàn kết và công bằng xã hội tiếp tục là cơ sở để chính quyền các nước dành hỗ trợ cho văn hóa, điều chỉnh hướng tới sự phát triển hài hòa. Có thể nhận thấy xu hướng chuyển dịch từ chính sách dân chủ hóa văn hóa sang chính sách văn hóa phát triển bền vững về cả kinh tế và xã hội tại một số quốc gia trên thế giới. 3. Khi các ngành CNVH ngày càng trở nên quan trọng về kinh tế, mâu thuẫn giữa việc duy trì các mục tiêu văn hóa, đảm bảo sự tiếp cận công bằng cho mọi người với nghệ thuật xuất sắc và lô-gic về thị trường sẽ ngày càng sâu sắc, xung đột giữa lợi ích thương mại và việc bảo vệ sự đa dạng các biểu đạt văn hóa trở nên gay gắt hơn. Quá trình toàn cầu hóa cũng như những cam kết về tự do thương mại hạn chế vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ các sản phẩm văn hóa trong nước và xuất khẩu, làm giảm sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước đối với thị trường. Nhưng chính lúc này, hơn bao giờ hết, cần Nhà nước phải can thiệp và chỉ có Nhà nước mới có thể hành động. Nhà nước cần đóng vai trò tạo thuận lợi và điều chỉnh những tác động méo mó, tiêu cực của cơ chế thị trường tự do. 4.Trên thực tế, can thiệp của Nhà nước đa dạng và đan xen lẫn nhau chứ không đơn giản hóa như các mô hình chính sách, song có thể nhận thấy chính quyền Nhà nước trong bất cứ mô hình chính sách văn hóa nào cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc kiến tạo môi trường chính sách và hành lang pháp lý nhằm thúc đẩy sự phát triển của các ngành CNVH quốc gia. 5. Tham gia Công ước UNESCO 2005, Việt Nam có cơ sở pháp lý để ban hành và triển khai các chính sách, biện pháp nhằm phát triển các ngành CNVH. Sau 15 năm gia nhập, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện được vai trò chủ động tích cực, phát huy được một số tác động tích cực trong chuyển biến về nhận thức và năng lực ban hành chính sách, chiến lược về CNVH. Tuy nhiên, trước những thách thức và khó khăn của thời kỳ mới, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao nhận thức, cải tổ mạnh mẽ về tư duy và phương thức quản lý, đề ra các giải pháp căn cơ, đột phá, mang tính chiến lược và tầm nhìn dài hạn, nâng cao năng lực thực thi nhằm tạo động lực phát triển các ngành CNVH tại Việt Nam một cách mạnh mẽ, bao trùm và bền vững. 128 Chương 3 GIẢI PHÁP CỦA NHÀ NƯỚC VÀ MÔ HÌNH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA TẠI VIỆT NAM 3.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước 3.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực tác động đến sự phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo Trước đại dịch COVID-19, các ngành CNVHST là một trong những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới và được dự báo có đóng góp đáng kể cho GDP toàn cầu lên tới 10% vào năm 2030 [143]. Nhờ khả năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế một cách bình đẳng, bao trùm, các ngành CNVHST ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong chương trình nghị sự về phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc. Tổ chức này công bố 2021 là Năm Quốc tế về Kinh tế sáng tạo vì sự phát triển bền vững. 3.1.1.1.Đại dịch Covid - 19 Đại dịch Covid -19 bùng phát và lan rộng đã tác động toàn diện đến mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội trên toàn cầu. Cùng với lĩnh vực du lịch, văn hóa được coi là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong hơn hai năm, hầu hết các thiết chế văn hóa bảo tàng, nhà hát trên thế giới bị đóng cửa, các lệnh cấm tụ tập đông người, phong tỏa, cách ly đã ảnh hưởng trầm trọng đến sinh kế của các nghệ sỹ và những người làm việc trong lĩnh vực văn hóa, bộc lộ rõ sự dễ tổn thương của nguồn nhân lực trong hệ sinh thái văn hóa, sáng tạo vốn bao gồm đa số các nghệ sỹ tự do và các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Việc thiếu các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về an sinh cho những người hoạt động trong lĩnh vực VHNT trong thời kỳ Covid, khiến nghệ sỹ phải tìm các công việc khác, đứng trước nguy cơ đánh mất các kỹ năng nghề nghiệp. Suy thoái kinh tế dẫn đến sự sụt giảm về đầu tư của Nhà nước và tài trợ của các doanh nghiệp lớn cho lĩnh vực văn hóa, người dân có xu hướng giảm nhu cầu chi tiêu cho văn hóa. Theo ước tính của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), doanh thu của các ngành CNVHST đã bị mất đi khoảng 750 tỷ USD trong năm 2020, làm giảm năng lực của các ngành này trong việc trở thành 129 đầu tàu cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, chính trong cuộc khủng hoảng, sức mạnh hàn gắn, nâng đỡ tinh thần của văn hóa, nghệ thuật được nhìn nhận rõ ràng hơn. Người dân chưa bao giờ dành nhiều thời gian như vậy cho việc đọc sách, xem phim, nghe nhạc, lướt web...Công nghệ số, Internet càng trở nên thiết yếu, là phương tiện để kết nối con người với cuộc sống bên ngoài. 3.1.1.2. Cách mạng Công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số Các thành tựu của cuộc Cách mạng 4.0 với sự phát triển như vũ bão của công nghệ số, chuyển đổi số đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống KTXH. Tác động lớn nhất đối với lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật đó là công nghệ số đã làm biến đổi chuỗi giá trị văn hóa, tạo ra những thay đổi mang tính tương tác đa chiều trong từng khâu sáng tạo, sản xuất, phân phối, tiêu dùng và thụ hưởng. Từ mô hình “hình đường ống” theo đó các khâu trong chuỗi sáng tạo tiếp nối tuần tự, giờ đây dưới tác động của công nghệ số, chuỗi giá trị đã phát triển theo mô hình “mạng lưới”, ở đó tại mỗi khâu đều có sự tương tác lẫn nhau. Nền tảng số đã cho phép nghệ sỹ sáng tạo có thể nhận được phản hồi ngay lập tức từ công chúng đối với các sản phẩm của mình ngay từ khâu ý tưởng, để rồi điều chỉnh và thậm chí tung ra phân phối trực tuyến, rồi tiếp tục đưa ra các đổi mới sáng tạo, nâng cấp trong quá trình sản xuất. Sơ đồ 3.1 Sơ đồ công nghệ số biến đổi chuỗi giá trị văn hóa (theo Báo cáo toàn cầu Công ước 2005: Tái định hình các chính sách văn hóa, UNESCO, 2018) Nghệ thuật số (digital art) ngày càng phát triển phong phú. Không chỉ dừng 130 lại ở việc sử dụng máy tính để sáng tạo, mà kết hợp các công nghệ 3D, thực tế ảo, blockchain, coding... để hình thành nên nhiều loại hình có hình thức biểu đạt mới cũng như những mô hình và phương thức kinh doanh mới. 3.1.1.3 Vai trò nổi lên của kinh tế sáng tạo Cùng với đại dịch Covid, cuộc khủng hoảng Ucraina làm gián đoạn chuỗi cung ứng của thế giới, giá cả nguyên nhiên liệu và lương thực tăng cao, làm chậm lại sự phục hồi của kinh tế và thương mại toàn cầu. Trong tháng 4/2022, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống 3,6% cho năm 2022-2023. Tháng 6/2022, Ngân hàng Thế giới (World Bank) giảm dự báo cho năm 2022 xuống mức 2.9% và năm 2023 là 3%. Tuy nhiên, trong bức tranh đó, kinh tế sáng tạo tiếp tục được coi là động lực tăng trưởng của kinh tế toàn cầu theo hướng phát triển bền vững. Đầu tư toàn cầu có xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ sang kỹ thuật số với vai trò ngày càng lớn của các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực công nghệ số (BigTech). Bên cạnh việc tạo sinh kế, thu nhập, việc làm, doanh thu, xuất khẩu..., vai trò của văn hóa và các ngành CNVHST trong việc nâng cao đời sống tinh thần, sự gắn kết của các cộng đồng trong xã hội ngày càng được ghi nhận rộng rãi. Tuyên ngôn của các nhà lãnh đạo 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới G20 tại Rome 2021 khẳng định vai trò của văn hóa, các doanh nghiệp và những người hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực văn hóa, sáng tạo chính là động lực cho sự phát triển bền vững và nuôi dưỡng sự phục hồi, tái tạo của các nền kinh tế và xã hội. Hội nghị thế giới Mondiacult về chính sách văn hóa và phát triển bền vững do UNESCO và Chính phủ Mexico đồng tổ chức vào tháng 9/2022, dấu mốc lịch sử kỷ niệm 40 năm Hội nghị về chính sách văn hóa tại Mondiacult 1982 còn có ý nghĩa quan trọng hơn khi ghi nhận các xu hướng chuyển dịch của chính sách văn hóa trên thế giới và đưa ra một thông điệp mạnh mẽ về vai trò của văn hóa trong tương lai phát triển bền vững toàn cầu sau năm 2030. 3.1.1.4 Xu hướng vận động trong chính sách văn hóa của các nước trên thế giới Sự chuyển dịch trong nhận thức về văn hóa với vai trò “nguồn lực” thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng trưởng kinh tế đã kéo theo sự vận động trong chính sách 131 văn hóa của các nước trên thế giới và sự chuyển đổi trong các mô hình chính sách. Xuất phát từ quan niệm văn hóa là dịch vụ, hàng hóa công, CSVH do đó cần đảm bảo vai trò giáo dục, hướng tới chất lượng xuất sắc và quyền tiếp cận cho mọi người, định hình trách nhiệm công dân với ý thức về giữ gìn bản sắc văn hóa. Tuy nhiên, khi coi văn hóa là sinh kế, là ngành kinh doanh, động lực tăng trưởng của nền kinh tế, lúc đó, CSVH có sự chuyển dịch sang vai trò hỗ trợ thị trường, nuôi dưỡng và phát huy cá tính sáng tạo, đổi mới sáng tạo. Các ngành công nghiệp sáng tạo cùng với bảo vệ và phát huy di sản, bản sắc văn hóa trở thành hai nội dung trọng tâm trong xu thế chính sách văn hóa hiện nay. Nếu nghiêng về mục tiêu kinh tế, sự giao thoa giữa chính sách văn hóa và chính sách kinh tế càng lớn, vòng tròn chính sách CNVHST càng mở rộng. Bên cạnh mô hình chính sách văn hóa kinh điển, dựa trên quan hệ giữa các ngành CNVHST và thị trường, các mô hình chính sách công nghiệp sáng tạo được đề xuất làm cơ sở cho các cuộc tranh luận, và nghiên cứu sâu hơn về xu hướng phát triển của chính sách văn hóa trong nền kinh tế tri thức. Để tạo sự cân bằng giữa các mục tiêu xã hội và mục tiêu kinh tế, có thể có sự hội tụ, xích lại gần hơn giữa các vòng tròn CSVH, chính sách kinh tế và chính sách xã hội để hình thành nên mô hình chính sách mới trong tương lai. Hình 3.1: Các xu hướng vận động của chính sách văn hóa (Nguồn: NCS) 3.1.1.5. Bối cảnh khu vực Thế kỷ XXI từng được dự đoán là Thế kỷ của châu Á với sự trỗi dậy nhanh 132 chóng của Trung Quốc trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới, Nhật Bản - một thành viên của G7, Hàn Quốc G20 và tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của các nền kinh tế Đông Nam Á. Theo ADB, tới năm 2050, châu Á sẽ chiếm hơn 50% sản lượng kinh tế toàn cầu. Trong giai đoạn 2002- 2015, các nền kinh tế đang phát triển đứng đầu là Trung Quốc đã khiến giá trị thương mại hàng hóa sáng tạo vượt xa các nước phát triển. Trung Quốc, Hồng Công, Đài Bắc - Trung Hoa, Ấn độ, Malaysia, Philippin, Singapo, Thái Lan nằm trong số Top 10 nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa sáng tạo lớn nhất, cho thấy sự thống trị của các nước châu Á [136]. Trong giai đoạn 2005- 2019, giá trị xuất khẩu hàng hóa văn hóa từ các nước đang phát triển tăng gấp 3 lần từ 40,5 tỷ USD lên 144,5 tỷ USD, trong đó Trung Quốc và Ấn độ chiếm tới 40% tỷ trọng [143]. Tại châu Á, tái cấu trúc chuỗi cung ứng và dịch chuyển đầu tư thời kỳ hậu Covid diễn ra theo hướng chuyển từ Trung Quốc sang Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. Với việc Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chính sách Zero Covid, Nhật Bản thận trọng trong việc mở cửa lại... tốc độ phục hồi về du lịch của khu vực này cũng chậm hơn so với thế giới. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO, du lịch toàn cầu có thể phục hồi từ 50-70% trong năm 2022 và quay trở lại mức 2019 trong năm 2023. Tuy nhiên, triển vọng phục hồi của du lịch tại châu Á- Thái Bình Dương sẽ chậm hơn, phải đến năm 2024. Việc Việt Nam kịp thời là một trong số 49 quốc gia trên thế giới mở cửa hoàn toàn và không còn các quy định hạn chế liên quan đến COVID-19 (tính đến ngày 10/6/2022) mở ra cơ hội đón làn sóng du lịch quốc tế, đầu tư, thương mại và tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất kinh doanh văn hóa – nghệ thuật diễn phục hồi. Đông Nam Á ngày càng có vai trò chiến lược quan trọng hơn trong khu vực và là nơi cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn, nhất là vấn đề tranh chấp chủ quyền, biển đảo. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tiếp tục tăng cường các hoạt động nội khối, thúc đẩy nền văn hóa hòa bình, khoan dung, hiểu biết lẫn nhau, coi văn hóa và nghệ thuật là nền tảng để xây dựng và củng cố Cộng đồng ASEAN chung một bản sắc “Đa dạng trong thống 133 nhất”. Bên cạnh các nỗ lực bảo tồn di sản văn hóa, thúc đẩy việc chia sẻ các giá trị chung, ASEAN cũng ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tạo động lực cho sự phát triển năng động của lĩnh vực văn hóa, sáng tạo và kinh tế số. Tại khu vực ASEAN, đại dịch Covid đã làm gia tăng số lượng người sử dụng Internet thêm 70%, riêng năm 2020 có đến 40 triệu người lần đầu sử dụng mạng Internet, góp phần mở rộng thị trường số và doanh thu thương mại điện tử trong khu vực dự báo đạt trên 80 tỷ USD vào năm 2024, đem lại nhiều cơ hội và cả thách thức cho ngành CNVHST, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa [150]. Theo OECD năm 2021, xuất khẩu hàng hóa sáng tạo từ khu vực ASEAN + 3 (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) chiếm tới 40% xuất khẩu toàn cầu. 3.1.2. Bối cảnh trong nước Trong bối cảnh đại dịch lan rộng và tác động nghiêm trọng trên toàn thế giới, Việt Nam tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng CSVN (tháng 2/2021). Đại hội đã tổng kết, đánh giá 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới; đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm tiếp theo; xác định mục tiêu, phương hướng đến năm 2030 và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045, quyết tâm đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Điểm mới của Đại hội XIII là quyết tâm khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, coi đó là động lực và nguồn lực phát triển quan trọng của đất nước. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nền văn hoá, con người Việt Nam; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất. 134 Sau 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới. “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” [57]. Thế và lực của nước ta đã lớn mạnh hơn nhiều; quy mô, tiềm lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên; tính tự chủ của nền kinh tế được cải thiện. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, chất lượng tăng trưởng kinh tế từng bước được cải thiện, cơ cấu kinh tế bước đầu dịch chuyển sang chiều sâu, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho nền kinh tế được cải thiện đáng kể, tăng độ mở nền kinh tế và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn. Khu vực tư nhân đóng góp ngày càng lớn và trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh, là một động lực tăng trưởng kinh tế nội sinh và kích thích tiêu dùng rất quan trọng. Việt Nam là quốc gia duy nhất tại Đông Nam Á có mức tăng trưởng dương 02 năm liên tục trong cơn bão của đại dịch Covid - 19, lần lượt ở mức 2,9 % năm 2020 và 2,5% năm 2021. Theo số liệu Tổng cục Thống kê, GDP theo giá hiện hành của Việt Nam năm 2020 đạt gần 343,6 tỉ USD (sau đánh giá lại), tăng 3,1 lần so với năm 2010, đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á. Tốc độ tăng trưởng tương đối cao đã giúp tăng nhanh thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam, đạt 3.561 USD năm 2020, tăng 2,28 lần so năm 2010. Với việc Việt Nam mở cửa du lịch hoàn toàn từ ngày 15/3/2022, chỉ số năng lực phát triển du lịch và lữ hành của Việt Nam được Diễn đàn Kinh tế thế giới công bố (24/5/2022) có mức tăng điể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_vai_tro_nha_nuoc_trong_chinh_sach_phat_trien_cong_ng.pdf
  • pdf2. Tóm tắt luận án.pdf
  • pdf3. Trích yếu luận án tiếng Việt.pdf
  • pdf4. Trích yếu luận án tiếng Anh.pdf
  • pdf5. Thông tin tóm tắt kết luận mới tiếng Việt.pdf
  • pdf6. Thông tin tóm tắt kết luận mới Tiếng Anh.pdf
  • pdfCV dang tin luan an Nguyen Phuong Hoa.pdf
Tài liệu liên quan