Luận án Vận dụng tiếp cận dạy học phân hóa để tổ chức dạy học học phần "Sinh lí trẻ lứa tuổi Tiểu học" cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm

Lời cam đoan.i

Lời cảm ơn .ii

Mục lục .iii

Danh mục chữ viết tắt.vi

Danh mục các bảng biểu.vii

Danh mục các biểu đồ, sơ đồ.ix

PHẦN 1. MỞ ĐẦU .1

1. Lý do chọn đề tài.1

2. Mục đích nghiên cứu .3

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.3

4. Giả thuyết khoa học.3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu.3

6. Phạm vi nghiên cứu .4

7. Phương pháp nghiên cứu .4

8. Đóng góp mới của luận án .6

9. Bố cục của luận án.6

PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.7

Chương 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.7

1.1. Xu hướng nghiên cứu, vận dụng DHPH trên thế giới và ở Việt Nam.7

1.1.1. Trên thế giới.7

1.1.2. Ở Việt Nam .10

1.2. Dạy học phân hóa .15

1.2.1. Khái niệm DHPH .15

1.2.2. Đặc điểm của DHPH .17

1.2.3 Vai trò của DHPH trong dạy học cho SV CĐSP tiểu học.19

1.2.4. Phân loại dạy học phân hóa vi mô.19

1.2.5. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học sử dụng trong DHPH.25

1.3. Năng lực dạy học phân hóa .33iv

1.3.1. Quan niệm về năng lực DHPH.33

1.3.2. Cấu trúc của năng lực DHPH.35

1.3.3. Bộ tiêu chí đánh giá NL DHPH .36

1.4. Thực trạng DHPH cho SV CĐSP tiểu học.40

1.4.1. Mục đích, nội dung và phương pháp điều tra .40

1.4.2. Kết quả điều tra và bình luận .42

Kết luận chương 1 .51

Chương 2. TỔ CHỨC DẠY HỌC PHÂN HÓA HỌC PHẦN SINH LÍ TRẺ

LỨA TUỔI TIỂU HỌC CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM.52

2.1. Phân tích đặc điểm học phần Sinh lí trẻ lứa tuổi tiểu học .52

2.1.1 Mục tiêu học phần Sinh lí trẻ lứa tuổi tiểu học.52

2.1.2. Nội dung học phần Sinh lí trẻ lứa tuổi tiểu học .53

2.2. Nguyên tắc tổ chức DHPH .57

2.2.1. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa vai trò chủ động

của SV với vai trò chủ đạo của GV .58

2.2.2. Nguyên tắc đảm bảo dạy học đáp ứng được sự đa dạng của người học .58

2.2.3. Nguyên tắc đảm bảo người học được trao quyền lựa chọn các chiến

lược học tập của mình.58

2.3. Quy trình tổ chức DHPH học phần SLTLT tiểu học .59

2.3.1. Giai đoạn 1: Xây dựng hồ sơ học tập .61

2.3.2. Giai đoạn 2: Lập kế hoạch và tổ chức DHPH.64

2.3.3. Giai đoạn 3: Đánh giá và cải tiến .78

2.4. Minh họa quy trình tổ chức DHPH học phần SLTLTTH .81

2.4.1. Minh họa - Giai đoạn 1: Xây dựng hồ sơ học tập.81

2.4.2. Minh họa - Giai đoạn 2: Lập kế hoạch và tổ chức DHPH .83

2.4.3. Minh họa – Giai đoạn 3: Đánh giá và cải tiến .113

2.5. Đánh giá đánh giá nhận thức về DHPH .113

2.5.1. Bộ tiêu chí đánh giá nhận thức về DHPH.113

2.5.2. Bài tập tình huống đánh giá nhận thức về DHPH.115

Kết luận chương 2 .119v

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.120

3.1. Mục đích thực nghiệm.120

3.2. Nội dung thực nghiệm .120

3.3. Phương pháp thực nghiệm .120

3.3.1. Chọn trường, lớp, sinh viên và giáo viên thực nghiệm .120

3.3.2. Cách tiến hành thực nghiệm sư phạm .122

3.3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu và đo lường.123

3.3.4. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm.124

3.4. Kết quả thực nghiệm .125

3.4.1. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm .125

3.4.2. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm .138

Kết luận chương 3 .148

PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.151

TÀI LIỆU TH

pdf264 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vận dụng tiếp cận dạy học phân hóa để tổ chức dạy học học phần "Sinh lí trẻ lứa tuổi Tiểu học" cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tôi xây dựng 3 trạm học tập tương ứng với 3 nội dung: cấu tạo và chức năng của các ống tiêu hóa, cấu tạo và chức năng của các tuyến. Mỗi trạm thiết kế các nhiệm vụ phù hợp với SV ở các trình độ nhận thức khác nhau: trạm 1 có 1a, 1b, 1c; trạm 2 gồm 2a, 2b, 2c; trạm 3 gồm 3a, 3b, 3c. Trong đó, các nhiệm vụ 1a, 2a, 3a phù hợp cho SV trung bình; các nhiệm vụ 1b, 2b, 3b phù hợp cho SV khá; các nhiệm vụ 1c, 2c, 3c phù hợp cho SV giỏi. Mỗi trạm sẽ 100 được cụ thể hóa bằng các nhiệm vụ học tập được thể hiện trong các phiếu học tập. Nội dung các trạm học tập được trình bày cụ thể như sau: Trạm Loại trạm Nhiệm vụ Thời gian (phút) 1. Cấu tạo và chức năng của các ống tiêu hóa Bắt buộc 1a Nhiệm vụ 1a: Phiếu học tập 1 SV trung bình 15 1b Nhiệm vụ 1b: Phiếu học tập 1 SV khá 15 1c Nhiệm vụ 1c: Phiếu học tập 1 SV giỏi 15 2. Cấu tạo và chức năng của các tuyến tiêu hóa Bắt buộc 2a Nhiệm vụ 2a: Phiếu học tập 2 SV trung bình 15 2b Nhiệm vụ 2b Phiếu học tập 2 SV khá 15 2c Nhiệm vụ 2c: Phiếu học tập 2 SV giỏi 15 3. Hoạt động tiêu hóa và hấp thụ thức ăn Bắt buộc 3a Nhiệm vụ 3a: Phiếu học tập 3 SV trung bình 15 3b Nhiệm vụ 3b Phiếu học tập 3 SV khá 15 3c Nhiệm vụ 3c: Phiếu học tập 9 SV giỏi 15 - Trạm 1: Cấu tạo và chức năng của các ống tiêu hóa Phiếu học tập số 1 Họ và tên: Nhóm: Lớp: Trạm 1: Cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa SV chọn một trong 3 nhiệm vụ 1a, 1b, 1c để hoàn thành nhiệm vụ ở trạm 1 Nhiệm vụ 1a Quan sát mô hình giải phẫu hoặc hình cấu tạo hệ tiêu hóa. Câu 1. Xác định vị trí các cơ quan của ống tiêu hóa trên mô hình hoặc tranh cấu tạo hệ tiêu hóa. Trình bày tóm tắt cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong ống tiêu hóa theo bảng sau: Các cơ quan Đặc điểm cấu tạo Chức năng Câu 2. Vẽ sơ đồ tư duy về cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong ống tiêu hóa. 101 Nhiệm vụ 1b Quan sát mô hình giải phẫu hoặc hình cấu tạo hệ tiêu hóa và trả lời câu hỏi sâu: Câu 1. Phân tích sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong ống tiêu hóa. Câu 2. Quan sát cấu trúc hiển vi cả lớp niêm mạc ruột non. Qua đó hãy chứng minh mối liên quan giữa chức năng và chức phận của ruột non. Nhiệm vụ 1c Câu 1. Phân tích ý nghĩa của sự tiêu hóa Câu 2. Thiết kế một tranh lắp ghép các cơ quan của ống tiêu hóa tiêu hóa. Hoặc poster giới thiệu về cấu tạo và chức năng các cơ quan của ống hệ tiêu hóa. Trạm 2: Cấu tạo và chức năng của các tuyến tiêu hóa Phiếu học tập số 2 Họ và tên: Nhóm: Lớp: Trạm 2: Cấu tạo và chức năng của các ống tiêu hóa SV chọn một trong 3 nhiệm vụ 2a, 2, 2c để hoàn thành nhiệm vụ ở trạm 2 Nhiệm vụ 1a Quan sát mô hình giải phẫu hoặc hình cấu tạo hệ tiêu hóa. Câu 1. Xác định vị trí các cơ quan của tuyến tiêu hóa trên mô hình hoặc tranh cấu tạo hệ tiêu hóa. Trình bày tóm tắt cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong tuyến tiêu hóa theo bảng sau: Các tuyến tiêu hóa Cấu tạo Chức năng Câu 2. Vẽ sơ đồ tư duy về cấu tạo và chức năng các cơ quan của tuyến tiêu hóa. Nhiệm vụ 1b Câu 1. Phân tích sự phù hợp giữa giữa cấu tạo và chức năng của gan, tụy, lá tràng. Câu 2. Thiết kế poster giới thiệu về cấu tạo và chức năng của tuyến tiêu hóa. Nhiệm vụ 1c Câu 1. Phân tích vai trò của các tuyến tiêu hóa Câu 2. Thiết kế một tranh lắp ghép các cơ quan của tuyến tiêu hóa. 102 - Trạm 3: Hoạt động tiêu hóa và hấp thụ thức ăn Phiếu học tập số 3 Họ và tên: Nhóm: Lớp: Trạm 3: Hoạt động tiêu hóa và hấp thụ thức ăn SV chọn một trong 3 nhiệm vụ 3a, 3b, 3c để hoàn thành nhiệm vụ ở trạm 3 Nhiệm vụ 3a Xem đoạn phim về sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. https://www.youtube.com/watch?v=eQA9ND8vzpQ https://www.youtube.com/watch?v=JysrDtMTVgI a/ Trình bày quá trình tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng, ruột non, dạ dày và ruột già. b/ Cơ quan nào thực hiện việc hấp phụ chất dinh dưỡng, quá trình đó diễn ra như thế nào. Các con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng từ ruột non tới các các cơ quan, tế bào như thế nào? Vai trò của gan trên con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng đó là gì? Nhiệm vụ 3b Câu 1. Làm động tác nhai và nuốt mẩu bánh quy nhỏ. Quan sát hình 2.1 a/ Khi bạn nhai càng lâu trong miệng cảm thấy ngọt? Vì sao? Từ đó bạn hãy trình bày sự tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng. b/ Giải thích vì sao khi nuốt phải ngừng thở. Cơ chế đóng mở của khí quản như thế nào? Rút ra kết luận về hoạt động nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản? Hình 2.1. Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quả Câu 2. Lập sơ đồ tư duy về quá trình tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng, ruột non, dạ dày và ruột già. Câu 3. Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa của hiệu quả thì: a/ Sau tiêu hóa ở dạ dày thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp? b/ Thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là gì? c/ Thành phần các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non là gì? d/ Một bệnh nhân bị triệu chứng thiếu axit trong dạy dày thì sự tiêu hóa trong ruột non sẽ như thế nào? 103 Nhiệm vụ 3c Câu 1. Thiết kế một video giới thiệu về quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn trong hệ tiêu hóa. Câu 2. Giả sử bạn trộn dịch vị với thức ăn nghiền thì quá trình tiêu hóa tiếp tục đến mức nào? Câu 3. Giả sử một người “không dung nạp lactose” thiếu lactase, một emzym phân hủy lactose trong sữa. Kết quả, họ đôi khi bị chuột rút hoặc tiêu chảy sau khi uống sản phẩm sữa. Người này ăn sữa chua chứa vi khuẩn sản xuất lactose. Liệu sữa chua có làm giảm nhẹ triệu chứng tạm thời một cách tốt nhất? Tại sao? * HĐHT 2: Tìm hiểu đặc điểm hệ tiêu hóa của HS tiểu học và các bệnh thường gặp về tiêu hóa - Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm hệ tiêu hóa của trẻ lứa tuổi tiểu học. Phân tích được nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng một số bệnh thường gặp về tiêu hóa. - Phương pháp: Dạy học theo hợp đồng Các nhiệm vụ trong hợp đồng được thiết kế gồm nhiệm vụ 1 là nhiệm vụ bắt buộc nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về các bệnh thường gặp của hệ tiêu hóa. Các nhiệm vụ 2 đến 9 là nhiệm vụ tự chọn và các nhiệm vụ này được thiết kế đáp ứng các kiểu trí tuệ khác nhau của SV, mỗi loại nhiệm vụ phù hợp với một kiểu trí tuệ. Hợp đồng học tập Nội dung: Các bệnh thường gặp của hệ tiêu hóa Nhiệm vụ Tự ánh giá Thời gian (phút)    Nhiệm vụ 1  10 Nhiệm vụ 2  8 Nhiệm vụ 3  8 Nhiệm vụ 4  8 Nhiệm vụ 5  8 Nhiệm vụ 6  8 Nhiệm vụ 7  8 Nhiệm vụ 8  8 Nhiệm vụ 9  8 Ghi chú:  Bắt buộc  Tự chọn Tiến triển tốt  Gặp khó khăn  Hoàn thành Yêu cầu: Nhiệm vụ 1 là nhiệm vụ bắt buộc tất cả SV thực hiện. Từ nhiệm vụ 2 đến 9 là nhiệm vụ tự chọn, mỗi SV lựa chọn 1 nhiệm vụ và đánh dấu vào trong bản hợp đồng. Tôi cam kết thực hiện đúng theo hợp đồng Sinh viên Giáo viên 104 Nhiệm vụ 1: Đọc giáo trình và trả lời các câu hỏi sau: a/ Trình bày đặc điểm tiêu hóa của học sinh tiểu học? b/ Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa. Tác nhân Cơ quan/hoạt động bị ảnh hưởng Hậu quả Nhiệm vụ 2: (Phù hợp với trí tuệ ngôn ngữ) Đọc giáo trình về các bệnh thường gặp về tiêu hóa ở trẻ. a/ Hoàn thành bảng sau: Các bệnh Nguyên nhân Triệu chứng Biện pháp b/ Thiết kế một poster tuyên truyền về một số bệnh thường gặp về tiêu hóa ở trẻ (bệnh sâu răng, bệnh giun sán, bệnh tiêu chảy) - Yêu cầu về nội dung: + Nêu được nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng bệnh + Thói quen ăn uống khoa học để phòng bệnh về đường tiêu hóa Nhiệm vụ 3: (Trí tuệ logic toán học) a/ Tìm hiểu biểu đồ tỉ lệ bệnh sâu răng theo tuổi và vùng địa lý ở Việt Nam. Hãy nhận xét về tỉ lệ bệnh sâu răng theo nhóm tuổi ở Việt Nam. Theo bạn, nguyên nhân nào dẫn đến sâu răng ở trẻ nhỏ. Hãy đề xuất cách phòng bệnh sâu răng. Bảng. Tỉ lệ bệnh sâu răng theo tuổi và vùng địa lí Lứa tuổi Tỉ lệ chung Hà Nội Huế TP HCM Cao Bằng 12 57% 36% 41,2% 83% 60% 15 60% 44% 43,7% 96% 62% 35-44 72% 76% 64,2% 92% 68% (nguồn: 105 b/ Đọc đoạn thông tin sau: Bệnh giun sán ở trẻ em là một bệnh phổ biến ở các nước đang phát triển, trong đó có nước ta do tình trạng môi trường đất và nước bị ô nhiễm các loại ấu trùng giun sán. Trẻ em ăn hoặc uống các loại thức ăn, nước uống có nhiễm ấu trùng giun sán thì sẽ bị bệnh. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm giun tại cộng đồng vẫn rất cao. Theo thống kê nước ta có khoảng 60-70% dân số nhiễm giun, chủ yếu là ở trẻ em ở lứa tuổi học đường. Một trẻ có thể nhiễm nhiều loại giun sán khác nhau. (trích nguồn Theo bạn nguyên nhân mắc bệnh giun sán ở trẻ tuổi học đường là gì? Tác hại mà chúng gây ra? Hãy đề xuất các cách phòng bệnh giun sán ở trẻ lứa tuổi học đường. c/ Tìm hiểu số liệu về tình hình mắc bệnh tiêu chảy trong cả nước, giai đoạn 2002- 2011 trong bảng dưới. Hãy nhận xét về tỉ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở Việt Nam. Theo bạn, nguyên nhân nào dẫn đến bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Hãy đề xuất cách phòng bệnh tiêu chảy. Bảng. Tình hình bệnh tiêu chảy trong cả nước theo tháng, giai đoạn 2002-2011 Tháng Số ca mắc Tỉ lệ mắc/ 100.000 dân Số ca tử vong Tỉ lệ tử vong/ 100.000 dân 01 649.004 872,54 10 0.01 02 757.870 941,82 13 0.02 03 782.137 960,41 10 0.01 04 821.782 991,76 15 0.02 05 842.852 1004,22 8 0.01 06 891.179 1058,42 5 0.01 07 845.144 984,48 10 0.01 08 795.690 926,87 8 0.01 09 786.709 906,89 9 0.01 10 744.672 849,98 7 0.01 11 722.696 824,89 9 0.01 12 723.610 825,94 11 0.01 Tổng 9.408.345 115 ( 106 Nhiệm vụ 4: (Trí tuệ âm nhạc) Xem đoạn băng hình theo đường link sau để tìm hiểu về các bệnh liên quan đến tiêu hóa thường gặp. https://www.youtube.com/watch?v=TpBFEyjNaX0 https://www.youtube.com/watch?v=3Ny8sRllW5o&t=8s https://www.youtube.com/watch?v=TJOsGLZTBjA Hãy sáng tác các bài hát/thơ/ráp/vè để tuyên truyền về các bệnh thường gặp về tiêu hóa của trẻ nhỏ. Yêu cầu về nội dung: Nêu được nguyên nhân,triệu chứng, cách phòng bệnh; thói quen ăn uống khoa học để phòng tránh các bệnh về đường tiêu hóa. Nhiệm vụ 5: (Trí tuệ giao tiếp) Bạn hãy phỏng vấn các chuyên gia y tế hoặc trao đổi với bạn học để tìm hiểu các bệnh liên quan đến tiêu hóa thường gặp. Hãy xây dựng một vở kịch và đóng vai để tuyên truyền về một số bệnh thường gặp về tiêu hóa của trẻ. Yêu cầu về nội dung: nêu được nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng bệnh; thói quen ăn uống khoa học để phòng tránh các bệnh về đường tiêu hóa. Nhiệm vụ 6: (Trí tuệ nội tâm) a/ Nêu 02 câu ca dao, tục ngữ liên quan đến tiêu hóa và giải thích ý nghĩa khoa học. b/ Hãy xây dựng kế hoạch để hình thành thói quen ăn uống khoa học cho bản thân để phòng cách bệnh liên quan đến tiêu hóa. Nhiệm vụ 7: (Trí tuệ không gian) Vẽ sơ đồ tư duy về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng một số bệnh về tiêu hóa thường gặp ở trẻ. Nhiệm vụ 8: (Trí tuệ tự nhiên học) a/ Đưa ra lời khuyên về lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên (động vật, thực vật) để giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt. 107 b/ Lựa chọn và xây dựng thực đơn cho trẻ trong trường hợp bị tiêu chảy. A 1.3. Thiết kế học liệu để hỗ trợ SV thực hiện các HĐHT - Chuẩn bị các phiếu học tập, các dụng cụ thí nghiệm, các giấy A0, bút dạ. - Bài kiểm tra đánh giá nội dung bài học. A2. Hoạt động của SV: - Nghiên cứu nội dung chương hệ tiêu hóa trong giáo trình và các tài liệu tham khảo. - Chuẩn bị các phương tiện: bút, giấy A0, B. Bước 2: Tổ chức DHPH B1. Giới thiệu mục tiêu và nội dung bài học - GV: Giới thiệu mục tiêu và nội dung cơ bản của bài học. - SV: Lắng nghe và ghi nhớ mục tiêu của bài học, chuẩn bị thái độ, tinh thần hợp tác B2. Tổ chức lựa chọn HĐHT phù hợp; Theo dõi và hỗ trợ SV thực hiện các HĐHT; Tổ chức đánh giá HDHT và kết luận. * HĐHT 1: Tìm hiểu cấu tạo của hệ tiêu hóa và hoạt động tiêu hóa thức ăn. Trong hoạt động học tập này, chúng tôi trình bày biện pháp vận dụng dạy học theo trạm để tổ chức DHPH cho HĐHT 1 theo quy trình đã trình bày ở chương 2, mục 2.3. Việc vận dụng phương pháp dạy học theo trạm sẽ giúp cho SV có điều kiện lựa chọn các nhiệm vụ ở các trạm có mức độ khó hay dễ khác nhau phù hợp với trình độ nhận thức của họ. Đồng thời, để hạn chế xu hướng SV chỉ chọn những trạm học tập với nhiệm vụ dành cho SV yếu/trung bình để dễ dạng thực hiện hơn. GV sẽ kết hợp với những thông tin trong hồ sơ học tập để kiểm soát xem SV đã lựa chọn các trạm với yêu cầu thấp hơn hay cao hơn với trình độ hiện tại của mình để kịp thời có những điều chỉnh và động viên SV lựa chọn các nhiệm vụ phù hợp và 108 thử thách khả năng của bản thân. Bên cạnh đó GV cũng khuyến khích, động viên SV vượt qua trình độ hiện tại của mình để hướng đến trình độ cao hơn bằng cách hỗ trợ kịp thời và đưa ra các điểm thưởng cho những SV lựa trọn những trạm học tập khó và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hoạt động của GV Hoạt động của SV Bước 1: Phổ biến nhiệm vụ quy tắc hoạt động học tập theo trạm - GV giới thiệu nội dung, yêu cầu tại các trạm: có 3 trạm, mỗi trạm được chia làm 3 cấp độ. Trạm 1 gồm 1a, 1b, 1c; trạm 2 gồm 2a, 2b, 2c; trạm 3 gồm 3a, 3b, 3c. Tại mỗi trạm SV được chọn cấp độ mình sẽ làm và phải đi hết đủ 3 trạm. - Nghiên cứu nội dung, yêu cầu ở các trạm, lựa chọn các nhiệm vụ ở mỗi trạm. - Nắm được quy tắc hoạt động của trạm học tập. Bước 2: Tiến hành làm việc tại trạm theo những quy tắc được thống nhất - Hướng dẫn thực hiện làm việc theo trạm theo hệ thống trạm tự chọn như sơ đồ sau. Trạm 1 Trạm 2 Trạm 3 2c 1b 1a 3b 3a 2a 3c 2b 1c Trạm bắt đầu Sơ đồ. Hệ thống trạm tự chọn - Nhóm những SV có cùng lựa chọn các nhiệm vụ vào một nhóm. - Hỗ trợ SV thực hiện nhiệm vụ. - Thực hiện các nhiệm vụ tại các trạm học tập. - Sau khi hoàn thành các nhiệm vụ tại các trạm. SV tập hợp theo nhóm gồm những người cùng lựa chọn nhiệm vụ tại trạm để trao đổi, thống nhất. 109 Bước 3: Tiến hành báo cáo, đánh giá và tổng kết khi SV hoàn thành các nhiệm vụ tại các trạm - Tổ chức báo cáo, nhận xét - Tổng kết kiến thức - Đại điện các nhóm báo cáo kết quả thực hiện từng nhiệm vụ theo yêu cầu trong các trạm. SV nhận xét và đánh giá chéo, rút ra kết luận. Kết luận: * Cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong ống tiêu hóa: - Khoang miệng: Cấu tạo gồm: răng, lưỡi và các tuyến nước bọt. + Răng: Gồm răng cửa, ranh nanh, răng hàm, trẻ có 20 răng sữa đến 6 - 7 tuổi trẻ bắt đầu thay răng. Răng gồm men, ngà, tủy răng. Chức năng: cắn, xé, nhai và nghiền nhỏ thức ăn. + Lưỡi: Cấu tạo là một khối cơ vân; Chức năng: đảo trộn thức ăn, hình thành tiếng nói, vị giác. + Các tuyến nước bọt: Gồm đôi tuyến mang tai, đôi tuyến dưới hàm, đôi tuyến dưới lưỡi. Chức năng: tiết ra nước bọt để làm ướt, bôi trơn và tiêu hóa thức ăn. - Hầu và thực quản: Cấu tạo: ống cơ dài, gồm 3 lớp: thanh mạch mỏng, lớp cơ trơn, lớp niêm mạc. Chức năng: dồn đẩy thức ăn từ miệng xuống dạ dày, thực quản luôn khép chặt nên thức ăn từ dạ dày không bị đẩy ngược lên thực quản. - Dạ dày: Cấu tạo: hình túi thắt 2 đầu (đầu trên là tâm vị, đầu dưới là môn vị), dung tích 3 lít, thành dạ dày gồm 3 lớp (lớp thanh mạc, lớp cơ (cơ dọc, cơ vòng, cơ xiên), lớp niêm mạc (nhiều nếp gấp, tuyến chứa tế bào tiết enzim pepxin, tiết HCL). Chức năng: co bóp, nhào trộn thức ăn đẩy xuống ruột non; tiêu hóa một phần thức ăn nhờ các dịch vị. - Ruột non: dài nhất của ống tiêu hóa, chia làm 3 đoạn (tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng), thành ruột non gồm 3 lớp (thanh mạc, lớp cơ (cơ dọc và cơ vòng), lớp niêm mạc phủ một lớp lông ruột, có nhiều tuyến ruột tiết ra dịch ruột và các tế bào tiết chất nhày). Chức năng: biến đổi thức ăn, hoàn thành quá trình tiêu hóa thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng vào máu. - Ruột già: gồm 3 phần: manh tràng, kết tràng và trực tràng; thành ruột già gồm 3 phần (thanh mạc, lớp cơ, lớp niêm mạc chỉ có một số tế bào tiết dịch nhầy giúp cho sự vận chuyển chất cặn bã được dễ dàng hơn). * Cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong tuyến tiêu hóa - Gan: tuyến lớn nhất của cơ thể, tiết dịch mật để tiêu hóa thức ăn, tham gia vào quá trình trao đổi chất, trung hòa độc tố, tiêu hủy hồng cầu già, dự trữ glycogen. - Tụy: tuyến pha có chứa nội tiết và ngoại tiết, có ống dẫn chất tiết đổ vào ruột 110 non ở tá tràng, trong dịch tụy có chứa nhiều enzim tiêu hóa thức ăn. * Hoạt động tiêu hóa và hấp thụ thức ăn - Tiêu hóa thức ăn: diễn ra ở các phần của ống tiêu hóa nhưng thể hiện rõ nhất ở khoang miệng, dạ dày, ruột non. Ở khoang miệng nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt làm cho thức ăn được mềm, nhuyễn, thấm đẫm nước bọt và dễ nuốt. Một phần tinh bột được enzim amilaza biến đổi thành đường mantôzơ. Ở dạ dày, thức ăn được làm nhuyễn và đảo trộn cho thấm đều dịch vị, loại thức ăn protein được phân cắt một phần thành các chuỗi ngắn hơn. Ở ruột non, thức ăn được biến đổi về hóa học là chủ yếu. Nhờ có các tuyến tiêu hóa hỗ trợ như gan, tụy, các tuyến ruột, nên ruột non có đủ các loại enzim phân giải các phân tử phức tạp của thức ăn (gluxit, lipit, protein) thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được (đường đơn, glixerin và axit béo, axit amin). - Hấp thụ thức ăn: quá trình vận chuyển các sản phẩm tiêu hóa vào máu. Các bộ phận của ống tiêu hóa đều có khả năng hấp thụ thức ăn nhưng ruột non là bộ phận có khả năng hấp thụ nhiều nhất. Ruột non có nhiều mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc, phân bố tới từng lông ruột. Các chất dinh dưỡng được hấp thụ đi theo hai con đường máu và bạch huyết nhưng cuối cùng vẫn được hòa chung và phân phối đến các tế bào cơ thể. * HĐHT 2: Tìm hiểu đặc điểm hệ tiêu hóa của HS tiểu học và các bệnh thường gặp của hệ tiêu hóa. HĐHT này thực hiện tiếp cận DHPH theo kiểu trí tuệ. Để đáp ứng được các kiểu trí tuệ khác nhau của SV đồng thời phát huy được tính chủ động, sáng tạo của SV, chúng tôi vận dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng để tổ chức dạy học. Hợp đồng được xây dựng gồm các nhiệm vụ bắt buộc (nhiệm vụ 1) và nhiệm vụ tự chọn (nhiệm vụ 2 đến nhiệm vụ 9). Trong đó, nhiệm vụ tự chọn được thiết kế phù hợp với 8 kiểu trí tuệ khác nhau. Với qui trình tổ chức dạy học theo hợp đồng đã được trình bày ở mục 1.2.6, chương 1 giúp GV thực hiện phân hóa theo kiểu trí tuệ của SV. Qua đó, SV được lựa chọn các nhiệm vụ tương ứng với kiểu trí tuệ của bản thân mà vẫn đạt được mục tiêu dạy học đã đề ra. 111 Hoạt động của GV Hoạt động của SV Bước 1: Tổ chức lựa chọn HĐHT phù hợp/ Tổ chức cho SV lựa chọn và kí kết hợp đồng Giới thiệu hợp đồng, nội dung, yêu cầu: Hợp đồng có 9 nhiệm vụ trong đó nhiệm vụ 1 là nhiệm vụ bắt buộc tất cả SV đều phải làm. Từ nhiệm vụ 2 đến 9 là nhiệm vụ tự chọn, mỗi SV lựa chọn 1 nhiệm vụ và đánh dấu vào bản hợp đồng. - Trao đổi với GV những điều chưa rõ trong hợp đồng. - Tự lựa chọn nhiệm vụ trong hợp đồng và thực hiện kí vào bản hợp đồng. Bước 2: Theo dõi và hỗ trợ SV thực hiện các HĐHT /Tổ chức cho SV thực hiện hợp đồng. - Nhóm những SV lựa chọn cùng một nhiệm vụ trong hợp đồng về một nhóm. - Hỗ trợ SV trong quá trình thực hiện hợp đồng. - Có thể thực hiện nhiệm vụ trong hợp đồng trên lớp, ở nhà, thư viện, - Thực hiện nhiệm vụ theo thứ tự nghiên cứu cá nhân - nhóm và thống nhất kết quả. Bước 3: Tổ chức đánh giá HDHT và kết luận/Tổ chức trao đổi/chia sẻ/ đánh giá kết quả học tập - Tổ chức báo cáo, nhận xét - Đánh giá hoạt động học tập - Tổng kết kiến thức - Đại điện các nhóm báo cáo kết quả thực hiện từng nhiệm vụ theo yêu cầu trong hợp đồng. - Nhận xét và đánh giá chéo, rút ra kết luận. * Kết luận của hoạt động: - Đặc điểm hệ tiêu hóa của HS tiểu học:  Về cấu tạo và chức năng hệ tiêu hóa của trẻ lứa tuổi tiểu học khá tương đồng với người trưởng thành. Tuy nhiên, một số cơ quan, bộ phận vẫn đang trong giai đoạn phát triển.  Những răng hàm lớn đầu tiên được mọc lúc 6-8 tuổi, tới lúc 12- 14 tuổi, sự thay thế các răng sữa bằng răng vĩnh viễn được kết thúc. 112  Chiều dài của ống tiêu hóa được tăng lên 2-3 cm. Lúc 1 -12 tuổi dung tích của dạ dày đạt 0,5dm3.  Ở trẻ, các bộ phận của hệ tiêu hóa rất dễ bị nhiễm bệnh như sâu răng, rối loạn tiêu hóa, nhiễm giunVì vậy, việc giữ gìn vệ sinh tiêu hóa là rất quan trọng. - Các biện pháp vệ sinh hệ tiêu hóa: Ăn uống hợp vệ sinh; Vệ sinh răng miệng đúng cách; Ăn uống điều độ; Thức ăn, thực phẩm phải đảm bảo an toàn vệ sinh; Khẩu phần ăn đảm bảo để cung cấp đủ lượng và chất cho sự phát triển của cơ thể trẻ. - Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa Tác nhân Cơ quan hoặc hoạt động bị ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng Vi khuẩn, vi rút Răng Tạo môi trường axit làm hỏng men răng. Dạ dày Bị viêm loét dạ dày. Ruột Bị viêm loét, rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy. Các tuyến tiêu hóa Bị viêm, gan có thể bị xơ. Giun, sán Ruột Gây tắc ruột, lấy đi một phần dinh dưỡng của cơ thể. Các tuyến tiêu hóa Gây tắc ống dẫn mật. Ăn uống không đúng cách. Các cơ quan và hoạt động của hệ tiêu hóa Viêm nhiễm các cơ quan, hoạt động tiêu hóa không hiệu quả (rối loạn tiêu hóa, hấp thu kém). Khẩu phần ăn không hợp lí Các cơ quan và hoạt động của hệ tiêu hóa Viêm nhiễm các cơ quan, hoạt động tiêu hóa không hiệu quả (táo bón, rối loạn tiêu hóa, hấp thu kém) - Các bệnh thường gặp của hệ tiêu hóa Bệnh Nguyên nhân Triệu chứng Các phòng bệnh Sâu răng - Các loại vi khuẩn - Ăn uống không vệ sinh sạch sẽ. - Phá hủy men hoặc lỗ sâu trên răng. - Ngà răng mềm, chuyển màu. - Đau buốt khi ăn, nhai. - Vệ sinh răng miệng đúng cách. - Kiểm tra răng định kì. - Tránh các thói quen xấu có hại cho răng. Tiêu chảy cấp - Các loại vi khuẩn gây bệnh, kí sinh trừng, virut, dị ứng thức ăn. Đại tiện nhiều lần và trong phân có nhiều nước. - Sử dụng nguồn nước sạch và vệ sinh ăn uống. - Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Nhiễm giun - Các loại giun sán kí sinh. - Tập quán ăn nuống thiếu vệ sinh. - Ô nhiễm đất, nước, thực phẩm. - Đau bụng, ngữa hậu môn, thiếu máu, mệt mỏi, giảm cân - Vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ. - Tẩy giun định kì theo chỉ dẫn của bác sĩ. - Vệ sinh ăn uống 113 2.4.3. Minh họa – Giai đoạn 3: Đánh giá và cải tiến Hoạt động của GV Hoạt động của SV - Phát cho mỗi SV một bài kiểm tra kiến thức về hệ hô hấp; hệ tiêu hóa (Phụ lục số 6). - Chấm điểm bài kiểm tra cá nhân, tính điểm tiến bộ của cá nhân, nhóm. Xếp thứ tự nhóm theo điểm tiến bộ của nhóm đã đạt được. Công bố điểm và trả bài kiểm tra. - Yêu cầu SV ghi lại nhật kí hoạt động của bài học hôm nay. - GV nghiên cứu các thông tin phản hồi của người học trong nhật kí hoạt động, kết quả kiểm tra để rút kinh nghiệm và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo. - Làm bài kiểm tra nghiêm túc. - Xem lại bài kiểm tra để sửa lỗi sai và xem lại kiến thức chưa hiểu và rút kinh nghiệm cho việc học tập của bản thân - Lưu lại bài kiểm tra, các sản phẩm học tập của bài hệ hô hấp, hệ tiêu hóa trong hồ sơ học tập cá nhân. - Ghi nhật kí hoạt động về bài học sau khi học xong bài hệ hô hấp, hệ tiêu hóa.... Tự nhận xét về hoạt động học tập của bản thân và rút ra kinh nghiệm. 2.5. Đánh giá đánh giá nhận thức về DHPH 2.5.1. Bộ tiêu chí đánh giá nhận thức về DHPH Trong phạm vi của luận án, chúng tôi đánh giá gián tiếp năng lực DHPH thông qua đánh giá nhận thức của SV về DHPH dựa trên lý luận cho rằng khi người học được trải nghiệm DHPH thì họ sẽ có nhận thức nhất định về DHPH. Trên cơ sở các nghiên cứu về cấu trúc, tiêu chí đánh giá NL DHPH đã trình bày ở mục 1.3 chương 1, chúng tôi tập trung đánh giá nhận thức về kĩ năng tìm hiểu, phân hóa HS để xây dựng HSHT phục vụ DHPH và biểu hiện B.3 (Thiết kế, lựa chọn được các nhiệm vụ học tập và phương tiện dạy học phân hóa theo PCHT, trình độ nhận thức và kiểu trí tuệ) của kĩ năng lập kế hoạch DHPH. Căn cứ vào bảng 1.3 (Biểu hiện các kĩ năng thành phần của NL DHPH) để xây dựng nên bộ tiêu chí đánh giá nhận thức về DHPH của SV CĐSP Tiểu học bảng 2.9. Để đánh giá biểu hiện nhận thức về DHPH, chúng tôi chia thành 3 cấp độ nhận thức: Mức M1 – Nhận biết; Mức M2- Thông hiểu; Mức M3- Vận dụng trong tình huống giả định. 114 Bảng 2.9. Biểu hiện nhận thức về DHPH Tiêu chí Biểu hiện nhận thức về DHPH Mức độ NT1. Nhận thức về xây dựng và sử dụng công cụ (phiếu khảo sát, phỏng vấn để tìm hiểu HS. Chỉ xây dựng được công cụ (phiếu khảo sát, phỏng vấn..) để tìm hiểu HS về PCHT hoặc trình độ hoặc kiểu trí tuệ. M1 Xây dựng được công cụ nhưng chưa biết sử dụng công cụ để tìm hiểu đặc điểm của HS về PCHT, trình độ, kiểu trí tuệ. M2 Tổng hợp, phân tích được kết quả tìm hiểu HS từ phiếu khảo sát, phỏng vấn để phân loại được HS theo PCHT, trình độ nhận thức, kiểu trí tuệ, M3 NT2. Nhận thức về xây dựng và sử dụng hồ sơ học tập trong DHPH. Xác định được vai trò của hồ sơ học tập trong DHPH. M1 Thiết kế được hồ sơ họ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_van_dung_tiep_can_day_hoc_phan_hoa_de_to_chuc_day_ho.pdf
Tài liệu liên quan