Luận văn Biện pháp quản lý của lãnh đạo trường trung học phổ thông về việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục ở thành phố Thái Bình hiện nay

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Mục đích nghiên cứu. 2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 3

4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 3

5. Giả thuyết khoa học. 3

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. 3

7. Phương pháp nghiên cứu. 4

8. Giới hạn và phạm vi đề tài. 4

9. Cấu trúc của luận văn. 5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ

TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC

1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu. 6

1.2. Một số khái niệm công cụ. 10

1.2.1 Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường. 10

1.2.2. Khái niệm về các lực lượng giáo dục. 22

1.2.3. Khái niệm về phối hợp giáo dục. 24

1.2.4. Khái niệm về quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục. 25

1.2.5. Khái niệm về lãnh đạo. 26

1.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục. 28

1.3.1. Điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá có ảnh hưởng đến việc phối hợp và QLPH giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục. 28

1.3.2. Vị trí vai trò của trường THPT đối với phát triển giáo dục thời kỳ CNH - HĐH. 30

1.3.3. Trình độ nhận thức của thầy cô giáo, gia đình, học sinh và các tổ chức xã hội về quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. 31

1.4. Ý nghĩa của việc quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 33

1.4.1. Quản lý phối hợp tạo ra sự thống nhất xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, hạn chế được những tác động tiêu cực trực tiếp tới quá trình hình thành nhân cách học sinh. 33

1.4.2. Việc quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tạo nên sức mạnh tổng hợp phát huy được những tiềm năng của toàn xã hội tham gia vào quá trình GD hình thành và phát triển nhân cách HS. 35

Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI CỦA LÃNH ĐẠO TRƯỜNG THPT 39

2.1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội, GD-ĐT thành phố Thái Bình. 39

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên. 39

2.1.2. Tình hình KT-XH. 39

2.1.3 Tình hình GD-ĐT ở tỉnh Thái Bình. 40

2.2. Thực trạng việc phối hợp và quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở các trường THPT tại thành phố Thái Bình. 42

2.2.1. Khái quát về điều tra thực trạng. 42

2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng của nhà trường gia đình và xã hội đến kết quả giáo dục học sinh 43

2.2.3. Nhận thức vai trò của việc phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình và xã hội. 48

2.2.4. Thực trạng việc phối hợp và quản lý phối hợp giáo dục học sinh THPT giữa nhà trường với gia đình và xã hội ở thành phố Thái Bình. 54

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 69

Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 70

3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp. 70

3.1.1. Xuất phát từ những quy luật của giáo dục. 70

3.1.2. Phải xuất phát từ mục tiêu quản lý giáo dục THPT. 71

3.1.3. Các biện pháp phải phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao. 71

3.1.4. Các giải pháp phải đồng bộ. 72

3.1.5. Phải phát huy được tiềm năng của xã hội, phát huy được tính tích cực tự giác của các lực lượng xã hội. 73

3.2. Một số biện pháp quản lý phối hợp. 74

3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường về sự cần thiết phối hợp các lực lượng xã hội để giáo dục học sinh. 74

3.2.2. Kế hoạch hóa việc quản lý hoạt động phối hợp nhằm thực hiện mục tiêu, nội dung, biện pháp hoạt động giáo dục. 80

3.2.3. Xây dựng cơ chế tổ chức phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục cho học sinh THPT thành phố Thái Bình. 85

3.2.4. Kế hoạch việc quản lý huy động cơ sở vật chất, trang thiết bị của toàn xã hội. 93

3.2.5. Xây dựng mạng lưới cộng tác viên, quản lý huy động lực lượng cộng tác viên một cách khoa học, hợp lý. 94

3.2.6. Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra đánh giá việc tổ chức phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục cho học sinh THPT. 95

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 97

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi các biện pháp. 99

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 105

 

 

 

 

doc135 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7379 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp quản lý của lãnh đạo trường trung học phổ thông về việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục ở thành phố Thái Bình hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huynh học sinh phó mặc con cái cho thầy cô. Từ đó dần dần thiếu thông tin hai chiều để kịp thời giáo dục học sinh. 2.2.3. Nhận thức vai trò của việc phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình và xã hội có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giáo dục học sinh, nó tạo ra môi trường thuận lợi, tạo ra sức mạnh tổng hợp để giáo dục học sinh. Vì vậy phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình và xã hội trở thành một nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục nước ta. Chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội. Kết quả điều tra nhận thức của nhân dân thành phố Thái Bình về vai trò của sự phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình và xã hội nhằm giáo dục cho học sinh... Thể hiện qua bảng 2.4 và 2.5. Bảng 2.4: Nhận thức của các đối tượng khảo sát về ý nghĩa sự phối hợp và quản lý phối hợp. STT Mức độ nhận thức ý nghĩa Ý kiến đánh giá SL % 1 Rất cần thiết 354 84.3 2 Cần thiết 43 10,2 3 Bình thường 18 4.3 4 Không cần thiết 5 1.2 Bảng 2.5: Nhận thức của đối tượng khảo sát về vai trò trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục cho học sinh. STT Giáo dục cho học sinh là công việc của Ý kiến đánh giá SL % 1 Nhà trường 28 6.7 2 Gia đình 33 7.9 3 Xã hội 14 3.3 4 Cả nhà trường, gia đình và xã hội 345 82 Qua kết quả điều tra ở bảng 2.4 và 2.5 thể hiện trên biểu đồ: Đại đa số thấy ý kiến của sự phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục (84.3%) là rất cần thiết: 10.2% cho rằng cần và 1.2% cho rằng sự phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục này là không cần thiết. Điều này cũng có thể lý giải được rằng một bộ phận rất nhỏ những phụ huynh học sinh có trình độ văn hoá thấp không nhận thấy được vai trò của sự phối hợp. Tuy nhiên cũng cần hiểu rằng trong điều kiện xã hội phát triển như hiện nay ở thành phố Thái Bình và từ thực tiễn giáo dục, những chủ thể giáo dục (phụ huynh học sinh, các thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ quản lý xã hội) dễ ràng nhận ra ý nghĩa của sự tổ chức phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục. Đồng thời cũng thấy được giáo dục cho học sinh là trách nhiệm của toàn xã hội. Song một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng ở chỗ trong sự phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình và xã hội cũng như trong từng mối quan hệ đó vai trò của các chủ thể được thể hiện như thế nào? Với những công việc cụ thể gì ? Điều đó nhắc nhở chúng ta vẫn phải tiếp tục tuyên truyền, giáo dục để mọi người nắm được ý nghĩa thiết thực của sự phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục, nắm được nội dung cụ thể, tích cực chủ động trong quá trình liên kết tuỳ theo vị trí của mình. Phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong công tác giáo dục học sinh nhằm phát huy những mặt mạnh, ưu thế, giảm thiểu những hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục học sinh. Bảng 2.6 thể hiện kết quả điều tra nhận thức của quần chúng về lý do tại sao phải phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình và xã hội nhằm giáo dục học sinh. Bảng 2.6: Mục đích của sự phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình và xã hội. TT Nội dung ý kiến đánh giá SL % 1 Để tạo ra thống nhất mục tiêu GD một cách liên tục, toàn vẹn 110 26.2 2 Để tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh 125 29.8 3 Để hạn chế những tác động tiêu cực tới quá trình phát triển nhân cách học sinh 93 22.1 4 Để phát huy được tiềm năng của xã hội 88 21.0 5 Để giáo dục học sinh chưa ngoan 82 19.5 6 Để nâng cao sự quản lý của nhà trường 282 67.1 7 Để phát huy ưu thế của giáo dục gia đình và GD xã hội 84 20.0 8 Nhà trường tranh thủ sự đóng góp xây dựng CSVC của một số tổ chức và các nhà hảo tâm trong xã hội 291 69.3 9 Nâng cao trách nhiệm của gia đình và xã hội tới GD 90 21.4 10 Huy động được nhiều đoàn thể quan tâm tới giáo dục 118 28.1 Qua kết quả bảng 2.6 cho thấy: Nhận thức về mục đích của sự phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình và xã hội của quần chúng ở thành phố Thái Bình về bản chất còn hời hợt. Cụ thể 69.3% số ý kiến được hỏi cho rằng phải phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục để nhà trường tranh thủ sự đóng góp xây dựng CSVC của một số tổ chức và các nhà hảo tâm trong xã hội, 67.1% ý kiến cho rằng để nâng cao sự quản lý của nhà trường trong việc giáo dục cho học sinh. Chỉ có phần trăm rất nhỏ số ý kiến được hỏi nhận thấy bản chất sâu sắc lý do của sự phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục cụ thể như: 26.2% số ý kiến được hỏi cho rằng lý do của sự phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục để tạo ra sự thống nhất mục tiêu giáo dục một cách liên tục và toàn vẹn, 21% số ý kiến cho rằng để phát huy được tiềm năng của xã hội, 29.8% số ý kiến cho rằng để tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh. Kết quả điều tra này chứng tỏ những hiểu biết về giáo dục gia đình và giáo dục xã hội của các đối tượng điều tra nói riêng và của quần chúng xã hội nói chung còn rất hạn chế. Đây thực sự là một vấn đề đáng lo ngại, bởi lẽ muốn sự phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục được chặt chẽ, quá trình giáo dục đạt hiệu quả cao, yêu cầu người tham gia quá trình này nhất là những thầy cô giáo, người đóng vai trò là chủ đạo phải có sự hiểu biết đúng đắn về nó, có như vậy hoạt động của họ mới được định hướng rõ ràng, mới được tiến hành một cách có triển vọng và sáng tạo. Ngược lại hành động của họ sẽ mù quáng, sẽ mắc sai lầm đành rằng ở những thời điểm cụ thể có thể mang lại những kết quả nhất định, song về lâu dài hậu quả sẽ không lường trước được. Nếu họ quá lạc quan về giáo dục của gia đình và xã hội, sẽ không có những biện pháp giúp đỡ phụ huynh học sinh và cán bộ cộng đồng khắc phục những khó khăn, nếu họ bi quan về giáo dục gia đình và giáo dục xã hội thì không phát huy được tính chủ động sáng tạo của gia đình và xã hội trong giáo dục cho học sinh. Từ những kết quả điều tra thực trạng và phân tích trên đây chúng tôi thấy rằng, trong thời gian trước mắt cũng như trong lâu dài, Bộ Giáo dục và đào tạo, các cơ quan quản lý giáo dục cần có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý xã hội những kiến thức về giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội bằng nhiều hình thức khác nhau để các đối tượng có nhận thức rõ vị trí tầm quan trọng của việc phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình và xã hội, phát huy được những thế mạnh của từng loại hình giáo dục. Ngoài ra bằng các con đường khác nhau phải bồi dưỡng kiến thức sư phạm cho phụ huynh học sinh để phụ huynh học sinh tích cực tham gia vào quá trình giáo dục và phối hợp một cách tự nguyện, đúng mục tiêu, nội dung phương pháp và do đó hiệu quả của sự phối hợp sẽ cao hơn. 2.2.4. Thực trạng việc phối hợp và quản lý phối hợp giáo dục học sinh THPT giữa nhà trường với gia đình và xã hội ở thành phố Thái Bình. Nghiên thực trạng việc phối hợp và quản lý phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình và xã hội chúng tôi đã tiến hành điều tra ở cả 3 đối tượng trên một số nội dung sau: - Nội dung của việc phối hợp và quản lý phối hợp giáo dục. - Cách thức và biện pháp của việc phối hợp và quản lý phối hợp GD. - Tần suất và hiệu quả của việc phối hợp và quản lý phối hợp giáo dục Sau đây là kết quả điều tra các nội dung trên: * Thực trạng phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong GD học sinh: Việc phối hợp và quản lý phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường hướng vào nhiều nội dung khác nhau. Kết quả điều tra nhận thức của chủ thể giáo dục về nội dung của việc phối hợp và quản lý phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường thể hiện ở bảng 2.7. Bảng 2.7: Nội dung phối hợp và quản lý phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường TT Nội dung Ý kiến đánh giá % PHHS GV 1 Nắm tình hình học tập của con cái ở trường 71 85 2 Trao đổi về ưu nhược điểm của trẻ ở nhà 21.5 32.5 3 Trao đổi về tư cách đạo đức của con ở trường 27 17.5 4 Xây dựng thống nhất kế hoạch giáo dục 31.5 52.5 5 Thông báo chủ trương kế hoạch công tác của NT 60.5 87.5 6 Bàn về xây dựng CSVC 48 40 7 Trao đổi về các quan hệ của con ở nhà và ở trường 42 37.5 8 Nhà trường bồi dưỡng kiến thức về GD cho PHHS 2 35.5 9 Xin dạy thêm, hoc thêm 63 75 Kết quả điều tra ở bảng 2.7 cho thấy: - Nội dung còn nghèo nàn đơn điệu, chưa đi vào chiều sâu. Những nội dung liên quan đến giáo dục chưa được chú ý đúng mức như xây dựng thống nhất kế hoạch giáo dục ... - Nội dung nhà trường bồi dưỡng kiến thức cho phụ huynh học sinh hầu như chưa được đề cập tới. Như vậy mặc dù nội dung vấn đề phối hợp giáo dục đã được đề ra nhưng chủ yếu vẫn xoay quanh việc học tập của học sinh. Việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường chưa đi vào chiều sâu, ảnh hưởng của nhà trường, của giáo viên chủ nhiệm đối với phụ huynh học sinh còn hạn chế, sự phối hợp trên mang tính một chiều. Từ thực trạng trên đòi hỏi sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình phải có chiều sâu và cụ thể hơn, đặc biệt là cách thức thực hiện trao đổi thông tin kip thời để luôn nắm bắt được kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Nhà trường cần phải xây dựng được kế hoạch quản lý phối hợp và tìm ra cơ chế thích hợp cho sự phối hợp sao cho những biện pháp đưa ra là tối ưu và có kết quả tốt đẹp nhất. Giáo viên chủ nhiệm cần giành nhiều thời gian thăm gia đình học sinh, trao đổi với gia đình về phương pháp giáo dục con cái. Các gia đình cần tích cực tham gia vào quá trình phối hợp giáo dục và hỗ trợ kinh phí cho nhà trường trong hoạt động giáo dục. Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Trên thực tế mỗi biện pháp khi được sử dụng mang lại những hiệu quả khác nhau. Bảng 2.8 là kết quả điều tra nhận thức của các đối tượng khảo sát về các biện pháp phối hợp, quản lý phối hợp giáo dục và hiệu quả của chúng mang lại. Bảng 2.8: Đánh giá hiệu của của các biện pháp phối hợp và quản lý phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường TT Biện pháp Ý kiến đánh giá% hiệu quả ít hiệu quả 1 Ghi sổ liên lạc 51.3 11.2 2 Họp phụ huynh học sinh định kỳ 65.2 10.5 3 Thầy cô giáo đến gia đình trao đổi 65.8 9.8 4 Nhà trường mời PHHS đến trường khi cần 62.6 15.1 5 PHHS chủ động đến gặp thầy cô giáo 47.9 12.6 6 Trao đổi qua hội PHHS 21.3 54.5 7 Trao đổi qua cán bộ quản lý xã hội 8.6 46.6 8 Trao đổi qua thư từ 6.4 56.3 9 Trao đổi qua điện thoại 15.2 41.1 10 Các hình thức khác 3.3 33.4 Qua bảng 2.8 cho thấy: - Những biện pháp theo đánh giá của các đối tượng khảo sát có hiệu quả nhất là: Thầy cô giáo đến gia đình học sinh trao đổi (65.8%), sau đó là cuộc họp phụ huynh học sinh định kỳ (65.2%), tiếp theo là mời phụ huynh học sinh tới trường (62.6%). Kết quả này cho thấy những biện pháp trao đổi trực tiếp giữa phụ huynh học sinh và nhà trường mà người đại diện là giáo viên chủ nhiệm thường mang lại hiệu quả cao. Từ những vấn đề trên đặt ra cho chúng ta phải xem xét một cách nghiêm túc để tìm ra một cơ chế thích hợp cho sự phối hợp sao cho những tổ chức xã hội như hội PHHS, hội đồng giáo dục các cấp hoạt động có hiệu quả. * Thực trạng phối hợp giữa nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh: Trong điều kiện xã hội ta hiện nay việc phối hợp giữa nhà trường và xã hội hướng vào nhiều nội dung khác nhau. Kết quả đánh giá của giáo viên cán bộ quản lý xã hội về nội dung của sự phối hợp giữa nhà trường và xã hội được thể hiện ở bảng 2.9. Bảng 2.9: Nhận xét về nội dung phối hợp và quản lý phối hợp giáo dục giữa nhà trường và xã hội Số TT Nội dung Ý kiến đánh giá SL % 1 Bảo vệ trật tự an ninh của địa phương 47/175 26.9 2 Tổ chức việc học tập vui chơi, rèn luyện nhằm GD học sinh 110 62.9 3 Quản lý học sinh trong cộng đồng 57 32.6 4 Xây dựng CSVC cho nhà trường 88 50.3 5 Thông báo tình hình học tập của học sinh ở địa phương cho nhà trường 51 29.1 6 Chưa làm được nội dung nào trong các nội dung trên 12 6.9 Kết quả điều tra bảng 2.9 cho thấy: - Những nội dung chủ yếu mà sự phối hợp giữa nhà trường và xã hội hướng vào là: “Tổ chức việc học tập rèn luyện nhằm giáo dục cho học sinh” (62.9%); “Xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường” (50.3%) ; “Quản lý học sinh trong cộng đồng” (32.6%). Như vậy nội dung của sự liên kết hướng chủ yếu vào việc xã hội giúp đỡ nhà trường giáo dục học sinh còn những nội dung mang lại lợi ích cho xã hội còn xếp ở vị trí khiêm tốn với 26.9% số ý kiến được hỏi. - Có 6.9 % số ý kiến được hỏi cho rằng “Chưa làm được nội dung nào trong những nội dung trên”. Kết quả này phản ánh sự phối hợp và quản lý phối hợp giáo dục giữa nhà trường và xã hội còn rất bất cập, cần phải được đặt ra và xem xét một cách nghiêm túc. Để thực hiện những nội dung phối hợp giữa nhà trường và xã hội nhằm giáo dục cho học sinh cần có những biện pháp nhất định. Kết quả điều tra nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý xã hội về các biện pháp quản lý phối hợp giữa nhà trường và xã hội ở thành phố Thái Bình được thể hiện qua bảng 2.10 Bảng 2.10: Nhận xét về các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và xã hội đã thực hiện. Số TT Biện pháp Ý kiến đánh giá SL % 1 Thống nhất những yêu cầu xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh thông qua phong trào gia đình văn hoá, nếp sống văn minh 138/ 175 78.9 2 Các đơn vị tổ chức trong xã hội đỡ đầu dưới hình thức: Học bổng, phần thưởng thi đua... 35 19.4 3 Các tổ chức xã hội tham gia tổ chức các hoạt động GD học sinh (tổ chức lễ hội, tham quan, giáo dục truyền thông...) 61 34.9 4 Thành lập ban chỉ đạo giáo dục các cấp xã phường để tham mưu qua các hội nghị, xây dựng quy chế, quy định, nội quy của sự phối hợp 64 36.6 5 Các hình thức khác 2 1.1 Kết quả điều tra ở bảng 2.10 cho thấy: - Những biện pháp được giáo viên và cán bộ quản lý xã hội sử dụng nhiều nhất là “Thống nhất những yêu cầu xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Thông qua phong trào gia đình văn hoá, nếp sống văn minh cộng đồng” chiếm tới 78.9 %, tiếp đó là “ Thành lập ban chỉ đạo các cấp xã phường để tham mưu qua các hội nghị xây dựng quy chế, nội quy, quy định của sự phối hợp...” chiếm 36.6%. Tuy nhiên trong thực tế việc xây dựng gia đình văn hoá nếp sống văn minh được triển khai song chưa trở thành phong trào rộng khắp. Hiệu quả về mặt GD của phong trào thì chủ yếu được cảm nhận về mặt định tính và trên bình diện lý luận, chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào. - Những biện pháp tác động trực tiếp đến hoạt động, giao lưu của học sinh cũng như tạo điều kiện vật chất để học sinh tham gia còn được sử dụng ở mức độ hạn chế. * Thực trạng phối hợp giữa gia đình và xã hội. Sự phối hợp giữa gia đình và các tổ chức xã hội hầu như chưa được thực hiện theo một cơ chế chặt chẽ. Trừ những trường hợp những trẻ em hư, trẻ em phạm pháp còn đối với những học sinh bình thường phối hợp nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện thì chưa có ai (kể cả PHHS) chủ động đặt ra sự phối hợp giữa gia đình và xã hội. Đây cũng chính là thực tế ở phổ biến ở nhiều trường trong thành phố. * Kết quả về khảo sát hiệu quả của sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục cho học sinh. Bảng 2.11: Mức độ hiệu quả của sự phối hợp và quản lý phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Số TT Đánh giá mức độ hiệu quả Ý kiến đánh giá SL % 1 Hiệu quả rất thiết thực 254 60.5 2 Hiệu quả còn hạn chế 120 28.6 3 Hiệu quả còn mang tính chất hình thức 46 10.9 4 ý kiến khác 0 0 Qua bảng 2.11 và thể hiện qua biểu đồ 2.3 cho thấy: - 60.5% cho rằng sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội mang hiệu quả thiết thực. Sự đánh giá đó phản ánh sự cố gắng, nỗ lực của nhà trường, các bậc PHHS và cán bộ quản lý xã hội trong công tác giáo dục - 28.6 % ý kiến cho rằng hiệu quả mang lại còn hạn chế, đặc biệt 10.9% cho rằng sự phối hợp còn mang tính hình thức. Kết quả này cho thấy những hạn chế, yếu kém của sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. + Sổ liên lạc vốn trước đây sử dụng hàng tháng nay thành phiếu báo cáo kết quả học tập, tu dưỡng với kỳ hạn mỗi kỳ 1 lần nội dung đơn thuần là nhà trường thông báo kết quả học tập và xếp loại đạo đức cho gia đình biết, gia đình chỉ cần ký nhận. + Biện pháp thăm gia đình học sinh của GVCN còn rất hạn chế về cả số lần đến thăm, số gia đình được GVCN đến thăm cũng như hiệu quả thiết thực của mỗi lần đến thăm. + Cuộc họp phụ huynh học sinh với nội dung chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm thông báo kết quả học tập và tu dưỡng của học sinh ở nhà trường cho phụ huynh học sinh biết và trả lời chất vấn của PHHS. + Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hạn chế của sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội? Xác định được những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế đó có ý nghĩa rất quan trọng. Đó là một trong những cơ sở để chúng ta đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của sự phối hợp. - Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của sự phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội còn bộc lộ rất nhiều hạn chế. Vậy nguyên nhân của hạn chế là gì? kết quả điều tra thể hiện ở bảng 2.12. Bảng 2.12: Nhận xét về nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả của sự phối hợp và quản lý việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Số TT Nguyên nhân Ý kiến đánh giá SL % 1 Nhà trường, gia đình và xã hội chưa nhận thức tầm quan trọng của việc phối hợp để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh THPT 234/ 270 86.8 2 Gia đình hoàn toàn phó thác cho nhà trường, do mải công tác, làm kinh tế 139 51.6 3 Các tổ chức xã hội ít quan tâm đến nhà trường, coi giáo dục học sinh là việc của nhà trường 137 50.8 4 Chưa có cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội rõ ràng 123 45.7 5 Do nhà trường chưa chủ động làm tốt công tác tham mưu, chưa chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp 218 80.8 6 Mục tiêu, nội dung và biện pháp giáo dục của nhà trường và các LLGD chưa thống nhất, cùng chiều 129 47.8 7 Đời sống xã hội có nhiều chuyển biến 212 78.7 8 Do mọi người chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm tham gia phối hợp giáo dục học sinh 126 46.9 9 GVCN và cha mẹ học sinh chưa chủ động liên hệ thường xuyên 186 68.8 Kết quả bảng 2.12 cho thấy 86.8%, chiếm tỷ lệ cao nhất, ý kiến cho rằng nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế là do: “Nhà trường, gia đình và xã hội chưa nhận thức tầm quan trọng của việc phối hợp để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh THPT”. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi hiếu động, nhạy cảm, tò mò, phạm vi hoạt động rộng, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động, nếu không được quan tâm thường xuyên, các em có thể mắc sai phạm, hư hỏng. Từ việc nhận thức như vậy, nhà trường - gia đình - xã hội phải thấy rõ tầm quan trọng của việc phối hợp, cần phải chặt chẽ, thường xuyên trong công tác giáo dục cho thế hệ trẻ. Nhưng trên thực tế thì nhiều gia đình và các tổ chức xã hội chưa nhận thức được điều này. Đi sâu tìm hiểu chúng tôi thấy mặc dù Giáo dục là quốc sách hàng đầu, được đưa vào trong quyết định của Đảng. Nhưng cũng phải thừa nhận một thực tế sự quan tâm của của nhiều cấp uỷ Đảng và tổ chức chính quyền địạ phương chủ yếu là nằm trong nghị quyết khi đưa vào cuộc sống thì có rất nhiều trở ngại. Nguyên nhân được xếp thứ 2 là do nhà trường chưa chủ động, chưa làm tốt công tác tham mưu và xây dựng kế hoạch phối hợp (Chiếm 80.8%). Chăm sóc giáo dục trẻ em là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó nhà trường là cơ quan chuyên trách. Vì vậy nhà trường cần chủ động tham mưu với các cấp uỷ Đảng, Chính quyền trong việc xây dựng kế hoạch liên kết, nhà trường cần đóng vai trò chủ đạo trong việc thực thi kế hoạch. Thực tế phối hợp giáo dục ở thành phố Thái Bình đã cho thấy ở những nơi nào mà nhà trường chủ động làm tốt chức năng tham mưu thì ở nơi đó có điều kiện để thực hiện tốt sự phối hợp. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nhiều trường chưa làm tốt chức năng này. Nguyên nhân được xếp thứ 3 là do đời sống xã hội chuyển biến cũng là một nguyên nhân làm hạn chế sự phối hợp (Chiếm 78.7%). Trong những năm vừa qua cùng với sự chuyển biến chung của cả nước về sự thay đổi cơ chế quản lý xã hội, quản lý kinh tế, thành phố Thái Bình cũng có sự thay đổi đáng kể. Sự thay đổi đó một mặt tạo điều kiện cho sự phối hợp, mặt khác gây ra không ít khó khăn cho sự phối hợp, mà sự phân hoá giàu nghèo là một trở lực lớn: Người nghèo phải lăn lộn kiếm sống, người giàu mải mê với sự làm giàu...Các hiện tượng xã hội như mất việc làm, phá sản cũng ảnh hưởng Đến sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh. Nguyên nhân được xếp thứ 4 là do giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh chưa tạo được mối liên hệ thường xuyên, chưa có nhiều hoạt động giáo dục để các mối liên hệ giữa nhà trường với gia đình và xã hội có điều kiện phối hợp với nhau được tốt hơn (Chiếm 68.8 %. Để có sự phối hợp các lực lượng giáo dục tốt hơn thì trước hết giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh phải giữ liên lạc thường xuyên. Hình thức liên lạc có thể qua sổ liên lạc nhà trường và gia đình, thông qua điện thoại, thông qua cho hội trưởng Hội phụ huynh học sinh hoặc các cuộc họp phụ huynh học sinh thường kỳ, các cuộc thăm gia đình học sinh của giáo viên chủ nhiệm… mối liên hệ này là điều kiện để cung cấp thông tin hai chiều đầy đủ, cụ thể về kết quả học tập của học sinh và tạo niềm tin để giáo viên chủ nhiệm và gia đình có những thông tin chính xác trong việc giáo dục học sinh. Mục tiêu, nội dung và biện pháp giáo dục của nhà trường - gia đình - xã hội chưa đồng bộ, rõ ràng cũng là nguyên nhân quan trọng hạn chế hiện quả của sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục như hiện nay (Chiếm 47.8%). Để có được sự thống nhất đó, nhà trường phải đóng vai trò chủ đạo, cụ thể là nhà trường phải chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp các hoạt động giáo dục của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Thống nhất về mục đích, nội dung, biện pháp giáo dục, cách thức tiến hành, thời gian thực hiện để các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường có thể tham gia được. Nguyên nhân quan niệm học sinh yếu kém về học lực và hạnh kiểm chỉ hoàn toàn là sản phẩm của nhà trường, gia đình chỉ biết tạo điều kiện cho con em mình về thời gian, chi phí, nhà nước tạo điều kiện về kinh phí xây dựng trường lớp cơ sở vật chất phục vụ còn việc dạy dỗ học hành, có nên người hay không trách nhiệm thuộc về nhà trường. Chính vì thế, mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội bị xem nhẹ không cần thiết. Ngoài những nguyên nhân kể trên còn một số nguyên nhân khác như hành chính pháp chế, về phẩm chất và năng lực cán bộ, đời sống xã hội gặp nhiều khó khăn, chưa có nội dung, phương pháp phối hợp, cơ chế hoạt động không rõ ràng, chưa nắm vững đặc điểm tâm lý lứa tuổi... * Một số nhận xét khái quát qua khảo sát: - Mặt mạnh. Nhân dân Thái Bình có truyền thống hiếu học, vượt mọi khó khăn để chăm lo cho việc học tập của con em, nhận thức về công tác giáo dục của nhân dân đã được nâng lên, phần lớn nhà giáo tận tụy với nghề. Cơ bản các em học sinh THPT đã có cố gắng vươn lên trong học tập và trong cuộc sống, có lối sống lành mạnh, ham học hỏi, có hoài bão, ước mơ cao đẹp, nhiều học sinh nỗ lực phấn đấu không ngừng rèn luyện để nâng cao phẩm chất, nhân cách, năng lực để trở thành người học sinh toàn diện về đức, trí, thể, mĩ. Thái Bình luôn quan tâm và có chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời cho phát triển giáo dục. Ngành giáo dục đào tạo đã từng bước điều chỉnh mục tiêu đổi mới quản lý, chỉ đạo phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH từng thời kỳ. Việc đa dạng hoá các loại hình giáo dục đào tạo đã tạo cơ hội cho mọi người được học tập, nâng cao trình độ. Các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội, các lực lượng vũ trang có nhiều hoạt động trợ giúp phát triển giáo dục. - Mặt yếu. Sự phối hợp còn bộc lộ những hạn chế, hiệu quả mang lại nhiều khi còn thấp, còn mang tính hình thức nhất là sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội. Các hình thức phối hợp giáo dục nhìn chung còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa đồng bộ, thiếu nhất quán, chưa xây dựng kế hoạch nghiêm túc để thực hiện nên hiệu quả giáo dục cho học sinh chưa được như mong muốn. Hơn thế nữa việc kiểm tra đánh giá không được tiến hành thường xuyên, việc khen thưởng kỷ luật chưa đủ mạnh để động viên khuyến khích mọi lực lượng xã hội tham gia. * Nguyên nhân của hạn chế: - Nguyên nhân chủ quan. Thực tế cho thấy một bộ phận học sinh yếu kém về hạnh kiểm và học lực là do bản thân các em chưa tích cực tu dưỡng, rèn luyện, do vậy các em học sinh này thường thiếu hụt tri thức văn hóa, những chuẩn mực đạo đức, những quy tắc quy định của xã hội, nhận thức sai lệch về những tri thức ứng xử cần thiết trong cộng đồng, người thân. Các em không tự nhận thức được về nghĩa vụ, trách nhiệm của mình với gia đình và xã hội, sống buông thả tùy tiện, lý tưởng mờ nhạt, không xác định được mục tiêu, phương hướng phấn đấu cho bản thân. Ngoài ra cũng có những nguyên nhân từ đặc điểm tâm lý lứa tuổi, các yếu tố về tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh THPT: Sôi nổi, bồng bột, nhạy cảm, dễ dao động, mất thăng bằng, dễ bị cám dỗ dẫn đến không điều ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docToan van.doc
Tài liệu liên quan