Luận văn Các giải pháp hoàn thiện vấn đề công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Nội dung thông tin công bố của các CTNY trên TTCK gồm: BCĐKT,

BCKQHĐKD, BCLCTT và TMBCTC, cùng với mẫu CBTT-02, CBTT-03 trong

Thông tư 38/2007/TT-BTC ( năm 2006 thực hiện theo Thông tư 57/2004/TT-BTC

có nội dung tương tự, chỉ khác một số ít chi tiết về thời gian lưu trữ, quy định lại

phương tiện CBTT ), muốntìm kiếm thông tin BCTC của các DNNY, chúng tôi

đã truy cập vào các trang web của các công tyvới mục đích tìm kiếm tư liệu trên

danh nghĩa nhà đầu tư, tuy nhiên công tác công bố và lưu trữ của các DN còn chưa

thực hiện tốt, có những DN không thể tìm thấy trang web, cũng như không tìm thấy

gì, hoặc tìmđược rất ít tư liệu trên các trang webnày. Trường hợp liên hệ trực tiếp

với DN lại càng gặp nhiều khó khănhơn nữa, do DN sợ thông tinbị rò rỉ ra bên

ngoài.

Để có được tư liệu nghiên cứu, phân tích, chúng tôi đã phải vào các trang thông

tin của tổchức quản lý trực tiếp và gián tiếp(SGDCK & UBCKNN), và các công

ty chứng khoán , để tìm tư liệu về BCTCthường niên của các DNNY

pdf83 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1969 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp hoàn thiện vấn đề công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1996 trực thuộc Chính phủ, sau đó căn cứ vào Quyết định số 161/2004/ QĐ-TTg ngày 7-9-2004, UBCNKK trực thuộc Bộ Tài Chính. Các văn bản quy định về CBTT trên thị trường từ ngày bắt đầu thành lập năm 1996 cho đến nay gồm có: - Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11-7-1998, của Chính phủ về chứng khoán và TTCK. - Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28-11-2003 của Chính phủ về chứng khoán và TTCK. - Thông tư 57/2004/TT-BTC ngày 17-6-2004, của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên TTCK. - Luật Chứng Khoán số 70/2006/QH11 ngày 29-6-2006 có hiệu lực ngày 1-1-2007. - Thông tư 38/2007/TT-BTC ngày 18-4-2007, của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên TTCK . Hiện nay theo tinh thần thông tư 38/2007/TT-BTC, việc công bố thông tin là BCTC thường niên được quy định như sau: Yêu cầu thực hiện CBTT: Việc CBTT phải đầy đủ, chính xác, và kịp thời theo quy định của pháp luật. - 35 - Việc CBTT phải do Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc hoặc người được ủy quyền CBTT thực hiện. Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do người được ủy quyền CBTT công bố. Việc CBTT phải được thực hiện đồng thời với việc báo cáo UBCKNN, SGDCK, TTGDCK. Các tài liệu gửi UBCKNN, SGDCK, TTGDCK được thể hiện dưới hình thức văn bản và dữ liệu điện tử theo quy định của UBCKNN, SGDCK, TTGDCK. Phương tiện CBTT: Các phương tiện CBTT của UBCKNN gồm: báo cáo thường niên, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm khác của UBCKNN, của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán gồm: bản tin TTCK, trang thông tin điện tử, bảng hiển thị điện tử, các trạm đầu cuối của SGDCK, TTGDCK, và phương tiện thông tin đại chúng. Hình thức công bố BCTC Công ty niêm yết phải công bố BCTC quý và BCTC năm, BCTC quý không phải kiểm toán, BCTC năm phải được kiểm toán do tổ chức kiểm toán được chấp thuận của UBCKNN cho phép kiểm toán các doanh nghiệp niêm yết. Thời gian công bố báo cáo tài chính Thời gian công bố BCTC năm là 100 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Thời gian công bố BCTC quý là ngày thứ 25 của tháng đầu quý tiếp theo. Nội dung công bố BCTC: BCTC quý gồm: BCĐKT giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 01a – DN BCKQHĐSXKD giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 02a – DN BCLCTT giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 03a – DN BTMBCTC chọn lọc: Mẫu số B 09a – DN - 36 - Trường hợp kết quả sản xuất kinh doanh giữa 2 kỳ báo cáo có biến động từ 5% trở lên (dự thảo thông tư mới quy định 10% 8), tổ chức niêm yết phải giải trình rõ nguyên nhân dẫn đến những bất thường đó trong BCTC quý. Tổ chức niêm yết công bố BCTC quý tóm tắt theo mẫu CBTT-03 của thông tư 38/2007TT-BTC, qua phương tiện công bố thông tin của UBCKNN, SGDCK, TTGDCK. BCTC quý của CTNY phải công bố trên các ấn phẩm, trang thông tin điện tử của CTNY và phải lưu trữ ít nhất 12 tháng tiếp theo tại trụ sở chính của tổ chức để nhà đầu tư tham khảo. BCTC năm gồm: BCĐKT : Mẫu số B 01 – DN BCKQHĐSXKD: Mẫu số B 02 – DN BCLCTT : Mẫu số B 03 – DN BTMBCTC: Mẫu số B 09 – DN Trường hợp DNNY là công ty mẹ, nội dung CBTT theo quy định của pháp luật kế toán về BCTC hợp nhất và tổng hợp. Công ty niêm yết phải lập và công bố báo cáo thường niên theo mẫu CBTT-02 của thông tư 38/2007TT-BTC, đồng thời với công bố BCTC năm. Công ty niêm yết phải công bố BCTC năm tóm tắt theo mẫu CBTT-03 của thông tư 38/2007TT-BTC trên 3 số báo liên tiếp của một tờ báo trung ương và một tờ báo địa phương nơi công ty đóng trụ sở chính hoặc thông qua phương tiện CBTT của UBCKNN BCTC năm của Công ty niêm yết phải công bố trên các ấn phẩm, trang thông tin điện tử của DNNY và lưu trữ ít nhất 10 năm tại trụ sở chính để nhà đầu tư tham khảo. 2.2.2 Tình hình thực hiện của các công ty niêm yết 2.2.2.1 Sơ lược về tình hình CTNY trên SGDCK Tp HCM - 37 - Năm Số lượng CTNY Khối lượng CP niêm yết hiện tại (31/12/2007) 2000 5 175.057.894 2001 11 217.120.314 2002 20 330.295.762 2003 22 339.514.404 2004 28 394.966.653 2005 35 675.058.672 2006 106 2.562.973.043 2007 141 4.642.807.946 2008 173 6.081.373.413 - 38 - Biểu đồ tình hình niêm yết và giá trị mệnh giá trên SGDCK TpHCM tính đến ngày 31/12/2008. 5 11 20 22 28 35 106 141 173 175 217 330 339 394 675 2562 4624 6084 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 Nguồn: tổng hợp từ website www.hsx.vn 2.2.2.2 Tình hình thực hiện của các CTNY Căn cứ Thông tư 38/2007/TT-BTC về việc hướng dẫn CBTT trên TTCK, Tại Khoản 1.6, điều 1, mục II có quy định DNNY phải công khai địa chỉ trang thông tin điện tử của mình, tuy nhiên qua thống kê ngay trên cổng thông tin của các cơ quan quản lý trực tiếp và gián tiếp các CTNY tính đến thời điểm 31-12-2008, chúng tôi nhận thấy còn 71/173 công ty chưa công bố đầy đủ các thông tin cơ bản theo quy định trong đó 47/173 công ty chưa thực hiện công khai website của công ty 9. - 39 - Từ khi thành lập TTCK Việt Nam cho đến năm 2006, cơ quan quản lý thị trường thực hiện việc quản lý, điều hành thị trường thông qua các văn bản rời rạc của Chính phủ, Bộ Tài Chính và UBCKNN, TTGDCK, chỉ đến năm 2007, khi Luật Chứng khoán và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành, việc CBTT mới có những tiêu chuẩn rõ ràng và có nề nếp. a. Tình hình thực hiện công bố BCTC năm Thống kê qua các năm 2006, 2007, 2008 như sau: Khoản mục 2006 2007 2008 - Số lượng CTNY 106 141 173 - Công bố BCTC Tỷ lệ (%) 106 100 141 100 173 100 - Đầy đủ theo quy định Tỷ lệ (%) - Không đầy đủ Tỷ lệ (%) 85 80,18 21 19,82 118 83.68 23 16,32 156 90,17 17 9,83 - Hợp pháp theo luật 10 Tỷ lệ (%) - Không hợp pháp Tỷ lệ (%) 1 0,09 105 99,01 12 8,51 94 91,49 21 12,14 152 87.86 - Có đầu tư tài chính Tỷ lệ (%) - Không ĐTTC Tỷ lệ (%) 47 44.34 59 55,66 76 53,90 65 46,1 70 40,46 103 59,54 - Phát hành tăng VĐL Tỷ lệ % 59 55,66 104 73,76 50 28,90 - 40 - - Không phát hành tăng VĐL Tỷ lệ % 47 44,34 37 26,24 123 71,10 b. Báo cáo tài chính giữa niên độ Quý IV năm 2008 trên HOSE có 173 CTNY, thống kê tình hình thực hiện như sau: Nội Dung Số lượng Tỷ lệ % / Tổng số 1. Công bố BCTC đầy đủ Trong đó: + Hợp pháp + Không hợp pháp 2. Công bố BCTC không đầy đủ Trong đó: + Thiếu BCĐKT, BCLCTT, TMBCTC + Thiếu BCLCTT, TMBCTC + Thiếu TMBCTC 129 3 126 44 8 32 4 74,56 2,33 97,67 25,44 18,18 72,72 9,10 Về thời gian công bố BCTC quý chỉ có vào khoảng 25% (43/173) DNNY thực hiện công bố BCTC quý đúng thời hạn (25 ngày). * Chi tiết xin tham khảo phụ lục kèm theo 2.3 Đánh giá tình hình công bố thông tin trên thị trường chứng khoán 2.3.1 Khảo sát a. Đối tượng khảo sát: Dùng phiếu lấy ý kiến các đối tượng: + Cơ quan quản lý thị trường chứng khoán + Các DNNY trên TTCK + Các nhà đầu tư - 41 - b. Nội dung và kết quả lấy ý kiến Nội dung câu hỏi Ý kiến có kết quả cao nhất 1. Thời hạn CBTT theo thông tư 38/2007/TT-BTC, có đủ thời gian hay không? Đủ thời gian 2. Chất lượng CBTT trong các BCTC? Tốt (so với trước đây) 3. Nội dung CBTT đã hợp lý hay chưa? Hợp lý 4. Các biện pháp xử lý, chế tài theo Nghị định 36/2007/NĐ-CP và Thông tư 97/2007/TT-BTC đã đủ mạnh hay chưa? Chưa 5. Trong DN quý vị có tổ chức phổ biến kiến thức về chứng khoán và TTCK hay không? Không 6. Cách tìm hiểu về chứng khoán và TTCK của quý vị? Tự tìm hiểu 7. Có hay không sự trùng lặp trong các quy định về CBTT? Có 8. Nội dung BCTC công bố đã phản ánh đúng thực trạng tài chính của DN hay chưa? Chưa xác định 9. Thời gian kinh doanh chứng khoán của quý vị? Từ 2 đến 3 năm 10. Quý vị là nhà đầu tư ? Lướt sóng 11. Trong mua bán chứng khoán, quý vị có mua bán theo nhà ĐTNN hay không ? Có 12.Quý vị dựa vào kênh thông tin nào để mua bán chứng khoán ? Nhiều kênh thông tin 13. Theo quý vị côngviệc CBTT trên TTCK có ảnh hưởng như thế nào đối với thị trường ? Rất quan trọng 14. Có hay không hiện tượng che dấu thông tin trên thị trường ? Có 15. Mức độ quan tâm của nhà đầu tư đến các chỉ tiêu trong BCTC ( liệt kê theo thứ tự mức độ quan tâm từ cao đến thấp) : - 42 - - Cổ tức dự kiến được chia. - Lãi cơ bản trên một cổ phiếu - Lợi nhuận sau thuế TNDN - Doanh thu - Lợi nhuận gộp - Nguồn vốn chủ sở hữu - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Bảng cân đối kế toán - Các khoản phải thu ngắn hạn - Các khoản đầu tư ngắn hạn - Tổng tài sản - Nợ phải trả - Tài sản ngắn hạn - Tài sản dài hạn - Thuyết minh BCTC - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 16. Mức độ quan tâm của nhà đầu tư đến các chỉ tiêu phân tích tài chính DN (liệt kê theo thứ tự quan tâm từ cao đến thấp) : - Thị giá cổ phiếu trên thu nhập (P/E) - Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu - Lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần - Tỷ lệ cổ tức trên thị giá cổ phiếu (D/P) - Tỷ lệ cổ tức trên giá trị sổ sách cổ phiếu (D/B) - Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) - Chỉ số thanh toán nhanh - Doanh thu thuần trên tổng tài sản - Lợi nhuận gộp trên Doanh thu thuần - 43 - - Lợi nhuận gộp trên tổng tài sản - Tổng nợ trên tổng tài sản - Chỉ số thanh toán hiện thời - Tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản - Nợ phải trả trên tổng tài sản - Thị giá cổ phiếu trên thu nhập trên tỷ lệ tăng trưởng (P/E/G) - Kỳ thu tiền bình quân - Nợ ngắn hạn trên vốn cổ phần - Vòng quay hàng tồn kho - Vòng quay tổng tài sản - Tài sản dài hạn trên tổng tài sản - Số lần thu nhập/ lãi vay - Tổng tài sản trên tỷ số nợ * Chi tiết xin tham khảo phụ lục kèm theo 2.3.2 Đánh giá a. Đánh giá về nội dung thông tin công bố Nội dung thông tin công bố của các CTNY trên TTCK gồm: BCĐKT, BCKQHĐKD, BCLCTT và TMBCTC, cùng với mẫu CBTT-02, CBTT-03 trong Thông tư 38/2007/TT-BTC ( năm 2006 thực hiện theo Thông tư 57/2004/TT-BTC có nội dung tương tự, chỉ khác một số ít chi tiết về thời gian lưu trữ, quy định lại phương tiện CBTT …), muốn tìm kiếm thông tin BCTC của các DNNY, chúng tôi đã truy cập vào các trang web của các công ty với mục đích tìm kiếm tư liệu trên danh nghĩa nhà đầu tư, tuy nhiên công tác công bố và lưu trữ của các DN còn chưa thực hiện tốt, có những DN không thể tìm thấy trang web, cũng như không tìm thấy gì, hoặc tìm được rất ít tư liệu trên các trang web này. Trường hợp liên hệ trực tiếp với DN lại càng gặp nhiều khó khăn hơn nữa, do DN sợ thông tin bị rò rỉ ra bên ngoài. - 44 - Để có được tư liệu nghiên cứu, phân tích, chúng tôi đã phải vào các trang thông tin của tổ chức quản lý trực tiếp và gián tiếp (SGDCK & UBCKNN), và các công ty chứng khoán…, để tìm tư liệu về BCTC thường niên của các DNNY. BCTC giữa niên độ Trong năm 2008, do Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có hiệu lực trong năm 2007, do đó tình hình chấp hành việc công bố BCTC có khả quan hơn các năm trước, tuy nhiên về mặt nội dung của BCTC được công bố vẫn tồn tại các vấn đề sau : - Hiện tượng một số DNNY không công bố TMBCTC, từ đó số liệu trên BCĐKT không có tư liệu để phân tích, tìm hiểu thêm về tình hình tài chính của DN. - Trong thông tư 38/2007/TT-BTC, tiết 1.2.2, khoản 1 mục IV có quy định trường hợp kết quả hoạt động kinh doanh giữa hai kỳ báo cáo có biến động từ 5% trở lên DNNY phải có trách nhiệm giải trình, nhưng trong các mẫu báo cáo không có cột chỉ tiêu kỳ này và kỳ trước, để so sánh tăng giảm, dẫn đến các DNNY thường không tính toán trước và giải trình, ngoài ra người đọc báo cáo cũng không xác định được mức tăng giảm so với kỳ trước để tiếp tục tìm đọc báo cáo giải trình của DN.(Mẫu CBTT-03 phần II.A và BCTC theo mẫu quy định trong Quyết định 15/2006/QĐ-BTC)). - Vấn đề nổi cộm trong BCTC quý 4 năm 2008 của các DNNY có liên quan đến tình hình đầu tư tài chính. Thông tin này thường được trình bày trong bản TMBCTC, một số doanh nghiệp không cung cấp biểu báo cáo này, một số doanh nghiệp khác có công bố BCTC đầy đủ thì phần thuyết minh về các khoản đầu tư này cũng rất qua loa sơ sài, đồng thời việc trích lập dự phòng tài chính thường không được thực hiện, mục đích dấu bớt những khoản giảm lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp. - 45 - - Thông tin được công bố trong BTMBCTC cũng chưa đầy đủ như yêu cầu nội dung các khoản 2, 4, 9 mục IV của Thông tư 38/2007/TT-BTC. Từ đây cho thấy BCTC giữa niên độ của các DNNY không đảm bảo được một số yếu tố cơ bản trong chuẩn mực chung của VAS. BCTC năm: trong 3 năm 2006, 2007, 2008 - Báo cáo kiểm toán BCTC năm của một số DN được công bố xuất hiện nhiều trường hợp có ý kiến ngoại trừ kiểm toán viên, trong đó có những khoản ngoại trừ trọng yếu, có những khoản bất đồng ý kiến giữa kiểm toán viên và DN trong cách hạch toán kế toán, những khoản chưa được giải quyết giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp…. Những vấn đề này chắc chắn có ảnh hưởng đến tình hình tài chính chung của doanh nghiệp, nhưng có rất ít DNNY có ý kiến giải trình, và nếu có cũng là giải trình sơ lược cho xong. - Sự chênh lệch và giải trình chênh lệch trong công bố BCTC có kiểm toán năm cũng thường xảy ra trong các DNNY nguyên nhân là các DNNN tuy đã chuyển đổi mô hình theo chủ trương của Chính phủ về cổ phần hoá DNNN, nhưng sổ sách kế toán của doanh nghiệp chịu sự kiểm tra và điều chỉnh của các đơn vị kiểm toán độc lập, các tổ chức cấp trên như: kiểm toán Nhà nước, công ty mẹ, tập đoàn, dẫn đến tình trạng số liệu chênh lệch trong BCTC , làm cho nội dung BCTC của các doanh nghiệp này khó hiểu. - Việc trích lập dự phòng trong đầu tư tài chính theo chuẩn mực kế toán số 08, Quyết định 15/2006/QĐ-BTC và Thông tư 13/2006/TT-BTC, chủ yếu là đầu tư và cổ phiếu niêm yết, đã không được các doanh nghiệp báo cáo và thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ, dẫn đến có sự chênh lệch giữa báo cáo quý 4 và BCTC năm 2008 có kiểm toán, khoản này tăng lên do tổ chức kiểm toán khuyến cáo doanh nghiệp thực hiện. Tuy nhiên việc trích lập dự phòng chứng khoán tại các doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện đầy đủ, vì lý do ngoài các chứng khoán niêm yết, một số DNNY còn đầu - 46 - tư vào các loại chứng khoán khác dưới dạng mua cổ phiếu của các công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường OTC, đấu giá cổ phiếu các DNNN IPO lần đầu, đầu tư góp vốn vào các doanh nghiệp khác, khoản liên doanh liên kết …, (ví dụ như trường hợp cổ phiếu VCB, giá đấu giá bình quân là 107.000đ/cp, nhưng đến 31/12/2008 giá chỉ còn dao động trong mức 40.000đ đến 50.000 đ/cp, giảm gần 60% giá trị kể từ khi đấu giá), các khoản đầu tư cổ phiếu dạng này, DNNY lấy lý do chưa có cơ sở định giá để không phải trích lập, nhằm tránh ảnh hưởng đến lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp. - Tương tự như trường trên, giá thị trường bất động sản suy giảm, nhưng số công ty niêm yết kinh doanh bất động sản cũng không phân tích hàng tồn kho để trích lập dự phòng, vì lý do không có cơ sở để xác định giá trị hiện tại của hàng tồn kho, còn bảng giá đất do Nhà nước công bố thì quá phi thực tế, không thể dùng làm tài liệu tham khảo được . - Tình trạng ghi nhận về những khoản chi phí cổ phần hoá DNNN, định giá thương hiệu doanh nghiệp thành viên khi hợp nhất thành tài sản cố định vô hình, cũng là một số nguyên nhân dẫn đến ý kiến ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên độc lập. - Tình hình khấu hao tài sản cố định chung của các DNNY là khấu hao theo đường thẳng (chỉ có một hoặc hai doanh nghiệp thay đổi chính sách này và có trình bày trong TMBCTC), điều này cho thấy sự thiếu linh động của các doanh nghiệp trong quản lý tài sản cố định vào giai đoạn hiện nay, ngược lại trường hợp tự ý điều chỉnh khấu hao, thay đổi phương pháp khấu hao kết hợp giữa khấu hao theo đường thẳng với khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm…cũng xuất hiện ở một số DNNY, cũng với mục đích có báo cáo kinh doanh tốt, đã phần nào nói lên việc tùy tiện, không tuân thủ chuẩn mực kế toán trong công tác tính toán và lập BCTC. - Trường hợp Báo cáo kiểm toán có ý kiến ngoại trừ, vì lý do kiểm toán viên không được mời tham dự kiểm kê cuối năm, doanh nghiệp chưa đối chiếu công nợ - 47 - người bán, người mua …, nói lên tình trạng yếu kém trong nghiệp vụ kế toán và việc không chấp hành luật pháp trong công tác kế toán tại các DNNY. - Khoản loại trừ theo Luật như khoản giảm thuế do ưu đãi đầu tư, ưu đãi do niêm yết, do DNNN cổ phần hoá …, là có sự không thống nhất về thực thi chính sách luật pháp về thuế ở các địa phương khác nhau. - Hiện tượng phổ biến trong năm 2008, để đối phó với tình trạng BCTC năm bị biến động trong tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, giữa báo cáo kiểm toán và BCTC có vấn đề về số liệu nhất là trong BCKQHĐKD, vì thế khi công bố BCTC năm, các DNNY công bố bản chính báo cáo kiểm toán chèn vào bộ BCTC bản thô, từ đó làm dấy lên ý kiến nghi ngờ của nhà đầu tư về tính xác thực của các BCTC, đồng thời cũng không biết đâu là BCTC đã kiểm toán, đâu là BCTC chưa. Nguyên nhân cũng do tình hình thực tế phần lớn các DNNY là những DNNN cố phần hoá theo chủ trương chính sách của Nhà nước. Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối12, vì vậy các doanh nghiệp này khi chuyển đổi từ DNNN sang CTCP, đồng thời niêm yết trên TTCK, nhưng thực chất về cấu trúc tổ chức doanh nghiệp vẫn không có gì thay đổi, bản chất vẫn giống như DNNN, do đó thực trạng CBTT như hiện nay chính là phản ảnh sự không thay đổi hoặc thay đổi không nhiều về nhân sự và cơ cấu tổ chức của DNNY. Các DNNY chưa quan tâm và đầu tư tìm hiểu hệ thống luật lệ hiện hành, chưa xem trọng công tác tuân thủ luật pháp trong việc CBTT, nhất là thông tin kế toán trên TTCK, chính là do sự thiếu am hiểu về luật pháp mà ra. Mặt khác hiện tượng này cũng không loại trừ khả năng che dấu thông tin nhằm phục vụ lợi ích cá nhân, vi phạm nguyên tắc hoạt động, tạo ra các hành vi tiêu cực có ảnh hưởng đến thị trường. Để đối phó với tình hình trên, cơ quan quản lý các cấp vẫn chưa liên kết chặt chẽ trong công tác theo dõi, giám sát, khi phát hiện tiêu cực thì việc răn đe cũng chưa đem lại kết quả tốt, hiện tượng các cá nhân, tổ chức thường xuyên vi phạm - 48 - các quy định trong CBTT một phần trách nhiệm thuộc về cách thức xử lý vi phạm còn qua loa, hoặc các biện pháp chưa đủ mức độ, một phần cũng do công tác điều chỉnh luật pháp chưa kịp thời, đồng bộ với thực tế của thị trường. Tình trạng chồng chéo trong việc xử lý tài chính của các DNNY là do các doanh nghiệp này bị điều chỉnh bởi nhiều hệ thống luật, chi phối bởi nhiều cơ quan, tổ chức quản lý tài chính cấp trên, đây cũng là nguyên nhân chính trong việc làm sai lệch các thông tin trong BCTC. Qua việc thực hiện công bố thông tin là BCTC, cho thấy tình trạng kiểm soát nội bộ các DNNY chưa được tổ chức tốt, yêu cầu tuân thủ các chuẩn mực kế toán trong việc, tính toán, trích lập các khoản dự phòng tài sản và nợ tiềm tàng. Ngoài ra việc không tuân thủ trong quản lý điều hành, quản trị, kiểm soát, hoặc tuân thủ mang tính chất đối phó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thực trạng CBTT như hiện nay. Trong các năm 2006 – 2007 – 2008, hiện tượng phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ xuất hiện ở hầu hết các CTNY, vấn đề đáng nói ở đây là có những DNNY phát hành tăng vốn hơn gấp nhiều lần nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp mình, đây là nguyên nhân dẫn đến sức ép cổ tức, pha loãng cổ phiếu làm giảm lợi nhuận kéo theo giảm giá cổ phiếu , suy giảm niềm tin của nhà đầu tư. Mặt khác khi phát hành tăng vốn trong giai đoạn này có số thặng dư vốn rất lớn, doanh nghiệp đã dùng số vốn này quay lại đầu tư vào cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết, động tác này càng thúc đẩy hiện tượng bong bóng trên TTCK, khi thị trường suy giảm dẫn đến kết quả kinh doanh của các DNNY có biến động lớn vào cuối năm 2008. b. Chất lượng thông tin công bố Tình hình chất lượng công bố thông tin trên BCTC của các DNNY hiện nay chưa đảm bảo tính trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời… theo như quy định trong chuẩn mực số 1: “Chuẩn mực chung” của Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), vì các lý do sau đây: - 49 - - Thực trạng báo cáo kiểm toán có ngoại trừ, trong đó có nhiều trường hợp khoản ngoại trừ mang tính chất trọng yếu như: Kiểm kê cuối kỳ tài sản doanh nghiệp không được kiểm toán viên chứng kiến, các tài liệu về đối chiếu công nợ trong mua bán hàng hoá và các khoản phải thu khác, của các DNNY chưa được xử lý theo đúng quy định trong Luật kế toán, khi công bố báo cáo kiểm toán các DNNY cũng không giải trình các vấn đề ngoại trừ, cách xử lý sau khi công bố BCTC, tạo nên mối nghi ngờ về chất lượng thông tin trong các báo cáo. - Việc không tuân thủ luật pháp về kế toán, trong chấp hành những quy định CBTT trên TTCK, tình trạng dàn xếp số liệu, làm đẹp báo cáo, công bố BCTC không theo trình tự, không đúng quy định …, thường xuyên xảy ra trong đa số các doanh nghiệp, cho thấy sự trung thực trong các BCTC của các DNNY đang có vấn đề. - Báo cáo tài chính quý IV và và BCTC năm có kiểm toán của đa số các DNNY có sự sai lệch, nguyên nhân chủ yếu cũng do tổ chức kiểm toán đề nghị doanh nghiệp trích lập dự phòng các khoản đầu tư tài chính, tuy vậy hiện tượng này cũng chỉ ra sự kém chất lượng trong các BCTC giữa niên độ, khi mà doanh nghiệp được phép tự báo cáo tình hình tài chính của mình ra bên ngoài cho các đối tượng có nhu cầu, khi không có được sự xác nhận của kiểm toán độc lập. - Hiện tượng không công bố đầy đủ các biểu mẫu báo cáo, thường là bản TMBCTC dạng đầy đủ và dạng có chọn lọc, điều này cũng tức là gián tiếp đưa những sản phẩm có chất lượng xấu vào thị trường. Tình hình không đảm bảo chất lượng thông tin được công bố trong BCTC, có nguyên nhân xuất phát từ nếp văn hoá công ty tồn tại từ thời kỳ bao cấp, do thực chất công ty cũng không có thay đổi nào đáng kể từ khi cổ phần hoá DNNN, và niêm yết trên TTCK. Hiện tượng che dấu thông tin xấu nói chung và thông tin tài chính nói riêng, là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất đi tính nghiêm minh, chính xác và minh - 50 - bạch của BCTC, nếu không được chấn chỉnh kịp thời, chắc chắn cũng sẽ dẫn đến hậu quả tổn thất đáng kể cho TTCK trong giai đoạn sắp tới. c. Phạm vi, hình thức công bố thông tin - Các BCTC năm được DNNY công bố thường không đảm bảo tính chất pháp lý, các BCTC chỉ là những bản thô, không chữ ký các chức danh theo quy định, bao gồm cả BCTC và báo cáo kiểm toán, có trường hợp người ký không đúng theo chức danh và DN cũng không công bố giấy ủy quyền kèm theo. Tại khoản 4 điều 30 Luật kế toán có quy định: BCTC phải được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký. Người ký BCTC phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo. Thông tư 38/2007/TT-BTC quy định BCTC năm phải có kiểm toán còn phải công bố báo cáo kiểm toán đồng thời với việc công bố BCTC và mẫu CBTT-02, nhưng các DNNY cũng chưa chấp hành đúng quy định trên. - Về những phương tiện công bố thông tin trong đó quan trọng nhất là trang thông tin điện tử (website) của tổ chức niêm yết, nhưng hiện nay còn có một số tổ chức niêm yết không đăng ký trang web của mình theo quy định ( khoảng trên 27% các DNNY trên SGDCK Tp HCM), cũng như thông tin đưa lên các trang web này của các DNNY cũng rất nghèo nàn, nhất là các BCTC quý, năm theo quy định. - Phạm vi thực hiện CBTT theo hướng dẫn chi tiết tại Thông Tư 38/2007/TT- BTC, cũng được các DNNY thực hiện rất tùy tiện, đối với báo cáo quý DN chỉ công bố mẫu CBTT-03 là chủ yếu, trường hợp là báo cáo năm thường chỉ công bố BCTC chứ không công bố báo cáo kiểm toán và thường cũng thiếu TMBCTC, các tài liệu này chỉ có đầy đủ trên cổng thông tin của HOSE và SSC mà thôi. d. Đánh giá về chấp hành các quy định về công bố thông tin - Các quy định về CBTT được chấp hành theo kiểu tốt thì báo cáo ngay, xấu thì chưa cần báo cáo vội, vì vậy hiện tượng hoãn báo cáo xảy ra thường xuyên với nhiều lý do khá đơn giản và khó chấp nhận được như: “Do phần mềm kế toán bị lỗi - 51 - hoặc do chưa quen lập báo cáo tài chính hợp nhất hay do mới niêm yết ...”. Nguyên nhân này cũng xuất phát từ quan điểm, từ cách thức báo cáo hoạt động kinh doanh của các DNNN trước đây, hiện nay đã chuyển đổi mô hình nhưng chỉ là hình thức bên ngoài, thực chất bên trong chưa có nhiều thay đổi. - Phổ biến nhất là trong năm 2008 khi các DNNY ồ ạt đầu tư vào cổ phiếu niêm yết nói riêng, cũng như các loại cổ phiếu khác. Trong điều kiện TTCK suy giảm rất nhanh như hiện nay, đa phần các DNNY có kết quả kinh doanh bình thường như hàng năm, nếu trích lập dự phòng tài chính cho các cổ phiếu đã đầu tư sẽ dẫn đến lỗ, điều này khiến các doanh nghiệp chậm trễ trong việc CBTT. - Việc chấp hành các quy định về CBTT chưa được tuân thủ đúng mực, có nhiều lý do liên quan đến quy định, phương tiện thông tin, điều kiện công bố …, nhưng quan trọng hơn hết vẫn là công tác quản trị trong DNNY, các vị trí nhân viên CBTT do cán bộ quản lý các phòng ban công ty kiêm nhiệm, trong quá trình làm nhiệm vụ cũng chưa được thông qua đào tạo, quy định về 1/3 Thành viên Hội đồng quản trị không tham gia điều hành, Ban kiểm soát công ty, ít nhất phải có một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên cũng chưa thực hiện tốt. Hiện nay các DNNY công bố trên báo chí, trang bản tin thị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCác giải pháp hoàn thiện vấn đề công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf
Tài liệu liên quan