Luận văn Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro trong cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

MỤC LỤC

TRANG

MỤC LỤC

CÁC TỪ VIẾT TẮT

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

LỜI CẢM ƠN

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN TRỊ

RỦI RO TRONG CHO VAY ĐẦU TƯ DỰ ÁN . 1

1.1 Những hiểu biết cơ bản về dự án đầu tư . 1

1.1.1 Đầu tư . 1

1.1.1.1 Khái niệm . 1

1.1.1.2 Các đặc điểm chính của hoạtđộng đầu tư. 1

1.1.1.3 Các loại đầu tư. 1

1.1.2 Dự án đầu tư. 2

1.1.2.1 Khái niệm . 2

1.1.2.2 Vai trò của dự án đầutư . 2

1.1.2.3 Tính khả thi của dự án đầu tư . 3

1.2 Quản trị rủi ro trong đầu tư dự án. 4

1.2.1 Những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro . 4

1.2.1.1 Khái niệm rủi rovà quản trị rủi ro . 4

1.2.1.2 Nhận dạng – Phân tích – Đo lường rủi ro. 4

1.2.2 Rủi ro trong cho vay dự án đầu tư . 7

1.2.2.1 Khái niệm . 7

1.2.2.2 Đặc điểm của rủi ro trong cho vay dự án đầu tư . 7

1.2.2.3 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong cho vay dự án đầu tư . 8

1.2.3 Quản trị rủi ro trong cho vay dự án đầu tư . 11

1.2.3.1 Quản trị chung . 11

1.2.3.2 Quản trị theo từng dự án . 11

1.2.4 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng quản trị rủi ro trong cho vay dự án đầutư. 13

1.2.5 Ý nghĩa nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro trong cho vay dự án đầutư. 15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG

CHO VAY ĐẦU TƯ DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN . 17

2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Sài Gòn. 17

2.1.1 Quá trình hình thành và pháttriển . 17

2.1.2 Hệ thống, cơcấu tổ chức. 18

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của SCB từ năm 2003 đến nay . 24

2.2 Thực trạng của công tác quảntrị rủi ro tín dụng tạiSCB . 26

2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng trên địa

bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 26

2.2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng TMCP

trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 29

2.2.3 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng của SCB . 30

2.2.3.1 Các bộ phận nghiệp vụ quản lý rủi ro tín dụng của SCB. 30

2.2.3.2 Thực trạng hoạt động tín dụng chung và công tác cho vay dự

án đầu tư của SCB . 35

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA

CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ 47

TẠI SCB .

3.1 Các tồn tại, hạn chế của công tácquản trị rủi ro trong cho vay đầu tư dự án củaSCB . 47

3.2 Các giải pháp . 52

3.2.1 Giải pháp về tổ chức hoạtđộng . 52

3.2.1.1 Tách công tác thẩm định độclập với công tác cho vay và quản lý tín dụng . 52

3.2.1.2 Thay đổi lại quy định về mức ủy quyền phán quyết cho vay. 53

3.2.1.3 Thành lập Ban quản lý tài sản nợ và tài sản có . 54

3.2.2 Giải pháp về công tác nhânsự . 57

3.2.2.1 Kế hoạch đàotạo cánbộ . 57

3.2.2.2 Thực hiện việcluân chuyển cán bộ . 57

3.2.2.3 Tổ chức các buổitập huấn, các buổi nói chuyện chuyên đề về

công tác cho vay dự án đầu tư . 58

3.2.2.4 Chế độ thưởng phạt đối với cán bộ tín dụng . 59

3.2.3 Giải pháp về kỹ thuật nghiệp vụ. 59

3.2.3.1 Điều chỉnh cơ cấu cho vay dự án đầu tư và thực thi chính sách

tín dụng của Hộiđồng quản trị . 59

3.2.3.2 Xây dựng cẩm nang quản trị rủiro tín dụng . 61

3.2.3.3 Hướng dẫn chi tiếtquy trình cho vay đối với các ngành nghề,

lĩnh vực mà SCB tậptrung cho vay . 64

3.2.3.4 Chuyên môn hóa công tác thẩm định và theo dõi cho vay dự án

đầu tư đối với một số ngành chiếmtỷ trọng dư nợ cao trong tổng dư nợ. . 64

3.2.4 Giải pháp về thu thập và xử lý thông tin. 64

3.2.4.1 Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành . 64

3.2.4.2 Thay đổi chương trình quản lý tín dụng . 65

3.2.4.3 Công tác thống kê, báo cáo và phân tích, xử lý thông tin từ báo cáo . 66

3.2.5 Ứng dụng công cụ phái sinh vào việc quản trị rủi ro tín dụng. 67

3.2.5.1 Hoán đổitín dụng. 67

3.2.5.2 Hợp đồng quyền chọn tíndụng. 67

3.2.5.3 Hợp đồng quyền chọn trái phiếu để phòng ngừa rủi ro tín dụng . 67

3.3 Các kiến nghị. 68

3.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam . 68

3.3.2 Đối với Hội đồng quản trị và Ban Điều hành của SCB . 69

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

pdf73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2303 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro trong cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tăng trưởng khá nhanh. Hoạt động đầu tư tín dụng tăng trưởng mạnh, đến 30/06/06 tổng dư nợ cho vay đạt 4.903 tỷ đồng, gấp 5 lần so với năm 2003. Chính sách tín dụng trong chiến lược dài hạn của SCB nhằm vào việc đảm bảo phát triển an toàn, hiệu quả và mang tính cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. Điều đáng lưu ý là hoạt động tín dụng tăng trưởng mạnh và nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo được các chỉ số an toàn trong hoạt động. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ dưới mức 1%. Các hoạt động dịch vụ khác cũng đồng thời được phát triển. Tháng 12/2005 thẻ SCB Link đã được chính thức đưa vào phục vụ khách hàng. Tính đến nay đã phát hành trên 10.000 thẻ. Do nằm trong liên minh Connect 24 với 10 ngân hàng thương mại, đứng đầu là Vietcombank nên SCB Link đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Ngoài ra, đầu năm 2006 dịch vụ SMS Banking cũng được đưa vào sử dụng nhằm mang lại tiện ích tốt hơn cho khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Các hoạt động kinh doanh thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, mua bán vàng của SCB cũng được củng cố và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động đa dạng và toàn diện của khách hàng. MỘT SỐ BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA SCB 68 203 304 458 0 100 200 300 400 500 Tỷ đồng 2003 2004 2005 06 tháng 2006 TỔNG DOANH THU Biểu đồ 3, Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của SCB Luận văn tốt nghiệp HV: Phạm Văn Phi Trang 31 0,05 19 47 75 0 20 40 60 80 Tỷ đồng 2003 2004 2005 06 tháng 2006 LỢI NHUẬN Biểu đồ 4, Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của SCB Nhìn chung, sau 3 năm hoạt động, tốc độ tăng trưởng của SCB đạt mức cao, được Ngân hàng nhà nước xếp loại A trong bảng xếp hạng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Với những bước phát triển vượt bậc như thế, SCB đã tạo được vị trí nhất định trên thị trường tài chính ngân hàng. Thương hiệu SCB được nhiều người tiêu dùng biết đến và yêu thích sử dụng các sản phẩm mang tính sáng tạo của SCB. Tuy nhiên, SCB vẫn là một ngân hàng còn khá non trẻ nên còn phải phấn đấu nhiều hơn để hoà nhập với thị trường tài chính trong nước và thế giới. 2.2 Thực trạng của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại SCB Để nhìn rõ bức tranh hoạt động tín dụng tại SCB trước hết chúng ta cần nhìn lại hoạt động tín dung chung trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Sau đây là các bảng số liệu phản ánh tình hình tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM (bao gồm các Ngân hàng quốc doanh, Ngân hàng TMCP, Ngân hàng Liên doanh, Ngân hàng nước ngoài). Luận văn tốt nghiệp HV: Phạm Văn Phi Trang 32 DƯ NỢ CHO VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/03 31/12/04 31/12/05 30/06/06 Tổng dư nợ cho vay (1) 101.006 136.624 170.200 196.071 Trong đó: nợ quá hạn 3.626 2.923 4.144 6.889 Tỷ lệ nợ quá hạn 3,58% 2,13% 2,43% 3,51% Cho vay các dự án đầu tư (2) 41.094 56.786 68.940 79.570 Trong đó: nợ quá hạn 546 647 1.489 2.396 Tỷ lệ nợ quá hạn 1,32% 1,14% 2,16% 3,01% Tỷ lệ (2)/(1) 40,68% 41,56% 40,50% 40,58% Bảng 1, Nguồn: Phòng Tổng Hợp Ngân hàng Nhà nước CN TP.HCM cung cấp Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng dư nợ của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn luôn tăng trưởng qua các năm về số tuyệt đối. Tuy nhiên, về mặt tương đối, trong năm 2005 mức độ tăng trưởng dư nợ bị chậm lại (năm 2005 dư nợ tăng 25% so với 2004, trong khi mức độ tăng dư nợ năm 2004 so với năm 2003 là 34%). Điều này một phần do nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi tình hình suy thoái kinh tế chung của khu vực. Sang năm 2006, tình hình tăng trưởng tín dụng có khả quan hơn. Chỉ trong 06 tháng đầu năm mức tăng trưởng tín dụng đã là 15%. Theo dự kiến thì tốc độ tăng trưởng này được ổn định trong cả năm 2006. Cũng như đối với hoạt động tín dụng chung, công tác cho vay dự án đầu tư cũng có bước phát triển đáng kể. Dự nợ cho vay tăng liên tục qua các năm về số tuyệt đối. Nhưng xét về số tương đối, trong năm 2005 tốc độ tăng trưởng này cũng chậm hơn so với các năm khác (tốc độ tăng chỉ khoảng 21%/năm trong khi các năm khác tốc độ tăng trên 30%). Trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, theo khuyến cáo của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ cho vay các dự án đầu tư trung dài hạn so với tổng dư nợ cho vay phải thấp hơn 40% thì đảm bảo mức an toàn. Theo bảng số liệu 1 cho thấy tỷ lệ này Luận văn tốt nghiệp HV: Phạm Văn Phi Trang 33 đang vượt mức 40%. Vì thế, các ngân hàng thương mại nên điều chỉnh tỷ lệ này xuống thấp hơn 40% để đảm bảo mức an toàn hoạt động. Một trong những chỉ tiêu phản ảnh chất lượng tín dụng chính là tỷ lệ nợ quá hạn. Trong thời gian vừa qua tỷ lệ nợ quá hạn trên địa bàn có xu hướng tăng cả về số tuyệt đối lẫn tương đối (năm 2004 nợ quá hạn là 2.923 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 2,13%, đến 30/06/06 nợ quá hạn là 6.889 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 3,51% tổng dư nợ). Vấn đề đáng quan tâm là tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động cho vay dự án đầu tư ngày càng tăng và càng tiến gần đến tỷ lệ nợ quá hạn chung (từ 1,14% trong năm 2004 tăng lên 3,01% vào ngày 30/06/06). Điều này xuất phát từ bản chất của hoạt động tín dụng trung dài hạn, thời hạn cho vay càng dài rủi ro càng cao. Tình hình hoạt động tín dụng của cả hệ thống ngân hàng trên địa bàn TP.HCM là như thế nhưng SCB là một Ngân hàng TMCP; việc phân tích hoạt động tín dụng của hệ thống các Ngân hàng TMCP trên địa bàn TP.HCM sẽ là một cơ sở quan trọng để đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của SCB. 2.2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng TMCP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh DƯ NỢ CHO VAY CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TMCP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/03 31/12/04 31/12/05 30/06/06 Tổng dư nợ cho vay (3) 29.150 41.020 56.774 68.624 Trong đó: nợ quá hạn 1.851 1.497 1.850 2.256 Tỷ lệ nợ quá hạn 6,35% 3,65% 3,25% 3,28% Cho vay các dự án đầu tư (4) 10.880 14.183 21.214 26.873 Trong đó: nợ quá hạn 138 120 288 374 Tỷ lệ nợ quá hạn 1,26% 0,85% 1,35% 1,39% Tỷ lệ (4)/(3) 37,32% 34,57% 37,36% 39,15% Bảng 2, Nguồn: Phòng Tổng Hợp Ngân hàng Nhà nước CN TP.HCM cung cấp Luận văn tốt nghiệp HV: Phạm Văn Phi Trang 34 Giống như toàn hệ thống Ngân hàng trên địa bàn TP.HCM, dư nợ tín dụng của hệ thống Ngân hàng TMCP cũng liên tục tăng qua các năm. Trong đó, dư nợ cho vay dự án đầu tư tăng nhanh (từ 10.880 tỷ đồng vào năm 2003 tăng lên 26.873 tỷ đồng vào ngày 30/06/06) và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ cho vay (từ 34,57% năm 2003 tăng lên 39,15% vào ngày 30/06/06). Điều này cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu vay vốn trung dài hạn đầu tư các dự án phù hợp với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam. Một trong những vấn đề đáng quan tâm khác là tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng của hệ thống các ngân hàng TMCP tương đối cao (trên 3%), tiến gần đến mức quy định tối đa của Ngân hàng Nhà nước là 5%. Đây là vấn đề mà các Ngân hàng TMCP cần lưu ý để chấn chỉnh công tác quản trị rủi ro của mình. Đối với hoạt động cho vay dự án đầu tư, các ngân hàng TMCP quản trị rủi ro tương đối hiệu quả. Bằng chứng là tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động này thấp hơn tỷ lệ nợ quá hạn chung (tính đến 30/06/06 tỷ lệ nợ quá hạn chung là 3,28% trong khi tỷ lệ nợ quá hạn đối với hoạt động cho vay dự án đầu tư chỉ là 1,39%). Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn này đang có xu hướng tăng (từ 2003 đến 30/06/06 tỷ lệ này lần lượt là 1,26%; 0,85%; 1,35%; 1,39%). Vì thế, các Ngân hàng TMCP cần đánh giá lại hoạt động cho vay dự án đầu tư và có giải pháp kịp thời nhằm hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. 2.2.3 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng của SCB 2.2.3.1 Các bộ phận nghiệp vụ quản lý rủi ro tín dụng của SCB Hiện nay, SCB chưa có một mô hình quản trị rủi ro tín dụng được nghiên cứu bài bản. Công tác quản lý rủi ro tín dụng hiện tại của SCB chủ yếu dựa vào kinh nghiệm trong công tác quản lý rủi ro của hoạt động ngân hàng kết hợp với mô hình tổ chức quản lý tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và được thực hiện bởi những bộ phận nghiệp vụ sau đây: Luận văn tốt nghiệp HV: Phạm Văn Phi Trang 35 ¾ Các bộ phận liên quan đến công tác quản lý tín dụng - Ban kiểm soát: là bộ phận giúp việc cho Hội đồng quản trị kiểm soát mọi hoạt động của Ngân hàng, bao gồm cả hoạt động tín dụng và công tác điều hành của Ban điều hành. - Hội đồng tín dụng Hội sở (HĐTD Hội Sở): có chức năng xem xét và ra quyết định đối với các khoản vay lớn, phức tạp cũng như đưa ra các giải pháp xử lý các khoản vay có vấn đề, các khoản nợ khó thu hồi. - Phòng tư vấn và tiếp thị khách hàng (P.TV&TTKH): đây là một phòng chức năng trực thuộc Hội sở chịu trách nhiệm chính trong việc tiếp thị khách hàng, giới thiệu các chính sách, các sản phẩm tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn đến với khách hàng. Thực hiện công tác chăm sóc khách hàng và là trung tâm tiếp nhận cũng như phản hồi các thông tin với khách hàng. Ngoài ra, HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ P. TD&ĐTTT P. KT KSNB P. THPC TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT SGD, CN HĐTD HỘI SỞ PHÒNG TD P. TV&TTKH Luận văn tốt nghiệp HV: Phạm Văn Phi Trang 36 phòng này còn có một chức năng đặc biệt là tư vấn, hỗ trợ lập các phương án/dự án kinh doanh miễn phí cho khách hàng. Tư vấn cho các doanh nghiệp trong việc theo dõi chứng từ, sổ sách của hoạt động kinh doanh cũng như việc thiết lập các báo cáo tài chính. Cuối cùng là chức năng định giá tài sản đảm bảo cho ngân hàng. Việc định giá này tách biệt với việc thẩm định cho vay của cán bộ tín dụng. Đây cũng chính là một cơ sở khách quan nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. - Phòng tín dụng và đầu tư trực tiếp (P.TD&ĐTTT): đây là một phòng chức năng của Hội sở chịu trách nhiệm tái thẩm định các khoản vay vượt mức ủy quyền phán quyết của Sở Giao dịch/chi nhánh trước khi trình hồ sơ cho Ban Tổng Giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng Hội sở. Bên cạnh đó, phòng còn có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng Giám đốc định hướng, chính sách phát triển tín dụng, cũng như việc ban hành mới hoặc bổ sung chỉnh sửa các quy chế, quy trình, mẫu biểu liên quan đến công tác tín dụng. Ngoài ra phòng còn chịu trách nhiệm theo dõi biến động hoạt động tín dụng của toàn hàng để báo cáo và tham mưu kịp thời cho Tổng Giám giải pháp xử lý. - Phòng kiểm tra và kiểm soát nội bộ (P.KT KSNB): Phòng này cũng trực thuộc Hội sở chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của toàn hàng trong đó có hoạt động tín dụng. Sau mỗi đợt kiểm tra, phòng sẽ giúp cho các chi nhánh khắc phục các sai sót, bổ sung hồ sơ cho hoàn chỉnh và đưa ra các cảnh báo về các rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Hiện tại, phòng đã phân công nhân viên của phòng đến làm việc thường xuyên tại các chi nhánh để kịp thời kiểm tra, giám hoạt động tín dụng, hạn chế đến mức tối thiểu các sai sót có thể xảy ra. - Phòng Tổng hợp pháp chế (P.THPC): là một phòng chức năng của Hội sở chịu trách nhiệm nghiên cứu tính pháp lý của mọi hồ sơ liên quan đến công tác tín dụng, bao gồm các hợp đồng tín dụng, các hợp đồng đảm bảo bằng tài sản, Luận văn tốt nghiệp HV: Phạm Văn Phi Trang 37 các hồ sơ liên quan đến thủ tục tố tụng và xử lý tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó, Phòng Tổng hợp pháp chế sẽ trực tiếp phụ trách công tác thu hồi các khoản nợ xấu, thực hiện các thủ tục khởi kiện và xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. - Phòng tín dụng của Sở Giao Dịch/Chi nhánh (Phòng TD): là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng vay vốn, thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình cho vay. Sau khi khoản vay được duyệt, phòng tín dụng chịu trách nhiệm theo dõi quản lý khoản vay, đôn đốc thu hồi nợ. ¾ Cách thức quản trị điều hành hoạt động tín dụng của SCB Ra quyết định cho vay Phòng tín dụng của Sở Giao dịch hoặc chi nhánh tiếp nhận hồ sơ khách hàng vay vốn và thẩm định. Sau đó, lập tờ trình thẩm định trình lãnh đạo Sở Giao dịch hoặc chi nhánh xem xét. Nếu hồ sơ vay thuộc mức phán quyết của lãnh đạo Sở Giao dịch hoặc Chi nhánh thì họ sẽ ra quyết định đối với khoản vay. Trường hợp vượt mức phán quyết của lãnh đạo Sở Giao dịch hoặc Chi nhánh thì hồ sơ được trình về Tổng Giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng Hội Sở quyết định. Trước khi Tổng Giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng Hội sở ra quyết định tín dụng, hồ sơ vay phải được chuyển qua Phòng tín dụng và Đầu tư trực tiếp tái thẩm định. Tuy nhiên, Tổng Giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng Hội sở chỉ được quyết định tín dụng đối với các khoản tín dụng từ 10% vốn điều lệ của SCB trở xuống. Các khoản vượt mức này phải do Hội đồng quản trị quyết định. ¾ Công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động tín dụng Định kỳ khoản 06 tháng 01 lần, Phòng tín dụng tại Sở Giao dịch hoặc Chi nhánh sẽ tổ chức kiểm tra chéo hồ sơ tín dụng giữa các cán bộ tín dụng với nhau nhằm phát hiện các sai sót trong hồ sơ tín dụng để chỉnh sửa kịp thời nhằm hạn chế rủi ro về tính pháp lý của hồ sơ. Luận văn tốt nghiệp HV: Phạm Văn Phi Trang 38 Tại Sở Giao dịch/Chi nhánh đều có nhân viên của Phòng Kiểm tra Kiểm soát nội bộ kiểm tra ngay các hồ sơ tín dụng phát sinh tại Sở Giao dịch/Chi nhánh và có báo cáo hàng tuần về Phòng Kiểm tra Kiểm soát nội bộ để có các giải pháp xử lý kịp thời. Định kỳ mỗi 06 tháng một lần, Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ sẽ tổ chức kiểm tra toàn diện hoạt động của Sở Giao dịch/Chi nhánh trong đó có hoạt động tín dụng nhằm khắc phục các sai sót, đánh giá chất lượng tín dụng để có sự điều chỉnh chính sách tín dụng hoặc phương thức quản lý tín dụng cho phù hợp. Hàng tháng, Phòng Tín dụng và Đầu tư trực tiếp tiến hành phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng của toàn ngân hàng để đưa ra các cảnh báo đối với hoạt động tín dụng cũng như đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. Dựa vào các báo cáo về hoạt động tín dụng, Hội đồng quản trị có thể yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra hoạt động tín dụng tại bất cứ đơn vị nào nếu cảm thấy chưa an tâm về mức an toàn trong hoạt động tín dụng. ¾ Xử lý các phát sinh trong hoạt động tín dụng Phòng tín dụng tại Sở Giao dịch/Chi nhánh chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý hoạt động của khách hàng vay và đề xuất các giải pháp xử lý khi có các phát sinh xảy ra như: khách hàng chậm trả gốc, trả lãi; dự án cho vay gặp khó khăn;... Lãnh đạo Sở Giao dịch/Chi nhánh là những người chịu trách nhiệm xử lý các phát sinh. Nếu các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền giải quyết của Sở Giao dịch/Chi nhánh thì trình cho Tổng Giám đốc giải quyết. Khi khoản vay bị chuyển quá hạn và khó có khả năng thu hồi thì hồ sơ vay được bàn giao cho Phòng Tổng hợp Pháp chế để xử lý thu hồi nợ. Việc xử lý thu hồi nợ có thể bằng nhiều biện pháp. Nếu không đạt được giải pháp thỏa thuận thì Phòng tổng hợp pháp chế sẽ tiến hành khởi kiện để thu hồi nợ. Luận văn tốt nghiệp HV: Phạm Văn Phi Trang 39 2.2.3.2 Thực trạng hoạt động tín dụng chung và công tác cho vay dự án đầu tư của SCB DƯ NỢ CHO VAY CỦA SCB QUA CÁC NĂM Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/03 31/12/04 31/12/05 30/06/06 Tổng dư nợ cho vay 988 1.812 3.357 4.903 Trong đó: nợ quá hạn 15 11 40 36 Tỷ lệ nợ quá hạn 1,51% 0,60% 1,19% 0,73% Cho vay các dự án đầu tư 288 892 846 868 Trong đó: nợ quá hạn 0,8 1,5 25 22 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,27% 0,17% 2,95% 2,53% Bảng 3, Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng và đầu tư của SCB Theo số liệu tại bảng 3 cho thấy xuất phát điểm hoạt động tín dụng của SCB rất thấp, các năm sau đó dư nợ cho vay tăng trưởng rất mạnh. Cụ thể: năm 2004, tốc độ tăng dư nợ cho vay là 83% so với năm 2003; năm 2005 tốc độ tăng dư nợ cho vay là 85% so với năm 2004; đến 30/06/06 dư nợ cho vay tăng 46% so với đầu năm. Điều này phản ánh quyết tâm rất lớn của SCB trong việc khắc phục khó khăn để vươn lên. Đối với hoạt động cho vay dự án đầu tư thì thời gian gần đây hầu như không có sự tăng trưởng đáng kể. Trong năm 2004, do áp lực tăng trưởng dư nợ để khắc phục lỗ nên hoạt động cho vay dự án đầu tư của SCB tăng trưởng rất mạnh (tăng gấp 3 lần dư nợ cuối năm 2003). Chính vì thế, tỷ lệ dư nợ cho vay dự án đầu tư chiếm đến 49% tổng dư nợ cho vay. Đây là một tỷ lệ vượt quá mức an toàn cho phép trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Sang năm 2005 và năm 2006, Luận văn tốt nghiệp HV: Phạm Văn Phi Trang 40 SCB đã chủ động điều chỉnh tỷ lệ này nhằm đảm bảo an toàn chung cho hoạt động (đến cuối năm 2005 tỷ lệ này là 25% và đến ngày 30/06/06 tỷ lệ này chỉ còn 18%). Thực tế, hoạt động cho vay dự án đầu tư trên địa bàn vẫn tăng trưởng tốt trong khi hoạt động này tại SCB hầu như không có sự tăng trưởng. Một mặt, do SCB chủ động điều chỉnh cơ cấu dư nợ của mình để kiểm soát rủi ro. Mặt khác, do nguồn vốn huy động trung dài hạn của SCB bị hạn chế nên chưa thể mở rộng cho vay đối với các dự án đầu tư trung dài hạn. Về chất lượng hoạt động tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ chỉ dao động ở mức trên dưới 1%. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ quá hạn của các ngân hàng trên địa bàn. Tuy nhiên, nếu xét về số tuyệt đối qua các năm thì nợ quá hạn tăng rất nhanh (năm 2005 là 40 tỷ đồng trong khi năm 2004 chỉ là 11 tỷ đồng). So với các ngân hàng TMCP trên địa bàn, tỷ lệ nợ quá hạn của SCB (khoảng 1%) thấp hơn tỷ lệ nợ quá hạn của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn (trên 3%). Điều này không phải do SCB quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả hơn mà chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng dự nợ của SCB quá nhanh trong khi xét về số tuyệt đối nợ quá hạn tăng không đáng kể. Để thấy rõ hơn vấn đề này, chúng ta phân tích thêm về chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay dự án đầu tư tại SCB. Từ cuối năm 2004 đến 30/06/06, dư nợ cho vay dự án đầu tư của SCB tăng trưởng không đáng kể trong khi nợ quá hạn tăng nhanh. Vì thế, tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay dự án đầu tư rất cao (trên 2%) và có xu hướng tăng. Điều này cũng cho thấy các khoản cho vay trung dài hạn đầu tư dự án trong năm 2004 đang lộ dần sự thiếu hiệu quả, mức độ rủi ro ngày càng cao. Nguyên nhân chính dẫn đến nợ quá hạn và nợ xấu của SCB trong hoạt động cho vay dự án đầu tư được phân tích trong các báo cáo tín dụng như sau: Luận văn tốt nghiệp HV: Phạm Văn Phi Trang 41 - Khoảng 60% nợ quá hạn phát sinh là do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn yếu, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác thẩm định và quản lý dự án. - Khoảng 20% nợ quá hạn phát sinh xuất phát từ vấn đề đạo đức của những người làm công tác tín dụng, sự thiếu trách nhiệm trong hoạt động tín dụng. - Khoảng 10% nợ quá hạn phát sinh là do khách hàng không trung thực trong quan hệ với Ngân hàng. - 10% nợ quá hạn còn lại là do nguyên nhân khách quan và một số nguyên nhân khác. Điều này cho thấy, vấn đề nhân sự trong hoạt động tín dụng có một vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro của ngân hàng. BIỂU ĐỒ BIỂU DIỄN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG GIỮA TỔNG DƯ NỢ CHO VAY VÀ DƯ NỢ CHO VAY CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ DƯ NỢ CHO VAY 988 1.812 4.903 3.357 868892288 846 0 2000 4000 6000 2003 2004 2005 06 tháng 2006 Tỷ đồng Tổng dư nợ Dư nợ cho vay dự án đầu tư Biểu đồ 5, Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng và đầu tư của SCB Luận văn tốt nghiệp HV: Phạm Văn Phi Trang 42 DƯ NỢ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN PHÂN THEO CÁC NHÓM NỢ Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/05 30/06/06 Tổng dư nợ cho vay 3.357.135 4.903.000 Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn 3.271.946 4.789.942 Nhóm 2: nợ cần chú ý 45.891 81.000 Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn 14.095 577 Nhóm 4: nợ nghi ngờ 11.503 3.593 Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn 13.700 27.888 Cho vay các dự án đầu tư 846.000 868.000 Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn 788.252 784.903 Nhóm 2: nợ cần chú ý 38.640 64.120 Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn 8.120 217 Nhóm 4: nợ nghi ngờ 4.168 2.214 Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn 6.820 16.546 Bảng 4, Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng và đầu tư của SCB Bảng số liệu này phản ánh chất lượng tín dụng của SCB theo một khía cạnh khác, phù hợp với thông lệ quốc tế hơn. Đây là một cơ sở quan trọng để SCB trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Các nhóm từ 3 đến 5 là nợ nợ xấu; trong nhóm 2 vừa có nợ quá hạn, vừa có nợ cơ cấu; nhóm 1 là nợ bình thường. Kết hợp bảng 3 và bảng 4, cho thấy nợ cơ cấu trong nhóm 2 chiếm đến khoảng 95% nợ nhóm 2. Nợ cơ cấu càng nhiều thì mức độ rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng càng Luận văn tốt nghiệp HV: Phạm Văn Phi Trang 43 cao. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tỷ lệ nợ nhóm 2 so với tổng dư nợ phải dưới 7% (hiện tại tỷ lệ này của SCB chỉ là 1,6%). Trong các nhóm nợ xấu, nợ nhóm 5 chiếm tỷ lệ cao nhất và đây cũng chính là nợ có tính chất xấu nhất. Phần lớn trong dư nợ nhóm 5 là do nợ xấu trước đây còn tồn đọng từ thời Quế Đô. SCB dự kiến sẽ dùng dự phòng rủi ro tiếp tục xử lý các khoản nợ này trong năm 2007 để làm sạch hơn bảng cân đối tài chính. Đối với dư nợ nhóm 2, tỷ lệ nợ nhóm 2 trong hoạt động cho vay dự án đầu tư chiếm đến 79% (64.120 triệu đồng/81.000 triệu đồng) tổng nợ nhóm 2 của SCB. Điều này cho thấy rõ chất lượng cho vay dự án đầu tư thấp hơn chất lượng tín dụng chung và mức độ rủi ro tiềm ẩn cũng rất cao. Vì thế, lãnh đạo SCB cần quan tâm hơn nữa công tác quản trị rủi ro trong cho vay dự án đầu tư. DƯ NỢ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ VÀ THÀNH PHẦN KINH TẾ Đơn vị: triệu đồng 31/12/05 30/06/06 Chỉ tiêu Tổng dư nợ Cho vay đầu tư dự án Tổng dư nợ Cho vay đầu tư dự án Chia theo thành phần kinh tế 3.357.135 846.000 4.903.000 868.000 - Doanh nghiệp nhà nước 42.406 14.843 144.972 24.980 - Hợp tác xã 16.119 12.919 193.001 33.306 - Công ty cổ phần, Công ty TNHH 2.879.129 656.529 2.804.692 499.039 - DNTN, kinh doanh cá thể 4

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf45570.pdf
Tài liệu liên quan