Luận văn Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của công ty Cao Su Sao Vàng sau cổ phần hoá

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 3

I. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 3

1. Khái niệm quản lý tài chính doanh nghiệp 3

2. Nội dung quản lý tài chính 3

2.1 Xác định mục tiêu của quản lý tài chính 4

2.2 Phân tích tài chính 5

2.3. Hoạch định tài chính 12

2.4. Kiểm tra tài chính 13

II. NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP SAU CỔ PHẦN HOÁ 19

1. Đặc trưng cơ bản quản lý tài chính doanh nghiệp Nhà Nước. 19

2. Những vấn đề trong quản lý tài chính doanh nghiệp sau cổ phần hoá 20

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG HÀ NỘI 22

I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG 22

1. Giới thiệu chung về công ty cao su sao vàng: 22

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cao Su Sao Vàng: 22

1.2. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất: 23

1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: 23

II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG NĂM 2005 25

1 Tình hình thực hiện mục tiêu tài chính của công ty 25

2. Phân tích tình hình tài chính năm 2005của công ty: 25

2.1. Báo cáo tài chính và nhận xét sơ bộ: 25

2.2. Phân tích tình hình tài chính của công ty trong năm vừa qua: 27

3 Hoạch định tài chính 35

3.1 Dự toán thu chi 36

3.2 Nhu cầu, lĩnh vực cần đầu tư 38

4 Kiểm tra tài chính 38

5 Quản lý vốn luân chuyển 39

6 Quyết định đầu tư 40

6.1 Đầu tư xây dựng cơ bản 40

6.2. Đầu tư khoa học công nghệ 40

III MỘT SỐ QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2005- 2008 41

1 Xây dựng cơ chế quản lý tài chính phù hợp với qui định 41

2 Xử lý các vần đề tài chính trước khi chuyển thành công ty cổ phần 41

IV MỘT SỐ TỒN TẠI TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH 41

1. Quản lý tài sản còn kém, công nợ dây dưa, chậm thu hồi vốn, biện pháp chưa phù hợp, lại chưa quyết tâm xử lý. 41

2. Đánh giá, xác định chưa đúng diễn biến thị trường, chưa nắm bắt kịp thời sự phát triển của thị trường, 42

3. Trong quản lý sản xuất còn chưa quyết tâm, bị động và trì trệ. 42

4. Đầu tư chưa đồng bộ, không thực hiện dứt điểm các hạng mục đầu tư, kéo dài tiến độ. 42

5. Quá trình xác định giá trị doanh nghiệp , xử lý tài sản kéo dài, hồ sơ thiếu sót, sai dẫn đến không đáp ứng tiến độ đầu tư. 43

V DỰ ĐOÁN XU THẾ BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRUỜNG TRONG TƯƠNG LAI 43

1 Thuận lợi : 43

2 Khó khăn 44

CHƯƠNG III MỐT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG. 46

I PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG. 46

1. Đẩy mạnh sản xuất và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và đời sống xã hội với các sản phẩm của công ty. 46

2. Đổi mới trong quản lý đầu tư xây dựng, chủ động trong điều hành và thực hiện để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra của công ty 47

2.1. Triển khai thực hiện các dự án trọng điểm 47

2.2. Công tác xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng 48

2.3. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư 49

2.4. Công tác báo cáo định kỳ. 49

3. Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của công ty cổ phần 49

4. Tiếp tục phát huy, nâng dần kim ngạch xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh và tham gia hội nhập 50

5. Tăng cường hợp tác toàn diện với các tổng công ty Nhà nước. 51

II KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG. 51

1 Về vốn: 51

2 Tình hình sản xuất một số sản phẩm hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, công ty tiếp tục các kiến nghị sau: 52

3 Đối với qui chế đầu tư xây dựng 52

4 Các kiến nghị về công tác xuất nhập khẩu 52

5. Về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước 53

KẾT LUẬN 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

 

 

doc61 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2592 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của công ty Cao Su Sao Vàng sau cổ phần hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh nghiệp hoạt động không vì mục đích lợi nhuận riêng mà vì lợi ích chung của nền kinh tế. Do những ưu thế riêng của doanh nghiệp Nhà nước như vậy, nên hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước thường thấp hơn khu vực tư nhân. Các doanh nghiệp Nhà nước gặp khó khăn khi huy động nguồn kinh phí từ các thị trường tài chính. 2. Những vấn đề trong quản lý tài chính doanh nghiệp sau cổ phần hoá Khi doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần thì có sự khác biệt rất lớn trong quản lý hoạt động tài chính. Công ty cổ phần hoàn toàn tự chủ về tài chính, tự lo liệu, giải quyết các vấn đề tài chính, tìm kiếm các nguồn vốn bổ sung, tự chủ và tự chịu trách nhiệm đầy đủ trong việc sử dụng vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Những vấn đề trong trong quản lý tài chính của doanh nghiệp sau cổ phần hóa là: Các nguồn tạo vốn, tổ chức sử dụng vốn Công ty cổ phần được toàn quyền tổ chức sử dụng vốn. Nhà nước tham gia quản lý với vai trò là cổ đông của công ty. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, điệu kiện cạnh tranh gay gắt thì yêu cầu đặt ra với bất kỳ doanh nghiệp nào là phải kinh doanh có lãi, mức doanh thu lợi nhuận phải bù đắp được chi phí đã bỏ ra. Vì vậy, bảo toàn phát triển vốn đã trở thành mục tiêu bắt buộc, mang tính tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, dẫn đến mất khả năng thanh toán, chi trả, dẫn tới phá sản. Chính vì vậy, công ty cổ phần phải rất chú trọng vào việc tổ chức sử dụng vốn góp của các cổ đông sao cho hiệu quả. Phân phối lợi nhuận để lại Sự phân phối sử dụng lợi nhuận còn lại của công ty cổ phần khác nhiều so với doanh nghiệp Nhà nước. Sau khi nộp thuế cho Nhà nước, việc sử dụng lợi nhuận của công ty cổ phần do các cổ đông quyết định. Lợi nhuận để lại của các công ty cổ phần được trích lập vào các quĩ: quỹ dự trữ, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ trả tức cổ phần, trái phiếu… Chế độ trả lương, thưởng cho những người lao động, thành viên HĐQT, giám đốc, … Xử lý các vấn đề về tài chính khi công ty cổ phần giải thể hoặc phá sản. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG HÀ NỘI I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG 1. Giới thiệu chung về công ty cao su sao vàng: 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cao Su Sao Vàng: Do tầm quan trọng của công nghiệp cao su trong nền kinh tế nên ngay sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng (tháng 10/1954). Đến năm 1960 Nhà máy cao su Sao Vàng Hà Nội chính thức đi vào hoạt động, theo kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế 3 năm (năm 1958- 1960) của khu công nghiệp Thượng Đình gồm 3 nhà máy: Cao su- Xà phòng- Thuốc lá Thăng Long. Sự phát triển của công ty được chia theo 3 giai đoạn chính: a. Từ năm 1960- 1986: Đây là giai đoạn nhà máy hoạt động trong cơ chế hành chính bao cấp, với lượng máy móc ít ỏi, phụ tùng thì khan hiếm, nguyên vật liệu thiếu thốn và đời sống cán bộ công nhân rất khổ. Nhưng các cán bộ công nhân viên luôn cố gắng và tận dụng tối đa sự giúp đỡ của Đảng và Chính phủ để tăng cường nhịp độ sản xuất.. Tuy vậy trong giai đoạn này sản phẩm của công ty còn đơn điệu về chủng loại, ít được cải tiến chất lượng cũng như mẫu mã. b. Từ năm 1987- 1990: Cùng với chiều hướng chung của đất nước, nhà máy trong thời kỳ quá độ chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Vì vậy trong giai đoạn này nhà máy không tránh khỏi bỡ ngỡ và những khó khăn trong việc đổi mới cơ chế, chính sách quản lý. Với nỗ lực của toàn bộ các cán bộ công nhân viên nhà máy và sự sáng tạo trong cách quản lý của bộ máy quản lý đã dần đưa nhà máy thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Năm 1990, nhà máy dần dần đi vào ổn định, sản xuất tăng và đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng ổn định và tăng. c. Từ năm 1990 đến nay: Nhà máy đã khẳng định được vị trí của mình, một doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh có hiệu quả. Doanh nghiệp luôn được công nhận là đơn vị thi đua xuất sắc, được tặng nhiều cờ và bằng khen của cơ quan cấp trên. 1.2. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất: 1.2.1. Hình thức tổ chức xí nghiệp: Quá trình tổ chức sản xuất các sản phẩm của công ty được tổ chức thực hiện ở 4 xí nghiệp sản xuất chính như: Xí nghiệp luyện cao su Xuân Hoà, chi nhánh cao su Thái Bình, nhà máy Pin cao su Xuân Hoà, nhà máy cao su Nghệ An và một số xí nghiệp phụ trợ khác. 1.2.2. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp: Ngoài các xí nghiệp, chi nhánh, nhà máy là bộ phận sản xuất chính, trực tiếp sản xuất ra các loại sản phẩm, công ty còn có các đơn vị sản xuất phụ trợ làm nhiệm vụ như: cung cấp điện, hơi đốt, thiết kế và xây dựng các tài sản cố định, vệ sinh công nghiệp máy móc thiết bị. Các đơn vị phụ có nhiệm vụ giúp cho các đơn vị sản xuất chính có thể hoạt động sản xuất liên tục. 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: Công ty Cao Su Sao Vàng là một đơn vị có quy mô sản xuất lớn nên trong cơ cấu quản lý của công ty có 2 cấp quản lý: cấp công ty và cấp xí nghiệp. Sơ đồ cấp quản lý của Công ty Cao Su Sao Vàng GIÁM ĐỐC CÔNG TY PGĐ Kỹ thuật PGĐ kinh doanh PGĐ nội chính PGĐ XDCB & SX PGĐ CN Thái Bình P. Kỹ thuật cơ năng P. Kỹ thuật cao su P. Kiểm tra chất lượng P. Xây dựng cơ bản P. Thí nghiệm trung tâm P. Tổ chức hành chính P. Tài vụ P. Kế hoạch vật tư P. Quân sự bảo vệ P. Đối ngoại XNK P. Thị trường XN Cao su số 1 XN Cao su số 2 XN Cao su số 3 XN Cao su số 4 XN Năng lượng XN Cơ điện XN luyện CS Xuân Hoà PX thiết kế nội bộ Nhà máy Pin Xuân Hoà P. Điều độ sản xuất P. Kỹ thuật an toàn II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG NĂM 2005 1 Tình hình thực hiện mục tiêu tài chính của công ty Trong năm 2005 vừa qua, nhìn chung công ty cũng đạt một số thành quả nhất định về tài chính. Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động tài chính vẫn còn nhiều yếu kém. Điều này được thể hiên thông qua một số chỉ tiêu: hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao, chi phí sản xuất quá lớn, cơ cấu vốn bất hợp lý, quản lý vốn còn nhiều hạn chế….Như vậy doanh nghiệp vẫn chưa thục hiện tốt mục tiêu tài chính đã đặt ra. Trong năm 2006, mục tiêu tài chính của công ty là: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Giá trị tổng sản lượng Doanh thu Nộp ngân sách Nhà nước Lợi nhuận phát sinh Sản lượng sản phẩm chủ yếu 2. Phân tích tình hình tài chính năm 2005của công ty: 2.1. Báo cáo tài chính và nhận xét sơ bộ: Theo nguyên tắc đã được nêu trong phần cơ sở lý luận, tiến hành chuyển đổi bảng cân đối kế toán thành bảng cân đối tài chính để có các số liệu phản ánh chân thực tình hình tài chính doanh nghiệp. Đặc biệt là khi xem xét về thời hạn của từng khối chỉ tiêu bên tài sản cũng như bên nguồn vốn. Cụ thể trong bảng cân đối kế toán của Công ty Cao su Sao vàng được điều chỉnh và chuyển thành bảng cân đối tài chính như sau: Bảng cân đối tài chính Tại ngày 31/12/2005 Tài sản Đầu kỳ Cuối kỳ Chênh lệch A. TSLĐ và ĐTNH 133,783,277,817 153,580,019,337 19,796,741,520 I.Tiền 4,802,727,490 5,127,442,399 324,714,909 II.Các khoản phải thu-Dự phòng 43,733,135,913 35,225,062,153 -8,508,073,760 III.Hàng tồn kho-Dự phòng 85,247,414,414 113,227,514,785 27,980,100,371 B. TSCĐ và ĐTDH 313,704,878,451 407,031,991,993 93,327,113,542 I. TSCĐ hữu hình 277,679,226,913 370,833,956,391 93,154,729,478 1. TSCĐ 276,193,647,573 366,875,705,557 90,682,057,984 2. TSCĐ thuê tài chính 1,485,579,340 3,958,250,834 2,472,671,494 II. Các khoản ĐTTCDH 35,268,758,835 35,232,583,744 -36,175,091 III. Chi phí trả trớc dài hạn 756,892,703 965,451,858 208,559,155 Tổng tài sản 447,488,156,268 560,612,011,330 113,123,855,062 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 270,457,381,326 336,922,202,285 66,464,820,959 I. Nợ ngắn hạn+ các khoản dự phòng 195,159,549,016 230,574,113,873 35,414,564,857 II. Nợ dài hạn 75,297,832,310 106,348,088,412 31,050,256,102 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 177,030,774,942 223,689,809,045 46,659,034,103 I.Nguồn vốn-quỹ 91,002,602,892 90,987,399,287 -15,203,605 II.Nguồn kinh phí, quỹ khác 1,561,651,455 589,222,455 -972,429,000 III.Phần hao mòn TSCĐ 140,812,977,793 161,724,858,248 20,911,880,455 IV.Trừ XDCBDD, kí cược kí quỹ DH -56,346,457,198 -29,611,670,945 26,734,786,253 Tổng nguồn vốn 447,488,156,268 560,612,011,330 113,123,855,062 Qua số liệu trên ta thấy tình hình sản xuất kinh cuối năm có tăng lên về giá trị tuyệt đối so với đầu năm. Điều này thể hiện sự tăng trưởng của công ty trong năm qua, tuy nhiên đối với một doanh nghiệp sản xuất lớn và kinh doanh các sản phẩm từ cao su có rất nhiều tiềm năng như thế là chậm. Giá trị tổng tài sản và nguồn vốn tăng 113,123,855,062 đồng, trong đó ở tài sản nguyên nhân tăng chủ yếu là do tăng tài sản cố định hữu hình, tăng 93,327,113,542 đồng, còn bên nguồn vốn thì tăng nợ phải trả là chủ yếu, tăng 66,464,820,959 đồng. Báo cáo thu nhập Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Giá trị chênh lệch tuyệt đối 1. Doanh thu ròng 370,852,706,139 435,659,882,744 64,807,176,605 2. Giá vốn hàng bán không kể KH 337,533,414,583 399,703,273,825 62,169,859,242 3. Khấu hao 21,082,871,629 21,292,969,260 210,097,631 4. Tổng chi phí hoạt động: (2)+(3) 358,616,286,212 420,996,243,085 62,379,956,873 5. Lợi nhuận trớc lãi vay và thuế 12,236,419,927 14,663,639,659 2,427,219,732 6. Lãi vay 11,728,752,119 14,480,555,720 2,751,803,601 7. Lợi nhuận trước thuế 507,667,808 183,083,939 -324,583,869 8.Thuế (32%) 162,453,699 58,586,860 -103,866,838 9. Lãi dòng SXKD 345,214,109 124,497,079 -220,717,031 Qua số liệu của báo cáo tài chính thì doanh thu của công tăng lên nhưng lãi ròng của công ty lại giảm xuống. Như vậy là công ty hoạt động thực sự không hiệu quả, chi phí sản xuất kinh doanh quá lớn làm hiệu quả không cao. 2.2. Phân tích tình hình tài chính của công ty trong năm vừa qua: Phân tích tài chính của doanh nghiệp là một yêu cầu cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Phân tích tài chính cho phép nhận định được một cách tổng quát tình hình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả kinh tế tài chính, cũng như khả năng thanh toán, khả năng vay tín dụng, sự hình thành nguồn vốn kinh doanh ban đầu và sự phát triển về vốn. Điều này giúp cho những nhà quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tốt và đánh giá chính xác thực trạng, tiềm năng của doanh nghiệp. 2.2.1. Phân tích tình hình cơ cấu tài sản và nguồn vốn: - Phân tích tình hình cơ cấu tài sản: Theo công thức về hệ số cơ cấu tài sản và nguồn vốn đã trình bày trong phần cơ sở lý luận, áp dụng cho Công ty Cao su Sao vàng ta có bảng hệ số cấu trúc của công ty tại thời điểm đầu và cuối năm 2005 như sau: Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm T1 (Tiền và ĐTTCNH/Tổng TS) 1.07% 0.91% T2 (Các khoản phải thu/Tổng TS) 9.77% 6.28% T3(Hàng tồn kho/Tổng TS) 19.05% 20.20% T4 (GT còn lại TSCĐ/Tổng TS) 70.10% 72.60% T5 (Đầu tư TCDH/Tổng TS) 7.88% 6.28% Qua bảng số liệu trên về phần TSLĐ và ĐTNH thì tỷ lệ tiền và ĐTTCNH trên tổng tài sản chiếm tỷ lệ thấp, trong năm tỷ lệ này giảm từ 1.07% ở đầu năm xuống còn 0.91% ở cuối năm. Điều này phản ánh khả năng linh hoạt của công ty là thấp và có xu hướng giảm đi. Tỷ lệ các khoản phải thu giảm từ 9.77% xuống còn 6.28% do khách hàng nợ ít đi và giảm các khoản chi phí trả trước, như vậy đây là một điều rất tốt. Trong phần TSLĐ thì tỷ lệ hàng tồn kho của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tiền và ĐTTCNH và tỷ lệ khoản phải thu, điều này do đặc trưng của công ty là một đơn vị sản xuất kinh doanh nên có lượng nguyên vật liệu dự trữ và hàng tồn kho lớn. Tỷ lệ hàng tồn kho cuối năm tăng lên, nguyên nhân chủ yếu là do nguyên vật liệu và hàng tồn kho của công ty tăng lên chưa thể khẳng định được tình trạng là tốt hay xấu. Phần tài sản cố định và đầu tư dài hạn thì tỷ lệ giá trị còn lại TSCĐ của công ty lớn hơn 70%, như vậy đây là một cơ cấu hợp lý, vì Công ty Cao su Sao Vàng là một doanh nghiệp sản xuất là chủ yếu. Tỷ lệ này tăng từ 70.10% ở đầu năm lên 72.6% ở cuối năm, do trong năm 2004 TSCĐ hữu hình tăng lên, vì công ty có sự đầu tư thêm về nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý. Điều này phản ánh năng lực sản xuất của công ty trong tương lai sẽ tăng lên. Trong khi giá trị TSCĐ tăng lên thì ĐTTCDH trên tổng TS lại giảm từ 7.88% xuống 6.28%. Trên thực tế thì do tổng tài sản ở cuối năm tăng lên nhưng trong năm công ty không đầu tư thêm vào việc góp vốn liên doanh. Qua phân tích cơ cấu tài sản của Công ty Cao su Sao Vàng nhìn chung chiếm tỷ lệ hợp lý, vì đặc thù của công ty là một đơn vị sản xuất là chính. Còn tỷ lệ các cơ cấu thì tăng, giảm một lượng ít phản ánh xu thế đi lên của doanh nghiệp. - Phân tích tình hình nguồn vốn: Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm V1 (Vốn TX/Tổng NV) 56.39% 58.87% V2 (Nợ ngắn hạn/ Tổng NV) 43.61% 41.13% V3 (Vốn CSH/Tổng NV) 39.56% 39.90% V4 (Nợ phải trả/Tổng NV) 60.44% 60.10% V5 (Vốn CSH/Vốn TX) 70.16% 67.78% V6 (Nợ dài hạn/Vốn TX) 29.84% 32.22% V7 (Nợ dài hạn/Vốn CSH) 42.53% 47.54% Qua bảng số liệu trên thì tỷ lệ vốn thường xuyên lớn hơn nợ ngắn hạn là hợp lý, vì công ty là đơn vị sản xuất nên phải có tỷ lệ vốn thường xuyên cao để tài trợ cho tài sản cố định. Nhưng tỷ lệ TSCĐ chiếm hơn 70% trong khi đó tỷ lệ vốn thường xuyên chỉ chiếm hơn 50%, như vậy thì vốn thường xuyên không đủ để tài trợ cho TSCĐ công ty phải dùng nợ ngắn hạn để tài trợ cho TSCĐ. Trong năm 2004 thì tỷ lệ vốn thường xuyên tăng lên và tỷ lệ nợ ngắn hạn giảm xuống đấy là một điều rất tốt. Nhưng công ty cần phải cố gắng hơn nữa thì mới giảm được nợ ngắn hạn và tăng vốn thường xuyên. Trong nguồn vốn thường xuyên thì vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ khoảng 70% và nợ dài hạn chiếm tỷ lệ khoảng 30%, tỷ lệ này là hợp lý. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên nguồn vốn thường xuyên cuối năm giảm, tỷ lệ nợ dài hạn tăng so với đầu năm đây là một dấu hiệu không tốt. Theo bảng cân đối kế toán thì nợ dài hạn tăng lên còn nguồn vốn chủ sở hữu giảm đi, như vậy có thể thấy công ty hoạt động chưa hiệu quả. Trong cơ cấu nguồn vốn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ thấp (gần 40%) và nợ phải trả cao (trên 60% trong đó nợ dài hạn chiếm gần khoảng 30%) điều này càng làm rõ hơn việc công ty sử dụng nợ để tài trợ cho TSCĐ. Nếu công ty duy trì tỷ lệ nợ cao thì sẽ rất bất lợi cho công ty trong giai đoạn nước ta ở tình trạng kinh tế không ổn định, lạm phát cao. Nói tóm lại, qua phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty Cao su Sao Vàng thì cơ cấu tài sản nhìn chung là hợp lý, chỉ có cơ cấu nguốn vốn là chưa được hợp lý lắm công ty cần có những biện pháp tốt hơn nữa để điều chỉnh cho phù hợp. 2.2.2 Phân tích các hệ số khả năng thanh toán: Bảng tính toán khả năng thanh toán theo công thức đã nêu trong phần cơ sở lý luận: Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Hệ số thanh toán tổng quát (Tổng TS/Nợ phải trả) 1.6546 1.6639 Chỉ số hiện hành (TSLĐ&ĐTNH/Nợ NH) 0.6855 0.6661 Chỉ số nhanh ((TSLĐ-Hàng tồn kho)/Nợ NH) 0.2487 0.1750 Hệ số nợ phải trả & nợ phải thu 6.1843 9.5648 Chỉ số tức thời 0.0246 0.0222 Qua bảng kết quả tính toán trên thì hệ số thanh toán tổng quát của công ty thấp, bởi vì Công ty Cao su Sao Vàng là một doanh nghiệp sản xuất lớn mà hệ số thanh toán tổng quát chỉ hơn 1. Mặc dù so với đầu năm thì có tăng nhưng không đáng kể. Chỉ số hiện hành thể hiện mức độ đảm bảo của TSLĐ với nợ ngắn hạn, chỉ số hiện hành của công ty hơi thấp, vì công ty sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho TSCĐ mà so với đầu năm thì tỷ lệ này lại giảm đi. Tuy nhiên, nếu chỉ xét riêng chỉ số này thì cũng chưa phản ánh được rõ tình hình tài chính của công ty. Chỉ số khả năng thanh toán nhanh của công ty thấp cho thấy khả năng thanh khoản của công ty là rất thấp, sẽ khó khăn cho khả năng thanh toán các khoản nợ tới hạn và quá hạn. Hệ số nợ phải trả và nợ phải thu quá cao, chứng tỏ công ty phải sử dụng nhiều vốn bên ngoài để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều này sẽ gây cho công ty rất nhiều khó khăn, mà tỷ lệ này lại có xu hướng tăng lên ở đầu năm chỉ hơn 6 lần đến cuối năm đã tăng lên gần 10 lần. Chỉ số tức thời cũng thấp < 0,5, có nghĩa là công ty sẽ gặp phải những khó khăn trong việc thanh toán công nợ vì không đủ tiền mặt. Điều này có thể gây ra những rủi ro ngắn hạn đối với công ty nếu có nhứng biến động trên thị trường. Công ty cần chú ý hơn đến tình hình tài chính của mình để có thể thay đổi kịp thời trước thay đổi của thị trường. 2.2.3 Phân tích khả năng quản lý tài sản: Bảng tổng hợp số liệu tài chính, kế toán Đvt: đồng Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳ Đầu kỳ Cuối kỳ A. TSLĐ & ĐTTCNH 141,525,591,957 133,783,277,817 133,783,277,817 153,580,019,337 III. Các khoản phải thu 56,599,507,391 43,733,135,913 43,733,135,913 35,225,062,153 IV. Hàng tồn kho 78,640,565,155 85,247,414,414 85,247,414,414 113,227,514,785 B. TSCĐ & ĐTTCDH 297,127,708,035 313,694,878,451 313,704,878,451 407,031,991,993 Tổng tài sản 438,653,299,992 447,478,156,268 447,488,156,268 560,612,011,330 Vốn chủ sở hữu 193,537,359,763 177,030,764,942 177,030,774,942 223,689,809,045 TSLĐ & ĐTTCNH bq 137,654,434,887 143,681,648,577 Các khoản phải thu bq 50,166,321,652 39,479,099,033 Hàng tồn kho bq 81,943,989,785 99,237,464,600 TSCĐ & ĐTTCDH bq 305,411,293,243 360,368,435,222 Tổng tài sản bình quân 443,065,728,130 504,050,083,799 Vốn chủ sở hữu bq 185,284,062,353 200,360,291,994 Doanh thu thuần 370,852,706,139 435,659,882,744 Giá vốn hàng bán 337,533,414,583 399,703,273,825 Lợi nhuận trước thuế & Lãi vay 12,236,419,927 14,663,639,659 Lợi nhuận trước thuế 507,667,808 183,083,939 Lãi ròng 345,214,109 124,497,079 Bảng tính các hệ số về khả năng quản lý vốn vay: Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Vòng quay HTK (Doanh thu/Hàng tồn kho bq) 4.5257 4.3901 Kì thu nợ bán chịu (khoản phải thu*360/Doanh thu) 48.6982 32.6229 Vòng quay TSCĐ (Doanh thu/TSCĐ) 1.2143 0.9736 Vòng quay TSLĐ (Doanh thu/TSLĐ) 2.6941 3.0321 Vòng quay tổng tài sản (Doanh thu/Tổng TS) 0.8370 0.8643 Vòng quay hàng tồn kho không cao cho thấy lượng hàng tồn kho của công ty được luân chuyển chưa nhanh. Kỳ thu nợ của công ty ở năm 2004 là 48 ngày là cao nghĩa là công ty bị chiếm dụng vốn nhiều, đế năm 2005 kỳ thu nợ giảm đáng kể còn 32 ngày như vậy là bình thường đối với một công ty sản xuất kinh doanh. Để có được thay đổi trên công ty đã áp dụng các biện pháp và chính sách khuyến khích khách hàng trả nợ sớm, như: khách trả tiền trước sẽ được giảm giá từ 1- 2% doanh thu. Nhưng đồng thời công ty vẫn áp dụng các chính sách để tăng lượng hàng bán bằng cách cho khách hàng trả chậm. Công ty Cao su Sao Vàng là một doanh nghiệp sản xuất là chủ yếu vòng quay tài sản cố định trong năm 2004 chỉ hơn 1 như vậy là rất thấp công ty đã không sử dụng hiệu quả hế tiềm năng tài sản của minh. Đến năm 2005 vòng quay TSCĐ lại giảm đi tuy không đáng kể, nhưng công ty cần có cách quản lý tài sản để sử dụng có hiệu quả hơn. Vòng quay tài sản lưu động cho thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty là chậm, mặc dù năm 2005 có tăng lên so với năm 2004 nhưng tăng không đáng kể.Như vậy, tình hình tổ chức công tác cung ứng sản xuất, tiêu thụ của công ty chưa thật hợp lý. Vòng quay tổng tài sản rất thấp, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty không cao. 2.2.4 Khả năng quản lý vốn vay: Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Chỉ số nợ (Tổng nợ/Tổng TS) 60.44% 60.10% Khả năng thanh toán lãi vay (LN trước LV & T’/Lãi vay) 1.0433 1.0126 Khả năng thanh toán tổng quát (Tổng nợ/Nợ phải trả) 1.6545 1.6639 Chỉ số nợ của công ty cao khoảng 60% tổng tài sản đồng nghĩa với việc mức độ an toàn tài chính giảm xuống, công ty sẽ gặp rất nhiều rủi ro trong nền kinh tế có nhiều biến động của nước ta hiện nay. Tuy nhiên, khả năng thanh toán lãi vay hơn 1 và khả năng thanh toán tổng quát là lớn hơn 1.6 có nghĩa là công ty vẫn đảm bảo được việc chi trả lãi vay từ lợi nhuận kinh doanh. Nhưng phần lãi vay quá lớn làm lợi nhuận của công ty thấp, nên công ty cần có các biện pháp giảm chi phí hoạt động góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh hơn nữa. 2.2.5 Khả năng sinh lợi: Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Lợi nhuận biên(PM) (Lãi ròng/Doanh thu) 0.09% 0.03% Sức sinh lợi cơ sở(BEP) (LN trước LV&T’) 2.76% 2.91% Tỷ suất thu hồi tài sản(ROA) (Lãi ròng/Tổng TS) 0.08% 0.02% Tỷ suất thu hồi vốn (ROE) (Lãi ròng/VCSH) 0.19% 0.06% Lợi nhuận sau thuế so với doanh thu là quá nhỏ, điều này chứng tỏ các chi phí hoạt động của công ty rất cao. Sức sinh lợi cơ sở của công ty không cao, điều này cho thấy công ty chưa tận dụng được hết hiệu quả của tài sản. Tỷ lệ thu hồi tài sản và tỷ lệ thu hồi vốn góp rất bé, như vậy có thể nói công ty hoạt động không thật sự có hiệu quả. Công ty Cao su Sao Vàng là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô sản xuất lớn cần phải xem xét để có biện pháp đẩy mạnh sản xuất với chi phí giá thành hạ, giảm các chi phí quản lý, chi phí bán hàng; đồng thời phải có các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ, cải tiến chất lượng để tăng giá bán. Có như vậy thì công ty mới hoạt động có hiệu quả, có thể thu hồi tài sản, thu hồi vốn để có thể tái đầu tư. Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA) Tổng tài sản Doanh thu Doanh thu LN sau thuế = x = Lợi nhuận biên Vòng quay tổng TS x = x 0.09% 0.08% 0.8370 2.2.6 Các đẳng thức Dupont: Năm 2004: = x 0.03% 0.02% 0.8643 Tỷ suất thu hồi vốn (ROE) NV k.doanh Tổng tài sản Tổn tài sản LN sau thuế = x = ROA Tổng tài sản x NV k.doanh = x 0.08% 0.19% 504,050,083,799 200,360,291,994 Năm 2004: Năm 2004: = x 0.02% 0.06% 443,065,728,130 185,284,062,353 Năm 2005: 3 Hoạch định tài chính Trên cơ sở tài sản cố định tài sản lưu động, nguồn vốn hiện có và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây và những thuận lợi, khó khăn cơ bản, công ty dự kiến xây dựng chỉ tiêu sản xuất kinh doanh sau cổ phần như sau: ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Vốn điều lệ 49.048 49.048 49.048 2 Doanh thu 690.820 794.443 913.609 3 Nộp ngân sách 16.774 17.500 19.500 4 Lợi nhuận trước thuế 7.000 7.500 9.400 5 Lợi nhuận sau thuế 7.000 7.500 8.080 6 Lao động 1.510 1.510 1.510 7 Thu nhập bình quân(1000đ/người/tháng) 1.600 1.600 1.700 8 Cổ tức hàng năm 10,2% 11% 11,8% Công ty dự tính trích 20% bổ sung vốn; 5% trích lập quĩ dự phòng tài chính; 3% trích lập quĩ khen phúc lợi. Công ty đề ra mục tiêu trong năm tới là tham gia cùng Tổng công ty và các công ty sản xuất cao su khác thực hiện mục tiêu là sản xuất và tiêu thụ 1.5 triệu lốp ôtô/năm. Không ngừng nâng cao chất lượng, số lượng, làm phong phú mẫu mã các sản phẩm của công ty. 3.1 Dự toán thu chi Kế hoạch sử dụng tiền thu từ bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước Giá trị phần vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là 49.048.000đ Chênh lệch do bán đấu giá cổ phần(giá khởi điểm và mệnh giá):120.167.600đ Giá trị cổ phần Nhà nước 25.014.480.000đ Giá trị ưu đãi cho người lao động 5.170.496.240 đ Giá trị ưư đãi cho nhà đầu tư chiến lược 235.200.000đ Chi phí cổ phần hoá 400.000.000đ Chi phí đào tạo lại 329.700.000 Trợ cấp mất việc làm cho lao động dôi dư 109.427.150 đ Phải nộp về quĩ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp 17.908.864.210đ Công ty Cao su Sao Vàng là doanh nghiệp nhà nước nhưng trong điều kiện hiện nay thì hoạt động độc lập nên việc tăng vốn chủ sở hữu chủ yếu dựa vào lợi nhuận giữ lại. Trong quá trình lập kế hoạch, để đáp ứng nhu cầu gia tăng nguồn vốn nên chỉ xét đế khả năng tăng các khoản nợ phải trả cụ thể là nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. -Từ cơ cấu vốn mục tiêu của doanh nghiệp và giá trị tổng tài sản kế hoạch ta có các số liệu tính toán sau: + Giá trị tổng tài sản kế hoạch: 607,438,234,129 đồng. + Tổng nợ tối đa là: 607,438,234,129 x 0.59 = 359,688,783,743 đồng. Trong đó: Nợ ngắn hạn = 607,438,234,129 x 0.42 = 255,746,641,273 đồng. Nợ dài hạn = 607,438,234,129 x 0.17 = 103,942,142,470 đồng. Như vậy, công ty có thể huy động thêm: Nợ ngắn hạn = 255,746,641,273 - 234,953,525,878 = 20,793,115,395 đồng Nợ dài hạn = 103,942,142,470 - 106,327,088,412 = 253,361,695,331 đồng -Từ các chỉ số mục tiêu ràng buộc hệ số thanh toán nhanh > 0.17. Theo kế hoạch sơ bộ thì: + TSLĐ & ĐTTCNH– hàng tồn kho = 163,718,671,580 - 120,702,2 = 43,016,392,813.95 đồng + Nợ ngắn tối đa= 43,016,392,813.95/0.17 = 253,037,604,788 đồng + Nợ ngắn hạn đã huy động: 234,953,525,878 đồng Công ty có thể huy động thêm nợ ngắn hạn tối đa là: 253,037,604,788 – 234,953,525,878 = 18,084,078,910 đồng. Để đảm bảo cơ cấu nguồn vốn cũng như khả năng thanh toán nhanh của Công ty Cao su Sao Vàng trong năm kế hoạch có thể huy động thêm: Nợ ngắn hạn: 18,084,078,910 đồng. Nợ dài hạn: 253,361,695,331 đồng. Trong dự báo thì tất cả các trường hợp ta đều tiến hành ngay từ đầu năm, nên khi tính tiền lãi với các khoản vay cũ và vay mới đều tính lãi trong 12 tháng. 3.2 Nhu cầu, lĩnh vực cần đầu tư Trong năm tới, tiếp tục đổi mới về công tác quản lý đầu tư, xây dựng.Từ 1/7/2004 Luật đầu tư xây dựng sẽ tăng gấp đôi. Nhà nước sẽ tổ chức các đòan kiểm tra công tác đầu tư xây dựng và quản lý đất đai. Vì vậy, nhiệm vụ công tác đầu tư xây dựng trong năm tới của doanh nghi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36278.doc
Tài liệu liên quan