Luận văn Đảng bộ huyện phổ yên tỉnh Thái nguyên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm 2014

MỞ ĐẦU .1

1. Lý do chọn đề tài.1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài .2

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.7

5. Cơ sơ lý luận, phương pháp nghiên cứu, nguồn tài liệu .8

6. Đóng góp của đề tài.9

7. Kết cấu của luận văn .9

Chương 1 CHỦ TRưƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN PHỔ

YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỪ

NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2000 .10

1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chủ trương

của Đảng bộ .10

1.1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.10

1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ .26

1.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ .29

1.2.1. Sự chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.29

1.2.2. Sự chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng. .32

1.2.3. Sự chỉ đạo chuyển dịch thành phần kinh tế. .32

TIỂU KẾT CHưƠNG 1.43

Chương 2 ĐẢNG BỘ HUYỆN PHỔ YÊN LÃNH ĐẠO TĂNG CưỜNG

HUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2014. E

2.1. Yêu cầu mới đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chủ trương mới của

Đảng bộ.

2.1.1. Yêu cầu mới đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Phổ Yên

2.1.2 Chủ trương mới của Đảng bộ .

2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ .

2.2.1. Sự chỉ đạo chuyển dịch CCKT nghành. .

pdf59 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đảng bộ huyện phổ yên tỉnh Thái nguyên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o hƣớng cơ cấu công nghiệp – nông nghiệp và dịch vụ, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế để khai thác mọi tiềm năng thế mạnh của tỉnh ”. [36, tr. 18-19] Để thực hiện những mục tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Tỉnh ủy đã đề ra nhiều giải pháp thực hiện: 18 - Tiếp tục tập trung đầu tƣ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng sản xuất hàng hóa, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác, chuyển cơ cấu mùa vụ nhằm tăng năng suất, chất lƣợng sản phẩm. - Tập trung quy hoạch, đầu tƣ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại – dịch vụ, thực hiện tốt các cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp địa phƣơng, các cơ sở công nghiệp, nhất là các nghành thế mạnh của tỉnh nhƣ công nghiệp chế biến nông – lâm sản, thủ công nghiệp... - Huy động các nguồn lực để hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm phục vụ và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch nhanh CCKT toàn tỉnh. Trọng tâm là các hạng mục điện, đƣờng, trƣờng, trạm. - Thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển, có chính sách ƣu đãi, thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Mở rộng các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại với các tỉnh nhằm mở rộng thị trƣờng trao đổi, tiêu thụ sản phẩm có thể mạnh của địa phƣơng. - Tiếp tục đầu tƣ đẩy mạnh phát triển giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ nhằm tạo nguồn nhân lực có trình độ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế và chuyển dịch CCKT của tỉnh.[ 36, tr.21-22]. Đại hội lần thứ XV, Đảng bộ tỉnh đã cụ thể hóa một bƣớc Nghị quyết đƣờng lối của Đảng, với những chủ trƣơng chỉ đạo tƣơng đối toàn diện trong thực hiện chuyển dịch CCKT của tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các Đảng bộ huyện, thị xã trong tỉnh thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển dịch CCKT. 1.1.1.3. Thực trạng cơ cấu kinh tế huyện Phổ Yên trước năm 1997. Trong những năm 1981- 1986, dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân huyện Phổ Yên đã giành đƣợc những thành tựu trong việc tháo gỡ khó khăn của tình hình sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh sản xuất lƣơng thực, thực phẩm, khuyến khích sản xuất công nghiệp địa phƣơng. Nhƣng về cơ bản vẫn chƣa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế. Đứng trƣớc tình hình đó, Đại hội Đảng bộ huyện Phổ Yên lần thứ XX đƣợc tổ chức. Nghị quyết Đại hội nhấn mạnh: “ Trƣớc hết là sản xuất tự túc đƣợc lƣơng 19 thực trên địa bàn huyện, bảo đảm hậu cần tại chỗ cho khu công nghiệp và tạo ra nguồn hàng xuất khẩu”. Về sản xuất nông nghiệp, Nghị quyết Đại hội chỉ rõ: “ Tập trung quản lý lao động, quản lý tƣ liệu sản xuất, quy hoạch để hƣớng đến sản xuất hàng hóa quy mô lớn, xây dựng các cụm nghiền thức ăn tổng hợp cho gia súc, mỗi HTX cần phải quy hoạch vùng sản xuất thức ăn gia súc trên đất 10 - 15%, kiện toàn hệ thống thú y từ huyện đến cơ sở...[1, tr.187] Tiếp nối chủ trƣơng Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, từ 30 - 10 đến 1 - 11- 1982, Đại hội Đảng bộ huyện Phổ Yên lần thứ XXI đƣợc tổ chức, Nghị quyết Đại hội đã xác định mục tiêu và nhiệm vụ của huyện giai đoạn 1983 - 1985 là: “ Trong nông nghiệp phải giữ vững quy mô hiện nay, khắc phục những mặt yếu kém trong quản lý nhằm đƣa sản xuất phát triển. Tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng tăng dần tỷ trọng nghành chăn nuôi, tạo điều kiện mở rộng các HTX quy mô nhỏ, đảm bảo ổn định đối với những HTX có khoảng 200 hộ và 150 ha đất canh tác trở lên, khuyến khích các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phƣơng đa dạng hóa các ngành nghề, chú trọng phát triển thƣơng mại – dịch vụ quốc doanh nhăm đáp ứng nhu cầu của các đơn vị và nhân dân trong huyện.[ 1, tr. 191] Dƣới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, Chỉ thị 100 CT- TW, Nghị quyết lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa V), các Nghị quyết, Chỉ thị của Tỉnh ủy, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện, trong giai đoạn 1981 -1985, Phổ Yên đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng trong sản phát triển kinh tế. Trong nông nghiệp: diện tích gieo trồng tăng từ 14.631 ha (năm 1983) lên 14.644 ha (năm 1985), năng suất tăng 16,3%, tổng sản lƣợng quy ra thóc đạt 21.591 tấn (bằng 81,6% mục tiêu Đại hội lần thứ XXI và tăng 17,6% so với năm 1983). Tốc độ tăng tổng sản lƣợng lƣơng thực bình quân (1981 – 1985) là 7%. [1, tr. 201]. Ngoài lúa, Phổ Yên còn tăng cƣờng trồng các loại cây khác nhƣ: Cây lạc, đỗ, cây chè, tính đến năm 1985 huyện đã xuất khẩu đƣợc 677 tấn lạc vỏ, diện tích trồng đỗ đạt 746 ha, hàng năm cung cấp gần 100 tân đỗ hàng hóa, diện tích trồng chè đạt 213 ha, sản lƣợng đạt 50 tấn chè búp khô. [1, tr.201] 20 Chăn nuôi của huyện không ngừng phát triển, tính đến năm 1985 tổng đàn trâu có 12.752 con (bằng 79,7% mục tiêu Đại hội XXI và tăng 1,8% so với năm 1983), đàn lợn có 30.321 con (bằng 93,8% mục tiêu Đại hội XXI). Tốc độ phát triển nghành chăn nuôi bình quân (1981 – 1985) tăng 7,9%. [1. tr.201] Phong trào HTX nông nghiệp nhìn chung đƣợc ổn định, tính đến năm 1985, toàn huyện có 72 HTX nông nghiệp với 13.722 hộ ( chiếm 96,4% tổng số hộ). Qua phân loại năm 1985, số HTX khá chiếm 26,5%, HTX trung bình chiếm 54,2%, HTX yếu chiếm 19,3%. [1, tr.202]. Các nghành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phƣơng gặp nhiều khó khăn do thiếu vật tƣ, thiếu điện và thị trƣờng tiêu thụ, vƣợt lên trên những khó khăn đó, nghành cũng có những bƣớc phát triển khởi săc, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp và một phần nhu cầu đời sống của nhân dân. Thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng VIII ( Khóa V), Nghị quyết 28, Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị và Chỉ thị 117 của Hội đồng Bộ trƣởng, huyện đã từng bƣớc thực hiện cơ chế một giá, tăng cƣờng quản lý, tổ chức lại thị trƣờng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thƣơng mại - dịch vụ phát triển góp phần phục vụ đời sống nhân dân. Dƣới ánh sáng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI và các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ƣơng, Tỉnh ủy và căn cứ vào tình hình thực tế địa phƣơng, huyện ủy đã nhanh chóng đƣa ra các biện pháp thích hợp, tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ huyện đề ra. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII huyện Phổ Yên đƣợc tiến hành ( năm 1986), đã phân tích đánh giá tình hình kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Đại hội đã xác định phƣơng hƣớng nhiệm kỳ tới là: Phát huy truyền thống cách mạng, nêu tinh thần tự lực tự cƣờng, đoàn kết phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm 1986 – 1990, tập trung chỉ đạo thắng lợi 3 chƣơng trình kinh tế lớn mà đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nƣớc, khai thác mọi tiềm nâng thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện...[1, tr. 206] 21 Tiếp nối những chủ trƣơng của Đại hội XXII, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII ( 20/4/1989) đã tiếp tục đề ra thêm các chủ trƣơng, biện pháp tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội. Đại hội tiếp tục xác định nhiệm vụ trọng tâm của huyện trong giai đoạn tiếp theo là “ Tiếp tục thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng nhằm xây dựng Phổ Yên thành huyện có cơ cấu kinh tế nông - lâm - công nghiệp theo 3 chƣơng trình kinh tế lớn là lƣơng thực thực phẩm, hàng tiêu dung, hàng xuất khẩu, trong đó coi lƣơng thực thực phẩm là khâu quyết định; phấn đấu cao nhất để giải quyết việc làm cho ngƣời lao động; làm chuyển biến một bƣớc tình hình kinh tế - xã hội của địa phƣơng, tiến tới ổn định và dần dần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, bảo đảm an ninh, quốc phòng, làm tốt công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể.[ 1, tr. 212] Thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, XXIII, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Phổ Yên đã không ngừng phấn đấu khắc phục khó khăn, thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ kinh tế - xã hội trên tất cả các mặt, các lĩnh vực: Nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại - dịch vụ và cơ chế quản lý kinh tế đều có những bƣớc chuyển biến rõ nét. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện đã có bƣớc chuyển dịch đúng hƣớng, tốc độ tăng trƣởng khá, sản xuất có bƣớc phát triển từ nền sản xuất tự cấp tự túc đang dần chuyển sang sản xuất hàng hóa, hội nhập với thị trƣờng trong vùng, đời sống nhân dân đƣợc ổn định và cải thiện nhất là về nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm, các hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống. Nông nghiệp Trên lĩnh vực kinh tế, huyện tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách đồng bộ, toàn diện. Trƣớc hết là sản xuất nông nghiệp, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đảng bộ huyện Phổ Yên đã tập trung lãnh đạo sản xuất lƣơng thực bằng việc giữ ổn định diện tích gieo trồng của cả ba vụ. Nông dân đã mở rộng diện tích vụ đông ra diện rộng, số diện tích đất một vụ không năng suất đƣợc chuyển thành mô hình trang trại có cơ cấu lúa xen cá, trên bờ trồng cây ăn quả. 22 Việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu cây, con, mở mang ngành nghề diễn ra sôi nổi ở các xã Hồng Tiến, Đắc Sơn, Trung Thành, Vạn Phái đã tạo nên "phong cách" mới của ngƣời làm nghề nông là vừa gắn với đồng ruộng vừa buôn bán, dịch vụ theo mô hình hợp tác xã nông, công, thƣơng, tín. Nông dân trong huyện thực hiện chuyển dịch cơ cấu giống, thời vụ, lúa chiêm xuân, lúa mùa và chuyển dịch cơ cấu cây vụ đông; đồng thời đƣa các giống lúa có năng suất cao vào gieo trồng nhƣ ĐH60, VD3... Huyện ủy chỉ đạo 6 xã làm mô hình về sản xuất giống lúa cấp I phục vụ cho chƣơng trình cấp I hoá giống lúa của huyện. Lúa xuân muộn đƣợc đƣa vào sản xuất thực nghiệm tại xã Hồng Tiến. Sản xuất nông nghiệp tính đến năm 1995 thu đƣợc kết quả khá, tổng sản lƣợng lƣơng thực quy ra thóc trên địa bàn huyện đạt 37,495 tấn ( tăng 131,2% so với giai đoạn 1986 – 1989 chỉ đạt 25,900 tấn [1, tr. 216]. Trong năm 1995 do biến động của thời tiết, huyện đã gieo trồng đƣợc 9,468 ha lúa, năng suất lúa trung bình 29,5 tạ/ha ( trong đó có 155 ha lúa cao sản năng suất đạt từ 46 tạ/ha đến trên 50 tạ/ha). Diện tích các loại cây ngô, khoai lang, rau xanh, đậu, mía, đỗ tƣơng đều tăng, trong đó khoai lang và sắn đạt cao nhất. Diện tích trồng ngô đạt 471 ha ( trong đó xó 259 ha trồng ngô lai Biôxit, năng suất đạt 25,7 tạ/ha, khoai lang đạt 1,842 ha(năng suất đạt 80 tạ/ ha), sắn đạt 812 ha ( bình quân đạt 11,44 tạ/ha), lạc đạt 346 ha, rau xanh 68 ha. Bình quân lƣơng thực dầu ngƣời đạt 351kg/ngƣời/năm.[ 1, tr. 217] Huyện chỉ đạo công tác chuyển ghép ruộng đất từ năm 1996 đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể: tổng diện tích đất đã chuyển ghép là 2.469 ha chiếm 29% diện tích gieo cấy hàng năm, trong đó chia lại là 2.175 ha. [ 1, tr. 217]. Việc thực hiện ghép ruộng đất còn chậm do khó khăn về kinh phí, nhận thức của nhân dân, địa hình đất đai và một phần cũng là do các cấp chính quyền cơ sở lãnh đạo chƣa sâu sát, ngại khó, công tác vận động tuyên truyền chƣa sâu rộng. Năm 1996 thời tiết diễn biến không thuận lợi, song với quyết tâm cao trong sản xuất nông nghiệp, huyện đã thực hiện vƣợt kế hoạch đề ra. Huyện chỉ đạo triển khai chƣơng trình chuyển trà lúa chiêm xuân, giảm diện tích lúa chiêm chính vụ, tăng diện tích lúa xuân muộn. Các điểm mô hình ở Hồng Tiến, Đắc Sơn, Trung Thành, Vạn Phái..., năng suất lúa bình quân đạt 50,5 tạ/ha, 23 cao hơn so với đối chứng 8-10 tạ/ha .[ 1, tr. 218],. Chƣơng trình chuyển trà vụ mùa đƣợc thực hiện, giảm trà cực sớm, mở rộng trà lúc sớm để vừa thâm canh cây lúa, vừa tạo thời vụ thích hợp cây trồng vụ đông. Kết quả ở Hồng Tiến, Đồng Tiến, Trung Thành.. diện tích lúa ĐH60 cho năng suất 48,56 tạ/ha, tăng so với đối chứng giống CN2 là l0,6 tạ/ha, thời gian thu hoạch sớm, kịp thời cho sản xuất vụ đông, đƣợc nhân rộng trong huyện.[1,tr.218]. Đồng thời, huyện chú trọng triển khai chƣơng trình cấp I giống lúa, tiếp tục chỉ đạo ở 17 hợp tác xã của 10 xã, góp phần cung ứng giống cho toàn huyện. Năm 1995, toàn huyện đã cấp I hoá giống lúa đạt 80% diện tích với các giống lúa phù hợp trên từng vùng canh tác, từng vụ; tình trạng gieo cấy quá nhiều loại lúa giống đã dƣợc khắc phục. Uỷ ban nhân dân huyện đã chỉ đạo tiếp tục thực hiện chƣơng trình chuyển dịch cơ cấu mùa vụ theo hƣớng mở rộng trà lúa xuân cho chƣơng trình lúa xuân muộn đƣợc triển khai tích cực, các điều kiện cần thiết phục vụ cho chƣơng trình đã đƣợc triển khai. Kết quả vụ chiêm xuân 1994 - 1995 toàn huyện có 10 - 16 xã, thị trấn tham gia chƣơng trình lúa xuân muộn với tổng diện tích 700 ha. Hợp tác xã Đông - Quang - Hồng, Ấm - Diện - Thành đạt năng suất trên 70 tạ/ha.[ 1, tr. 218] Chính lúa xuân muộn đã góp phần tích cực nâng năng suất chung của huyện và tạo đà cho các năm sau. Kết quả lớn nhất là thay đổi tập quán sản xuất cũ và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Diện tích gieo trồng tăng, cây trồng đa dạng, chủng loại phong phú có năng suất cao, tạo đà cho chăn nuôi phát triển. Chăn nuôi chủ yếu phát triển trong các hộ gia đình Từ năm 1990 đến 1995, sản lƣợng đàn lợn tăng 14,6%, tổng đàn lợn từ 33,570 con tăng lên 43,899 con, sản lƣợng đàn trâu, bò tăng 9,3%, tổng đàn bò từ 3,388 con tăng lên 4,793 con, đàn trâu từ 12,821con lên 17,342 con, gia cầm đạt 490,000 con. Huyện tiếp tục cải tạo đàn bò theo hƣớng "Sind hoá".Sản lƣợng thịt hàng năm đạt từ 2000 đến 2200 tấn, cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu thực phẩm trên thị trƣờng. Chƣơng trình nạc hoá đàn lợn bị hạn chế vì thị trƣờng tiêu thụ hạn hẹp ,do đó, huyện đẩy mạnh chăn nuôi gà công nghiệp, ngan lai, nuôi cá...[1, tr .218 -219] Có đƣợc những kết quả đáng kể về trồng trọt, chăn nuôi là do huyện làm tốt công tác khuyến nông. Hệ thống khuyến nông từ huyện đến cơ sở đƣợc hình thành, 24 l8/18 xã đã lập đƣợc tổ khuyến nông. Các tổ khuyến nông bƣớc đầu hoạt đồng tốt, tổ chức trình diễn nhiều tập đoàn giống mới nhƣ ngô ĐK888, ĐK999, khoai tây, lúa X20, X21..ngan siêu trứng, siêu thịt, vịt Bắc Kinh Về lâm nghiệp. Huyện đã đẩy nhanh đƣợc tiến độ trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc. Trong 2 năm 1989 – 1990, toàn huyện đã trồng đƣợc 1523 ha rừng, tăng 20,3 lần so với nhiệm kỳ trƣớc ( trong đó có 1135 ha đƣợc trồng theo chƣơng trình PAM). Đến giai đoạn 1990 – 1995 tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện tăng lên 3,919 ha, giá trị sản xuất lâm nghiệp đã tăng từ 535 triệu (năm 1990) lên 608 triệu (năm 1995). [1, tr. 219] Nghành công nghiệp, xây dựng cơ bản, tiểu thủ công nghiệp. Sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp còn nhiều khó khăn, chƣa có mặt hàng có giá trị kinh tế cao, nhiều doanh nghiệp thiếu việc làm. Để khắc phục, huyện chủ trƣơng tiếp tục đổi mới kỹ thuật, đầu tƣ thích đáng cho các xí nghiệp nhỏ, khuyến khích phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Phát triển mạnh các nghề truyền thống nhƣ mộc, rèn, vật liệu xây dựng; tăng cƣờng liên doanh liên kết với bên ngoài để tạo nguồn vốn cho phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, sửa chữa cơ khí và máy móc thiết bị. Nhờ có những chủ trƣơng đúng đắn, sát hợp với thực tế địa phƣơng, nên sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đƣợc đầu tƣ mở rộng, và có bƣớc tăng trƣởng khá, tính đến 1995 nhịp độ tăng trƣởng bình quân mỗi năm đạt 25%, giá trị tổng sản lƣợng sản xuất tăng dần từ 6,570 triệu đồng (năm 1990) lên 11,921 triệu đồng (năm 1995). Doanh thu của một số nhà máy nhƣ : Nhà máy cơ khí Phổ Yên, Vòng bi, Phụ tùng máy số 1 tăng từ 129 tỉ đồng ( năm 1992) lên 189 tỉ đồng (năm 1995). Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu với quỹ hàng hóa địa phƣơng đạt từ 2 đến 2,5 triệu đồng/năm. Các nghành công nghiệp địa phƣơng, tiểu thủ công nghiệp đƣợc đẩy mạnh đầu tƣ đạt sản lƣợng từ 1,3 đến 1,56 triệu đồng. [ 1. tr. 220] Một số ngành nghề nhƣ: Khai thác, chế biến, sản xuất cát sỏi, gạch ngói, xay xát, sản xuất đồ kim khí, đồ mộc dân dụng, chế biến thực phẩm có chiều hƣớng phát 25 triển. Làng nghề xây dựng ở Hiệp Đồng, Thành Công có bƣớc tiến mới. Hàng năm các tốp thợ xây dựng công trình ở nhiều nơi có doanh thu bốn đến năm tỷ đồng. Tuy vậy, một số ngành sản xuất, nhất là sản xuất vật liệu xây dựng lại chững lại. Việc sản xuất gạch ngói chƣa đƣợc quy hoạch thành vùng đã gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng xấu đến sản xuất nông nghiệp. Một số ngành nghề mới nhƣ nuôi trồng thủy sản, chế biến thực phẩm, sản xuất đồ kim khí... do sản xuất thủ công lạc hậu, nghèo nàn về mẫu mã, nên chƣa cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng. Việc phát triển giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng, bƣu điện, tài chính tiền tệ dƣợc huyện chú trọng và đầu tƣ thích đáng. Trong 2 năm (1989 - 1990) tổng số vốn đầu tƣ tăng gấp 3 lần so với nhiệm kỳ trƣớc. Đến giai đoạn 1990 - 1995, tổng số vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản của huyện là 31,904 triệu đồng, tăng 122,5% so với 1986 - 1990. Trong đó vốn Trung ƣơng, Tỉnh chiếm hơn 70%, còn lại là vốn từ ngân sách huyện và huy động từ nhân dân. Trong những nghành đƣợc chú trọng đầu tƣ, nông nghiệp - thủy lợi vẫn chiếm ƣu thế, chiếm 13,493 triệu đồng, sau đến giao thông chiếm 2,819 triệu đồng. .[1, tr. 221] Những lĩnh vực khác nhƣ giáo dục, y tế, văn hóa cũng đƣợc đầu tƣ xây dựng. Chính nhờ những cố gắng đó của Đảng bộ huyện, bộ mặt xã hội ở nông thôn có nhiều thay đổi, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế của huyện. Ngành thương mại, dịch vụ. Các hoạt động thƣơng mại dịch vụ cũng có những chuyển biến tích cực: Thu ngân sách hàng năm luôn vƣợt 15 – 20%, tổng mức bán lẻ hàng hóa đã tăng 7,508 triệu (năm 1990) lên 30,818 triệu (năm 1995), trong đó kinh tế ngoài quốc doanh có tốc độ tăng trƣởng nhanh, giá trị sản xuất đã tăng từ 4,128 triệu đồng ( năm 1990) lên 18,800 triệu động, tăng hơn 14,000 triệu đồng, còn lại là kinh tế quốc doanh vẫn tăng trƣởng với tốc độ khá. Nghành dịch vụ, thƣơng mại với tốc độ tăng nhanh sẽ giữ vị trị quan trọng trong cơ cấu kinh tế huyện những năm tiếp theo.[1. tr. 221-222] Chuyển dịch thành phần kinh tế Trƣớc năm 1996, trên địa bàn huyện Phổ Yên, ngoài hai thành phần kinh tế chủ yếu là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể đã xuất hiện thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và cá thể tiểu chủ. 26 Thành phần kinh tế quốc doanh trên địa bàn bao gồm các công ty, nhà máy, xí nghiệp, nông, lâm trƣờng của Trung ƣơng và địa phƣơng. Trong đó nổi lên là nhà máy cơ khí Phổ Yên, nhà máy xây lắp II. Thực hiện Nghi quyết “Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần kinh tế” của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII ( Tháng 11/1991) và Đại hội VIII Đảng bộ Bắc Thái, các thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể trên địa bàn huyện có sự thay đổi rất mạnh mẽ. Hoạt động của các HTX đƣợc cải tiến, cơ chế khoán đƣợc áp dụng, các HTX chú trọng vào việc làm dịch vụ hỗ trợ sản xuất thay vì tổ chức và điều hành sản xuất nhƣ trƣớc. Nhờ chính sách khoán sản phẩm nên kinh tế hộ gia đình ngày càng phát triển, chuyển từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa .[1, tr. 223] 1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ Với những thành tựu đã đạt đƣợc trong 10 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Phổ Yên ngày càng tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt trong bối cảnh đất nƣớc vừa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội bƣớc sang thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc . Dƣới ánh sang của các nghị quyết của Trung ƣơng và Tỉnh ủy, Đại hội Đảng bộ huyện Phổ Yên lần thứ XXV nhiệm kỳ 1996 – 2000 đƣợc tiến hành. Trên cơ sở đánh giá tình hình thự hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV, Báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ đã khẳng định: “ Dƣới sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Ban Chấp hành Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Phổ Yên đã không ngừng phấn đấu, khắc phục khó khăn, nỗ lực vƣơn lên hoàn thành toàn diện các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra, đẩy mạnh tăng trƣởng và phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, tạo thế ổn định và đi lên ngày càng vững chắc” [ 1, tr.244] Trên cơ sở những thành tựu đạt đƣợc, từ những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm đã đƣợc rút ra, Đại hội lần thứ XXV của Đảng bộ huyện Phổ Yên đã đề ra phƣơng hƣớng tổng quát cho những năm tới: “Phƣơng hƣớng chủ yếu thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện là từng bƣớc tiến hành công nghiệp hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn, đẩy nhanh hơn nữa việc tổ chức khai thác các tiềm năng về lao động, đất đai, tài nguyên khoáng sản và thế mạnh kinh tế đồi rừng, xây dựng các vùng nguyên liệu hàng hóa tập trung để phát triển công nghiệp 27 chế biến, mở mang phát triển nghành nghề dịch vụ, phấn đấu tạo ra những mũi nhọn về phá thế độc canh cây lúa, chuyển dịch 30% lao động nông nghiệp sang lĩnh vực nghành công nghiệp, dịch vụ, đƣa tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm 40% trong cơ cấu kinh tế vào năm 2000.” [1, tr.246] Để thực hiện mục tiêu tổng quát trên, Đại hội đã đề ra một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 là: 1. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế hàng năm đạt 9%, trong đó nông, lâm, thủy sản tăng 5%, công nghiệp – xây dựng tăng 15%, thƣơng mại dịch vụ tăng 16%. 2. Tổng sản lƣợng lƣơng thực đạt 45 ngàn tấn. 3. Tập trung chuyển dịch nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa, tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ CCKT và các thành phần kinh tế. Tích cực đầu tƣ xây dựng hệ thống thủy lợi, giao thông, đáp ứng từng bƣớc yêu cầu nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phấn đấu đến năm 2000, tổng sản lƣợng lƣơng thực đạt 45 ngàn tấn, giá trị sản lƣợng nông nghiệp đạt 50 tỷ đồng, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần, tăng tỷ trọng của công nghiệp và thƣơng mại – dịch vụ. 4. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phƣơng tăng 3 lần so với năm 1995. Nâng cao tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong cơ cấu nghành kinh tế của huyện lên trên 40% vào năm 2000. Từ phƣơng hƣớng và chỉ tiêu, quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện trong 5 năm 1996 – 2000 là: 1. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển đa dạng sản xuất nông, lâm nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hóa. Mục tiêu đầu tiên về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp là ổn định vững chắc tình hình sản xuất lƣơng thực, đảm bảo an toàn về cân đối lƣơng thực, phát huy thế mạnh vùng trọng điểm lúa của Tỉnh. Hƣớng phấn đấu trong 5 năm tới là đẩy mạnh đầu tƣ thâm canh, áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tập trung đầu tƣ vùng thâm canh lúa cao sản, trên cơ sở đó mạnh dạn chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hƣớng đa dạng hóa, từng bƣớc nâng cao tỷ trọng sản xuất hàng hóa trong 28 nông nghiệp. Bên cạnh đó phải bố trí cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, nhằm tăng nhanh hệ số quay vòng sử dụng đất đặc biệt trong bố trí cơ cấu cây trồng vụ đông. Trong lâm nghiệp tập trung chăm sóc, khoanh nuôi và bảo vệ vốn rừng hiện có, thực hiện giao đất giao rừng tạo môi trƣờng và điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức khai thác tiềm năng kinh tế đồi rừng, phát triển mạnh nghề trồng cây ăn quả, trồng và chế biến chè, khai thác và chế biến lâm sản, hình thành và mở rộng mô hình kinh tế trang trại, thực hiện phƣơng thức nông lâm kết hợp, tăng dần độ che phủ và bảo vệ tài nguyên môi trƣờng. Phát triển đa dạng các loại hình chăn nuôi, áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng xuất chất lƣợng và hiệu quả kinh tế, đƣa chăn nuôi phát triển thành nghành sản xuất chính, có tỷ trọng đạt 50% giá trị sản lƣợng nông nghiệp vào năm 2000. Hƣớng phát triển chủ yếu là tăng nhanh đàn gia súc gia cầm cả về số lƣợng và chất lƣợng, tập trung cải tạo đàn bò, đàn lợn, phấn đấu Sind hóa 30% tổng đàn bò, nạc hóa 20% tổng đàn lợn, đồng thời phát triển mạnh các loại gia cầm và chăn nuôi thủy sản cho giá trị sản phẩm hàng hóa cao. 2. Phát huy mọi nguồn lực tập trung thúc đẩy sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phƣơng phát triển. Bƣớc vào thời kỳ CNH – HĐH trong nhiệm kỳ 1996 – 2000, toàn Đảng bộ huyện đứng trƣớc nhiệm vụ hết sức cấp bách là phải tập trung phấn đấu để thực hiện cho đƣợc bƣớc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm 40% tổng sản phẩm vào năm 2000. Chỉ có trên cơ sở đó mới đảm bảo mục tiêu tăng trƣởng kinh tế đạt 9% năm. Trƣớc hết các đơn vị kinh tế quốc doanh Trung ƣơng và Tỉnh đóng trên địa bàn cần nhanh chóng vƣơn lên, đẩy mạnh các hoạt động liên doanh liên kết, thu hút đầu tƣ đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lƣợng sản phẩm, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, phát huy ảnh hƣởng thúc đẩy các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển. Phấn đấu đến năm 2000 xây dựng đƣợc một số cơ sở chế biến chè ở vùng 2, bảo đảm khai thác chế biến và tiêu thụ toàn bộ sản phẩm chè nguyên liệu trong cả vùng. 29

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004307_8304_2002771.pdf
Tài liệu liên quan