Luận văn Đánh giá sự vận động của cơ lưng, cột sống ở người lao động khi nâng nhấc vật nặng bằng tay

Kết quả phỏng vấn cho thấy có mối tương quan thuận giữa trọng lượng nâng nhấc và đau thắt lưng. Trọng lượng nâng nhấc trung bình ở công nhân sản xuất sứ vệ sinh là 27,2±5,1kg, cao hơn ở câng nhân sản xuất gạch granit (19,4±5,5kg) và ở công nhân sản xuất gạch tuynel (5,1±1,5kg) thì tỷ lệ đau thắt lưng ở công nhân sản xuát sứ vệ sinh (78,6%), cũng cao hơn ở công nhân sản xuất gạch granit (71,1%) và ở công nhân sản xuất gạch tuynel (60,6%).

3.4.3. Ảnh hưởng của khoảng cách ngang khi nâng nhấc đối với thắt lưng

Mô men trong nâng nhấc vật nặng được tạo ra bởi trọng lượng của vật nâng và khoảng cách ngang khi nâng nhấc (khoảng cách tính từ L5/S1 đến chỗ cầm nắm vật). Mô men tối đa thu được khi giám sát hoạt động của lưng trong quá trình nâng nhấc bằng thiết bị LMM tương quan thuận với trọng lượng của vật nâng. Những đối tượng được giám sát hoạt động của lưng đã nâng nhấc trung bình mỗi lần là 7,2±2,5kg có yếu tố nguy cơ do mô men tối đa là 32,3% thuộc mức trung bình (30-60%); còn ở công nhân sản xuất gạch granit, với trọng lượng nâng nhấc trung bình 13,2±5,5kg có yếu tố nguy cơ do mô men tối đa là 64,4% thuộc mức cao (>60%); ở công nhân sản xuất gạch granit, với trọng lượng nâng nhấc trung bình 18,4±10,6kg có yếu tố nguy cơ do mô men tối đa rất cao (99,8%).

 

doc30 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá sự vận động của cơ lưng, cột sống ở người lao động khi nâng nhấc vật nặng bằng tay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. MỘT SỐ NÉT VỀ GIẢI PHẪU-SINH LÝ CỘT SỐNG THẮT LƯNG 1.1.1.Vài nét tổng quát về cột sống Cột sống (columna vertebradis) của con người là trục trung tâm của cơ thể, thuộc bộ xương trục (skeleton axiale) bao gồm nhiều đốt sống tiếp khớp với nhau, giúp cho thân mình vận động dễ dàng và nhịp nhàng. Cột sống bao bọc và bảo vệ cho tủy sống - một phần của thần kinh trung ương. 1.1.2. Một số nét về đặc điểm giải phẫu-sinh lý cột sống đoạn thắt lưng 1.2. GIỚI THIỆU VỀ ECGÔNÔMI 1.3. SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1.3.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Ở Mỹ, để đánh giá mức độ nguy cơ đối với lưng trong các hoạt động lao động nâng nhấc, vận chuyển vật bằng tay, người ta thường dùng 4 mô hình đánh giá là: mô hình giám sát sự vận động của lưng, phương trình nâng nhấc của NIOSH được sửa chữa lại năm 1991, chương trình dự đoán sức mạnh tĩnh 3DSSPP và bảng kiểm đánh giá các nguy cơ của nâng, hạ, đẩy, kéo Các nhà nghiên cứu Trung Quốc như Chen, Lei, Dinh và Wang còn sử dụng điện cơ bề mặt trong việc đánh giá các yếu tố nguy cơ ecgônômi liên quan với công việc nâng nhấc bằng tay. Các yếu tố nguy cơ ecgônômi liên quan với công việc nâng nhấc bằng tay đã được các tác giả đánh giá bởi việc so sánh biên độ điện cơ trung bình của các tín hiệu điện cơ thu được từ các cơ dựng sống. Trung tâm An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp Canada (CCOHS) đã đưa ra những quy trình chung cho công việc nâng nhấc thủ công. Các bài tập thể dục đề phòng chống đau lưng cũng đã được CCOHS phổ biến. 1.3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, chưa có công trình nghiên cứu nào xây dựng trọng lượng nâng nhấc cho phép tối đa và nghiên cứu về mối liên quan giữa đau mỏi lưng với nâng nhấc vật nặng, chỉ có các điều tra, phỏng vấn đưa ra tỷ lệ đau mỏi cơ xương khớp trong đó có thắt lưng ở các công việc khác nhau. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU - 311 người lao động nâng nhấc vật nặng bằng tay trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng, như sản xuất gạch tuynel, gạch men, gạch granit, đồ sứ vệ sinh. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu và nội dung nghiên cứu chính Chúng tôi đã áp dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, điều tra cắt ngang. Bên cạnh việc điều tra phỏng vấn, quan sát, phân tích các thao tác nâng nhấc vật nặng bằng tay như công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam đã tiến hành; đề tài còn sử dụng thiết bị đo EMG bề mặt để đo EMG của nhóm cơ lưng thẳng, hệ thiết bị giám sát sự vận động của lưng (LMM) để đánh giá mức độ nguy cơ tổn thương lưng trong các thao tác nâng/hạ khác nhau. 2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu nghiên cứu 2.2.2.1. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu phỏng vấn theo bộ phiếu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ngẫu nhiên đơn theo công thức: n = Z2p(1-p) d2 Trong đó: n là cỡ mẫu tối thiểu cần thiết Z(1-a/2) = 1,96 (độ tin cậy với a = 0,05) p = 0,72: Tỷ lệ đau lưng của nữ công nhân sản xuất gạch theo công nghệ lò tuynel (nghiên cứu Tạ Tuyết Bình và CS, 1996) d = 0,05 (sai số cho phép 5%) Thay số vào công thức trên tính được n = 310 đối tượng. 2.2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu cho quan sát, mô tả, phân tích về Ecgônômi 2.2.2.3. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu sử dụng thiết bị giám sát sự vận động của lưng (LMM) và đo điện cơ bề mặt (EMG) 2.2.3. Các kỹ thuật nghiên cứu được áp dụng 2.2.3.1. Điều tra qua phỏng vấn 2.2.3.2. Quan sát, mô tả 2.2.3.3. Đo, đánh giá sự vận động của lưng Đánh giá sự vận động của lưng người lao động khi họ thực hiện các thao tác nâng nhấc vật tại nơi làm việc bằng hệ thiết bị giám sát sự vận động của lưng (Lumbar Motion Monitor – LMM) của Mỹ và Canada. Thiết bị LMM giống như một bộ xương sống bên ngoài. Nó có thể đo vị trị trí, tốc độ và sự gia tăng của cột sống trong mặt phẳng dọc giữa, mặt phẳng bên và sự xoắn vặn. Cùng với thiết bị đo là phần mềm Ballet 2.0 để phân tích đưa ra mức độ nguy cơ trung bình chung cho cơ xương cột sống và riêng cho từng yếu tố: Tần số nâng, tốc độ xoay thân trung bình, mô men tối đa, góc cúi tối đa theo mặt dọc giữa, tốc độ nghiêng thân tối đa. 2.2.3.4. Đo, đánh giá điện cơ bề mặt Thiết bị được sử dụng trong nghiên cứu này là thiết bị đo điện cơ bề mặt - EMG sensor SX 230 trong bộ DataLOG Bluetooth & MMC của hãng Biometrics ltd. Bộ tiền khuếch đại EMG SX230 được kết nối với với DataLOG W4X8 để đo những điện thế tạo ra từ hoạt động điện cơ. 2.2.4. Xử lý số liệu (1) Toàn bộ phiếu phỏng vấn người lao động sau khi xử lý thô được nhập vào máy tính theo chương trình phần mềm Epi-info và được xử lý, phân tích bằng các phần mềm Epi-info, foxprow, microsof excel. (2) Phân tích số liệu LMM: Phân tích xác định nguy cơ trung bình của công việc nâng nhấc đối với cơ lưng và cột sống thắt lưng cũng như nguy cơ riêng theo từng yếu tố. (3) Phân tích số liệu EMG: - Các bản ghi điện cơ được xử lý thống kê theo: + Biên độ sóng điện (mv): giá trị tối đa (max) và giá trị tối thiểu (min) + Tần số lặp lại (repetition). Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THAO TÁC NÂNG NHẤC VẬT NẶNG TỚI CƠ LƯNG VÀ CỘT SỐNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 3.1.1. Một số thông tin chung về đối tượng được phỏng vấn Trong số 311 đối tượng được phỏng vấn, có 42,4% công nhân làm việc tại các cơ sở sản xuất gạch tuynel, công nhân sản xuất sứ vệ sinh chiếm 33,1%, còn lại 24,4% làm việc tại cơ sở sản xuất gạch granit. 3.1.2. Quá trình làm việc, đặc điểm công việc và môi trường lao động Tính trung bình những người được phỏng vấn đã làm công việc thường xuyên nâng nhấc vật được 6,3 ± 4,7 năm. Công việc chủ yếu hàng ngày của những người được phỏng vấn bao gồm nâng nhấc vận chuyển và xếp đặt vật. Tính chung, trọng lượng nâng nhấc trung bình mỗi lần là 16,0 ± 10,5 kg. Theo những đối tượng phỏng vấn, nóng và bụi là 2 yếu tố ô nhiễm môi trường lao động rất phổ biến ở các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng. Hầu hết những người được phỏng vấn đều cho biết tại nơi họ làm việc quá nóng vào mùa hè (98,4%). 3.1.3. Tình trạng rối loạn cơ xương Tỷ lệ đối tượng phỏng vấn đã từng bị đau thắt lưng khá cao (69,1%), cao nhất ở cơ sở sản xuất sứ vệ sinh (78,6%), tiếp đến là cơ sở sản xuất gạch granit (71,1%) và thấp nhất ở cơ sở sản xuất gạch tuynel (60,6%). 3.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ ECGONOMI VÀ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA LƯNG TẠI CÁC VỊ TRÍ LÀM VIỆC 3.2.1. Kết quả phân tích đánh giá tại cơ sở sản xuất gạch tuynel Hình 3.6. Nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng theo từng yếu tố ở công nhân sản xuất gạch tuynel Nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng của công nhân rất cao ở tất cả các bộ phận trong sản xuất gạch tuynel là tần số nâng/hạ (cả 5 công việc được khảo sát đều có mức nguy cơ tính theo tần số nâng/hạ là 98%). Nguy cơ do góc cúi tối đa theo mặt dọc giữa ở cả 5 công việc được khảo sát cũng ở mức rất cao (88-100%). Trừ công việc phơi đảo gạch, nguy cơ do tốc độ xoay thân trung bình đối với 4 công việc còn lại ở mức rất cao (91-98%). Trong 5 công việc được khảo sát, 4 công việc có nguy cơ do tốc độ nghiêng thân trung bình ở mức trung bình (31-57%), chỉ có ở bộ phận phơi đảo là có nguy cơ thuộc mức thấp (8%). Bốn trong năm công việc được khảo sát có nguy cơ do mô men tối đa ở mức thấp (10-27%), riêng bốc gạch lên xe tải có mức nguy cơ cao (62%). 3.2.2.Kết quả phân tích đánh giá tại cơ sở sản xuất gạch ốp lát granite Tỉ lệ % Hình 3.11. Nguy cơ RLTL theo từng yếu tố ở công nhân sản xuất gạch granit Nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng của công nhân ở các bộ phận bốc nhám, đóng gói gạch granit và bốc xếp lên xe tải thuộc công ty cổ phần Thạch Bàn phổ biến nhất là mô men tối đa. Ở cả 3 bộ phận điều tra, nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng do mô men tối đa thuộc mức rất cao (98%). Mô men tối đa cao do trọng lượng của vật nâng lớn và lại ở khá xa thân mình (khoảng cách tính từ L5/S1 đến chỗ cầm nắm vật khá lớn). 3.2.3. Kết quả phân tích đánh giá tại cơ sở sản xuất sứ vệ sinh Hình 3.18. Nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng theo từng yếu tố ở công nhân sản xuất sứ vệ sinh Xét ở góc độ tư thế, nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng của công nhân ở các bộ phận trong công nghệ sản xuất sứ vệ sinh phổ biến nhất là góc cúi tối đa theo mặt dọc giữa. Bốn trong 5 công đoạn sản xuất có nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng do góc cúi tối đa theo mặt dọc giữa thuộc mức rất cao (87-98%). Kết quả quan sát và đánh giá ecgonomi cũng cho thấy “đa số công nhân khi nâng nhấc thường cúi gập lưng, rất ít công nhân hạ thấp trọng tâm bằng cách gập đầu gối”. Điều này cho thấy, đa số công nhân ở nhà máy sứ Thanh Trì đã nâng nhấc vật nặng không đúng tư thế (tư thế nâng nhấc vật lưng cong). Riêng tại bộ phận kiểm tra mộc, nguy cơ do góc cúi tối đa theo mặt dọc giữa khi nâng nhấc sản phẩm từ giá xuống bàn làm việc và ngược lại từ bàn làm việc lên giá chỉ ở mức trung bình (42%). Tuy nhiên, nhiều thao tác sửa, rửa sản phẩm trong khi kiểm tra mộc, công nhân thực hiện ở tư thế cúi, nghiêng, xoắn vặn thân mình. 3.2.4. Nhận xét chung về mô hình nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng ở công nhân sản xuất sứ vệ sinh, gạch granit và gạch tuynel Để so sánh mức độ nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng khi nâng hạ các vật nặng giữa các ngành sản xuất, chúng tôi tính trung bình cộng nguy cơ của các công việc trong từng ngành sản xuất theo từng yếu tố nguy cơ. Hình 3.20. Nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng ở 3 nhóm nghề Nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng trung bình chung của công nhân trong các ngành sản xuất được điều tra khi nâng hạ các vật nặng đều ở mức cao. Cao nhất là ở công nhân sản xuất gạch granit (73%) và thấp nhất là ở công nhân sản xuất sứ vệ sinh (61,4%). Đối với sản xuất sứ vệ sinh và sản xuất gạch granit, hai yếu tố nguy cơ hàng đầu là góc cúi tối đa theo mặt dọc giữa và mô men tối đa, còn ở ngành sản xuất gạch tuynel, cùng với góc cúi tối đa theo mặt dọc giữa thì yếu tố thứ hai là tần số nâng hạ. Yếu tố nguy cơ cao cho thắt lưng phổ biến nhất đối với công nhân ở cả 3 nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng được điều tra là góc cúi tối đa theo mặt dọc giữa. Ở cả 3 ngành sản xuất, nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng do góc cúi tối đa theo mặt dọc giữa thuộc mức rất cao (81,2-94,3%). Điều này cho thấy, đa số công nhân sản xuất sứ vệ sinh, gạch granit và gạch tuynel đã nâng nhấc vật nặng không đúng tư thế (tư thế nâng nhấc vật lưng cong). Kết qủa này phù hợp với nhận xét được rút ra qua quan sát, đánh giá ecgonomi tại các vị trí làm việc “đa số công nhân khi nâng nhấc thường cúi gập lưng, rất ít công nhân hạ thấp trọng tâm bằng cách gập đầu gối”. Theo các nghiên cứu của ILO và NIOSH thì khi nâng nhấc vật với lưng cong, lực nén ở đĩa liên đốt sống L5 và S1 cao hơn hàng trăm lần so với nâng nhấc vật cùng trọng lượng với lưng thẳng. Huấn luyện cho công nhân cách nâng nhấc vật đúng cách với lưng thẳng để giảm bớt nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng là rất cần thiết. Mặt khác, có thể cải thiện điều kiện làm việc như thiết kế/điều chỉnh chiều cao làm việc liên quan đến chiều cao đứng của người lao động. Thí dụ, thiết kế bàn đặt các khuôn cái cho bộ phận sản xuất khuôn ở công ty Sứ Thanh Trì để tránh cho công nhân phải làm việc ngay trên mặt sàn nhà như hiện tại. 3.3. MỨC ĐỘ NGUY CƠ QUA ĐÁNH GIÁ BẰNG ĐO ĐIỆN CƠ (EMG) 3.3.1. So sánh giá trị do EMG của điện cực bên trái với điện cực bên phải Bảng 3.14. Kết quả đo biên độ sóng và tần số trung bình của điện cực bên phải và bên trái Thông số X SD n p Biên độ cực đại (mV) Trái 1,45 0,99 64 >0,05 Phải 1,42 1,04 64 Biên độ cực tiểu (mV) Trái -1,42 0,89 64 >0,05 Phải -1.36 0,95 64 Tần số trung bình (Hz) Trái 84,98 17,21 64 >0,05 Phải 84,65 17,79 64 Giá trị truyệt đối đo được của biên độ sóng cực đại (max) và cực tiểu (min) chênh lệch nhau không nhiều hay nói một cách khác là giá trị sóng cực đại và cực tiểu đối xứng nhau qua trục. 3.3.2. So sánh giá trị do EMG của điện cực ở các vị trí khác nhau Bảng 3.15. Kết quả đo biên độ sóng và tần số trung bình của điện cực ở các vị trí khác nhau trên cơ lưng thẳng Thông số L1 (n=64) L3 (n=64) T9 (n=64) P Giá trị sóng cực đại (mV) 1,31 ± 0,98 1,71 ± 1,05 1,29 ± 0,97 PL1&L3 <0,01 PL1&T9 >0,05 PL3&T9 <0,001 Giá trị sóng cực tiểu (mV) - 1,27 ± 0,88 -1,60 ± 1,01 - 1,29 ± 0,84 PL1&L3 <0,01 PL1&T9 >0,05 PL3&T9 <0,01 Tần số trung bình (Hz) 80,53 ± 16,89 89,95 ± 17,89 83,96 ± 16,44 PL1&L3 <0,001 PL1&T9 >0,05 PL3&T9 <0,01 Với kết quả đo biên độ sóng cực đại: Giá trị t test giữa đốt sống thắt lưng 1 (L1) với đốt sống thắt lưng 3 (L3) và giữa đốt sống L3 với T9>1,96, tức là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với mức xác suất p<0,01 và p<0,001. Còn ở vị trí đốt sống thắt lưng 1 (L1), giá trị biên độ sóng cực đại thu được khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với ở đốt sống ngực 9 (T9). 3.3.3. So sánh giá trị đo EMG của điện cực theo trọng lượng vật nâng Chúng tôi chia mức độ cân nặng của vật mà người lao động nâng nhấc thành 3 mức ≤ 8kg, >8 – 15kg và >15kg. Lý do để chọn mốc này là: ở phụ nữ mức cân nặng cho phép mang vác là 15kg. Bảng 3.16. Kết quả đo EMG chia theo trọng lượng vật nâng Thông số ≤8kg (n=13) >8-15kg (n=33) >15kg (n=18) P Giá trị biên độ sóng cực đại (mV) L1 0,83 ± 0,74 1,40 ± 1,05 1,48 ± 0,92 P8&8-15 <0,01 P8&15 <0,01 P8-15&15 >0,05 L3 1,10 ± 1,00 1,72 ± 1,00 2,14 ± 0,97 P8&8-15 <0,05 P8&15 <0,001 P8-15&15 <0,05 T9 0,66 ± 0,46 1,35 ± 0,99 1,63 ± 1,01 P8&8-15 <0,001 P8&15 <0,001 P8-15&15 >0,05 Chung 0,86 ± 0,78 1,51 ± 1,04 1,65 ± 0,96 P8&8-15 <0,01 P8&15 <0,001 P8-15&15 <0,05 Giá trị biên độ sóng cực tiểu (mV) L1 -0,83 ± 0,62 -1,33 ± 0,94 -1,46 ± 0,83 P8&8-15 <0,01 P8&15 <0,01 P8-15&15 >0,05 L3 -1,05 ± 0,77 -1,71 ± 0,91 -1,81 ± 1,21 P8&8-15 <0,01 P8&15 <0,01 P8-15&15 >0,05 T9 -0,64 ± 0,27 -1,38 ± 0,87 -1,58 ± 0,84 P8&8-15 <0,001 P8&15 <0,001 P8-15&15 >0,05 Chung -0,84 ± 0,60 -1,47 ± 0,97 -1,62 ± 0,98 P8&8-15 <0,01 P8&15 <0,001 P8-15&15 >0,05 Giá trị tần số trung bình (Hz) L1 76,67 ± 19,54 80,62 ± 17,04 83,17 ± 14,30 P8&8-15 >0,05 P8&15 >0,05 P8-15&15 >0,05 L3 84,64 ± 23,54 90,90 ± 16,72 92,03 ± 14,82 P8&8-15 >0,05 P8&15 >0,05 P8-15&15 >0,05 T9 80,69 ± 16,17 84,76 ± 18,17 84,86 ± 13,06 P8&8-15 >0,05 P8&15 >0,05 P8-15&15 >0,05 Chung 80,67 ± 19,99 85,43 ± 17,43 86,69 ± 14,47 P8&8-15 >0,05 P8&15 >0,05 P8-15&15 >0,05 So sánh giá trị biên độ sóng cực đại theo trọng lượng vật nâng nhấc cho thấy khi vật nâng càng nặng thì giá trị biên độ sóng cực đại càng lớn. Khi nâng vật trên 8kg thì giá trị biên độ sóng cực đại tại vị trí L1 lớn hơn đáng kể so với khi nâng vật nặng có trọng lượng từ 8kg trở xuống (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p8kg-15kg so với khi nâng >15kg. 3.4. MỐI LIÊN QUAN GIỮA NÂNG NHẤC VẬT NẶNG VỚI ĐAU THẮT LƯNG 3.4.1. Ảnh hưởng của nâng nhấc đối với cơ lưng và cột sống Kết quả đo EMG bề mặt của nhóm cơ dựng sống tại vùng đốt sống thắt lưng 3 (L3) và đốt sống ngực 9 (T9) được trình bày trong biểu đồ dưới đây: Hình 3.22. Giá trị EMG chia theo vị trí đặt điện cực Trong hoạt động nâng nhấc, đoạn cột sống thắt lưng bị ảnh hưởng nhiều hơn đoạn cột sống ngực. Tần số trung bình cũng như biên độ sóng cực đại ở L3 cao hơn một cách đáng kể ở T9 (p<0,01). 3.4.2. Ảnh hưởng của trọng lượng nâng nhấc đối với thắt lưng Khi nâng nhấc vật nặng có cùng trọng lượng như nhau thì giá trị tần số trung bình tính chung cho các điện cực có xu hướng giảm xuống ở những người có tầm vóc lớn hơn. Tần số trung bình tính chung cho các điện cực khi nâng nhấc vật nặng 10 kg ở người có chiều cao 158,3cm và cân nặng 51,8kg là 86,45±21,86Hz, người cao 164,6cm và nặng 57,1kg là 83,83±16,27Hz, người cao 169,2cm và nặng 64,8kg là 73,83±14,65Hz. So sánh trọng lượng nâng nhấc với kết quả phỏng vấn về tình trạng đau thắt lưng của công nhân sản xuất sứ vệ sinh, gạch granit và gạch tuynel cũng thấy có mối tương quan thuận giữa trọng lượng nâng nhấc và đau thắt lưng. Hình 3.26. Tương quan giữa tỷ lệ đau thắt lưng và trọng lượng nâng nhấc trung bình. Kết quả phỏng vấn cho thấy có mối tương quan thuận giữa trọng lượng nâng nhấc và đau thắt lưng. Trọng lượng nâng nhấc trung bình ở công nhân sản xuất sứ vệ sinh là 27,2±5,1kg, cao hơn ở câng nhân sản xuất gạch granit (19,4±5,5kg) và ở công nhân sản xuất gạch tuynel (5,1±1,5kg) thì tỷ lệ đau thắt lưng ở công nhân sản xuát sứ vệ sinh (78,6%), cũng cao hơn ở công nhân sản xuất gạch granit (71,1%) và ở công nhân sản xuất gạch tuynel (60,6%). 3.4.3. Ảnh hưởng của khoảng cách ngang khi nâng nhấc đối với thắt lưng Mô men trong nâng nhấc vật nặng được tạo ra bởi trọng lượng của vật nâng và khoảng cách ngang khi nâng nhấc (khoảng cách tính từ L5/S1 đến chỗ cầm nắm vật). Mô men tối đa thu được khi giám sát hoạt động của lưng trong quá trình nâng nhấc bằng thiết bị LMM tương quan thuận với trọng lượng của vật nâng. Những đối tượng được giám sát hoạt động của lưng đã nâng nhấc trung bình mỗi lần là 7,2±2,5kg có yếu tố nguy cơ do mô men tối đa là 32,3% thuộc mức trung bình (30-60%); còn ở công nhân sản xuất gạch granit, với trọng lượng nâng nhấc trung bình 13,2±5,5kg có yếu tố nguy cơ do mô men tối đa là 64,4% thuộc mức cao (>60%); ở công nhân sản xuất gạch granit, với trọng lượng nâng nhấc trung bình 18,4±10,6kg có yếu tố nguy cơ do mô men tối đa rất cao (99,8%). 3.4.4. Tương quan giữa kết quả đo EMG với tỷ lệ đau thắt lưng Biên độ sóng cực đại thu ở vị trí L1, L3 và T9 khi nâng nhấc vật nặng có mối tương quan thuận với tình trạng đau thắt lưng. Biên độ sóng cực đại thu được ở vị trí L1, L3 và T9 khi nâng nhấc vật nặng ở công nhân sứ vệ sinh là 1,66±1,03mV, cao hơn so với ở công nhân sản xuất gạch granit (1,54±1,03mV) và ở công nhân sản xuất gạch tuynel (0,88±0,75mV) thì tỷ lệ đau thắt lưng ở công nhân sản xuất sứ vệ sinh (78,6%), cũng cao hơn so với ở công nhân sản xuất gạch granit (71,1%) và ở công nhân sản xuât gạch tuynel (60,6%). KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Qua kết quả nghiên cứu tại cơ sở sản xuất gạch tuynel, gạch granit và sứ vệ sinh, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Đặc điểm lao động nâng nhấc và tình trạng đau mỏi cơ xương khớp và thắt lưng của người lao động tại một số công đoạn trong sản xuất gạch tuynel, gạch granit và sứ vệ sinh. - Môi trường lao động trong các xưởng sản xuất vẫn còn nhiều khắc nghiệt: 98,4% người lao động được phỏng vấn cảm thấy quá nóng vào mùa hè, 80,4% đối tượng phỏng vấn cảm thấy nhiều bụi tại nơi làm việc và 55% người lao động cho rằng tiếng ồn cản trở nghe. - Tỷ lệ đối tượng phỏng vấn đã từng bị đau thắt lưng khá cao (69,1%), cao nhất ở cơ sở sản xuất sứ vệ sinh (78,6%) ứng với trọng lượng nâng nhấc trung bình mỗi lần 27,2 ±5,1kg (nặng nhất trong 3 cơ sở sản xuất). - Đa số đối tượng được phỏng vấn đã làm công việc nâng nhấc vật nặng thường xuyên và liên tục, thời gian trung bình dành cho công việc nâng nhấc chiếm 31-45%. 2. Phân tích đánh giá mức độ nguy cơ đối với cột sống và các cơ lưng khi người công nhân thực hiện các thao tác nâng nhấc tại một số công đoạn trong sản xuất gạch tuynel, gạch granit và sứ vệ sinh. - Mức độ nguy cơ qua đánh giá bằng thiết bị giám sát vận động của lưng: + Hầu hết công nhân khi nâng hạ vật, đã hạ thấp trọng tâm của cơ thể bằng cách cúi gập thân mà không gập đầu gối. Do vậy, nguy cơ rối loạn vận động vùng thắt lưng ở cả 3 nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng được điều tra là góc cúi tối đa theo mặt dọc giữa thuộc mức rất cao (81,2-94,3%). + Đa số công nhân thường đứng cố định, xoay thân mình để nhấc và hạ vật, nên nguy cơ rối loạn vận động vùng thắt lưng do tốc độ xoay thân trung bình ở cả 3 nhóm ngành sản xuất thuộc mức cao (60,8-77,3%). + Nhiều công nhân còn nghiêng thân mình để nhấc và hạ vật, nên nguy cơ rối loạn vận động vùng thắt lưng do tốc độ nghiêng thân tối đa ở cả 3 nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng được điều tra thuộc mức trung bình (39,2-48,6%). + Khi nâng nhấc vật nặng, nhiều công nhân còn chưa tiến sát đến vật nâng/hạ nên nguy cơ rối loạn vận động vùng thắt lưng do mô men tối đa ở sản xuất gạch granit và sản xuất sứ vệ sinh thuộc mức rất cao và cao (98% và 64,4% theo thứ tự); còn ở sản xuất gạch tuynel thì ở mức trung bình (32,3%). + Tần số nâng nhấc cũng là yếu tố nguy cơ rất cao cho thắt lưng đối với công nhân sản xuất gạch tuynel (98%), cao đối với công nhân sản xuất gạch granit (69,3%) và trung bình đối với công nhân sản xuất sứ vệ sinh (52,2%). - Mức độ nguy cơ qua đánh giá bằng đo điện cơ: + Trong hoạt động nâng nhấc, đoạn cột sống thắt lưng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Giá trị điện cơ bề mặt tại L3 (sóng cực đại 1,71 ± 1,05mV, sóng cực tiểu -1,60 ± 1,01mV và tần số trung bình 89,95 ± 17,89). + Giá trị điện cơ bề mặt tăng cao rõ rệt khi trọng lượng nâng nhấc tăng lên (sóng cực đại, sóng cực tiểu và tần số trung bình ở công nhân sản xuất sứ vệ sinh cao hơn ở công nhân sản xuất gạch tuynel với p<0,001 và ở đoạn thắt lưng (L3) tăng cao hơn ở đoạn sống ngực – lưng (T9) với p<0,05. KIẾN NGHỊ 1. Đối với người quản lý lao động: Cần đặc biệt coi trọng việc tổ chức tập huấn kỹ năng nâng nhấc bằng tay an toàn. Trong đó cần đặc biệt coi trọng việc tổ chức tập huấn kỹ năng nâng nhấc bằng tay an toàn cho người lao động trước khi họ bắt tay vào làm việc và thường xuyên kiểm tra, giám sát người lao động thực hành kỹ thuật đó. 2. Đối với người lao động: - Tuân thủ nghiêm túc nội quy an toàn vệ sinh lao động. - Luôn luôn áp dụng đúng kỹ thuật nâng nhấc an toàn với lưng thẳng bất cứ khi nào nâng nhấc vật nặng. Đó là : Cầm nắm được chắc chắn vật: sử dụng cả hai tay bất cứ khi nào có thể; tránh giật mạnh đột ngột mà nhẹ nhàng, di chuyển đều đều; giữ cho vật nâng càng gần với cơ thể càng tốt; sử dụng đôi chân để đẩy mạnh và nâng vật chứ không phải phần trên cơ thể hoặc lưng; không xoắn vặn thân mình mà bước chân sang bên này hay bên kia để quay. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Vũ Quang Bích (1993), Phòng và chữa các bệnh đau lưng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.Tạ Tuyết Bình và CS (1997), “Đánh giá nguy cơ gây rối loạn cơ xương ở nữ công nhân sản xuất gạch bằng lò tuynen”. Tập san Y học lao động và Vệ sinh môi trường, số 11, tr.34. Tạ Tuyết Bình và CS (1997), “Đánh giá nguy cơ gây rối loạn cơ xương ở nữ công nhân sản xuất gạch bằng lò tuynel”. Tập san Y học lao động và Vệ sinh môi trường, số 11, tr.34. Nguyễn Thế Công, Nguyễn Đức Hồng (2001), “Nghiên cứu điều kiện lao động, đánh giá gánh nặng thao tác và tư thế làm việc của công nhân trên dây chuyền lắp ráp ô tô”, Tạp chí Bảo hộ lao động, số tháng 8, tr.4-6. Nguyễn Thế Công (2003), Điều kiện làm việc và sức khỏe nghề nghiệp của lao động nữ, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. Phan Hạnh Dung, Nguyễn Đức Trọng (2006), Mối liên hệ giữa tư thế làm việc và đau mỏi cơ xương của công nhân ở một số công ty cơ khí, Hội thảo quốc gia khoa học công nghệ AT-SKNN và bảo vệ môi trường trong quá trình hội nhập ở Việt Nam. Nguyễn Đình Dũng và CS (2001), “Bước đầu tìm hiểu tình hình đau thắt lưng ở công nhân may công nghiệp thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam”, Tạp chí Bảo hộ lao động, số tháng 2, tr.8-11. Trịnh Xuân Đàn (2008), Giải phẫu học, Nhà xuất bản y học, Hà Nội. Nguyễn Đức Hồng, Nguyễn Hữu Nhân (2004), Giáo trình nhân trắc học Ergonomi, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Đức Hồng, Cao Duy Tuyết và CS (2002), Atlas nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Nguyễn Đức Hồng (2010), “Tác động của gánh nặng lao động đối với người lao động trên các dây chuyền hoàn thành sản xuất giầy”, Tạp chí An toàn-Sức khỏe và môi trường lao động, số 1, tr. 10-19. Nguyễn An Lương, Nguyễn Đức Hồng (2010), Ecgonomi với an toàn và vệ sinh lao động, Hội thảo khoa học Ecgonomi với An toàn vệ sinh lao động, Hội KHKT An toàn vệ sinh lao động Việt Nam, Hà Nội. Nguyễn Hữu Nhân, Hoàng Quý Tỉnh (2009), Sinh học người, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Ngà (2001), “Điều kiện lao động và sức khỏe của nữ công nhân ngành giầy”, Tạp chí Bảo hộ lao động, Số 1, tr..22-24. Nguyễn Bạch Ngọc (2000), Ecgônômi trong thiết kế và sản xuất, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. Nguyên Bạch Ngọc (1998), “Sự phụ thuộc giữa mức độ căng thẳng mệt mỏi thần kinh cơ vùng đai vai và đặc điểm tư thế lao động ngồi”, Tập san Y học Lao động và vệ sinh môi trường, số 4, tr. 70-77. Nguyễn Quang Quyền (1993), Bài giảng giải phẫu học, Nhà xuất bản Y học, Hồ Chí Minh. Nguyễn Sỹ và cộng sự (1999), “Ảnh hưởng của tiếng ồn và rung động đến thính lực, khớp xương của công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvanthacsi_dinhdangword_295_1663_1869906.doc
Tài liệu liên quan