Luận văn Hoàn thiện chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

Chương I: KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ ĐẦU TƯ CỦA QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN

I. Đầu tư phát triển và vai trò của đầu tư phát triển với tăng trưởng kinh

1. Khái niệm về đầu tư phát triển

 Khái niệm

 Phân biệt đầu tư phát triển với các hoạt động đầu tư khác

2. Vai trò của đầu tư phát triển đối với nền kinh tế

2.1. Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước:

 Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu:

 Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế

 Đầu tư và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

 Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước

2.2. Đối vớ các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ

3. Tín dụng Nhà nước cho đầu tư phát triển và vai trò của nó đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

 Vai trò của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong việc xoá bỏ bao cấp trong đầu tư

 Vai trò của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong điều tết vĩ mô nền kinh tế

II. Quỹ hỗ trợ phát triển và chính sách hỗ trợ đầu tư của quỹ hỗ trợ phát triển

1. Quỹ hỗ trợ phát triển

2. Các chính sách hỗ trợ đầu tư của Quỹ Hỗ trợ phát triển

2.1. Cho vay đầu tư

2.2. Bảo lãnh tín dụng đầu tư

III. Chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

1. Đối tượng được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

2. Điều kiện để được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

3. Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

4.Trình tự lập và thông báo kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

5. Cấp vốn và quyết toán vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

6. Tính ưu việt của chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư so với các hình thức hỗ trợ đầu tư khác

Chương II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT SAU ĐẦU TƯ CỦA QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT SAU ĐẦU TƯ

I. Khái quát về tình hình hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển trong hai năm 2000 và 2001

1. Hoạt động cho vay đầu tư

2. Hoạt động bảo lãnh tín dụng đầu tư

II. Thực trạng thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của Quỹ Hỗ trợ phát triển

1. Tình hình đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

2. Tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

3. Tình hình hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các doanh nghiệp xuất khẩu

III. Những tồn tại của chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

1. Điều kiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư còn rườm rà

2. Quy trình lập và thông báo kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư quá phức tạp và tốn nhiều thời gian

3. Cơ chế tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư còn nhiều bất hợp lý.

3.1. Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư quy định tại nghị định 43/1999/ NĐ-CP

a) Chưa có sự phân biệt giữa các dự án có thời hạn tín dụng khác nhau

b) Chưa có sự phân biệt giữa các dự án có phương án trả nợ khác nhau

c) Tỷ lệ lãi suất hỗ trợ chưa có cơ sở khoa học:

3.2. Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo Quyết định số 58/QĐ-TTg và thông tư số 51/TT-BTC

a) Đối với các dự án vay vốn bằng đồng Việt Nam

b) Đối với các dự án vay vốn bằng ngoại tệ:

Chương III: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT SAU ĐẦU TƯ

I. Những kiến nghị và giải pháp

1. Nới lỏng điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

2. Đơn giản hoá quy trình lập và thông báo kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

3. Giải pháp hoàn thiện cơ chế tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

3.1. Các nguyên tắc trong việc xác định mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

3.2. Xây dựng cơ chế mới tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

a). Thay thế tỷ lệ lãi suất hỗ trợ

b). Xây dựng công thức tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư dựa trên số dư nợ của khoản tín dụng

c). Sửa đổi công thức tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án vay vốn bằng ngoại tệ

II. Những tiền đề để hoàn thiện chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

1. Hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

2. Xây dựng bộ máy cán bộ vững về đạo đức và giỏi về nghiệp vụ

3. Thực hiện tuyên truyền rộng rãi cho các nhà đầu tư

KẾT LUẬN

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c dự án lưới điện nông thôn, miền núi để đưa lưới điện quốc gia về đến các hộ nông dân, điển hình là ở hai tỉnh Tuyên Quang và Vĩnh Long. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải có một ngành cơ khí phát triển, hiện đại. Trong hai năm 2000-2001, Quỹ đã cho vay đầu tư đối với các doanh nghiệp cơ khí gần 2000 tỷ đồng, trong đó các doanh nghiệp đóng tàu biển và mua tàu biển trong nước trên 1000 tỷ, các doanh nghiệp sản xuất quạt điện, xe đạp, xe máy gần 300 tỷ, phần còn lại dành cho các doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất động cơ, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp và sửa chữa cơ khí. Giao thông vận tải- bưu điện là ngành được Quỹ quan tâm nhiều nhất. Chỉ riêng trong năm 2001, tổng số vốn Quỹ đầu tư cho ngành này gần 3000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 25,3% tổng số vốn cho vay của Quỹ trong năm 2001 đưa tổng số vốn đầu tư cho ngành này trong 3 năm 1999,2000 và 2001 lên 3500 tỷ đồng để thực hiện 183 dự án. Quỹ cũng đã thẩm định và cho vay 200 tỷ đồng thực hiện dự án đóng mới toa xe khách, toa xe hàng, đến nay các dự án đều đã sắp hoàn thành và đã có sản phẩm đưa vào khai thác sử dụng. 2. Hoạt động bảo lãnh tín dụng đầu tư Nhìn chung, hoạt động bảo lãnh tín dụng đầu tư chưa được triển khai tốt trong những năm qua. Trong năm 2000, chỉ có 4 Bộ, Tổng công ty và hai địa phương đăng ký bảo lãnh tín dụng đầu tư cho 27 dự án với tổng số tiền là 214 tỷ đồng (trong đó có một dự án xin bảo lãnh vay vốn ngoại tệ tại ngân hàng) tuy nhiên Quỹ chỉ thực hiện thẩm định được một số dự án và không tiến hành bảo lãnh cho dự án nào. Năm 2001, số dự án đăng ký bảo lãnh tín dụng đầu tư chỉ còn 11 dự án, với tổng mức vốn bảo lãnh là 56,91 tỷ đồng nhưng Quỹ mới chỉ ký hợp đồng bảo lãnh được cho 3 dự án với mức vốn là 20 tỷ đồng đạt 20% kế hoạch Chính Phủ giao. Nguyên nhân dẫn đến việc khó khăn trong triển khai chính sách bảo lãnh tín dụng đầu tư của Quỹ hỗ trợ phát triển có nhiều nhưng nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là do điều kiện để được bảo lãnh tín dụng đầu tư quá khắt khe nên không hấp dẫn các nhà đầu tư. Trên thực tế chủ đầu tư chẳng được ưu đãi gì nhiều bởi để được bảo lãnh tín dụng đầu tư thì dự án đầu tư phải qua hai đầu mối là tổ chức tín dụng cho vay vốn và Quỹ hỗ trợ phát triển thẩm định chặt chẽ như dự án vay vốn đầu tư, vừa phải chịu lãi suất cao của tổ chức tín dụng cộng với phí bảo lãnh của Quỹ Hỗ trợ phát triển. Mặt khác, đối với các dự án có khả năng trả nợ, phương án tài chính lành mạnh thì các ngân hàng sẵn sàng cho vay không cần có sự bảo lãnh của Qũy Hỗ trợ phát triển. Các ngân hàng chỉ yêu cầu bảo lãnh đối với các dự án có tình hình tài chính không ổn định hoặc khả năng trả nợ thấp. Tuy nhiên hầu hết các dự án loại này, sau khi thẩm định lại không đủ điều kiện được bảo lãnh của Quỹ Hỗ trợ phát triển (theo như Điều 31 của Nghị định 43/1999/NĐ-CP) II. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN HỖ TRỢ LÃI SUẤT SAU ĐẦU TƯ CỦA QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN. Trong hai năm đầu thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, nhìn chung kết quả đạt được không như mong đợi. Năm 2000, Quỹ được Chính phủ giao kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư với tổng giá trị các hợp đồng là 100 tỷ đồng nhưng Quỹ chỉ thực hiện được 11503 triệu đồng, đạt 11,5%. Trong năm 2001, kế hoạch Chính phủ giao là 100 tỷ đồng, Quỹ đã thực hiện được 57314 triệu đồng, đạt 57,3% kế hoạch. Tình hình hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các doanh nghiệp cụ thể như sau: 1. Tình hình đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư Tình hình đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của các doanh nghiệp được tóm tắt trong bảng sau: Bảng 3: Tình hình đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư Khu vực Năm 2000 Năm 2001 Số dự án Nội tệ (triệu đồng) Ngoại tệ (USD) Số dự án Nội tệ (triệu đồng) Ngoại tệ (USD) Kinh tế Trung Ương 92 59955 1600000 109 57238 712380 Kinh tế Địa phương 319 79665.8 7245 215 63769 214570 Trong năm 2000, Quỹ Hỗ trợ phát triển đã nhận được đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của 47 Bộ, ngành, địa phương với số vốn là 139.621 triệu đồng và 1067245 USD. Trong đó: + Có 32/59 tỉnh, thành phố đăng ký gồm 319 dự án, với số vốn là 79665,8 triệu đồng và 1600000 USD + Có 15/26 Bộ, ngành, tổng công ty đăng ký gồm 92 dự án, với số vốn là 59955 triệu đồng và 1600000 USD Trong năm 2001, số dự án đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư giảm xuống chỉ còn 324 dự án với tổng mức vốn xin hỗ trợ là 231082,55 triệu đồng; trong đó có 109 dự án của 18/30 bộ, ngành với số vốn là 57238 triệu đồng và 7123800USD, 215 dự án của 46/61 địa phương với mức vốn là 63769 triệu đồng và 214570 USD. Số dự án đăng ký kế hoạch giảm là do chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư còn nhiều hạn chế và số dự án được hỗ trợ trong năm 2000 quá ít đã làm nản lòng các nhà đầu tư. 2. Tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư Mặc dù tổng số vốn đăng ký kế hoạch trong năm 2000 lên tới 163729 triệu đồng (cả các dự án vay vốn bằng ngoại tệ) nhưng Quỹ chỉ ký được hợp đồng với 49 dự án vay vốn bằng nội tệ với tổng số tiền hỗ trợ là 11503,055 triệu đồng; trong đó Trung ương có 17 dự án với tổng mức hỗ trợ là 8657,615 triệu đồng, Địa phương có 32 dự án với tổng mức hỗ trợ là 2845,44 triệu đồng. Quỹ không ký được hợp đồng hỗ trợ cho các dự án vay vốn bằng ngoại tệ do trong năm này chưa có quy chế tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án vay vốn bằng ngoại tệ. Trong năm 2001, mặc dù số dự án đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư có giảm nhưng số hợp đồng hỗ trợ lãi suất đã ký tăng đáng kể, Quỹ đã thẩm định và chấp nhuận hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho 126 dự án với tổng mức vốn hỗ trợ là 57314 triệu đồng ( trong đó số hợp đồng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho dự án vay vốn ngoại tệ trị giá 1347000USD, chiếm 35,2%), tăng 157% về số dự án và 387% về số vốn chấp thuận hỗ trợ so với năm 2000. Trong năm này Quỹ đã thực hiện hỗ trợ cho 112 dự án theo như hợp đồng đã ký với tổng số tiền hỗ trợ là 8.5 tỷ đồng, trong đó bao gồm cả 49 dự án chuyển tiếp từ năm 2000. 3. Tình hình hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các doanh nghiệp xuất khẩu Đẩy mạnh xuất khẩu là một mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế, trong những năm qua, Nhà nước ta đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu bằng nhiều hình thức khác nhau như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường mới, áp dụng mức thuế suất thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt 0% đối với hàng hoá xuất khẩu, miễn và giảm thuế xuất khẩu cho phần lớn các mặt hàng xuất khẩu đồng thời đưa các dự án xuất khâủ vào danh mục đối tượng ưu đãi đầu tư để được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Về tín dụng ưu đãi của Nhà nước cho các doanh nghiệp xuất khẩu, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/9/2001 về việc ban hành quy chế tín dụng xuất khẩu, trong đó quy định Quỹ hỗ trợ phát triển có trách nhiệm hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu bằng các hình thức: Cho vay đầu tư trung và dài hạn, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư và cho vay vốn ngắn hạn. Trong các hình thức hỗ trợ trên thì hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được các doanh nghiệp xuất khẩu ưa thích bởi họ có thể chủ động vay vốn từ ngân hàng thương mại thuận tiện nhất, có thể cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế đi kèm với xuất nhập khẩu ( hiện nay Quỹ hỗ trợ phát triển chưa thể cung cấp các dịch vụ này bởi Quỹ chưa được phép thanh toán trực tiếp với các ngân hàng thương mại ) mà vẫn được hưởng ưu đãi về lãi suất. Mặc dù mới triển khai thực hiện hỗ trợ xuất khẩu được 4 tháng nhưng kết quả thu được thật khả quan. Ngoài việc ký được hợp đồng cho vay đầu tư với hơn 100 dự án với tổng số vốn cho vay gần 300 tỷ đồng, Quỹ đã thẩm định và chấp thuận hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho 84 hợp đồng xuất khẩu sang 15 nước với tổng số tiền hỗ trợ là 3260 triệu đồng. Cụ thể: - Mặt hàng gạo: 7 hợp đồng, tổng số tiền hỗ trợ là 760 triệu đồng - Mặt hàng cà phê: 15 hợp đồng, tổng số tiền hỗ trợ là 360 triệu đồng -Mặt hàng thuỷ sản: 45 hợp đồng, tổng số tiền hỗ trợ là 1380 triệu đồng - Mặt hàng rau quả hộp: 4 hợp đồng, tổng số tiền hỗ trợ là 240 triệu đồng - Mặt hàng thịt lợn: 3 hợp đồng, tổng số tiền hỗ trợ là 100 triệu đồng - Mặt hàng khác: 10 hợp đồng, tổng số tiền hỗ trợ là 440 triệu đồng. Chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đã phần nào tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện giúp một số doanh nghiệp đứng vững và duy trì thị trường truyền thống đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và cà phê bởi vì trong hai năm qua các mặt hàng này bị sụt giá nhiều trên thị trường thế giới. III. NHỮNG TỒN TẠI CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT SAU ĐẦU TƯ Mặc dù chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đã được các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu, chuẩn bị một cách công phu và tỉ mỉ trong nhiều năm, nhưng vì đây là lần đầu tiên chính sách này được đưa vào áp dụng ở nước ta nên cũng không tránh khỏi những sai sót, lệch lạc so với yêu cầu của thực tiễn. Sau hai năm thực hiện, mặc dù chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đã bắt đầu đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả nhưng nó cũng đã bộc lộ những tồn tại, đây là cũng là nguyên nhân cơ bản làm cho chính này chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư và kết qủa thực hiện chính sách trong hai năm qua chưa đáp ứng được những kỳ vọng của Chính phủ với vai trò là người hoạch định chính sách và của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế với vai trò là người hưởng lợi từ chính sách này. Những tồn tại của chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư thể hiện trên những phương diện sau: 1. Điều kiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư còn rườm rà: Thứ nhất, về giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư: Theo quy định của điều 26, Nghị định số 43/1999/NĐ-CP và Quyết định số 14/2000/QĐ-HĐQL ngày 2/3/2000 của Hội đồng Quảnlý Quỹ hỗ trợ phát triển về quy chế hỗ trợ lãi suất sau đầu tư thì doanh nghiệp muốn được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư ngoài việc phải thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước còn phải thoả mãn một số các điều kiện. Một trong các điều kiện đó là doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp. Tuy nhiên để có được giấy chứng nhận này doanh nghiệp phải tốn khá nhiều thời gian và công sức; nếu là doanh nghiệp do Trung Ương quản lý thì đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư phải được gửi về bộ chủ quản sau đó mới được chuyển sang Bộ Kế hoạch và đầu tư để được xem xét cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, còn nếu là doanh nghiệp do địa phương quản lý thì đơn xin cấp giấy chứng nhận này phải được gửi về Sở Kế hoạch và đầu tư hoặc Uỷ Ban Nhân Dân huyện trước khi được trình lên chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh đễ được xem xét cấp giấy. Trên thực tế đã có rất nhiều doanh nghiệp vì chưa xin được giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư mà không đăng ký được kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư phải đợi đến năm sau, do đó đã không nhận được tiền hỗ trợ lãi suất sau đầu tư kịp thời. Thứ hai, chỉ có các dự án chưa được vay đầu tư hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước mới được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Trên thực tế, có rất nhiều dự án đã vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước nhưng nguồn vốn này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn đầu tư cho công trình còn một phần lớn vốn được vay từ các tổ chức tín dụng trên thị trường và theo quy định trên những dự án này không được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho phần vốn vay trên thị trường. Tất cả các dự án này khi gửi đơn đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đến các chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển đều bị từ chối. Rõ ràng quy định trên đã tạo ra sự không công bằng giữa các nhà đầu tư. 2. Quy trình lập và thông báo kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư quá phức tạp và tốn nhiều thời gian Để được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư dự án phải được đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Quy trình này gồm hai bước: lập kế hoạch và thông báo kế hoạch. Chủ đầu tư phải lập kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư vào thời điểm lập dự toán Ngân sách Nhà nước năm sau (khoảng Quý II) căn cứ vào hợp đồng tín dụng đã ký với tổ chức tín dụng và hợp đồng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đã ký với Quỹ hỗ trợ phát triển, sau đó gửi bản kế hoạch này tới Bộ, UBND tỉnh thành phố, các tổng công ty Nhà nước. Đến đầu tháng 9 năm đó, các cơ quan trên mới tổng hợp kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thuộc phạm vi quản lý trong đó có kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính và Quỹ Hỗ trợ phát triển. Cuối tháng 9, Quỹ hỗ trợ phát triển mới tổng hợp kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư năm sau gửi Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình Chính Phủ phê duyệt đưa vào dự toán ngân sách năm sau. Sau khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định giao kế hoạch tín dụng đầu tư cho Quỹ hỗ trợ phát triển, Quỹ phải thông báo kế hoạch này cho các Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh để các cơ quan này tiến hành đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư với Quỹ (lập danh mục các dự án và mức hỗ trợ lãi suất cho từng dự án. Như vậy từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc quy trình lập và thông báo kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư mất một khoảng thời gian xấp xỉ một năm. Thời gian như vậy là quá lâu đối với các dự án, đặc biệt là các dự án vay vốn tín dụng ngắn hạn như các dự án xuất khẩu. Do vậy cần thiết phải cải tiến quy trình này giảm bớt tính phức tạp và sao cho không ảnh hưởng tới việc hỗ trợ kịp thời cho các dự án. Có như vậy mới thực sự phát huy được hiệu quả của việc hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp. (1) (7) (2) (6) (3) (5) (3) (4) (4) Chủ đầu tư Bộ, UBND tỉnh Quỹ Hỗ trợ phát triển Bộ Tài Chính Bộ Kế hoạch và Đầu tư Chính Phủ Hình 2: Sơ đồ quy trình lập và thông báo kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 3. Cơ chế tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư còn nhiều bất hợp lý. 3.1. Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư quy định tại nghị định 43/1999/ NĐ-CP Cơ chế tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được quy định tại điều 28 nghị định 43/1999/NĐ-CP, sau đó Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển đã có quyết định số 12/2000/QĐ-HĐQL về ban hành tạm thời quy chế hỗ trợ lãi suất sau đầu tư trong đó có nêu chi tiết về cách tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Theo các văn bản này: -Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho cả dự án được tính một lần căn cứ vào tổng số vốn đã vay đầu tư của tổ chức tín dụng và mức lãi suất vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được tính tại thời điểm vay vốn và ổn định trong suốt thời gian vay vốn Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho cả dự án = Tổng số vốn đã cho vay của tổ chức tín dụng x 50% mức lãi suất vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (1) - Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư hàng năm: Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư hàng năm của dự án = Số nợ gốc đã trả trong năm x 50% mức lãi suất vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (1') Mức hỗ thợ lãi suất sau đầu tư hàng được tính trên cơ sở số nợ gốc chủ đầu tư trả cho tổ chức tín dụng theo hợp đồng tín dụng đã ký và được xác định như sau: Ký hiệu: T: Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư toàn dự án tk: Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư năm k i : Lãi suất vay vốn của tổ chức tín dụng r : Lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. pk: Số nợ gốc đã trả trong năm k n : Số năm vay vốn (1) Û T = pk*50%r (1') Û t = pk *50%r Công thức xác định mức hỗ trợ lãi suất như trên khi đưa vào áp dụng trong thực tế đã bộc lộ rất nhiều hạn chế, mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho doanh nghiệp không thoả đáng, không tạo được sự công bằng trong việc hỗ trợ cho các dự án khác nhau, do đó không hấp dẫn các nhà đầu tư. Có thể thấy hạn chế bộc lộ trên các mặt sau: a) Chưa có sự phân biệt giữa các dự án có thời hạn tín dụng khác nhau Các dự án khác nhau thường có thời hạn hoàn vốn khác nhau tuỳ thuộc vào tính đặc thù của mỗi một ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh do đó chúng đòi hỏi phải được tài trợ bằng các nguồn vốn có kỳ hạn dài ngắn khác nhau. Các dự án vay vốn tín dụng với kỳ hạn dài đương nhiên phải trả lãi cho tổ chức tín dụng nhiều hơn các dự án vay vốn với kỳ hạn ngắn có cùng mức vốn ( đấy là chưa tính đến việc lãi suất vay vốn kỳ hạn dài thường cao hơn lãi suất vay vốn kỳ hạn ngắn). Như vậy lẽ ra các dự án vay vốn tín dụng với kỳ hạn dài phải được hỗ trợ lãi suất nhiều hơn các dự án vay vốn tín dụng có kỳ hạn ngắn để đảm bảo tất cả các chủ đầu tư chỉ phải chịu mức lãi suất tín dụng ngang bằng với mức lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, tức là đảm bảo tính công bằng của chính sách hỗ trợ lãi suất. Tuy nhiên, theo cách tính như ở trên chúng ta không thấy được điều đó. Ta xét ví dụ cụ thể sau: Có 5 dự án A,B,C,D,E thuộc diện được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Các dự án này đã vay vốn tín dụng từ các Ngân hàng thương mại với cùng một mức vốn nhưng thời hạn vay khác nhau, nợ gốc được trả đều hàng năm, lãi suất 10%/năm. Cả 5 dự án trên đều được Nhà nước hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, mức hỗ trợ được tính theo quy định tại nghị định 43/1999/NĐ-CP, lãi suất tín dụng Nhà nước bằng 7%/năm. Bảng dưới đây tính toán số tiền lãi các dự án phải trả cho các tổ chức tín dụng trong suốt thời hạn vay và mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư toàn dự án Dự án Mức vốn vay (triệu đồng) Kỳ hạn (năm) Tổng số lãi phải trả cho tổ chức tín dụng Mức hỗ trợ LSSĐT toàn dự án (T) (1) (2) (3) (4) (5) A 10000 10 5500 350 B 10000 7 4000 350 C 10000 8 4500 350 D 10000 15 8000 350 E 10000 5 3000 350 Bảng 4: So sánh các dự án có kỳ hạn vay khác nhau, (đv: triệu đồng) Trong đó: Cột (4) được tính như sau: Tổng số lãi phải trả theo phương thức nợ gốc được trả đều hàng năm: D*i*(n+1) I = ---------------- 2 Trong đó D là tổng số vốn chủ đầu tư đã vay của tổ chức tín dụng Cột (5) được tính theo công thức (1) ở trên. Qua bảng trên ta thấy: Các dự án vay vốn tín dụng với kỳ hạn dài như dự án D,A,C phải trả lãi cho tổ chức cho vay lớn hơn rất nhiều so với các dự án vay vốn có kỳ hạn ngắn như dự án B, E ( trong điều kiện các yếu tố khác là như nhau). Tuy nhiên, tất cả các dự án đều được hỗ trợ lãi suất như nhau là 350 triệu. Rõ ràng cách tính mức hỗ trợ lãi suất như trên là chưa thoả đáng chưa khuyến khích được các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư dài hạn. b) Chưa có sự phân biệt giữa các dự án có phương án trả nợ khác nhau: Phương án trả nợ là một trong những yếu tố quan trọng được quy định trong hợp đồng tín dụng giữa chủ đầu tư và tổ chức tín dụng, nó là một trong những căn cứ để xác định số tiền lãi chủ dự án phải trả cho tổ chức tín dụng trong từng năm cũng như cho toàn bộ dự án. Các dự án vay vốn tín dụng với cùng một lượng vốn, cùng kỳ hạn, cùng lãi suất nhưng phương án trả nợ khác nhau thì số tiền lãi phải trả cũng khác nhau. Do vậy, lẽ ra khi xây dựng công thức tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư ta phải đưa được yếu tố này vào công thức để các dự án có phương thức trả nợ khác nhau sẽ nhận được mức hỗ trợ lãi suất khác nhau và mức lãi suất thực tế nhà đầu tư phải trả ngang bằng với mức lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Tuy nhiên, cách tính mức hỗ trợ lãi suất như trong Nghị địng 43 chưa làm được điều đó. Ta có thể thấy sự không hợp lý đó qua ví dụ sau: Hai dự án A và B thuộc diện được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Để tài trợ cho hai dự án này, các chủ đầu tư đã vay vốn tín dụng từ hai ngân hàng thương mại. Các hợp đồng tín dụng có nội dung như sau: Hợp đồng tín dụng của dự án A: -Mức vốn vay: 10000 triệu đồng -Lãi suất: 10%/năm -Thời hạn vay: 10 năm -Phương án trả nợ: Nợ gốc được trả đều hàng năm mỗi năm 1000 triệu, lãi trả hàng năm tính trên dư nợ đầu kỳ Hợp đồng tín dụng của dự án B: - Mức vốn vay: 10000 triệu đồng -Lãi suất: 10%/năm - Thời hạn vay: 10 năm Phương án trả nợ: Nợ gốc được trả 10 lần, mức vốn trả từng lần như sau: Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số nợ gốc trả trong năm 500 700 500 2000 700 1500 1000 500 1300 1300 Số tiền lãi phải trả và số tiền được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư hàng năm của từng dự án được tính như bảng dưới đây Bảng 5: So sánh hai dự án có phương án trả nợ khác nhau Năm Dự án A Dự án B Dư nợ năm k (dk) Lãi phải trả năm k (Ik) Mức hỗ trợ LSSĐT năm k (tk) Dư nợ năm k (dk) Lãi phải trả năm k (Ik) Mức hỗ trợ LSSĐT năm k (tk) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 1 10000 1000 35 10000 1000 17.5 2 9000 900 35 9500 950 24.5 3 8000 800 35 8800 880 17.5 4 7000 700 35 8300 830 70 5 6000 600 35 6300 630 24.5 6 5000 500 35 5600 560 52.5 7 4000 400 35 4100 410 35 8 3000 300 35 3100 310 17.5 9 2000 200 35 2600 260 45.5 10 1000 100 35 1300 130 45.5 Cộng 55000 5500 350 59600 5960 350 Bảng 3: So sánh hai dự án có phương án trả nợ khác nhau,(đv: triệuđồng) Trong đó cột (3) và cột (6) được tính như sau: Ik= dk*i Cột (4) và cột (7) được tính như trong quy định của Nghị định 43: tk= pk*50%r Bảng trên cho ta thấy hợp đồng tín dụng của hai dự án A và B có tất cả các yếu tố giống nhau ngoại trừ phương án trả nợ khác nhau nên dư nợ từng năm của hai dự án khác nhau. Kết quả là số tiền lãi các chủ đầu tư phải trả cho các tổ chức tín dụng hàng năm cũng như cho toàn bộ dự án là khác nhau, tổng số tiền lãi chủ đầu tư A phải trả cho tổ chức tín dụng là 5500 triệu thấp hơn khá nhiều so với tổng số tiền lãi chủ dự án B phải trả là 5960 triệu. Bảng cũng cho thấy tuy số tiền hỗ trợ lãi suất từng năm của hai dự án là khác nhău nhưng tổng số tiền hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho toàn dự án là như nhau và bằng 350 triệu, đây chính là hạn chế của công thức (1) và (1') bởi lẽ ra dự án B phải được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư nhiều hơn dự án A. c) Tỷ lệ lãi suất hỗ trợ chưa có cơ sở khoa học: Tỷ lệ lãi suất hỗ trợ là một phần của lãi suât khoản tín dụng đi vay để tài trợ cho dự án đầu tư được nhà nước hỗ trợ. Mức lãi suất thực tế doanh nghiệp phải trả bằng lãi suất vay tín dụng trừ đi tỷ lệ lãi suất được hỗ trợ. Có thể nói tỷ lệ hỗ trợ lãi suất là linh hồn của chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư bởi nó là yếu tố quyết định đến mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư có sát với nhu cầu cần được hỗ trợ của doanh nghiệp không và có đảm bảo sự công bằng giữa các chủ đầu tư hay không. Theo nghị định 43, tỷ lệ lãi suất hỗ trợ được tính bằng 50% lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Nếu lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là 7%/năm thì tỷ lệ lãi suất hỗ trợ là 50%*7%=3.5%/năm. Việc đưa ra tỷ lệ hỗ trợ lãi suất như trên là không có cơ sở khoa học. Tại sao tỷ lệ hỗ trợ lãi suất lại chỉ căn cứ vào lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước mà không hề dựa trên lãi suất thực tế doanh nghiệp phải trả cho tổ chức tín dụng và tại sao lại là con số 50% mà không phải là một con số khác? Thực tế hai năm hoạt động đã chứng minh rằng tỷ lệ hỗ trợ như trên là chưa hợp lý, chưa khuyến khích được doanh nghiệp. Có thể thấy những hạn chế của nó được bộc lộ trên những mặt sau: Tỷ lệ lãi suất hỗ trợ như nhau đối với mọi dự án đã tạo ra sự không công bằng đối với các nhà đầu tư. Các khoản vay tín dụng khác nhau thường có mức lãi suất tín dụng khác nhau phụ thuộc vào mức độ rủi ro của dự án và rất nhiều các yếu tố khác: lòng tin của ngân hàng đối với chủ đầu tư, tài sản đảm bảo... Các dự án vay với lãi suất cao sẽ phải trả nhiều tiền lãi cho ngân hàng nhiều hơn là các dự án có lãi suất thấp và đáng ra cũng phải được hỗ trợ với mức cao hơn. Tuy nhiên do tỷ lệ hỗ trợ lãi suất như nhau đối với mọi dự án nên các dự án đều nhận được số tiền hỗ trợ lãi suất như nhau. Mặt khác, do lãi suất thị trường thường xuyên biến đổi nên cũng có thời kỳ lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng trên thị trường xuống thấp, xấp xỉ thậm trí thấp hơn cả lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.Trong trường hợp này đáng ra Nhà nước chỉ nên hỗ trợ ở mức thấp hoặc không hỗ trợ đối với các dự án có lãi suất vay tín dụng thấp hơn lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, nhưng trên thực tế tất cả các chủ đầu tư đều làm đơn xin được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư để thu được một số tiền đáng kể của nhà nước. Ví dụ: một chủ đầu tư vay vốn tín dụng với lãi suất 7.12%/năm để đầu tư vào dự án thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là 7%/năm. Nếu chủ đầu tư trên được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư với tỷ lệ lãi suất hỗ trợ là 3.5%/năm như trên thì lãi suất thực tế chủ đầu tư phải trả chỉ còn là 3.62%/năm thấp hơn nhiều so với các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (7%/năm). 3.2. Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo Quyết định số 58/QĐ-TTg và thông tư số 51/TT-BTC: Sau hơn một năm Quỹ hỗ trợ phát triển đi vào hoạt động và thực thi chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, Chính phủ đã có Quyết định số 58/2001/QĐ-TTg ngày 24/4/2001 về sửa đổi mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư quy định tại Nghị định 43, Bộ Tài Chính cũng có thông tư số 51/2001/TT-BTC hướng dẫn chi tiết việc thực Quyết định 58 nêu trên. Đây là các văn bản pháp quy mới nhất quy định về mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Theo các văn bản này mức hỗ trợ lãi suất được tính như sau: a) Đối với các dự án vay vốn bằng đồng Việt Na

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTaichinh (4).doc
Tài liệu liên quan