Luận văn Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị tại công ty cổ phần may 10

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 4

1.1. Tổng quan về kế toán quản trị và báo cáo kế toán quản trị 4

1.1.1. Khái niệm 4

1.1.2. Vai trò của báo cáo kế toán quản trị 5

1.1.2.1.Vai trò của báo cáo kế toán quản trị đối với việc lập kế hoạch. 5

1.1.2.2.Vai trò của báo cáo kế toán quản trị đối với việc kiểm soát 6

1.1.2.3. Vai trò của báo cáo kế toán quản trị đối với việc ra quyết định 6

1.1.3. Tác dụng của báo cáo kế toán quản trị 6

1.2. Nhu cầu thông tin kế toán của nhà quản trị 7

1.3. Hệ thống báo cáo kế toán quản trị trong doanh nghiệp 8

1.3.1. Hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp 9

1.3.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của dự toán sản xuất kinh doanh 9

1.3.1.2. Căn cứ để lập dự toán sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp 10

1.3.1.3. Hệ thống báo cáo dự toán 12

1.3.2. Báo cáo tình hình thực hiện 20

1.3.2.1. Báo cáo sản xuất 20

1.3.2.2. Báo cáo giá thành 20

1.3.2.3. Phiếu tính giá thành công việc 20

1.3.2.4. Báo cáo tình hình sử dụng lao động và năng suất lao động 21

1.3.2.5. Báo cáo tiến độ sản xuất 21

1.3.2.6. Báo cáo tình hình biến động nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa 22

1.3.2.7. Báo cáo dự báo vật tư theo kế hoạch sản xuất, kinh doanh 22

1.3.2.8. Báo cáo bán hàng 23

1.3.2.9. Báo cáo theo dõi chi tiết các khoản nợ phải trả, nợ phải thu 23

1.3.2.10. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 24

1.3.3. Báo cáo phân tích 24

1.3.3.1. Báo cáo phân tích tình hình tài chính của công ty 24

1.3.3.2. Báo cáo kiểm soát chi phí 25

1.3.3.3. Báo cáo kiểm soát giá thành( sản phẩm, dịch vụ, xí nghiệp) 25

1.3.3.4. Báo cáo kiểm soát doanh thu 26

1.3.3.5. Báo cáo kiểm soát lợi nhuận 26

1.3.3.6. Báo cáo thành quả quản lý theo trung tâm chi phí 26

1.3.3.7. Báo cáo thành quả quản lý theo trung tâm doanh thu 27

1.3.3.8. Báo cáo thành quả quản lý theo trung tâm lợi nhuận 27

1.3.3.9. Báo cáo phục vụ cho việc ra quyết định 27

 

Chương 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY10 28

2.1. Tổng quan về công ty cổ phần May10 28

2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần May 10 28

2.1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần May10 31

2.1.3. Công tác tổ chức kế toán của công ty cổ phần May10 32

2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 32

2.1.3.2. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán 32

2.1.3.3. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty 33

2.1.3.4. Hình thức sổ kế toán và đặc điểm tổ chức chứng từ 34

2.1.3.5. Hệ thống tài khoản 36

2.1.4. Quy trình xử lý và lập báo cáo 37

2.1.4.1. Quy trình xử lý bằng máy 37

2.1.4.2. Quy trình xử lý thủ công 37

2.2. Thực trạng vận dụng báo cáo kế toán quản trị tại Công ty cổ phần May 10 38

2.2.1. Nhu cầu thông tin về báo cáo kế toán quản trị tại công ty cổ phần May 10 38

2.2.2. Thực trạng hệ thống báo cáo kế toán quản trị tại Công ty cổ phần May 10 39

2.2.2.1. Hệ thống báo cáo dự toán sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty. 39

2.2.2.2. Báo cáo tình hình thực hiện 49

2.2.2.3. Báo cáo phân tích 56

2.3. Đánh giá hệ thống báo cáo kế toán quản trị tại công ty cổ phần May10 58

2.3.1. Đánh giá tổng quát 58

2.3.2. Ưu điểm 59

2.3.3. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân 60

2.3.3.1. Hệ thống báo cáo dự toán 60

2.3.3.2. Hệ thống báo cáo tình hình thực hiện 62

2.3.3.2. Hệ thống báo cáo phân tích 63

 

Chương 3: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY10 65

3.1. Mục tiêu 65

3.2. Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị tại công ty cổ phần May10 65

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống dự toán của công ty 65

3.2.2. Hoàn thiện hệ thống báo cáo tình hình thực hiện 69

3.2.3. Hoàn thiện hệ thống báo cáo phân tích 74

KẾT LUẬN 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

PHỤ LỤC1.

 

doc142 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3328 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị tại công ty cổ phần may 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉ tiếu Số lượng thành phẩm tồn kho cuối kỳ và chỉ tiêu Chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm sẽ tính được Giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ bằng cách nhân hai chỉ tiêu với nhau. h). Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Mẫu báo cáo dự toán kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp – Xem phần phụ lục 1- Mẫu A-08 Nội dung chủ yếu của dự toán bao gồm các chỉ tiêu: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm, Các khoản giảm trừ doanh thu như Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, Hàng bán bị trả lại, Thuế xuất khẩu, thuế GTGT phải nộp; Doanh thu thuần; Giá vốn hàng bán, Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh, Doanh thu hoạt động tài chinh, Chi phí hoạt động tài chính, Doanh thu hoạt động khác, Chi phí hoạt động khác, Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm được dự toán dựa vào Dự toán tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, Căn cứ vào tình hình thực tế của kỳ trước và căn cứ vào dự báo tình hình bán hàng trong tương lai để Dự báo các khoản giảm trừ doanh thu; Chỉ tiêu Doanh thu thuần sẽ bằng Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu, Chỉ tiêu Giá vốn hàng bán được căn cứ vào ba dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp, Chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ được lấy từ Dự toán Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Chỉ tiêu Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ được tính bằng Doanh thu thuần trừ Giá vốn hàng bán và các khoản Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Doanh thu hoạt động tài chính được lấy từ dự toán các khoản thu nhập họat động đầu tư tài chính, từ chênh lệch tỉ giá thanh toán bằng đồng ngoại tệ và Chi phí hoạt động tài chính gồm các khoản chi phí hoạt động đầu tư tài chính như nợ lãi vay ngân hàng, các khoản chênh lệch tỉ giá thanh toán bằng đồng ngoại tệ… Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế bằng Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh cộng Doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu hoạt động khác trừ đi Chi phí hoạt động tài chính và chi phí hoạt động khác. Chỉ tiêu thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ bằng Lợi nhuận kế toán trước thuế nhân với thuế suất. Lợi nhuận kế toán sau thuế bằng Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế trừ đi Thuế thu nhập doanh nghiệp i). Dự toán lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp Mẫu báo cáo dự toán lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp – Xem phần phụ lục 1- Mẫu A-09 Dự toán lưu chuyển tiền tệ của công ty cổ phần May10 được lập vào thời gian giữa niên độ (khoảng cuối tháng 6 năm tài chính) và cuối niên độ (khoảng cuối tháng 12). Dự toán này được lập cho các tháng còn lại của năm tài chính. Nội dung dự toán bao gồm ba phần: dòng tiền thu, dòng tiền chi và cân đối thu chi. Dòng tiền thu bao gồm: Thu từ bán các sản phẩm thời trang, nguyên phụ liệu ngành may Thu từ bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp tiêu dùng Thu từ hoạt động đào tạo nghề Thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản, nhà ở cho công nhân Thu từ tiền gửi ngân hàng Thu từ cổ tức Thu nợ từ các công ty con, công ty liên kết Dòng tiền chi bao gồm: Chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh: Chi mua nguyên vật liệu trực tiếp, chi trả tiền lương lao động trực tiếp, chi phí sản xuất chung gồm…, các khoản chi tiền mặt chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đã được lập dự toán trong năm Các khoản chi khác như: Chi nộp thuế cho Nhà nước, chi mua TSCĐ Chi hoạt động tài chính: chi trả tiền vay ngân hàng Chi hoạt động đầu tư: Mua cổ phiếu, chi các dự án Cân đối thu chi: Nếu bội chi, quản trị doanh nghiệp cần lập dự toán vay thêm tiền ở ngân hàng hoặc các đơn vị tổ chức hoặc cá nhân khác. Nếu bội thu, quản trị doanh nghiệp cần lập dự toán để thanh toán các khoản nợ vay hoặc đầu tư vào các hoạt động tài chính ngắn hạn … - Phương pháp tính các chỉ tiêu trong dự toán: Các chỉ tiêu về dòng thu: Tùy thuộc vào đặc điểm của các đối tượng sẽ thu được tiền từ hoạt động kinh doanh mà căn cứ để lập các chỉ tiêu này khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản các chỉ tiêu được tính như sau: dòng tiền thu từ hoạt động mua bán các sản phẩm thời trang và nguyên phụ liệu ngành may, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ sẽ căn cứ vào Dự toán bán hàng; Thu từ hoạt động đào tạo nghề sẽ được lấy từ dự toán các kế hoạch đào tạo trong năm. Thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản, nhà ở cho công nhân được căn cứ vào các hợp đồng cho thuê về nhà ở, kế hoạch cho thủê trong năm. Thu từ tiền gửi ngân hàng sẽ được căn cứ vào hợp đồng cho vay, Thu từ các công ty con và công ty liên kết được căn cứ trên kế hoạch trả nợ và kế hoạch thu nợ để lập các chỉ tiêu; Thu từ cổ tức được căn cứ vào kết quả họp đại hội cổ đông của các công ty cổ phần, phê duyệt lợi nhuận được chia của đại hội cổ đông, biên bản họp thành viên của các Cty TNHH, Liên doanh nước ngoài… Các chỉ tiêu về dòng chi: Tùy thuộc vào đặc điểm của các khoản chi mà các chỉ tiêu của dự toán được tính khác nhau. Chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm các khoản chi về nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp được căn cứ vào dự toán về chi phí, chi nộp thuế cho nhà nước được dựa vào dự toán kết quả kinh doanh để tính ra số thuế phải nộp, chi mua TSCĐ. Khoản chi phí tài chính được tính toán trên cơ sở các khoản vay, từ đó tình ra lãi vay phải trả trong kỳ, và thêm các khoản chi phí tài chính khác. Chi cho hoạt động đầu tư như mua cổ phiếu, chi các dự án được căn cứ vào kế hoạch mua cổ phiếu và các dự án. Phần cuối cùng là cân đối thu chi, cung cấp số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ của bảng dự toán. Tuy nhiên, kế hoạch lưu chuyển tiền này không tính toán các khoản tiền sẽ bù đắp khi cân đối thu chi thiếu hụt. Khoản tiền thiếu hụt này sẽ có thể được tài trợ bằng vốn vay, huy động thêm vốn,… 2.2.2.2. Báo cáo tình hình thực hiện Để ghi nhận lại các thông tin trong quá trình thực hiện sản xuất, kinh doanh, hiện tại công ty cổ phần May10 đang sử dụng các báo cáo sau: a). Báo cáo sản xuất Mẫu báo cáo sản xuất – Xem phần phụ lục 3- Mẫu C-01 Ở công ty May10 báo cáo sản xuất được lập theo phương pháp bình quân, lập cho từng loại sản phẩm ở từng phân xưởng sản xuất. Báo cáo sản xuất được sản xuất theo quy trình sản xuất riêng của doanh nghiệp, không xác định trước người mua. Nội dung của báo cáo sản xuất công ty May 10 đang sử dụng gồm có các nội dung: Cột chỉ tiêu, cột Tổng số, Cột khối lượng tương đương gồm 3 cột nhỏ; Chi phí NVL, Chi phí nhân công, Chi phí sản xuất chung. Cột chỉ tiêu gồm A. Khối lượng hoàn thành tương đương( Khối lượng hoàn thành, Khối lượng dở dang cuối kỳ); B.Xác định chi phí và giá thành đơn vị sản phẩm( Chi phí dở dang đầu kỳ, Chi phí phát sinh trong kỳ, Tổng cộng chi phí, Giá thành đơn vị sản phẩm); C.Cân đối chi phí( Nguồn chi phí đầu vào, Chi phí dở dang đầu kỳ, Chi phí phát sinh trong kỳ, Phân bổ chi phí đầu ra, Giá thành khối lượng sản phẩm hoàn thành, Chi phí dở dang cuối kỳ), Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí chế biến. Cơ sở tính các chỉ tiêu trong báo cáo sản xuất dựa vào sổ theo dõi hoặc báo cáo theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn; Số liệu theo dõi các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. b). Báo cáo giá thành Mẫu báo cáo giá thành – Xem phần phụ lục 3- Mẫu C-02 Báo cáo giá thành được công ty cổ phần May10 thực hiện theo từng tháng nhằm tổng hợp một cách đầy đủ những chi phí sản xuất kinh doanh theo từng loại sản phẩm tại xí nghiệp sản xuất. Nội dung của báo cáo bao gồm các tiêu thức: Tên sản phẩm, công việc; Khối lượng dở dang đầu kỳ; Chi phí dở dang đầu kỳ; Chi phí phát sinh trong kỳ gồm: Chi phí NVL trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp, Chi phí sản xuất chung, Tổng cộng; Sản phẩm dở dang cuối kỳ, Chi phí dở dang cuối kỳ; Tổng chi phí để tính giá thành; Giá thành đơn vị; Cơ sở tính các chỉ tiêu: Căn cứ vào sổ theo dõi chi tiết về tình hình sản xuất của từng loại sản phẩm( công việc) để liệt kê Khối lượng dở dang đầu kỳ, chi phí dở dang đầu kỳ, những chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Cuối kỳ xem xét số lượng sản phẩm đã hoàn thành, số lượng sản phẩm chưa hoàn thành để phân bổ chi phí tính giá trị chi phí dở dang cuối kỳ và giá thành sản phẩm. c). Báo cáo tiến độ sản xuất Mẫu báo cáo tiến độ sản xuất – Xem phần phụ lục 3- Mẫu C-03 Tại các xí nghiệp sản xuất của công ty cổ phần May10 sử dụng báo cáo theo dõi tiến độ sản xuất của từng loại sản phẩm. Nội dung của báo cáo tiến độ sản xuất gồm có: Cột Mã số, Cột sản phẩm, Cột số lượng, cột chi phí theo kế hoạch và trong quá trình thực hiện. Cột tính tỉ lệ %, Cột tính chênh lệch giữa thực tế thực hiện với kế hoạch đề ra. Cột ý kiến. Cách tính các cột chỉ tiêu của báo cáo tiến độ sản xuất: Ở tại các bộ phận theo dõi sản xuất trực tiếp sẽ ghi lại quá trình thực tế đã sản xuất về số lượng và chi phí của các loại sản phẩm. Còn bộ phận kế hoạch sẽ cung cấp những số liệu kế hoạch về số lượng và chi phí của loại sản phẩm đó. Sau khi có được số liệu về thực tế thực hiện và kế hoạch để tính các giá trị tỉ lệ % và giá trị chênh lệch. Từ đó để đưa ra những ý kiến đánh giá về giá trị biến động đó. d). Phiếu tính giá thành công việc Mẫu Phiếu tính giá thành công việc – Xem phần phụ lục 3- Mẫu C-04 Hiện tại, công ty cổ phần May10 đang sử dụng phiếu tính giá thành công việc để theo dõi về sản phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàng, xác định trước người mua hoặc những sản phẩm không thống nhất về qui cách, không lặp lại ở những chu kỳ sản xuất khác nhau. Trên phiếu tính giá thành công việc sẽ ghi lại về thông tin đơn hàng sản xuất, ngày sản xuất, sản xuất cho khách hàng nào, ngày hẹn giao hàng, số lượng sản xuất và ngày hoàn thành. Về nội dung của phần số liệu ghi lại chi tiết những sản phẩm cần sản xuất của lệnh sản xuất đó. Tiếp đó là phần chứng từ, số tiền về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và phần chi phí sản xuất chung gồm có tỉ lệ( đơn giá), Căn cứ phân bổ và Giá trị phân bổ; Phần Tổng Chi phí; Phần số lượng sản phẩm hoàn thành gồm có chứng từ, số hiệu và Số lượng. Các chỉ tiêu trên Phiếu tính giá thành công việc được lấy trên sổ theo dõi chi tiết về quá trình sản xuất. e). Báo cáo tình hình biến động sản phẩm, hàng hóa Mẫu báo cáo tình hình biến động sản phẩm, hàng hóa – Xem phần phụ lục 3- Mẫu C-05 Báo cáo tình hình biến động sản phẩm, hàng hóa được lập ở công ty May10 nhằm cung cấp cho nhà quản trị( các sản phẩm, hàng hóa do từng xí nghiệp sản xuất, ở kho tổng của công ty) những thông tin về số lượng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của sản phẩm, hàng hóa ở tại kho của các xí nghiệp sản xuất hoặc kho tổng của công ty. Những thông tin về số lượng, đơn giá, thành tiền theo kế hoạch cần có thêm trong kỳ; số liệu thực tế sản xuất, mua vào trong kỳ; Số liệu thực tế về xuất bán, sử dụng trong kỳ. Sau đó, từ những số liệu trên báo cáo tính tỉ lệ % giá trị kế hoạch và thực tế để đưa ra những ý kiến đánh giá các biến động về từng loại sản phẩm, hàng hóa. Trước tiên, các dữ liệu về số lượng, đơn giá, thành tiền sản phẩm, hàng hóa theo kế hoạch được phòng kế hoạch cung cấp đầu kỳ. Số liệu tồn kho đầu kỳ được lấy từ báo cáo xuất, nhập tồn, số liệu số lượng, đơn giá, thành tiền cần có thêm( sản xuất và mua vào) trong kỳ được bộ phận kế hoạch xác định cung cấp. Số liệu về xuất bán, sử dụng trong kỳ được lấy từ báo cáo xuất kho trong kỳ. Số liệu tồn kho cuối kỳ sẽ bằng số liệu tồn kho đầu kỳ cộng với số liệu sản xuất, mua vào trong kỳ trừ đi xuất bán, sử dụng trong kỳ. f). Báo cáo tình hình biến động nguyên liệu, vật liệu Mẫu báo cáo tình hình biến động nguyên liệu, vật liệu – Xem phần phụ lục 3- Mẫu C-06 Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, thường xuyên, đúng thời hạn nên khả năng cung ứng nguyên liệu, vật liệu có vai trò rất quan trọng. Hiện tại, công ty May10 đã có Báo cáo tình hình biến động nguyên liệu, vật liệu. Nội dung báo cáo cụ thể có những chỉ tiêu sau: Nội dung của báo cáo bao gồm các chỉ tiêu: Cột Tên quy cách nguyên liệu, vật liệu, Cột Kế hoạch mua vào( số lượng, đơn giá, thành tiền), Cột Thực hiện mua trong kỳ( số lượng, đơn giá, thành tiền), Cột thực xuất kho trong kỳ( dùng cho sản xuất sản phẩm, dùng cho quản lý, Khác) cũng bao gồm các cột số lượng, thành tiền, Cột Tồn kho đầu kỳ, Tồn kho cuối kỳ, Cột ý kiến( Nhận xét và Kiến nghị). Phương pháp tính các chỉ tiêu của báo cáo Căn cứ vào kế hoạch mua vào trong kỳ để đưa các dữ liệu vào báo cáo. Căn cứ vào hợp đồng mua báo nguyên vật liệu trong kỳ để tính được số liệu đã mua vào trong kỳ. Căn cứ vào sổ theo dõi chi tiết tình hình sử dụng nguyên liệu, vật liệu trong kỳ để đưa vào Cột thực xuất kho trong kỳ( chia ra dùng cho trong quá trình sản xuất, dùng cho bộ phận quản lý, Các lý do xuất dùng khác). Cột tồn kho đầu kỳ và cột tồn kho cuối kỳ được lấy số liệu từ các báo cáo nhập, xuất, tồn kho hoặc sổ chi tiết. Sau khi lấy được các chỉ tiêu của báo cáo, các nhà quản trị đưa ra những đánh giá và kiện nghị các giải pháp. g). Báo cáo bán hàng Mẫu báo cáo bán hàng – Xem phần phụ lục 3- Mẫu C-07 Báo cáo bán hàng được phòng kế toán công ty May10 lập để theo dõi về tình hình bán hàng của từng loại hình bán buôn, bán lẽ của các sản phẩm. Nội dung chủ yếu của báo cáo bao gồm Số lượng, Đơn giá( giá vốn, giá bán), thành tiền( giá vốn, doanh thu), chi phí bán hàng và chi phí quản lý chung phân bổ cho từng loại sản phẩm đó; Lãi( lỗ) của từng loại sản phẩm. Đối với từng loại sản phẩm, báo cáo được chia thành giá trị kế hoạch và thực tế. Các chỉ tiêu của loại hình bán buôn và bán lẽ giống nhau Căn cứ vào sổ theo dõi chi tiết về tình hình bán hàng của các bộ phận bán hàng để đưa các số liệu số lượng, giá bán vào báo cáo. Giá vốn được lấy số liệu từ báo cáo nhập, xuất tồn. Các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được lấy từ báo cáo phân bổ chi phí. h). Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh – Xem phần phụ lục 3- Mẫu C-08 Hiện tại công ty đã có báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo kết quả kinh doanh được phòng kế toán công ty lập nhằm cung cấp cho các nhà quản trị, các cấp lãnh đạo về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty trong kỳ. Nội dung và cấu trúc gần giống với dự toán kết quả kinh doanh trình bày ở trên( phần dự toán).Cụ thể, báo cáo có phần doanh thu gồm doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu như chiết khấu, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế xuất khẩu, GTGT phải nộp. Cột chi phí sản xuất gồm những giá trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng phân bổ, chi phí quản lý phân bổ. Tuy nhiên báo cáo còn có thêm số liệu của kỳ trước, số liệu kỳ này với những giá trị kế hoạch và giá trị thực hiện. Ngoài ra, báo cáo còn đưa ra ý kiến đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh. i). Báo cáo tình hình đầu tư ra bên ngoài Mẫu báo cáo tình hình đầu tư ra bên ngoài – Xem phần phụ lục 3- Mẫu C-09 Hoạt động kinh doanh của công ty May10 cũng khá đa dạng và phong phú. Ngoài sản xuất kinh doanh các mặt hàng thời trang, các loại hình xây dựng, kinh doanh bất động sản, dịch vụ đào tạo, ngoài ra công ty còn có thêm hoạt động đầu tư tài chính. Vì vậy, báo cáo tình hình đầu tư ra bên ngoài được kế toán công ty lập nhằm cung cấp những thông tin cần thiết của hoạt động đầu tư cho các cấp quản lý, ban giám đốc. Báo cáo được lập trên cơ sở số thực tế phát sinh về tình hình đầu tư ra bên ngoài. Thông qua kết quả đầu tư được trình bày qua báo cáo, làm cơ sở đánh giá kết quả đầu tư. Kết hợp với báo cáo dự toán, đánh giá mức độ hiệu quả của đầu tư để có những điều chỉnh cho phù hợp trong thời gian tới. Nội dung của báo cáo bao gồm các khoản mục sau: đầu tư vào công ty con - đầu tư cổ phiếu; đầu tư vào công ty con - đầu tư khác; góp vốn liên doanh có thành lập pháp nhân; đầu tư vào công ty liên kết - đầu tư cổ phiếu; đầu tư vào công ty liên kết - đầu tư khác; đầu tư dài hạn khác (cổ phiếu, trái phiếu, khác) Các chỉ tiêu của báo cáo bao gồm: tổng vốn điều lệ, tổng số cổ phần phát hành, số lượng cổ phần, mệnh giá, giá trị vốn góp, tỉ lệ vốn góp, số liệu kế toán (VND, USD). Các chỉ tiêu được tính dựa trên biên bản góp vốn và bảng kế hoạch góp vốn của hội đồng quản trị. 2.2.2.3. Báo cáo phân tích a). Báo cáo phân tích tình hình tài chính công ty Mẫu báo cáo phân tích tình hình tài chính công ty – Xem phần phụ lục 3- Mẫu E-01 Báo cáo phân tích tình hình tài chính công ty có vai trò rất quan trọng trong hệ thống các báo cáo của công ty cổ phần May10. Báo cáo phân tích tình hình tài chính của công ty được phòng kế toán lập dựa trên các báo cáo chi tiết. Báo cáo phân tích thường được lập vào cuối năm tài chính dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm qua. Báo cáo được lập nhằm mục đích phân tích tình hình tài chính của công ty, đưa ra những điểm đáng lưu ý, các nguyên nhân còn tồn tại cần khắc phục. Thông qua các chỉ số tài chính, báo cáo cung cấp cho nhà quản trị biết được hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, tại sao lại dẫn đến tình trạng này. Qua việc tìm hiểu thông tin trong quá khứ giúp ban quản trị nắm bắt được tình hình tài chính hiện tại của tổng công ty để có các quyết định phù hợp. Về nội dung, báo cáo gồm báo cáo hiệu quả kinh doanh, báo cáo tình hình tài chính, báo cáo tình hình công nợ, báo cáo tình hình đầu tư và tài sản cố định, các chỉ tiêu tài chính, dự toán dòng tiền. Báo cáo và phân tích hiệu quả kinh doanh công ty bao gồm các chỉ tiêu về doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh; doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác, giá vốn và chi phí, lợi nhuận trước thuế (Lãi từ đầu tư ra ngoài, lãi trực tiếp kinh doanh, lãi từ mua bán cổ phiếu). Báo cáo phân tích các nguyên nhân tăng giảm doanh thu, chi phí dẫn đến sự tăng giảm lợi nhuận Báo cáo phân tích tình hình tài chính bao gồm các khoản mục: bảng cân đối kế toán (TÀI SẢN: 1. Tiền và các khoản tương đương tiền, 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, 3. Các khoản phải thu ngắn hạn, 4. Hàng tồn kho, 5. Tài sản ngắn hạn khác, 6. Các khoản phải thu dài hạn, 7. Giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình, 8. Giá trị còn lại của tài sản cố định vô hình, 9. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn, 10. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn, 11. Tài sản dài hạn khác. NGUỒN VỐN: 1. Vay ngắn hạn, 2. Nợ ngắn hạn, 3. Phải trả người bán, 4. Phải trả nội bộ, 5. Phải trả phải nộp khác, 6. Vay và nợ dài hạn, 7. Vốn đầu tư chủ sở hữu, 8. Thặng dư vốn cổ phần, 9. Vốn khác vốn chủ sở hữu, 10. Quỹ đầu tư phát triển, 11. Quỹ dự phòng tài chính, Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu, Lãi kinh doanh. Từ các chỉ tiêu trên đánh giá cơ cấu tài sản và nguồn vốn, ví dụ (tài sản ngắn hạn/ tổng tài sản; tài sản dài hạn/ tổng tài sản; nợ phải trả/ tổng nguồn vốn; vốn chủ sở hữu / tổng nguồn vốn) và đưa ra những đánh giá cụ thể. Báo cáo tình hình công nợ phân tích các chỉ tiêu khác thuộc tài sản lưu động khác(phân tích nợ phải thu theo cơ cấu tài sản, phân tích tình hình nợ bao gồm: nợ bình thường, và nợ khó đòi/ tổng doanh thu); các khoản phải trả (chi tiết các khoản phải trả, phân tích cơ cấu công nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn/ tổng tài sản, nợ dài hạn/ tổng tài sản) Các chỉ tiêu tài chính: tỉ số khả năng thanh toán( thanh toán hiện hành, thanh toán nhanh, thanh toán tiền mặt và thanh toán tức thời); chỉ số hiệu quả hoạt động( hệ số vòng quay các khoản phải thu, hệ số vòng quay hàng tồn kho…), Nhóm hệ số hiệu quả hoạt động( tỉ suất sinh lời trên doanh thu, tỉ suất sinh lời trên tài sản, mức sinh lời của vốn chủ sở hữu…), nhóm tỷ lệ rủi ro( hệ số nợ, tỉ suất tự tài trợ…) Báo cáo tình hình đầu tư tài sản cố định bao gồm các chỉ tiêu phân tích như: các dự án đầu tư dở dang của công ty; các khoản đầu tư ra ngoài (theo loại hình đầu tư: công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh, khác; theo đặc điểm ngành nghề: sản xuất, kinh doanh mặt hàng thủ công, mỹ nghệ, dịch vụ đào tạo, nhà ở cho thuế…; tài sản cố định (phân loại theo nhóm khấu hao). Dự toán dòng tiền (dòng tiền thu, dòng tiền chi, số dư đầu kỳ chuyển sang, số tiền thừa/ thiếu) Qua các chỉ số, báo cáo phân tích nêu lên những mặt được, những ưu thế của công ty đồng thời cũng chỉ ra các vấn đề cần khắc phục. b). Báo cáo kiểm soát tình hình đầu tư Mẫu báo cáo kiểm soát tình hình đầu tư – Xem phần phụ lục 3- Mẫu E-02 Báo cáo kiểm soát đầu tư là báo cáo được lập trên cơ sở đối chiếu số liệu giữa dự toán và thực hiện nhằm kiểm soát hiệu quả của hoạt động đầu tư. Nội dung của báo cáo tương tự như báo cáo về tình hình đầu tư nhưng tương ứng với cột chỉ tiêu giá trị sẽ được trình bày bao gồm giá trị dự toán, giá trị thực hiện và chênh lệch. Qua so sánh chênh lệch báo cáo chỉ ra các nguyên nhân không đạt được kế hoạch hay lý do đạt được theo kế hoạch. Thông qua báo cáo nhà quản trị có thể quyết định có nên tiếp tục đầu tư hay rút khỏi danh mục đầu tư. Báo cáo cũng phân tích một số chỉ tiêu về hiệu quả của hoạt động đầu tư. 2.3. Đánh giá hệ thống báo cáo kế toán quản trị tại công ty cổ phần May10 2.3.1. Đánh giá tổng quát Về cơ bản, hệ thống dự toán của công ty đáp ứng được một số yêu cầu của quá trình hoạt động kinh doanh hiện tại. Tuy nhiên, xét về phương diện đầy đủ, hệ thống dự toán vẫn chưa được chặt chẽ ở một số khâu chẳng hạn khâu phân loại chi phí chưa tách rõ được phần chi phí cố định và chi phí biến đổi và các biến động còn mang tính chủ quan, khách quan, các cơ hội tiềm năng vẫn chưa được đưa vào xét duyệt trong khâu lập dự toán. Đa số dự toán đều được lập với mục đích để đối chiếu số thực tế với kế hoạch. Các dự toán được xây dựng với rất nhiều các dự toán chi tiết khác nhau, điều này tiện lợi ở khâu lập dự toán và báo cáo kết quả theo các chỉ tiêu dự toán. 2.3.2. Ưu điểm Hệ thống dự toán được xây dựng cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu thông tin của nhà quản trị, làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động cũng như kiểm soát được tình hình hoạt động tại công ty. Các báo cáo dự toán được lập thường theo các phân loại doanh thu, chi phí, các loại hình đầu tư của kế toán tài chính nên tiện cho việc theo dõi, báo cáo sổ sách. Hệ thống dự toán của công ty được xây dựng từ cấp dưới, từ các đơn vị sau đó được trình lên các cấp quản lý cao hơn để xét duyệt. Điều đó cho thấy hệ thống dự toán sát với thực tế và có mối liên kết giữa các cấp quản lý từ thấp đến cao, do đó dự toán sẽ dễ dàng được thực hiện hơn. Hệ thống dự toán được chi tiết thành các báo cáo dự toán từng phần, hệ thống các chỉ tiêu của báo cáo dự toán được chi tiết hóa. Sự chi tiết này khiến các báo cáo dự toán sẽ dễ thực hiện hơn và dễ quản lý, giúp nhà quản trị quản lý có hiệu quả hơn các nguồn lực của mình. Hệ thống báo cáo kế toán quản trị được thực hiện chủ yếu dựa vào thông tin kết quả của việc quản lý và phân loại doanh thu, chi phí theo các tiêu thức quy định của kế toán tài chính. Các chỉ tiêu trên báo cáo dự toán gần như trùng khớp với các chỉ tiêu theo dõi trên sổ sách kế toán tài chính, do đó thuận tiện cho việc quản lý hơn. Hệ thống báo cáo thực hiện và báo cáo phân tích được lập theo định kỳ và có thời gian tương đối dài nên thuận tiện hơn trong quá trình lập các báo cáo theo yêu cầu. Công việc lập báo cáo cũng tương đối dễ thực hiện và thuận tiện. Hệ thống báo cáo kế toán quản trị của công ty đã có sự kết hợp giữa hệ thống dự toán và các báo cáo thực hiện, các báo cáo phân tích, đã tạo nên sự vững chắc và có cơ sở xác đáng trong quá trình phân tích số liệu. Như vậy, về cơ bản hệ thống báo cáo kế toán quản trị đã đáp ứng được những yêu cầu cần thiết cho nhà quản trị. Thông tin trên các báo cáo được tổ chức linh hoạt, gắn liền với yêu cầu của nhà quản trị trong công tác kiểm soát và ra quyết định. Nhân viên, cán bộ đảm nhiệm công tác lập báo cáo có trình độ chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu của công việc. 2.3.3. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân 2.3.3.1. Hệ thống báo cáo dự toán Hiện tại, các báo cáo dự toán còn có một số báo cáo chưa đáp ứng được yêu cầu, còn thiếu một số báo cáo quan trọng cần bổ sung. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chưa hoàn thiện trên. Cụ thể: a). Nội dung một số báo cáo chưa thật sự phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin - Dự toán kết quả kinh doanh: Công ty May10 hiện tại đã có dự toán kết quả kinh doanh, tuy nhiên, báo cáo này được lập theo dạng kế toán tài chính. Báo cáo này chưa được lập theo cách ứng xử của chi phí để thấy rõ được loại chi phí nào là chi phí biến đổi và chi phí nào là chi phí cố định. Dự toán được lập không phân theo đối tượng (khu vực, lĩnh vực kinh doanh, tính chất ngành nghề) để theo dõi. Nguyên nhân là do việc lập dự toán được dựa vào kết quả kinh doanh của kế toán tài chính. - Dự toán lưu chuyển tiền tệ: Đảm bảo được lập theo đúng nguyên tắc bao gồm dòng tiền thu và dòng tiền chi. Tuy nhiên, kế hoạch lưu chuyển tiền tệ chỉ dừng lại ở mức độ chỉ ra chênh lệch dòng thu và dòng chi. Hiện tại, vẫn chưa có kế hoạch bù đắp khoản thiếu hụt từ cân đối thu chi, các nguồn tài trợ, các khoản vay cho khoản thiếu hụt và kế hoạch trả nợ cho các khoản vay như thế nào. Nguyên nhân do việc lập báo cáo chỉ được yêu cầu dừng lại ở mức độ chênh lệch thu ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32363.doc
Tài liệu liên quan