Luận văn Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản

Để phát triển sản xuất kinh doanh và chủ động nguồn hàng hoá phục vụ sản xuất nông nghiệp, công ty đã nghiên cứu thị trường nước ngoài để tự tổ chức nhập khẩu trực tiếp, không qua khâu trung gian uỷ thác để có khối lượng hàng hoá lơn, giảm chi phí đầu vào. Nắm bắt thông tin trong nước và nước ngoài về giá cả, nhu cầu khối lượng hoàng hoá cho từng vụ, lượng hàng tồn kho, khả năng tham gia thị trường của các đối tác khác để có quyết định đúng đắn, tranh thủ thời cơ để ký kết các hợp đồng ở các thời điểm thích hợp. Quan tâm đến nhập khẩu hàng rời và các lô hàng lớn để giảm giá thành nhập khấu, lựa chọn mẫu mã bao bì đẹp, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, đóng gói hàng rời đảm bảo chất lượng, đủ trọng lượng đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiến hành tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. Và Công ty Vật tư Nông nghiệp là một trong những đơn vị đầu tiên của Tổng công ty vật tư nông nghiệp thực hiện cổ phần hoá. Công ty đã tiến hành cổ phần hoá theo hình thức bán bán một phần giá trị vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. Công ty Vật tư nông nghiệp cấp I Hà Nội được chuyển thành công ty cổ phần theo quyết định số 156/1999/QĐ-BNN-TCCB ngày 11-11-1999 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, với tên gọi đầy đủ bằng tiếng việt là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Vật tư nông nghiệp và Nông sản, tên giao dịch quốc tế Agricultural Materials and Products Import Export Joint Stock Company, viết tắt là AMPIE,JS.co. có trụ sở chính đặt tại xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Đầu năm 2002, công ty đã chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ khi thành lập là 5.9 tỉ đồng, trong đó cơ cấu vốn là: - Vốn của Nhà nước (là cổ đông sáng lập): 4.08 tỉ đồng - Vốn của cổ đông khác : 1.82 tỉ đồng Việc chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần là một điểm mốc quan trọng trong quá trình hoạt động của công ty, với nhiệm vụ chính là xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản. Nếu như trước đây, công ty được Tổng công ty phân phối hàng, thì nay công ty phải chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh, từ khâu tìm kiếm bạn hàng tới tiêu thụ sản phẩm, hạch toán kinh tế độc lập và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của công ty mình. Đứng trước tình hình mới, đặc biệt là thị trường phân bón thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, công ty cổ phần XNK Vật tư nông nghiệp và Nông sản đã gặp không ít khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác kinh doanh, tìm kiếm nguồn hàng cũng như tiêu thụ hàng hoá. Tuy nhiên, với sự năng động của Ban giám đốc, với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, công ty cổ phần XNK Vật tư nông nghiệp và Nông sản đã dần dần có chỗ đứng và đứng vững trên thị trường, tạo được chữ tín với khách hàng và đối tác, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, góp phần tạo thu nhập cho công ty, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước; đồng thời góp phần cải thiện nâng cao đời sống người lao động. 2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh 2.1.2.1. Ngành nghề kinh doanh Là một đơn vị trực thuộc tổng công ty Vật tư nông nghiệp, cùng vớ các công ty khác trong Tổng công ty, công ty có chức năng chủ yếu là phục vụ sản xuất nông nghiệp. Khi chuyển sang hình thức công ty cổ phần, công ty cổ phần XNK Vật tư nông nghiệp và nông sản đã xác định nghành nghề kinh doanh của mình như sau: - Sản xuất phân bón hoá học, bao bì, chế biến nông sản. - Kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp, các loại nông sản. - Kinh doanh kho bãi , đại lý mua, đại lý bán. - Kinh doanh vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất. - Buôn bán tư liệu sản xuất, tu liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng( thiết bị phụ tùng máy nông nghiệp, máy chế biến nông sản, bách hoá kim khí điện máy…) Hiện nay, công ty mới chỉ thực hiện chức năng chủ yếu là kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp và các loại nông sản. Nhìn chung, sản phẩm phân bón hoá học với đặc tính phục vụ sản xuất nông nghiệp nên được coi là mặt hàng thiết yếu đối với người nông dân. Phân bón dạng hạt dễ sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình bảo quản gặp nhiều khó khăn do đặc tính của sản phẩm là dễ bay hơi, dễ chảy nước. Đồng thời, nhu cầu về phân bón lại mang tính thời vụ cao, nên khối lượng phân bón tiêu thụ không đồng đều giữa các thời điểm trong năm. Vì vậy, công ty phải có kế hoạch nhập hàng và dự trữ hàng hợp lý, tránh tình trạng ứ đọng hoặc khan hiếm hàng, đồng thời phải thực hiện tốt khâu bảo quản, kho bãi. Ngoài ra, để sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển, thực hiện tốt các chức năng, ngành nghề đã đăng ký, công ty cần có kế hoạch mở rộng ngành nghế kinh doanh. Hiện nay, công ty đang nghiên cứu triển khai dự án xây dựng kho sản xuất bao bì, nhằm đo dạng hoá ngành nghề kinh doanh, phát huy hết tiềm năng sản xuất kinh doanh của mình. 2.1.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm gần đây Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây: Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Khối lượng hàng hoá mua vào Tấn 183.600 123.663 133.800 Khối lượng hàng hoá bán ra Tấn 146.274 147.647 155.300 Tổng doanh thu bán hàng Đồng 485.501.655.000 615.655.887.000 620.454.366.075 Lợi nhuận trước thuế Đồng 500.797.000 550.000.000 454.746.918 2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí Công ty cổ phần XNK vật tư nông nghiệp và Nông sản được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp. Do vậy, công ty thuộc sở hữu của các cổ đông, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng. Công ty có vốn điều lệ và chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ bằng số vốn đó. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty gồm 60 người, trong đó có 23 người có trình độ đại học và trên đại học, 10 nhân viên có trình độ cao đẳng và trung cấp. Đội ngũ nhân viên quản lí của công ty gồm 14 người, nhân viên trực tiếp kinh doanh là 36 người. Bộ máy quản lí của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến - chức năng, trong đó có một giám đốc là người điều hành trực tiếp cao nhất, các phòng chức năng có nhiệm vụ vừa phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vừa phải phối hợp chặt chẽ với các phòng ban chức năng khác nhằm đảm bảo cho tất cả các lĩnh vực công tác của công ty được tiến hành ăn khớp, nhịp nhàng. Với qui mô hoạt động và đặc điểm của công ty, tổ chức và quản lí theo mô hình trực tuyến- chức năng là phù hợp, vừa phát huy được năng lực của các phòng ban chức năng, vừa đảm bảo quyền chỉ huy của hệ thống trực tuyến. Bộ máy quản lí của công ty được thể hiện ở mô hình sau: Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị Giám đốc Phó giám đốc tổ chức Phó giám đốc XDCB Phòng tổ chức-hành chính Phòng kế toán-tài vụ Phòng kế hoạch-kinh doanh Trạm VTNN Hải Phòng Trạm VTNN Thanh Hoá Cửa hàng KD Đồng Văn Cửa hàng KD Văn Điển Cửa hàng KD Hà Đông Cửa hàng KD Do Lộ 2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban - Giám đốc kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị: là người điều hành cao nhất chỉ đạo mọi hoạt động của công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm toàn bộ các mặt hoạt động của Công ty trước Hội đồng quản trị, trước Nhà nước và pháp luật. - Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc, trực tiếp chỉ đạo các công việc thuộc lĩnh vực do mình phụ trách theo sự phân công của giám đốc, phó giám đốc thay mặt giám đốc giải quyết các công việc của công ty khi giám đốc đi vắng. - Phòng tổ chức-hành chính: + Tổ chức quản lí, đội ngũ cán bộ, công nhân viên nhằm thực hiện có hiệu quả công việc kinh doanh của công ty. + Theo dõi công tác thị đua, khen thưởng, thực hiện các chế độ, chính sách đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. - Phòng kế hoạch - kinh doanh: gồm hai bộ phận là bộ phận kế hoạch và bộ phận cửa hàng. Bộ phận kế hoạch tại trụ sở công ty có các nhiệm vụ chính sau: + Tham mưu cho Ban giám đốc xây dựng các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động xuất nhập khẩu ngắn hạn và dài hạn. Tham mưu cho giám đốc về thị trường hàng hoá, giá cả, địa bàn kinh doanh. + Triển khai ký kết các hợp đồng mua bán, vận chuyển, giao nhận, tiêu thụ hàng hoá. Bộ phận các cửa hàng gồm: + Cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp ga Hà Đông + Cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp ga Văn Điển + Cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp ga Đồng Văn + Cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp Do Lộ, Hà Tây Các cửa hàng này có nhiệm vụ chính sau: + Giao nhận và bảo quản hàng hoá. + Bán hàng theo lệnh của công ty + Thanh quyết toán tiền hàng với công ty - Phòng kế toán - tài vụ: + Tham mưu cho giám đốc trong công tác tài chính, tổ chức và chỉ đạo toàn bộ công tác hạch toán kế toán, thông tin kinh tế tài chính của công ty. + Thu thập số liệu, chứng từ, thanh toán với các trạm, cửa hàng của công ty + Tổng hợp số liệu, lên các báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho nhu cầu quản trị của công ty, đáp ứng yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin trong và ngoài công ty. - Trạm vật tư nông nghiệp Hải Phòng, trạm vật tư nông nghiệp Thanh Hoá và chi nhánh vật tư nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh: + Tiếp nhận hàng hoá từ đầu mối của công ty, phân phối cho thị trường. + Bán hàng theo lệnh của công ty. + Thanh quyết toán tiền hàng với công ty. 2.1.5. Công tác tổ chức hạch toán kế toán. 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán Phòng kế toán tài vụ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình quản lý và thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty đã tiến hành xây dựng bộ máy kế toán để thực hiện chức năng hạch toán kế toán nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin tài chính - kế toán cho quản lý và các đối tượng liên quan. Bộ máy kế toán được xây dựng dựa trên cơ sở khối lượng kế hoạch phải thực hiện, cơ cấu lao động kế toán tại công ty, các nguyên tắc bất kiêm nhiệm, hiệu quả tiết kiệm, chuyên môn hoá, hợp tác hoá… Dựa trên các yêu cầu có tính nguyên tắc về bộ máy kế toán và đặc điểm tình hình của công ty, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung, đặt dưới sự chỉ đạo của Kế toán trưởng với đặc điểm sau: - Phòng kế toán đặt tại trụ sở công ty thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu thập số liệu, chứng từ, ghi sổ sách kế toán, lên báo cáo tài chính và báo cáo quản trị. - Tại mỗi chi nhánh, trạm của hàng có một kế toán viên. Kế toán tại chi nhánh, trạm, cửa hàng được thực hiện theo hình thức báo sổ. Chức năng nhiệm vụ của từng kế toán viên như sau: - Kế toán trưởng, kiêm kế toán tổng hợp + Là người giúp việc trong lĩnh vực chuyên môn kế toán, tài chính cho giám đốc. Kế toán trưởng đứng đầu bộ máy kế toán, tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi mặt tổ chức công tác kế toán tại công ty. + Đồng thời, là kế toán tổng hợp, có nhiệm vụ tổng hợp số liệu do kế toán phần hành chuyển đến, vào sổ tổng hợp, lập các báo cáo tài chính. - Kế toán hàng hoá, TGNH, các loại thuế và thanh toán với nhà nước + Ghi chép, phản ánh chính xác đầy đủ tình hình biến động của hàng hoá, theo dõi tất cả hàng hoá ở tất cả các trạm, cửa hàng, chi nhánh của công ty. + Hàng tháng lập Bảng kê giá vốn hàng bán chuyển cho kế toán bán hàng để đối chiếu. + Theo dõi tình hình tăng giảm TGNH. + Theo dõi thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình thanh toán với nhà nước. - Kế toán bán hàng và thanh toán: + Theo dõi việc bán hàng hoá của tất cả các trạm, cửa hàng, chi nhánh của công ty. Hàng tháng, từ bảng giá vốn hàng bán do kế toán hàng hoá chuyển đến, tiến hành lập Bảng chênh lệch giá hàng bán và bảng kê hàng bán. + Theo dõi tình hình thanh toán công nợ nội bộ và công nợ với khách hàng. Kế toán chi phí: theo dõi chi tiết và tổng hợp các khoản chi phí phát sinh trong kì. Kiểm tra chi phí hợp lý, hợp lệ giúp kế toán trưởng kiểm tra, kiểm soát chi phí theo quy định của Nhà nước và công ty, thực hiện tiêt kiệm chi phí. Kế toán tiền mặt, lương, TSCĐ, NVL, CCDC: + Theo dõi tình hình tăng giảm tiền mặt hàng ngày của công ty. + Theo dõi và phản ánh tiền lương và các khoản trích theo lương, tình hình thanh toán với cán bộ, công nhân viên. + Theo dõi nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ của công ty. + Theo dõi TSCĐ hiện có về cả 3 mặt: Nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại, đồng thời theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ của công ty. - Thủ quỹ: quản lý tiền mặt của công ty. Thủ quỹ có trách nhiệm ghi sổ quỹ, lập báo cáo quỹ vào cuối ngày. Dựa vào số tồn cuối ngày trên sổ quỹ để đối chiếu với kế toán tiền mặt và số tồn quỹ thực tế. - Kế toán tại chi nhánh, các trạm, các của hàng: tại chi nhánh, các trạm, các cửa hàng, kế toán thực hiện nhiệm vụ hạch toán ban đầu như sau: + Tập hợp chứng từ của các nghiệp vụ phát sinh trong tháng. + Cuối tháng giao nộp toàn bộ chứng từ, tiến hành quyết toán với phòng kế toán tại trụ sở của công ty. Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp Kế toán hàng hoá, TGNH, thuế Kế toán bán hàng thanh toán Kế toán chi phí Kế toán TM, lương,TSCĐ, NVL,CCDC Kế toán tại chi nhánh, các trạm, các cửa hàng Thủ quỹ Tổ chức bộ máy kế toán của công ty được thực hiện khái quát theo sơ đồ sau (Sơ đồ 20): Báo sổ 2.1.5.2 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty Công ty cổ phần XNK Vật tư nông nghiệp và nông sản là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về kinh doanh và tài chính. Bộ máy kế toán của công ty phải thực hiện toàn bộ các giai đoạn của quá trình hạch toán từ lập chứng từ, ghi sổ sách, lên các báo cáo tài chính đối với tất cả các phần hành của công ty . Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyêt định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính. Một số đặc điểm cơ bản về chế độ kế toán vận dụng tại công ty như sau: - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: VNĐ - Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ. - Kỳ kế toán: theo tháng 2.1.5.3. Hình thức sổ sách kế toán sử dụng Công ty sử dụng hệ thống sổ sách theo hình thức sổ “Chứng từ ghi sổ” . Đây là hình thức sổ kế toán khá đơn giản, gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm công tác kế toán cũng như đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Kế toán chi tiết: Hàng ngày, khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán phần hành ghi chép, phản ánh vào sổ kế toán chi tiết có liên quan, đến cuối tháng lập Bảng tổng hợp chi tiết từng phần hành. Bảng tổng hợp chi tiết này được dùng để đối chiếu với kế toán tổng hợp. Kế toán tổng hợp: Định kỳ, căn cứ vào chứng từ gốc đã tập hợp và phân loại, kế toán phần hành ghi chép vào chứng từ ghi sổ, rồi chuyển cho kế toán tổng hợp (KTTH) (thực tế tại công ty, kế toán phần hành chỉ lập chứng từ ghi sổ một lần vào cuối tháng). KTTH căn cứ vào chứng từ ghi sổ do kế toán phần hành chuyển đến, tiến hành ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Cuối tháng, KTTH tiến hành phản ánh vào sổ cái các tài khoản liên quan. Đến cuối quý, KTTH lập bảng cân đối số phát sinh (bảng này dùng để đối chiếu với sổ đăng ký chứng từ ghi sổ), và lập các báo cáo tài chính theo quy định Sổ cái Báo cáo tài chính Chứng từ gốc Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Sơ đồ 21: Quy trình ghi sổ theo hình thức sổ “Chứng từ ghi sổ” : ghi hàng ngày : ghi định kỳ hoặc cuối tháng : đối chiếu 2.2. TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG SẢN. 2.2.1.Phương thức bán hàng Để phát triển sản xuất kinh doanh và chủ động nguồn hàng hoá phục vụ sản xuất nông nghiệp, công ty đã nghiên cứu thị trường nước ngoài để tự tổ chức nhập khẩu trực tiếp, không qua khâu trung gian uỷ thác để có khối lượng hàng hoá lơn, giảm chi phí đầu vào. Nắm bắt thông tin trong nước và nước ngoài về giá cả, nhu cầu khối lượng hoàng hoá cho từng vụ, lượng hàng tồn kho, khả năng tham gia thị trường của các đối tác khác để có quyết định đúng đắn, tranh thủ thời cơ để ký kết các hợp đồng ở các thời điểm thích hợp. Quan tâm đến nhập khẩu hàng rời và các lô hàng lớn để giảm giá thành nhập khấu, lựa chọn mẫu mã bao bì đẹp, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, đóng gói hàng rời đảm bảo chất lượng, đủ trọng lượng đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Ngoài mặt hàng phân bón, công ty cũng đã triển khai thêm mặt hàng nông sản, tuy chưa được nhiều nhưng bước đầu cũng đã có hiệu quả và cũng đã tạo được thị trường cho việc phát triển mặt hàng nông sản sau này. Việc tiêu thụ hàng hoá là khâu then chốt cho kết quả sản xuất kinh doanh, vì vậy, công ty đã tổ chức khảo sát thị trường, xác định địa bàn đẻ xây dựng mạng lưới khách hàng bán buôn, bán lẻ, đặc biệt quan tâm đến thị trường miền núi truyền thống. Đa dạng hoá phương thức bán hàng, kết hợp bán hàng thu tiền ngay với bán hàng chậm trả để đảm bảo tiêu thụ nhanh hàng hoá. Hiện nay, công ty chủ yếu áp dụng phương thức bán hàng trực tiếp. Bên cạnh đó còn có các trạm, các cửa hàng của công ty. Do đó, khi xuất giao hàng cho trạm, cửa hàng thì chưa được coi là tiêu thụ và chưa hạch toán vào doanh thu bán hàng. Vì vậy, công ty sử dụng tài khoản 157- Hàng gửi đi bán để hạch toán - Với việc áp dụng phương thức bán hàng như vậy nên hiện nay công ty đang áp dụng một số hình thức thanh toán sau: + Hình thức thanh toán nhanh: Chủ yếu là các khách hàng không thường xuyên, mua với khối lượng hàng không lớn và thường là thanh toán bằng tiền mặt. + Hình thức thanh toán chậm (bán chịu): Với hình thức này, công ty cho phép khách hàng thanh toán sau một thời gian nhất định và kế toán mở sổ chi tiết để theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng. Trong trường hợp này, khách hàng chủ yếu là các đơn vị, các địa phương trong và ngoài tỉnh mua với khối lượng lớn và thường xuyên. + Hình thức thanh toán qua ngân hàng: Khách hàng chủ yếu là các đơn vị có mối quan hệ thường xuyên, lâu dài với công ty và mua với khối lượng lớn. Khách hàng thông qua ngân hàng của mình lập Uỷ nhiệm chi hoặc séc chuyển khoản. Ngân hàng của công ty sẽ báo có cho công ty. Khi đó kế toán phải tiến hành ghi vào hoá đơn bán hàng Do đó, công ty ngày càng có uy tín đối với khách hàng, giữ vững được khách hàng truyền thống, đồng thời khách hàng mới cũng được phát triển thêm. 2.2.2. Kế toán giá vốn hàng bán. 2.2.2.1. Phương pháp xác định giá vốn hàng bán. Hiện nay Công ty mới chỉ thực hiện chủ yếu là chức năng kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp và nông sản. Hàng hoá đó có thể là do nhập khẩu về để bán ra hoặc cũng có thể là hàng mua lại của các công ty sản xuất kinh doanh trong nước bán ra, trong đó hàng nhập khẩu chiếm phần lớn trọng lượng hàng hoá mua vào. (doanh thu từ hàng nhập khẩu chiếm tỉ trọng lớn trong tổng doanh thu hàng năm của công ty). Do xuất xứ của mỗi mặt hàng khác nhau nên mỗi mặt hàng sẽ có cách xác định giá vốn khác nhau. - Xác định trị giá vốn của hàng xuất kho: Phương pháp hạch toán hàng tồn kho mà công ty đang áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên. Do chủng loại hàng hoá không đồng nhất, nhập về theo từng lô nên việc quản lý giá thực tế hàng xuất kho được kế toán công ty dùng phương pháp giá thực tế đích danh (tức hàng hoá được nhập theo giá nào thì được xuất theo giá đó). Như vậy, trị giá vốn thực tế của lô hàng xuất kho chính là trị giá vốn thực tế của lô hàng đó tại thời điểm nhập kho. Theo cách đánh giá này, kế toán tập hợp trực tiếp các chi phí liên quan đến quá trình mua hàng như chi phí bảo hiểm, tiền mua bao bì, chi phí đóng bao, bốc xếp, vận chuyển…vào giá trị lô hàng đó. Trị giá mua thực tế của hàng mua về Trị giá vốn của hàng mua nhập kho Chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng = + Tuy nhiên, do xuất xuất của mỗi mặt hàng khác nhau nên mỗi mặt hàng lại có cách xác định giá vốn thực tế không giống nhau. Cụ thể như sau: + Đối với mặt hàng nhập khẩu trực tiếp: Giá mua hàng hoá nhập khẩu trực tiếp trên hoá đơn thương mại của người xuất khẩu nước ngoài thường là giá CFR. Giá này chỉ bao gồm tiền hàng và cước phí vận chuyển từ nước ngoài về cảng (giá mua CFR được phản ánh trên TK 1561). Công ty phải tiến hành mua bảo hiểm cho số hàng hoá của mình. Chi phí bảo hiểm được theo dõi trên TK 1562 và được kết chuyển một lần vào GVHB vào cuối tháng. Đối với trường hợp hàng hoá nhập khẩu của công ty là hàng rời, công ty tiến hành mua bao bì của công ty bao bì và thuê công nhân cảng trực tiếp đóng bao tại cảng (Trọng lượng bao thường 50kg /bao), sau đó tiến hành điều chuyển về các kho của công ty. Chi phí mua bao bì và phí dịch vụ đóng bao, bốc xếp, vận chuyển hàng hoá về kho của công ty được hạch toán vào TK 1562, cuối tháng được kết chuyển một lần vào GVHB. Các mặt hàng phân bón hoá học của công ty là mặt hàng có thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0 %. Do đó, trị giá hàng nhập khẩu không bao gồm thuế nhập khẩu. Trị giá hàng nhập khẩu được tính theo giá thực tế như sau: Giảm giá hàng NK được hưởng Giá mua hàng NK (giá CFR) Giá thực tế hàng nhập khẩu Chi phí thu mua hàng NK = + - Trị giá tính thuế GTGT hàng nhập khẩu được xác định theo tỷ giá thực tế do hải quan xác định trên tờ khai hàng hoá nhập khẩu Giá mua hàng hoá NK (giá CFR) Trị giá tính thuế GTGT hàng hoá NK(giá CIF) Phí bảo hiểm hàng hoá NK = + Thuế suất thuế GTGT hàng hoá NK Trị giá tính thuế GTGT hàng hoá NK (giá CIF) Thuế GTGT hàng hoá NK = + + Đối với hàng hoá mua vào trong nước thì giá vốn thực tế của hàng hoá mua về nhập kho là giá trên hoá đơn không bao gồm thuế GTGT cộng với các khoản phát sinh trong quá trình mua hàng. - Giá vốn thực tế của hàng bán : Trị giá vốn của hàng hoá tiêu thụ được xác định gồm hai phần : Giá xuất của hàng được xác định theo giá thực tế đích danh, hàng hoá nhập được theo giá nào thì xuất theo giá đó (giá mua, không bao gồm chi phí thu mua) Chi phí thu mua được theo dõi trên TK 1562, cuối tháng được kết chuyển toàn bộ vào giá vốn hàng bán. 2.2.2.2. Kế toán giá vốn hàng bán Phòng kinh doanh mua hàng về có đầy đủ hoá đơn; khi hàng về, phòng kinh doanh xuất lệnh nhập kho, ghi thẻ kho làm 3 liên, phòng kế toán theo dõi một liên, phòng kinh doanh 1 liên, thủ kho theo dõi một liên. Sau khi nhập kho, căn cứ vào việc lập hiệu quả lãi – lỗ, phòng kinh doanh ký lệnh xuất hàng (bán ra), khách hàng nhận hàng, nhận hoá đơn và thanh toán tiền. Hàng bán tháng nào thì nộp thuế và tính kết quả kinh doanh vào tháng đó. *Chứng từ ban đầu - Để phản ánh giá vốn hàng bán , kế toán yêu cầu phòng kinh doanh cung cấp hồ sơ hàng hoá, phiếu nhập kho, Hoá đơn bán hàng (hoá đơn GTGT có giá trị như lệnh xuất kho). Khi nhận được đủ các chứng từ này, kế toán hàng hoá lấy làm căn cứ nhập kho, đồng thời xác định giá vốn của lô hàng. Để tiện cho việc theo dõi tình hình luân chuyển hàng hoá của công ty, kế toán sử dụng thẻ kho. *Tài khoản sử dụng: TK 632- Giá vốn hàng bán: phản ánh trị giá vốn của hàng hoá đã bán và kết chuyển trị giá vốn hàng bán sang TK 911- Xác định kết quả kinh doanh , để tính kết quả kinh doanh. Ngoài ra, kế toán còn sử dụng TK 156- Hàng hoá: phản ánh tình hình nhập-xuất hàng hoá. Mặt khác, do công ty áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nên khi mua hàng về nhập kho, kế toán hạch toán vào TK 156 cũng như khi xuất hàng bán, kế toán kết chuyển ngay giá vốn hàng bán từ TK 156 sang TK 632. *Phương pháp kế toán giá vốn hàng bán: Sau khi nhận được đầy đủ những chứng từ đảm bảo số hàng hoá đã được bán, căn cứ vào Hoá đơn bán hàng, phiếu nhập kho thì kế toán phản ánh doanh thu bán hàng vào Sổ bán hàng. Tiếp đến là phản ánh giá vốn hàng bán và xác định giá vốn hàng bán để ghi vào cột Tiền vốn của lô hàng đã bán đó vào Sổ bán hàng cũng như vào cột xuất của Thẻ kho kế toán. Để minh hoạ cho công tác kế toán giá vốn hàng bán ở công ty Cổ phần XNK vật tư nông nghiệp và nông sản, em xin trình bày ví dụ cụ thể sau: Ngày 11/9/2006 Công ty cổ phần VTNN Sông Hồng –Bắc Giang mua 1000 tấn Urêa TQ đơn giá : 4.200.000 đ/tấn. Giá bán hàng là 4.200.000 đ/tấn x 1000 tấn = 4.200.000.000 đ Thuế GTGT 5% : 210.000.000 đ Tổng cộng tiền hàng là 4.410.000.000 đ Giá vốn hàng bán : 4.047.619.047 Kế toán định khoản nghiệp vụ trên như sau: + Phản ánh giá vốn hàng bán : Nợ TK 632 : 4.047.619.047 Có TK 1561 : 4.047.619.047 + Phản ánh doanh thu bán hàng: Nợ TK 131 : 4.410.000.000 ( sct cty VTNN S.Hồng) Có TK 511: 4.200.000.000 Có TK 33311: 210.000.000 (biểu mẫu số 1) Cuối tháng, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển giá vốn hàng bán sang tài khoản 911 để tiến hành xác định kết quả kinh doanh. (biểu mẫu số 1 HOÁ ĐƠN (GTGT) Ngày 11 tháng 9 năm 2006 Mẫu số 01. GTKT- 3LL GU/ 2005B No: 175921 Đơn vị bán hàng: Công ty Cổ phần XNK vật tư nông nghiệp và nông sản Địa chỉ: Ngũ Hiệp- Thanh Trì- Hà Nội Số tài khoản: Mã số : 01 001 0154 8 1 Người mua hàng: Đơn vị :Cty VTNN Sông Hồng- Bắc Giang Địa chỉ :Bắc Giang Hình thức thanh toán : Chuyển khoản Mã số 01001031431 STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đvị SL Đơn giá Thành tiền ĐVT 1 Đạm urea Tấn 1000 4200.000 4.200.000.000 VNĐ Thuế suất thuế GTGT 5 % Cộng tiền hàng: 4.200.000.000 Tiền thuế GTGT 210.000.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 4.410.000.000 Số tiền viết bằng chữ: Bốn tỷ bốn trăm mười triệu đồng Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (ký tên, ghi rõ họ tên) (Ký tên, ghi rõ họ tên) (ký, đóng dấu,ghi họ tên) CHỨNG TỪ GHI SỔ MẪU SỐ 01-STK Sè : 13 Trích yếu SH tài khoản Số tiền Nî Cã Xuất kali Hải Hậu 632 157 979.440.000 Xuất Kali cty PL VĐ 632 1561 244.860.000 …………………………………. Cộng 16.808.672.459 Kèm theo:…chứng từ gốc CHỨNG TỪ GHI SỔ MẪU SỐ 01-STK Sè : 17 Trích yếu SH tài khoản Số tiền Nî Cã K/c giá vốn hàng bán 911 632 20.000.848.997 Cộng 20.000.848.997 Kèm theo:…chứng từ gốc Sổ cái tài khoản Tài khoản 632 Từ ngày 01/01/2006 đến ngày 30/09/2006 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ DiÔn gi¶i TK §¦ Sè tiÒn Nî Cã …………… 30/9 9 Xuất kali Hải Hậu 157 979.440.000 ……………. 30/9 Xuất Kali cty PL VĐ 1561 244.860.000 ………………. Hao hụt trong tháng 1561 511.905.490 30/9

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc339.doc
Tài liệu liên quan