Luận văn Hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ từ thực tiễn tỉnh Thái Bình

MỞ ĐẦU .1

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC

XÃ HỘI ĐỐI VỚI THÂN NHÂN LIỆT SĨ.12

1.1. Một số khái niệm, đặc điểm tâm lý của thân nhân liệt sĩ.12

1.2. Một số lý luận về hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ .14

1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân

liệt sĩ.28

Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI

THÂN NHÂN LIỆT SĨ TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI BÌNH .32

2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu .32

2.2. Thực trạng hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ tại tỉnh Thái

Bình.41

2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội đối với thân

nhân liệt sĩ tại tỉnh Thái Bình. .57

Chương 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU

QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI THÂN NHÂN LIỆT

SĨ TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI BÌNH .64

3.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội đối với

thân nhân liệt sĩ từ thực tiễn tỉnh Thái Bình.64

3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội đối với

thân nhân liệt sĩ từ thực tiễn tỉnh Thái Bình.68

KẾT LUẬN.72

TÀI LIỆU THAM KHẢO.73

pdf88 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ từ thực tiễn tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động CTXH đối với thân nhân liệt sĩ, từ đó hiểu được tầm quan trọng của hoạt động CTXH đối với thân nhân liệt sĩ. 32 Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI THÂN NHÂN LIỆT SĨ TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI BÌNH 2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu 2.1.1. Khái quát về cơ quan quản lý Lao động - Thương binh và Xã hội ở tỉnh Thái Bình [30] Cơ quan quản lý Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình thực hiện quản lý theo chiều dọc từ cấp tỉnh đến cấp huyện và cuối cùng là cấp xã, cụ thể như sau: Cơ quan quản lý cấp tỉnh là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình; Cơ quan quản lý cấp huyện là các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện/thành phố; Cơ quan quản lý cấp xã là Cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Khái quát về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Ngày 28/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập Bộ Lao động và Cứu tế xã hội để đảm nhận những nhiệm vụ về lao động, thương binh và xã hội trong những ngày đầu của chính quyền cách mạng còn non trẻ. Từ mốc son lịch sử ấy, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã đồng hành cùng dân tộc ta suốt chặng đường hơn 70 năm qua. Cùng với sự ra đời của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình được hình thành từ nhiều ngành khác nhau. Sau nhiều quá trình chia, tách, sáp nhập các cơ quan có liên quan, đến ngày 13/5/1988, UBND Tỉnh có quyết định số 230/QĐ-UB thành lập sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trên cơ sở sát nhập sở Lao động và sở Thương binh- Xã hội. Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội trong từng giai đoạn; chức năng, nhiệm vụ của ngành Lao động- Thương binh và Xã hội có thay đổi. 33 Như vậy, trong từng thời kỳ và giai đoạn lịch sử lại có sự chia tách, sát nhập cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Song, trên thực tế nhiệm vụ về Lao động - Người có công và Xã hội được Đảng bộ và nhân dân Thái Bình chăm lo thực hiện ngay sau khi nước nhà giành được độc lập. Trong thành tựu hơn 70 năm xây dựng và phát triển của Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cả nước có công lao to lớn của Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Thái Bình, với việc huy động sức người, sức của cho kháng chiến; quản lý tốt lực lượng lao động và thực hiện có hiệu quả chính sách an sinh xã hội. Ở từng giai đoạn lịch sử, chức năng nhiệm vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cũng có sự thay đổi khác nhau. Tuy nhiên, ở giai đoạn hiện nay, theo quy định tại Quyết định 1412/QĐ-UBND ngày 07/6/2016 của UBND tỉnh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước về: Lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội). Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản theo quy định của pháp luật; chịu sự quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Cơ cấu tổ chức Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình 34 Phòng Ngườ i có công Trung tâm Điều dưỡng - Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới Phòng Kế hoạch - Tài chính Văn phòng Thanh tra Sở Phòng Việc làm và an toàn lao động Phòng Tiền lương và Bảo hiểm xã hội Phòng Dạy nghề Trung tâm Dịch vụ - Việc làm Trườn g Trung cấp nghề cho người khuyế t tật Phòn g Bảo trợ xã hội Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới Trung tâm Cai nghiện ma túy và chăm sóc đối tượng xã hội Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội Chi cục Phòng , chống tệ nạn xã hội PHÓ GIÁM ĐỐC Phụ trách lĩnh vực xã hội PHÓ GIÁM ĐỐC Phụ trách lĩnh vực Người có công PHÓ GIÁM ĐỐC Phụ trách lĩnh vực việc làm GIÁM ĐỐC 35 - Khái quát về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện/thành phố Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện/thành phố là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện/thành phố, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý Nhà nước về: Lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội). Ngoài ra Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố thực hiện sự quản lý, chỉ đạo về mặt chuyên môn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. - Khái quát về nhiệm vụ của Cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp xã/phường/thị trấn Cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp xã/phường/thị trấn là cán bộ chuyên môn thuộc sự quản lý của Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn, thực hiện tham mưu giúp việc cho Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn về: Lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội). Ngoài ra cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố thực hiện sự quản lý, chỉ đạo về mặt chuyên môn của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố. 36 2.1.2. Khái quát về đặc điểm thân nhân liệt sĩ tại tỉnh Thái Bình Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã có rất nhiều người con của Thái Bình đã anh dũng hy sinh ở các mặt trận khi tuổi đời còn rất trẻ để lại bao nhiêu đau thương mất mát cho người thân và gia đình. Hiện tại, thân nhân liệt sĩ hầu hết là những người tuổi đã cao, sức khỏe yếu, không còn được minh mẫn nên gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, một số bộ phận có mức sống thấp hơn so với mức sống trung bình của người dân nơi cư trú. - Về số lượng: Số lượng liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ tại tỉnh Thái Bình tính đến tháng 6/2019: toàn tỉnh có 52.089 liệt sĩ, 173 bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống, có 12.342 thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp thường xuyên, 35.028 thân nhân hưởng tiền trợ cấp thờ cúng liệt sĩ hàng năm.[22] - Về độ tuổi: Để tìm hiểu về độ tuổi của thân nhân liệt sĩ tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi và thu được kết quả như sau: Số thân nhân liệt sĩ dưới 50 tuổi chiếm 15%, từ 50 - 60 tuổi chiếm tỷ lệ 19%, từ 60 - 70 tuổi chiếm tỷ lệ 30%, từ 70 - 80 tuổi chiếm tỷ lệ 28%, trên 80 tuổi chiếm tỷ lệ 8%. Như vậy, có thể thấy rằng số thân nhân liệt sĩ hết tuổi lao động, không còn khả năng lao động tại tỉnh Thái Bình chiếm trên 66%, đây là độ tuổi gặp nhiều khó khăn nhất trong các giai đoạn phát triển của con người. Ở độ tuổi này có sự lão hóa về cơ thể, sức khỏe ngày một yếu dần đi và xuất hiện nhiều bệnh khiến cuộc sống bản thân và gia đình gặp không ít những khó khăn, cũng là lúc thân nhân liệt sĩ gặp nhiều khủng hoảng về tâm lý. Hơn ai hết, thân nhân liệt sĩ rất cần sự quan tâm chăm sóc, động viên, an ủi, giúp đỡ từ gia đình, bạn bè, hàng xóm, cộng đồng, xã hội để được an hưởng tuổi già trong niềm hạnh phúc, niềm vui viên mãn. 37 - Về tâm lý: Trải qua các cuộc kháng chiến giành lại độc lập dân tộc và bảo vệ Tổ quốc đã có bao người người con Thái Bình ngã xuống, mãi mãi để lại tuổi thanh xuân của mình nơi chiến trường. Để lại bao nhiêu nỗi đau mất mát đối với những người cha, người mẹ, người vợ và người con liệt sĩ mà không gì có thể bù đắp. Do đó, thân nhân liệt sĩ luôn có tâm lý chung là tự hào với những đóng góp cống hiến của bản thân, của gia đình cho nền độc lập của dân tộc và luôn luôn mong mỏi được tìm thấy hài cốt của người thân đưa về an tang tại quê nhà để tiện chăm nom hương khói. Đến nay, một bộ số thân nhân liệt sĩ đã được hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi của Nhà nước từ lâu, tuổi cao, sức khỏe yếu nhưng vẫn chưa tìm thấy hài cốt người thân của mình. Những thân nhân này thường xuyên bị tổn thương về mặt tinh thần và tâm lý, họ thường xuyên cảm thấy cô đơn và mong được sự quan tâm chăm sóc nhiều hơn từ phía Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương. Tại tỉnh Thái Bình có 36% thân nhân liệt sĩ là người cao tuổi do những tác động tâm lý mất người thân và những thay đổi tâm sinh lý, tuổi tác mà sức khỏe của họ cũng có phần ảnh hưởng, khi ở độ tuổi này thân nhân liệt sĩ bị giảm chức năng của thính giác và thị giác khiến cho họ gặp không ít những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Trong đó, có 173 Mẹ Việt Nam anh hùng hiện còn sống đang hưởng trợ cấp thường xuyên thì có 112 Mẹ hiện nay sống một mình, sức khỏe đã già yếu mọi sinh hoạt phải nhờ vào họ hàng và làng xóm. Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân liệt sĩ luôn cảm thấy vui mừng phấn khởi khi được đại diện lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội tổ chức đến tận nhà thăm hỏi, động viên, tặng quà và chúc sức khỏe vào những dịp lễ tết như: ngày 27/7, ngày tết nguyên đán Thoáng qua niềm 38 vui đó là những nỗi buồn trong sâu thẳm đôi mắt của các bà, các mẹ khi được hỏi về thông tin người thân đã hi sinh. - Về tình trạng sức khỏe: Đa số thân nhân liệt sĩ đều có sức khỏe yếu, do ảnh hưởng của tuổi già, ốm đau bệnh tật. Trong tổng số thân nhân liệt sĩ được điều tra có 66% thân nhân liệt sĩ trên 60 tuổi có sức khỏe yếu là do quy luật của tự nhiên, CTXH đối với thân nhân liệt sĩ cần quan tâm sao cho các cụ được sống khỏe, sống vui, được sống trong tình thương yêu của gia đình, của cộng đồng và đặc biệt là sự tôn vinh, kính trọng của thế hệ trẻ, của nhân viên công tác xã hội. Đảng và Nhà nước đã có chính sách chăm sóc sức khỏe đối với thân nhân liệt sĩ được quy định tại: Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ, Thông tư liên tịch số 13/2014/ TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính. Tuy nhiên, ngoài chính sách mua thẻ BHYT, điều dưỡng phục hồi sức khỏe, mua phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình đối với thân nhân liệt sĩ được quy định tại các văn bản nêu trên, Nhà nước, chính quyền địa phương, cộng đồng và xã hội đã có sự quan tâm hơn đến thân nhân liệt sĩ trong việc chăm sóc sức khỏe thông qua các hoạt động khám chữa bệnh định kỳ và miễn phí tại cộng đồng để họ ổn định sức khỏe, ổn định cuộc sống. Thân nhân liệt sĩ cũng có ý thức tự chăm sóc sức khỏe bản thân thông qua việc thường xuyên đi khám bệnh, theo dõi tình trạng sức khỏe. - Về việc làm và thu nhập: là tiêu chí quan trọng đánh giá thu nhập của thân nhân liệt sĩ. Theo kết quả điều tra: thân nhân liệt sĩ hiện đang là cán bộ công chức viên chức chiếm 6%, là công nhân chiếm 7%, là cán bộ hưu trí chiếm 17%, làm nông nghiệp chiếm 57%, làm các công việc khác chiếm 13%. Qua đó có thể 39 thấy được thân nhân liệt sĩ chủ yếu làm nghề nông nghiệp, thu nhập chủ yếu phụ thuộc vào nuôi trồng như: lúa, ngô, chăn nuôi lợn, gà và tiền trợ cấp, phụ cấp hàng tháng của Nhà nước. Đối với những thân nhân liệt sĩ tuổi đã cao sức khỏe yếu không còn đủ sức khỏe để làm việc nữa thì thu nhập chính là số tiền trợ cấp của Nhà nước. Một số ít thân nhân liệt sĩ là công chức viên - chức, công nhân, hưu trí thì có mức thu nhập ổn định hơn. Số còn lại họ làm nghề buôn bán hoặc sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ cũng đem lại được thu nhập cho bản thân và gia đình góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống. Đảng và Nhà nước ta luôn có chính sách ưu tiên trong đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm cho con liệt sĩ được quy định tại Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 28/11/2012 của Thủ tướng Chính Phủ. 2.1.3. Nhu cầu của thân nhân liệt sĩ tại tỉnh Thái Bình Thân nhân liệt sĩ cũng như bao người bình thường khác đều có những nhu cầu cơ bản về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển như: - Nhu cầu về ăn, uống, nghỉ ngơi: Thân nhân liệt sĩ tuổi đã cao, sức khỏe yếu, bệnh tật thường xuyên, bản thân họ không còn đủ sức khỏe để tự lao động nuôi bản thân do đó họ có nhu cầu được ăn uống đủ chất dinh dưỡng, có nước sạch để dùng, có nhà để ở tránh mùa mưa bão. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân gia đình liệt sĩ, hàng tháng thân nhân liệt sĩ được Nhà nước trợ cấp một khoản tiền tuất cũng giúp họ giảm bớt phần nào những khó khăn trong cuộc sống. Đối với những hộ gia đình thân nhân liệt sĩ có khó khăn về nhà ở được Nhà nước hỗ trợ tiền xây hoặc sửa nhà. - Nhu cầu an toàn thân thể, bảo đảm sức khỏe và có việc làm để có thu nhập ổn định kinh tế gia đình: Trải qua các cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc và bảo vệ Tổ quốc đến nay đa số thân nhân liệt sĩ đều đã tuổi cao sức khỏe yếu, do đó bản thân họ luôn có nhu cầu muốn được an toàn về thân thể và đảm 40 bảo sức khỏe, được khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe thường xuyên. Xuất phát từ những nhu cầu đó chính sách ưu đãi người có công với cách mạng có chế độ mua thẻ bảo hiểm y tế đối với thân nhân liệt sĩ và thực hiện điều dưỡng sức khỏe hàng năm đối với thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp thường xuyên. Như vậy, thân nhân liệt sĩ cũng đã được Nhà nước bảo đảm về sức khỏe và an toàn về thân thể. Ngoài nhu cầu về bảo đảm sức khỏe, an toàn thân thể thân nhân liệt sĩ còn có nhu cầu được học nghề, được hỗ trợ tìm kiếm việc làm phù hợp với trình độ và khả năng lao động để có thêm thu nhập. Họ mong muốn được Nhà nước hỗ trợ kinh phí, vốn đầu tư để sản xuất, kinh doanh , cải thiện chất lượng cuộc sống. Từ nhu cầu về việc làm của người có công nói chung và thân nhân liệt sĩ nói riêng, Thủ tướng Chính phủ có ban hành Chỉ thị số: 31/CT-TTg ngày 28/11/2012 về việc thực hiện công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con liệt sĩ, con thương binh nặng, con bệnh binh nặng. - Nhu cầu được tôn vinh, kính trọng và quý mến: Thân nhân liệt sĩ là những người đã cống hiến, hi sinh cả tính mạng của người thân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Cũng giống như bao thân nhân liệt sĩ trên cả nước, thân nhân liệt sĩ tại tỉnh Thái Bình ngoài những nhu cầu cơ bản ra họ cũng có các nhu cầu khác như: muốn được tôn vinh, được mọi người kính trọng; được quan tâm, chăm sóc; được động viên, giúp đỡ để vơi đi nỗi đau mất mát. Nhu cầu được tôn vinh, được kính trọng là quan trọng nhất . Thực hiện tốt được nhu cầu này đảm bảo sẽ làm an lòng, vừa lòng thân nhân liệt sĩ. Tâm lý người Việt Nam khi về già muốn được con cháu kính trọng, lắng nghe và biết xin ý kiến lúc đó họ sẽ cảm thấy họ có ích cho xã hội, cho cộng đồng, cho gia đình, các cụ sẽ sống vui sống khỏe hơn. 41 2.2. Thực trạng hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ tại tỉnh Thái Bình 2.2.1. Thực trạng hoạt động thực hiện chi trả trợ cấp hàng tháng Tính đến tháng 6/2019, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đang thực hiện chi trả trợ cấp hàng tháng đối với 12.342 trường hợp là thân nhân liệt sĩ theo các mức trợ cấp, phụ cấp được quy định tại Nghị định số: 99/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 07 năm 2018 của Chính phủ. Các mức trợ cấp, phụ cấp được quy định như sau: Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 1 liệt sĩ là 1.515.000 đồng/tháng; Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 2 liệt sĩ là 3.030.000 đồng/tháng; Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 3 liệt sĩ trở lên là 4.545.000 đồng/tháng; Trợ cấp tiền tuất đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc lấy vợ khác (diện không hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng) là 1.515.000 đồng/tháng; Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ, đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng là 1.212.000 đồng/tháng; Trợ cấp Bà mẹ Việt Nam anh hùng (hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo mức trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân liệt sĩ); Phụ cấp Bà mẹ Việt Nam anh hùng là 1.270.000 đồng/tháng; Trợ cấp phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống tại gia đình là 1.515.000 đồng/tháng. 42 Bảng 2.1: Số đối tượng thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hàng tháng [22] STT Đối tượng Số người Tỷ lệ 1 Bà mẹ VNAH có 01 liệt sĩ 26 0,21% 2 Bà mẹ VNAH 02 liệt sĩ 144 1,15% 3 Bà mẹ VNAH 03 liệt sĩ trở lên 3 0,02% 4 Thân nhân 01 liệt sĩ 10.415 83,22% 5 Thân nhân 02 liệt sĩ 47 0,38% 6 Thân nhân 03 liệt sĩ trở lên 1 0,01% 7 Nuôi dưỡng thân nhân liệt sĩ 909 7,26% 8 Vợ/chồng liệt sĩ lấy Chồng/vợ khác 970 7,75% Tổng 12.515 100% (Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tài vụ, tháng 6/2019) Công tác thực hiện chi trả trợ cấp, phụ cấp hàng tháng cho thân nhân liệt sĩ được thực hiện nghiêm túc, thống nhất từ cấp tỉnh tới xã. Phòng Người có công - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu lãnh đạo Sở ban hành Quyết định tăng, giảm đối tượng và điều chỉnh trợ cấp trên cơ sở hồ sơ được tiếp nhận từ Trung tâm Hành chính công tỉnh chuyển vào hoặc từ xã, huyện chuyển lên. Sau đó bàn giao Quyết định tăng, giảm hoặc Quyết định điều chỉnh cho Phòng Kế hoạch - Tài Vụ. Phòng Kế hoạch - Tài vụ - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện tăng, giảm trợ cấp và điều chỉnh trợ cấp trên phần mềm chi trả sau đó bàn giao danh sách chi trả về cho phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện. Căn cứ danh sách tăng, giảm và điều chỉnh trợ cấp do Sở bàn giao về, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành rút tiền từ kho bạc huyện sau đó bàn giao tiền và danh sách tăng, giảm, điều chỉnh trợ cấp cho nhân viên CTXH (là cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) từng xã. Sau khi có tiền 43 trợ cấp UBND xã sẽ thông báo trên loa truyền thanh mời người có công và thân nhân liệt sĩ lên trụ sở UBND xã để nhận trợ cấp hàng tháng. Tiền trợ cấp hàng tháng không phải là mức trợ cấp quá cao nhưng với một số thân nhân liệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn, sức khỏe yếu, tuổi già không thể lao động thì đây là một khoản tiền vô cùng quan trọng trong việc chi trả sinh hoạt phí cho cuộc sống, tiền mua thuốc, tiền khám chữa bệnh Bà Phạm Thị H là mẹ liệt sĩ, thường trú tại xã Bình Nguyên, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình cho biết: “Tôi có 3 người con thì có 2 đứa là liệt sĩ, Ông nhà tôi mất được 10 năm nay rồi, hiện tại tôi đang ở cùng với vợ chồng thằng út. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hàng tháng tôi được lĩnh 3.030.000 triệu đồng tiền trợ cấp đối với thân nhân của hai liệt sĩ. Nỗi đau mất con không gì có thể so sánh được nhưng với số tiền trợ cấp hàng tháng đó của Nhà nước thì cũng đủ cho tôi trang trải tiền thuốc men khi đau yếu”. Bà Lê Thị T là vợ liệt sĩ, thường trú tại xã Đông Mỹ, thành phố Thái Bình cho biết: “Ông nhà tôi hy sinh năm 1970, tôi chỉ có mỗi cô con gái lấy chồng ở trong Nam. Hiện tại tôi sống có một mình, tuổi cao, sức khỏe yếu nên chỉ mong vào mấy đồng trợ cấp của Nhà nước thôi. Mặc dù nó không nhiều nhưng cũng đỡ đần được khoản thuốc thang hàng tháng”. Thái Bình là một tỉnh nhỏ nhưng số lượng người có công với cách mạng nói chung lớn. Đặc biệt, toàn tỉnh có 52.089 liệt sĩ, 173 bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống, có 12.342 thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp thường xuyên [21]. Hàng tháng, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cố gắng giải quyết chế độ, quyền lợi cho đối tượng một cách chính xác và kịp thời. Qua việc khảo sát công tác thực hiện chi trả trợ cấp, phụ cấp có đầy đủ, đúng thời hạn hay không tác giả thu được kết quả như sau: 44 Bảng 2.2: Đánh giá việc thực hiện chi trả trợ cấp, phụ cấp STT Tiêu chí Số người Tỷ lệ 1 Đúng thời hạn và đủ số tiền 79/100 79% 2 Đôi khi chậm trễ 21/100 21% 3 Hay chậm trễ và không đủ số tiền 0/100 0% (Nguồn: Tác giả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 6/2019) Kết quả khảo sát tại bảng 2.1 cho thấy việc thực hiện chi trả trợ cấp, phụ cấp tại tỉnh Thái Bình về cơ bản đảm bảo về thời gian và số tiền theo đúng quy định. Tuy nhiên, đôi khi việc chi trả còn chậm trễ là do nguyên nhân tháng chi trả rơi vào đúng tháng điều chỉnh mức trợ cấp theo Nghị định mới của Chính phủ (thường là tháng 7 hoặc tháng 8 tùy theo Nghị định có hiệu lực từ ngày tháng nào) hoặc rơi vào các dịp lễ, tết (như ngày 27/7, tết âm lịch). Bà Nguyễn Thị K là bà mẹ Việt Nam anh hùng (có chồng và một con là liệt sĩ) thường trú tại Thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy cho biết: “Tôi năm nay 90 tuổi rồi, chân tay đau yếu nên không ra UBND xã để nhận trợ cấp của Nhà nước được nhưng tháng nào cũng vào khoảng ngày mùng 10 là cô Lan cán bộ LĐTBXH lại cầm tiền trợ cấp vào tận nhà để trả cho tôi. Riêng có tháng 7 và dịp tết nguyên đán là cô mang vào muộn hơn, tôi nghĩ chắc thời điểm đấy các cô, các bác bận việc lo quà tết cho người có công và thân nhân liệt sĩ như chúng tôi nên chi trả muộn hơn những tháng kia”. 2.2.2. Thực trạng hoạt động hỗ trợ xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở Thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở và Thông tư số 09/2013/TT-BXD ngày 01/7/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2013 Sở Lao động - 45 Thương binh và Xã hội, Sở Xây dựng đã tuyên truyền về chính sách người có công với cách mạng được hỗ trợ về nhà ở tới huyện và xã. Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh và UBND huyện các xã đã tuyên truyền chế độ chính người có công với cách mạng được hỗ trợ về nhà ở trên loa truyền thanh xã và hướng người có công nói chung và thân nhân liệt sĩ nói riêng đăng ký được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở. Trên cơ sở danh sách đối tượng đề nghị được hỗ trợ nhà ở của UBND các huyện, thành phố chuyển lên. Ngày 15/11/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định số 2521/QĐ-UBND Phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2013-2014. Tổng số người có công đề nghị hỗ trợ nhà ở được phê duyệt tại Quyết định 2521 là 25.830 hộ, trong đó thân nhân liệt sĩ đề nghị hỗ trợ là 9.396 hộ. Ngoài nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ người có công có khó khăn về nhà ở còn có cả nguồn xã hội hóa: do các Ngân hàng trong tỉnh hoặc các tổ chức đoàn thể hỗ trợ. Tính đến tháng 6/2019 số hộ người có công trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã được hỗ trợ nhà ở là 17.685 hộ, trong đó thân nhân liệt sĩ được hỗ trợ nhà ở là 8.953 hộ [22]. Với mức hỗ trợ được quy định tại Điều 3, Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ đối với hộ xây mới nhà ở, hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ đối với hộ sửa chữa nhà ở. Thân nhân liệt sĩ khi được hỏi về mức hỗ trợ trên có đủ để thực hiện việc xây mới hay sửa chữa nhà ở hay không, tác giả thu được kết quả như sau: 46 Bảng 2.3. Đánh giá mức hỗ trợ của Nhà nước về việc thực việc việc xây, sửa nhà STT Tiêu chí Số người Tỷ lệ 1 Xây nhà (hỗ trợ 40 triệu đồng) Xây được 0/100 0% Phải vay mượn thêm 63/100 63% Không xây được 37/100 37% 2 Sửa nhà (hỗ trợ 20 triệu đồng) Sửa được 61/100 61% Phải vay mượn thêm 27/100 27% Không sửa được 12/100 12% (Nguồn: Tác giả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 6/2019) Qua kết quả khảo sát cho thấy với mức hỗ trợ 40 triệu đồng không đủ để thân nhân liệt sĩ thực hiện xây mới nhà ở mà họ phải vay mượn thêm của người thân, hàng xóm hoặc hỗ trợ từ con cái. Đối với những hộ không có con cái hỗ trợ, bản thân họ không có nguồn thu nhập khác ngoại trừ khoản tiền trợ cấp tuất liệt sĩ ra thì với mức hỗ trợ 40 triệu đồng họ không thể xây mới nhà ở và họ không giám nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước (số hộ này chiếm 37%). Đối với những hộ sửa chữa nhà ở, với mức hỗ trợ 20 triệu đồng đa thì số thân nhân liệt sĩ sửa được nhà; một số ít hộ phải vay mượn thêm của người thân, hàng xóm hoặc hỗ trợ từ con cái. Những hộ nhà đã bị hư hỏng cả phần mái nhà và nền nhà hoặc hư hỏng cả phần mái nhà và tường nhà thì số tiền 20 triệu không đủ để họ thực hiện việc sửa chữa nhà ở, do đó họ không nhận hỗ trợ của Nhà nước (số hộ này chiếm 12%). 2.2.3. Thực trạng hoạt động thực hiện điều dưỡng phục hồi sức khỏe, mua thẻ Bảo hiểm y tế, cấp phương tiện dụng chỉnh hình - Thực trạng hoạt động điều dưỡng phục hồi sức khỏe 47 Người có công và thân nhân liệt sĩ được điều dưỡng và phục hồi s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hoat_dong_cong_tac_xa_hoi_doi_voi_than_nhan_liet_si.pdf
Tài liệu liên quan