Luận văn Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công ty Sứ Thanh Trì

Có thể thấy rằng, Công ty Sứ Thanh Trì đã tiêu thụ khoảng 25% sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera ở các thị trường nước ngoài trong tổng số lượng sản phẩm được tiêu thụ của Công ty trong ba năm gần đây. Số lượng sản phẩm còn lại khoảng 75% sản phẩm là dành cho tiêu thụ nội địa. Như vậy có thể nói rằng, thị trường nội địa là thị trường chủ yếu, quan trọng của Công ty, còn thị trường xuất khẩu mới chỉ là bước đầu khai thác. Công ty cần tìm hiểu thêm nữa thị trường của các nước trong khu vực và một số nước khác có những nhu cầu về sứ vệ sinh phù hợp với khả năng sản xuất của Công ty để ngày càng tăng hơn nữa số lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường nước ngoài, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty.

 

doc100 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1569 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công ty Sứ Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công ty Sứ Thanh Trì tương đối ổn định qua các năm. Năm 2002, số lượng bệt tiêu thụ được là 185.360 sản phẩm, nhưng năm 2003, số lượng này là 185.210 sản phẩm; giảm đi 150 sản phẩm, tức là giảm đi 0,08%, một con số không đáng kể. Năm 2004, số lượng bệt tăng lên là 185.325 sản phẩm, hay tăng lên 115 sản phẩm,tức là tăng 0,06% so với năm 2003. Số lượng chậu tiêu thụ được lại đang có xu hướng tăng trong 3 năm gần đây. Năm 2002, số lượng tiêu thụ được của chậu là 256.075 sản phẩm. Đến năm 2003, số lượng này tăng lên 256.130 sản phẩm, tăng lên so với năm 2002 là 55 sản phẩm hay tăng 0,02%. Năm 2004, số lượng chậu lại tăng lên so với năm 2003, tăng lên 520 sản phẩm hay 0,2%. Nhìn vào biểu đồ 3 có thể thấy số lượng các sản phẩm khác của Công ty có xu hướng tăng rõ rệt. Số lượng các loại sản phẩm này giảm từ 110.715 năm 2002 xuống 110.030 sản phẩm năm 2003, tức là giảm 685 sản phẩm hay số lượng các loại sản phẩm này tăng khoảng 0,62% so với năm 2003. Năm 2004 số lượng này tăng lên là 110.225 sản phẩm, tức là tăng 195 sản phẩm hay tăng 0,18% so với năm 2003. Nhìn biểu đồ 3 chỉ có thể thấy được tình hình tiêu thụ về số lượng, chỉ có thể thấy được sự tăng giảm của các loại sản phẩm, và thấy tổng số lượng các sản phẩm tiêu thụ được không có sự biến động nhiều, đồng thời không thấy được sự tăng giảm của các sản phẩm ảnh hưởng thế nào đến doanh thu của từng loại và đến doanh thu của Công ty. Song khi nhìn vào biểu đồ 4, chúng ta có thể thấy rất rõ sự biến động về giá trị do ảnh hưởng của sự tăng hay giảm số lượng các sản phẩm sứ vệ sinh. Biểu đồ 4: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera qua các năm 2002 –2004 Bởi số lượng bệt năm 2003 giảm đi 0,08% so với năm 2002 nên đã làm cho doanh thu từ loại sản phẩm này giảm từ 129.976.320.000 đồng xuống 129.808.039.000 đồng, tức là giảm 168.281.000 đồng, hay giảm đi 0,13% so với năm 2002. Năm 2004, doanh thu của bệt tăng lên 130.098.150 đồng, hay tăng lên 0,22% so với năm 2003. Đây là nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty bởi doanh thu từ bệt chiếm trung bình khoảng trên dưới 69% trong tổng doanh thu. Doanh thu từ việc tiêu thụ chậu có xu hướng tăng nhưng do giá trị nhỏ, chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng doanh thu. Tuy nhiên, chúng cũng có khả năng tác động chút ít làm tăng doanh thu. Năm 2003, doanh thu từ chậu tăng 0,32% so với năm 2002, năm 2004 doanh thu tăng 0,2% so với năm 2003. Đối với các sản phẩm khác của Công ty, doanh thu năm 2003 tăng 0,84% so với năm 2002, và giảm đi chút ít vào năm 2004 là 0,82% so với năm 2003. Tổng doanh thu năm 2003 chỉ tăng 0,04% so với năm 2002 vì trong năm này doanh thu từ bệt giảm 0,13%, từ các sản phẩm khác giảm 0,84% và doanh thu từ chậu tăng 0,32%, doanh thu năm 2004 giảm đi 11,8% so với năm 2003. Doanh thu năm 2004 tăng nhiều hơn là 0,15% vì doanh thu từ bệt năm 2004 tăng 0,22% so với năm 2003; đồng thời, doanh thu từ chậu tăng 0,2 trong năm 2004. Tổng doanh thu của Công ty tương đối ổn định và điều này sẽ ảnh hưởng tốt đến hoạt động của Công ty. Chính vì vậy, Công ty cần có những biện pháp hữu hiệu để duy trì và phát triển hơn nữa sự ổn định này ngay trong năm sau để nâng cao hơn nữa doanh thu và số lượng sản phẩm tiêu thụ được, nhất là lượng bệt và đồng thời duy trì được những biện pháp đó trong thời gian dài để ngày càng nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Bảng số 5 bên dưới sẽ cho thấy chi tiết tình hình tiêu thụ từng chủng loại sản phẩm của Công ty Sứ Thanh Trì. Đối với sản phẩm bệt, sản phẩm mang nhãn hiệu VI77 – có tên Tulip là sản phẩm được tiêu thụ với số lượng lớn nhất, chiếm khoảng 27% trong tổng số bệt được bán ra. VI66 – với tên gọi Venus và VI88 – Hawai là những sản phẩm được bán chạy sau VI77. Số lượng sản phẩm bán được lần lượt chiếm khoảng 18% và 14%. Còn giá trị của bệt VI77 chiếm khoảng 28%, VI66 chiếm khoảng 20,1% và VI88 chiếm 16% trong tổng giá trị thu được từ việc tiêu thụ các sản phẩm bệt mang thương hiệu Viglacera. Đối với sản phẩm chậu, châu VI2 và VI3 được người tiêu dùng ưa thích hơn cả. Số lượng sản phẩm này được tiêu thụ thường chiếm khoảng 46,2% trong tổng số lượng chậu được tiêu thụ của Công ty. Giá trị của số lượng chậu VI2, VI3 chiếm khoảng 50% tổng giá trị chậu rửa. Tiếp đến là chậu VTL3, VTL3N chiếm 21,1% tổng số lượng và 16,3% tổng giá trị chậu được tiêu thụ. Số lượng và giá trị của loại chậu VI2N vàVI3N cũng gần tương đương với số lượng và giá trị của chậu VTL3 và VTL3N, chiếm khoảng 20,8% về số lượng và 14,1% về giá trị so với tổng số lượng và tổng giá trị chậu đã tiêu thụ được qua ba năm gần đây. Những sản phẩm khác chủ yếu được tiêu thụ nhiều nhất là tiểu nam TT1, TT3 và tiểu nữ VB1, VB3. Số lượng tiêu thụ được của tiểu nam chiếm khoảng 28%; tiểu nữ khoảng 10,8%. Về giá trị, tiểu nam chiếm khoảng trên dưới 35% và tiểu nữ khoảng 28,2% trong tổng giá trị các sản phẩm còn lại của Công ty. Bảng số 5: Chi tiết tình hình tiêu thụ sản phẩm sứ vệ sinh theo chủng loại sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera qua các năm 2002 - 20004 TT Chủng loại Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số lượng Doanh thu Số lượng Doanh thu Số lượng Doanh thu (Sản phẩm) (Nghìn đồng) (Sản phẩm) (Nghìn đồng) (Sản phẩm) (Nghìn đồng) 1 Bệt 185.360 129.976.320 185.210 129.808.039 185.325 130.098.150 VI66 33.364 27.091.568 32.732 26.578.487 33.704 27.030.608 VI77 50.047 36.784.545 51.565 37.900.275 50.789 37.329.917 VI88 25.805 20.669.805 24.520 19.640.520 24.908 19.951.318 VI1T 22.078 13.268.878 22.756 13.676.356 22.890 13.756.908 VI3P, VI3 19.921 11.938.488 19.890 11.919.092 19.909 11.925.412 VI28 15.090 8.618.080 16.115 9.203.469 16.035 9.157.780 Các loại bệt khác 19.055 11.604.956 17.632 10.889.840 17.090 10.946.207 2 Chậu 256.075 44.443.600 256.130 44.584.020 256.650 44.674.535 VI2, VI3 118.430 22.620.130 118.748 22.680.879 119.010 22.730.921 VTL3, VTL3N 54.018 7.238.412 55.985 7.501.990 56.019 7.602.547 VI2N, VI3N 53.293 6.288.574 55.678 6.570.120 55.801 6.584.634 Các loại chậu khác 30.334 8.296.484 25.719 7.831.031 25.820 7.756.433 3 Các sản phẩm khác 110.715 12.400.080 110.030 12.503.874 110225 12401955 Tiểu treo TT1, TT3 30.132 3.797.424 39.745 4.689.154 39.325 4.559.975 Tiểu nữ VB1, VB3 11.968 3.500.368 11.865 3.503.654 11.720 3.414.270 Các loại khác 68.615 5.102.288 58.420 4.311.066 59.180 4.427.710 Tổng 552.150 186.820.000 551.370 186.895.933 552.200 187.174.640 (Nguồn: Báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm qua các năm 2002, 2003, 2004) Với những con số, bảng, biểu đồ phân tích ở trên, chúng ta có thể nhận thấy các sản phẩm bệt, chậu và các sản phẩm khác mang thương hiệu Viglacera của Công ty được tiêu thụ khá ổn định. Các sản phẩm này, nhất là các sản phẩm chậu rửa có xu hướng được người tiêu dùng lựa chọn nhiều, bệt cũng đã tăng hơn trong năm qua. Điều này đã một phần cho thấy sản phẩm sứ vệ sinh của Công ty Sứ Thanh Trì trong những năm gần đây đã có thể được tiêu thụ nhiều hơn, những sản phẩm này cũng phù hợp với sở thích và khả năng của người tiêu dùng. Các sản phẩm bán ra được người tiêu dùng chấp nhận. Điều đó có nghĩa là trong thời gian qua, Công ty đã có được chỗ đứng trên thị trường, đặc biệt là thị trường trong nước. Thương hiệu Viglacera đã tìm vị trí của mình bên cạnh những thương hiệu nổi tiếng khác. Cùng với đó, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm mang nhãn hiệu Viglacera của Công ty Sứ Thanh Trì cũng đang được nâng lên từng bước. Mặc dù vậy, Công ty vẫn nên quan tâm hơn nữa đến việc tiêu thụ sản phẩm, đổi mới sản phẩm và giữ ổn định hoặc nâng chất lượng các sản phẩm sứ vệ sinh lên hơn nữa để sản phẩm sứ vệ sinh của Công ty ngày càng có uy tín trên thị trường, đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng về cả mẫu mã, chủng loại, màu sắc, chất lượng sản phẩm và cả dịch vụ sau bán, để có thể cạnh tranh mạnh mẽ hơn nữa với các đối thủ cạnh tranh để giành được khách hàng, giành được thị phần. Bởi có như vậy, Công ty mới có thể hoạt động sản xuất kinh doanh chủ động hơn, hiệu quả hơn, tăng được doanh thu và nhất là luôn đảm bảo có lãi. Thị trường tiêu thụ Thị trường là nơi Công ty tiêu thụ sản phẩm của mình. ở đó, Công ty bán sản phẩm sứ vệ sinh cho người tiêu dùng. Công ty dành phần lớn số lượng sản phẩm để tiêu thụ trong nước, số lượng này chiếm đến trên dưới 70% tổng số lượng sứ vệ sinh Viglacera được tiêu thụ. Thị trường nội địa là thị trường chủ yếu của Công ty để tiêu thụ sản phẩm. Còn khoảng gần 30% số lượng sứ vệ sinh là dành để tiêu thụ ở một số thị trường nước ngoài. Số lượng sản phẩm dành cho xuất khẩu này không lớn do Công ty đang ở giai đoạn thăm dò, tìm thị trường có nhu cầu và phù hợp với khả năng, tình hình sản xuất của Công ty. Tình hình tiêu thụ sản phẩm sứ vệ sinh mang thương hiệu Viglacera của Công ty Sứ Thanh Trì đối với thị trường nội địa và xuất khẩu được thể hiện ở Bảng số 6 bên dưới Bảng số 6: Tình hình tiêu thụ sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera theo thị trường qua các năm 2002 - 2004 Nội dung Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị (sản phẩm) (ng đồng) (sản phẩm) (ng đồng) (sản phẩm) (ng đồng) Xuất khẩu 138.037 46.804.830 138.208 46.990.720 138.572 47.114.480 Tiêu thụ nội địa 414.113 140.015.170 413.162 139.905.213 413.628 140.060.160 Tổng 552.150 186.820.000 551.370 186.895.933 552.200 187.174.640 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của các năm 2002, 2003, 2004) Nhìn vào bảng số 6 thấy, số lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2003 giảm đi chút ít so với năm 2003 là 780 sản phẩm hay giảm đi 0,14%. Số lượng này giảm là do năm 2003, số lượng tiêu thụ được trong nội địa giảm. Năm 2002, tiêu thụ nội địa đạt 414.113 sản phẩm. Sang đến năm 2003, số lượng này là 413.162 sản phẩm, tức là giảm đi 951 sản phẩm ( giảm đi 0,23%) so với năm 2002. Song, trong năm này, số lượng sản phẩm được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài lại tăng lên 171 sản phẩm (tức tăng lên 0,12%) so với số lượng sản phẩm sứ vệ sinh xuất khẩu năm 2002. Năm 2004, số lượng sản phẩm tiêu thụ được cả ở thị trường nội địa và thị trường nước ngoài đều tăng, do vậy đã làm cho tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ được của Công ty tăng lên 552.200, tăng so với năm 2003 là 830 sản phẩm hay tăng 0,15% so với năm 2003. Cụ thể, số lượng sản phẩm tiêu thụ nội địa năm 2004 tăng thêm 466 sản phẩm (tăng 0,11%) so với số lượng sản phẩm tiêu thụ nội địa năm 2003. Số lượng sản phẩm xuất khẩu tăng thêm 364 sản phẩm (tăng 0,26%) so với số lượng sản phẩm tiêu thụ ở thị trường nước ngoài năm 2003. Về giá trị sản phẩm, có thể nói rằng qua ba năm gần đây, giá trị các sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera không ngừng tăng, tất nhiên là do nhiều yếu tố tác động nên tăng không nhiều. Tuy nhiên, đó cũng là một điều đáng mừng vì trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc duy trì được số lượng cũng như giá trị của các sản phẩm là một việc rất khó. Năm 2003, giá trị sản phẩm sứ vệ sinh tiêu thụ ở thị trường nước ngoài tăng 185.890.000 đồng, tức là tăng 0,4% so với giá trị tiêu thụ ở thị trường nước ngoài năm 2002. Và sang năm 2004, giá trị này lại tăng 123.860.000 đồng, hay tăng 0,26% so với năm 2003. Điều này cho thấy, Công ty không chỉ giữ được những thị trường xuất khẩu truyền thống, thâm nhập một số thị trường mới với số lượng còn hạn chế, mà còn tăng được số lượng và giá trị sản phẩm tiêu thụ trên các thị trường này. Đối với thị trường nội địa, do năm 2003 số lượng sản phẩm tiêu thụ được có giảm chút ít nên đã ảnh hưởng chút ít đến giá trị của các sản phẩm tiêu thụ, làm cho giá trị của các sản phẩm sứ vệ sinh giảm đi 109.957.000 đồng (tức là giảm đi 0,08%) so với giá trị sản phẩm tiêu thụ trong nước năm 2002. Năm 2004, giá trị sản phẩm tiêu thụ được trong nước tăng 123.860.000 đồng, tức là tăng 0,26% so với năm 2003 do số lượng sản phẩm được người tiêu dùng trong nước sử dụng nhiều hơn, sản phẩm đã được người tiêu dùng chấp nhận cả về kiểu dáng, chất lượng… Có thể thấy rằng, Công ty Sứ Thanh Trì đã tiêu thụ khoảng 25% sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera ở các thị trường nước ngoài trong tổng số lượng sản phẩm được tiêu thụ của Công ty trong ba năm gần đây. Số lượng sản phẩm còn lại khoảng 75% sản phẩm là dành cho tiêu thụ nội địa. Như vậy có thể nói rằng, thị trường nội địa là thị trường chủ yếu, quan trọng của Công ty, còn thị trường xuất khẩu mới chỉ là bước đầu khai thác. Công ty cần tìm hiểu thêm nữa thị trường của các nước trong khu vực và một số nước khác có những nhu cầu về sứ vệ sinh phù hợp với khả năng sản xuất của Công ty để ngày càng tăng hơn nữa số lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường nước ngoài, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty. Hiện nay, thị trường nội địa là thị trường chính của Công ty Sứ Thanh Trì. Số lượng sản phẩm được tiêu thụ chiếm khoảng 75% trong tổng số lượng sản phẩm được tiêu thụ của Công ty. Sản phẩm sứ vệ sinh của Công ty đã có mặt ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam của đất nước ta. Tình hình tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nội địa qua ba năm 2002 – 2004 được thể hiện cụ thể ở Bảng số 7 và biểu đồ số 5 bên dưới. Bảng số 7: Tình hình tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa qua các năm 2002 – 2004 TT Thị trường Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số lượng Trị giá Số lượng Trị giá Số lượng Trị giá (sản phẩm) (ng đồng ) (sản phẩm) (ng đồng ) (sản phẩm) (ng đồng ) 1 Miền Bắc 248.467 84.008.832 248.005 84.065.375 248.193 84.127.918 2 Miền Trung 40.422 13.541.370 41.352 13.808.650 41.362 13.841.033 3 Miền Nam 125.224 42.464.968 123.805 42.031.188 124.073 42.091.209 Tổng 414.113 140.015.170 413.162 139.905.213 413.628 140.060.160 (Nguồn: Phòng Kinh doanh) Biểu đồ 5: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Sứ Thanh Trì ở thị trường nội địa qua các năm 2002 - 2004 Nhìn vào bảng số 7, có thể thấy rằng, thị trường miền Bắc là thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của Công ty Sứ Thanh Trì. Năm 2002, thị trường miền Bắc tiêu thụ 248.467 sản phẩm, chiếm khoảng 60% tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ trong toàn quốc. Và giá trị của số lượng sản phẩm này đạt 84.008.832.000 đồng. Sang đến năm 2003, số lượng này giảm, chỉ đạt 248.005, tức là giảm 462 sản phẩm, hay giảm 0,19% so với số lượng năm 2002 ở thị trường này. Tuy nhiên, do giá mỗi sản phẩm có tăng chút ít, nên trong năm 2003, giá trị của số lượng sản phẩm này đạt 84.065.375.000 đồng, tăng hơn năm 2002 là 0,067%. Năm 2004, số lượng sản phẩm tiêu thụ ở thị trường miền Bắc đã có tăng thêm một chút, tăng 0,08% so với năm 2003. Đồng thời, giá trị cũng tăng lên trong năm này, đạt 84.127.918.000 đồng, tăng 0,074% so với năm 2003. Có thể thấy rằng trong vài năm trở lại đây, miền Bắc xây dựng cơ sở hạ tầng rất mạnh. Thêm vào đó, Công ty được đặt tại đây. Đó là một điều kiện rất quan trọng và rất thuận lợi để Công ty có thể tiêu thụ được sản phẩm của mình ngày một nhiều hơn vì việc vận chuyển sản phẩm, việc quản lý tình hình tiêu thụ sẽ dễ dàng hơn… Và tất nhiên, để tăng số lượng và giá trị của những sản phẩm sứ vệ sinh mang thương hiệu Viglacera trong những năm tới, Công ty cần phải có những đổi mới về sản phẩm, về giá cả, về dịch vụ, và nhất là các hoạt động quảng cáo, xúc tiến để đưa sản phẩm của Công ty đến gần với người tiêu dùng miền Bắc hơn nữa. Đứng sau thị trường miền Bắc về số lượng và giá trị tiêu thụ sản phẩm là miền Nam. Đây là một thị trường rộng lớn và là thị trường có tiềm năng và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sứ vệ sinh rất lớn. Hiện nay, số lượng sản phẩm được tiêu thụ ở thị trường này của Công ty là 30,2% trong tổng số lượng sản phẩm bán ra trên toàn quốc. Năm 2002, số lượng sản phẩm tiêu thụ tại thị trường miền Nam là 125.224 sản phẩm. Do nhiều yếu tố ảnh hưởng, nên số lượng sản phẩm tiêu thụ vào năm 2003 giảm đi chỉ còn 123.805 sản phẩm, tức là giảm đi 1,13% so với năm 2002. Năm 2004, số lượng sản phẩm tiêu thụ ở miền Nam là 124.073 sản phẩm, tăng so với năm 2003 là tăng 0,22%. Về giá trị, năm 2003, giá trị của số lượng sản phẩm tiêu thụ ở thị trường miền Nam là 42.031.188 đồng, giảm 1,02% so với năm 2002 do số lượng tiêu thụ có giảm ở thị trường này. Năm 2004, giá trị tăng lên 42.091.290.000 đồng, tăng so với năm 2003 là 0,14%. Thị trường miền Trung là một thị trường nhỏ đối với Công ty. Bên cạnh một số thành phố lớn tương đối phát triển, thì còn lại là những khu vực, thành phố có điều kiện sống không cao, người dân nghèo và có cuộc sống khó khăn hơn ở hai miền Nam và miền Bắc. Chính vì thế mà nhu cầu của người dân đối với sản phẩm sứ vệ sinh không cao được bằng các thành phố, khu vực của hai miền Bắc và Nam. Có thể thấy rằng, phần lớn những người tiêu dùng sản phẩm này chủ yếu là ở các thành phố, ở các tỉnh có cuộc sống tương đối khá giả. Chính vì vậy, số lượng sản phẩm tiêu thụ ở đây không nhiều. Công ty đã cố gắng rất nhiều trong việc đưa sản phẩm của mình thâm nhập vào thị trường này bằng việc quảng cáo, lập chi nhánh ở đây để có thể thu hút, kích thích nhu cầu của người tiêu dùng. Do đó, số lượng sản phẩm tiêu thụ ở miền Trung đang có xu hướng tăng lên trong vài năm gần đây. Tuy nhiên, số lượng còn không đáng kể so với miền Bắc và miền Nam và tổng số lượng sản phẩm của Công ty tiêu thụ ở đây chỉ đạt khoảng trên dưới 10% trong tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ trong cả nước. Cụ thể, năm 2002, số lượng sản phẩm tiêu thụ là 40.422 sản phẩm. Năm 2003, số lượng sản phẩm tăng lên 41.352 sản phẩm, tăng lên 930 sản phẩm, tăng lên 2,3% so với năm 2002. Năm 2004, con số này tăng thêm được rất ít là 41.352 sản phẩm. Về giá trị, năm 2003, giá trị số lượng sản phẩm bán được tại thị trường miền Trung là 13.808.650.000 đồng, tăng 1,97% so với giá trị đạt được năm 2002. Năm 2004, giá trị đạt 13.841.033.000 đồng, tăng so với giá trị năm 2003 là 0,23% so với năm 2003. Để có thể thấy rõ hơn tình hình tiêu thụ về số lượng và giá trị của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera tại thị trường nội địa, có thể theo dõi ở biểu đồ số 5 ở trên. Thị trường nội địa là thị trường chính của Công ty. Và ở đây, thị trường miền Bắc và thị trường miền Nam là hai thị trường chủ yếu. Các sản phẩm của Công ty có giá cả vừa phải, hợp với khả năng tiêu dùng của người tiêu dùng trong nước, song hiện nay, số lượng sản phẩm tiêu thụ không nhiều do Công ty vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của các khu vực, thành phố trong cả nước. Công ty trong giai đoạn tới cần có những biện pháp tích cực hơn nữa để đưa những sản phẩm của Công ty đến những thành phố mới, những khu dân cư đang bắt đầu có nhu cầu sử dụng các thiết bị vệ sinh cho hoạt động của mình. Có như vậy, Công ty sẽ vừa duy trì được số khách hàng cũ, đồng thời có thêm được một số lượng khách hàng mới tương đối lớn. Tuy nhiên, việc nâng dần chất lượng và hạ giá thành sản xuất để có một giá bán hợp lý và chất lượng sản phẩm đảm bảo sẽ giúp cho sản phẩm Viglacera của Công ty có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các hãng nổi tiếng khác đang thâm nhập vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều và rất phong phú. Công ty cũng cần có một hệ thống các Chi nhánh, cửa hàng bán và trưng bày sản phẩm để có thể tiếp cận được với người tiêu dùng một cách trực tiếp, có đội ngũ cán bộ bán hàng, hướng dẫn sử dụng nhiệt tình, hiểu kỹ về sản phẩm mà Công ty sản xuất ra để hướng dẫn người tiêu dùng có thể sử dụng sản phẩm dễ dàng khi mua sản phẩm. Bên cạnh thị trường nội địa, thị trường xuất khẩu cũng là một thị trường khá quan trọng đối với Công ty Sứ Thanh Trì. Hiện nay, thị trường xuất khẩu chiếm khoảng 25% tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty. Là một công ty mới bắt đầu tìm những thị trường xuất khẩu trong vài năm trở lại đây, Công ty Sứ Thanh Trì còn có rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm bạn hàng để tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm của Công ty hiện nay mới chỉ xuất hiện ở một số nước là bạn hàng truyền thống của Công ty từ những năm đầu tham gia hoạt động xuất khẩu. Những thị trường truyền thống của Công ty là thị trường Nga, thị trường Ukraine, thị trường Italy và Bangladesh. Với những cố gắng trong vài năm gần đây của các cán bộ kinh doanh của Công ty, hiện nay, thị trường tiêu thụ của Công ty ở nước ngoài đã có thêm một số thị trường mới như thị trường Mauritius (Châu Phi), thị trường Bỉ, và mới đây có những đơn đặt hàng của Nhật và một số nước khác. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong thời gian qua được cho trong bảng 8 và sơ đồ 6. Bảng số 8: Tình hình tiêu thụ sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera tại một số thị trường xuất khẩu qua các năm 2002 –2004 TT Thị trường Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị (sản phẩm) (ng đồng) (sản phẩm) (ng đồng) (sản phẩm) (ng đồng) 1 Italy 13.802 4.679.906 13.726 4.652.653 12.819 4.335.804 2 Nga 55.214 18.721.665 55.320 18.751.267 54.706 18.703.758 3 Ukraine 40.411 13.702.340 40.486 13.723.134 40.582 13.726.456 4 Các thị trường khác 28.610 9.700.919 28.676 9.863.666 30.465 10.348.462 Tổng 138.037 46.804.830 138.208 46.990.720 138.572 47.114.480 (Nguồn: Phòng Xuất khẩu) Biểu đồ 6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu theo số lượng sản phẩm tiêu thụ qua các năm 2002 - 2004 Nhìn qua bảng 8 có thể thấy, thị trường Nga là thị trường tiêu thụ nhiều sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera nhất. Số lượng sản phẩm tiêu thụ ở thị trường này chiếm khoảng 40% tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ ở thị trường nước ngoài. Thị trường Nga là một thị trường rộng lớn, không những thế thị trường này không phải là một thị trường khó tính. Công ty đã và đang khai thác thị trường này để có thể tiêu thụ sản phẩm của Công ty ngày càng nhiều. Năm 2002, thị trường này tiêu thụ được 55.214 sản phẩm với giá trị (tính ra VND) là 18.721.665.000 đồng. Sang năm 2003, số lượng này tăng thêm chút ít là 55.320 sản phẩm, tức là tăng lên 106 sản phẩm hay tăng 0,19% so với năm 2002. Cùng với đó, giá trị của số lượng sản phẩm tiêu thụ tại đây cũng tăng thêm 29.602.000 đồng, tức là tăng thêm 0,16% so với năm 2002. Năm 2004, số lượng sản phẩm bị giảm đi 614 sản phẩm, tức là giảm đi 1,1% so với năm 2003. Điều này đã ảnh hưởng đến giá trị của số sản phẩm đó, khiến cho giá trị của số sản phẩm tiêu thụ tại thị trường Nga trong năm 2004 giảm đi 0,25% so với năm 2003. Sau thị trường Nga là thị trường Ukraine. Đây cũng là thị trường lớn và cũng là bạn hàng truyền thống của Công ty Sứ Thanh Trì từ lâu. Thị trường này cũng tiêu thụ khá nhiều sản phẩm của Công ty. Số lượng sản phẩm tiêu thụ ở thị trường Ukraine thường chiếm khoảng 29% tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ ở thị trường nước ngoài của Công ty. Công ty xác định đây là bạn hàng truyền thống và có tiềm năng lớn đối với Công ty. Năm 2002, số lượng sản phẩm tiêu thụ ở thị trường này là 40.411 sản phẩm và có giá trị là 13.702.340.000 đồng. Sang đến năm 2003, số lượng này tăng lên 40.486, tăng 0,19% và giá trị của số lượng sản phẩm này cũng tăng lên 0,15% so với số lượng và giá trị sản phẩm tiêu thụ năm 2002. Năm 2004, số lượng sản phẩm tăng thêm 96 sản phẩm, tức là tăng thêm 0,24% và giá trị tăng 0,02% so với số lượng và giá trị năm 2003. Đứng thứ 3 trong số các thị trường chính của Công ty là thị trường Italy. Thị trường này tiêu thụ khoảng 10% số lượng sản phẩm. Trong ba năm gần đây, số lượng sản phẩm được tiêu thụ ở thị trường này đang giảm, năm 2003 giảm 0,55% so với năm 2002, năm 2004 giảm 6,6% so với năm 2003. Nhiều lý do có thể giải thích cho vấn đề này, trong đó lý do đầu tiên là do sự cạnh tranh mạnh mẽ của các sản phẩm sứ vệ sinh khác trên thị trường Italy. Điều này đã ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty Sứ Thanh Trì tại thị trường này. Hiện nay, Công ty đã mở rộng thị trường tiêu thụ của mình sang một số thị trường mới và đang đạt được nhiều thuận lợi. Có thể thấy năm 2003, tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ ở các thị trường còn lại của Công ty tăng lên 0,23% và giá trị của số sản phẩm xuất sang các thị trường này tăng 1,7% so với năm 2002, và sang năm 2004, Công ty lại tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ vì một phần duy trì được những thị trường của mình, đồng thời tìm được bạn hàng mới như Nhật Bản với những đơn đặt hàng mới, do đó đã tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ ở các thị trường này lên 6,2% và tăng giá trị của số lượng sản phẩm này lên 4,9% so với năm 2003. Dưới đây là biểu đồ về tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Sứ Thanh Trì tại một số thị trường xuất khẩu trong năm 2002 – 2004. Biểu đồ 7: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Sứ Thanh Trì tại một số thị trường xuất khẩu năm 2002 - 2004 Nhìn vào Biểu đồ 7, chúng ta có thể thấy thị trường Nga là thị trường tiêu thụ nhiều sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công ty Sứ Thanh Trì nhất, với số lượng sản phẩm và giá trị lớn nhất trong tất cả các thị trường xuất khẩu là bạn hàng của Công ty. Tiếp đến là thị trường Ukraine. Đây cũng là một thị trường lớn, tiêu thụ khoảng 29% trong tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ ở nước ngoài. Qua phần phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Sứ Thanh Trì, một nhận xét có thể đưa ra là, nói chung, tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty ở các thị trường mặc dù có chút biến động nhưng không đáng kể. Công ty đã duy trì tốt mối quan hệ làm ăn với các bạn hàng trong và ngoài nước để tiêu thụ sản phẩm một cách tương đối ổn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1296.DOC
Tài liệu liên quan