Luận văn Một số giải pháp chiến lược kinh doanh sản phẩm dịch vụ Viễn thông và Internet nhằm nâng cao vị thế của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam trong giai đoạn cạnh tranh hội nhập

Hoạt động quan hệ công chúng được chú trọng. Hình ảnh, hoạt động của Tổng công ty được quảng bá thông qua nhiều hình thức: trên các phương tiện thông tin đại chúng, các diễn đàn chuyên ngành BCVT và Công nghệ thông tin, chương trình Lễ hội. Tổng công ty đã ban hành “Hệ thống nhận diện thương hiệu VNPT”, định hướng các vấn đề cơ bản và chiến lược phát triển thương hiệu, chuẩn hóa các hoạt động truyền thông, phát hành phim, tạo sự đồng bộ và nâng dần tính chuyên nghiệp trong hoạt động quảng bá hình ảnh, quảng cáo dịch vụ.

 Tuy nhiên công tác quảng cáo chưa thực hiện chuyên nghiệp, đồng bộ và thống nhất giữa các đơn vị thành viên trong VNPT. Quảng cáo dịch vụ được thực hiện lẻ tẻ tại nhiều đơn vị với nhiều nội dung khác nhau. Việc phối hợp quảng cáo và phân cấp quảng cáo giữa các đơn vị chủ quản dịch vụ và các bưu điện tỉnh thành chưa thực hiện hiệu quả và thường xuyên. Để đem lại một hình ảnh thống nhất của VNPT đến với khách hàng đồng thời khẳng định nhãn hiệu dịch vụ trên thị trường. Bên cạnh đó, việc quảng cáo mới chỉ tập trung vào một số dịch vụ mới như VoIP, di động, Internet mà không chú trọng đến các dịch vụ điện thoại truyền thống làm hạn chế khả năng phát triển của loại hình dịch vụ này.

Về chính sách khuyến mại, cơ chế trích thưởng cho khách hàng được thực hiện theo quy định của Tổng công ty nhưng tại một số đơn vị việc vận dụng không hợp lý làm khách hàng thắc mắc (chẳng hạn khách hàng có doanh thu cao tỷ lệ trích thưởng lại thấp hơn khách hàng có doanh thu thấp; thực hiện trích thưởng không đúng cam kết với khách hàng; không đồng nhất quà tặng cho các khách hàng cá nhân ), việc chi khuyến mại phải bằng quà tặng theo quy định không phù hợp với nhiều thị trường và đối tượng khách hàng. Các cơ chế ưu đãi nhằm chăm sóc khách hàng lớn, khách hàng đặc biệt của VNPT chưa được quán triệt, thực hiện đầy đủ tại nhiều đơn vị, một số cơ chế chưa linh hoạt, chậm đổi mới, hình thức chưa đa dạng, thủ tục phiền hà không tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho khách hàng.

 

doc103 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 2528 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp chiến lược kinh doanh sản phẩm dịch vụ Viễn thông và Internet nhằm nâng cao vị thế của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam trong giai đoạn cạnh tranh hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, giá cước càng là một yếu tố nhạy cảm. Có thể thấy sự cạnh tranh về giá diễn ra rất gay gắt trong thời gian vừa qua đối với dịch vụ di động và Internet. Mặc dù Bộ BCVT có khung giá cước để quản lý về giá nhưng các đối thủ cạnh trạnh vẫn có nhiều hình thức hạ giá qua các hình thức tính cước theo block, khuyến mãi,... Việc giảm giá cước đương nhiên được khách hàng ủng hộ. Tuy nhiên khi cạnh tranh về giá diễn ra mạnh sẽ dẫn đến tình trạng quá tải lưu lượng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc gọi. Áp lực về giá cũng là một gánh nặng mà VNPT phải tìm cách tháo gỡ thông qua các hình thức gói cước phù hợp để thu hút khách hàng. - Các dịch vụ giá trị gia tăng phải phong phú, đa dạng hơn: với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ viễn thông và Internet, ngày càng có nhiều dịch vụ mới ra đời đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của khách hàng. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ cao cấp ngày càng nhiều. Ngoài việc sử dụng di động để thực hiện các cuộc thoại, khách hàng còn mong muốn có thể sử dụng để nhắn tin, truy nhập Internet. Đối với dịch vụ truy nhập Internet, bên cạnh việc tìm kiếm thông tin, gửi e-mail... khách hàng còn muốn sử dụng nhiều dịch vụ mới như giải trí, xem phim, thương mại điện tử, trò chơi trực tuyến, hội nghị truyền hình... đòi hỏi tốc độ đường truyền nhanh hơn. Chính vì vậy, để có thể thu hút khách hàng việc phát triển thêm nhiều dịch vụ giá trị gia tăng tích hợp trên cùng một thiết bị đầu cuối là một chiến lược rất quan trọng và là một xu hướng tất yếu trong những năm tới. Để có thể đáp ứng được đòi hỏi này, việc lựa chọn công nghệ nào là một bài toán mà VNPT phải tính toán kỹ. - Địa điểm mua hàng phải thuận tiện, hấp dẫn khách hàng, đặc biệt trong môi trường cạnh tranh hiện nay, các nhà cung cấp mới ra đời luôn có tư duy kinh doanh mới và nhanh nhạy, chủ động trong việc đem dịch vụ đến khách hàng chứ không phải bán hàng bị động, các thủ tục, hình thức mua dịch vụ và thanh toán dễ dàng, thuận tiện hơn. Thời gian chờ đợi từ lúc đăng ký sử dụng dịch vụ đến khi được hòa mạng, hay lắp đặt phải được rút ngắn. Điện thoại thẻ, Internet thẻ là một hình thức thanh toán tiện lợi cho khách hàng. Mạng lưới điểm truy nhập Internet công cộng cũng cần được phát triển để đáp ứng các đối tượng sử dụng. - Các hoạt động hỗ trợ bán hàng như quảng cáo, khuyến mại, quà tặng ngày càng được khách hàng chú ý và đòi hỏi nhiều hơn. Khi các vấn đề cơ bản của dịch vụ như chất lượng, giá cước, mua hàng có vẻ gần như được đáp ứng ngang bằng nhau giữa các nhà cung cấp thì các hoạt động yểm trợ ngày càng thể hiện tính hiệu quả trong việc thu hút khách hàng. Khách hàng sẽ đòi hỏi nhiều đến các hoạt động hậu mãi như quà tặng, bảo hành, lắp đặt sửa chữa. Thông thường khi có nhu cầu sửa chữa, lắp đặt, khách hàng thường đòi hỏi nhà cung cấp phải nhanh chóng đáp ứng ngay. Và khi đã sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp một thời gian dài, khách hàng thường mong muốn có những chính sách ưu đãi như giảm giá, được quà tặng để không cảm thấy bị thiệt thòi khi những nhà cung cấp khác có những chính sách thu hút hấp dẫn .... Vì vậy, việc có các chính sách chăm sóc khách hàng, giữ khách hàng trung thành không rời bỏ sang nhà cung cấp mới là một việc rất cần thiết và phải làm ngay. 2.3.5.2. Phân tích khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông và Internet của VNPT Các dịch vụ viễn thông và Internet rất phong phú, mỗi loại dịch vụ lại có những đặc thù riêng vì vậy cũng có những đối tượng khách hàng riêng. Để hiểu rõ áp lực của khách hàng đối với các dịch vụ viễn thông và Internet, phải tiến hành phân tích khách hàng theo từng dịch vụ. 2.3.5.2.4. Khách hàng của dịch vụ Internet Qua quan sát thực tế diễn ra trong những năm qua có thể chia thị trường theo những tiêu chí sau : Theo vùng địa lý: có 3 khu vực: - Các địa bàn cạnh tranh mạnh: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Đặc điểm nổi bật của khu vực này là mức độ cạnh tranh cao, hầu hết các nhà cung cấp đều tập trung ở thị trường này. Các chính sách cạnh tranh qua giá, quảng cáo khuyến mại diễn ra rất sôi động. Khách hàng trên thị trường này cũng đa dạng và tập trung kể cả đối tượng tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân. Đối với dịch vụ Internet tốc độ cao, hiện khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, văn phòng nước ngoài, các công ty tin học, các đại lý Internet công cộng và chủ yếu là ở các thành phố, trung tâm lớn như Hà Nội, Hải Phòng và TP. HCM - Các địa bàn cạnh tranh tiềm năng: bao gồm các vùng kinh tế, văn hoá phát triển và có đầu tư nước ngoài, khu công nghiệp như Đồng Nai, Bình Dương, Hải Phòng, Đà Nẵng. Thị trường này trước đây chỉ thuộc VDC. Tuy nhiên, đây lại là thị trường cạnh tranh tiềm năng do các ISP mới bắt đầu mở rộng thị trường sang khu vực này. Hơn nữa đây là các vùng tập trung đầu tư nước ngoài, các khu công nghiệp tập trung, và các vùng kinh tế trọng điểm. Vì vậy, đây là vùng thị trường hứa hẹn đối tượng khách hàng tiềm năng. Thị trường sẽ thuộc về đối thủ nào có chiến lược kịp thời, thủ tục nhanh gọn và dịch vụ tốc độ cao. - Các địa bàn chưa có cạnh tranh: gồm các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo: đặc điểm là thị trường rộng lớn, nhưng lại là các vùng ít phát triển Internet do đại đa số điều kiện kinh tế và trình độ dân trí chưa phát triển mạnh. Đây là khu vực không có cạnh tranh, do không có lãi nên các ISP chưa chú ý đến, chỉ có VDC/VNPT đang phục vụ. Tuy nhiên, ngay cả đối tượng này cũng cần được phân chia ra thành 2 nhóm: nhóm 1 gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, các trang trại, các làng nghề truyền thống, các vùng du lịch: là đối tượng có khả năng về tài chính, sẵn sàng thanh toán cho việc truy nhập Internet nếu có lợi; nhóm 2 gồm đối tượng nông dân, người nghèo, cá nhân, chưa có khả năng thanh toán. Theo mức độ yêu cầu của khách hàng về công nghệ: - Đối tượng sử dụng Internet tốc độ cao: đối tượng này thường có nhu cầu cao đối với việc khai thác Internet, sử dụng nhiều dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng đòi hỏi phải có băng thông lớn, tốc độ đường truyền cao. Thông thường, nhu cầu sử dụng Internet của họ lớn, và sẵn sàng thanh toán ở mức độ cao. Mục đích chính của họ là sử dụng Internet chất lượng. Do vậy, VNPT nên nhằm vào các đối tượng như khách sạn, khu công nghiệp, toà nhà văn phòng , ... - Đối tượng sử dụng Internet quay số: cũng bao gồm cả đối tượng có yêu cầu sử dụng dung lượng cao, tuy nhiên chưa sẵn sàng thanh toán ở mức cao (một bộ phận hộ gia đình). Đồng thời cũng bao gồm cả đối tượng sử dụng trung bình, thấp. Điều quan tâm chính của họ, ngoài việc phải đảm bảo chất lượng đường truyền, đối tượng này rất nhạy cảm với sự thay đổi giá cước và hình thức khuyến mại. Theo nhóm khách hàng: gồm 2 nhóm chính: - Nhóm khách hàng tổ chức: bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ, Chính phủ, và các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đặc điểm của nhóm này là có khả năng thanh toán cao, sẵn sàng chấp nhận mức giá phù hợp với chất lượng dịch vụ cung cấp, đòi hỏi cao về chất lượng dịch vụ, nhu cầu thông tin đa dạng và truy nhập với nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt, có nhu cầu tiêu dùng các ứng dụng thời gian thực tăng mạnh, vì vậy cần được cung cấp dịch vụ chất lượng cao. - Nhóm khách hàng cá nhân: bao gồm các hộ gia đình, giới trẻ học sinh, sinh viên, và người sử dụng đơn lẻ. Đặc điểm của nhóm này là rất nhạy cảm với sự thay đổi của giá cả, thích giá rẻ, tốc độ kết nối nhanh, ổn định, thông tin đa dạng, và cũng cần truy nhập với mọi hình thức khác nhau. Khách hàng dịch vụ ADSL Dù mới được khai thác, nhưng dịch vụ này đã phát triển nhanh chóng và ngày càng thu hút khách hàng mới cũng như khách hàng Internet truyền thống do những ưu điểm vượt trội của nó. - Khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp, trường học: Khi VNPT đưa ra mức cước tối đa dịch vụ ADSL là 1 triệu đồng/tháng, hầu hết các doanh nghiệp có nhu cầu đã đăng ký dùng. Do vậy, việc tập trung vào phân đoạn khách hàng tổ chức, doanh nghiệp được xem là hướng đi sẽ mang lại thành công. - Khách hàng là các điểm Internet công cộng: đây là đối tượng rất phù hợp và hứng thú với dịch vụ ADSL và là một đoạn thị trường rất lớn. Hiện nay các điểm truy nhập Internet công cộng phát triển nở rộ không chỉ ở các thành phố, đô thị, nơi đã xuất hiện những dãy phố truy nhập Internet công cộng, và Internet cũng len lỏi vào tận các ngõ hẻm nhỏ, mà tại các vùng ngoại ô, nông thôn cũng không xa lạ gì với hình ảnh điểm truy nhập Internet công cộng. Phát triển được kênh bán hàng này là một yếu tố đem lại thành công cho nhà cung cấp. - Khách hàng là những hộ gia đình: là các đối tượng có nhu cầu rất lớn nhưng đăng ký sử dụng dịch vụ này chưa nhiều. Việc VNPT đưa ra các gói cước mới với giá rẻ cho nhiều đối tượng sẽ tác động mạnh đến thị trường và sẽ mở ra cuộc chạy đua về cước dịch vụ ADSL phục vụ các hộ gia đình. 2.3.5.2.7. Khách hàng các dịch vụ trên nền NGN Khách hàng của 1719 thường là khách hàng doanh nghiệp, đại lý bán thẻ (đối tượng này thường mua số lượng lớn) hoặc các đối tượng có mức thu nhập thấp như học sinh, sinh viên, người nhà bệnh nhân tại các bệnh viện lớn... Khách hàng của dịch vụ 1800 hiện có là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế xã hội có mạng lưới phân phối rộng khắp toàn quốc sử dụng một số điện thoại duy nhất trên toàn quốc với mục đích phục vụ công tác chăm sóc, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng. Khách hàng của dịch vụ 1900 thường là các công ty truyền thông, truyền số liệu, các đài phát thanh, truyền hình với các dịch vụ giải trí. Dịch vụ VPN phù hợp với đối tượng khách hàng là các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, hàng hải, các văn phòng đại diện các công ty nước ngoài đặt tại Việt Nam liên quan đến viễn thông, tin học, các doanh nghiệp sản xuất có chi nhánh ở nước ngoài trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ phần mềm, các cơ quan chính phủ, các Bộ, các Tổng công ty. Dịch vụ MegaWAN của VNPT rất thích hợp cho các cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu kết nối mạng thông tin hiện đại, hoàn hảo, tiết kiệm. Khách hàng của MegaWAN hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp và các ngân hàng nhỏ Như vậy có thể thấy đối tượng khách hàng của VNPT rất đa dạng. Mỗi dịch vụ viễn thông và Internet có những nhóm khách hàng riêng và có những đặc điểm riêng. Khách hàng của từng dịch vụ lại được phân thành từng nhóm với những yêu cầu, nhu cầu khác nhau. Trên cơ sở đó, sẽ triển khai các giải pháp phù hợp cho từng nhóm đối tượng khách hàng. Như vậy, có thể thấy, yêu cầu, đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao, đồng thời khách hàng ngày càng có thêm nhiều sự lựa chọn hơn khi có nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông và Internet. Môi trường cạnh tranh đòi hỏi VNPT phải thay đổi tư duy kinh doanh hướng tới khách hàng, nghiên cứu triển khai các ứng dụng tiên tiến trên thế giới, nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng chăm sóc khách hàng. Qua phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài VNPT, có thể rút ra một số nhận xét về môi trường kinh doanh thời gian tới như sau: Dự kiến trong giai đoạn tới, các đối thủ sẽ cạnh tranh mạnh với VNPT đó là Vietel, SPT, EVN Telecom và Hanoi Telecom, FPT. Các dịch vụ hiện đang có sự cạnh tranh mạnh gồm có Internet, VoIP và di động. Một số dịch vụ đang dần có cạnh tranh là dịch vụ điện thoại cố định. Khi các đối thủ triển khai xong mạng lưới, dịch vụ kênh thuê riêng cũng sẽ có cạnh tranh. Các đối thủ sẽ tập trung vào khai thác dịch vụ tại các khu vực kinh tế trọng điểm như các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu chế xuất. Đối thủ có khả năng cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường dịch vụ điện thoại cố định là EVN Telecom. Thị trường di động trong vài năm tới sẽ vô cùng sôi động, Viettel sẽ là đối thủ mạnh của VNPT. Tuy vậy, các nhà khai thác dịch vụ cố định vẫn sẽ từng bước chuẩn bị sẵn sàng cho việc cung cấp dịch vụ do tiềm năng phát triển nhất định của dịch vụ này. Các doanh nghiệp đã được cấp phép đều đã có kế hoạch phát triển trong giai đoạn 5 năm tới và sẽ gây nhiều khó khăn đối với VNPT. Đặc biệt đáng chú ý là việc tất cả các đối thủ đều định hướng phát triển mạng NGN và di động 3G nhằm cung cấp hàng loạt các dịch vụ tương tự VNPT. Thời điểm các đối thủ xây dựng xong mạng lưới cũng sẽ trở thành thời điểm kinh doanh khó khăn cho VNPT. Các công ty nước ngoài nếu có tham gia vào thị trường Việt Nam có lẽ trước hết sẽ tham gia thị trường di động và Internet. Trong giai đoạn 2006 – 2010, số lượng các công ty viễn thông quốc tế có thể hạn chế nhưng giai đoạn 5 năm sau đó các công ty viễn thông nước ngoài sẽ tham gia nhiều vào thị trường viễn thông Việt Nam kể cả cung cấp hạ tầng mạng lẫn cung cấp dịch vụ. Ngoài lĩnh vực dịch vụ di động sẽ sớm có cạnh tranh quốc tế, thị trường điện thoại quốc tế đặc biệt là dịch vụ IP sẽ có cạnh tranh mạnh. Các đối tác có lưu lượng điện thoại lớn đến Việt Nam có xu hướng hạ cước thanh toán quốc tế ảnh hưởng đến lưu lượng của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong tương lai sẽ xuất hiện nhiều công ty khác ngoài lĩnh vực viễn thông tham gia cung cấp các dịch vụ viễn thông. Những khách hàng lớn của VNPT hôm nay có thể trở thành các đối thủ trong tương lai như các công ty khai thác truyền hình cáp, công ty tin học, ngân hàng, các công ty điện lực... Theo xu thế chung của thế giới, cạnh tranh tiềm ẩn với các nhà khai thác dịch vụ viễn thông sẽ đến sớm và mạnh nhất từ lĩnh vực khai thác dịch vụ cáp, phát thanh truyền hình và điện lực. Xu hướng phát triển thương mại điện tử sẽ làm cho các doanh nghiệp viễn thông (ISP) cạnh tranh với nhau để tiếp tục mở rộng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hầu hết họ đều tập trung vào thị trường cung cấp dịch vụ kết nối, hỗ trợ cho các giao dịch TMĐT, quảng cáo trên mạng. Ngoài ra các ISP còn quan tâm đến việc kết hợp với các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, các công ty phát triển phần mềm máy chủ cho TMĐT hoặc nhà cung cấp thứ 3 thiết kế website để thoả mãn các yêu cầu đa dạng của khách hàng. 2.4. Phân tích nội lực cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet của VNPT 2.4.1. Mạng lưới viễn thông của VNPT 2.4.1.1. Giai đoạn 1996 – 2000 Các tổng đài có chất lượng thấp dần được thay thế bằng các tổng đài kỹ thuật số chất lượng cao. Tăng dung lượng, bổ sung thêm nhiều dịch vụ tiện ích. Mạng di động GSM thứ 2 do GPC khai thác đi vào hoạt động, các dịch vụ nhắn tin và điện thoại thẻ được khai thác. Dịch vụ Internet được chính thức khai thác ở Việt Nam. Mạng lưới viễn thông của Việt Nam đã được kết nối vào tuyến cáp quang biển TVH. Tuyến cáp quang biển quốc tế Se – Me – We, tuyến cáp quang CSC được đưa vào khai thác. Đến cuối giai đoạn này, mật độ điện thoại đã đạt 4,16 máy/100 dân, 85% số xã có máy điện thoại, 35/61 tỉnh thành phố đạt 100% số xã có máy điện thoại, tổng số kênh đi quốc tế là 5.535 kênh, tổng số thuê bao Internet là 60.456 (chiếm 58% tổng thuê bao cả nước). 2.4.1.2. Giai đoạn 2001 – 2005 VNPT đã đầu tư nhiều thiết bị nâng cấp cho tuyến truyền dẫn Backbone theo công nghệ DWDM, cáp quang hoá tới các khu vực huyện, thị xã. Các hệ thống chuyển mạch đã được đầu tư để chuyển đổi từ công nghệ chuyển mạch kênh TDM sang công nghệ chuyển mạch gói IP – NGN, đầu tư và lắp đặt các nút mạng trung tâm NGN để khai thác các dịch vụ mới trên nền mạng NGN. Dịch vụ VoIP được đưa vào khai thác trên mạng. Mạng Internet được đầu tư nâng cấp với việc triển khai công nghệ truy nhập băng rộng xDSL. Mạng di động triển khai 2,5G và đã phủ sóng toàn quốc. VNPT cũng triển khai thí điểm dự án di động nội vùng CDMA tại một số tỉnh thành (Hải Dương, Nghệ An, Đà Nẵng), đầu tư phát triển dịch vụ vô tuyến nội thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Về cơ cấu đầu tư: giai đoạn 2001 – 2005, lĩnh vực viễn thông được đầu tư 22.230 tỷ đồng, chiếm 68,7% tổng vốn đầu tư cả giai đoạn. Trong đó đầu tư viễn thông nội tỉnh 9.292 tỷ đồng, viễn thông liên tỉnh 2.590 tỷ đồng, viễn thông quốc tế 2.045 tỷ đồng, mở rộng mạng Internet 800 tỷ đồng, mạng điện thoại di động 4.402 tỷ đồng, mạng điện thoại thẻ 200 tỷ đồng. Công tác đầu tư mạng lưới tuy đã được cải thiện song chưa đạt kết quả cao. Quá trình triển khai đầu tư tại nhiều đơn vị còn mang tính thụ động và thiết kế hoạch, tiến độ triển khai kế hoạch đầu tư phân cấp đạt hiệu quả thấp. Đặc biệt một số dự án trọng điểm như mở rộng mạng Vinaphone, ADSL, Cityphone... tiến độ thực hiện chậm dẫn đến chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát sinh tại các địa bàn. Mạng thông tin liên tỉnh và nội tỉnh: Mạng truyền dẫn cơ bản được cáp quang hoá, hầu hết các tuyến liên tỉnh và đa số các tuyến từ tỉnh xuống huyện, liên huyện đã có truyền dẫn cáp quang. Mạng liên tỉnh được tổ chức thành các mạch vòng cáp quang có tốc độ truyền dẫn 622 MB/s – 2,5 GB/s, tuyến trục Bắc Nam đã được nâng cấp lên DWDM với dung lượng 20 GB/s. Mạng cáp quang nội tỉnh năm 2001 mới có 30% các tuyến truyền dẫn nội tỉnh nhưng dự kiến đến năm 2005 sẽ có 65% các tuyến truyền dẫn nội tỉnh. Đến 2005, mạng viễn thông trong nước đạt 61/64 tỉnh thành phố có truyền dẫn cáp quang liên tỉnh tới trung tâm tỉnh thành phố, chỉ còn một số rất ít huyện sử dụng truyền dẫn vi ba về tỉnh do có địa hình vùng, miền phức tạp. Mạng viễn thông quốc tế hoạt động ổn định. Đến 6/2005, mạng viễn thông quốc tế có 7 trạm thông tin vệ tinh mặt đất, 113 trạm VSAT, 4 tuyến cáp quang đảm bảo dung lượng và chất lượng khai thác. Mạng chuyển mạch: mạng Backbone IP/MPLS đã được đưa vào sử dụng công nghệ chuyển mạch gói theo định hướng NGN với cấu trúc 2 softswitch HiQ 9200, 3 thiết bị IP Switch router đặt tại core, thiết bị chuyển mạch đa dịch vụ MSS cho các tỉnh, ERX 1410 có khả năng chuyển mạch 10GB/s, thiết bị mạng MG (Media Gateway) chức năng chuyển đổi thoại từ PSTN sang mạng IP. Hệ thống quản lý mạng được thiết kế mở để dễ dàng cung cấp các dịch vụ mới. Đến 6/2005, số lượng tổng đài trên toàn mạng cố định là 2.948 với dung lượng lắp đặt/sử dụng là 6,86/5,62 triệu số. Mạng thông tin di động: Công nghệ cả 2 mạng Vinaphone và Mobifone đều sử dụng 2,5 (GPRS), sử dụng thế hệ tổng đài TDM, ATM. Dung lượng sử dụng của 1 nút tổng đài MSC – TDM thuộc loại lớn so với các mạng di động khác trong khu vực và trên thế giới. Hiện vẫn đang thử nghiệm 3G tiêu chuẩn W – CDMA. Dịch vụ di động hiện phủ sóng tất cả các tỉnh thành và tập trung vào các vùng trung tâm, thành thị, trung tâm quận huyện, khu vực đông dân cư và dọc theo quốc lộ, đã mở dịch vụ chuyển vùng với các đối tác thuộc 84 quốc gia trên thế giới. Mạng di động đã được đầu tư mở rộng nhưng hiện tính chung độ phủ sóng cả 2 mạng còn quá thấp (mới khoảng 10% lãnh thổ). Mạng di động Vinaphone và MobiFone được tăng cường và mở rộng với 86 BSC, 2.530 trạm BTS và đã phủ sóng trên 90% trung tâm các huyện trong cả nước, mở dịch vụ chuyển vùng quốc tế đến các đối tác thuộc 84 quốc gia. Hệ thống vô tuyến nội thị có 3.394 trạm thu phát CS và hiện đang khẩn trương triển khai các giải pháp nâng cấp hệ thống, cải thiện chất lượng dịch vụ. Mạng viễn thông thế hệ mới NGN: Mạng thế hệ mới NGN gồm mạng trục với 02 điểm chuyển mạch mềm (Soft Switch), 03 nút mạng trung tâm NGN (Core Router M160) tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh và 33 thiết bị mạng Media Gateway tại 24 Bưu điện tỉnh, thành phố. Tổng trung kế kết nối giữa các Media Gateway mạng NGN với các hướng đạt 1.520 E1. Đã hoàn thành lắp đặt các Router M20 kết nối giữa NGN với hệ thống Internet/VDC qua giao diện Gigabits Ethernet tạo sự kết hợp giữa mạng viễn thông, Internet và mạng truyền thông đảm bảo linh hoạt trong việc tổ chức khai thác các dịch vụ điện thoại, truyền số liệu, Internet, truyền hình, giải trí Được đưa vào khai thác với mạng cấu trúc và hệ thống chuyển mạch, thiết bị ổn định và rộng khắp, NGN hiện đã “gánh” toàn bộ lưu lượng VoIP và hơn 20% lưu lượng PSTN. 2.4.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh và Nguồn nhân lực trong viễn thông 2.4.2.1. Tổ chức sản xuất kinh doanh các dịch vụ viễn thông Trong tổ chức sản xuất kinh doanh, VNPT phân công các công ty chuyên ngành (VDC, GPC, VMS, VTI, VTN) là các đơn vị chủ quản mạng lưới, dịch vụ, còn việc cung cấp dịch vụ, chăm sóc khách hàng chủ yếu do các BĐTT thực hiện (có sự hỗ trợ của công ty chủ quản dịch vụ). Việc này dẫn đến một thực tế là các công ty chủ quản dịch vụ chỉ chú ý đến đầu tư phát triển mạng lưới mà ít chú ý đến kinh doanh. Mặc dù đóng vai trò là các đơn vị đem lại nguồn thu quan trọng cho VNPT nhưng do hạch toán phụ thuộc nên chưa có động lực và cơ sở xác thực để xác định đầy đủ hiệu quả kinh doanh từ đó có động lực để nâng cao. Trong khi đó các BĐTT do chỉ hoạt động kinh doanh theo địa giới hành chính nên thiếu tính linh hoạt trong cạnh tranh. Hậu quả của việc này là quy trình cung cấp, chất lượng dịch vụ và các chính sách chăm sóc khách hàng gần như không được quan tâm đúng mức nhất là đối với các khách hàng lớn có phạm vi hoạt động trên toàn quốc. Cơ chế hạch toán phụ thuộc không những ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư mạng lưới, công tác quản lý điều hành kinh doanh dịch vụ mà còn ảnh hưởng lớn tới tính linh hoạt và chủ động của từng đơn vị tham gia kinh doanh, dẫn đến hạn chế sức sản xuất và làm chậm tốc độ, khả năng cung cấp dịch vụ ra thị trường. Tuy đã chuyển sang môi trường cạnh tranh nhưng VNPT chưa tổ chức bài bản đội ngũ nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu chiến lược công nghệ, quản lý điều hành mạng lưới... mà vẫn tổ chức phân tán ở các đơn vị chức năng. Các cơ chế quản lý nội bộ nhiều khi chưa theo kịp với sự phát triển của VNPT cũng như sự biến động của thị trường. 2.4.2.2. Nguồn nhân lực trong viễn thông Lao động trong lĩnh vực viễn thông chiếm tỷ trọng nhỏ hơn lĩnh vực bưu chính. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở lên chiếm trên 26%, trung cấp chiếm khoảng trên 16%, công nhân chiếm 52% và chưa qua đào tạo chiếm khoảng 5%. Nhìn chung trình độ lao động viễn thông của VNPT thấp hơn so với một số công ty viễn thông trong nước khác như SPT, Viettel, EVN Telecom (Tỷ lệ lao động viễn thông có trình độ đại học của SPT là 85%, Viettel là 80%, EVN Telecom là 60%). Trong tổng số lao động viễn thông của VNPT, lao động quản lý chiếm trên 17%, lao động kỹ thuật viễn thông chiếm trên 70%. Lao động viễn thông đã được từng bước nâng cao về chất lượng và nhận thức hướng tới khách hàng. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng đào tạo thiếu tính định hướng để đào tạo hình thành đội ngũ chuyên gia chuyên sâu trong từng lĩnh vực, đồng thời chưa thực sự gắn với nhu cầu thực tế của từng chức danh công việc cụ thể. Một bộ phận lớn lao động viễn thông chưa phát huy hết tư duy sáng tạo, tính độc lập, tích cực cá nhân, ý thức tổ chức kỷ luật, năng lực thực hành, tác phong làm việc công nghiệp trong điều kiện có cạnh tranh. Nhằm phát triển nguồn nhân lực, trong những năm qua VNPT đã ban hành nhiều chính sách quản lý, sử dụng lao động và các chính sách khuyến khích trong đó đáng chú ý là quy chế phân phối tiền lương nhằm tạo động lực cho người lao động. Bên cạnh đó cũng thấy rằng một vấn đề cần quan tâm trong chính sách phát triển nguồn nhân lực viễn thông đó là nâng cao nhận thức của người lao động về lòng yêu nghề nghiệp (nhằm nâng cao năng suất lao động viễn thông) và lòng trung thành với VNPT. Qua khảo sát nhóm nghiên cứu thấy rằng một hiện tượng đang có nguy cơ trở nên phổ biến hiện nay là nhân viên của VNPT vẫn tiếp tục sử dụng dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh (điển hình là dịch vụ Internet, di động). Đây là vấn đề chúng ta cần lưu tâm trong thời gian tới. 2.4.3. Tình hình kinh doanh các dịch vụ viễn thông của VNPT 2.4.3.1. Phát triển thuê bao viễn thông Thuê bao điện thoại cố định phát triển mạnh, đến cuối 2005 đạt trên 6,5 triệu. Tốc độ tăng trưởng thuê bao bình quân giai đoạn 1996 – 2005 đạt 19%/năm. Thuê bao di động phát triển nhanh nhưng bị cạnh tranh mạnh bởi nhiều đối thủ nên có phần gặp khó khăn. Đến tháng 12/2005, VNPT đã đạt trên 6,52 triệu thuê bao di động trong đó di động trả trước chiếm khoảng dưới 80%, trả sau chiếm trên 20%. Tốc độ tăng trưởng thuê bao bình quân năm giai đoạn 1996 – 2005 đạt khoảng 60%. Các dịch vụ Internet tăng trưởng liên tục. Dịch vụ Internet gián tiếp VNN 1260, 1260P, 1268, 1269 bị chững lại do sự ra đời của dịch vụ Internet tốc độ cao MegaVNN nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của một bộ phận người dân có thu nhập thấp. Trong khi các thuê bao Internet băng rộng đang phát triển với cấp số nhân, các thuê bao dial-up lại đang đứng trước vấn đề sụt giảm thuê bao nghiêm trọng. Trước xu hướng khách hàng đang chuyển từ dịch vụ truy cập qua quay số sang băng thông rộng ADSL đã buộc các ISP phải chạy theo xu hướng này. Khi mà giá dịch vụ ADSL rẻ hơn nhiều lần so với dịch vụ quay số, các ISP không còn để ý đến việc cung cấp dịch vụ này mà đang lao vào cuộc chiến giành khách hàng sử dụng dịch vụ ADSL. Các dịch vụ Internet tốc độ cao với công nghệ ADSL đã đáp ứng nhu cầu truy nhập tốc độ cao và các ứng dụng trên mạng. Năm 2003 số thuê bao ADSL mới chỉ đạt khoảng 10.000 thuê bao, đến hết năm 2005, thuê bao ADSL đã tăng nhiều với 79,96 nghìn thuê bao. Vì vậy chiến lược phát triển dịch vụ ADSL sẽ rất triển vọng. Fone VNN là dịch vụ gặp nhiều khó khăn, chịu nhiều ảnh hưởng lấn át từ thẻ lậu. Tuy nhiên, dịch vụ này vẫn phát triển theo chiều hướng tốt và khẳng định được thương hiệu. Đối với dịch vụ thuê kênh riêng, các ISP như FPT, NetNam, OCI, Hanoi Telecom, Saigon Postel, EVN Telecom, Vietshipel vẫn là khách hàng c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctk1.doc
Tài liệu liên quan