Luận văn Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I : ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ KINH NGHIỆM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP 3

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 3

1. Một số khái niệm cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài 3

1.1. Khái niệm về đầu tư 3

1.2. Khái niệm về đầu tư nước ngoài 4

1.3. Phân loại đầu tư nước ngoài 6

2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò trong sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia 8

2.1. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 8

2.2. Phân biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài với đầu tư gián tiếp nước ngoài 9

2.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 10

2.4. Các lợi ích thu được từ đầu tư trực tiếp nước ngoài 14

2.5. Hạn chế trong thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 17

II. VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP 19

1. Vai trò và đặc điểm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp 19

1.1. Vai trò của ngành nông nghiệp 19

1.2. Đặc điểm của ngành nông nghiệp 23

2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển nông, lâm, ngư nghiệp 26

III. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP 27

1. Trung Quốc 27

2. Thái Lan 28

3. Malayxia 29

4. Một số bài học cho Việt Nam 30

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 32

I. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TRONG CẢ NƯỚC 32

1. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua 32

1.1. Tình hình chung 32

1.2. Cơ cấu FDI theo ngành 35

1.3. Cơ cấu FDI theo vùng và lãnh thổ 35

1.4. Cơ cấu FDI theo đối tác đầu tư 36

1.5. Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư 36

2. Tác động của FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 37

2.1. Tác động tích cực 37

2.2. Hạn chế còn tồn tại 40

II. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP 43

1. Tình hình phát triển nông, lâm, ngư nghiệp giai đoạn 2001 - 2005 43

2. Chính sách thu hút FDI và các cam kết quốc tế của Việt Nam 47

2.1. Chính sách thu hút FDI 47

2.2. Các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp 50

3. Tình hình thu hút FDI trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp 50

3.1. Tình hình chung 50

3.2. Cơ cấu thu hút FDI 52

III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THU HÚT FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP 64

1. Tác động của FDI tới phát triển nông, lâm, ngư nghiệp 64

2. Hạn chế còn tồn tại 67

2.1. Hiệu quả của các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chưa cao 67

2.2. Tỷ trọng đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp còn thấp và thiếu ổn định. 68

2.3. Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài phân bổ không đồng đều giữa các địa phương 69

2.4. Đối tác đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chưa cân đối và thiếu tính đa dạng 69

2.5. Hình thức đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp chưa đa dạng 70

3. Nguyên nhân của những hạn chế trong thu hút FDI vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp 70

3.1. Chất lượng công tác quy hoạch phát triển ngành chưa cao 70

3.2. Hoạt động sản xuất trong nông có nhiều rủi ro hơn các lĩnh vực khác 71

3.3. Hệ thống luật pháp, chính sách khuyến khích liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều bất cập, kém hiệu quả và chưa đủ sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài 71

3.4. Công tác vận động xúc tiến đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp còn kém hiệu quả. 72

 

 

CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 -2010 74

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU TRONG THU HÚT FDI VÀO NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 74

1. Những yếu tố tác động đến thu hút FDI trong nông, lâm ngư nghiệp 74

1.1. Tình hình quốc tế 74

1.2. Tình hình trong nước 75

2. Quan điểm thu hút FDI vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn tới 76

3. Mục tiêu phát triển nông nghiệp và thu hút FDI vào lĩnh vực này trong giai đoạn tới 77

II. GIẢI PHÁP THU HÚT FDI TRONG NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP 79

1. Định hướng đầu tư 79

2. Giải pháp thu hút FDI trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2006 -2010 81

2.1. Nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác quy hoạch phát triển ngành 81

2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp 83

2.3. Nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với đầu tư nước ngoài 86

2.4. Đa dạng hoá các hình thức đầu tư 87

2.5. Đổi mới và đẩy mạnh công tác vận động xúc tiến đầu tư 88

KẾT LUẬN 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

 

 

doc99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh tế, tạo thêm giá trị gia tăng và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Đạt được những kết quả tích cực nói trên chủ yếu do : - Nước ta đã kiên trì thực hiện đường lối đổi mới, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tạo hình ảnh tích cực đối với các nhà đầu tư về một đất nước đang phát triển năng động, tình hình chính trị - xã hội ổn định, xứng đáng là một địa bàn đầu tư an toàn đối với các nhà đầu tư. - Nền kinh tế tăng trưởng cao, ổn định (đặc biệt năm 2005 đã đạt tốc độ tăng trưởng là 8,5%), chất lượng tăng trưởng được cải thiện đã thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế, nhất là về khả năng mở rộng thị trường trong nước. - Việc xây dựng quy hoạch, pháp luật chính sách, thẩm định, giải quyết vướng mắc của các dự án đầu tư nước ngoài… đã có sự cộng tác, phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành, địa phương, cũng như tăng cường gặp gỡ và đối thoại chính sách với cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài. - Môi trường đầu tư và kinh doanh nước ta từng bước được cải thiện. Hệ thống luật pháp chính sách về đầu tư nước ngoài đang từng bước được hoàn thiện, tạo khuôn khổ pháp lý đầy đủ, rõ ràng và thông thoáng hơn cho hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực và được thực hiện từ ngày 01/01/2004 đã bước đầu áp dụng mức thuế ưu đãi chung cho các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, của các bộ, ngành và chính quyền địa phương đã ngày càng tích cực, chủ động hơn (đẩy nhanh lộ trình áp dụng cơ chế một giá, hỗ trợ nhà đầu tư giảm chi phí sản xuất, tiếp tục thực hiện việc cải cách hành chính, quan tâm hơn tới việc tháo gỡ khó khăn cho việc triển khai dự án). - Công tác quản lý Nhà nước về hoạt động đầu tư nước ngoài đã từng bước được kiện toàn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thành lập cơ quan chuyên trách về đầu tư nước ngoài (Cục Đầu tư nước ngoài và các Trung tâm xúc tiến đầu tư ở ba miền Bắc, Trung và Nam) thực hiện chủ trương phân cấp, uỷ quyền cấp phép và quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài cho các địa phương và Ban Quản lý Khu công nghiệp cấp tỉnh. Công tác quản lý dự án theo phân cấp và uỷ quyền đã tạo điều kiện giảm áp lực quản lý của các cơ quan trung ương trong điều kiện số lượng dự án đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, đồng thời, tăng cường trách nhiệm của các địa phương trong việc thúc đẩy triển khai các dự án sau cấp phép. - Công tác xúc tiến đầu tư đã được triển khai tích cực. Công tác vận động xúc tiến đầu tư được tiến hành ở nhiều ngành, nhiều cấp, ở cả trong nước và nước ngoài dưới nhiều hình thức đa dạng. 2.2. Hạn chế còn tồn tại Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, trong hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong giai đoạn qua vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế cần khắc phục: - Vốn đầu tư đăng ký tuy tăng, nhưng vẫn còn dưới mức tiềm năng. Tính chung cả tổng vốn đăng ký mới trong 5 năm 2001-2005 đạt khoảng 17,9 tỷ USD, bình quân mỗi năm mới đạt khoảng 3,6 tỷ USD. Nếu tính riêng vốn đăng ký của các dự án mới, trong 5 năm đạt 11,5 tỷ USD, thấp hơn mục tiêu 12 tỷ USD đề ra tại Nghị quyết 02/2001/NQ-CP. - Vốn đầu tư thực hiện tuy tăng qua các năm nhưng tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội lại có xu hướng giảm dần do vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tăng chậm hơn so với vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác. Tỷ trọng vốn đầu tư trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội giảm từ 24% trong thời kỳ 1996 - 2000 xuống còn khoảng 17,6% trong thời kỳ 2001 - 2005. - Việc thu hút vốn ĐTNN trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp còn hạn chế, mặc dù đã có những chính sách ưu đãi nhất định, do nhiều nguyên nhân (là lĩnh vực có nhiều rủi ro vì thiên tai, phương thức hợp tác với người nông dân chưa hợp lý, quy hoạch vùng nguyên liệu chưa hợp lý và đầy đủ, các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng đầu tư vào địa bàn có hạ tầng cơ sở tốt và thị trường đầy đủ và thuận lợi). Trong thời gian tới, xu hướng này vẫn chưa thể khắc phục được. - Hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô và pháp luật còn nhiều bất cập, gây tác động tâm lý cho nhà đầu tư nước ngoài (ví dụ: Nghị định 164/2004/NĐ-CP về thuế thu nhập doanh nghiệp còn có một số quy định chưa hợp lý đòi hỏi phải sửa đổi, Nghị định 105/2004/NĐ-CP quy định tỷ lệ người lao động nước ngoài làm việc trong doanh nghiệp FDI dưới 3% .v.v.). Chưa thực sự hình thành được một “sân chơi bình đẳng” giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Trong một số lĩnh vực sản xuất còn áp dụng các biện pháp hạn chế đầu tư nước ngoài (xi măng, sắt thép, điện, nước). - Đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu vào những địa phương có điều kiện thuận lợi, có cơ sở hạ tầng tương đối phát triển. Trong khi đó, lại rất hạn chế vào các khu vực miền núi phía Bắc, một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. - Đầu tư từ các nước phát triển nhất là các Công ty xuyên quốc gia (TNCs) có thế mạnh về công nghệ nguồn như Nhật, EU, Mỹ tăng chậm. Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã thúc đẩy gia tăng mạnh mẽ kim ngạch buôn bán giữa hai nước nhưng đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam chưa có chuyển biến đáng kể. - Việc liên kết giữa khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước chưa chặt chẽ. Việc cung cấp nguyên liệu, phụ tùng của các doanh nghiệp trong nước cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài còn nhiều hạn chế, làm giảm mạnh khả năng tham gia vào chương trình nội địa hoá và xuất khẩu qua các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. - Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ cao chưa nhiều. Việc chậm triển khai các khu công nghệ cao đã làm giảm khả năng thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này. - Khả năng góp vốn của Việt Nam vào các liên doanh còn hạn chế. Bên Việt Nam trong các liên doanh hầu hết là các doanh nghiệp Nhà nước (chiếm 98% tổng vốn đầu tư và 92% tổng số dự án liên doanh) chủ yếu là góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất nên tỷ lệ góp vốn của Việt Nam không đáng kể. Cho đến nay vẫn còn thiếu cơ chế huy động các nguồn lực khác nhau để góp vốn liên doanh với nước ngoài. - Công tác quy hoạch chưa được cải cách cơ bản nhằm xác định lượng vốn đầu tư cần huy động của các ngành và trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương trong công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - Tỷ lệ dự án đổ bể, phải giải thể trước thời hạn khá cao, một số dự án quy mô lớn chậm triển khai, vốn đầu tư đã được cấp phép nhưng chưa thực hiện còn lớn. Nguyên nhân của những mặt hạn chế nói trên là : - Nhận thức, quan điểm về đầu tư nước ngoài chưa thực sự thống nhất và chưa được quán triệt đầy đủ ở các cấp, các ngành. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài còn yếu. Đôi khi còn chưa thống nhất quan điểm giữa các Bộ, ngành nên công tác xử lý dự án, thẩm định dự án ở một số dự án còn tình trạng kéo dài. - Môi trường đầu tư nước ta tuy được cải thiện nhưng tiến bộ đạt được còn chậm hơn so với các nước trong khu vực, chưa hấp dẫn. Thể chế kinh tế thị trường, môi trường kinh tế và pháp lý còn đang trong quá trình hòan thiện nên chưa đồng bộ. - Công tác xúc tiến đầu tư đã có nhiều cố gắng nhưng gặp khó khăn lớn do thiếu nguồn kinh phí để tổ chức các cuộc vận động đầu tư ở nước ngoài cũng như để hoàn chỉnh các tài liệu xúc tiến đầu tư. Xúc tiến đầu tư chưa chú trọng vào các đối tác quan trọng, các dự án điểm. Danh mục dự án kêu gọi đâu tư nước ngoài còn hạn chế về chủ trương và quy họach. - Công tác quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài còn những mặt yếu kém; các quy định về thủ tục hành chính còn phiền hà, công tác cán bộ còn nhiều bất cập. - Việc đa dạng hoá các hình thức đầu tư nước ngoài để khai thác thêm các kênh thu hút đầu tư mới cũng như việc thành lập và triển khai một số mô hình khu kinh tế mở còn chậm. - Một số công việc đề ra tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP của Chính phủ được thực hiện chưa đúng tiến độ, hoặc chưa đảm bảo chất lượng, thậm chí chưa được thực hiện do nhiều lý do (ví dụ: việc đa dạng hóa các hình thức đầu tư, mở rộng phạm vi các dự án thuộc diện đăng ký cấp phép đầu tư.v.v.). II. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP 1. Tình hình phát triển nông, lâm, ngư nghiệp giai đoạn 2001 - 2005 Trong giai đoạn 2001 - 2005, ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển tương đối toàn diện, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, mở ra nhiều triển vọng phát triển ngành trong năm 2006. Bảng 2 : Kết quả sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp giai đoạn 2001 - 2005 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2001 2002 2003 2004 2005 1. Tốc độ tăng GTSX % 4,7 6,5 5,5 5,6 4,9 2. Sản lượng cây trồng Trong đó : - Lúa Nghìn tấn 32.108 34.447 34.569 35.868 35.791 - Cà phê Nghìn tấn 841 700 794 836 768 - Hồ tiêu Nghìn tấn 44 47 69 73 77 - Điều Nghìn tấn - - 164 205 232 3. Số lượng chăn nuôi - Trâu Nghìn con 2.808 2.814 2.835 2.870 2.922 - Bò Nghìn con 3.900 4.063 4.394 4.908 5.541 - Lợn Nghìn con 21.800 23.170 24.885 26.143 27.435 - Gia cầm Nghìn con 218 233 255 218 220 4. Lâm nghiệp. - Diện tích trồng rừng tập trung Nghìn ha 191 190 181 184 185 - Sản lượng gỗ khai thác Nghìn m3 2.397 2.504 2.436 628 2.703 5. Thuỷ sản - Sản lượng thuỷ sản : Nghìn tấn 2.435 2.648 2.855 3.143 3.433 + Khai thác Nghìn tấn 1.725 1.803 1.857 1.940 1.995 + Nuôi trồng Nghìn tấn 710 845 998 1.203 1.437 - Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản Nghìn ha 755 820 - 920 960 Nguồn : Kinh tế Việt Nam - Thế giới 2005 - 2006 - Thời báo Kinh tế Việt Nam - Trong giai đoạn qua, khu vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp vẫn tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng tương đối cao và ổn định, góp phần quan trọng vào đảm bảo ổn định chính trị - xã hội. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất của ngành đạt khoảng 5,5%/năm - Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đang tiếp tục chuyển dịch theo hướng hiện đại, phù hợp với xu thế chung. Sự thay đổi được thể hiện rõ trong ngành trồng trọt. Ngành trồng trọt đã dần từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá, gắn liền với thị trường, chất lượng và giá trị sản phẩm được nâng cao. Diện tích gieo trồng cây lương thực và môt số cây trồng giảm. Tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực giảm (từ 61% xuống dưới 58%), nhưng sản lượng vẫn tiếp tục tăng, nhờ quá trình thâm canh và áp dụng công nghệ mới. Do đó vấn đề an ninh lương thực, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu vẫn được đảm bảo. Tỷ trọng các loại cây công nghiệp có lợi thế cho xuất khẩu (như cao su, điều, hồ tiêu, cây ăn quả, …) đều phát triển và tăng mạnh. Có thể lấy ví dụ trong năm 2005, với việc đưa giống mới vào sản xuất, đã đưa năng suất ngô tăng lên 8 tạ/ha, đỗ tăng 1,5 tạ/ha, lạc tăng 3 tạ/ha, … Một điểm đáng chú ý là mặc dù năm 2005 gặp khá nhiều thiên tai nhưng xuất khẩu gạo đã đạt mức kỷ lục (5,2 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn so với kế hoạch đặt ra). - Ngành chăn nuôi phát triển tương đối mạnh, quy mô và chất lượng ngày càng tăng. Cũng giống như ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng gặp rất nhiều khó khăn, như hạn hán, mưa lũ, dịch cúm gia cầm, … song chăn nuôi đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Đàn lợn tăng bình quân trên 5%/năm (năm 2005 tổng đàn lợn trong cả nước đạt 27,4 triệu con, tăng 4,9% so với năm 2004), đàn bò sữa tăng bình quân hơn 20%/năm (mục tiêu 100.000 con bò sữa đã được thực hiện vào năm 2005), đặc biệt là quy mô đàn gia cầm cũng tăng trên 1,5%/năm mặc dù chịu nhiều thiệt hại do dịch cúm. Sản lượng thịt hơi các loại tăng với tốc độ trên 7%/năm, cao hơn so với tốc độ tăng quy mô đàn, một phần do chất lượng đàn gia súc đã được cải thiện đáng kể so với trước. - Ngành lâm nghiệp tiếp tục chú trọng vào vấn đề bảo vệ rừng tự nhiên và trồng rừng mới. Hoạt động lâm nghiệp ngày càng được xã hội hoá. Diện tích trồng rừng mới qua các năm tăng lên rõ rệt, tăng bình quân gần 1%/năm. Độ che phủ rừng tăng từ 33,7% năm 2000 lên khoảng 37,3% năm 2005. - Ngành thuỷ sản phát triển nhanh nhất, đặc biệt là nuôi trồng. Quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nội bộ ngành thuỷ sản diễn ra khá mạnh, chuyển từ khai thác tự nhiên là chủ yếu sang nuôi trồng. Nghề nuôi trồng thuỷ sản cơ bản chuyển sang sản xuất hàng hoá, nuôi các loài hải sản có giá trị xuất khẩu cao, giải quyết được việc làm và nâng cao đời sống cho nhân dân. Tỷ trọng giá trị sản xuất thuỷ sản trong toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng từ 15,6% năm 2000 lên đến khoảng 21,1% năm 2005. Sản lượng thuỷ sản năm 2005 tăng 1,5 lần so với năm 2000. - Kinh tế nông thôn trong các năm qua tiếp tục chuyển dịch theo hướng đa dạng hoá các ngành nghề, tăng dần tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ, giảm sản xuất thuần nông. Trong 5 năm qua, tỷ trọng công nghiệp trong kinh tế nông thôn tăng bình quân 6%/năm, tỷ trọng dịch vụ tăng hơn 4%, trong khi tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm khoảng 10%. Quan hệ sản xuất cũng có sự chuyển biến tích cực. Kinh tế trang trại được hình thành và phát triển với quy mô đa dạng, phù hợp với đặc điểm của từng vùng. Nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển, cùng với việc ra đời của các khu công nghiệp đã thu hút được nhiều nguồn vốn trong nhân dân, tạo việc làm, góp phần vào xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. - Trình độ tổ chức sản xuất nông nghiệp được tăng lên rất nhiều, việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất mới đã góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Đến nay, có hơn 90% diện tích lúa, 60% diện tích mía, 80% diện tích ngô, cây ăn quả, bông, … được dùng giống mới. - Năng lực sản xuất, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp từng bước được tăng cường. Cơ sở hạ tầng được chú ý đầu tư nhiều hơn, và được nâng cấp, mở rộng. Hệ thống các công trình kỹ thuật được đưa vào sử dụng ngày càng nhiều. - Nền sản xuất từng bước được hội nhập với khu vực và thế giới, vị thế của nền nông nghiệp Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Một số nông sản của Việt Nam chiếm được một thị phần hết sức quan trọng trên thị trường quốc tế (gạo, cà phê, điều, hạt tiêu …) . Sản phẩm của nông nghiệp Việt Nam ngày càng có mặt nhiều trên thị trường các nước trong khu vực và thế giới. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành tương đối cao, tăng bình quân 12%/năm. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình phát triển nông nghiệp ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế : - Các phương thức sản xuất tiên tiến chậm được áp dụng trên diện rộng, năng suất cây trồng, vật nuôi và chất lượng sản phẩm còn thấp, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. - Công tác quy hoạch lâm nghiệp tiến hành rất chậm, số vụ vi phạm pháp luật về phá rừng trái phép tăng đột biến (năm 2005 lên tới 36.376 vụ). - Công nghiệp chế biến phát triển theo hướng tự phát, chưa có quy hoạch cụ thể. 2. Chính sách thu hút FDI và các cam kết quốc tế của Việt Nam 2.1. Chính sách thu hút FDI Việt Nam vốn là nước nông nghiệp đang trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, nên trong chính sách thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài, Đảng và Nhà nước ta đã xác định nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản và phát triển nông thôn luôn được coi là các lĩnh vực khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư. Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam luôn khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực nuôi, trồng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, các dự án chế biến nguyên liệu và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam, dự án sản xuất hàng xuất khẩu. Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách nhằm khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực này. Các chính sách này chủ yếu được áp dụng dưới các hình thức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu và miễn giảm tiền thuê đất. Cụ thể như sau : 2.1.1. Thuế suất thu nhập doanh nghiệp ưu đãi Nhà nước ta áp dụng mức thuế suất ưu đãi 20% đối với các dự án trong 10 năm, miễn trong 2 năm và giảm tiếp 50% trong 3 năm tiếp theo. Trong luật đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam quy định áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi đối với các dự án : - Các dự án đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ; các chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản; các dự án cung cấp dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Các dự án chế biến nông, lâm, thuỷ sản bao gồm : các dự án chế biến nông sản từ nguồn nguyên liệu trong nước (chế biến gia súc, gia cầm); sản xuất thức ăn gia cầm, gia súc, thuỷ sản; chế biến và bảo quản rau quả; sản xuất sữa lỏng và các sản phẩm chiết xuất từ sữa; sản xuất bột thô; sản xuất dầu, tinh bột, chất béo từ thực vật; sản xuất nước uống đóng chai, đóng hộp từ hoa quả; chế biến, bảo quản thuỷ sản; sản xuất bột giấy, giấy bìa, ván nhân tạo trực tiếp từ nguồn nguyên liệu nông, lâm, thuỷ sản trong nước. - Các dự án trồng rừng, tái sinh rừng; trồng rừng lâu năm trên vùng đất hoang hoá, đồi, núi trọc. Các dự án trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả trên các vùng đất hoang. Các dự án khai hoang phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Các dự án làm muối (sản xuất, khai thác, tinh chế muối). Dự án về nuôi trồng thuỷ sản ở vùng nước chưa được khai thác. - Các dự án cung cấp dịch vụ hỗ trợ trồng cây nông nghiệp, cây công nghiệp và cây lâm nghiệp; hoạt động hỗ trợ chăn nuôi; hoạt động hỗ trợ lâm nghiệp; dịch vụ thuỷ sản; dịch vụ bảo vệ vật nuôi; nhân và lai tạo giống; dịch vụ bảo quản nông, lâm, thuỷ sản; dự án xây dựng kho bảo quản nông, lâm, thuỷ sản. - Các dự án cung ứng công nghệ mới về sinh học trong sản xuất cây giống, phân bón sinh học, thuốc trừ sâu sinh học, vắc xin thú y. - Những dự án đầu tư vào các ngành nghề khác như : trồng mía, trồng bông, trồng chè phục vụ công nghiệp chế biến; sản xuất giống cây trồng vật nuôi; sản xuất tơ sợi các loại; trồng cây dược liệu; thuộc, sơ chế da; đầu tư sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, thuốc phòng và chữa bệnh cho động vật và thuỷ sản; đầu tư sản xuất máy phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, máy chế biến thực phẩm; các dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản theo chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có quy mô trang trại; sản xuất vật liệu tổng hợp thay gỗ, than hoạt tính, sản xuất phân bón; các ngành nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống. Ngoài ra, nước ta còn áp dựng mức thuế suất ưu đãi hơn cho các dự án trên (15% trong 12 năm, miễn 2 năm và giảm tiếp 50% trong 7 năm tiếp theo) nếu các dự án được thực hiện trên địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Đặc biệt đối với các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa, ở miền núi được hưởng ưu đãi cao nhất (10% trong 15 năm, miễn 4 năm và giảm tiếp 50% trong 8 năm tiếp theo). 2.1.2. Ưu đãi về thuế nhập khẩu Tại Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài, các ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực này được quy định cụ thể như sau : - Miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu sản xuất trong 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất đối với các dự án nông, lâm, nghiệp thuộc danh mục khuyến khích đầu tư hoặc đầu tư vào những địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. - Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên, vật liệu nhập khẩu để thực hiện dự án sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, nông dược đặc chủng được phép nhập khẩu để thực hiện các dự án nông, lâm, ngư nghiệp. - Miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu, bộ phận rời, phụ tùng và vật tư nhập khẩu để sản xuất nông sản cho xuất khẩu. 2.2. Các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp Trong khuôn khổ quá trình đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết xoá bỏ các yêu cầu nói trên ngay tại thời điểm gia nhập WTO. Việc xoá bỏ trợ cấp bị cấm dưới hình thức ưu đãi đầu tư nhằm khuyến khích xuất khẩu và sử dụng hàng nội địa đang được đàm phán theo hướng duy trì một thời gian quá độ nhất định phù hợp với điều kiện của một nước đang phát triển. Theo quy định tại Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA), Việt Nam cam kết sẽ xoá bỏ hoàn toàn yêu cầu bắt buộc phát triển nguồn nguyên liệu trong nước đối với các dự án sản xuất mía đường, dầu thực vật, sữa, gỗ. 3. Tình hình thu hút FDI trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp 3.1. Tình hình chung Sau gần 20 năm thực hiện Luật đầu nước ngoài, FDI vào nông nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, và có tác động đáng kể cho sự phát triển lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Tính đến 20/12/2005, lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp thu hút được gần 1000 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư, với tổng vốn đăng ký trên 4 tỷ USD. Trong đó, có 772 dự án còn có hiệu lực với tổng vốn đăng ký 3,73 tỷ USD, chiếm 13,04% số dự án và 7,38% vốn đầu tư đăng ký trong cả nước. Tính bình quân, toàn ngành thu hút bình quân mỗi năm khoảng 57 dự án. Thực tế, nhịp độ thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp trong thời gian qua không đều, cao nhất vào năm 1995, nhưng trong giai đoạn 1996 - 2000 đã giảm xuống chỉ còn bằng 50% của giai đoạn trước, và từ năm 2001 trở lại đây, vốn đầu tư nước ngoài chỉ bằng 50% của thời kỳ 1991 - 1995. Biểu 3 : Dòng vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp thời kỳ 1988 - 2005 Nguồn : Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cơ cấu thu hút FDI trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đã có sự thay đổi theo hướng tích cực, phù hợp với yếu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Từ năm 1994 đến nay, nguồn vốn FDI được thu hút khá đồng đều vào các lĩnh vực trồng trọt, chế biến lâm sản, sản xuất đường mía, trồng rừng và sản xuất nguyên liệu giấy, sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong khi đó giai đoạn đầu FDI chủ yếu tập trung hướng vào lĩnh vực chế biến gỗ và các loại lâm sản. Các địa bàn là những vùng có nguyên liệu truyền thống, có điều kiện tự nhiên và khí hậu phù hợp cho việc phát triển các nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy được phần lớn các nhà đầu tư đặc biệt chú trọng và quan tâm. Đa số các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là những dự án có quy mô nhỏ và gắn liền với nguồn nguyên liệu của địa phương (trừ một số dự án sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, dự án trồng rừng và chế biến nguyên liệu giấy, các dự án sản xuất mía đường là có quy mô lớn, hàng chục triệu USD). Nguồn vốn đầu tư nước ngoài được thu hút vào Việt Nam chủ yếu dưới hai hình thức : Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, còn hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Bên cạnh đấy, phần lớn các ngành trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp không thuộc vào danh mục đầu tư có điều kiện, nên có gần 2/3 số dự án là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Phần lớn chủ đầu tư của các dự án 100% vốn nước ngoài là các nước Châu Á (Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapo), ngoài ra có thêm Pháp và Mỹ. Còn trong hình thức liên doanh thì có đến gần 90% số dự án là của Pháp và các nước Châu Âu. Bên cạnh đấy, lĩnh vực nông nghiệp đã thu hút và tạo được việc làm cho gần 80 nghìn lao động trực tiếp, chưa kể đến số lượng lớn các lao động trong khu vực nông nghiệp chăn nuôi, trồng trọt để cung cấp sản phẩm cho ngành chế biến thực phẩm và thức ăn gia súc, cũng như các lao động thời vụ. Mặc dù, tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài trong nông, lâm, ngư nghiệp so với cả nước có xu hướng tăng, nhưng thực sự không đáng kể. Đặc biệt trong giai đoạn gần đây, vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này có xu hướng giảm. Tuy Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư, nhưng đầu tư vào nông nghiệp nói chung thường có tỷ suất lợi nhuận không cao, độ rủi ro lớn, mà thường phải đầu tư ở những vùng sâu, vùng xa trong khi điều kiện cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông nối các vùng này chưa thuận lợi. Điều này đã làm cho lĩnh vực nông nghiệp ngày càng trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, khiến cho dòng vốn FDI vào ngành trong những năm gần đây ngày càng giảm mạnh. 3.2. Cơ cấu thu hút FDI 3.2.1. Cơ cấu thu hút FDI theo ngành Trong những năm gần đây, cơ cấu thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đã có sự thay đổi theo hướng tích cực, đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Giai đoạn đầu, khi Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế và ban hành Luật đầu tư nước ngoài, khi đó phần lớn các dự án FDI đều chủ yếu tập trung vào các dự án chế biến gỗ và lâm sản. Tuy nhiên từ năm 1994 trở lại đây, nguồn vốn này được thu hút đồng đều hơn vào các lĩnh vực khác. Biểu 4 : Cơ cấu đầu tư trong nội bộ ngành nông nghiệp Nguồn : Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Ngành trồng trọt và chế biến nông sản Tính đến ngày 20/12/2005, lĩnh vực trồng trọt và chế biến lâm sản đã thu hút được khoảng trên 240 dự án đầu tư nước ngoài (kể cả các dự án đã hết thời hạn hoặc bị giải thể trước thời hạn), với tổng vốn đăng ký vào khoảng 1,5 tỷ USD, và vốn thực hiện trên 835 triệu USD. Tính bình quân mỗi năm trên địa bàn cả nước có 14 dự án được cấp giấy phép đầu tư. Các dự án chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực trồng chè, rau, hoa quả, … Quy mô của các dự án này khá nhỏ, chỉ khoảng 3,5 triệu USD/năm. Các dự án trồng hoa quả và rau tuy có quy mô nhỏ, nhưng triển khai tốt, song tương đối phát tri

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28559.doc
Tài liệu liên quan