Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động Cho vay trả góp tại Chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm-Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7

1.1 Hoạt động Cho vay của ngân hàng thương mại 7

1.1.1 Khái niệm hoạt động Cho vay: 7

1.1.2 Phân loại Cho vay của ngân hàng thương mại 8

1.2 Hoạt động cho vay trả góp của ngân hàng thương mại 9

1.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay trả góp 9

1.2.2 Vai trò của hoạt động cho vay trả góp 10

1.2.3 Đặc điểm của Cho vay trả góp 12

1.2.4 Các phương thức Cho vay trả góp 17

1.2.5 Quy trình chung cho vay trả góp 22

1.2.6 Hiệu quả hoạt động cho vay trả góp 24

1.2.6.1 Khái niệm hiệu quả cho vay 24

1.2.6.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động cho vay trả góp: 25

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động cho vay trả góp: 27

1.3.1 Các nhân tố chủ quan (các nhân tố thuộc về ngân hàng): 27

1.3.2 Các nhân tố khách quan: 30

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP TẠI

CHI NHÁNH VPBANK HOÀN KIẾM HÀ NỘI 34

2.1 Giới thiệu tổng quan về Chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm-H à Nội 34

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 34

 2.1.2 Sơ đồ tổ chức 34

2.1.3 Cơ cấu quản trị 35

2.1.4 Lĩnh vực hoạt động 36

2.1.5 C ác hoạt động nghiệp vụ chính 37

2.2 Thực trạng hoạt động Cho vay trả góp tại Chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm-Hà Nội 40

2.2.1 Các sản phẩm cho vay trả góp chủ yếu: 40

2.2.2 Một số quy định chung trong cho vay trả góp 44

2.2.3 Thực trạng hoạt động cho vay trả góp tại CN VPBank Hoàn Kiếm Hà Nội 45

2.2.3.1 Doanh số và dư nợ cho vay trả góp 45

2.2.3.2 Nợ quá hạn 51

2.2.3.3 Lợi nhuận cho vay trả góp: 51

2.2.4 Đánh giá hoạt động cho vay trả góp tại Chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm Hà Nội 52

2.2.4.1 Những kết quả đạt được 52

2.2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân: 53

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP TẠI CN VPBANK HOÀN KIẾM HÀ NỘI 68

3.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay trả góp trong thời gian tới của VPBANK Hà Nội: 68

3.2. Một số ý kiến đề xuất góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay trả góp tại Chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm Hà Nội 70

3.2.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng: 70

3.2.2 Mở rộng quan hệ với các đơn vị hỗ trợ hoạt động cho vay trả góp của ngân hàng: 74

3.2.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing: 75

3.2.3.1. Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý: 75

3.2.3.3. Đa dạng hoá sản phẩm: 79

3.2.3.2. Phát triển chính sách giao tiếp khuyếch trương: 79

3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: 80

3.2.5. Đổi mới công nghệ ngân hàng: 82

KẾT LUẬN 83

DANH M ỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

 

 

doc85 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động Cho vay trả góp tại Chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm-Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hực hiện mở tài khoản, thanh toán giữa các đơn vị, thanh toán thẻ, chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ , chuyển tiền nhanh và các dịch vụ ngân hàng khác. Huy động tiết kiệm và tiền gửi phục vụ nhu cầu vốn của mọi thành phần kinh tế và dân cư với lãi suất hấp dẫn. Khách hàng rút tiền trước thời hạn được hưởng mức lãi suất của thời hạn thực tế đã gửi. 2.1.5 Các hoạt động nghiệp vụ chính Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là một hoạt động được VPBank rất chú trọng, với mục tiêu bảo đảm vốn cho vay, an toàn thanh khoản và tăng nhanh Tài sản Có, nâng cao vị thế của VPBank trong hệ thống ngân hàng. Do đó, trong các năm qua, các hoạt động huy động vốn từ khu vực dân cư cũng như từ khu vực liên ngân hàng đều được VPBank khai thác triệt để. Năm 2007 quả là một năm thắng lợi của Chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm, tổng số vốn huy động được của Chi nhánh là 50,584 tỷ với các loại hình tiết kiệm kỳ hạn. không kỳ hạn, gửi bằng VN Đ, gửi bằng ngoại tệ Chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm đã thực hiện rất tốt các chỉ tiêu về hoạt động huy động vốn góp phần hoàn thành kế hoạch hoạt động chung của toàn hệ thống. Hoạt động tín dụng Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và liên tục tăng trưởng mạnh, những năm gần đây, Việt Nam được xem là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao hàng đầu thế giới. Vốn đầu tư tăng mạnh nên hoạt động tín dụng của ngân hàng khá sôi động. Nhờ có sự nỗ lực tiếp thị khách hàng của Chi nhánh , nên tốc độ phát triển tín dụng đạt mức khá cao.Quy mô tín dụng của Chi nhánh đã tăng cả về số lượng và chất lượng. Dư nợ cho vay bằng VNĐ năm 2007 đạt hơn 116 tỷ hơn dư nợ cho vay VNĐ 2006 là gần 15 tỷ.Dư nợ cho vay trung hạn chiếm đa số 63% tổng dư nợ năm 2007,và 80,1% tổng dư nợ nằm 2006.So với năm 2006, cơ cấu cho vay của năm 2007 đã có sự chuyển dịch, tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng lên và cho vay giảm đi. Điều này cũng cho thấy Chi nhánh đã có sự thay đổi tích cực đa dạng các khoản cho vay.Bên cạnh những kết quả đáng mừng có được Chi nhánh cũng không tránh khỏi đối mặt phải giải quyết các khoản nợ xấu: Bảng 2.1 Tình hình nợ xấu của Chi nhánh (đơn vị : đồng) Chỉ tiêu Số dư cuối kỳ năm 2006 Số dư cuối kỳ năm 2007 I.Tổng dư nợ 102,685,000,000 116,787,408,813 II.Các khoản nợ xấu 5,125,000,000 3,234,000,000 III.Số nợ xấu có tài sản đảm bảo 5,125,000,000 3,234,000,000 IV.Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ 4.99% 2.77% Tỷ lệ nợ xấu năm 2007 là 2.77% thấp hơn so với năm 2006. Quy mô tín dụng mở rộng, đa dạng các khoản cho vay, Chi nhánh phải chịu rủi ro nhiều hơn đối với các khoản cho vay của mình.Song tỷ lệ nợ xấu có phần giảm đi chứng tỏ công tác quản trị rủi ro của ngân hàng đã thực sự có hiệu quả.Chính vì vậy,công tác quản trị rủi ro cần được chú trọng nhiều hơn nữa trong thời gian tới nhằm tăng chất lượng tín dụng đồng thời mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Hoạt động thanh toán Hoạt động thanh toán đem lại cho Chi nhánh nguồn thu đáng kể. Trước hết về hoạt động chuyển tiền trong nước 3 năm gần đây luôn ở mức cao hơn năm trước. Các hoạt động khác Quảng bá thương hiệu Từ khi chuyển về địa điểm mới, Chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm đã nhanh chóng tiếp cận với khu vực dân cư quanh đây, cụ thể là dân cư phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm.Hàng tuần, ngân hàng có buổi phát thanh trên hệ thống loa phường nhằm khuyếch trương và quảng bá thương hiệu. Không chỉ vậy ngân hàng tham gia tích cực các hoạt động đoàn thể, văn hoá, từ thiện mà phường Tràng Tiền phát động. Chính những hoạt động góp phần giúp nguời dân cũng như những tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn ngân hàng hoạt động có những hiểu biết về Chi nhánh, đưa hình ành của VPBank gần gũi và quen thuộc hơn. Hoạt động đoàn thể Chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm rất chú trọng các hoạt động đoàn thể. Công đoàn của chi nhánh tổ chức đều đặn 2 đợt nghỉ Xuân, Hè cho nhân viên.Các dịp lễ tết như 8-3,20-10, dịp cuối nămChi nhánh luôn có quà cho các chị em,và tổ chức các buổi liên hoan giúp nhân viên có cơ hội than thiện và hoà đồng hơn góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết tập thể của Chi nhánh mình. Hoạt động từ thiện Hưởng ứng rất tích cực hoạt động từ thiện của toàn hệ thống, Chi nhánh đã có những đóng góp khá lớn: như trích phần lương ủng hộ đồng bào gặp cơn bão số 5 vừa qua, ủng hộ quỹ người nghèo vào dịp cuối năm, tiếp tục đóng góp phụ cấp cho các bà mẹ anh hùng phường Tràng Tiền,tham gia phong trào ‘Hiến máu nhân đạo”- một nghĩa cử hết sức cao đẹp. 2.2 Thực trạng hoạt động Cho vay trả góp tại Chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm-Hà Nội 2.2.1 Các sản phẩm cho vay trả góp chủ yếu: Cho vay –xây dựng -sửa chữa nhà Đối tượng cho vay: Chi phí mua nhà, mua nền nhà theo đất đã được quy định để xây nhà mới, mua căn hộ, xây dựng, sữa chữa hoặc nâng cấp nhà. Chi phí mua sắm các trang thiết bị và các chi phí hợp lý khác trong quá trình sữa chữa nhà. Nguyên tắc cho vay Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận Khách hàng phải hoàn trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã cam kết Tiền vay phải được đảm bảo bằng tài sản thế chấp, cầm cố Điều kiện vay vốn -Khách hàng phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự - Khách hàng có bản giải trình mục đích vay vốn rõ rang, có nguồn trả nợ chắc chắn. - Có một phần vốn tự có tham gia vào phương án xin vay - Có tài sản đảm bảo cho khoản vay hoặc được người thứ ba bảo lãnh bằng tài sản( Tài sản đảm bảo có thể là chính tài sản mua bằng tiền vay hoặc là các tài sản khác) - Chấp hành thể lệ cho vay của VPBank Thời hạn vay- Mức cho vay Thời hạn cho vay: + Vay trả góp mua nhà : Tối đa 10 năm + Vay trả góp mua nền nhà theo đất đã quy hoạch để xây dựng nhà mới,mua căn hộ mới, hoặc xây dựng sữa chữa, nâng cấp nhà : Tối đa 5 năm Mức cho vay: + Trường hợp đảm bảo bằng nhà cửa, căn hộ : mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản đảm bảo + Trường hợp tài sản đảm bảo bằng nền nhà theo đất đã được quy hoạch : mức cho vay tối đa bằng 60% giá trị tài sản đảm bảo. + Trường hợp tài sản đảm bảo là các giấy tờ có giá như sổ tiết kiệm của VPBank, của các ngân hàng quốc doanh. kỳ phiếu, trái phiếu của kho bạc hoặc của ngân hàng quốc doanh: mức cho vay tối đa bằng 95% giá trị của các chứng từ có giá. +Những trường hợp khác do VPBank quy định, nếu xét thấy khoản vay là an toàn. Cho vay mua ô tô Ngân hàng thực hiện cho vay trực tiếp đối với từng khách hàng, không cho vay gián tiếp thông qua các đại lý bán xe ô tô Đối tượng cho món vay: Là chi phí hình thành giá trị chiếc xe ô tô, thể hiện trên hợp đồng mua bán và phù hợp với mức giá cả thực tế trên thị trường. Đối tượng cho vay không bao gồm chi phí nộp thuế và các chi phí khác liên quan đến việc đăng ký và lưu hành xe. Nguyên tắc cho vay: Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích thoả thuận Khách hàng phải hoàn trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã cam kết Tiền vay phải được đảm bảo bằng tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bên thứ ba bảo lãnh Điều kiện vay vốn Khách hàng phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, cung cấp đầy đủ các thông tin về gia đình, quá trình hoạt động và công tác của bản than theo yêu cầu của ngân hàng Khách hàng có bản giải trình mục đích vay vốn rõ ràng có nguồn gốc trả nợ chắc chắn. Có tài sản đảm bảo cho tiền vay hoặc được bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản. Trường hợp đảm bảo bằng chiếc xe hình thành từ vốn vay thì phải là xe mới 100%. Chấp hành các quy định về tín dụng của Nhà nước , thể lệ cho vay và các quy định liên quan của VPBank. Thời hạn vay- Mức cho vay Thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay được xác định căn cứ vào mục địch vay vốn , tài sản đảm bảo, nguồn và kế hoạch trả nợ của khách hàng và được quy định như sau: + Đối với trường hợp khách hàng dùng chiếc xe hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm thì thời hạn tối đa không quá 5 năm. Trường hợp xe ô tô mua để sử dụng vào mục địch kinh doanh vận tải, taxi, cho thuê , chở khách hoặc xe đã qua sử dụng thì thời hạn cho vay tối đa không quá 5 năm. + Đối với trường hợp khách hàng vay sử dụng tài sản khác không phải là chiếc xe hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm thì thời hạn cụ thể sẽ xác định căn cứ vào chu kỳ SXKD của khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của VPBank. Mức cho vay: +Trường hợp bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì mức cho vay tối đa là 70% giá trị xe. +Trường hợp bảo đảm bằng tài sản hợp pháp khác mức cho vay tối đa là 90% giá mua xe và tỷ lệ tiền vay tính trên giá trị tài sản bảo đảm thực hiện theo quy định sau: Đối với bất động sản: tỷ lệ tiền vay tối đa là 55% giá trị tài sản bảo đảm do VPBank định giá. Đối với chứng tù có giá do Chính phủ hoặc TCTD quốc doanh phát hành: tỷ lệ tiền vay tối đa là 90% giá trị tài sản bảo đảm. Đối với thẻ tiết kiệm hoặc tiền gửi do chính VPBank phát hành không quy định mức tối đa. Đối với cổ phiếu, thẻ tiết kiệm do các NHTM cổ phần phát hành hoặc các trường hợp đặc biệt do Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng quyết định. Bảo hiểm tài sản mua bằng vốn vay: Bên vay phải mua bảo hiểm vật chất( tai nạn, mất cắp, cháy nổ..)cho tài sản mua bằng vốn vay trong suốt thời gian vay vốn và người hưởng thụ là VPBank. Cho vay hỗ trợ du học Mục đích vay: Chứng minh khả năng tài chính , bổ túc hồ sơ xin phỏng vấn du học Thanh toán học phí, sinh hoạt phí và các chi phí khác (gọi tắt là chi phí học) phát sinh trong quá trình học tập. Các loại hình vay: Đối với cho vay để bổ túc hồ sơ xin phỏng vấn du học: áp dụng 2 hình thức cho vay: Cho vay để mở sổ tiết kiệm: Giải ngân một lần sau khi được phê duyệt Phương thức thu nợ: + Áp dụng hình thức trả vốn khi đáo hạn, trả lãi hàng tháng đối với trường hợp khách hàng có tài sản thế chấp hoặc tài sản cầm cố không phải là giấy tờ có giá. +Áp dụng hình thức trả vốn và lãi khi đáo hạn đối với trường hợp khách hàng có tài sản cầm cố giấy tờ có giá Cho vay hạn mức tín dụng dự phòng: Ngân hàng cam kết cho khách hàng vay để thanh toán toàn bộ chi phí học tập ở nước ngoài + Đây là hình thức cam kết cho vay, do đó có thể không có giải ngân + Ngân hàng thu phí cam kết theo mức chi phí bảo lãnh trong nước có tài sản đảm bảo +Trường hợp khách hàng có nhu cầu rút tiền vay phải lập giấy nhận nợ theo quy định của ngân hàng. Đối với cho vay để thanh toán chi phí du học: có các loại sau: Trường hợp vay ngắn hạn : +Giải ngân một lần hoặc nhiều lần trên cùng một hợp đồng tín dụng tùy theo yêu cầu của bên nước ngoài và phải phù hợp với quy chế quản lý ngoại hối của NHNN. + Thu nợ theo hình thức : trả vốn một lần khi đáo hạn, lãi trả hàng tháng Trường hợp vay trung, dài hạn: Đầu tiên khách hàng phải ký một hợp đồng tín dụng với ngân hàng Giải ngân nhiều lần tuỳ theo thông báo đóng học phí và sinh hoạt phí của cơ sở đào tạo nước ngoài mỗi lần giải ngân khách hàng ký khế ước nhận nợ. Mỗi khế ước sẽ quy định cụ thể: số tiền, lãi suất, lịch trả nợTổng số tiền vay của các khế uớc phải bằng số tiền vay được quy định trong hợp đồng tín dụng Thu nợ theo hình thức trả vốn dần nhiều kỳ, lãi trả hàng tháng. Các trường hợp cho vay tín dụng khác Mức cho vay thông thường là 70% nhu cầu vốn vay Thời hạn cho vay có thể là vay ngắn hạn (dưới 12 tháng), trả lãi hàng tháng , trả gốc cuối kỳ hoặc là vay chung và dài hạn( lớn hơn 12 tháng), trả lãi hàng năm tính trên dư nợ thực tế, trả gốc định kỳ theo quý hoặc năm. 2.2.2 Một số quy định chung trong cho vay trả góp Phạm vi cho vay Đối với cá nhân, hộ gia đình : phải có hộ khẩu thường trú cùng địa bàn nơi VPBank đóng trụ sở. Đối với các doanh nghiệp, tổ chức: phải có trụ sở cùng địa bàn với VPBank Các trường hợp đặc biệt khác do Ban tín dụng quyết định Phương thức tính lãi tiền vay: Trường hợp áp dụng phương thức cho vay trả góp , VPBank có thể áp dụng 1 trong 2 cách tính lãi sau đây: Lãi cho vay tính theo dư nợ thực tế Lãi gộp tính theo dư nợ ban đầu trong suốt thời hạn vay, cộng với nợ gốc và chia đều cho các kỳ trả nợ. Công thức tính tiền trả góp hàng tháng trong trường hợp lãi gộp: Tiền trả góp hàng tháng = Nợ gốc ( 1+ Lãi suất * Số tháng vay)/ Số tháng vay Thực trạng hoạt động cho vay trả góp tại CN VPBank Hoàn Kiếm Hà Nội 2.2.3.1 Doanh số và dư nợ cho vay trả góp Trong những năm qua. hoạt động cho vay trả góp rất phổ biến trong các sản phẩm cho vay của ngân hàng. Từ những con số đạt được cho thấy, VPBank đã có sự đầu tư không nhỏ cùng những chiến lược tập trung phát triển sản phẩm. Bảng 2.2 Doanh số và dư nợ cho vay trả góp Chỉ tiêu 2006 2007 Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Tổng doanh số 138,658,500,000 100.00% 170,299,100,000 100.00% Doanh số CVTG 125,527,500,000 90.53% 147,260,100,000 86.47% Tổng dư nợ 102,685,335,255 100.00% 116,787,408,813 100.00% Dư nợ CVTG 91,298,836,281 88.91% 96,929,720,599 83.00% Biểu 2.2 Tốc độ tăng trưởng của hoạt động cho vay trả góp Hoạt động CVTG của Chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm phát triển cùng hoạt động cho vay chung, doanh số đạt kết quả cao và chiểm tỷ trọng rất lớn trong tổng số cho vay(năm 2006 chiếm 90.53%, năm 2007 chiếm 86.47%). Năm 2006 kết thúc với vụ mùa bội thu về hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, tiêu biểu là hai sự kiện :Việt Nam được kết nạp vào tổ chức thuơng mại thế giới WTO(7/11/2006); Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu thông qua quy chế PNTR dành cho Việt Nam(9/12 /2006).Hệ thống NHTM Việt Nam đã thực sự chạm tay vào cánh cửa WTO dự báo nhiều thách thức hơn là thuận lợi cho các ngân hàng nội trước sự đổ bộ ồ ạt của các ngân hàng, tài chính hàng đầu thế giới. Sự cạnh tranh thực sự diễn ra trên thị truờng ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam hãy còn “tiềm năng” và “ hoang sơ”.Chính vì vậy, đây có thể coi là năm nở rộ cho hoạt động CVTG.VPBank với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu lại hợp tác được đối tác chiến lược là OCBC(ngân hàng lớn nhất Singapore) nên thực sự đạt được những kết quả tốt trong lĩnh vực CVTG quả là điều không lạ.Từ bảng số liệu,thông qua các chỉ tiêu doanh số CVTG và tỉ trọng doanh số CVTG trong tổng doanh số có thể thấy rõ chiến lược phát triển của VPBank nói chung và sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của Chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm nói riêng, đó chính là cho vay trả góp.Năm 2007, về lượng tuyệt đối tổng doanh số cho vay trả góp cao hơn so với năm 2006 là nhưng tỷ trọng nó trong tổng doanh số cho vay của năm 2007 là 86.47% thấp hơn năm 2006 khoảng 4%,điều này có thể giải thích là Chi nhánh đã đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ cho vay nên tỷ trọng của CVTG có giảm đi,song vẫn tập trung sản phẩm thế mạnh là CVTG. Tổng dư nợ của hoạt động CVTG có xu hướng tăng cao do các khoản CVTG này phần lớn là trung và dài hạn mà nguồn trả nợ là các khoản thu nhập thường xuyên hay không thường xuyên, nên không thể thanh toán cho ngân hàng trong thời gian ngắn. Doanh số CVTG có thể chia theo 2 tiêu chí: Thời hạn và mục đích. Doanh số cho vay trả góp theo thời hạn: Bảng 2.3 Cơ cấu doanh số và dư nợ cho vay trả góp theo thời hạn ( Đơn vị: đồng) Chỉ tiêu 2006 2007 Doanh số Dư nợ Doanh số Dư nợ Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Ngắn hạn 4,916,000,000 3.92% 4,478,400,000 4.86% 14,561,600,000 9.89% 13,133,257,744 13.55% Trung hạn 113,711,500,000 90.59% 82,259,236,281 89.19% 116,448,500,000 79.08% 71,590,189,518 73.86% Dài hạn 6,900,000,000 5.50% 5,495,600,000 5.96% 16,250,000,000 11.03% 12,206,273,337 12.59% ( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của CN VPBank Hoàn Kiếm) Biểu 2.3 Cơ cấu doanh số cho vay trả góp theo thời hạn năm 2007 Cho vay trung hạn luôn chiếm ưu thế so với cho vay ngắn hạn và cho vay dài hạn phản ánh đúng thực trạng nhu cầu mua sắm các vật dụng lâu bền như nhà cửa, ô tô. Đó thường là những khoản vay có giá trị lớn mà nguồn trả nợ là từ thu nhập hàng quý, hàng tháng của người vay, kỳ hạn trả nợ dài sẽ phù hợp với thu nhập của nhiều người có mức thu nhập trung bình trong xã hội. Song tốc độ tăng của CVTG so với CVTG ngắn hạn và dài hạn là thấp hơn.Năm 2007, tốc độ tăng cho vay trung hạn so với năm 2006 là 2,35%,trong khi tỷ trọng của cho vay ngắn hạn là 66%, và cho vay dài hạn là 57.5%. Cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng cao về tỷ trọng đạt 66%. Điều này có thể giải thích do sự biến động nền kinh tế trong năm 2007:chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, lạm phát cao,lãi suất huy động của ngân hàng biến động lớnCác khoản cho vay ng ắn hạn đáp ứng nhu cầu khách hàng trong trường hợp cần thiết hay đáp ứng khả năng thanh toán nhanh. Chính vì vậy mà tỉ trọng các khoản vay này tăng cao một cách đột ngột phá vỡ tiền lệ trước là tỷ trọng các khoản cho vay trả góp trung hạn là tăng nhanh nhất. Do luôn chiếm ưu thế trong doanh số CVTG nên dư nợ CVTG trung hạn cũng có tỷ trọng cao trong dư nợ CVTG.Song dư nợ CVTG trung hạn năm 2007 so với năm 2006 là thấp hơn. Điều này phần nào phản ánh tình trạng thu nợ của ngân hàng là tương đối tốt. Doanh số cho vay trả góp theo mục đích: Bảng 2.4 Cơ cấu doanh số cho vay trả góp theo mục đích (Đơn vị : triệu đồng) Chỉ tiêu 2006 2007 Doanh số Dư nợ Doanh số Dư nợ Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Mua nhà 33,995,000,000 27.08% 23,554,513,564 25.80% 47,456,500,000 32.23% 38,332,870,599 39.55% Ô tô 87,962,500,000 70.07% 65,134,722,717 71.34% 95,770,000,000 65.03% 56,410,000,000 58.20% Du học & khác 3,570,000,000 2.84% 2,609,600,000 2.86% 4,033,600,000 2.74% 2,186,850,000 2.26% ( Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của CN VPBank Hoàn Kiếm Biểu 2.4 Cơ cấu cho vay trả góp theo mục đích năm 2007 CVTG mua ô tô luôn chiếm ưu thế tuyệt đối là 70.07% năm 2006, và 65.03% năm 2007 trong CVTG tại Chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm Hà Nội. So với những năm đầu của thời kỳ kinh tế thị trường, đời sống của đại bộ phận dân cư đã được cải thiện đáng kể. Nhiều người có thu nhập cao và nhu cầu sử dụng ô tô làm phương tiện đi lại đã trở nên phổ biến . Nhu cầu này sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Hoạt động cho vay mua nhà cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong doanh số CVTG, tăng gần 7% so với năm 2006.Nhu cầu này có xu hướng tăng lên. Do nhu cầu về nhà ở của người dân Hà Nội ngày càng lớn nên sẽ hứa hẹn một kết quả khả quan từ hoạt động cho vay mua-sữa chữa nhà của ngân hàng. Bên cạnh hai hoạt động chủ yếu trên, cho vay nhằm hỗ trợ hoạt động du học cũng đạt được những con số đáng khích lệ. Đây là một dịch vụ mới không chỉ đối với VPBANK mà đối với nhiều Ngân hàng khác nữa. Thời gian tới Ngân hàng có thể kết hợp với các trường đại học trong nước có chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài: du học tại chỗ để phát triển sản phẩm này hơn nữa. Bởi nhu cầu học hành nâng cao tri thức ở giới thanh niên Việt Nam đã ngày càng gia tăng. Ngân hàng nên hỗ trợ đầu tư cho sản phẩm dịch vụ mới này. 2.2.3.2 Nợ quá hạn Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay trả góp (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 2006 2007 Dư nợ CVTG 91,298,836,281.00 96,929,720,599 Nợ quá hạnCVTG 4,657,000,000.00 2,380,000,000 NQH/Dư nợ CVTG 5.10% 2.46% ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh c ủa CN VPBank Hoàn Ki ếm) Năm 2006, ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn khá cao. Nguyên nhân chủ yếu là ngân hàng đã thực hiện hạch toán nợ chặt chẽ theo quy định mới của NHNN, tất cả khoản chậm trả lãi hoặc chậm trả gốc đều hạch toán nợ quá hạn.Do đó mà chất lượng tín dụng được duy trì và đảm bảo. Điều này thể hiện rõ qua tỷ lệ nợ quá hạn của năm 2007 chỉ còn là 2.46%. 2.2.3.3 Lợi nhuận cho vay trả góp: Bảng 2.6 : Lợi nhuận cho vay trả góp (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 2006 2007 Tổng lợi nhuận 5,159,000,000 6,256,000,000 Lợi nhuận CVTG 4,654,320,000 5,467,000,000 Tỷ trọng lợi nhuận CVTG 90.22% 87.39% ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của CN VPBank Hoàn Kiếm) CVTG là hoạt động trọng tâm được chú trọng phát triển tại VPBank đặc biệt tại Chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm Hà Nội. Thu lãi từ hoạt động này là nguồn thu chủ yếu của Chi nhánh. Đây là sản phẩm chủ lực tại Chi nhánh trong đó cho vay trả góp mua ô tô là thế mạnh, các sản phẩm cho vay khác ít được quan tâm và biết đến tại Chi nhánh đặc biệt là các khoản vay lớn.Do hạn chế là Chi nhánh cấp II nên tập trung các sản phẩm thế mạnh là mục tiêu hoạt động của Chi nhánh. Sự tăng trưởng trong doanh số, dư nợ được tổng hợp lại trong sự gia tăng lợi nhuận của Chi nhánh. Về lượng tuyệt đối, lợi nhuận từ hoạt động CVTG không ngừng tăng cao, phản ánh sự mở rộng hoạt động CVTG trong chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ của VPBank. Về tỷ trọng lợi nhuận của CVTG năm 2007 có giảm đi so với năm 2006 không cho thấy sự giảm đi lợi nhuận mà CVTG mang lại mà cho thấy các sản phẩm mà Chi nhánh cung cấp đã đa dạng hơn và đóng góp lợi nhuận đáng kể hơn trong tổng lợi nhuận mà Chi nhánh có được. 2.2.4 Đánh giá hoạt động cho vay trả góp tại Chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm Hà Nội 2.2.4.1 Những kết quả đạt được Kết quả hoạt động CVTG tại Chi nhánh VPBANK Hoàn Kiếm nhìn chung là đã phát triển khá tốt. Sau đây là một số kết quả cụ thể mà VPBANK Hà Nội đã đạt được: Một là, lợi nhuận từ CVTG của Chi nhánh không ngừng gia tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng lợi nhuận. Do đó, ta có thể thấy CVTG có khả năng đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, nên phát triển CVTG là một chiến lược đúng đắn đối với ngân hàng có quy mô trung bình như VPBANK. Hai là, các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về quy mô của CVTG đều tăng. Doanh số cho vay, dư nợ cho vay đều có tốc độ tăng cao. Không chỉ vậy tỷ trọng doanh số và dư nợ CVTG trong tổng doanh số và dư nợ của Chi nhánh chiếm chủ yếu, cho thấy Ngân hàng dành nhiều nguồn lực vào việc phát triển CVTG trong quá trình hoạt động. Ba là, thời gian xét duyệt CVTG được rút ngắn xuống còn 2 – 5 ngày (trước đây thường là 7 ngày). Viêc rút ngắn thời gian giúp cho Ngân hàng có được lợi thế cạnh tranh so với các NHTM quốc doanh, với thủ tục phức tạp và kéo dài hơn. Lợi thế này sẽ giúp cho Ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng luôn muốn có thủ tục nhanh gọn. Bốn là, chất lượng tín dụng nhìn chung đã được cải thiện tốt hơn khi mà Ngân hàng đã ban hành các thể lệ CVTG: Thể lệ cho vay mua - sửa chữa – xây dựng nhà, thế lệ cho vay mua ô tô, thể lệ cho vay du học. Ngân hàng còn ban hành bảng xếp hạng tín dụng, nhờ vậy CBTD có căn cứ rõ ràng hơn trong việc đánh giá khách hàng. Nhờ đó, đã góp phần giảm các nguy cơ xảy ra khi cho vay, tăng chất lượng của CVTG. Năm là, nhờ các hoạt động tiếp thị, quảng cáo, quan hệ công chúng, hình ảnh của Ngân hàng ngày càng gần gũi với người dân, uy tín và hình ảnh của Ngân hàng không ngừng được nâng cao. Do đó, đã tạo ra được lợi thế cạnh tranh cho Ngân hàng so với các NHTM cổ phần khác trên địa bàn, giúp hoạt động CVTG nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung phát triển. 2.2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân: 2.2.4.2.1. Những hạn chế: Sản phẩm chưa đa dạng: Một ngân hàng không thể thành công nếu chỉ nhờ vào sức mạnh ý chí hay nỗ lực của một vài cá nhân. Đó là sự tổng hoà của rất nhiều yếu tố. Sự đa dạng và khác biệt của sản phẩm, dịch vụ là một trong số những yếu tố tạo nên sự thành công cho ngân hàng.Song những sản phẩm cho vay trả góp mà VPBank cung cấp tới khách hàng còn quá nghèo nàn, mới chỉ tập trung phát triển vào các sản phẩm truyền thống, mà phần lớn các ngân hàng khác đều có.Ngân hàng đã đa dạng hoá hoạt động cho vay trả góp bằng 4 sản phẩm chủ lực là: cho vay mua - sửa chữa – xây dựng nhà, cho vay mua ôtô, cho vay du học, và cho vay tiêu dùng khác. Nhưng trên thực tế, khách hàng mới chỉ biết đến cho vay mua - sửa chữa – xây dựng nhà và mua ô tô, còn các sản phẩm khác khách hàng ít biết đến. Đổi mới sản phẩm là cơ sở để ngân hàng củng cố, mở rộng thị trường, sẽ tăng doanh số và từ đó tăng thu nhập. Trong sản phẩm mới tính độc đáo có ý nghĩa hết sức quan trọng vì nó tạo được sự khác biệt và lấp khoảng trống trên thị trường.Các sản phẩm của VPBank vẫn chỉ dừng lại ở mức chung chung, chưa tạo ra được những đặc tính riêng cho Ngân hàng.Các sản phẩm mới chỉ được thể hiện qua các quy định trong quy chế, thể lệ. Nhiều đối tượng cho vay vẫn còn bị hạn chế bởi thời gian và giá trị cho vay như: các sản phẩm như cho vay tín chấp cán bộ công nhân viên, vay hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên, đặc biệt khu vực nông thôn. Trong khi đó sản phẩm này được rất nhiều ngân hàng triển khai. NHTMCP Á Châu là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực vay tín chấp. Từ con số cho vay 20 triệu không cần thế chấp nay đã lên đến 200 triệu, thậm chí ACB còn cho vay đến 250 triệu đồng/ người.Mức lương tối thi ểu xét duyệt cho vay cũng hạ xuống còn 2 triệu đồng/ tháng cùng những điều kiện thuận tiện, thời gian xét duyệt chỉ 3-4 ngày.Nắm bắt được cơ hội này, hầu hết các ngân hàng đã tranh thủ đẩy mạnh nguồn vốn ra ngoài, đáp ứng nhu cầu khách hàng.Chính vì vậy mà thời gian tới VPBank nên xem xét triển khai các sản phẩm dịch vụ mới này. Thị phần còn chưa mở rộng: Đối tượng khách hàng của ngân hàng vẫn khá bó hẹp chủ yếu là các khách hàng đã có quan hệ lâu dài với ngân hàng.Công tác tìm kiếm khách hàng tiềm năng vẫn còn khá thụ động. Đối với cho vay mua nhà, xây dựng và sửa chữa nhà cũng như cho vay mua ô tô, phạm vi cho vay là cá nhân, hộ gia đình phải có hộ khẩu thường trú cùng địa bàn nơi VPBank đóng trụ sở, hạn chế rất nhiều số lượng người sống và làm việc tại Hà Nội nhưng chưa có hộ khẩu Hà Nội, những người làm việc ở cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7683.doc
Tài liệu liên quan