Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii

LỜI MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

3. Mục tiêu nghiên cứu 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5. Phương pháp nghiên cứu 4

6. Điểm mới của đề tài 4

7. Cấu trúc của luận văn 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

1.1 Tổng quan về hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại 6

1.1.1 Vốn của ngân hàng thương mại 6

1.1.2 Phân loại vốn của ngân hàng thương mại 6

1.1.3 Vai trò của vốn trong ngân hàng thương mại 9

1.1.4 Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại 10

1.2 Khái niệm và vai trò của hiệu quả hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại 17

1.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại 17

1.2.2 Vai trò của hiệu quả hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại 18

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại .19

1.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời 19

 

doc100 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngũ cán bộ trẻ, năng động, nhanh nhạy với thị trường. Ngoài ra trên địa bàn còn Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Quốc tế, NH Sài gòn – Công thương, Ngân hàng Hàng hải..., những ngân hàng nhỏ này chủ yếu là làm công tác huy động vốn và cho vay khách hàng cá nhân với lãi suất huy động rất cao và cơ chế cho vay đơn giản hơn so với VietinBank. Trong số các NHTM cổ phần trên địa bàn phải kể đến hai đối thủ cạnh tranh chính của Chi nhánh là: + NH TMCP Sài Gòn - Hà nội (SHB Quảng Ninh) được thành lập khoảng 11 năm song với lợi thế trước đây có vốn cổ phần của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam tham gia, được Tập đoàn than ưu tiên thanh toán tiền hàng cho các đơn vị thành viên trong Tập đoàn tại địa bàn Thành phố Cẩm Phả với doanh số lớn. Hơn nữa, NH này thường xuyên có các chính sách cho vay với lãi suất thấp, huy động với lãi suất cao, hổ sơ thủ tục cho vay đơn giản, chi phí chăm sóc khách hàng VIP rất lớn (1 năm tổ chức 1-2 chuyến đi du lịch nước ngoài cho KH VIP, chủ yếu là đi các nước Châu Âu, Mỹ...). + Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cẩm Phả (BIDV Cẩm Phả): Về công nghệ, mạng luới, các sản phẩm ngân hàng và đội ngũ Cán bộ tương tự như VietinBank, có nhiều cán bộ trẻ. Quy mô hoạt động trên địa bàn là với 06 điểm giao dịch, BIDV Cẩm Phả trước đây định hướng chủ yếu tập trung vào khối KHDN ngoài quốc doanh và KHCN nên thị phần dư nợ KHDN ngoài quốc doanh và KHCN có thị phần lớn nhất trên địa bàn. Thời gian gần đây BIDV Cẩm Phả mới tập trung tăng trưởng dư nợ của nhóm Tập đoàn than và Tổng Công ty Đông Bắc, khi tập trung vào nhóm khách hàng này BIDV Cẩm Phả có nhiều thuận lợi do VietinBank không được cấp tín dụng vượt 25% vốn tự có. Cơ chế cho vay của BIDV cũng rất cạnh tranh, linh hoạt, lãi suất thấp. Những thuận lợi, khó khăn, thách thức của môi trường kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động cũng như kết quả kinh doanh của VietinBank Cẩm Phả trong những năm qua và trong thời gian tới. Cơ chế quản lý vốn của VietinBank đối với các Chi nhánh Để đánh giá đầy đủ hiệu quả hoạt động sử dụng vốn của đối tượng nghiên cứu là VietinBank Cẩm Phả, tác giả xin giới thiệu tổng quan về cơ chế quản lý vốn tập trung áp dụng với các Chi nhánh thông qua cơ chế định giá điều chuyển vốn nội bộ của VietinBank, cụ thể: Những năm trước đây cơ chế quản lý vốn tập trung của VietinBank thông qua cơ chế lãi điều hoà một giá: Việc áp dụng cơ chế một giá không tính đến yếu tố kỳ hạn của từng giao dịch mà chỉ tính lãi điều hòa cho phần vốn dư thừa hoặc thiếu hụt một giá cho tất cả các kỳ hạn, khi áp dụng cơ chế này đã làm mất cân bằng về kỳ hạn giữa danh mục cho vay và huy động của từng đơn vị. Từ đó tạo ra rủi ro thanh khoản lớn cho toàn hệ thống. Mặt khác, cơ chế một giá chưa giúp Trụ sở chính có công cụ để điều tiết rủi ro lãi suất của hệ thống do không có khả năng tính giá mua/bán khác nhau cho các giao dịch có lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Đây là một thực trạng phát sinh nhiều khó khăn trong điều hành vốn kinh doanh của VietinBank. Tuy nhiên từ năm 2013 đến nay, các chi nhánh huy động được bao nhiêu vốn sẽ bán hết cho TSC của VietinBank, khi có nhu cầu cho vay, đầu tư bao nhiêu sẽ mua vốn từ TSC thông qua cơ chế định giá điều chuyển vốn nội bộ (Funds Transfer Pricing – FTP). Theo QĐ số 210/QĐ-NHCT3 Quy chế điều chuyển vốn nội bộ trong hệ thống NHCT ngày 01/4/2012 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam quy định: Định giá điều chuyển vốn nội bộ (Funds Transfer Pricing – FTP): là cơ chế xác định thu nhập hoặc chi phí đối với các bên có liên quan trong quá trình luân chuyển vốn nội bộ nhằm xác định mức độ đóng góp về lợi nhuận từ hoạt động mua bán vốn của từng Chi nhánh trong kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Giao dịch bán vốn nội bộ: là giao dịch trong đó VietinBank bán vốn cho các Chi nhánh. Giao dịch mua vốn nội bộ: là giao dịch trong đó VietinBank mua vốn cho các Chi nhánh. Giá bán vốn: là giá mà VietinBank thu từ các Chi nhánh từ việc sử dụng vốn. Giá bán vốn gồm 3 cấu phần là lãi suất bán vốn, phí thanh khoản và phần điều chỉnh giá bán vốn (nếu có), được thể hiện dưới dạng tỷ lệ %/năm (tính trên số dư gốc của giao dịch). Giá mua vốn: là giá mà VietinBank trả cho các Chi nhánh do đã thực hiện nghiệp vụ huy động vốn. Giá mua vốn gồm 3 cấu phần là lãi suất mua vốn, phần bù thanh khoản và phần điều chỉnh giá mua vốn (nếu có), được thể hiện dưới dạng tỷ lệ %/năm (tính trên số dư gốc của giao dịch). Lãi cận biên ròng (Net Interest Margin –NIM): trong một giao dịch là phần chênh lệch giữa giá mua vốn do VietinBank trả cho Chi nhánh và lãi suất mà Chi nhánh trả cho khách hàng hoặc giữa lãi suất mà Chi nhánh thu của khách hàng và giá bán vốn mà VietinBank bán cho Chi nhánh. Lãi suất bán vốn/mua vốn: là lãi suất VietinBank công bố cho từng thời kỳ đối với việc bán vốn/mua vốn. Phần bù thanh khoản: là phần bù VietinBank trả thêm cho các sản phẩm huy động vốn có lãi suất thả nổi do kỳ hạn định giá lại nhỏ hơn kỳ hạn danh nghĩa. Phí thanh khoản: là chi phí VietinBank tính thêm cho các giao dịch sử dụng vốn có lãi suất thả nổi do kỳ hạn định giá lại nhỏ hơn kỳ hạn danh nghĩa. Nguyên tắc VietinBank xây dựng lãi suất mua/bán vốn, phí/phần bù thanh khoản: Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích diễn biến thị trường, định hướng chiến lược và tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của VietinBank, chính sách tiền tệ của NHNN, Phòng Kế hoạch và hỗ trợ Alco phối hợp với các Phòng/ban liên quan đề xuất với Tổng giám đốc biểu lãi suất/thanh khoản mua bán vốn nội bộ trong từng thời kỳ theo nguyên tắc sau: + Phù hợp với định hướng và kế hoạch kinh doanh của toàn hệ thống; + Linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường; + Phù hợp với rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản của từng sản phẩm/dịch vụ, đặc điểm của từng đối tượng khách hàng, từng loại tiền tệ; + Đảm bảo đánh giá hợp lý mức độ đóng góp của các mảng nghiệp vụ liên quan, tạo động lực thúc đẩy hoặc kiểm soát chặt chẽ đối với từ sản phẩm/đối tượng khách hàng. Ưu điểm của cơ chế định giá điều chuyển vốn nội bộ: - Hạn chế được tình trạng thừa/thiếu thanh khoản: trong cơ chế quản lý vốn tập trung, mọi giao dịch của chi nhánh đều phải tập trung về Hội sở chính. Khi huy động được nguồn tiền gửi, chi nhánh thực hiện bán toàn bộ cho Hội sở chính, khi có nhu cầu thanh toán, đầu tư, cho vay,chi nhánh thực hiện mua lại vốn từ Hội sở chính. Hội sở chính sẽ thực hiện động tác luân chuyển vốn giữa các chi nhánh. Vì thế, các chi nhánh không cần quan tâm đến vấn đề thanh khoản và sẽ không tồn tại tình trạng thừa hoặc thiếu thanh khoản tại chi nhánh của mình. - Bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiện đại, loại bỏ được một số công tác báo cáo, báo cáo thủ công. Chế độ báo cáo đa dạng, phong phú, tức thời giúp cho Chi nhánh kiểm soát, đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh, từ đó nhanh chóng đề ra các giải pháp phù hợp. - Là công cụ hiệu quả đánh giá chất lượng hoạt động của chi nhánh, tạo động lực và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho chi nhánh: Do khi áp dụng cơ chế FTP, việc thay đổi lãi suất điều hòa vốn chỉ ảnh hưởng đến các khoản tiền gửi/tiền vay mới phát sinh hoặc đến kỳ điều chỉnh lãi suất. Vì vậy để giảm thiểu rủi ro lãi suất cho các đơn vị/Chi nhánh và không làm ảnh hưởng ngay đến kết quả kinh doanh của chi nhánh như dưới cơ chế một giá. Bên cạnh đó, các khoản vay lãi suất thấp trước đây theo cơ chế FTP mới được chi nhánh nhận thức rõ rằng và có động lực để đàm phán tăng lãi suất cho vay đảm bảo chung của chi nhánh và toàn hệ thống. Điều này giúp tạo động lực cho chi nhánh mở rộng kinh doanh, nâng cao hiệu quả đảm bảo phát triển theo đúng định hướng của Ban điều hành VietinBank đề ra. Đồng thời cơ chế FTP cũng phát huy được lợi thế kinh doanh của từng chi nhánh trên các địa bàn khác nhau. Phân bổ chi phí, thu nhập vốn một cách khách quan, công bằng để đánh giá đúng mức độ đóng góp của các đơn vị vào thu nhập chung của toàn hệ thống. - Kiểm soát được rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất toàn hệ thống. Trước khi ứng dụng cơ chế quản lý vốn tập trung, các chi nhánh tự chịu trách nhiệm về việc quản lý rủi trong trong hoạt động dẫn đến sự phân tán trong chiến lược hoạt động kinh doanh, không hiệu quả và không kiểm soát được thường xuyên hoạt động của các chi nhánh. Với cơ chế mới, các chi nhánh chỉ tập trung vào công việc kinh doanh, toàn bộ rủi ro nêu trên chuyển về Hội sở chính quản lý; Cơ chế FTP cho phép mua bán vốn khớp kỳ hạn và tính chất của giao dịch (sản phẩm, loại hình lãi suất, đối tượng khách hàng) để người quản lý có thể linh hoạt trong chính sách lãi suát và đưa ra các định hướng về kỳ hạn cho toàn hệ thống. - Linh hoạt hơn trong việc quản lý, giám sát và điều hành của Hội sở chính đối với các chi nhánh. Quản lý vốn thống nhất, không can thiệp vào hoạt động của chi nhánh. Để hiểu rõ hơn về giá mua bán vốn khi tính toán với từng giao dịch cụ thể, tác giả đưa ra ví dụ biểu lãi suất mua/bán vốn nội bộ và thanh khoản VietinBank áp dụng đối với các Chi nhánh trong thời kỳ từ ngày 24/01/2018 đến nay theo các phụ lục 01 đến 03. * Về bán vốn cho Chi nhánh: - Lãi suất bán vốn quy định áp dụng đối với từng sản phẩm tín dụng cụ thể, đối với tất cả các sản phẩm tín dụng, lãi suất bán vốn với kỳ hạn càng dài lãi suất càng cao. + Nếu các giao dịch áp dụng lãi suất cố định, Giá bán vốn chính là lãi suất bán vốn, các kỳ hạn từ qua đêm đến 3 tháng lãi suất bán vốn bằng nhau và ở mức thấp nhất, cao nhất là ở kỳ hạn 120 tháng lãi suất bán vốn lên đến trên 15%. + Nếu các giao dịch lãi suất thả nổi, giá bán vốn = lãi suất bán vốn tương ứng với kỳ hạn điều chỉnh lãi suất + Phí thanh khoản bán vốn. Để cụ thể hơn về giá bán vốn, tác giả đưa ra một vài ví dụ: Hợp đồng vay vốn sản xuất kinh doanh kỳ hạn 12 tháng, có tần suất điều chỉnh lãi suất 3 tháng: Giá bán vốn = lãi suất bán vốn (6%) + thanh khoản bán vốn kỳ hạn 12 tháng, tần suất điều chỉnh 3 tháng (0,00%) = 6%. Hợp đồng vay vốn sản xuất kinh doanh 60 tháng, tần suất điều chỉnh lãi suất 3 tháng: Giá bán vốn = lãi suất bán vốn (6%) + thanh khoản bán vốn kỳ hạn 60 tháng, tần suất điều chỉnh 4 tháng (1,52%) = 7,52%. Hợp đồng vay vốn kỳ hạn 120 tháng, tần suất điều chỉnh lãi suất 4 tháng: Giá bán vốn = lãi suất bán vốn kỳ hạn 4 tháng (7%) + thanh khoản bán vốn kỳ hạn vay 120 tháng, tần suất điều chỉnh 4 tháng (2%) = 9%. - Các sản phẩm cho vay khác tùy thuộc vào tính chất, mức độ rủi ro, định hướng phát triển... để VietinBank quy định lãi suất bán vốn cho các Chi nhánh, ví dụ như cho vay chương trình nông nghiệp nông thôn, cho vay phát triển thủy sản theo Nghị định 67 của Chính phủ, lãi suất bán vốn các kỳ hạn vay/tần suất điều chỉnh từ 3 tháng trở xuống rất thấp, ở mức 4%; cho vay bất động sản, cho vay chứng khoán, dự án BOT, BT, BTO thì lãi suất bán vốn cao hơn lãi suất thông thường cùng kỳ hạn vay/kỳ hạn điều chỉnh lãi suất. - Mức phí thanh khoản bán vốn áp dụng cho tất cả các sản phẩm cho vay, chỉ phụ thuộc vào kỳ hạn vay và tần suất điều chỉnh lãi suất chứ không phụ thuộc vào loại sản phẩm cho vay. * Về mua vốn của Chi nhánh: - Lãi suất mua vốn cũng áp dụng đối với từng loại sản phẩm huy động, từng đối tượng khách hàng và kỳ hạn huy động. Tuy nhiên lãi suất mua vốn không giống như lãi suất bán vốn, kỳ hạn huy động cao chưa chắc lãi suất mua vốn đã cao. - Giá mua vốn: Đối với các giao dịch có lãi suất huy động cố định trong suốt kỳ hạn, giá mua vốn bằng chính lãi suất mua vốn, ví dụ với đối tượng KH cá nhân thông thường, kỳ hạn 1 tháng giá mua vốn bằng lãi suất mua vốn áp dụng là 6,2%, kỳ hạn 12 tháng là 7,2%, kỳ hạn 13-18 tháng là 7,4% và kỳ hạn 48-120 tháng là 7%. Đối với các giao dịch có lãi suất thả nổi: Giá mua vốn = lãi suất mua vốn tương ứng với kỳ hạn điều chỉnh lãi suất + Phần bù thanh khoản mua vốn theo kỳ hạn huy động. Ví dụ: Đối với KH cá nhân huy động vốn kỳ hạn 12 tháng, tần suất điều chỉnh lãi suất 2 tháng: Giá mua vốn = lãi suất mua vốn kỳ hạn điều chỉnh 2 tháng (6,2%) + Phần bù thanh khoản mua vốn kỳ hạn 12 tháng tần suất điều chỉnh 2 tháng (0,1%) = 6,3%. Đối với KH cá nhân huy động vốn kỳ hạn 60 tháng, tần suất điều chỉnh lãi suất 2 tháng: Giá mua vốn = lãi suất mua vốn kỳ hạn điều chỉnh 2 tháng (6,2%) + Phần bù thanh khoản mua vốn kỳ hạn 60 tháng tần suất điều chỉnh 2 tháng (0,29%) = 6,49%. - Phần bù thanh khoản mua vốn cũng áp dụng cho tất cả các sản phẩm huy động vốn, không phân biệt theo đối tượng khách hàng mà chỉ phụ thuộc vào kỳ hạn huy động vốn và tần suất điều chỉnh lãi suất. Mức bù thanh khoản mua vốn được Trụ sở chính xây dựng theo định hướng, tính toán mức độ rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất trong từng thời kỳ. 2.1.4. Quá trình hình thành và phát triển Cái này phải nằm ở phần 2.1.1. rồi chứ!!! à bỏ đi nhé. của NH TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả2.2 Phân tích Thêm từ này để tên đề mục này không giống hệt với tên chương (vì nếu giống hệt rồi thì cần gì các phần khác của chương này nữa!!) Tthực trạng hiệu quả hoạt động sử dụng vốn của VietinBank Cẩm Phả 2.2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VietinBank Cẩm Phả giai đoạn 2013-2017 VietinBank Cẩm Phả là Chi nhánh cung cấp tất cả các sản phẩm dịch vụ của NH TMCP Công thương Việt Nam. Hoạt động sản xuất kinh doanh của VietinBank Cẩm Phả thể hiện qua từng mặt hoạt động cụ thể: 2.2.1.1 Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng của NHTM. Bởi nét đặc trưng của NHTM là nguồn vốn kinh doanh huy động dưới hình thức tiền gửi, tiền vay,...do đó kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc phần lớn vào kết quả của hoạt động huy động vốn, khả năng và quy mô huy động vốn. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động,VieinBank Cẩm Phả đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong hoạt động huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, kết quả huy động vốn giai đoạn 2013-2017: Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng quy mô nguồn vốn huy động giai đoạn năm 2013-1017. (Nguồn: Bảng cân đối vốn kinh doanh VietinBank Cẩm Phả 2013-2017) Nguồn vốn huy động của VietinBank Cẩm Phả có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2013 nguồn vốn huy động đạt 3.171 tỷ đồng, năm 2014 nguồn vốn huy động đạt 3.490 tỷ đồng, tăng 319 tỷ đồng so với năm 2013, tỷ lệ tăng 10,06%. Năm 2015 nguồn vốn huy động đạt 3.989 tỷ đồng, tăng 499 tỷ đồng so với năm 2014, tỷ lệ tăng 12,5%, Năm 2016 nguồn vốn huy động đạt 4.294 tỷ đồng, tăng 305 tỷ đồng, tăng 7,6%. Nguồn vốn huy động năm 2017 đạt 4.793 tỷ đồng, tăng 499 tỷ đồng, tốc độ tăng 11,6%. Như vậy mặc dù thị trường huy động vốn cạnh tranh rất gay gắt, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại cổ phần rất cao, tuy nhiên nguồn vốn huy động của VietinBank Cẩm Phả vẫn tăng trưởng ổn định qua các năm, tốc độ tăng trên 10%. 2.2.1.2 Hoạt động ngân quỹ Hoạt động ngân quỹ là nghiệp vụ nhằm duy trì khả năng thanh toán của ngân hàng. Hoạt động này đã đáp ứng nhu cầu rút tiền và thanh toán thường xuyên của khách hàng. Hoạt động ngân quỹ của VietinBank Cẩm Phả bao gồm tiền mặt tại kho và tiền gửi tại các TCTD khác. Đây là hoạt động tạo khả năng sinh lời thấp trong đó tiền mặt tại kho và dự trữ bắt buộc là tài sản không sinh lời hoặc nếu có là rất thấp. Tuy nhiên ngân quỹ là tài sản có tính thanh khoản cao nhất đáp ứng nhu cầu chi trả thường xuyên. Do vậy khoản mục ngân quỹ được coi là dự trữ sơ cấp cho ngân hàng vì ngân hàng có vai trò thủ quỹ cho nền kinh tế có trách nhiệm chi trả kịp thời mọi nhu cầu của người gửi tiền dưới hình thức chuyển khoản hoặc tiền mặt. Do 1à tài sản không sinh lời nên VietinBank Cẩm Phả luôn cân đối hạn chế để tiền mặt tại quỹ cao. Bảng 2.2: Số dư tiền mặt tại quỹ của VietinBank Cẩm Phả năm 2013-2017 Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 Nội tệ 26,22 27,46 22,30 21,76 14,56 Ngoại tệ quy đổi 0,78 0,95 2,13 0.1 1,21 Tổng dư quỹ tiền mặt 27 28,41 24,43 21,77 15,72 (Nguồn: Bảng cân đối vốn kinh doanh VietinBank Cẩm Phả từ 2013-2017) Từ bảng trên cho thấy, cơ cấu tiền mặt tại quỹ của VietinBank Cẩm Phả chủ yếu là tiền Đồng, tiền ngoại tệ tồn tại quỹ rất thấp, do đặc điểm địa bàn chủ yếu giao dịch bằng tiền mặt Việt Nam Đồng, còn tiền ngoại tệ chủ yếu phục vụ việc rút tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ, mà khoản tiền gửi này khi rút thường khách hàng có kế hoạch trước. Tiền mặt tại quỹ thời điểm cuối các năm thường rất thấp so với tổng tài sản có, đặc biệt là đã giảm qua các năm, năm 2013 – 2014 số dư tiền mặt tại quỹ 27-28 tỷ đồng, tuy nhiên đến năm 2017 số dư tiền mặt chỉ còn trên 15 tỷ đồng. Điều đó cho thấy VietinBank Cẩm Phả đã có sự cố gắng rất lớn trong việc giảm khoản mục tài sản có sinh lời thấp để tăng hiệu quả hoạt động. 2.2.1.3 Hoạt động tín dụng Chất lượng tín dụng được xác định là mục tiêu hàng đầu do vậy ngân hàng đã tích cực mở rộng thị phần, nâng cao chất lượng các khoản vay, không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng, kết hợp nâng cao trình độ chuyên môn và đề cao công tác thẩm định đảm bảo hiệu quả các dự án cho vay. Do đó, kết quả hoạt động cho vay có nhiều khởi sắc mà cụ thể là tín dụng tăng trưởng lành mạnh, chất lượng tín dụng được nâng cao, đảm bảo thực hiện có hiệu quả cơ chế tín dụng hiện hành. VietinBank Cẩm Phả đã tập trung vốn đầu tư đúng hướng, đúng đối tượng, có hiệu quả đối với các thành phần kinh tế giúp các doanh nghiệp phát triển sản xuất. Tình hình hoạt động tín dụng của VietinBank Cẩm Phả theo đối tượng khách hàng cụ thể: Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo thời gian, đối tượng khách hàng. Đơn vị: Tỷ đồng Cho vay khách hàng Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Theo dư nợ thời gian Nợ ngắn hạn 1.207 52,12 1.337 54,68 1.359 55,88 1.898 56,78 2.408 61,98 Nợ trung hạn 531 22,93 519 21,23 490 20,15 439 13,13 380 9,78 Nợ dài hạn 578 24,96 579 23,68 583 23,97 1.006 30,09 1.097 28,24 Tổng 2.316 100 2.445 100 2.432 100 3.343 100 3.885 100 Theo đối tượng KH Cho vay KHDNL 1.799 77,68 1.863 76,20 1.664 68,42 2.343 70,09 2.558 65,84 Cho vay KHDNVVN 212 9,15 218 8,92 225 9,25 259 7,75 305 7,85 Cho vay cá nhân 305 13,17 364 14,89 543 22,33 741 22,17 1.022 26,31 Tổng 2.316 100 2.445 100 2.432 100 3.343 100 3.885 100 (Nguồn: Bảng cân đối vốn kinh doanh VietinBank Cẩm Phả từ 2013-2017) Giống như nhiều ngân hàng khác tại Việt Nam, dư nợ cho vay của VietinBank Cẩm Phả tập trung cho vay ngắn hạn, phù hợp với cơ cấu tiền gửi của ngân hàng hiện nay tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn ngắn. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ của chi nhánh ngày càng tăng, năm 2013 dư nợ ngắn hạn chiếm 52,12% và đến năm 2017 đã chiếm 61,98%. Đồng nghĩa với tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tăng thì tỷ trọng dư nợ trung dạn hạn giảm, trong dư nợ trung dài hạn thì tỷ trọng dư nợ trung hạn giảm, năm 2013 tỷ trọng này là 22.93% thì đến năm 2017 chỉ còn 9,78%; bên cạnh đó thì tỷ trọng dài hạn tăng từ 24,96% năm 2013 lên đến 28,24% vào năm 2017. Đối tượng khách hàng vay vốn của VietinBank Cẩm Phả chủ yếu tập trung vào nhóm khách hàng doanh nghiệp (chiếm đến 73,3% danh mục cho vay), trong đó doanh nghiệp lớn tất cả đều là doanh nghiệp Nhà nước/cổ phần nhà nước chi phối chiếm đến gần 65% tổng dư nợ cho vay. Đây là nhóm khách hàng thuộc ngành Công nghiệp khai thác, chế biến, sản xuất và kinh doanh than và nhiệt điện thuộc Tập đoàn than, mức độ rủi ro tương đối thấp, tuy nhiên đồng nghĩa với rủi ro thấp thì hiệu quả thu được từ cho vay cũng rất thấp. Tuy nhiên, VietinBank Cẩm Phả đang có xu hướng giảm dần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp Nhà nước này, từ 77,68% năm 2013 xuống còn 65,84% năm 2017. Dư nợ khối KHDN VVN có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng dư nợ của toàn chi nhánh nên tỷ trọng dư nợ KHDN vừa và nhỏ còn có xu hướng giảm. Tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân cũng có xu hướng tăng từ 13,17% năm 2013 lên 26,31% năm 2017, đây là sự cố gắng rất lớn trong việc thay đổi cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng của Chi nhánh, chuyển dần từ cho vay đối tượng khách hàng có hiệu quả thấp sang đối tượng KHDN vừa và nhỏ và cá nhân có hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên đồng nghĩa với nó là phải kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng vì cho vay KHDN vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân có mức độ rủi ro cao hơn KHDNL. 2.2.1.4 Hoạt động đầu tư VietinBank Cẩm Phả không thực hiện hoạt động đầu tư vào chứng khoán cũng như các hình thức đầu tư khác. 2.2.1.5 Hoạt động khác Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Trên địa bàn Cẩm Phả có rất ít doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài mà chủ yếu là các doanh nghiệp làm nhiệm vụ khai thác, sản xuất, chế biến than. Do đó hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh là hoạt động chiếm tỷ trọng rất thấp, chủ yếu phục vụ khách hàng cá nhân nên hiệu quả đem lại từ hoạt động này không đáng kể. Hoạt động thu phí dịch vụ như hoạt động thanh toán chuyển tiền, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu...: Những hoạt động mang lại nguồn thu phí dịch vụ đáng kể cho VietinBank Cẩm Phả. Giai đoạn từ năm 2013-2017 phí dịch vụ Chi nhánh thu được đều ở mức trên dưới 15 tỷ đồng, góp một phần cho hiệu quả hoạt động của Chi nhánh. Hoạt động thẻ của của Chi nhánh có sự phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt ở thị phần thẻ ghi nợ nội địa. Do trên địa bàn rất nhiều doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp khai thác than nên dịch vụ chuyển lương cho cán bộ công nhân viên của các doanh nghiệp được thực hiện rất tốt. Đến 31/12/2017, Chi nhánh đã phát hành lũy kế 120.000 thẻ với doanh số chuyển lương hàng tháng gần 300 tỷ đồng. Hoạt động thẻ đem lại lợi ích tương đối lớn cho chi nhánh như Chi nhánh thu được phí dịch vụ chuyển lương, phí duy trì và sử dụng thẻ ATM... đồng thời Chi nhánh còn thu được lãi từ tiền gửi không kỳ hạn cá nhân trên thẻ (dư tiền gửi không kỳ hạn trên thẻ bình quân: 110 tỷ đồng). Đây là nguồn tiền gửi đem lại hiệu quả cho chi nhánh. Do thói quan dùng tiền mặt nên thị phần thẻ tín dụng quốc tế của Chi nhánh vẫn chưa phát triển, mặc dù hàng năm có phát hành cho một số cá nhân là lãnh đạo các doanh nghiệp nhưng hiệu quả sử dụng không cao. Hầu như thẻ tín dụng phát hành ra chỉ được sử dụng khi đi nước ngoài hoặc không được sử dụng để chi tiêu nên Chi nhánh cũng chưa thu được hiệu quả từ mảng thẻ tín dụng quốc tế này. 2.2.1.6 Kết quả kinh doanh Kết quả kinh doanh của Chi nhánh được đến từ hai nguồn thu nhập chính là thu nhập ròng từ lãi và thu nhập ròng ngoài lãi tức là thu từ phí dịch vụ. Thu nhập ròng từ lãi của VietinBank Cẩm Phả là khoản thu được từ chênh lệch tổng chi phí mua/bán vốn VietinBank áp cho từng thời kỳ với Chi phí trả lãi cho khách hàng/thu lãi từ khách hàng. Hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh không chỉ phụ thuộc vào lãi suất cho vay, huy động từ khách hàng mà còn phụ thuộc vào giá mua bán vốn từ Trụ sở chính. Qua cơ chế mua bán vốn và những định hướng thông qua cơ chế mua bán vốn từ Trụ sở chính, VietinBank Cẩm Phả cũng đã có một số định hướng về đối tượng khách hàng, kỳ hạn điều chỉnh lãi suất áp dụng để đem lại mức thu nhập từ lãi ròng tương đối cao. Tuy nhiên việc định hướng này vẫn chưa đầy đủ, chưa cụ thể hóa bằng văn bản trong từng thời kỳ dẫn tới hiệu quả hoạt động vẫn chưa đạt được như kỳ vọng của Trụ sở chính. Bảng 2.4: Lợi nhuận và thu dịch vụ ròng giai đoạn từ 2013-2017 Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 LN từ phí dịch vụ ròng 14 12.6 11,9 13,3 13,5 Lợi nhuận 107 113,6 91,4 105 126,5 (Nguồn: Bảng cân đối vốn kinh doanh VietinBank Cẩm Phả 2013-2017) Lợi nhuận của VietinBank Cẩm Phả đạt được tương đối cao, đặc biệt năm 2017, lợi nhuận đã đạt được 126,5 tỷ đồng, như vậy lợi nhuận bình quân người của Chi nhánh đạt trên 1 tỷ đồng/người/năm. Trong cơ cấu lợi nhuận của Chi nhánh chủ yếu là lợi nhuận có được từ thu nhập từ lãi của các hoạt động chính là huy động nguồn tiền gửi và cho vay, còn thu nhập từ phí dịch vụ chỉ chiếm trên dưới 10% lợi nhuận của Chi nhánh và một phần rất nhỏ là từ thu nhập khác. Từ những đánh giá từng mảng hoạt động của VietinBank Cẩm Phả ở trên cho ta cái nhìn tổng quát về các mặt hoạt động của Chi nhánh, hiệu quả của từng mảng hoạt động góp vào kết quả kinh doanh của Chi nhánh những năm qua. 2.2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động sử dụng vốn của VietinBank Cẩm Phả 2.2.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời Nhóm chỉ tiêu này đánh giá khả năng sinh lời, kết quả lợi nhuận đem lại từ các hoạt động sử dụng vốn, là căn cứ so sánh hiệu quả sử dụng vốn của NHTM với các hình thức đầu tư khác, bao gồm các chỉ tiêu về quy mô và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, tỷ suất sinh lời, và tỷ lệ lãi cận biên. - Quy mô và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của Chi nhánh Cẩm Phả thể hiện qua biểu sau: Biểu đồ 2.2:Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận giai đoạn 2013-2017 (Nguồn: Bảng cân đối vốn kinh doanh VietinBank Cẩm Phả 2013-2017) Từ biểu đồ trên cho thấy, Lợi nhuận của VietinBank Cẩm Phả có sự tăng trưởng đáng kể qua các năm. Năm 2014 tăng 6,17% so với năm 2013. Sang năm 2015 lợi nhuận của Chi nhánh giảm so với năm 2014 do trong năm 2015 phải hạch toán trích dự phòng một khoản nợ xấu lớn. Tuy nhiên đến năm 2016 lợi nhuận có sự tăng trưởng trở lại, tăng 14,88% và đặc bi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_van_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_su_dung_von_tai_ngan_ha.doc
Tài liệu liên quan