Luận văn Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu

Giống nhưhình thức chơi bài ngửa, ngay từ đầu tác phẩm, phần kết của câu chuyện đã

sớm được người đọc nhận diện. Cách trần thuật này có thểcùng một lúc tạo ra hai hiệu ứng nơi

người đọc. Hoặc là người đọc tựhài lòng vì đã biết nội dung chính của chuyện mà dừng lại sự

theo dõi; hoặc vì băn khoăn trước cái kết của chuyện mà nảy sinh nhu cầu muốn tìm hiểu, khám

phá, mong có được sựlý giải thoả đáng. Nói chung khi phải thật tin cậy người đọc, tin cậy những

giá trịtrải nghiệm cùng cách kểchuyện của riêng mình thì tác giảmới chọn cách trần thuật này

mà không sợngười đọc hờhững. Riêng với Nguyễn Minh Châu, trong trường hợp này, cái hay

trong nghệthuật kểchuyện của nhà văn cũng được thểhiện rõ. Cái hay đó trước hết thểhiện ở

việc nhà văn đã khéo léo phát hiện ra tình huống có vấn đềvà gợi mởvấn đềtrong những đềtài

rất bình thường mà mình chọn kể. Rất bình thường ởmột thói quen hồn nhiên của những người

đàn bà (Đứa ăn cắp) hay chỉlà trò đùa nghịch ngợm, hiếu động của trẻcon (Hương và Phai)

nhưng ở đó tính bất thường của tình huống đã khiến mọi người phải chiêm nghiệm, ngẫm suy, tự

đối chứng và rút ra bài học cho mình. Đây cũng là một nghệthuật lôi cuốn người đọc vào câu

chuyện của tác giả.

pdf134 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6832 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sao ngày ấy tôi đã không đưa tấm ảnh đến gia đình anh? Tại sao tôi không giữ lời hứa? Mà tôi vẫn còn nhớ tôi đã hứa với anh và cả với tôi nữa, đinh ninh và hùng hồn lắm và cũng thực tâm lắm.” [12; tr 126]. Quá khứ như một cuốn phim quay chậm, từng hồi làm thức dậy trong Tôi bao ký ức xa xôi của những ngày xưa cũ. Câu chuyện về ân nhân cứu mạng bên ghềnh đá, câu chuyện về bức tranh vẽ trong ánh sáng tờ mờ sương, câu chuyện về lời hứa và cả sự thất hứa ngày nào. Nhưng éo le thay, khi lật giở lại từng trang hồi ức ấy, Tôi đã nhận ra trong bản thân mình chẳng mấy đẹp đẽ gì ở sự chùng chình, trễ nãi, sự cố ý thất hứa, lật lọng, phản bội lại một niềm tin. Sự phản bội của ngày hôm qua ấy, trong ngày hôm nay đã phải trả lại bằng cái giá tương đương. Đó là cái luật công bằng của tạo hoá và cũng là luật bất thành văn mà Tôi đã tự định ra cho mình trong “đối nhân xử thế”. Và đôi lúc cõi nhân gian lại trở nên bé tí để đạo luật công bằng ấy được thực thi một cách nghiêm khắc nhất, hiệu quả nhất trên chính bản thân Tôi. Kể từ khi tình cờ gặp lại người lính năm xưa, thì Tôi, một kẻ chịu ơn cứu mạng năm nào, một người hoạ sĩ nay đã nổi danh, đã không thể có được một giây phút bình an, thư thả. Đã bao nhiêu lần Tôi cố đẩy mình thoát khỏi lực hút kỳ lạ của quán cắt tóc bên đường bằng sự tự thuyết phục mình với một cách xử trí êm ái nhất “Đừng bao giờ đặt chân đến trước mặt người thợ cắt tóc và bà mẹ anh ta nữa. Người ta đã dời cái quán đến một phố khác. Lần trước anh thợ đã nhận ra cái mặt của anh rồi thì lúc này là cơ hội tẩu thoát êm nhất. Cái người săn đuổi mình đã rẽ sang lối khác thì mình lại cũng rẽ vào đấy làm gì? Nhưng anh có đuổi theo tôi đâu? Đấy là tôi muốn tự nguyện đến nạp mình cho lương tâm.” [12;tr 130]. Và chính việc muốn nạp mình cho lương tâm này đã trở thành nhu cầu thiết yếu và gần như là lý do duy nhất buộc tôi phải quay trở lại thêm một lần nữa để đối diện với người lính năm xưa. Nhưng không đủ dũng cảm thú nhận tội trạng mình trước mặt người lính, lòng người hoạ sĩ lại không thôi đi về giữa lựa chọn thú tội hay không thú tội. Tâm trạng ray rứt, bất an với hai nỗi suy tư, hai niềm trắc ẩn ấy đã trở thành nội lực chính thúc đẩy mạch trần thuật vận động và biến đổi. Tôi, nhân vật người hoạ sĩ trong Bức tranh cứ phân vân chao đảo giữa hai sự lựa chọn, hai cách hành xử mà đôi lúc tự hoá mình thành lẩn thẩn đến ngẩn ngơ:“Ít hôm tôi lại đạp xe trở lại ngôi quán đó, nhưng vừa chớm đến nơi thì tôi đã cắm cổ đạp thật nhanh, cố giấu mặt đi. Mỗi lần đạp qua khỏi cái quán cắt tóc ấy, tôi phóng thẳng sang một đoạn phố khác, cứ sợ đôi mắt người thợ cắt tóc nhìn theo, nhưng trong bụng lại cảm thấy thất vọng. Tôi lại mon men đạp trở lại, y như một kẻ đã trở nên lẩn thẩn, tôi đến ngồi ở một cái quán nước trước cổng một cái bệnh viện bên kia đường, cách cái quán cắt tóc một quãng.” [12; tr 128] Nhưng có ai hiểu được ẩn sau dáng vẻ lẩn thẩn kia lại là một quá trình đấu tranh không kém phần gay go và phức tạp trong nội tâm nhân vật: một lần đối mặt với sự thật hay chẳng bao giờ bận tâm về nó nữa? Câu hỏi này cứ thường trực hiện về trong tâm trí của Tôi, chi phối mọi cách hành xử của Tôi. Tôi đang kể với bạn đọc về câu chuyện của mình mà cứ như đang làm cuộc đối thoại với bản thân. Cật vấn lương tâm, biện giải hành vi và thú nhận tội lỗi một cách thành thật nhất… tất cả những xúc cảm ấy cứ lần hồi kéo căng con người Tôi ra qua từng khúc đoạn của câu chuyện kể. Và như thế cái hấp dẫn người đọc không phải ở cốt truyện, ở tình tiết câu chuyện mà chính ở diễn biến của những xáo trộn đi liền với sự lựa chọn và quyết định của Tôi trong thế giới tâm hồn đầy bí ẩn của riêng mình. Các sự kiện, biến cố với sự tham gia góp mặt của các nhân vật khác giờ chỉ dừng lại ở vai trò một sự hỗ trợ, một chất xúc tác góp phần đẩy mạnh hoặc kiềm hãm quá trình vận động tâm lý của nhân vật. Nó không có khả năng thu hút và giữ được sự quan tâm thật sự của độc giả. Linh hồn của câu chuyện được kể tựu trung ở thế giới nội tâm phong phú và phức tạp của nhân vật, thế giới mà có lẽ ai cũng muốn soi vào đó để nhận diện mình giữa muôn điều giăng mắc của cuộc sống hôm nay. Với kết cấu trần thuật theo dòng tâm trạng nhân vật, câu chuyện Bức tranh của Nguyễn Minh Châu không chỉ chạm đến mà thật sự đã khai mở được những điều bí ẩn trong thế giới tâm lý nhiều biến thiên, phức tạp, phong phú và sâu sắc của con người. Độ căng dần, sự dồn đuổi bức bách của những dòng suy tư, cảm xúc, của trạng thái tự hối, sư tự phân thân trong cuộc độc thoại, đối thoại nội tâm của Tôi trong Bức tranh luôn tạo được ấn tượng mạnh nơi bạn đọc hơn là những sự kiện, vấn đề (các mối quan hệ, xung đột) của cốt truyện. Đến Bến quê, mạch trần thuật lại trôi theo dòng tâm trạng của nhân vật Nhĩ và dừng lại khá lâu ở hai chặng trước và sau khi Nhĩ nhờ con trai sang sông. Trước khi nhờ con trai sang sông thực hiện chút ước nguyện cuối đời của mình, trong Nhĩ đã vỡ ra cái điều mà bao năm qua, mải nhịp bước theo dòng đời trôi chảy, anh đã vô tình thờ ơ không nghĩ đến. Đó là “một chân trời gần gũi mà lại xa lắc vì chưa bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình” [12; tr 322] Điều đáng nghĩ hơn là cái điều tưởng như rất bình thường ấy giờ lại là điều vô cùng khó nhọc với Nhĩ – người đã không từng đặt chân đến mọi xó xỉnh của đất nước. Vì vậy mà khi con trai đi rồi thì cùng với con trai, Nhĩ cũng thực hiện cái hành trình đầy khó nhọc của mình “Vừa nghe tiếng Tuấn nên lộp bộp đôi dép sabo xuống thang, Nhĩ đã thu hết tàn lực lết dần trên phản gỗ. Nhấc mình ra được bên ngoài chiếc nệm nằm, anh tưởng mình vừa bay được nửa vòng Trái Đất, (…), Anh mệt lử và đau nhức” [12; tr 324]. Nhưng đó chỉ là hành trình bên ngoài, lúc này trong Nhĩ còn thực hiện một hành trình khác quan trọng hơn - hành trình trong chiều sâu tâm tưởng. Nhĩ thấy lại “quá khứ” của mình trong “hiện tại” của con “Thằng bé vẫn cắp cuốn sách bên nách, đang sà vào một đám người đang chơi phá cờ thế trên hè phố. Suốt đời Nhĩ đã từng chơi phá cờ thế trên nhiều hè phố, thật là không dứt ra được” [12; tr 326]. Trong sự chùng chình, trễ nãi của con, tâm hồn Nhĩ đã đến được cái bãi bồi bên kia sông với bao suy tư trăn trở xen lẫn niềm đau đớn “Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có gì đang hấp dẫn ở bên kia sông đâu? Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn, lời lẽ không bao giờ giải thích hết” [12; tr 326]. Chuyện khép lại trong hình ảnh “chiếc đò ngang mỗi ngày một chuyến (…) vừa chạm vào cái lô đất lở dốc đứng bên này” [12; tr 327]. Đây cũng là lúc Nhĩ dừng lại hành trình tâm tưởng của mình, gắng chút tàn hơi, giành giật từng cơ hội cho một chuyến sang sông của con trai cũng là cơ hội của anh trong niềm “mê say đầy đau khổ”. Quá khứ và hiện tại đan xen, mạch trần thuật quyện vào mạch suy tưởng của nhân vật. Chen ngang giữa lời kể khách quan của chủ thể trần thuật vô nhân xưng là năm lần dòng suy tưởng của Nhĩ tràn về, khoả lấp mạch truyện. Lần thứ nhất “Nhĩ nghĩ thầm” [12; tr 321] khi nằm yên để vợ chải tóc. Lần thứ hai “Nhĩ vừa ngồi để vợ bón từng thìa thức ăn vừa nghĩ” [12; tr 321]. Lần ba “Nhĩ nghĩ một cách buồn bã” [12; tr 326] khi thấy con chùng chình việc phải làm. Lần thứ tư “Nhĩ chợt nhớ ngày anh mới cưới Liên” [12; tr 326] khi dõi mắt nhìn sang bờ bên kia sông Hồng. Lần thứ năm “Nhĩ đang nhìn thấy trong tưởng tượng…”[12; tr tr327] khi thấy con đò đã qua quá nửa sông. Điểm nhìn bên trong gắn với trường nhìn của nhân vật càng tạo điều kiện thuận lợi cho dòng tâm trạng, tâm lý, ý thức nhân vật vươn lên giữ vai trò chi phối chiều vận động của mạch truyện. Đặt nhân vật vào tình huống tâm lý (muốn sang bên kia sông mà không được), dụng ý dùng tình huống tâm lý ấy để lý giải duyên cớ, nguồn cơn của những tâm trạng, những biến thái tinh thần của nhân vật, từ đó thúc đẩy mạch truyện vận động, cách trần thuật này của Nguyễn Minh Châu đã có được hiệu quả tích cực trong việc tăng cường khả năng biểu cảm, tạo ưu thế bộc bạch thế giới bên trong của nhân vật. Nội dung tác phẩm có thể gói gọn trong việc Nhĩ nhờ con trai thay mình sang bờ bên kia sông. Cốt truyện đơn giản như một mong ước rất đời thường nhưng với kết cấu trần thuật theo dòng tâm trạng nhân vật, Nguyễn Minh Châu đã tạo được một lực hấp dẫn riêng cho câu chuyện kể. Sự đan xen và gần như làm chủ mạch truyện của những dòng suy tư của nhân vật đã khiến không – thời gian trong câu chuyện kể mở ra ở nhiều chiều kích khác nhau, có sức chứa bao quát cả những triết lý sâu sắc của đời người lẫn những trăn trở với nỗi niềm, tình yêu và nỗi khát khao hạnh phúc của mỗi số phận cá nhân. Vì vậy mà Bến quê mãi đọng lại trong lòng người khoảnh khắc bừng ngộ về những điều bình dị nhưng có giá trị vững bền như một chân lý nhân sinh, cũng như Nhĩ “Sau bao nhiêu ngày tháng bôn tẩu tìm kiếm (…) đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này” [12; tr 326] Dấu vết nghề nghiệp cũng là tác phẩm được xây dựng với dạng kết cấu trần thuật như thế. Câu chuyện được xây dựng chủ yếu dựa trên sự vận động tâm tư, tình cảm gắn liền với bao cảm xúc buồn vui, có cả thành công lẫn thất bại, ngọt ngào lẫn cay đắng trong đời của người thủ thành từng được vinh danh một thuở. Nay bước vào giờ khắc của ngày tàn, người cựu thủ thành ấy hơn lúc nào hết cần lắm sự tự soát xét chính mình, thẩm định lại bao giá trị đúng sai mà một đời ông đã đi qua và trải nghiệm. Cứ thế, theo mạch vận động nội tâm nhân vật, người đọc mỗi lúc mỗi bị hút sâu vào sự thức dậy và quyện chặt lấy nhau của chuỗi ký ức trong dòng suy tư nhân vật. Bao nỗi nhớ, niềm thương, sự hưng phấn thoả mãn lẫn nỗi mặc cảm, ray rứt vì những sai lầm không đáng có và một thái độ biết ơn chân thành của nhân vật trước cái “tình người trong bóng đá” cứ lần hồi trở về làm chủ mạch trần thuật của chủ thể. Hiện về trong nỗi nhớ của ông cụ đã vào tuổi “thất thập cổ lai hy”, câu chuyện kể là sự chắp nối của nhiều mảng hồi tưởng, nhiều vùng ký ức ở nhiều đoạn đời khác nhau trong cuộc đời nhân vật. Dấu mốc của câu chuyện được bắt đầu từ ấn tượng sâu sắc của chủ thể trần thuật xưng Tôi đối với ông cụ trong những ngày đầu mới quen biết và cũng là những ngày mà ông cụ tuy đã già nhưng vẫn còn giữ được phong thái tráng kiện của một thanh niên từng một thời sống hết mình trên sân cỏ. Cũng bắt đầu từ đây, câu chuyện mà chủ thể trần thuật xưng Tôi dẫn ra ở đầu tác phẩm đã hoàn thành xong vai trò của mình trong giới hạn một cái cớ ban đầu, một sự viện dẫn khéo léo để sau đó câu chuyện về người thủ thành mới thật sự được kể ra qua chuỗi những hồi tưởng, ấn tượng hiện về trong lời tâm sự của nhân vật đối với Tôi. Và như vậy, trật tự thời gian khách quan của cốt truyện đã trở nên bất lực trong dòng ký ức có vẻ như bộn bề nhưng lại được tinh lọc sát sao ở từng sự kiện chính yếu trong cuộc đời ông cụ. Khi “một ông lão tráng kiện như một thanh niên nhận thức ra rằng mình đã già vào năm năm mươi tuổi” [12; tr 311] thì cũng là lúc một nỗi buồn vô hạn, da diết và thấm thía cứ quấn riết lấy ông. Đối mặt với thực tại, chấp nhận tuổi già thầm lặng đến với mình, ông cụ trở thành con người của lưỡng cực phân thân giữa quá khứ và hiện tại. Hoà nhập vào dòng suy tưởng của nhân vật, góc độ trần thuật thực tế được soi chiếu vào nhân vật người thủ thành. Theo đó mạch trần thuật cũng co duỗi theo chiều vận động của quá trình suy tư, trăn trở, mong được nhận thức đúng về mình của nhân vật. 29 tuổi rời sân cỏ, đến năm 60 tuổi mới đặt bút viết hồi ký, nhưng 10 năm sau cuốn hồi ký mới hoàn thành và mãi đến 10 năm sau nữa, trước khi chết vài ngày, ông cụ mới dám bộc bạch bí mật của riêng mình cho vợ nghe. Quá khứ và hiện tại đan xen, sự hoà lẫn giữa niềm vui chiến thắng và những ăn năn khi lầm lỡ, thất bại lần hồi trở về bám riết và đeo đẳng lấy ý nghĩ của nhân vật. Độ lùi thời gian dần trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi cho sự đeo bám của vấn đề nhân vật luôn suy ngẫm. Trong cuộc đời con người, cái thất bại và những điều lầm lỡ luôn có sức day dứt con người nhiều hơn là hạnh phúc và tươi vui. Trong dụng ý kiến tạo câu chuyện theo dòng tâm trạng nhân vật, người đọc có thể cảm nhận hết khả năng thâm nhập tinh tế và sâu sắc của nhà văn vào tâm trạng, cảm xúc của một con người tự nhận chịu về mình những sai phạm của lương tâm và cuộc đời như một thứ quả báo cứ đeo đẳng không dứt. Để mạch trần thuật luồn những trăn trở chân thành, những lo lắng thầm lặng của nhân vật, chủ thể trần thuật xưng Tôi cũng đã đồng thể hiện được thái độ chia sẻ, trân trọng và cảm thông của mình trước một con người khát khao được hoàn thiện. Câu chuyện vì thế có được tính chất xây dựng nhiều hơn là sự rao giảng đạo đức về cách nhìn đối với một con người sao cho thoả đáng. Có thể thấy một đặc điểm chung ở Bức tranh, Bến quê, Dấu vết nghề nghiệp hay nhiều câu chuyện khác được dẫn ra theo kết cấu trần thuật theo dòng tâm trạng nhân vật là ngay từ đầu câu chuyện tác giả đã đặt nhân vật mình vào những tình huống bộc lộ nội tâm sâu sắc, sau đó nhân vật sẽ làm cuộc giãi bày và đối thoại với chính mình. Cách trần thuật này vừa phù hợp với đặc điểm “ngắn” của thể loại câu chuyện vừa tạo nên hiệu ứng thẩm mĩ cao ở cuộc đấu tranh bên trong, sự dằn vặt và thức tỉnh lương tri của mỗi người. Không có sự thúc bách của hoàn cảnh, không có sự ép buộc của những người xung quanh, nhân vật tự đối diện với chính mình, tự tạo tình huống gay cấn. Khi là điểm nhìn của người kể chuyện, khi là điểm nhìn của nhân vật nhưng chức năng bộc lộ lại hoàn toàn thuộc về nhân vật, cách trần thuật này cũng đã tạo nên một hình thức đối thoại đặc biệt cho văn bản, đối thoại giữa nhân vật với ý thức cá nhân của chính nó, đem lại cho câu chuyện kể những giọng điệu mới, khiến cho tác phẩm có chiều sâu ý nghĩa phong phú và mới mẻ. 2.2.4 Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu với kết cấu trần thuật “trùng phức” các mạch truyện: Truyện ngắn được kể ra theo kiểu kết cấu trần thuật này chiếm ưu thế vượt trội trong tổng số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, với 18/42 tác phẩm (chiếm 42.9%). So với ba kiểu kết cấu trần thuật vừa khảo sát ở trên thì kiểu kết cấu trần thuật này phức tạp hơn ở sự trùng phức mạch truyện (thể hiện ở vai trần thuật và điểm nhìn trần thuật), trùng phức cả thời gian và giọng điệu trần thuật trong câu chuyện kể. Trước hết, tính trùng phức của nó thể hiện rõ ở việc các mạch truyện dường như luôn bị phân cắt và chồng chéo lên nhau một cách phức tạp. Các mạch truyện lồng vào nhau tạo nên dạng kết cấu “truyện đóng khung”, “truyện lồng chuyện”. Đồng thời ở dạng kết cấu trần thuật này, người đọc còn nhận ra ở đó hiện tượng đảo ngược, xen kẽ giữa các dòng thời gian - không gian mà theo Lê Huy Bắc đó là biểu hiện của phép đồng hiện trong văn xuôi khi ông quan niệm “Đồng hiện được dùng để gọi tên một hiện tượng mà ở đó các không – thời gian quá khứ, hiện tại (cả tương lai) được tái hiện trong cùng một lúc” [7; tr 45] Với kết cấu trần thuật dạng này, những lát cắt hồi cố, những dòng suy tưởng không dứt của chủ thể trần thuật (hoặc của nhân vật) giữ vai trò chi phối chính mạch trần thuật. Theo đó, điểm nhìn trần thuật được nới rộng và di chuyển đặc biệt linh hoạt. Khi là điểm nhìn bên ngoài hướng ngoại khi chuyển sang điểm nhìn bên trong hướng nội, truy vào tận cùng những điều sâu kín trong thế giới tâm hồn nhân vật. Và như thế, vai trần thuật giữa các nhân vật cũng được tác giả hoán đổi linh hoạt không kém. Trong một tác phẩm nhưng tác giả thường để xuất hiện cùng lúc nhiều chủ thể trần thuật khác nhau, các chủ thể trần thuật này làm nhiệm vụ kể chuyện và đôi lúc sẽ tự kể về nhau. Do vậy, hiện tượng “người kể chuyện kép” có thể thấy phổ biến ở dạng kết cấu trần thuật này. Khi đó nhà văn sẽ chỉ đóng vai trò là người ghi chép lại một câu chuyện tương đối hoàn chỉnh của một người khác và người khác đó chính là chủ thể trần thuật chính của câu chuyện. Điều này ta có thể thấy rõ hơn ở mảng truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu với Mảnh trăng cuối rừng, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Sống mãi với cây xanh và Phiên chợ Giát. Ở Mảnh trăng cuối rừng, cùng lúc xuất hiện năm người kể chuyện: nhà văn trong vai trò người kể chuyện ngôi thứ ba không xưng danh, Lãm, chị Tính, chị Nguyệt lão, và có lúc cả Nguyệt cũng tham gia vào việc kể chuyện (chuyện về công việc chính của đại đội, chuyện về cái chết anh dũng của người nữ đồng đội cùng tên). Và trong mạch trần thuật chính của Lãm khi tự kể về chuyện tình lãng mạn và lý tưởng của mình, người đọc hiểu được ở đó những câu chuyện nhỏ về những người con ưu tú của dân tộc đã sống trọn và sống đẹp cho một thời đại anh hùng. Đó là Lãm trốn nhà đi bộ đội, là chị Tính có mặt từ rất sớm nơi công trường, là Nguyệt “một cô học sinh miền xuôi mới rời ghế nhà trường đi kiến thiết miền Tây” [12; tr 82], là chị Nguyệt lão đã bốn con nhưng luôn nhiệt tình tham gia kháng chiến. Sự luân phiên đổi vai giữa các chủ thể trần thuật này không chỉ làm đa dạng hoá điểm nhìn trần thuật mà còn góp phần tạo nên tính phong phú, sinh động của giọng điệu trần thuật trong câu chuyện kể. Ở đó có giọng chị Tính chín chắn, chững chạc; giọng Lãm thâm trầm, khắc khoải; giọng Nguyệt hồn nhiên, tự tin, vững vàng; giọng chị Nguyệt lão yêu thương, bảo ban, vun vén và giọng nhà văn nhẹ nhàng, ấm áp, tin tưởng… Tất cả làm nên tính đa thanh phức điệu của giọng điệu trần thuật, một đặc sắc riêng cho truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, đặc biệt khi đặt tác phẩm giữa dòng văn học 1945 – 1975 với giọng điệu hào sảng, ngợi ca, khẳng định là chính. Không chỉ trùng phức mạch truyện, tác giả còn trùng phức cả thời gian trần thuật. Trong mạch kể của các nhân vật, ranh giới giữa quá khứ và hiện tại, thực là ảo cứ đan xen hòa lẫn vào nhau. Từ hiện tại đêm tụ họp của các chiến sĩ lái xe, người đọc ngược dòng thời gian trở về quá khứ của 10 trước để dõi theo câu chuyện kể của Lãm. Trong khi đó, xen giữa mạch trần thuật của Lãm, bốn lần xuất hiện của nhà văn cũng là bốn lần đưa người đọc trở về với hiện tại Thời gian khách quan gói gọn trong một đêm ngắn ngủi nhưng thời gian trần thuật lại mở ra bởi sự tham gia của các thành phần hồi thuật, hồi tưởng của nhân vật về nhiều câu chuyện tuy đã thuộc về quá khứ nhưng vẫn còn đọng lại trong tiềm thức của nhân vật. Trật tự các thành phần của cốt truyện cũng bị phân cắt và xáo trộn bởi sự đan xen của những dòng hồi tưởng, tạo thành những câu chuyện nhỏ được lồng ghép trong câu chuyện khác lớn hơn. Sự chuyển di linh hoạt giữa hai điểm nhìn nội quan và ngoại quan kết hợp với sự trở đi trở lại của hai thời khắc hiện tại và quá khứ đã nhắc nhở người đọc không quên thời khắc lịch sử của câu chuyện được kể đồng thời cũng đặc tả được một cách chân thật và sâu sắc hơn vẻ đẹp tâm hồn của người lính trong kháng chiến. Đó là Lãm, Nguyệt, là những người lính cụ Hồ trong kháng chiến đồng thời còn là những nam nữ thanh niên xung phong đang độ trẻ trung, rạo rực nhiệt huyết sống, phấn đấu vì lý tưởng cộng đồng và cũng biết gieo mầm, nâng niu, gìn giữ ước vọng một tình yêu. Có thể nói, khi trùng phức mạch truyện, trùng phức thời gian trần thuật để soi tỏ nhân vật của mình dưới nhiều góc nhìn, nhiều thời điểm nhìn khác nhau, Nguyễn Minh Châu cũng đã cùng lúc tạo ra được hai khoảng không gian nghệ thuật tưởng như tương phản nhưng lại hoàn toàn phù hợp. Đó là không gian chiến tranh với sự xé nát và vụn vỡ của hiện thực khốc liệt và không gian êm ả, trữ tình được phản chiếu qua lăng kính của tình yêu. Đặt nhân vật mình cùng lúc sống giữa hai khoảng không gian đó để họ bộc lộ hết tâm tư, tình cảm và bản lĩnh sống của bản thân, Nguyễn Minh Châu cũng đã góp cho người đọc một cái nhìn mềm dẻo hơn về người lính và cuộc kháng chiến mà cả dân tộc ta đang phải tiến hành. Chiến tranh, đúng hơn là cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc đang buộc mỗi con người phải quên đi cái tôi để sống với cái ta, quên đi cái cá nhân để lấy cái chung, cái phổ quát làm mục đích và lý tưởng sống. Cũng như nhiều nhà văn khác, Nguyễn Minh Châu đã cảm được định hướng chung này. Nhưng với Mảnh trăng cuối rừng, thì nhà văn của chúng ta dường như còn muốn chứng minh thêm cả điều ngược lại. Trong hoàn cảnh có chiến tranh, những điều riêng tư, những suy cảm rất đời thường của con người cũng đáng được quan tâm lắm. Con người không thể sống với cái chung mà quên đi cái riêng vì cái riêng đôi lúc lại là nguồn cội đích thực cho sự ra đời và phát triển của cái chung. Cũng như ở đây, hai nhân vật Lãm – Nguyệt, họ đã không hấp dẫn người đọc bởi chiến tích hào hùng hay số lượng huân chương cài trên ngực áo nhưng họ vẫn luôn sống mãi trong lòng bạn đọc bởi nhân cách sống đích thực, luôn biết sống cho mình và cho mọi người của họ. Họ là thế đó, những người lính bình thường với dáng vẻ tưởng như bình thường, nhỏ bé nhưng từ hành động và cách sống của họ đã toát lên được cái vĩ đại, hào hùng của cả một dân tộc với sức sống và sức chiến đấu đang lên. Với Mảnh trăng cuối rừng thì việc sử dụng kết cấu trần thuật trùng phức mạch truyện để soi chiếu, khám phá vẻ đẹp con người từ nhiều bình diện, nhiều góc độ khác nhau, còn thể hiện rõ sự dụng công trăn trở, tìm tòi của nhà văn trong đổi mới tư duy nghệ thuật về con người cũng như định hướng cho những cách tân nghệ thuật của ông trong những tác phẩm viết về chiến tranh sẽ ra đời sau đó. Sau Mảnh trăng cuối rừng, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (sau 1975) có thể được xem là sự tiếp mạch thành công nguồn cảm hứng sáng tạo của nhà văn khi đề cập đến vấn đề người lính và những gì thật nhất thuộc về con người. Chiến tranh dưới cái nhìn của Nguyễn Minh Châu không đơn thuần là mất mát, đau thương với chiến công và sự phân tranh thắng bại. Nhà văn đã nhìn thấy ở đó môi trường thử thách khắc nghiệt nhất để con người được hiểu mình và hiểu người hơn. Nên không phải ngẫu nhiên khi sau Mảnh trăng cuối rừng, với Người đàn bà trên chuyến trên tàu tốc hành, Nguyễn Minh Châu tiếp tục chọn kiểu kết cấu trần thuật trùng phức mạch truyện để chuyển tải những rung cảm trữ tình gắn liền với cuộc hành trình bên trong tâm tưởng, trong cõi thầm kín của ý thức của nhân vật người lính. Quỳ, nhân vật trung tâm của tác phẩm đồng thời cũng là chủ thể trần thuật chính của câu chuyện, đang tự kể chuyện mình trong một khối tình cảm đong đầy và phức tạp nhất. Cùng với Quỳ còn có chủ thể trần thuật xưng Tôi. Hai mạch trần thuật của Tôi và Quỳ đan cài nhau, tung hứng nhau tạo điều kiện cho mạch truyện tiến triển. Trong đó mạch truyện chính nằm ở những dòng hồi tưởng của Quỳ về một quãng tuổi thanh xuân mà nhiều năm sau đó cô cho rằng mình đã sống trọn một đời tuổi trẻ. Phảng phất chút màu sắc mộng mỵ và huyền thoại, lời kể của Quỳ đưa người đọc ngược dòng thời gian trở về quá khứ cùng cô sống lại những tháng ngày ở cánh rừng Trường Sơn khi cô là một nữ quân y duyên dáng, hoạt bát, thông minh và giàu lòng nhân ái. Đây là giai đoạn đầu trong cuộc đời của Quỳ và cũng bởi những phẩm chất khả ái này mà cô được các chiến sĩ có dịp tiếp xúc đều thầm yêu trộm nhớ. Trong khi cùng Tôi lắng nghe câu chuyện Quỳ tự kể về mình, người đọc còn biết được chuyện của Hoà, Hậu, Khôi, Nhã, Văn…những người lính ra đi khi còn rất trẻ, chưa biết yêu hoặc chưa một lần được yêu. Mạch truyện trùng phức lên nhau càng gia tăng thêm nỗi đau vật chất và tinh thần mà những người đã từng đi qua cuộc chiến phải chịu. Trong đó nỗi đau về tình yêu lý tưởng không thành càng thể hiện rõ giá trị nhân bản và nhân văn sâu sắc của tác phẩm. Kể về mình, về những người chung quanh, nhưng Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến trên tàu tốc hành hoàn toàn không thuộc kiểu chủ thể trần thuật với lời thoại độc quyền (một mình độc tấu trong câu chuyện dài hơi từ đầu đến cuối tác phẩm) trong dụng ý nghệ thuật của tác giả. Phần lớn những khúc đoạn nhỏ trong câu chuyện đời tự kể của cô đều là kết quả được khơi gợi ra từ một cái Tôi trần thuật khác. Trong mạch trần thuật chung, Tôi giữ vai trò giới thiệu bao quát, thông qua trò chuyện, đối thoại với Quỳ tạo nền cho mạch truyện tiến triển. Theo đó câu chuyện của Quỳ cũng bị phân cắt và đan lồng trong câu chuyện mà Tôi đang muốn hướng đến bạn đọc, tạo nên sự sinh động, tự nhiên cho giọng điệu trần thuật. Hơn nữa, cách trần thuật trùng phức mạch truyện này đã giúp cho câu chuyện của tác giả giảm được tính nặng nề, thuyết lý (có khi còn làm loãng đi sức tập trung của người đọc) đồng thời cũng góp phần làm gia tăng điểm nhìn, làm sáng tỏ thêm tâm lý, lập trường, quan điểm của tác giả. Đan xen trong mạch trần th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHLLVH019.pdf