Luận văn Nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương tại xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu công ty TNHH một thành viên cảng Hải Phòng

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình vẽ

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 5

1.1 Khái niệm, bản chất của tiền lương 5

1.1.1 Khái niệm 5

1.1.2 Bản chất của tiền lương 15

1.2 Nội dung công tác tổ chức tiền lương 18

1.2.1 Khái niệm công tác tổ chức tiền lương 18

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức tiền lương 21

1.2.3 Nội dung của công tác tổ chức tiền lương 27

1.3 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác tổ chức tiến lương của doanh nghiệp 36

1.4 Bài học kinh nghiệm 40

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG TẠI XÍ NGHIỆP XẾP DỠ HOÀNG DIỆU 42

2.1 Giới thiệu chung về Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu 42

2.2 Những đặc điểm của hoạt đồng sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu có ảnh hưởng đến công tác tổ chức tiền lương 42

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu 42

2.2.2 Đặc điểm cơ bản về sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng đến công tác tổ chức tiền lương của xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu 43

2.2.3 Các nhân tố chủ yếu làm biến động công tác tổ chức tiền lương của Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu 47

2.3 Thực trạng công tác tổ chức tiền lương của Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu 50

2.3.1 Thực trạng xây dựng và quản lý lương tối thiểu 50

2.3.2 Thực trạng quản lý định mức lao động, đơn giá tiền lương 50

2.3.3 Thực trạng xây dựng kế hoạch và quản lý quỹ tiền lương 53

2.3.4 Quy chế và các hình thức phân phối tiên lương 66

2.4 Những đánh giá chung 72

2.4.1 Ưu điểm 74

2.4.2 Hạn chế, nhược điểm: 75

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG TẠI XNXD HOÀNG DIỆU 77

3.1 Định hướng phát triển 77

3.1.1 Định hướng phát triển của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Hải Phòng 77

3.1.2 Định hướng phát triển của Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu 78

3.2 Một số phương hướng hoàn thiện Công tác tổ chức tiền lương tại Xí nghiệp Hoàng Diệu 79

3.2.1 Đổi mới cơ chế quản lý ngành cảng biển phù hợp với yêu cầu của KTTT 79

3.2.2 Coi tiền lương tối thiểu là công cụ nền tảng để hoàn thiện các nội dung của công tác quản lý tiền lương 82

3.2.3 Củng cố, kiện toàn bộ máy làm công tác quản lý tiền lương ngang tầm nhiệm vụ 85

3.2.4 Nới lỏng sự kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt động SXKD cảng biển 86

3.3 Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương tại Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu 86

3.3.1 Nhóm giải pháp về xây dựng và quản lý lương tối thiểu 86

3.3.2 Nhóm giải pháp về quản lý định mức lao động và đơn giá tiền lương 87

3.3.3 Nhóm giải pháp về xây dựng kế hoạch và quản lý quỹ tiền lương 90

3.3.4 Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế phân phối tiền lương đến người lao động 90

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

 

doc111 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2509 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương tại xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu công ty TNHH một thành viên cảng Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là âm, thì DN lỗ. Nói như vậy, hàm ý rằng, để các hoạt động SXKD thu được lợi nhuận ngày càng cao – Nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của DN thì trong các chính sách quản lý của mình, các DN phải tìm mọi cách tiết kiệm chi phí, coi đó là giải pháp duy nhất đúng và có tính chất chiến lược trong mọi hoạt động SXKD” [47]. Hiệu quả chung của DN là sự góp nhập hiệu quả tại từng bộ phận, từng lĩnh vực, từng mặt hoặc là sự bù trừ giữa các bộ phận, các lĩnh vực, trong đó bao gồm cả hiệu quả của TCTL với tư cách là bộ phận của quản lý NNL. “Hiệu quả công tác TCTL biểu hiện ở 2 yêu cầu: i. Mức chi phí lao động và chi phí tiền lương phải bảo đảm khả năng tối thiểu hoá chi phí để DN thu được lợi nhuận lớn nhất. ii. Tiền lương và các mức thu nhập phải được tăng lên, để thực sự trở thành động lực và mối quan tâm lớn nhất của NLĐ” [40]. Điều này giải thích tại sao trong quản lý các XN kinh doanh lớn trên thế giới, các ông chủ, các nhà quản trị đều bắt đầu từ hoạch định chiến lược quản trị nhân sự, từ quản lý con người và tìm tới những giải pháp (thậm chí những thủ thuật) để tạo ra động năng lớn nhất từ đội ngũ nhân viên mà họ đang sử dụng, trong đó, trước hết là chính sách đãi ngộ, chính sách lương bổng, khuyến khích vật chất và tinh thần. Họ cho rằng, khi đội ngũ nhân viên được động viên và sử dụng tốt nhất, với năng suất cao nhất, thì đồng thời DN cũng đạt được năng lực cạnh tranh cao nhất và khi đó mọi cánh cửa đưa đến hiệu quả kinh doanh đều mở được. Hai là, Từ sự tăng cường chất lượng NNL được sử dụng. Để nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả SXKD, các DN đều cố gắng tìm đến NNL có chất lượng cao, hoặc xây dựng chiến lược đào tạo để phát triển chất lượng NNL hiện đang sử dụng của mình. Trong điều kiện đó, quan điểm, triết lý cũng như các chính sách để quản lý NNL mới này cũng tất yếu được đổi mới. Như vậy TCTL – một phân hệ của quản lý NNL, cần được nâng cao về nghệ thuật, sự ứng dụng khoa học và những kinh nghiệm tiên tiến, để đạt được các mục tiêu hiệu quả, để tiền lương không chỉ là nguồn thu nhập, bảo đảm tái sản xuất mở rộng nguồn SLĐ, mà còn là sự đánh giá, sự khuyến khích, là phần thưởng, cổ vũ những NLĐ nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng, tinh thần sáng tạo, thái độ và tác phong làm việc. Điều này càng khẳng định chắc chắn hơn một nguyên tắc của quản lý: Mọi nguồn lực đều có những nội dung và hình thức quản lý tương thích. Ở đây nhấn mạnh thêm, khi chất lượng NNL thay đổi, thì nhất thiết mọi yếu tố TCTL phải được đổi mới cho phù hợp. Ba là, Do sự phát triển của khoa học và công nghệ (trong đó đặc biệt là công nghệ quản lý). Khoa học và công nghệ phát triển, tạo ra hai tác động tương hỗ, một mặt nó đặt ra các yêu cầu về sự phát triển, đổi mới của quản lý, mặt khác nó lại tạo những tiền đề thúc đẩy sự phát triển đó của quản lý. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, những thành tựu của khoa học công nghệ, sự ứng dụng các thành tựu đó vào SXKD và quản lý, có sức “lan toả” rất nhanh chóng. Nhờ ảnh hưởng liên thông về sản xuất, về thị trường, về việc sử dụng các nguồn lực, nhờ sự “nhất thể hoá” của nền kinh tế thế giới, con đường từ nghiên cứu đến ứng dụng khoa học, công nghệ vào thực tiễn đã được rút ngắn lại. Sự đổi mới của kỹ thuật sản xuất, sự nâng cao về trình độ khoa học của NNL, sự ra đời của các loại vật liệu mới… đã buộc công nghệ quản lý phải đổi mới. Sự biến đổi của quản lý, về thực chất, là “cái áo” của năng lực sản xuất. Một khi năng lực SXKD của DN thay đổi, thì những nguyên lý, những nguyên tắc, triết lý và thiết chế của quản lý phải được cải biến để thích ứng. TCTL mặc dù chỉ là một lĩnh vực của quản lý DN, cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của quy luật chung đó. Tuy nhiên sự ảnh hưởng của khoa học và công nghệ không chỉ đặt ra những thách thức mới đối với TCTL, mà tự nó cũng tạo ra những điều kiện, tiền đề, những thúc đẩy để TCTL phát triển, đổi mới. Những tiền đề đó là: Khoa học về tâm lý và tổ chức cho phép nghiên cứu, đánh giá toàn diện động cơ, thái độ, tinh thần làm việc của con người trong các tổ chức kinh tế, các DN, để chỉ ra mối liên hệ biện chứng, nhân quả giữa hiệu suất làm việc của NLĐ và các chính sách đãi ngộ, các hình thức khuyến khích vật chất và động viên tinh thần. Đây là cơ sở khoa học cho các lý thuyết TCTL hiện đại. Việc ứng dụng những thành tưu khoa học và công nghệ, những kinh nghiêm tiên tiến về quản lý không chỉ vào việc đổi mới tổ chức TCTL mà còn góp phần nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ nhân viên làm công tác TCTL trong các DN. Nhân tố này đã làm cho không chỉ TCTL trong các DN trở nên năng động, linh hoạt, hiệu quả, đồng thời hiệu lực TCTL cũng được tăng cường. Sự phát triển của khoa học và công nghệ cho phép ứng dụng những thành tựu mới vào việc thu thập thông tin, thiết kế các phương án TCTL, đánh giá kết quả công việc của NLĐ, nhanh chóng đề xuất được những giải pháp vừa khoa học, vừa khả thi, cho phép nâng cao năng lực và hiệu quả của TCTL trong các DN. Bốn là, Do yêu cầu tự hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế nói chung . Quản lý DN là cụ thể hoá cơ chế, chính sách quản lý kinh tế hiện hành. Những thành công hoặc bất cập trong quản lý các DN phản ánh những thành công, bất cập của những chính sách quản lý vĩ mô. Vì vậy khi thực hiện chủ trương tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, các lĩnh vực quản lý, các mặt, các khâu của quản lý cũng phải được đổi mới, hoàn thiện, trong đó có quản lý nhân lực và TCTL. Phương hướng trong hoàn thiện cơ chế TCTL, được nhấn mạnh tại văn kiện hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng khoá IX như sau: “Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách phân phối và phân phối lại, nhất là tiếp tục đổi mới và cải cách chính sách tiền lương, tiền công và chính sách thuế, nhằm tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất, khuyến khích NLĐ, tăng tích luỹ để đầu tư phát triển… Thực hiện tốt hơn nguyên tắc phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh, thực hiện các chính sách phúc lợi và an sinh xã hội”[23]. 1.4 Bài học kinh nghiệm Công tác ĐMLĐ phải được coi trọng và xiết chặt. Các DN phải làm chủ hoàn toàn các khâu xây dựng, tổ chức thực hiện và quản lý mức lao động. Không áp đặt ĐMLĐ của bất kỳ cấp nào ngoài DN. Mức lao động phải được xem như một loại chỉ tiêu tài chính, do DN tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Cùng với việc tăng cường ĐMLĐ, các DN phải thống nhất và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh. Đây là cơ sở của việc xác định nhu cầu nhân lực và qui mô quĩ tiền lương. Duy trì và tôn trọng các thiết chế trong DN theo thông lệ của KTTT, đó là hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, đồng thời bảo đảm quyền của tổ chức Công Đoàn trong việc thương lượng, quyết định các vấn đề về việc làm, tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi giành cho NLĐ. Về mặt vĩ mô, Chính phủ cần có những chủ trương và những giải pháp khuyến khích việc đầu tư vốn của tư nhân và nước ngoài. Việc có thể và cần làm giai đoạn trước mắt là, xác định ngay những DN có thể chuyển đổi sở hữu, cổ phần hóa hoặc bán một phần tài sản thuộc sở hữu nhà nước, kêu gọi các nguồn vốn để hiện đại hóa công nghệ, thiết bị kỹ thuật. Quá trình chuyển đổi sở hữu các DN, trước đó có 100% vốn nhà nước là xu hướng tất yếu và sẽ là nền tảng để thực hiện trên đó việc đổi mới cơ chế quản lý, trong đó có quản lý nhân lực và tiền lương. Tóm lại, Tiền lương, tiền công là khái niệm xuất hiện từ lâu, đồng thời với quan hệ thuê và sử dụng lao động làm thuê. Tuy vậy, tiền lương, tiền công và đặc biệt vấn đề phân phối, TCTL, tiền công luôn là những vấn đề thời sự, là các chính sách lớn của chính phủ, được quan tâm rộng rãi trong xã hội, các tổ chức, các DN. Hoàn thiện TCTL trong các DN là yêu cầu cấp bách, nhằm làm cho tiền lương thực sự là động lực đối với NLĐ, là nhân tố của năng suất, là công cụ hữu hiệu của quản lý. Để thực hiện mục tiêu đặt ra là cung cấp những luận cứ khoa học, có tính hệ thống, làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng CTTCTL tại Cảng Hoàng Diệu, chương 1 đã hoàn thành những nhiệm vụ sau: Hệ thống hoá và làm rõ về lý luận khái niệm, bản chất của tiền lương. Khái niệm quản lý tiền lương và các nội dung của Công tác TCTL trong DN, bao gồm: lập kế hoạch và quản lý QTL, quản lý Lmin, quản lý ĐMLĐ và ĐGTL, xây dựng quy chế quản lý và các hình thức phân phối tiền lương đến NLĐ. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác TCTL. Phân tích, chỉ rõ sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện CTTCTL của các DN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG TẠI XÍ NGHIỆP XẾP DỠ HOÀNG DIỆU 2.1 Giới thiệu chung về Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu Cảng Hải Phòng có tên giao dịch là Hai Phong Port được hình thành từ năm 1874 do thực dân Pháp xây dựng với quy mô đơn giản và hệ thống cơ sở vật chất sơ xài. Đến năm 1955, Việt Nam mới tiếp nhận cảng và tu sửa mở rộng để áp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân. Cho đến nay Cảng Hải Phòng đã trở thành một trong những cảng biển quan trọng trong hệ thống cảng chủ lực của Việt Nam. Cho đến năm 2010 lưu lượng hàng hóa qua cảng đạt 15 triệu tấn. Ngày 1/7/2010 thực hiện nghị quyết của ban chỉ huy Đảng bộ về việc tiếp tục đổi mới sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của Cảng và phù hợp với đề án chuyến đổi Cảng Hải Phòng thành công ty TNHH MTV Cảng Hải Phòng đã quyết định sáp nhập XNXD Lê Thánh Tông và XNXD Hoàng Diệu cũ thành XNXD Hoàng Diệu ngày nay. Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu địa chỉ số 3 Lê Thánh Tông, Ngô Quyền Hải Phòng, được thiết kế phục vụ các tàu hàng hóa có trọng tải lên đến 7500T, khổi lượng hàng hóa thông qua bình quân hàng năm là 5 triệu tấn/năm, chiếm tỉ trọng 30% toàn bộ khối lượng hàng hóa thông qua Cảng Hải Phòng. 2.2 Những đặc điểm của hoạt đồng sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu có ảnh hưởng đến công tác tổ chức tiền lương 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu XNXD Hoàng Diệu ra đời từ khi thành lập Cảng Hải Phòng, đến năm 2007 thì sáp nhập thêm XNXD Lê Thánh Tông, kế thừa di sản do Pháp để lại, với năng lực thông qua đến 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Ngay sau khi thành lập, XNXD Hoàng Diệu nói riêng và Cảng Hải Phòng nói chung đã bắt tay phục hồi các cơ sở vật chất do Pháp để lại, đồng thời xây dựng lại các cầu tầu, đên nay XN đã có đến 11 cầu tàu với độ sâu trên 10m, và có khả năng tiếp nhận những tàu trên 7500 T. XNXD Hoàng Diệu nói riêng và Cảng Hải Phòng nói chung đã từng bước trưởng thành, phục vụ đắc lực cho công cuộc cải tạo xây dựng cơ sở vật chất của CNXH ở miền Bắc và hậu thuẩn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miến nam thống nhất đất nước. Từ năm 1993 đến năm 2007: Xí nghiệp xếp dỡ 1 và 2 được sáp nhập thành XNXD Hoàng Diệu và Lê Thánh Tông. Hai XN này trở thành khu vực cảng chính của Cảng Hải Phòng tiếp nhận hầu hết các tàu hàng hóa không đóng container. Từ năm 2007 đến nay, XNXD Hoàng Diệu cũ và XNXD Lê Thánh Tông lại sáp nhập thành XNXD Hoàng Diệu ngày nay, từ đó XNXD Hoàng Diệu đã có những bước tiến vượt bậc trên cả 3 mặt: Về tổ chức quản lý: Cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, loại bổ một số bộ phận rườm ra không cần thiết, tái cơ cấu lại tổ chức khiến cho bộ máy tổ chức đơn giản, gọn nhẹ và hiệu quả hơn. Về quy mô SXKD đã tăng trưởng nhanh đáp ứng kịp thời nhu cầu giải phóng hàng hóa cho các tàu vào cảng, lưu lượng hàng hóa thông qua cảng lớn 5 triệu tấn/ năm. Nếu trước năm 2007 lưu lượng hàng hóa thông qua cảng chỉ đạt 1 triệu tấn/ năm thì đến năm 2007 lượng hàng hóa thông qua cảng đã gấp 4 lần, đạt 200%. Đây là bước phát triên vượt bậc, tạo tiền đề cho các bước phát triển tiếp sau này và là tấm gương sáng cho các XN thành phần của Cảng Hải Phòng nói riêng và các XN cùng ngành nói chung. Cơ chế quản lý đã được cải cách từng bước theo yêu cầu của nền KTTT, vừa nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, vừa thực hiện tốt nhất nhiệm vụ. Quản lý lao động và tiền lương cũng được đặt trog các nỗ lực cải cách đó. 2.2.2 Đặc điểm cơ bản về sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng đến công tác tổ chức tiền lương của xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu 2.2.2.1 Đặc điểm về sản phẩm,công nghệ, tổ chức vận hành Khai thác dịch vụ cảng được coi là một ngành công nghiệp dịch vụ, làm tăng giá trị hàng hóa thông qua việc di chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Ngành này có vị trí quan trong thúc đẩy nền kinh tế quốc dân đặc biệt trong hoạt động xuất nhập khẩu. Do tốc đọ phát triển mạnh của nền kinh tế thế giơi nói chung và Việt Nam nói riêng, ngành khai thác dịch vụ cảng cũng có tốc độ tăng trưởng đều đặn, bình quân khoảng 16% trong suốt thập niên qua. Thời gian tiếp nhận tàu, giải phòng tàu không cố định, thời gian làm việc của công nhân là 24/24 được chia thành các ca. Công nhân làm việc trong môi trường độc hại, quá trình SXKD phụ thuộc nhiều váo yếu tố thời tiết.Đặc điểm này cho thầy cần phải có sự phân công và sử dụng lao động hợp lý để đảm bảo sức khỏe và thời gian tái sản xuất sức lao động của công nhân. Phải có các chế độ phụ cấp độc hại, làm thêm giờ, bù giờ cho công nhân. Sử dụng nhiều máy móc, thiết bị trong quá trình giải phóng tàu nên phải đầu tư đại tu sửa chữa nhiều. Đặc điểm này đòi hỏi trong quá trình hoàn thiện CTTCTL không chỉ xem xét các vân đề liên quan đến tiền lương SXKD mà con phải quan tâm đến chi phí nhân công trong các công tác đại tu, XDCB 2.2.2.2 Đặc điểm về sở hữu Từ khi thành lập đến nay Cảng Hải Phòng nói chung và XNXD Hoàng Diệu nói riêng vẫn thuộc sở hữu Nhà nước. Nói cách khác toàn bộ hoạt dodognj SXKD đều thuộc nhà nước, do nhà nước đầu tư vốn. 2.2.2.3 Đặc điểm về bộ máy làm công tác quản lý tiền lương XNXD Hoàng Diệu có ban tố chức tiền lương riêng, một ban có 6 người, đều có trình độ Đại học trở lên. Tuy nhiên công ngệ quản lý LĐTL tại XN vẫn còn thủ công và thiếu chuyên nghiệp, hầu như chưa có phần mềm nào được sử dụng thống nhất trên toàn XN. Chính vì thế làm cho trong nhiều trường hợp, vì các mục đích khác nhau hệ thống số liệu bị bóp méo, đấn tới những nhận định sai lạc trong việc đề ra các chính sách vĩ mô. 2.2.2.4 Đặc điểm về lao động Về số lượng: đến ngày 31/12/2010, tổng số lao động của XNXD Hoàng Diệu là 2438 người, lao động nữ là 707 người chiếm 30%.Cơ cấu cụ thể như sau: Bảng 2.1 Cơ cấu lao động trong XNXD Hoàng Diệu (Nguồn: Ban LĐTL) Khối % Trực tiếp 74,745 Khối phục vụ. phụ trợ 13,361 Gián tiếp 11, 894 Hình 2.1 Biểu đồ cơ cấu lao động Bảng 2.2 Số lượng lao động từ năm 2006 đến năm 2010 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 SLLĐ 1091 1941 2103 2264 2438 (Nguồn Ban LĐTL) Hình 2.2 Biểu đồ Số lượng lao động từ năm 2006 đến năm 2010 NNL được sử dụng tại XNXD Hoàng Diệu, từ năm 2006 – 2010 tăng bình quân mỗi năm là 7,7%. Nếu vậy, nhận xét tổng thể, tốc độngt ăng NSLĐ của XN vẫn cao hơn tốc độ tăng NNL, nhưng mức chênh lệch không lớn. mức tăng NNL không đều, chủ yếu vẫn là tăng lao động giản đơn. Về chất lượng NNL: Trong những năm 2006-2010, trung bình đội ngũ lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm 10,74%, cao đẳng và nghề chiếm 18,22%, công nhân lao động phổ thông chiếm 71,04% được thể hiện trong bảng sau Bảng 2.3 Trình độ NNL của XNXD Hoàng Diệu từ năm 2006-2010 Năm Trình độ Đại học và trên đại hoc Cao đẳng Sơ cấp, phổ thông Số lượng Tỉ trọng Số lượng Tỉ trọng Số lượng Tỉ trọng 2006 67 6,1 116 10,6 909 83,3 2007 179 9,2 338 17,4 1425 73,4 2008 219 10,4 406 19,3 1478 70,3 2009 288 12,7 494 21,8 1483 65,5 2010 373 15,3 536 22,0 1529 62,7 (Nguồn Ban LĐTL) Hình 2.3 Biểu đồ trình độ NNL XNXD Hoàng Diệu năm 2006-2010 Nhìn vào biểu đồ có thể thấy tỉ lệ lao động có trình độ cao tăng lên, số lượng có trình độ thấp giảm xuống, có được điều này là do trong những năm qua Xí nghiệp đã tập trung đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ lao động hiện có và tuyển mới những lao động có trình độ cao hơn. Tuy vậy số lượng lao động có trình độ thấp vẫn còn khá đông do đặc thù của công việc ngành dịch vụ cảng biển là tuyển nhiều công nhân thời vụ. Chính điều này đã làm cho cơ cấu tiền lương tại XN có nhiều thay đổi. 2.2.3 Các nhân tố chủ yếu làm biến động công tác tổ chức tiền lương của Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu Luận văn chủ yếu tập trung phân tích hai đại lượng chủ yếu làm biến động QTL của XNXD Hoàng Diệu, đó là tiền lương bình quân (Lbq) và số lao động sử dụng (LĐ). Quan hệ giữa hai đại lượng này được diễn giải như sau: QTL = Lbq x LĐ (2.1) Dưới đây là hiện trạng QTL và LĐ của XN trong những năm 2006-2010 Bảng 2.4 Sản lượng của XNXD Hoàng Diệu năm 2006-2010 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Sản lượng 5.793.167 6.175.004 6.582.008 7.015.839 7.478.264 Bảng 2.5 Lương bình quân của XNXD Hoàng Diệu năm 2006-2010 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Lbp 3.500.000 4.819.934 5.714.510 6.796.276 8.049.820 Hình 2.4 Biểu đồ Sản lượng lao động và lương bình quân của XNXD Hoàng Diệu Theo biểu đồ 2.4, sản lượng cảng biển thương phẩm của XNXD Hoàng Diệu tăng qua các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 (nếu lấy năm 2006 làm gốc so sánh) là: 15,39%, 17,03%, 15,37%, 13,74% và 15,7%. Như vậy nếu kết hợp với những biến động của QTL thì, ngoại trừ năm 2007 có mức tăng QTL so với năm 2006là 18,96%, ở các năm còn lại, mức tăng của QTL luôn thấp hơn mức tăng của sản lượng cảng biển thương phẩm. Xu hướng này cho phép kết luận sơ bộ rằng, về cơ bản và xét theo quan hệ giữa chi phí và kết quả cuối cùng, XN đã bảo đảm được việc SXKD có hiệu quả, cho dù mức hiệu quả chưa gây được ấn tượng mạnh mẽ. Việc lấy đơn vị kết quả SXKD là sản lượng cảng biển thương phẩm, đã loại trừ ảnh hưởng của biến động giá cả, nên kết luận của luận văn là bảo đảm độ tin cậy cần thiết. Tóm lại, trong 2 nhân tố có liên quan trực tiếp, Lbq trong năm vẫn có xu hướng tăng vượt trội hơn mức tăng LĐ. Có thể thấy rõ hơn thực trạng, mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố là LĐ và Lbq đến QTL của XN như sau: 2.2.3.1 Đối với số lao động thực tế sử dụng Trong vòng gần 10 năm lại đây, LĐ của XN tăng liên tục. Mức tăng bình quân tính được là trên dưới 7%/năm. Về cơ bản, LĐ tăng chủ yếu là do tuyển thêm công nhân xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống cầu tàu mới… Đây là mức tăng hoàn toàn tự nhiên, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng của XN. Tuy vậy, khảo sát và phân tích toàn diện mức tăng và cơ cấu tăng NNL của XN, cho thấy một thực tế cần quan tâm, đó là: Thứ nhất, mức tăng như trên là khá cao, bình quân mỗi năm thu hút thêm từ 150 LĐ mới (đã trừ số nghỉ theo chế độ hưu trí). Thứ hai, cơ cấu tăng LĐ đang bộc lộ sự thiếu hợp lý. Nhu cầu tăng nhân lực, chủ yếu ở những công việc có NSLĐ thấp Thứ ba, trong khi công nghệ, điều kiện, phương tiện sản xuất ngày càng đổi mới theo hướng hiện đại thì lẽ ra NSLĐ phải được tăng lên hàng năm, LĐ tại các đơn vị phải được giảm bớt, và được điều chuyển sang các công trình mới nhưng trên thực tế thì điều đó đã không xẩy ra. Khi một công trình mới đi vào vận hành thì sẽ có số lượng lao động tương ứng với ĐMLĐ cũ được lắp vào. Đây rõ ràng là bất hợp lý. 2.2.3.2 Đối với tiền lương bình quân (Lbq) Tiền lương bình quân biến động chủ yếu do những nguyên nhân sau: Do điều chỉnh về Lmin chung của chính phủ làm cơ sở điều chỉnh các Lmin của XN. Dười đây là ảnh hưởng của Lmin chung đến các Lmin của XN từ 2006- 2010. Bảng 2.6 Bảng tiền lương tối thiểu từ năm 2006 đến 2010 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Lmin(đ) 350.000 450.000 540.000 650.000 730.000 Do sự biến đổi chất lượng LĐ của XN. Về lý thuyết, mức lương sẽ được điều chỉnh tăng lên khi chất lượng LĐ tăng. Chất lượng lao động được lượng hoá để tính lương là cấp bậc chuyên môn kỹ thuật. 2.3 Thực trạng công tác tổ chức tiền lương của Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu Căn cứ các nội dung được đề cập trong chương 1, Luận văn sẽ lần lượt trình bày thực trạng CTTCTL của XNXD Hoàng Diệu trên cơ sở phân tích 4 vấn đề cốt yếu: Xây dựng và quản lý Lmin. Quản lý ĐMLĐ và ĐGTL. Xây dựng và quản lý QTL. Quy chế và các hình thức phân phối QTL. Nguồn tài liệu phục vụ cho việc phân tích 04 nội dung trên đều của XN, và giới hạn từ 2006 ¸ 2010 2.3.1 Thực trạng xây dựng và quản lý lương tối thiểu Lương tối thiểu của XNXD Hoàng Diệu chính là mức lương tối thiểu do Chính Phủ quy định, cho công ty TNHH MTV, và khu vực Hải Phòng. Căn cứ để XN quản lý Lmin như sau: Nghị Định 28/2010/NĐ-CP ban hành ngày 25 tháng 3 năm 2010 về mức lương tối thiểu chung Nghị định 167/2007/NĐ-Cp ban hàng ngày 16/11/2007 về mức lương tối thiểu chung Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung. Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính Phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung. 2.3.2 Thực trạng quản lý định mức lao động, đơn giá tiền lương Đơn giá tiền lương của XN dựa trên cơ sở Hao phí sức lao động, loại hàng Chiều luồng hàng và phương án xếp dỡ Lương cấp bậc của công nhân theo nghị định 26/CP Đơn giá tiền lương của công nhân trực tiếp Đối với công nhân xếp dỡ thủ công và công nhân xếp dỡ cơ giới thì đơn giá tiền lương đựơc xác định theo công thức sau: Trước hết xác định lương bình quân cuả một công nhân trong một ca: (đ/người-ca) (2.2) Sau đó đơn giá tiền lương tính theo công thức (đ/tấn) (2.3) Trong đó: Ndm; là định mức lao động theo từng loại hàng và phương án xếp dỡ SLdm: định mức sản lượng theo từng loại hàng và phương án xếp dỡ. K: hệ số điều chỉnh (K=1.34 đến 2) Ví dụ: Một tổ công nhân bốc xếp thủ công làm hàng bao thuộc nhóm 1b bao gồm : nông, lâm, thổ, hải sản, sắn cám thóc,vừng lạc đường, sữa bánh kẹo, thức ăn gia súc...Theo phương án xếp dỡ : Kho bãi, container - Ôtô, toa. Định mức lao động: 12 người / máng-ca. nh mức sản lượng: 95 tấn / máng-ca. Số ca làm việc: 26 ca/ tháng Lương bình quân của 1 công nhân trong 1 ca là: (đồng / ca ) (đồng / ca ) Vậy ĐG = 91586 ´ 12/95 =11568(đ/tấn) Đơn giá tiền lương của nhân viên trực tiếp: Đối tượng áp dụng bao gồm: Trưởng kho, phó kho, đội trưởng, đội phó giao nhận, nhân viên kết toán tàu, kết toán kho, kiểm tra hàng, nhân viên thống kê, sử dụng máy vi tính, nhân viên văn phòng kho,văn phòng đợi, nhân viên giao nhận, cân hàng. Đơn giá sản phẩm giao nhận hàng hoá: Công thức xác định đơn giá bình quân: ĐG= ( đồng)(7) Trong đó: Ndm: lao động định mức trong một ca giao nhận. SL: sản lượng hàng hoá giao nhận trong một ca Đơn giá bảo vệ, bảo quản hàng hoá tại kho, bãi: cán bộ nhân viên các kho bãi ngoài việc đảm nhận công tác giao nhận còn phải trực tiếp bảo vệ hàng hoá tại kho bãi do đơn vị quản lý. Ngoài tiền lương sản phẩm quy định còn được trả lương bảo quản, bảo vệ hàng hoá. Mức lương bảo vệ, bảo quản hàng hoá là 30.000 đ/người- ca. Tùy theo tình hình sản xuất kinh doanh của cảng trong từng thời kì, giám đốc sẽ điều chỉnh số lượng lao động và mức lương bảo quản hàng hóa. Đơn giá của cán bộ công nhân viên gián tiếp Áp dụng cho khối quản lý và khối phục vụ. (2.6) Trong đó: Vdg: đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu (đ/1000đ doanh thu) Ldb: lao động định biên của xí nghiệp Tlmindc: tiền lương tối thiểu của xí nghiệp Hcb: hệ số cấp bậc công việc bình quân Hpc: hệ số phụ cấp bình quân Vdt: tiền lương của cán bộ chuyên trách đoàn thể Vttlf:tiền lương tính thêm khi làm việc vào ban đêm Sau đây là đơn giá của một số loại hàng cơ bản như phục lục 1. 2.3.3 Thực trạng xây dựng kế hoạch và quản lý quỹ tiền lương 2.3.3.1 Xác định quỹ lương kế hoạch Quỹ lương kế hoạch được xác định trên cơ sở phần trăm doanh thu và kế hoạch sản lượng đề ra năm trong năm. Quỹ lương kế hoạch được xác định theo công thức: SQLKH2008 = k * SDTKH (2.7) Trong đó: SQLKH: Tổng quỹ lương kế hoạch tính theo doanh thu SDTKH: Tổng doanh thu kế hoạch tháng, quý, năm k: Tỷ lệ lương tính theo doanh thu Đối với cán bộ công nhân viên bảo vệ : k = 1.75% Đối với cán bộ công nhân viên khối quản lý: k = 2.85% 2.3.3.2 Xác định quỹ lương thực hiện Quỹ lương thực hiện của xí nghiệp được tính theo công thức sau: (2.8) Trong đó: ∑QLTH: tổng quỹ lương thực hiện của xí nghiệp QLTHĐG: quỹ lương thực hiện theo đơn giá tiền lương QLBS: quỹ lương bổ sung QLPC: quỹ lương phụ cấp a. Quỹ lương thực hiện theo đơn giá tiền lương Hiện nay cảng Hoàng Diệu áp dụng 2 cách trả lương chính là lương sản phẩm và lương thời gian. Lương sản phẩm: Đối với công nhân xếp dỡ: Đối tượng gồm công nhân xếp dỡ thủ công, đóng gói và hàng rời. Lương được trả cho cả tổ theo từng máng – ca sản xuất, sau đó chia đều cho công nhân có mặt làm việc trong ca sản xuất đó. Lxd= Q*R (đồng) (2.9) Trong đó : Lxd : là lương sản phẩm của cả tổ công nhân theo máng – ca. Q: sản lượng hàng hoá xếp dỡ, đóng gói của tổ sản xuất thực hiện trong máng ca theo từng phương án xếp dỡ ( đơn vị tấn hoặc chiếc). R: đơn giá tiền lương ứng với từng loại hàng và từng phương án xếp dỡ ( đơn vị: đồng/tấn hoặc đồng/chiếc). Áp dụng định mức đơn giá trong một số trường hợp đặc biệt Hàng bao: phương án xếp dỡ container - ôtô QK khi sử dụng nâng hàng, áp dụng đơn giá của phương án xếp dỡ kho, bãi - ôtô QK, toa. Hàng nặng: khi xếp dỡ hàng thiết bị toàn bộ của chủ hàng HAVICO, đơn giá tiền lương công nhân bốc xếp tăng 100%, đơn giá công nhân lái đế, lái cần trục, lái nâ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc74101279-Luan-Van-Thac-Si-Hoan-Chinh.doc
Tài liệu liên quan