Luận văn Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp tại xã Đông Mỹ - Thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình

MỤC LỤC

Lời cam đoan .i

Lời cảm ơn.ii

Mục lục .iii

Danh mục bảng .v

Danh mục sơ đồ, biểu đồ .vi

Danh mục hộp .vi

Danh mục từ viết tắt .vii

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4 Phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Khái niệm về khu công nghiệp 4

2.1.2 Khái niệm và nội dung sinh kế 8

2.2 Vấn đề sinh kế hộ nông dân và thay đổi sinh kế hộ nông dân ở một số nước trên thế giới và Việt Nam 20

2.2.1 Kinh nghiệm về vấn đề sinh kế và nâng cao thu nhập cho nông dân trong phát triển các khu công nghiệp ở một số nước trên thế giới 20

2.2.2 Chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề giải quyết việc làm và sinh kế cho hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ quá trình CNH – HĐH ở Việt Nam 23

2.2.3 Một số kinh nghiệm giải quyết vấn đề sinh kế và việc làm cho hộ nông dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. 25

2.2.4 Một số thành tựu của các công trình nghiên cứu có liên quan 29

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 31

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 31

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 33

3.1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã 36

3.1.4 Những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội 39

3.2 Phương pháp nghiên cứu 39

3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 39

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 40

3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin 42

3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 42

3.2.5 Phương pháp phân tích SWOT 42

3.2.6 Phương pháp hạch toán 43

3.3.7 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 43

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46

4.1 Thực trạng sinh kế của hộ dân xã Đông Mỹ sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng KCN 46

4.1.1 Tình hình thu hồi đất ở xã Đông Mỹ 46

4.1.2 Sự dịch chuyển nguồn lực của hộ dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng KCN 49

4.1.3 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong sinh kế của hộ dân sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng KCN 75

4.1.4 Chiến lược và mô hình sinh kế của hộ 78

4.1.5 Kết quả sinh kế 83

4.2 Định hướng và giải pháp 86

4.2.1 Cơ sở của định hướng và giải pháp 86

4.2.2 Định hướng 87

4.2.3 Giải pháp 87

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92

5.1 Kết luận 92

5.2 Kiến nghị 93

5.2.1 Đối với nhà nước 93

5.2.2 Đối với chính quyền địa phương 93

5.2.3 Đối với doanh nghiệp 94

5.2.4 Đối với hộ nông dân 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

PHỤ LỤC 98

 

 

doc113 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6426 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp tại xã Đông Mỹ - Thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g pháp xử lý thông tin Sau khi thu thập số liệu điều tra các hộ, tiến hành xử lý số liệu bằng công cụ: Máy tính cá nhân, sử dụng chương trình Microsoft Excel trên máy vi tính. 3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 3.2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả Được sử dụng để mô tả lại thực trạng sinh kế và thay đổi sinh kế của người dân trong xã, cũng như các hoạt động trong đời sống kinh tế của người dân trong xã thông qua thu thập tài liệu, thông qua điều tra chọn mẫu. Các số liệu thống kê mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển về thu nhập, chi tiêu, chi phí, cũng như mọi hoạt động của người dân. Các công cụ của phương pháp: Số trung bình, phần trăm, hay số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân. 3.2.4.2 Phương pháp so sánh Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất nhằm thấy rõ được sự khác biệt về đời sống và sinh kế của hộ dân giữa các thời điểm hoặc giữa các nhóm hộ dân. Có nhiều phương pháp so sánh: so sánh trước - sau, theo thời gian, theo không gian, so sánh giữa các mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh nhằm xác định sự thay đổi về: + Đời sống của nông hộ trước và sau khi bị thu hồi đất. + Lao động làm nông nghiệp trước và sau khi bị thu hồi đất. + Môi trường sống, văn hoá, phong tục tập quán trước và sau khi bị thu hồi đất. + Lao động tham gia vào các ngành trước và sau khi bị thu hồi đất. + Thu nhập trước và sau khi có KCN. 3.2.5 Phương pháp phân tích SWOT Nhằm thấy rõ được điểm mạnh (Strenghs), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) đối với địa bàn nghiên cứu, đối với từng nhóm hộ nhằm đề ra những giải pháp tác động tích cực. Cơ hội (O) Thách thức (T) Điểm mạnh (S) Tận dụng cơ hội để phát huy thế mạnh (O/S) Tận dụng mặt mạnh để giảm thiểu nguy cơ (S/T) Điểm yếu (W) Nắm bắt cơ hội để khắc phục mặt yếu (O/W) Giảm thiểu mặt yêú để ngăn chặn nguy cơ (W/T) Nguồn: Phạm Văn Hùng. Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế 3.2.6 Phương pháp hạch toán Phương pháp này được sử dụng để tính toán chi phí, giá thành của sản phẩm. Như chi phí sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), chi phí cho đời sống sinh hoạt... Phương pháp này rất cần thiết trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của hộ. 3.3.7 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 3.3.7.1 Các chỉ tiêu đánh giá nguồn lực và các hoạt động sinh kế của xã * Tình hình đất đai: - Tổng diện tích đất tự nhiên - Diện tích đất canh tác: Đất 1 vụ, đất 2 vụ - Diện tích đất vườn tạp - Diện tích đất mặt nước - Diện tích đất ở - Diện tích đất chuyên dùng - Diện tích đất và tỷ lệ đất chuyển cho khu công nghiệp - Bình quân đất nông nghiệp/hộ nông nghiệp - Bình quân đất nông nghiệp/lao động nông nghiệp * Tình hình dân số và lao động: - Tổng số nhân khẩu - Hộ nông nghiệp - Hộ phi nông nghiệp - Tổng số lao động - Lao động nông nghiệp - Lao động phi nông nghiệp - Bình quân khẩu/hộ - Bình quân lao động/hộ * Hệ thống cơ sở hạ tầng: - Tổng số đường tỉnh lộ, quốc lộ, đường liên thôn, xã - Số trạm bơm - Kênh mương cứng - Số trạm biến áp, đường dây cao thế - Số bưu điện - Số chợ - Số trường học: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở - Số trạm xá: số giường bệnh, chất lượng y tế * Kết quả phát triển sản xuất – kinh doanh: - Tổng thu nhập - Thu nhập từ nông nghiệp - Thu nhập từ CN – TTCN – XD - Thu nhập từ TM – DV - Bình quân thu nhập/người/năm - Bình quân thu nhập/hộ/năm * Tình hình thu hồi đất của xã - Tổng diện tích đất bị thu hồi - Tổng số hộ bị thu hồi đất - Bình quân diện tích đất bị thu hồi/hộ - Diện tích đất của hộ bị thu hồi nhiều nhất - Diện tích đất của hộ bị thu hồi ít nhất - Giá bồi thường đất 3.3.7.2 Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng và quá trình chuyển dịch nguồn lực sinh kế, mô hình sinh kế và kết quả sinh kế của hộ * Nguồn lực sinh kế: + Nguồn lực tự nhiên: Đất thổ cư (đất nhà ở, đất nhà cho thuê, đất vườn, đất ao) - Đất sản xuất nông nghiệp (đất chuyên màu, đất 2 lúa – 1 màu, đất mặt nước ...) - Đất chuyển cho khu công nghiệp Diện tích đất NN BQ/lao động Diện tích đất NN BQ/khẩu + Nguồn lực con người: - Tuổi, giới tính, trình độ của chủ hộ - Tổng lao động (lao động thuần nông, lao động cơ quan HCSN, lao động DN tại KCN, lao động DN khác, lao động dịch vụ - buôn bán, lao động làm thuê…) - Lao động BQ/hộ - Khẩu BQ/hộ - Lao động trong tuổi BQ/hộ - Sử dụng LĐ của hộ (hộ thừa lao động, hộ đủ lao động, hộ thiếu lao động) + Nguồn lực tài chính: - Các nguồn thu nhập của hộ - Thu nhập BQ/hộ - Thu nhập BQ/khẩu/năm - Thu nhập BQ/lao động/năm - Tổng số tiền đền bù, sử dụng tiền đền bù đất đai của nông dân - Hộ vay tiền (số tiền vay, nguồn vay, sử dụng tiền vay) - Chuyển dịch nguồn lực tài chính của hộ + Nguồn lực vật chất: Thay đổi hệ thống cơ sở hạ tầng Loại nhà ở Một số tài sản chính của hộ + Nguồn lực xã hội: Tỷ lệ hộ tham gia họp bàn, trao đổi ý kiến Tỷ lệ hộ tham gia vào các tổ chức kinh tế - xã hội + Mô hình sinh kế: - Canh tác (diện tích, hệ số lần trồng, biến động diện tích gieo trồng...) Hộ chăn nuôi Thu nhập từ nông nghiệp Thu nhập từ ngành nghề Thu nhập từ dịch vụ, làm thuê Các mô hình sinh kế + Kết quả sinh kế: Thay đổi thu nhập, chi tiêu Những thuận lợi, khó khăn về sinh kế của hộ nông nghiệp PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng sinh kế của hộ dân xã Đông Mỹ sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng KCN 4.1.1 Tình hình thu hồi đất ở xã Đông Mỹ * Đặc điểm của KCN Gia Lễ Theo quyết định số 2133/QĐ – UBND ngày 25/09/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình, KCN Gia Lễ được phê duyệt quy hoạch với tổng diện tích 84.43ha, nằm ở khu vực phía Tây Quốc lộ 10, thuộc địa giới hành chính 5 xã: Đông Xuân, Đông Mỹ, Đông Dương, Đông Quang và Đông Thọ, cách trung tâm thành phố Thái Bình 6km. - Phía Bắc giáp xóm 3 xã Đông Xuân - Phía Nam giáp đường giao thông từ Ngã tư Gia Lễ đi xã Đông Dương - Phía Đông giáp Quốc lộ 10 - Phía Tây giáp thôn Tô Hiệu xã Đông Quang và đất nông nghiệp xã Đông Dương. Khu công nghiệp Gia Lễ là KCN đa ngành nghề sản xuất, bao gồm: Cơ khí, điện tử, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng - xuất khẩu và một số ngành công nghiệp khác. Khu công nghiệp Gia Lễ trên địa phận thôn An Lễ - xã Đông Mỹ rộng gần 14ha. Đất được thu hồi thuộc quyền sở hữu của 138 hộ dân đang sản xuất nông nghiệp. Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến sinh kế của các hộ dân. * Tình hình thu hồi đất Năm 2007 xã Đông Mỹ đã bàn giao gần 14 ha đất nông nghiệp phục vụ cho xây dựng KCN Gia Lễ. Xã có 5 thôn nhưng chủ yếu diện tích đất sản xuất nông nghiệp của thôn An Lễ là nằm trong quy hoạch của KCN. Bảng 4.1: Tình hình thu hồi đất của xã Chỉ tiêu ĐVT Số lượng 1. Tổng diện tích đất bị thu hồi m2 136256 2. Tổng số hộ bị thu hồi đất hộ 138 3. BQ diện tích đất bị thu hồi/hộ m2/hộ 987.36 - DT đất của hộ bị thu hồi nhiều nhất m2 2718 - DT đất của hộ bị thu hồi ít nhất m2 48 Nguồn: Ban thống kê xã Toàn xã có 138 hộ bị thu hồi đất chiếm 7.26% tổng số hộ năm 2007, với tổng diện tích đất bị thu hồi là 136256 m2 (tương đương gần 14 ha) và chủ yếu là đất hạng A2, là đất đang sản xuất nông nghiệp của người dân. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của người dân trong khu vực này. Trước khi tiến hành thu hồi đất các cấp có thẩm quyền đã họp bàn với dân, đưa ra những chủ trương kế hoạch của nhà nước, của tỉnh, của huyện, kế hoạch bố trí việc làm mới, kế hoạch tái định canh, kế hoạch hỗ trợ để ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề, kế hoạch đền bù đúng với quy định của nhà nước…cho người dân biết. Chính việc làm này đã tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho việc thu hồi đất và giải quyết đền bù cho người dân và người dân cũng không gây khó khăn gì cho công tác thu hồi đất, không có hiện tượng tranh chấp hay khiếu nại về việc đền bù chưa thoả đáng. Đến cuối năm 2007 đầu năm 2008 thì đã hoàn thành việc thu hồi đất và đền bù cho người dân. Việc đền bù thiệt hại cho nông dân được nhà nước quy định cụ thể tại điều 6 chương II trong quy định về đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng ban hành theo Nghị định số 40/CP ngày 17/08/1994 của Chính phủ như sau: + Thứ nhất, người được Nhà nước giao đất sử dụng vào mục đích nào thì khi nhà nước thu hồi đất được đền bù bằng cách giao đất có cùng mục đích sử dụng để thay thế hoặc đền bù bằng tiền theo giá đất của mục đích sử dụng. + Thứ hai, trường hợp Nhà nước không thể đền bù bằng cách giao đất thay thế hoặc người bị thu hồi đất không yêu cầu đền bù bằng đất thì đền bù bằng tiền theo giá đất cùng hạng hoặc cùng loại đất bị thu hồi. Giá đất để tính đền bù thiệt hại do UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc TW ban hành theo khung giá đất do Chính phủ quy định. Ngoài ra, tại khoản 1, điều 8, chương II của quy định trên có chỉ rõ: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất hợp pháp mà bị Nhà nước thu hồi đất thì được Nhà nước đền bù thiệt hại về đất như sau: + Thứ nhất, nếu bị thu hồi đất là đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp thì được đền bù bằng giá đất cùng loại theo đúng diện tích và hạng đất của đất bị thu hồi. + Thứ hai, trường hợp đất đền bù thuộc hạng đất thấp hơn hạng đất bị thu hồi nhưng vẫn thuộc hạng 1, 2, 3 thì phần chênh lệch này không được đền bù thiệt hại. + Thứ ba, đất đền bù thuộc hạng 4, 5, thì được đền bù thêm giá chênh lệch về hạng đất đó. Giá trị chênh lệch về hạng đất được tính theo giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo khung giá Chính phủ quy định. Diện tích đất của xã Đông Mỹ được thu hồi cho KCN Gia Lễ đều nằm trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là đất trồng lúa và hoa màu. Theo NĐ 197/CP của Chính phủ về hỗ trợ chuyển đổi nghề và ổn định đời sống cho các hộ nông dân bị thu hồi đất thì: - Đền bù đất (tính cả đền bù hoa màu): 32.800 đ/m2 - Hỗ trợ chuyển đổi nghề: 900.000 đ/LĐ - Hỗ trợ ổn định đời sống: 360.000 đ/nhân khẩu Bảng 4.2: Tình hình bồi thường sau thu hồi đất của xã Đông Mỹ năm 2007 Chỉ tiêu Số lượng Giá trị (VNĐ) Đền bù đất 136256 m2 4.469.196.800 Hỗ trợ chuyển đổi nghề 198 lao động 178.200.000 Hỗ trợ ổn định đời sống 390 nhân khẩu 140.400.000 Tổng 4.787.796.800 Bình quân 1 hộ 34.694.180 Nguồn: Ban thống kê xã. Tính tất cả tiền đền bù đất, hỗ trợ chuyển đổi nghề và hỗ trợ ổn định đời sống bình quân mỗi hộ cũng nhận được 34,694 triệu đồng. Mà việc tái lập cuộc sống của các hộ sau khi bị thu hồi đất chủ yếu dựa vào số tiền này, với số tiền này nhiều gia đình có thể đầu tư để tăng thu nhập. Số tiền này tuy nhận liền một lúc với người nông dân là quá lớn nhưng liệu nó đủ để đảm bảo ổn định cuộc sống cho những hộ không còn một ít đất sản xuất nông nghiệp nào không? 4.1.2 Sự dịch chuyển nguồn lực của hộ dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng KCN 4.1.2.1 Sự dịch chuyển nguồn lực tự nhiên Nói đến nguồn lực tự nhiên thì phải kể đến nguồn lực đất đai. Vì đây là tài sản sinh kế đặc biệt của các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp. Đất đai đưa đến công ăn việc làm cho người dân, đưa đến nguồn thực phẩm quan trọng. Đất đai trong nông hộ được xem xét dưới nhiều khía cạnh: Quy mô đất đai, sự biến động của từng loại đất, nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp… * Về quy mô đất đai của hộ Sau khi bị thu hồi đất quy mô đất đai của hộ bị giảm rất nhiều. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, có sự dịch chuyển lớn ở diện tích đất nông nghiệp trong 3 năm 2006 – 2008. Năm 2006, bình quân đất nông nghiệp/hộ ở nhóm I là 1348.33 m2, đến năm 2008 chỉ còn 201.06 m2, giảm 83.09%. Ở nhóm II cũng giảm từ 1608.25 m2/hộ xuống còn 914.75 m2/hộ, tương ứng với giảm 43.12%. Tính chung cho cả 3 nhóm thì năm 2008 diện tích đất nông nghiệp của một hộ giảm 45.06% so với năm 2006. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân 1 hộ năm 2008 chỉ còn là 817.55 m2/hộ, trong đó nhóm III diện tích đất sản xuất nông nghiệp gấp 7.88 lần nhóm I. Điều này cho thấy rất nhiều hộ nông dân đã không còn nguồn sinh kế là đất canh tác kể từ khi bị thu hồi đất để xây dựng KCN. Đất canh tác ở xã cũng chủ yếu tập trung ở loại đất 2 vụ lúa. Diện tích cây vụ đông gần như không có ở nhóm hộ điều tra đó là do địa hình, loại đất và đặc biệt là thói quen canh tác. Từ đây có thể thấy nguồn tài sản sinh kế đặc biệt là đất đai của hộ đã bị thu hẹp rất nhiều. Hơn thế nữa diện tích đất canh tác còn lại cũng bị sử dụng lãng phí do người dân không còn mặn mà với cây vụ đông. Diện tích đất thổ cư bình quân 1 hộ đạt 419.15m2. Trong đó có sự chênh lệch khá lớn giữa các nhóm hộ nghiên cứu, nhóm hộ không bị thu hồi đất (nhóm III) có diện tích đất thổ cư là 705.45 m2/hộ, gấp hơn 2 lần nhóm I và nhóm II. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do việc chuyển đổi đất canh tác thành vườn và ao hoặc có hộ chuyển thành đất xây nhà cửa, nhà xưởng. Như hộ nhà ông Khổng Vũ Lương chuyển 1440 m2 thành vườn và ao, hộ nhà ông Trần Văn Thể chuyển 1620 m2. Bảng 4.3: Diện tích đất đai BQ của các nhóm hộ điều tra giai đoạn 2006 - 2008 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2008 So sánh (%) Nhóm I (1) Nhóm II (2) Nhóm III (3) Chung (4) Nhóm I (5) Nhóm II (6) Nhóm III (7) Chung (8) 5/1 6/2 7/3 8/4 1. Đất thổ cư m2 278.67 300 705.45 419.15 278.67 300 705.45 419.15 100 100 100 100 - Nhà ở m2 134.44 122.5 196.18 151.01 134.44 122.5 196.18 151.01 100 100 100 100 - Nhà cho thuê m2 0 0 0 0 1.3 0 0 0.56 - - - - - Vườn m2 108.08 141.5 295.64 175.829 106.78 141.5 295.64 175.27 98.80 100 100 99.68 - Ao m2 36.15 36 213.63 92.31 36.15 36 213.63 92.31 100 100 100 100 2. Đất NN m2 1348.33 1608.25 1584.44 1488.08 201.06 914.75 1584.44 817.55 14.91 56.88 100 54.94 - Đất 1 lúa m2 - - - - - - - - - - - - - Đất 2 lúa m2 1348.33 1608.25 1584.44 1488.08 201.06 914.75 1584.44 817.55 14.91 56.88 100 54.94 - Đất 2 lúa - 1 màu m2 - - - - - - - - - - - - - Đất chuyên màu m2 - - - - - - - - - - - - 3. Một số chỉ tiêu - Đất NN/khẩu m2/khẩu 389.69 415.57 385.51 394.72 58.20 236.37 385.51 216.86 14.93 56.88 100 54.94 - Đất NN/LĐ m2/LĐ 627.13 804.13 716.94 692.13 93.52 457.38 716.94 380.26 14.91 56.88 100 54.94 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra. Trong cơ cấu đất thổ cư thì diện tích dành cho nhà ở (bao gồm cả nhà xưởng sản xuất đồ gỗ…) tính chung cho cả 3 nhóm chiếm 36.03%, riêng nhóm I chiếm đến 48.24%. Diện tích vườn chiếm 41.81% trong đó nhóm III có diện tích vườn bình quân 1 hộ là lớn nhất 295.64 m2. Vườn chủ yếu trồng rau, cây ăn quả, có một số hộ trồng cây cảnh (tùng, si) như hộ nhà ông Trần Văn Thể (có vài trăm cây tùng, si). Diện tích ao nuôi cá chiếm 22.02% diện tích đất thổ cư của hộ. Cũng giống như vườn, diện tích ao bình quân 1 hộ của nhóm III cũng lớn nhất trong 3 nhóm, đạt 213.63 m2, gấp rất nhiều lần nhóm I và II. Đó là do chuyển đổi từ đất canh tác sang đất vườn và ao. Biểu đồ 4.1: Cơ cấu đất thổ cư của nhóm I năm 2008 Biểu đồ 4.2: Cơ cấu đất thổ cư của nhóm I năm 2006 Biểu đồ 4.3: Cơ cấu đất thổ cư của nhóm II Biểu đồ 4.4: Cơ cấu đất thổ cư của nhóm III Trong 3 năm 2006 - 2008 cơ cấu đất thổ cư của nhóm hộ II và III không có thay đổi, chỉ có nhóm hộ I có thêm diện tích đất nhà cho thuê trong cơ cấu đất thổ cư. Nhưng do KCN Gia Lễ mới được phê duyệt xây dựng, phần kiến thiết cơ bản vẫn đang được thực hiện, hiện nay mới chỉ có một nhà máy may đi vào hoạt động. Vì thế mà số lượng công nhân còn ít, nhu cầu thuê nhà chưa cao. Do vậy việc xây dựng nhà cho thuê chưa phát triển. Diện tích nhà cho thuê ở nhóm I chỉ chiếm 0.47% trong cơ cấu đất thổ cư của hộ. Nhưng trong tương lai khi toàn bộ KCN được đi vào hoạt động thì nhà cho thuê sẽ là tài sản sinh kế ổn định cho hộ nông dân mất đất cũng như những hộ không mất đất. * Nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dân Bảng 4.4: Kết quả điều tra về nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp năm 2008 Chỉ tiêu Nhóm I Nhóm II Nhóm III Chung SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) Tổng số hộ điều tra 26 100 15 100 19 100 60 100 - Thừa đất sản xuất - - 1 6.67 3 15.79 4 6.67 - Đủ đất sản xuất 7 26.92 4 26.67 13 68.42 24 40.00 - Thiếu đất sản xuất 19 73.08 10 66.67 3 15.79 32 53.33 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra. Cũng giống như nhiều xã khác, Đông Mỹ là xã mà sản xuất nông nghiệp vẫn là nguồn sinh kế khá lớn cho nhiều hộ nông dân. Chính vì thế mà có đến 53.33% số hộ điều tra cho rằng hiện tại họ thiếu đất sản xuất, đặc biệt là nhóm hộ I (nhóm bị mất nhiều đất sản xuất) thì có đến 73.08% số hộ cho biết là họ thiếu đất sản xuất, còn lại 26.92% số hộ cho biết là diện tích đất còn lại cũng đủ để họ sản xuất. Đây phần lớn là những hộ sức khoẻ yếu không làm được nhiều hoặc đã có ngành nghề, việc làm cho lao động trong gia đình. Tính chung trong 3 nhóm có 24/60 hộ điều tra (40%) cho rằng diện tích đất nông nghiệp hiện tại của gia đình họ là đủ trong đó nhóm III là nhóm hộ không bị mất đất sản xuất có 13/19 hộ. Bên cạnh đó có 6.67% số hộ điều tra cho là thừa đất sản xuất trong đó có 1 hộ thuộc nhóm II (nhóm mất ít đất sản xuất). Những hộ này thường cho họ hàng canh tác hoặc cho người khác thuê đất sản xuất. Đây là những hộ có công việc với thu nhập cao hơn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Vì thế họ bỏ không làm nông nghiệp trên diện tích còn lại hoặc có làm cũng không đầu tư nhiều vào đó. Hộp 4.1: Cần thêm đất để sản xuất “Tôi cần thêm đất để sản xuất chứ như bây giờ chỉ đủ thóc ăn, lấy đâu ra thóc mà chăn nuôi lợn. Trước đây nhà tôi có 5 sào ruộng, một năm nuôi 3, 4 con lợn thịt chỉ phải đong thêm ít thóc. Nhưng sau khi bị thu hồi đất thì nhà tôi chỉ còn có hơn 2 sào ruộng, chỉ có điều kiện để nuôi 1 con lợn thôi”. Vợ ông Long, 40 tuổi, thôn An Lễ Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp của tác giả Như vậy ta thấy sau khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng KCN thì nguồn lực đất đai có sự dịch chuyển khá lớn. Tính chung trong cả 3 nhóm hộ điều tra thì mỗi hộ bị giảm 43.06% đất sản xuất, trong đó chủ yếu là đất 2 vụ lúa. Đất thổ cư cũng có sự dịch chuyển ở nhóm hộ I. Việc sử dụng đất nông nghiệp của hộ còn nhiều lãng phí, mặc dù nguồn lực đất đai của hộ bị thu hẹp nhưng hộ không tận dụng diện tích đất còn lại để thâm canh tăng vụ mà vẫn giữ nguyên diện tích đất 2 vụ lúa. Mô hình sinh kế cho thuê nhà chưa có điều kiện phát triển nhưng trong tương lai nó sẽ là nguồn sinh kế ổn định cho người dân mất đất. Mất đất à sản xuất giảm à lương thực giảm à nhiều hộ thu hẹp dần quy mô chăn nuôi. 4.1.2.2 Sự dịch chuyển nguồn lực con người a, Chủ hộ của các hộ điều tra Chủ hộ là người có vai trò lớn trong việc ra quyết định trong các vấn đề kinh tế cũng như trong đời sống của hộ. Nghiên cứu chủ hộ điều tra (giới tính, tuổi và trình độ học vấn) để thấy khả năng ra quyết định của hộ như thế nào. Qua bảng 4.6 ta thấy tính chung cả 3 nhóm thì chủ hộ là nam giới chiếm 71.67%, gấp gần 3 lần chủ hộ là nữ giới (chiếm 28.33%). Tuổi bình quân của chủ hộ cũng khá cao 51.5 tuổi, trong đó tuổi bình quân của chủ hộ nhóm I là cao nhất 54 tuổi, nhóm II là 53 tuổi, nhóm hộ không bị mất đất thì tuổi bình quân của chủ hộ mới có 46.8 tuổi. Nhóm chủ hộ có độ tuổi cao lại bị mất đất, điều này sẽ làm cho việc kiếm sống về lâu dài của họ khó khăn hơn. Bảng 4.5: Chủ hộ của các hộ điều tra năm 2008 Chỉ tiêu ĐVT Nhóm I Nhóm II Nhóm III Chung SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) Tổng số hộ điều tra hộ 26  100 15  100 19  100 60  100 1. Giới tính chủ hộ - Chủ hộ là nam người 17 65.38 11 73.33 15 78.95 43 71.67 - Chủ hộ là nữ người 9 34.62 4 26.67 4 21.05 17 28.33 2. Tuổi BQ của chủ hộ tuổi 54 - 53 - 46.8 - 51.5 - 3. Trình độ học vấn của chủ hộ - Cấp I người 5 19.23 3 20.00 0 0 8 13.33 - Cấp II người 15 57.69 9 60.00 12 63.16 36 60.00 - Cấp III người 6 23.08 1 6.67 6 31.58 13 21.67 - Trên cấp III người 0 0 2 13.33 1 5.26 3 5.00 - Bình quân lớp 8.9 - 9.1 - 10.2 - 9.4 - Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra. Mặt khác, trình độ học vấn của chủ hộ không cao. Những chủ hộ tuổi cao thường chỉ học hết cấp 2, thậm chí là cấp 1, rất ít người học xong chương trình cấp 3. Nhóm I chỉ có 6 người học xong cấp 3, còn 5 người mới học xong cấp 1, tính bình quân mới học lớp 8.9. Tính chung cả 3 nhóm là lớp 9.36 (quy theo hệ lớp 12). Không có chủ hộ nào có trình độ đại học, cao đẳng, chỉ có 3 chủ hộ có trình độ trung cấp, chiếm 5%. Chủ hộ là người có vai trò lớn trong việc ra quyết định trong các chiến lược sinh kế của hộ. Qua điều tra ta thấy tuổi của chủ hộ là cao trong khi trình độ còn rất hạn chế. Họ rất lo lắng làm sao có thể đảm bảo được cuộc sống khi mà ruộng đất của họ đã bị thu hồi để xây dựng KCN. b, Nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra Nhân khẩu và lao động là nguồn nhân lực của hộ. Xem xét nhân khẩu và lao động của hộ sẽ biết được nguồn nhân lực của hộ như thế nào. Theo bảng số liệu ta thấy, tổng số nhân khẩu của các hộ điều tra là 226 người, trong đó 123 người là nữ. Bình quân mỗi hộ có 3.77 nhân khẩu (đây là do việc tách hộ sau khi kết hôn của con cái), trong đó nhóm 3 (nhóm hộ có độ tuổi bình quân của chủ hộ là thấp nhất) có 4.11 nhân khẩu/hộ, cao hơn nhiều so với 2 nhóm còn lại (đặc biệt là nhóm I). Bình quân mỗi hộ có 2.15 lao động, nhóm II có số lao động/hộ thấp nhất (2 LĐ/hộ), đồng thời có hệ số nhân khẩu/lao động là cao nhất trong 3 nhóm hộ. Số lao động ngoài độ tuổi cũng không nhiều. Trong 60 hộ điều tra thì chỉ có 10 lao động ngoài độ tuổi. Bảng 4.6: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Nhóm I Nhóm II Nhóm III Chung Số hộ điều tra hộ 26 15 19 60 1. Tổng số nhân khẩu người 90 58 78 226 - Nam người 39 28 36 103 - Nữ người 51 30 42 123 2. Lao động trong độ tuổi người 51 30 38 119 3. Lao động ngoài độ tuổi người 5 0 5 10 4. Lao động nam người 26 16 21 63 5. Lao động nữ người 30 14 22 66 6. Tuổi của lao động - Độ tuổi 16 - 25 người 2 1 1 4 - Độ tuổi 26 - 35 người 12 8 7 27 - Độ tuổi 36 - 45 người 13 9 18 40 - Độ tuổi 45 - 60 (55) người 24 12 12 48 7. Trình độ của lao động - Cấp I người 1 0 0 1 - Cấp II người 34 19 17 70 - Cấp III người 11 7 16 34 - Trung cấp, Cao đẳng người 3 4 4 11 - Đại học người 2 0 1 3 8. Một số chỉ tiêu - Khẩu/hộ khẩu/hộ 3.46 3.87 4.11 3.77 - Khẩu nữ/hộ khẩu/hộ 1.96 2 2.21 2.05 - Lao động/hộ LĐ/hộ 2.15 2 2.21 2.15 - LĐ nữ/hộ LĐ/hộ 1.15 0.93 1.16 1.1 - Hệ số NK/LĐ khẩu/LĐ 1.61 1.93 1.81 1.90 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hộ. Biểu đồ 4.5: Cơ cấu lao động theo độ tuổi của các nhóm hộ năm 2008 Về độ tuổi của lao động: Ở nhóm I (nhóm bị mất nhiều đất), có 24 lao động nằm trong độ tuổi 46 – 60 (đối với nam), 46 – 55 (đối với nữ), chiếm gần một nửa số lao động. Chỉ có 2 người ở độ tuổi 16 – 25, còn lại là ở độ tuổi từ 26 đến 45. Ở nhóm hộ II, có 40% lao động ở độ tuổi 45 đến 60 (đối với nam) và 55 (đối với nữ), 30% số lao động ở độ tuổi 36 – 45, chỉ có 1 lao động ở độ tuổi 16 – 25. Nhóm III là nhóm có kết cấu lao động trẻ nhất, có 47.37% số lao động ở độ tuổi từ 36 đến 45, chỉ có 31.58% số lao động ở độ tuổi 46 – 60 (55). Về trình độ của lao động thì lao động ở nhóm I chủ yếu là trình độ cấp 2 (có đến 34 người), trình độ cấp 3 có 11 người, 3 người có trình độ trung cấp, cao đẳng, 2 người trình độ đại học. Nhóm II cũng có 19 người trong tổng số 34 lao động chỉ có trình độ văn hoá cấp 2; 7 người có trình độ cấp 3; 4 người có trình độ trung cấp. Nhóm III là nhóm có trình độ của lao động cao nhất, có 1 người trình độ đại học, 4 người có trình độ cao đẳng, trung cấp, 16 người có trình độ cấp 3; 17 người có trình độ cấp 2. Như vậy ta thấy, nhóm hộ bị mất đất lại có độ tuổi cao và trình độ văn hoá thấp. Đây là khó khăn trong việc giải quyết việc làm cho lao động sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp. Khẩu nữ bình quân 1 hộ là 2.05 người. Số nhân khẩu nữ chiếm 54.42% tổng số nhân khẩu. Tỷ lệ nam:nữ là 1:1.19, lao động nữ/hộ là 1.1 người. Từ đây ta thấy tỷ lệ nữ cao hơn tỷ lệ nam cả về nhân khẩu và lao động. Điều này có phần gây khó khăn cho việc tìm kiếm nguồn sinh kế mới sau khi bị thu hồi đất do nhìn chung sức khoẻ của phụ nữ kém hơn nam giới. c, Việc làm và sự chuyển đổi nghề nghiệp sau thu hồi đất Tình hình lao động và việc làm của hộ được xem xét cả về nhu cầu sử dụng lao động của hộ, nhu cầu việc làm của hộ, lao động đi làm thuê… Sau khi bị thu hồi đất không có nhiều hộ rơi vào cảnh thiếu việc làm, chỉ có 4/60 hộ chưa tìm được việc làm cho lao động của hộ. Mặt khác có đến 26.67% hộ thiếu lao động trong đó có 5 hộ thuộc nhóm I, 7 hộ nhóm III. Đây là những hộ có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, cần thuê thêm lao động, điều này cũng góp phần giải quyết tại chỗ được một phần lao động dôi dư do mất đất sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Những hộ thuộc nhóm 3 thường chỉ phải thuê thêm lao động vào những lúc mùa vụ của sản xuất nông nghiệp. Số hộ phải thuê lao động này giảm so với năm 2006. Năm 2006 có đến 24 trên tổng số 60 hộ điều tra phải thuê lao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32. LUAN VAN - HUONG.doc
Tài liệu liên quan