Luận văn Phát triển kinh tế hợp tác ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TÍNH TẤT YẾU VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP 4

1.1. Những đặc trưng của kinh tế hợp tác trong nông nghiệp 4

1.2. Sự ra đời và những đặc trưng cơ bản của kinh tế hợp tác kiểu mới trong nông nghiệp 8

1.3. Những nhân tố cơ bản tác động đến sự hình thành và phát triển của kinh tế hợp tác trong nông nghiệp 16

Chương 2: THỰC TRẠNG KINH TẾ HỢP TÁC Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 24

2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội 24

2.2. Thực trạng của kinh tế hợp tác ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh 27

2.3. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hợp tác ở các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh 45

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 53

3.1. Phương hướng phát triển kinh tế hợp tác nông nghiệp ngoại thành thành phố Hồ chí Minh theo tư duy mới 53

3.2. Các giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế hợp tác ở các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh 56

3.2.1. Tổ chức định hướng, điều chỉnh nhu cầu hiệp tác, từng bước tạo lập hoàn thiện những điều kiện cho quá trình hình thành, củng cố kinh tế hợp tác 57

3.2.2. Tổ chức quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống các đơn vị kinh tế hợp tác trên địa bàn nhằm đạt mục tiêu chất lượng, hiệu quả 61

3.2.3. Tiến hành tổng kết, củng cố, phát triển và nhân rộng những mô hình hợp tác trong nông nghiệp có hiệu quả 62

3.2.4. Nhà nước thực hiện sự hỗ trợ - giúp đỡ về vốn cho các loại hình kinh tế hợp tác 63

3.2.5. Không ngừng quan tâm phát triển hoạt động đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật và mở mang dân trí ở nông thôn 66

3.2.6. Tổ chức xây dựng, thực hiện chính sách đầu tư và bảo trợ cho nông nghiệp 67

KẾT LUẬN 69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

PHỤ LỤC 74

 

 

 

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1797 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển kinh tế hợp tác ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông nhân về trao đổi sản phẩm; đầu tư xây dựng, nâng cao trình độ học tập, văn hóa, kỹ thuật... - Góp phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp tạo ra năng suất cao, nhất là vào thời kỳ đầu; sau thời gian sản xuất nông nghiệp bị gián đoạn, phân tán do chiến tranh. Tuy nhiên, thời kỳ này phong trào HTX cũng bộc lộ những mặt hạn chế: + Nông dân lo sản xuất theo kế hoạch, theo sự chỉ đạo của HTX nên không chủ động, sáng tạo trong sản xuất-kinh doanh; Họ không tích cực học hỏi, không chú trọng đầu tư trong sản xuất kể cả việc áp dụng KHKT... Đây là một hạn chế lớn nhất đối với nông dân ở thành phố vốn có trình độ văn hóa và có điều kiện tiếp xúc với các thành tựu KHKT... + Sự bình quân trong phân phối và việc hưởng bình quân về chế độ bao cấp của nhà nước đã không kích thích, động viên được những người nông dân tích cực và có ý thức sử dụng, khai thác các nguồn đầu tư của Nhà nước có hiệu quả. + Nông dân phải chịu những khoản chi phí gián tiếp không phù hợp... 2.2.2. Thời kỳ 1989 - 1996 Năm 1989, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về khoán hộ ra đời, nông dân được giao ruộng đất, giao quyền chủ động trong sản xuất và trở thành chủ thể kinh tế. Do đó, kinh tế hộ vào thời điểm này được chú trọng. Phương thức sản xuất khoán sản phẩm lúc này đã không còn phù hợp, các HTX và các TĐSX cũng không có điều kiện để hoạt động. Do không đủ sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường, các HTX dần dần bị thu hẹp, không còn điều kiện, khả năng hoạt động hỗ trợ dịch vụ cho xã viên và cuối cùng phải tan rã hay chỉ tồn tại ở dạng hình thức. Chỉ có một số ít HTX tồn tại được do ban quản lý cố gắng làm dịch vụ: Quản lý điện, nước, cho thuê mặt bằng, tài sản của HTX để có thu nhập mà tồn tại, một số HTX và TĐSX tự giải thể. Theo số liệu điều tra thống kê vào thời kỳ này từ chỗ có 190 HTX thì đến thời điểm này chỉ còn 19 HTX-quản lý một số tài sản trị giá 5.546 tỷ đồng bao gồm: - 3.989 tỷ đồng tài sản cố định như nhà kho, sân phơi, văn phòng làm việc... - 1556 tỷ đồng vốn lưu động. Như vậy, sau khi có NQ 10, thì đây là giai đoạn có sự biến đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp; đây cũng là thời kỳ tan rã hàng loạt các HTX trong cả nước nói chung và ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Sự tan rã đó do những nguyên nhân cơ bản sau đây: - Chủ trương khoán hộ ra đời đã làm cho khoán sản phẩm trở nên lỗi thời, không còn phù hợp và không còn chỗ đứng. - Mô hình HTX trước đây nặng về hình thức, về phong trào... Các HTX được xây dựng nóng vội, không đi đúng nguyên tắc, trình tự. - Trong sản xuất nông nghiệp thì đất đai là yếu tố sản xuất quan trọng. Nhưng ngày nay kinh tế hộ là đơn vị kinh tế tự chủ được nhà nước giao đất. HTX không còn sở hữu tập thể về ruộng đất nữa nên đã tan rã nhanh chóng. Trình độ quản lý của cán bộ hợp tác xã yếu kém, nhận thức của nông dân về HTX còn hạn chế, người xã viên không thật sự được chủ động trong sản xuất, họ chỉ là đối tượng được hợp tác xã phục vụ, họ chưa phải là chủ thể của tổ chức hợp tác xã nên không thể phát huy hết năng lực, nhiệt tình để phát triển sản xuất, làm giàu cho xã hội. Vì thế, sản xuất của hợp tác xã không hiệu quả, chi phí không hợp lý dẫn đến giá thành sản phẩm cao. - Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể đã can thiệp quá sâu vào tổ chức của hợp tác xã - điều đó làm cho hợp tác xã không còn chủ động trong sản xuất kinh doanh, lại phải làm nhiều việc vốn thuộc trách nhiệm của chính quyền. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển; góp phần nâng cao đời sống của nông dân, đến nay đã bộc lộ, nảy sinh những vấn đề mới trong sản xuất mà tự mỗi hộ gia đình không thể tự giải quyết một cách có hiệu quả được. Những vấn đề về: lao động, vốn, thủy lợi nội đồng, về KHKT... và đặc biệt là vấn đề tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch sao cho có hiệu quả nhất, là những vấn đề mà tự bản thân từng hộ không sao giải quyết một cách thỏa đáng được. Sự hạn chế của kinh tế hộ đã tác động lớn đến sự phát triển trong sản xuất nông nghiệp ở các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh. Những người nông dân thấy cần phải hợp tác với nhau để giải quyết những vấn đề khó khăn nhằm sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Vì thế, thời điểm này các hình thức hợp tác trong nông nghiệp lại được hình thành và phát triển theo hình thức và nội dung mới. Đó là một đòi hỏi khách quan được xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong sản xuất, kinh doanh sau một thời kỳ hợp tác xã và các hình thức hợp tác sản xuất cũ trong nông nghiệp bị giải thể, lãng quên. Trước tình hình đó vào tháng 11/1993, Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức, sơ kết đánh giá về hợp tác xã nông nghiệp và các hình thức kinh tế hợp tác kiểu mới ở các huyện ngoại thành, nhằm tìm ra các giải pháp tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của các huyện ngoại thành và cũng để tìm ra những mô hình kinh tế hợp tác kiểu mới hoạt động có hiệu quả phù hợp với điều kiện sản xuất ở các huyện ngoại thành của thành phố. Hội nghị đã khẳng định sự tất yếu của việc phát triển kinh tế hợp tác trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Sau hội nghị một số huyện ngoại thành đã tiến hành kiểm tra đánh giá lại tình hình các hợp tác xã nông nghiệp, rà soát lại các tồn đọng về tài sản, vốn, công nợ...để tìm giải pháp đẩy mạnh phong trào trong thời gian tới. Như vậy, sau một thời gian dài phong trào hợp tác hóa bị thả nổi, lãng quên, giờ đây đã được các cấp chính quyền và cơ quan chủ quản quan tâm tạo thuận lợi để cho các hợp tác xã và các mô hình kinh tế hợp tác kiểu mới nảy sinh và phát triển. 2.2.3. Thời kỳ từ khi có Luật hợp tác xã đến nay Sau khi Luật HTX ra đời và có hiệu lực thực hiện trong cả nước, thành phố Hồ Chí Minh nói chung và các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã chấp hành Nghị định 16 CP ngày 21/2/1997 của Chính phủ; Quyết định 753/QĐ-UB-KT ngày 18/2 1997 của UBND thành phố để đăng ký chuyển đổi HTX ở thành phố. Theo đăng ký kinh doanh sản xuất của các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp ở các huyện ngoại thành (gồm 5 huyện) thì con số HTX nông nghiệp là 12, được thể hiện như sau: Bảng 3: Địa phương Số HTX Đang hoạt động Đang giải thể Ghi chú - Hóc Môn 5 3 2 - Củ Chi 4 3 1 - Bình Chánh 1 1 0 - Nhà Bè 1 1 0 - Cần Giờ 1 1 0 Tổng cộng 12 9 3 Bảng 4 sẽ cho biết tình hình hoạt động cụ thể của các HTX (trang 33). Từ tình hình cụ thể, có thể rút ra nhận xét: 2.2.3.1. Một số HTX chuyển đổi không có hiệu quả nay chỉ còn là hình thức hoặc đã ngừng hoạt động Tính đến tháng 4/2000 có một số HTX nông nghiệp xin chuyển đổi sang hoạt động kinh doanh theo mô hình HTX kiểu mới nhưng do làm ăn không hiệu quả nên đã phải ngừng hoạt động hay đang chờ để giải thể. Tình trạng của các HTX này là: tuy vẫn còn Ban quản trị và Chủ nhiệm HTX nhưng không còn hoạt động gì (nếu còn cũng là cầm chừng hay đang chuyển sang hình thức khác, lĩnh vực khác). Nguồn tài chính để duy trì bộ máy chủ yếu dựa vào thu nợ hoặc bán tài sản của HTX, thậm chí thu quỹ theo đầu diện tích ruộng đất của xã viên để chi tiêu... Nhìn chung các HTX này chỉ còn tồn tại trên hình thức, đang trở thành lực cản đối với sự phát triển của kinh tế hộ. Vì vậy, xã viên đề nghị giải thể HTX. Có thể nêu các HTX cụ thể sau đây: - HTX Đông Thạnh III (huyện Hóc Môn): Sau khi đăng ký xin chuyển đổi và đi vào hoạt động dịch vụ nông nghiệp nhưng do làm ăn không hiệu quả nên đến đầu năm 1999 xin giải thể. Đã tiến hành qua các bước: + Họp hội đồng đánh giá tài sản. + Tổ chức đại hội xã viên - làm đơn xin giải thể. + Xử lý nợ với ngân hàng nông nghiệp, với HTX tín dụng và với các HTX khác. + Với toàn bộ số đất công có diện tích: 111.484 m2 do HTX quản lý trước đây thì nay HTX quản lý một phần (8.400 m2); còn lại là xã viên chiếm dụng, hoặc nhận khoán (73.085 m2) hiện được giao cho huyện xử lý đúng quy định của pháp luật. - HTX nông nghiệp Trung Đông (huyện Hóc Môn): Thành lập tháng 12/1997 với số vốn 25.000.000đ và 97.000 m2 đất. Với 63 hộ xã viên, Ban quản trị là 3 người. Sau hơn một năm hoạt động không hiệu quả nên đến đầu năm 1999 xin giải thể. Các bước giải thể cũng làm như HTX Đông Thạnh III. Riêng đối với phấn đất đai, địa phương khoán cho 63 hộ nguyên canh và đề nghị UBND huyện xem xét giải quyết theo quy định của Pháp luật. - HTX Một Thoáng Việt Nam (huyện Củ Chi): Được thành lập 28/2/1995 với nội dung vừa kinh doanh nông nghiệp: Nghiên cứu, thử nghiệm nuôi trồng đại trà thủy sản, cây ăn trái, hoa kiểng và một số thú hiếm; vừa tổ chức kinh doanh du lịch xanh. HTX có vốn tiền mặt do xã viên đóng góp là 7 tỷ, bao gồm 22 ha đất (quy ra tiền 667.830 triệu đồng), và máy móc thiết bị trị giá 247,7 triệu đồng. HTX có 48 xã viên với 171 lao động, và có bộ máy quản lý: 9 người gồm quản trị: 5 người; 1 giám đốc, và một ban kiểm soát: 3 người. Từ thực trạng phá sản của những mô hình HTX này cho thấy một vấn đề có tính quy luật trong sự phát triển của nền kinh tế là hình thức tổ chức kinh tế phải phù hợp với nội dung hoạt động kinh tế khách quan. Trong cơ chế cũ HTX là người sở hữu ruộng đất, TLSX và phần lớn sản phẩm, nên có quyền trực tiếp điều hành tập trung toàn bộ quá trình sản xuất, phân phối và lưu thông. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, nội dung kinh tế hộ nông dân và của HTX đã có sự thay đổi cơ bản. HTX không còn là chủ thể trực tiếp tổ chức và điều hành quá trình sản xuất mà trở thành chủ thể làm dịch vụ đầu vào và đầu ra cho các hộ nông dân, nhưng vẫn duy trì hình thức cũ, nên các HTX trở thành người chủ hình thức. Việc duy trì các HTX như vậy trong suốt thời gian qua, thực chất là duy trì bộ máy quản lý HTX và các nhân tố tiêu cực làm tăng gánh nặng đóng góp của xã viên, gây cản trở cho sự phát triển của kinh tế hộ nông dân. Chính vì thế mà sự tồn tại của các HTX theo cơ chế cũ trong điều kiện của môi trường kinh tế mới đang trở thành nhân tố cản trở hoạt động của kinh tế hộ, do đó cũng cản trở sự ra đời và phát triển của các hình thức kinh tế hợp tác kiểu mới. Vì vậy, việc phải đổi mới một cách căn bản các hình thức tổ chức, nội dung kinh doanh và cơ chế quản lý của các HTX là một đòi hỏi khách quan và cấp bách hiện nay. 2.2.3.2. Các mô hình kinh tế hợp tác mới ra đời, tồn tại và có xu hướng phát triển ở các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh Mô hình HTX dịch vụ chăn nuôi bò sữa Chăn nuôi bò sữa ở thành phố Hồ Chí Minh phát triển từ rất sớm. Nhưng chỉ phát triển ở một số hộ gia đình có nguồn gốc từ ấn Độ, Pakistan. Việc chăn nuôi lúc đầu chỉ là biểu tượng tôn giáo, gợi nhớ về quê hương của họ, sau đó dần dần mới được sử dụng để khai thác sữa. Sau giải phóng, ngành chăn nuôi bò sữa trải qua các giai đoạn: - Từ năm 1975 đến 1990: bò sữa đã được phát triển ở các nông trường nhà nước, sản lượng sữa rất thấp bình quân 3-4 lít/ngày/con. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là các nhà trẻ ở thành phố. Việc sản xuất sữa ở các nông trường quốc doanh (NTQD) theo cơ chế sản xuất theo kế hoạch, giao sữa theo kế hoạch. - Từ năm 1990-1995: Đây là thời kỳ đổi mới, đặc biệt là từ Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (1988), hộ nông dân đã trở thành đơn vị kinh tế tự chủ. Do đó thời kỳ này nhiều hộ nông dân đã chăn nuôi bò sữa và đã thu nhiều lợi nhuận. Lúc này, do các NTQD không thích ứng được với cơ chế thị trường, hoạt động kém hiệu quả, nên đã bán đàn bò cho nông dân hay giao cho nông dân nuôi gia công. - Từ năm 1996 cho đến nay: Cùng với quá trình đô thị hóa, một số hộ nông dân đã chuyển hẳn sang kinh doanh - chăn nuôi bò sữa, tập trung ở Hóc Môn, Củ Chi và Bình Chánh, nhằm đáp ứng yêu cầu cho nhân dân thành phố. Số lượng bò sữa ở thành phố Hồ Chí Minh từ 1990-1998 được biểu hiện ở bảng 5 sau đây: Bảng 5: Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Tổng đàn 5.160 5.492 6.550 8.330 10.420 14.238 14.172 18.359 19.500 NTQD 800 993 923 132 124 120 120 146 146 Tư nhân 4.360 4.499 5.627 8.202 10.296 14.118 14.152 18.213 19.354 Từ số liệu trên chúng ta thấy, đàn bò sữa của các NTQD trước đây chỉ còn một bộ phận rất nhỏ (0,75%), còn lại trong các hộ nông dân (99,25%). Sau khi chuyển giao đàn bò sữa cho nông dân, các NTQD chuyển qua làm các dịch vụ cho chăn nuôi bò sữa như: - Sản xuất và cung cấp con giống. - Làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo. - Cung cấp một số loại thức ăn cho bò sữa. - Làm dịch vụ chuyển giao, tập huấn kỹ thuật khuyến nông cho nông dân... Tuy nhiên, việc chăn nuôi và phát triển đàn bò sữa của các hộ nông dân lúc này gặp nhiều khó khăn như: - Khó khăn về giống: Trên địa bàn thành phố nhiều đơn vị là doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tham gia nhập giống tinh từ nhiều nguồn, nhiều nước nhưng không có một cơ quan quản lý thống nhất. Vì vậy người dân không biết giống nào là tốt để phát triển. Hơn nữa, có tình trạng cạnh tranh giữa các dẫn tinh viên nên người nông dân không lấy được giống tốt, do vậy chất lượng đàn bò sữa ít được cải thiện. - Khó khăn về giá cả thức ăn chăn nuôi: Giá một số loại thức ăn cao, bị động và luôn thay đổi đã dẫn đến quyền lợi trực tiếp của người chăn nuôi bị ảnh hưởng. - Khó khăn trong tiêu thụ sữa: Chính sách thu mua sữa thiếu nhất quán, việc đánh giá chất lượng sữa chưa khách quan, vì chưa có một tổ chức trung gian hoặc hiệp hội của ngành chăn nuôi bò sữa đứng ra bảo vệ quyền lợi của người sản xuất. - Khó khăn về kỹ thuật chăn nuôi: Nói chung, trình độ chăn nuôi còn thủ công, lạc hậu... nên hiệu quả kinh tế không cao. Chưa áp dụng các tiến bộ KHKT và cơ giới hóa vào chăn nuôi. Nguyên nhân là: Phong trào chăn nuôi của các hộ gia đình mang tính tự phát, điểm xuất phát thấp với mục tiêu ban đầu chỉ là cải thiện đời sống và tận dụng lao động nhàn rỗi nên người chăn nuôi chưa suy nghĩ tới biện pháp cải tiến kỹ thuật, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất. - Quy mô chăn nuôi của các hộ còn nhỏ và ít vốn. - Công tác quản lý vệ sinh sản phẩm và con người chưa thật tốt. Hiện chưa có một cơ quan nào quản lý đội ngũ người vắt sữa thuê và kiểm tra chất lượng, vệ sinh sữa tươi tiêu thụ trên thị trường thành phố nên dễ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, ảnh hưởng đến việc đầu tư chăn nuôi và thu nhập của người chăn nuôi. Sau đây là một số mô hình HTX dịch vụ chăn nuôi bò sữa ở thành phố Hồ Chí Minh: - HTX dịch vụ phát triển chăn nuôi bò sữa Xuân Lộc- Thạnh Lộc (Hóc Môn): Xuất phát trừ yêu cầu khắc phục những khó khăn trong sản xuất kinh doanh, 21 hộ chăn nuôi bò sữa Xuân Lộc, Thạnh Lộc (Hóc Môn) đã tình nguyện đăng ký thành lập HTX-với số vốn điều lệ là 10.500.000đ và được cấp giấy phép thành ngày 11/7/1998. Hình thức hoạt động: + Hộ xã viên là những người sở hữu và là người trực tiếp chăn nuôi bò sữa. + HTX đảm nhận các khâu: - Tư vấn hướng dẫn về mặt kỹ thuật chăn nuôi (như: thụ tinh, kỹ thuật vắt sữa, chăm sóc thú y). - Đảm nhận việc tìm kiếm, cung cấp thức ăn cho bò sữa như: Cám thực phẩm, hèm bia, cỏ, rơm... - Tổ chức thu mua sữa bò do hộ xã viên và nông dân sản xuất ra với giá hỗ trợ 50đ/lít. Ngoài ra, những hộ nông dân bán nhiều sữa cho HTX với chất lượng tốt còn được HTX trích thưởng 100.000đ/năm /hộ. - Đứng ra bảo lãnh cho các xã viên vay tiền để chăn nuôi bò. Trung bình thời gian qua cứ mỗi hộ được vay 10.000.000đ và qua 3 năm đã trả được vốn, tích lũy được 1 bò sữa và có hộ được thêm một con bê con. HTX làm người trung gian đứng ra bảo lãnh, giúp đỡ các hộ nghèo đến với các tổ chức; giúp đỡ người nghèo thông qua giá trị con bò sữa ban đầu (nghĩa là thông qua các hộ chăn nuôi bò sữa). Đây chính là biện pháp làm hay, năng động, vì đối với các hộ nghèo khi có tiền họ có thể sử dụng cho việc khác cấp bách hơn như trả nợ, mua sắm... Các hộ nghèo mua bò sữa không bị thương lái, trung gian ép giá. Nhờ có HTX mà mà các hộ xã viên có điều kiện và an tâm đầu tư phát triển đàn bò sữa. Qua hơn một năm hoạt động đến tháng 1/ 2000 đàn bò sữa của các hộ xã viên tăng từ 80 con lên 120 con bò cho sữa và 160 con bò tơ hậu bị, số hộ nuôi cũng tăng từ 20 hộ lên 30 hộ. Mặt khác, nhờ HTX mở dịch vụ thu mua sữa bò và hỗ trợ cho xã viên nên doanh thu của xã viên và của cả HTX đều tăng. Nhờ vậy, góp phần giải quyết được một số lao động trong địa phương. Bà con xã viên ngày càng tin tưởng vào HTX. Để ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mà khi nuôi bò sữa như thay giống cũ bằng giống mới; xây dựng chuồng trại ... và mở rộng quy mô chăn nuôi thì các hộ xã viên cần đầu tư thêm vốn. Do đó HTX đã đề nghị các cấp chính quyền, ngân hàng, các tổ chức quỹ tín dụng nên có sự hỗ trợ để các hộ nuôi bò sữa có điều kiện phát triển, đạt hiệu quả cao hơn. - HTX dịch vụ - chăn nuôi bò sữa Tân Thông Hội (huyện Củ Chi): Đây là HTX mới thành lập vào 10-1999, do kinh nghiệm của HTX Hóc Môn - và nhất là do nhu cầu hợp tác trong sản xuất chăn nuôi bò sữa. Hiện nay 51 hộ xã viên đã đăng ký thành lập HTX với vốn là 600.000.000 đồng. Hình thức hoạt động: + Hộ xã viên là những người sở hữu và là người trực tiếp chăn nuôi bò sữa. + HTX phụ trách các khâu: - Tư vấn hướng dẫn về kỹ thuật (thụ tinh, kỹ thuật vắt sữa, chăm sóc thú y ...). - Dịch vụ thức ăn: cỏ, hèm bia, cám tổng hợp ... Tuy HTX mới được thành lập nhưng qua hơn 6 tháng hoạt động HTX đã làm được một số công việc thiết thực như: + Tập huấn, trao đổi kinh nghiệm về kỹ thuật chăn nuôi bò sữa giữa các báo cáo viên kỹ thuật của nhà máy sữa; Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho các hộ xã viên được 6 lần. + Xây dựng, ký kết với Xuân Lộc, Đồng Nai về cung cấp thức ăn của bò thường xuyên cho các hộ xã viên. + Thành lập được hai trạm thu mua sữa để thu mua sữa cho các hộ xã viên của HTX và các hộ xung quanh, khắc phục được tình trạng ép giá; hạ thấp giá trị sản phẩm của tư thương trước đây. Điều này làm cho các xã viên yên tâm sản xuất hơn. Các mô hình HTX dịch vụ khác - Mô hình HTX dịch vụ Phước Long, huyện Nhà Bè (Mô hình hỗ trợ dịch vụ nuôi vịt chạy đồng). Xuất phát từ đặc điểm của huyện Nhà Bè là vùng có diện tích sông nước rộng rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi vịt chạy đồng- và cũng xuất phát từ yêu cầu sản xuất của các hộ nông dân nuôi vịt- nên họ đã tự nguyện thành lập HTX dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, nhằm giúp nhau tổ chức sản xuất có hiệu quả, góp phần xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế gia đình. Vì thế, HTX dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp Phước Long được thành lập 1/1999, có 26 xã viên, vốn điều lệ 80.000.000đ. Nội dung của mô hình: - Cung cấp cho xã viên và nông dân vịt con khoảng 2 tuần tuổi và được hướng dẫn kỹ thuật nuôi, đảm bảo tỷ lệ hao hụt dưới 3%; tỷ lệ tăng trọng cao 1/2,35 kg thực phẩm. - Cung ứng thực phẩm cho vịt, đảm bảo dinh dưỡng và rút ngắn chu kỳ thu hoạch sau 75 ngày và đạt từ 2,5 kg-3kg/con. - Thu mua sản phẩm cho xã viên. Giá thu mua căn cứ theo giá thị trường trong từng thời điểm cụ thể. - Ngoài ra HTX đứng ra vay vốn từ quỹ xóa đói giảm nghèo để hỗ trợ cho xã viên phát triển kinh tế gia đình. Đây là mô hình đã được hộ nông dân thành phố biểu dương và được đem nhân rộng ra các huyện ngoại thành ... nhằm giúp cho các hộ nông dân phát triển chăn nuôi, góp phần xóa đói giảm nghèo, thu hút và giải quyết được một bộ phận lao động nhàn rỗi ở ngoại thành. Do đó, cũng là một mô hình cần được nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế trên địa bàn các huyện ngoại thành thành phố HCM trong thời gian tới. - Mô hình HTX dịch vụ sản xuất rau an toàn Tân Phú Trung (huyện Củ Chi). HTX dịch vụ sản xuất rau an toàn Tân Phú Trung - Củ Chi được thành lập 12/1998, với vốn điều lệ 10.000.000đ, 70 hộ xã viên, với mục đích góp phần đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao về rau sạch, hỗ trợ xã viên và nông dân tiêu thụ rau sạch sản xuất có hiệu quả, tránh bị các tư thương ép giá làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống. Nội dung hoạt động: - HTX hướng dẫn cho các xã viên và nông dân về kỹ thuật trồng rau an toàn (rau sạch) và có kế hoạch cụ thể cho từng hộ trồng những chủng loại rau thích hợp với kinh nghiệm, đất đai của từng hộ xã viên. - HTX tổ chức thu mua rau của từng xã viên và nông dân tự nguyện sản xuất theo quy trình của HTX để đi tiêu thụ ở các cửa hàng HTX thương mại, siêu thị (như siêu thị Coopmak) và các trường học. Giá thu mua phù hợp với giá thị trường tại từng thời điểm cụ thể (trong 5 tháng đầu năm 2000 HTX đã tiêu thụ được 35 tấn rau sạch - do các hộ xã viên và nông dân trên địa bàn sản xuất) nhằm góp phần làm ổn định sản xuất và nâng cao thu nhập cho bà con xã viên. - Ngoài ra, HTX còn cung cấp các loại giống, cây con, phân bón cho các xã viên để giúp các hộ xã viên đạt hiệu quả cao trong sản xuất. Mô hình dịch vụ sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở huyện Củ Chi là một mô hình đã và đang được nhân rộng nhằm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về rau sạch cho thành phố. Mô hình này đang được phát triển rộng ở các huyện Hóc Môn, Bình Chánh. Các mô hình về tổ hợp tác sản xuất + Hiệp hội chăn nuôi bò sữa: Là một mô hình hợp tác cần được nghiên cứu. Ai cũng biết nuôi bò sữa phụ thuộc rất nhiều khâu từ khâu cung cấp con giống, phương pháp gieo tinh, chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, chuyển giao công nghệ... do đó các hộ xã viên tất yếu phải hợp tác để cùng tồn tại và phát triển. Hiện nay hiệp hội bò sữa có 28 chi hội với trên 2.000 hộ thường xuyên duy trì chế độ sinh hoạt cung cấp các thông tin về quy trình, kỹ thuật chăn nuôi và vắt sữa, về giá cả tiêu thụ và những biện pháp đấu tranh bảo vệ người chăn nuôi đúng pháp luật. Mô hình hợp tác này đã và đang được phát triển mạnh ở các huyện Củ Chi, Hóc Môn. Đó cũng là mô hình có nhiều triển vọng thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện phân công lại lao động trên lĩnh vực một ngành nghề, một sản phẩm. Nếu có đủ điều kiện và có sự giúp đỡ của các tổ chức đoàn thể chính quyền thì các mô hình này sẽ là cơ sở để phát triển thành các HTX trong tương lai. + Tổ quản lý đường nước kênh đông Củ Chi: Do Hội nông dân thành phố đứng ra tổ chức, ký hợp đồng với Công ty dịch vụ thủy lợi cùng phối hợp điều tiết nước để phục vụ cho trên 12 ngàn ha. Hiện nay có 111 tổ quản lý đường nước với nhiệm vụ tổ chức cho hội viên nông dân đăng ký diện tích sử dụng nước kênh đông để điều tiết nước có hệ thống đảm bảo có đủ nước để từng hộ sản xuất. Tổ giúp cho các hộ nông dân có ý thức trách nhiệm bảo quản xây dựng kênh mương tưới tiêu. Mỗi vụ từng hộ hội viên phải trực tiếp tham gia lao động, nạo vét kênh mương tưới tiêu, chống úng... Tổ tập huấn cho từng hộ hội viên về kỹ thuật sử dụng giống mới trước khi vào vụ sản xuất; tổ chức hướng dẫn cho từng hộ nông dân lập thủ tục vay vốn từ các chương trình tín dụng, tổ chức nông dân vần đổi công cày cấy ... và sinh hoạt định kỳ hàng tuần hàng tháng nhằm động viên giúp đỡ nhau trong sản xuất kinh doanh. Tổ đường nước tuyến kênh N38 - N5 xã Thái Mỹ (Củ Chi) là một trong số này: Tổ quản lý chiều dài 1.450 m phục vụ tưới tiêu cho 38 ha với 70 hộ trực tiếp sản xuất, luôn luôn gắn bó với mọi công tác, bảo vệ tốt kênh mương, góp phần nâng diện tích sản xuất 3 vụ trong năm. Có 30 hộ thiếu đất sản xuất, đời sống kinh tế khó khăn đã được tổ vận động giúp đỡ cho mượn 5 ha đất sản xuất và cho mượn trên 7.000.000 đ vốn không lấy lãi để phát triển sản xuất. Hiện nay có 45 hộ trong tổ đạt danh hiệu nông dân sản xuất giỏi và 80% số hộ có đời sống khá giả ổn định. + Tổ hợp tác làm thủy lợi bao đê ngăn mặn chống úng ở Đa Phước, Bình Chánh: Để chống tình trạng thường xuyên bị ngập úng nhiễm mặn trên diện tích 60 ha nên lúc đầu có 3 nông dân đứng ra vận động 40 hộ góp vốn trên 10 triệu đồng và cùng lao động đắp bờ bao trên 2 km, xây dựng hệ thống cấp thoát nước. Sau khi hoàn thành, công trình đã mang lại hiệu quả thiết thực: trước đây một công thu được 10 giạ nay tăng lên 20 - 25 giạ. Dọc theo hệ thống kênh mương còn tổ chức nuôi tôm, cá bán gây quỹ, được 8 triệu đồng, nông dân rất phấn khởi. Đây là mô hình đang được các nông dân ở các vùng xung quanh học tập để tổ chức xây dựng 4 công trình làm bờ bao chống úng, ngăn mặn cho hàng trăm ha ruộng lúa, ao hồ ... + Tổ hợp tác làm dịch vụ cày kéo xã Tân Tạo, huyện Bình Chánh: Được thành lập từ 1994 tập hợp 20 chiếc máy cày lớn nhỏ, có tổ trưởng, tổ phó và có quan hệ với hội viên nông dân trong xã để nhận hợp đồng, bố trí phục vụ khâu làm đất, thu hoạch cho nông dân với giá rẻ và được ưu tiên thanh toán vào cuối vụ. Mô hình này hiện nay đang hoạt động có hiệu quả. + Tổ hợp tác liên kết trồng bắp do hội nông dân xã Phước Thạnh, Phước Hiệp, Thái Mỹ (Củ Chi): Đứng ra quan hệ với công ty giống cây trồng miền Nam để trồng bắp giống SSCO3. Công ty giao giống, tiền mặt cho hội viên nông dân có điều kiện về đất đai, lao động để trồng. Sau khi thu hoạch công ty bao tiêu 100% sản phẩm với giá cả ổn định. Do đó đã thu hút nông dân tham gia một cách tự nguyện. Hiện nay mô hình này đang phát triển mạnh trên diện tích 90 ha. + Tổ hợp tác sản xuất nuôi nghêu ở xã Cần Thạnh, xã Long Hóa Cần Giờ: Phát huy lợi thế ở vùng biển, những người nông dân ở hai xã này đã liên kết thành lập 6 tổ hợp tác sản xuất nuôi nghêu. Chính quyền địa phương cấp đất theo hướng 10 hộ thành một tổ để dễ dàng quản lý và để bà con có điều kiện gần gũi hợp tác trong sản xuất. Mô hình này từng bước đã mang lại hiệu quả kinh tế - góp phần ổn định đời sống của các hộ nông dân. + Tổ hợp tác sản xuất lúa giống ở Đông Thạnh, Củ Chi: 14 hộ xã viên đứng ra xin thành lập tổ hợp tác sản xu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVA~1.DOC
  • docBIA.DOC
  • docMUCLUC~1.DOC
  • docPHULUC~1.DOC
  • docVIETTA~1.DOC
Tài liệu liên quan