Luận văn Quản lý việc bán thuốc cho cửa hàng tân dược

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

PHẦN I : LÝ THUYẾT VỀ CƠ SƠ DỮ LIỆU 5

CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU 5

1.1: Khái niệm cơ bản về hệ quản trị cơ sở dữ liệu 5

1.2: Kiến trúc một hệ cơ sở dữ liệu 5

CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ. 8

2.1: Các khái niệm cơ bản. 8

2.2: Khoá 9

2.3: Các phép tính trên CSDL quan hệ 10

CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ 12

3.1: Phụ thuộc hàm. 12

3.2: Phép tách các lược đồ quan hệ 15

3.3: Chuẩn hoá lược đồ quan hệ 17

PHẦN II: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG TRỢ GIÚP QUẢN LÝ VIỆC BÁN THUỐC CHO CỬA HÀNG TÂN DƯỢC 22

CHƯƠNG 1: LUỒNG THÔNG TIN VÀO RA CỦA HỆ THỐNG. 22

1.1.Hệ thống thông tin vào 22

1.2. Hệ thống xử lý thông tin 22

1.3. Hệ thống thông tin ra 22

CHƯƠNG 2: CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG. 24

2.1. Quản lý thuốc 24

2.2. Quản lý hoá đơn 24

2.3. Quản lý nhà cung cấp 24

2.4. Quản lý khách hàng 25

2.5. Tra cứu và tìm kiếm 25

2.6. Tổng hợp 25

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CHI TIẾT VỀ CÁC CHỨC CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ VIỆC BÁN THUỐC CHO CỬA HÀNG TÂN DƯỢC 26

3.1. Quá trình nhập thuốc: 26

3.2. Quá trình xuất bán của hàng: 26

3.3. Chức năng quản lý nhà cung cấp 26

3.4. Chức năng quản lý khách hàng: 27

3.5. Chức năng quản lý hoá đơn:. 27

3.6. Chức năng tra cứu và tìm kiếm:.27

3.7. Chức năng tổng hợp :. 28

3.8. Biểu đồ phân cấp chức năng 28

PHẦN III : CÁC CƠ SỞ CHỨC NĂNG. 30

CHƯƠNG 1: BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU 30

( data flow diagram dfd)

1.1. Mức khung cảnh. 30

1.2. BLD mức đỉnh. .31

1.3. BLD dưới mức đỉnh 33

CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH THỰC TẾ LIÊN KẾT E-R:(ENTITY-RELATIOSHIP). 36

2.1. Mục đích:. 36

2.2. phân tách các thực thể chính trong hệ thống: 36

2.3. Mối liên hệ giữ các thực thể: 38

2.4. Mô hình tổng thể của liên kết E-R. 40

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHƯƠNG TRÌNH .41

3.1. Mục đích:.41

3.2. Thiết kế dữ liệu vào ra và các file giữ liệu: .42

3.3. Thiết kế cấu trúc chương trình: . 47

3.4. Thiết kế modul chương trình: .48

CHƯƠNG 4: CÁC FORM CHƯƠNG TRÌNH. 50

4.1. Form chính 50

4.2. Form dạng thuốc 51

4.3. Form loại thuốc 53

4.4. Form khách hàng 56

4.5. Form quản lý hoá đơn 57

4.6. Form quản lý hoá đơn xuất 61

4.7. Form quản lý hàng cung cấp 61

4.8. Form nhập thuốc 63

4.9. Form tìm kiếm nhà cung cấp 64

4.10. Form tìm kiếm thông tin khách hàng 65

PHẦN IV: TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN. 71

CHƯƠNG 1. ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. 71

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH . 73

KẾT LUẬN.74

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 75

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2839 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý việc bán thuốc cho cửa hàng tân dược, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an đến dữ liệu chứ không liên quan đến cấu trúc. Cụ thể là: Định nghĩa 1 NF: Một lược đồ quan hệ R được gọi là dạng chuẩn một (1NF) nếu và chỉ nếu toàn bộ các miền có mặt trong R đều chỉ chứa các giá trị nguyên tố. Chúng ta có thể thấy rằng một thực thể hay một quan hệ ở dạng chuẩn 1 nếu tất cả giá trị các thuộc tính của nó là sơ cấp. Tức là không phân chia nhỏ hơn nữa. 3.3.2.Dạng chuẩn thứ 2 (2NF) Định nghĩa 2NF: Lược đồ quan hệ R ở dạng chuẩn thứ hai nếu nó ở dạng chuẩn thứ nhất và nếu mỗi thuộc tính không khoá của R là phụ thuộc hàm đầy đủ vào khoá chính. Như vậy dạng chuẩn hai đòi hỏi một lược đồ quan hệ R trước tiên phải là dạng chuẩn 1NF và mọi thuộc tính thứ cấp đều phụ thuộc hàm hoàn toàn vào bất kỳ một khoá tối tiểu nào, như vậy tính chất của dạng chuẩn hai phụ thuộc vào 3 yếu tố: Khoá tối tiểu Thuộc tính thứ cấp Phụ thuộc hàm hoàn toàn Trong ví dụ trên thực thể Bán hàng là 1NF ta thấy đối với mọi khoá chính{Ngàytháng,mãhàng,} cá thuộc tính Tổng và Thanh Toán phụ thuộc hàm vào thuộc tính ngày tháng , các thuộc tính tên hàng , đơn giá phụ thuộc hàm vào thuộc tính mã hàng , ngày tháng , mã hàng là thuộc tính của khoá chính . Do đó dẫn đến trùng lặp dữ liệu . Thực thể bán hàng không là 2NF . phải tách nó ra làm 3 thực thể riêng 3.3.3. Dạng chuẩn thứ 3(3NF) Định nghĩa phụ thuộc bắc cầu Để trình bày 3NF của các quan hệ ,ở đây chúng ta đưa thêm vào khái niệm về phụ thuộc bắc cầu Cho một lược đồ quan hệ R(U); X là một tập con các thuộc tính XÍU, A là một thuộc tính thuộc U. A được gọi là phụ thuộc bắc cầu vào X trên R nếu tồn tại một tập con Y của R sao cho XđY, YđA nhưng Y đX(không xác định hàm) với AẽXY Chúng ta có thể hiện tính bắc cầu qua sơ đồ : Qua sơ đồ có thể thấy rằng A có thể xác định hàm Y. Trong trường hợp A -> Y thì được gọi là tính bắc cầu chặt. Định nghĩa dạng chuẩn thứ 3(3NF) Lược đồ quan hệ R là ở dạng chuẩn thứ 3(3NF) nếu nó là 2 NF và mỗi thuộc tính không khoá của R là không phụ thuộc hàm bắc cầu vào khoá chính. Ví dụ : cho lược đồ quan hệ R(SAIP) với các phụ thuộc hàm SI -> P và S -> A. R là không ở 3NF, thậm chí không ở 2NF. Giả sử X=SI, Y=S . A là thuộc tính không khoá vì chỉ có một khoá là SI . Vì X->Y và Y-> A, nhưng lại có Y->X tức là S-> Y là không thoả . Chú ý rằng trong trường hợp này X-> Y và Y->A không chỉ thoả trên R mà là những phụ thuộc đã cho. Điều đó là đủ để nói rằng X->Y, Y->A suy ra từ tập các phụ thuộc hàm. Như vậy A là phụ thuộc vào khoá bắc cầu vào khoá chính SI Ví dụ : cho lược đồ quan hệ R(CSZ) với các phụ thuộc hàm CS-> Z, Z-> C . Trong lược đồ mọi thuộc tính đều là thuộc tính khoá . Do vậy R là ở 3NF . Ví dụ : cho lược đồ R(SIDM) và các phụ thuộc hàm SI-> D, SD-> M ở đây chỉ có một khoá chính là SI. Rõ ràng rằng R ở 2NF nhưng không phải ở 3NF. 3.3.4.Dạng Chuẩn Boye-Codd Định nghĩa : Lược đồ quan hệ R với tập các phụ thuộc hàm đuợc gọi là ở dạng chuẩn Boey-Codd (Boey-Codd Normal Form, BCNF) nếu X-> A thoả trên R , A -> X thì X là một khoá của R. Ví dụ : Cho lược đồ quan hệ R(CRS) với các phụ hàm CS-> Z, Z-> C. Nhìn vào ví dụ trên , chúng ta nhận thấy rõ ràng R không là ở BCNF mà là ở 3NF vì rằng Z->C nhưng không phải là khoá của R . Từ ví dụ này chúng ta thấy rằng một lược đồ quan hệ có thể có 3NF nhưng không là BCNF. Do đó mỗi lược đồ ở BCNF là 3NF. Để khảng định một điều đó chúng ta có các định lý sau : Định lý Nếu một lược đồ quan hệ R với tập phụ thuộc hàm F là ở BCNF thì nó là ở 3NF. Phần II Phân tích thiết kế hệ thống trợ giúp quản lý việc bán thuốc cho cửa hàng tân dược . Chương 1 Luồng thông tin vào ra của hệ thống. 1.1.Hệ thống thông tin vào Thông tin về thuốc như tên thuốc : mẫu mã, giá cả, chất lượng thuốc, hạn sử dụng, số lượng,công dụng nước sản xuất, hãng sản xuất Thông tin về nhà cung cấp : mã nhà cung cấp, tên nhà cung cấp, địa chỉ, điện thoại công nợ Thông tin về khách hàng : mã khách hàng, tên khách hàng, địa chỉ khách hàng điện thoại, công nợ 1.2. Hệ thống xử lý thông tin Thông tin đưa vào phải được sắp xếp, phân loại dạng thuốc, loại thuốc Thông tin được đưa vào phải qua khâu xử lý như : tính toán giá cả lãi xuất ,lợi nhuận theo quý theo năm... Tính toán nhưng thuốc quá hạn sử dụng ,hàng tồn từ đó biết được số thuốc có trong cửa hàng, để đưa ra kết luận chính xác. 1.3. Hệ thống thông tin ra Thông tin về thuốc được truyền bá sâu rộng bằng nhiều hình thức khác nhau(VD mở cuộc hội thảo giới thiệu về thuốc mới, in ra giấy tài liệu gửi đến cho khách hàng, dưới dạng báo cáo ra file hoặc ra màn hình, hoạc thông qua mạng máy tính để thông tin đến được với người dùng Đầu ra của luồng dữ liệu này có thể đưa vào các luồng dữ liệu khác. Các biểu mẫu báo cáo : Tồn kho, thuốc quá hạn, thuốc hư hỏng, lãi suất giá, số lượng thuốc đang có trong ngày. mục chức năng cơ bản của hệ thống Phải đáp ứng được những yêu cầu của người sử dụng, hệ thống phải xử lý các thông tin nhanh, hiệu quả và độ chính xác cao, dễ sử dụng, dễ hiểu,nhằm khắc phục được những nhược điểm của quá trình quản lý bằng thủ công Chương 2 Các chức năng cơ bản của hệ thống Các chức năng chính. Gồm 5 chức năng chính: - Quản lý thuốc - Quản lý hoá đơn - Quản lý nhà cung cấp - Quản lý khách hàng - Tra cứu và tìm kiếm - Tổng hợp Các chức năng trên được phân rã như sau: 2.1. Quản lý thuốc Chức năng này có tác dụng quản lý chặt chẽ thông tin về thuốc như mã số thuốc, tên thuốc, loại thuốc, số lượng, công dụng. Huỷ những loại thuốc hỏng , thuốc hết hạn sử dụng và sửa chữa thông tin cần thay đổi về thuốc, thêm các loại thuốc, thêm các loại thuốc mới, kiểm tra, phân loại thuốc và lưu vào kho. Quản lý về quá trình bán thuốc của hàng, nhận đơn hàng từ phía khách hàng, kiểm tra đơn hàng, tiếp nhận các thông tin phản hồi từ phía khách hàng, lập danh sách đơn hàng và phân loại khách hàng. 2.2. Quản lý hoá đơn Chức năng quản lý hoá đơn có tác dụng cho biết thông tin về mã hoá đơn, mã thuốc, mã nhà cung cấp, số lượng, ngày xuất nhập, đơn giá, thành tiền, số tiền đã thanh toán, số tiền còn lại mà từ đó người quản lý truy cập được các thông tin cần thiết. như số tiền còn nợ của nhà cung cấp, khách hàng 2.3. Quản lý nhà cung cấp Quản lý : mã nhà cung cấp, tên nhà cùng cấp, địa chỉ , điện thoại, số tiền mà cửa hàng còn nợ lại nhà cung cấp, các đơn hàng và cung cấp các thông tin về thuốc. 2.4. Quản lý khách hàng Quản lý : mã khách hàng, tên khách hàng, địa chỉ, điện thoại, số tiền mà khách hàng còn nợ lại nhà cửa hàng, các đơn hàng và cung cấp các thông tin về thuốc. 2.5.Tra cứu và tìm kiếm. Làm nhiệm vụ tra cứu và tìm kiếm những yêu cầu của người quản lý đưa ra (khách hàng,loại thuốc) 2.6. Tổng hợp Tổng hợp về số lượng nhập, xuất bán, khách hàng, lãi xuất theo từng tháng, quý năm. Chương 3 Phân tích chi tiết về các chức của hệ thống quản lý việc bán thuốc cho cửa hàng tân dược 3.1. Quá trình nhập thuốc Cửa hàng gửi đơn đặt hàng đến cho nhà cung cấp, nhà cung cấp chuyển thuốc đến cho cửa hàng.Thuốc nhận được từ nhà cung cấp phải được kiểm tra cho khớp với đơn đặt hàng sau đó phân loại theo từng loại thuốc, dạng thuốc, nước sản xuất, số lượng, nơi sản xuất và đánh mã số thuốc cho phù hợp với công tác quản lý của cửa hàng rồi đưa vào kho thuốc. Từ đó người quản lý lấy thông tin, nội dung liên quan đến thuốc để đưa vào cơ sở dữ liệu cho máy quản lý. Khi cần có sự thay đổi thông tin về thuốc do cập nhật sai hoặc bổ xung người quản lý cửa hàng chỉ cần tìm đến mã số thuốc đó rồi sửa đổi và cập nhật lại . Quá trình kiểm tra và sắp xếp lại kho để loại ra những mặt hàng quá hạn sử dụng hoặc hư hỏng do nguyên nhân khách quan gây nên để có biện pháp xử lý kịp thời. 3.2. Quá trình xuất bán của hàng Quá trình này được thực hiện thông qua người bán hàng để biết được lượng thông tin về khách hàng và mối quan hệ của khách hàng với cửa hàng. Số lượng khách mua và số lượng thuốc khách đặt với cửa hàng theo số lượng mà người quản lý có thể phân loại ra thành khách mua buôn và khách mua lẻ, người tiêu dùng. 3.3. Chức năng quản lý nhà cung cấp Chức năng này nói về quy trình hoạt động của cửa hàng với nhà cung cấp có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau khi thì đứng ở vai trò người mua khi thì đứng ở vai trò người bán, ở đây ta xét vai trò của nhà cung cấp là nhà sản xuất thuốc vì ở đây chỉ xét đến chức năng bán thuốc, quản lý mã nhà cung cấp, tên nhà cung cấp,địa chỉ điện thoại, công nợ 3.4. Chức năng quản lý khách hàng Đối với chức năng khách hàng họ không chỉ hoạt động ở dưới dạng là người mua hàng của cửa hàng mà họ còn có thể là một cửa hàng cấp dưới và lại có chức năng cung cấp hàng cho khách hàng cấp dưới nữa.Khi bán hàng cửa hàng chỉ cần quan tâm đến tên khách hàng,địa chỉ khách hàng,điện thoại, công nợ và chúng được đặt một mã chung gọi là mã khách hàng.Chức năng này có thể thêm ,sửa,xoá và in danh sách khách hàng. 3.5. Chức năng quản lý hoá đơn Chức năng này chính là chức năng thể hiện sự giao dịch mua bán của cửa hàng.Tại đây người quản lý có thể tìm kiếm hay tra cứu một cách nhanh chóng các thông tin về thuốcvà các công việc đặt ra của người quản lý. Chức năng này còn được phân ra làm hai loại hoá đơn, hoá đơn xuất, hoá đơn nhập, mỗi hoá đơn đều có các chức năng và nhiệm vụ riêng. 3.6. Chức năng tra cứu và tìm kiếm Chức năng này có khả năng tìm kiếm và tra cứu thông qua 3 chức năng nhỏ : trường tìm kiếm, điều kiện tìm kiếm, phương thức tìm kiếm. Đối với chức năng trường tìm kiếm : chương trình sẽ cho ra một danh sách các trường như : mã thuốc, tên thuốc, hạn dùng ,lãi xuất từ đó người sử dụng có thể chọn bất cứ trường gì tuỳ theo yêu cầu cụ thể Chức năng tiếp theo là điều kiện tìm kiến : chương trình sẽ cho phép người dùng tìm kiếm theo những điều kiện logic như “ >= ”, “<= ”, “=” (lớn hơn hoặc bằng, nhỏ hơn hoặc bằng, bằng ) người sử dụng có thể chọn bất cứ điều kiện gì tuỳ theo yêu cầu cụ thể Cuối cùng là phương thức tìm kiếm : người dùng có thể nhập vào những điều kiện tổng quát nào đó để tìm ra những thông tin theo yêu cầu 3.7. Chức năng tổng hợp Thực hiện các công việc về thống kê hoá đơn ,báo cáo số lượng thuốc,báo cáo lãi xuất, trong cửa hàng(bán,nhập), thuốc hỏng, hết hạn sử dụng, lãi xuất . 3.8. Biểu đồ phân cấp chức năng Hàng tồn Quản lý việc bán thuốc cho cửa hàng thuốc tân dược Q/lý thuốc Q/ lý NCC và khách hàng Q/lý hoá đơn Tìm kiếm Tổng hợp Nhập xuất Thêm Sửa đổi Huỷ bỏ Nhập xuất Thêm Sửa đổi Huỷ bỏ Hoá Đơn N/X Thêm Sửa đổi Huỷ bỏ Đ/K tìm P/thức tìm Trường tìm Thống kê Báo cáo Trong quá trình thêm “mới được” thực hiện khi muốn nhập :một loại thuốc, nhà cung cấp, khách hàng ,hoá đơn mới, nếu quả trình nhập dữ liệu có sai sót thì ta có thẻ sửa dữ liệu thông qua chức năng “sửa đổi”. Khi một nhà cung cấp, một khách hàng thôi không hoạt động mua bán với cửa hàng nữa thì ta có thể xoá nhà cung cấp, khách hàng đó khỏi cơ sở dữ liệu thông qua chức năng “huỷ bỏ” chức năng này cũng xoá các hoá đơn nhập, xuất khi quá thời gian quy định Chức năng tổng hợp được dùng để thống kê thuốc, lãi xuất,nhà cung cấp ,khách hàng lãi xuất theo tháng quý năm Phần III Các cơ sở chức năng. Chương 1 biểu đồ luồng dữ liệu ( data flow diagram dfd) 1.1. mức khung cảnh Đây là mô hình hệ thống ở mức tống quát nhất ta xem cả hệ thống như một chức năng.Tại mức này hệ thống chỉ có duy nhất một chức năng. Các tác nhân ngoài và các luồng dữ liệu vào ra từ tác nhân ngoài đến hệ thống được xác định Trong biểu đồ chức năng chính là chức năng quản lý bán thuốc các tác nhân ngoài hệ thống là thuốc , nhà cung cấp NCC và khách hàng Quản lý bán thuốc Thuốc Đơn hàng Nhận hàng Giao hàng Đơn hàng Trả tiền Thu tiền Thông tin về thuốc Trả lại hoá đơn Giao hàng Khiếu lại giao hàng Quá trình quản lý bán thuốc nhận “Đơn hàng” từ nhà cung cấp và khách hàng để biết được yêu cầu của khách hàng và nhà cung cấp sau đó xử lý, tính toán và “Giao hàng ” đối với khách hàng và “nhận hàng” đối với nhà cung cấp .Từ đó “trả tiền” cho nhà cung cấp và “thu tiền” đối với khách hàng. Nếu cửa hàng nhận đơn từ phía nhà cung cấp và khách hàng mà đơn không phù hợp với yêu cầu thì “trả lại hoá đơn” không đúng đó cho nhà cung cấp và khách hàng, ngược lại nếu cửa hàng giao không đúng với yêu cấu thì khách hàng có thể “khiếu lại” giao hàng với cửa hàng 1.2.bld mức đỉnh Biểu đồ này chỉ rõ quá trình làm việc của hệ thồng các luồng dữ liệu biểu thị cho chức năng của hệ thống. Các kho dữ liệu biểu thị là các tệp tin lưu trữ lâu dài NCC và khách hàng Hoá đơn Trả tiền Đối chiếu Hoá đơn không khớp Giao hàng không khớp Danh sách đơn hàng Thuốc Phân loại Cung ứng thuốc Gửi Hoá đơn Thanh toán Trả hoá Đơn Hoá đơn Lưu Hoá Đơn Ds thuốc Kho thuốc Dự trù Trả hoá đơn 1.3.bld dưới mức đỉnh Biểu đồ này được phân rã ra từ biểu đồ mức đỉnh các chức năng được phân rã một cách chi tiết hơn những dữ liệu ra vào được bảo toàn , ở đây các chức năng được định nghĩa riêng từng biểu đồ 1.3.1 biểu đồ chức năng quản lý thuốc NCC và khách hàng Phân loại thuốc Đối chiểu Xử lý đơn Đơn hàng Danh sách thuốc Dự trù Thuốc Huỷ thuốc In D/S đơn hàng Sửa chữa Cung cấp thuốc Không khớp Lưu thuốc Kho thuốc Đơn hàng 1.3.2 biểu đồ quản lý hoá đơn NCC và khách hàng Hoá đơn Trả tiền Đối chiếu Giao hàng không khớp Hoá đơn không khớp Huỷ hoá đơn In hoá đơn Thêm hoá đơn Hoá đơn Thanh toán Hoá đơn Đối chiếu Danh sách đơn hàng Đây là chức năng giao tiếp chính của hệ thống nó mang mọi thông tin về quá trình giao dịch mua bán của hàng và từ đây người quản lý cũng có thể truy cập hệ thống một cách dễ dàng. Có nghĩa là mọi giao dịch mua bán của hàng đều thông qua hoá đơn đối chiếu kiểm tra hoá đơn in, thêm, sửa 1.3.3 biểu đồ chức năng tra cứu Quản lý NCC và khách hàng Tra cứu tìm Yêu cầu Trả lời yêu cầu Hoá đơn Kho thuốc Chương 2 Mô hình thực thế liên kết E-r(Entity-relatioship) 2.1. Mục đích Mục đích của việc xây dựng mô hình thực thể liên kết là thiết kế cơ sở dữ liệu cho hệ thống quản lý việc bán thuốc cho cửa hàng tân dược .Hệ thống được xây dựng sẽ lưu giữ thông tin, xử lý và sử dụng dữ liệu trong hệ thống cơ sở dữ liệu được thiết kế, quá trình thiết kế sẽ tối ưu trong việc phân tách các file dữ liệu sao cho việc lưu giữ là ít nhất nhưng lại có thể truy cập dễ dàng nhất.Cách bố trí file dữ liệu logic sẽ trả lời được các câu hỏi đề ra của hệ thống như yêu cầu thông tin của một đối tượng, tiến hành thu thập, thống kê dữ liệu theo tiêu trí nào đó trong hệ thống. Quá trình thiết kế dựa rất nhiều vào những khái niệm và những kiến thức cơ bản về mô hình dữ liệu ,khái niệm về phụ thuộc hàm,khoá hoặc các kết nối logic. 2. 2. phân tách các thực thể chính trong hệ thống Dựa vào các hoạt động cụ thể của hệ thống quản lý việc bán thuốc ở cửa hàng tân dược, dựa vào các hoá đơn chứng từ giao dịch hàng ngày và đặc thù của việc bán thuốc ở cửa hàng tân dược, dựa vào biểu đồ luồng dữ liệu đã được phân tích ở trên ta thấy rõ ràng đối tượng cần quan tâm của hệ thống “Quản lý NCC” và “thuốc”. Trong đó có thể gọi cơ sở dữ liệu của hệ thống quản lý việc bán thuốc của cửa hàng tân dược là: “Quản lý NCC”và “Thuốc”.Các thuộc tính dễ thấy của hai thực thể là: “Quản lý NCC”: mã NCC,tên NCC ,địa chỉ NCC,điện thoại . “Thuốc”: mã số thuốc,tên thuốc,mã NCC, mã loại thuốc,số lượng,đơn giá,hạn sử dụng,nước sản xuất,công dụng. Với thực thể “Khách hàng” và “Thuốc”. Trong cơ sở dữ liệu của hệ thống quản lý việc bán thuốc ở cửa hàng tân dược có thực thể “Khách hàng” và “Thuốc” Các thuộc tính dễ thấy của hai thực thể là: “Khách hàng”:mã KH,tên KH,địa chỉ, điện thoại. “Thuốc”:mã số thuốc,tên thuốc, mã KH,mã loại thuốc ,số lượng,hàm lượng,đơn giá,hạn sử dụng,nước sản xuất,công dụng. Đối với NCC và khách hàng tên cũng như địa chỉ của NCC và khách hàng không thể dùng để biết được thông tin về NCC hay khách hàng trong hệ thống quản lý của cửa hàng tân dược mà chính là mã của NCC và mã khách hàng. Phụ thuộc hàm lượng đưa ra như sau: [Mã KH]->[Tên khách hàng,địa chỉ,điện thoại ] Khoá chính đối với hai thực thể trên là mã NCC và mã khách hàng, đó cũng chính là mã mà cửa hàng dùng để quản lý NCC và các khách hàng của mình. Đối với thuốc,mã thuốc được xác định là khoá chính cho thực thể “Thuốc”.Từ mã thuốc mà người quản lý cửa hàng có thể xác định được các thông tin về thuốc như mã thuốc,tên thuốc,mãNCC và mã khách hàng,mã loại thuốc,số lượng thuốc ,hạn sử dụng , đơn giá ,nước sản xuất,công dụng. Phụ thuộc hàm được đưa ra như sau: [Mã thuốc] -> [Tên thuốc,mã loại thuốc,mã khách hàng…] Về cơ bản hai thực thể trên là đủ cho việc quản lý của cửa hàng .Nhưng đối với cửa hàng,thực thể hoá đơn là thực thể giao dịch của cửa hàng “Hoá đơn ” hay gọi là thực thể cơ bản.Thông thường các thông tin về nhà cung cấp thuốc thường dược ghi ngay trên hộp thuốc,vỉ thuốc và được mô tả trong các thuộc tính. Các thực thể sau khi đã được đưa về các dạng chuẩn sao cho phù hợp với thực tế, tối ưu trong việc lưu giữ và tra cứu. Đối với thuốc,mỗi loại thuốc có thể có rất nhiều thuốc khác nhau và thông thường người quản lý cửa hàng cất giữ và kiểm tra thuốc theo từng mã loại thuốc. Nếu đối với mỗi loại thuốc mà ta đều phải lặp đi lặp lại các thuộc tính mô tả đó sẽ rất lãng phí bộ nhớ,làm cho các file giữ liệu rất cồng kềnh. Chính vì thế, thay vì lưu trữ trong thông tin về thuốc.Các thông tin cụ thể về loại thuốc như tên thuốc sẽ được lưu trữ vào một file “Loại thuốc” và file có khoá chính là mã loại thuốc. 2.3. Mối liên hệ giữ các thực thể Quan hệ giữa thực thể “Loại thuốc” và thực thể “Thuốc” là mối quan hệ 1-N:Mỗi loại thuốc thông thường chỉ thuộc về một loại thuốc và ngược lại mỗi loại thuốc có rất nhiều thuốc liên quan. Thuốc Loại thuốc Quan hệ giữa thực thể “Thuốc” và “NCC” là mối quan hệ N-N.Mỗi loại thuốc có thể có nhiều NCC ngược lại một NCC có thể cung cấp nhiều loại thuốc khác nhau. Nhà cung cấp Thuốc Có thể tách mối quan hệ này thành các mối quan hệ 1-N thông qua một thực thể trung gian là “Hoá đơn”.Thực thể này được mô tả như một quá trình giao dịch giữa cửa hàng với NCC và được miêu tả như sau: Thuốc Hoá đơn nhà cung cấp Như vậy mối quan hệ giữa thuốc và hoá đơn là mối quan hệ 1-N. Một hoá đơn có thể ghi nhiều loại thuốc khác nhau ,ngược lại một loại thuốc chỉ có thể được ghi trong một hoá đó được miêu tả như sau Hoá đơn Thuốc Như vậy mối quan hệ giữa hoá đơn và nhà cung cấp là mối quan hệ N-1. Một hoá đơn có thể ghi nhiều nhà cung cấp ,ngược lại một nhà cung cấp chỉ có thể ghi trong một hoá đó Hoá đơn nhà cung cấp Quan hệ giữa thực thể “Thuốc” và “Khách hàng” là mối quan hệ N-N.Mỗi thuốc có thể có nhiều khách hàng ngược lại một khách hàng có thể mua nhiều loại thuốc khác nhau cùng một lúc. Thuốc Khách hàng Hoá đơn Khách hàng Thuốc Loại thuốc Dạng thuốc Hoá đơn Khách hàng Có thể tách mối quan hệ này thành các mối quan hệ 1-N thông qua một thực thể trung gian là “Hoá đơn”.Thực thể này được mô tả như một quá trình giao dịch giữa cửa hàng với NCC và được miêu tả như sau: Tương tự như nhà cung cấp mối quan hệ giữa hoá đơn và khách hàng là mối quan hệ N-1. Một hoá đơn có thể ghi nhiều khách hàng, ngược lại một khách hàng chỉ có thể ghi trong một hoá đó và được miêu tả như sau Quan hệ giữa thực thể “Loại thuốc” và thực thể “Dạng thuốc” là mối quan hệ 1-N.Một loại thuốc có thể có nhiều dạng thuốc nhưng một dạng thuốc chỉ thuộc về một loại thuốc đó.Mối quan hệ được miêu tả như sau: 2.4.Mô hình tổng thể của liên kết E-R Các thuộc tính của thực thể được liên kết qua mô hình thực thể liên kết, trong đó các thuốc tính được gạch chân là các thuốc tính khoá chính của các thuộc tính tương ứng chứa nó và các thuộc tính gạch chân nét đứt là thuộc tính kháo ngoại Nhà cung cấp Thuốc Khách hàng Loại thuốc Dạng thuốc Hoá đơn Mã thuốc Tên thuốc mã loại thuốc mã NCC Hạn dùng mã loại thuốc Công dụng mã dạng thuốc Nước sx Tên loại thuốc Mã NCC Tên NCC Địa chỉ Điện thoại Công nợ Mã dạng thuốc Tên dạng thuốc Mã khách Tên khách Địa chỉ Điện thoại Công nợ Mã NCC ,khách hàng mã hoá đơn mã thuốc số lượng đơn giá thành tiền đã thanh toàn còn lại ngày viết người giao người nhận chương 3 thiết kế hệ thống chương trình 3.1. Mục đích Phần này chỉ rõ phân định ranh giới thực hiện bởi máy tính và thủ công dựa vào các nguyên lý và phân tích ở phần trước để cụ thể hoá được hệ thống quản lý các cửa hàng bán thuốc ở Hà Nội hiện nay. Đưa ra mô hình phân tích tổng thể,phân tích các hệ thống con máy tính (khu vực trong biểu đồ luồng dữ liệu được xử lý bằng máy tính). *Giai đoạn thiết kế: 3.1.1.Thiết kế dữ liệu . Phần này đặc biệt quan tâm tới các dữ liệu đầu vào và đầu ra của hệ thống.Đó là luồng dữ liệu thông tin chính để duy trì hoạt động của cửa hàng thuốc.Dựa vào việc phân tích các thực thể của hệ thống và các dữ liệu vào ra thiết kế file dữ liệu sao cho chúng được bố trí hợp lý và logic. 3.1.2 Thiết kế kiến trúc chương trình: Nêu lên cách tổ chức dùng để kiểm soát một số các thành phần của phần mềm hệ thống. 3.1.3.Thiết kế các thủ tục Đưa ra mô hình chung của việc thiết kế, bước thực hiện các procedure,modul cho các chương trình hệ thống. 3.1.4. Thiết kế giao diện Phần này liên quan đến hình thức, định dạng, thiết lập, trình bày các thông tin trên màn hình. Nếu thiết kế tốt phần này sẽ làm giảm độ phức tạp của việc ghép nối chương trình với môi trường bên ngoài và người sử dụng chương trình thuận tiện và dễ dàng. 3.1.5.Thiết kế mẫu thử Dùng để kiểm soát tính đúng đắn của hệ thống. 3.1.6 Lựa chọn ngôn ngữ cài đặt hệ thống sao cho phù hợp nhất. 3.2. Thiết kế dữ liệu vào ra và các file giữ liệu: 3.2.1. Dữ liệu thông tin vào: Dữ liệu thông tin vào cho hệ thống quản việc bán thuốc cho cửa hàng tân dược được lấy từ hoá đơn bán hàng, những thông tin về thuốc, khách hàng, NCC, loại thuốc… và những thủ tục cần thiết cho việc giao dịch của cửa hàng. Ví dụ : Cửa hàng phải có đơn đặt hàng đối với nhà sản xuất hoặc hợp đồng mua bán được kí giữa nhà sản xuất với cửa hàng, khách hàng mua hàng của cửa hàng phải có hoá đơn thanh toán. Các thông tin lưu trữ để đối chiếu được lấy từ hoá đơn đặt mua thuốc từ nhà sản xuất … và các đơn đặt hàng của cửa hàng. *Cụ thể thông tin vào việc quản lý thuốc như sau: +Mã số thuốc +Tên thuốc +Mã NCC và khách hàng +Mã loại thuốc +Số lượng +Hàm lượng +Nước sản xuất +Hạn sử dụng +Công dụng *Thông tin đầu vào cho việc quản lý NCC: + Mã NCC +Tên NCC +Địa chỉ +Điện thoại +Công nợ *Thông tin đầu vào cho việc quản lý các hoá đơn nhập: +Mã hoá đơn +Mã số thuốc +Mã NCC +Số lượng nhập +Giá nhập +Đơn vị tính +Ngày nhập +Người giao +Người nhận +Thành tiền +Đã thanh toàn +Còn lại *Thông tin đầu vào cho việc quản lý các hoá đơn xuất: +Mã hoá đơn +Mã số thuốc +Mã khách hàng +Số lượng +Đơn vị tính +Giá xuất +Ngày xuất +Người giao +Người nhận +Thành tiền +Đã thanh toàn +Còn lại *Thông tin đầu vào cho việc quản lý khách hàng: +Mã KH +Tên KH +Địa chỉ +Điện thoại +Công nợ *Thông tin đầu vào cho việc quản lý loại thuốc: +Mã loại thuốc +Tên loại thuốc +Mã dạng thuốc *Thông tin đầu vào cho việc quản lý dạng thuốc: +Mã dạng thuốc +Tên dạng thuốc 3.2.2.Dữ liệu thông tin ra Hệ thống các luồng dữ liệu ra bao gồm: + Các đơn đặt hàng, các hoá đơn thanh toán, các biểu báo cáo thống kê tổng hợp về số lượng thuốc hiện có trong cửa hàng cũng như số lượng thuốc bán được trong thời gian mà người quản lý muốn tổng hợp thống kê. + Các biểu báo cáo tổng hợp thống kê theo số lượng và chủng loại thuốc hiện có trong cửa hàng. + Tổng hợp thống kê số lượng hàng hỏng hàng hết hạn sử dụng trong cửa hàng.Lên danh sách khách nợ, lập những đơn hàng mới.Báo cáo quá trình hoạt động của cửa hàng. + In ra các hoá đơn bán hàng, các phiếu thu. + Đưa ra kết quả của việc tra cứu và tìm kiếm. Thiết kế file dữ liệu, phần này nêu rõ cụ thể hoá các file để lưu giữ đầy đủ các thông tin về cơ sở dữ liệu của hệ thống quản lý của cửa hàng bán thuốc.Bảng dữ liệu , phạm vi của các trường được lưu giữ cụ thể hoá như sau: a, Bảng “Thuốc”. STT Tên trường Kiểu Độ rộng Ghi chú Masothuoc Text 10 Mã số thuốc(khoá chính) Tenthuoc Text 20 Tên thuốc Maloaithuoc Text 10 Mã loại thuốc(khoá ngoại) MaNCC Text 10 Mã NCC(khoá ngoại) Soluong Integer Số lượng Nuocsanxuat Number Nước sản xuất Hansudung Date 10 Hạn sử dụng Congdung Text 20 Công dụng Hamluong Text 20 Hàm lượng B,Bảng NCC. STT Tên trường Kiểu Độ rộng Ghi chú 1 MaNCC Text 10 Mã NCC(khoá chính) 2 TenNCC Text 25 Tên NCC 3 Diachi Text 25 Địa chỉ 4 Dienthoai Text 10 Điện thoại 5 Congno Number Công nợ c.Bảng “Khách hàng”. STT Tên trường Kiểu Độ rộng Ghi chú 1. MaKH Text 10 Mã KH(khoá chính) 2. TenKH Text 25 Tên KH 3. Diachi Text 25 Địa chỉ 4. Dienthoai Text 10 Điện thoại 5 Congno Number Công nợ d.Bảng “Hoá đơn xuất”. STT Tên trường Kiểu Độ rộng Ghi chú 1. Mahoadon Text 10 Mã hoá đơn(khoá chính) 2. MaKH Text 10 Mã KH(khoá ngoại) 3. Ngayxuat Text 10 Ngày xuất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1708.doc
Tài liệu liên quan