Luận văn Tìm hiểu vai trò của giới trong các mô hình khuyến nông ở huyện Diễn Châu- Tỉnh Nghệ An

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục bảng v

Danh mục biểu đồ vi

Danh mục hộp vi

Danh mục viết tắt vii

PHẦN I MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4

2.1 Một số lý luận về đề tài nghiên cứu 4

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4

2.1.2 Phân loại mô hình khuyến nông 8

2.1.3 Nội dung hoạt động của công tác khuyến nông 9

2.1.4 Vai trò của khuyến nông ở Việt Nam: 9

2.1.5 Nghiên cứu giới trong khuyến nông 10

2.2 Cơ sở thực tiễn 11

2.2.1 Trên thế giới 11

2.2.2 Ở Việt Nam 13

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

3.1 Đặc điểm của huyện Diễn Châu 22

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 22

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 24

3.1.3 Một số thông tin về xã Diễn Yên, Diễn Lâm, Diễn Phong. 30

3.2 Phương pháp nghiên cứu 32

3.2.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 32

3.2.1 Phương pháp thông kê mô tả 32

3.2.2 Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu 32

3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 34

3.2.4 Phương pháp chuyên khảo 35

3.2.5 Phương pháp so sánh 35

3.3 Nội dung và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu trong đề tài 36

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37

4.1 Thực trạng công tác khuyến nông của huyện Diễn Châu 37

4.1.1 Tổ chức mạng lưới khuyến nông của huyện 37

4.1.2 Những hoạt động khuyến nông chủ yếu của huyện Diễn Châu 40

4.1.3 Một số mô hình khuyến nông của trạm khuyến nông huyện Diễn Châu 46

4.2 Tìm hiểu vai trò của giới trong một số mô hình chủ yếu của trạm khuyến nông huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An 51

4.2.1 Vai trò cuả giới trong hoạt động khuyến nông ở Xã Diễn Yên, Diễn Lâm, Diễn Phong. 51

4.2.2 Vai trò của giới trong một số mô hình khuyến nông ở 3 xã 61

4.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của giới trong MH khuyến nông 80

4.4.1 Quan niệm lạc hậu còn tồn tại 80

4.4.2 Hệ thống chính sách của nhà nước chưa thiết thực 83

4.4.3 Điều kinh tế đang còn khó khăn: 84

4.3 Khuyên nghị các giải pháp nâng cao vai trò của giới trong các MH khuyến nông 85

4.3.1 Nâng cao nhận thức giới nhằm xoá bỏ quan niệm phong kiến hủ tục 85

4.3.2 Cơ chế chính sách 85

4.3.3 Về điều kiện kinh tế 86

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 87

5.1 Kết luận 87

5.2 Khuyến nghị 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

PHỤ LỤC 92

 

 

doc104 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2275 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu vai trò của giới trong các mô hình khuyến nông ở huyện Diễn Châu- Tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iải quyết những khó khăn bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Nhận thức được điều đó, trong những năm qua, trạm đã đứng ra tổ chức và phối hợp với trung tâm khuyến nông tỉnh cùng các viện, các ngành tổ chức được rất nhiều cuộc tập huấn. Nội dung tập huấn chủ yếu là chuyển giao công nghệ kỹ thuật mới, những kỹ năng chăm sóc, diệt trừ sâu khi có dịch hại…cụ thể 2 năm gần đây trạm đã tập huấn được 757 lớp, con số này là khá lớn. Chứng tỏ vai trò của khuyến nông ngày càng quan trọng trong sản xuất của người nông dân. Qua bảng 4.2 ta thấy, có 2 hình thức tập huấn chủ yếu tập huấn tại trạm và tập huấn tại xã. Tập huấn tại trạm chỉ khi có nội dung mới nhận được từ trung tâm khuyến nông tỉnh, một số thông báo mới cần phổ biến rộng rãi cần tập huấn cho các xã. Thành phần tham gia gồm Khuyến nông viên cơ sở và các cán bộ khuyến nông trạm, cán bộ khuyến nông tỉnh làm giảng viên. Các lớp này thường là do trạm phối hợp với trung tâm khuyến nông tỉnh và các viện nghiên cứu phối hợp cùng tổ chức, và đang có xu hướng tăng (trung bình qua ba năm tăng 6%). Chứng tỏ, khuyến nông huyện đang ngày được trung tâm khuyến nông tỉnh và các viện quan tâm. Bảng 4.2 KQ tập huấn kỹ thuật của trạm khuyến nông huyện Diễn Châu qua 3 năm (2006 - 2008) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tốc độ phát triển (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 07/06 08/07 BQ I. Tổng số lớp tập huấn lớp 250 100 252 100 255 100 100.8 101.19 100.99 1.Phân theo địa điểm tổ chức - Tổ chức tại huyện lớp 15 6 17 6.75 17 6.67 113.33 100 106.46 - Tổ chức tại xã lớp 235 94 235 93.25 238 93.33 100 101.28 100.64 2. Phân theo ngành - Trồng trọt lớp 167 66.8 153 60.71 153 60 91.62 100 96.72 - Chăn nuôi lớp 60 24 76 30.16 77 30.2 126.67 101.32 113.29 - Thuỷ sản lớp 23 0.92 23 9.13 25 9.8 100 108.7 104.26 II. Tổng số lượt người tham gia lượt người 23750 100 25270 100 25890 100 106.4 102.45 104.41 - Nam lượt người 7913 33.32 6317 25 6028 23.28 79.83 95.43 87.28 - Nữ lượt người 15837 66.68 18953 75 19862 76.72 119.67 104.8 111.99 III. Bình quân số người/lớp người/lớp 95 - 100 - 102 - 105.26 102 103.62 Nguồn: Báo cáo tổng kết của trạm khuyến nông Huyện Diễn Châu năm 2006,2007,2008 Tập huấn tại xã được tổ chức thường xuyên hơn. Thông thường khi có các mô hình trình diễn sắp được triển khai ở xã, hoặc có dịch hại, vấn đề về kỹ thuật thì khuyến nông viên xã đề nghị với trạm khuyến nông huyện tổ chức ra các lớp tập huấn. Các lớp này sẽ do UBND xã cùng với trạm khuyến nông phối hợp tổ chức. Thành phần tham gia gồm các cán bộ khuyến nông viên xã, xóm trưởng, xóm phó của các xóm và bà con nông dân có nhu cầu. Ngoài ra hiện nay có một số lớp tập huấn kỹ thuật do các cán bộ của xóm và hội nông dân xã phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức. Đây là lớp tập huấn do doanh nghiệp hoàn toàn tài trợ cả về kinh phí và cán bộ giảng dạy. Mục đích của các công ty tổ chức những lớp này là nhằm hỗ trợ bà con nông dân về kỹ thuật sản xuất đồng thời quảng bá sản phẩm của mình. Hiện nay, nông dân huyện Diễn Châu đã ý thức được, muốn đạt hiệu quả trong quá trình sản xuất nông nghiệp thì phải thay đổi hướng sản xuất, từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang sản xuất hàng hoá theo định hướng thị trường. Quá trình chuyển đổi người dân gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ dịch hại. Vì vậy mà họ có nhu cầu đuợc cung cấp những kiến thức thiết yếu. Do nhu cầu của người dân ngày càng tăng nên số lớp tập huấn cũng tăng từ 250 lớp năm 2006 lên 255 lớp 2008, dẫn đến số người tham gia các lớp tập huấn tăng qua các năm, bình quân 3 năm tăng 4%, trong đó nam giới tham gia các buổi tập huấn ít hơn nữ giới, nguyên nhân là do nam giới phải đi kiếm việc làm thêm để tăng thu nhập cho gia đình. Nam giới thường tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi nuôi lợn siêu nạc, nuôi gà thịt, nuôi bò lai sin… và mô hình nuôi trồng thuỷ sản nuôi cá tra thương phẩm, nuôi cá rô phi đơn tính, nuôi heo…Nữ giới thường chiếm số đông trong các lớp tập huấn về trồng trọt trồng dưa hấu, lạc, lúa… Số lượt người tham gia ở mỗi lớp khuyến nông là quá đông (100 đến 102 lượt người/ lớp). Đây là một yếu tố làm giảm đi khả năng tiếp thu của người dân trong các buổi tập huấn. Nhìn chung, trong 3 năm qua hoạt động tập huấn diễn ra ở huyện Diễn Châu rất nhiều. Hoạt động này đã giúp bà con nông dân trong việc giải quyết những khó khăn trong quá trình sản xuất, giảm thiệt hại do dịch hại gây ra. Tuy nhiên, các lớp tập huấn vẫn là do yêu cầu từ phía cán bộ. Khi khuyến nông viên xã thấy cần có lớp tập huấn thì đề nghị với trạm cùng tổ chức, rồi thông báo với bà con lịch của các buổi tập huấn, chứ không tham khảo ý kiến của nông dân. Điều này dẫn đến tình trạng sắp xếp lớp tập huấn không đúng thời điểm, dẫn đến chất lượng các lớp tập huấn chưa cao. b) Hoạt động thông tin tuyên truyền Đây là hoạt động cần thiết của công tác khuyến nông, nó giúp bà con nông dân nắm được những chủ trương chính sách của Nhà nước, những kỹ thuật cơ bản trong sản xuất, và cách phòng trừ sâu bệnh. Thông thường thông tin được đến với bà con nông dân thông qua nhiều kênh, phổ biến nhất là qua các lớp tập huấn và đài phát thanh xã, xóm. Ngoài ra trạm còn khuyến khích tìm hiểu qua sách báo hàng tháng các xã đều được phát các tạp chí nông nghiệp do trung tâm khuyến nông tỉnh biên soạn, các tờ hướng dẫn kỹ thuật trong các bao giống, các buổi phát thanh chuyên đề, băng đĩa truyền hình về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp. Bảng 4.3 Một số hình thức thông tin tuyên truyền được thể hiện qua 3 năm Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 Tốc độ phát triển (%) 07/06 08/07 BQ 1. Buổi phát thanh chuyên đề buổi 60 68 74 113.33 108.82 111.08 2. Tờ quy trình kỹ thuật SXNN tờ 3689 3794 4521 102.85 119.16 111 3. Tạp chí nông nghiệp Nghệ An tờ 925 1252 1540 135.35 123 129.18 4. Băng truyền hình về kỹ thuật SXNN băng 280 310 328 110.71 105.81 108.26 Nguôn: Trạm khuyến nông huyện Diễn Châu Trong tình hình kinh tế thị trường, nguồn thông tin đóng vai trò vô cùng quan trong đối với việc sản xuất của bà con nông dân. Vì vậy, trong những năm qua, trạm khuyến nông đã không ngừng tăng khả năng cung cấp thông tin về kỹ thuật sản xuất cho bà con nông dân toàn huyện. Nguồn thông tin tăng lên trên tất cả các kênh được thể hiện qua bảng 4.3. Tăng mạnh nhất là nguồn thông tin từ tạp chí nông nghiệp. trong 3 năm tăng đến 29.18%. Nguyên nhân là nội dung của các tạp chí rất thiết thực với bà con nông dân. Trong báo có phần “ Tấm gương người làm kinh tế giỏi” đã làm cho nhiều người dân nhìn đó mà noi theo. Vì vậy mà huyện quyết định tăng lượng thông tin từ kênh này. c)Hoạt động xây dựng mô hình trình diễn Xây dựng mô hình trình diễn là một nội dung quan trọng của công tác khuyến nông. Hoạt động này nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của KTTB, trên cơ sở đó thuyết phục nông dân ứng dụng và nhân rộng mô hình sản xuất. Do vậy, đây luôn được coi là nội dung chủ đạo trong công tác khuyến nông của trạm. Trong những năm qua, những mô hình của trạm thực hiện đã có kết quả đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Hoạt động này đã tác động mạnh mẽ đến năng suất, chất lượng của cây trồng, vật nuôi trong toàn huyện. Nhìn vào bảng 4.4 ta thấy, hoạt động mô hình trình diễn được thực hiện trên 3 lĩnh vực Trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản. Nội dung thực hiện chủ yếu là trồng trọt (17 mô hình) và nuôi trồng thuỷ sản (11 mô hình), mô hình chăn nuôi có ít mô hình được thực hiện hơn (chỉ có 3 mô hình được triển khai). Nguyên nhân là do thời tiết khắc nghiệt, tình hình dịch hại diễn ra phức tạp, nên khả năng rủi ro cho các mô hình chăn nuôi là rất cao. Vì vậy, trạm khuyến nông đã ít đưa các mô hình chăn nuôi vào thử nghiệp trên các địa bàn trong huyện. Bảng 4.4 Tiếp quản xây dựng MH trình diễn qua 3 năm (2006-2008) Tên mô hình Số lượng Địa điểm 1. Trồng trọt 17 - Mô hình thâm canh lạc sắn dầu 30 2 Diễn Trung, Diễn Phú - Mô hình cánh đồng có thu nhập cao 2 Diễn Thành, - Mô hình thâm canh cỏ dung bô 2 Diễn Mỹ, Diễn Lâm - Mô hình thâm canh lạc L14 2 Diễn Phong, Diễn Mỹ - Mô hình trồng đậu tương 2 Diễn Mỹ, Diễn Phong - Mô hình thâm canh khoai tây 2 Diễn Xuân, Diễn Trung - Mô hình dưa hấu 1 Diễn Phong - Mô hình lạc phủ ni lông 2 Diễn Phong, Diễn Mỹ - Mô hình lúa lai 2 Diễn Trường, Diễn Kỹ 2. Chăn nuôi 3 - Mô hình nuôi gà thịt 1 Diễn Lâm - Mô hình nuôi bò lai sin 2 Diễn Mỹ, Diễn Lâm 3. Thuỷ sản 11 - Mô hình nuôi cá tra thương phẩm 3 Diễn Ngọc, Diễn Mỹ - Mô hình nuôi nghêu 3 Diễn Hùng, Diễn Vạn, Diễn Mỹ - Mô hình sử dụng máy thức ăn nuôi cá giá rẽ 2 Diễn Đoài, Diễn Yên - Mô hình ép cá rô phi qua đông 2 Diễn Yên - Mô hình nuôi cá rô phi đơn tính 1 Diễn Yên - Mô hình nuôi cá – lúa 2 Diễn Đoài, Diễn Lợi Nguồn: Báo cáo tổng kết của trạm khuyến nông huyện năm 2006, 2007, 2008 Trong 3 năm qua, Trạm khuyến nông huyện Diễn Châu đã thực hiện được 31 mô hình trên địa bàn 15 xã. Trong đó, xã Diễn Mỹ và xã Diễn Phong là hai xã có nhiều mô hình được thực hiện nhất. Trong các mô hình được thực hiện có rất nhiều mô hình thành công như mô hình trồng dưa hấu ở Diễn Phong, mô hình thâm canh lạc L14 ở Diễn Phong và Diễn Mỹ , mô hình nuôi cá rô phi đơn tính ở Diễn yên, mô hình nuôi cá – lúa (mô hình kết hợp cá và lúa)…đã làm thay đổi lớn tới kết quả sản xuất của bà con nông dân. Tuy nhiên, cũng có nhiều mô hình không mang lại hiệu quả như Mô hình nuôi gà thịt, mô hình nuôi cá tra thương phẩm đã làm thiệt hại cho nông dân hàng chục triệu đồng. 4.1.3 Một số mô hình khuyến nông của trạm khuyến nông huyện Diễn Châu a) Mô hình trồng dưa hấu Mô hình trồng dưa hấu là một mô hình mang vai trò chiến lược của huyện Diễn Châu. Mô hình thành công làm cho huyện mạnh dạn thay đổi hướng đi cho sản xuất nông nghiệp của huyện Từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang sản xuất theo hướng hàng hoá, định hướng thị trường. Nắm bắt được thị trường đang cần nhiều mặt hàng phục vụ cho nhu cầu giải khát, đặt biệt là những mặt hàng sạch. Phòng Nông Nghiệp huyện Diễn Châu đã mạnh dạn đề nghị với tỉnh thực hiện mô hình trồng dưa hấu sản xuất theo hướng an toàn. Được sự đồng ý của tỉnh, UBND huyện đã ủy thác cho trạm khuyến nông huyện triển khai mô hình khuyến nông. Xã Diễn Phong là xã được chọn làm địa bàn thực hiện mô hình này. Với sự có gắng của cả nông dân và cán bộ, mô hình trồng dưa hấu đã mang lại kết quả như mong muốn. Diện tích đất trồng dưa không ngừng được mở rộng từ 1 ha 2006 đã mở rộng phạm vi áp dụng ra 35 ha năm 2008. Do mô hình bước đầu dành được thành công nên ngoài những hộ được chọn làm mô hình dưa ra còn có nhiều mộ khác đã làm theo. Vì thế mà số hộ tham gia vào mô hình cũng tăng rất nhanh. Năm 2006 mới chỉ có 20 hộ thực hiện, đến 2008 đã có tới 950 hộ tham gia trên địa bàn toàn huyện. Do trong quá trình sản xuất bà con đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, có sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật của các cán bộ khuyến nông, cộng với thời tiết thuận lợi nên năng suất dưa hấu/ha cũng tăng lên qua các năm, từ 32 tạ/ha năm 2006 đến năm 2008 đã lên đến 36.75 tạ/ha, tốc độ tăng bình quân trong 3 năm là 107.17%. Bảng 4.5 Kết quả sản xuất của MH trồng Dưa hấu của huyện Diễn Châu (2006 -2008) Chỉ tiêu ĐVT Năm Tốc độ phát triển (%) 2006 2007 2008 07/06 08/07 BQ 1. Diện tích ha 1 5 35 500 700 600 2. Năng suất tấn/ha 32 34.5 36.75 107.81 106.52 107.17 3.Sản lượng tấn 32 172.5 1286.3 539.06 745.68 642.37 4.Số hộ tham gia hộ 20 68 950 340 1397.06 868.53 5.Giá bán bình quân 1000 đồng/kg 2 2.6 3 130 115.38 122.69 6. Giá trị sản lượng tr.đ 64 344.5 2606 538.2813 756.46 647.37 7.Chi phí/ha tr.đ/ha 16.5 18.9 21.6 114.55 114.29 114.41 80. Tổng Chi phí tr.đ 16.5 94.5 756 572.72 800 686.36 9. Tổng thu nhập tr.đ 47.5 250 1850 526.32 740 633.16 10. Thu nhập/1ha tr.đ 47.5 50 52.86 105.26 105.72 105.49 Nguồn: Bảng tổng kết hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện Diễn Châu năm 2006, 2007, 2008 Tuy tổng chi phí tăng lên qua các năm do giá cả vật tư nông nghiệp tăng, thu nhập đạt được trên một đơn vị diện tích không giảm mà còn tăng nhanh năm 2006 thu nhập/1 ha là 47.5 triệu đồng, đến năm 2008 đã là 52.86 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân trong 3 năm là 105.49%. Nguyên nhân là do mô hình dưa hấu là loại dưa sản xuất theo hướng dưa sạch an toàn, nên sản phẩm sản xuất ra ngày được thị trường đánh giá cao. Do đó giá cả của dưa hấu tăng qua các năm từ 2 nghìn đồng/kg năm 2006 đến 3 nghìn năm 2008, bình quân trong 3 năm tăng 122.69%. Vì vậy lợi nhuận thu được trên một đơn vị diện tịch cũng tăng, tổng diện tích tăng, giá tăng không những bù được chi phí do giá vật tư tăng mà còn mang lại lợi nhuận lớn cho bà con nông dân trồng dưa. Như vậy, mô hình dưa hấu đã đem lại hiệu quả cao, góp phần làm tăng thu nhập cho bà con nông dân huyện Diễn Châu. b) Mô hình nuôi gà thịt Mô hình chăn nuôi ở huyện Diễn Châu trong 3 năm qua là không nhiều (chỉ có 3 mô hình được triển khai). Nguyên nhân là do thời tiết ở huyện tương đối khắc nghiệt, nên thường xây ra dịch bệnh, làm thiệt hại lớn cho Nhà nước và nhân dân. Tuy nhiên, do nhu cầu của thị trường về mặt hàng chăn nuôi rất cao, nên huyện cũng mạnh đưa một số mô hình chăn nuôi vào thử nghiệm. Kết quả đạt được Có mô hình thành công, nhưng cũng có mô hình thất bại. Một trong những mô hình không mang lại hiệu quả là mô hình gà thịt nuôi theo hướng nuôi thả vườn. Mô hình bắt đầu triển khai vào năm 2007, Diễn Lâm là địa bàn được chọn làm địa điểm thực hiện, với 17 hộ được chọn tham gia mô hình, những hộ tham gia được hộ trợ 50%, về con giống, thuốc thú y. Do mô hình được thực hiện đúng vào những năm dịch hại xẩy ra nên số gà đã bị chết và thiêu hủy hơn 1 nữa, dịch diễn ra vào lúc gà đã đến giai đoạn sắp bán được nên thiệt hại lại càng cao. Tổng số sản lượng gà khi thu hoạch năm 2007 là 0.55 tấn, giá bán ở mức 22 nghìn đồng/kg. Do số gà chết nhiều nên bà con nông dân thiệt hại rất lớn, làm cho thu nhập/ kg gà chỉ có 6.2 nghìn/kg gà, rất thấp so với công sức mà họ bỏ ra. Đến năm 2008, do vẫn còn tài trợ từ dự án nên vẫn có 8 hộ tham gia mô hình, giảm đi so với năm 2008 là 0.5 lần, khi tổng kết, thu nhập/1kg gà (sau khi trừ chi phí) bằng 0. Đến năm 2009 không có gia đình nào tham gia mô hình. Mô hình hoàn toàn thất bại làm thiệt hại hàng chục triệu đồng của nhà nước vào dự án. Tuy mô hình thất bại phần lớn là do điều kiện khách quan, nhưng đi sâu hơn tìm hiểu các hộ nông dân tham gia dự án thì sự phân công công việc của trong mô hình có phần không hợp lý cũng là một nguyên nhân làm mô hình thất bại. Bảng 4.6 Kết quả MH nuôi gà thịt của huyện Diễn Châu (2007-2008) Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh (lần) 2007 2008 08/07 1. Số lượng con 1200 600 0.5 2. Số người tham gia hộ 17 7 0.41 3. Tổng sản lượng tấn 0.55 0.29 0.53 4. Giá bán bình quân 1000 đồng/kg 22 20 0.90 5. Tổng giá trị tr.đ 12.1 5.8 0.48 6. Tổng chi phí tr.đ 11.56 5.79 0.5 7. Tổng thu nhập tr.đ 0.54 0.01 0.02 8. Thu nhập/kg gà tr.đ 0.00062 0.00 0.013 Nguồn: Báo cáo tổng kết của trạm khuyến nông huyện Diễn Châu năm 2007, 2008 c)Mô hình nuôi cá rô phi đơn tính Do đặc điểm tự nhiên của huyện có nhiều sông ngòi, phía đông giáp biển nên rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản. Từ lâu nuôi trồng thuỷ sản là một trong những ngành sản xuất chính của huyện, có rất nhiều mô hình cho ngành nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên chỉ có một số ít mô hình mang lại hiệu quả, một số cho hiệu quả thấp. Các mô hình đạt được hiệu quả như mô hình nuôi nghêu, mô hình nuôi cá tra thương phẩm, mô hình cá - lúa, mô hình nuôi cá rô phi đơn tính… Trong đó mô hình nuôi cá rô phi đơn tính là một trong những mô hình mang lại hiệu quả cao nhất. Xã Diễn Yên là xã được chọn làm địa bàn thực hiện mô hình, 10 hộ được chọn đó là hộ có nhiều năm nuôi cá, kinh nghiệm vững chắc, với tổng diện tích là 37 ha, chi phí cho mô hình là 112.25 triệu đồng, sau khi bán sản phẩm trừ chi phí, tổng thu nhập là 247.39 triệu đồng, thu nhập/ha thu được từ mô hình là 24.739 triệu đồng. Đến năm 2008 số hộ tham gia đã lên tới 20 hộ gấp 2 lần so với năm 2007, diện tích cũng tăng lên từ 37 ha lên 50 ha, tổng thu nhập là 558.5 triệu đồng, thu nhập bình quan trên 1 đơn vị diện tích từ mô hình là 27.925 triệu đồng. Năm nay mô hình đang được nhân rộng khắp các địa bàn huyện. Nguyên nhân dẫn đến thành công của mô hình là sự kết hợp nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố về giới. Bảng 4.7 Kết quả MH nuôi cá rô phi đơn tính của huyện Diễn Châu (2007 - 2008) Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh (lần) 2007 2008 08/07 1. Diện tích ha 37 50 1.53 2. Số hộ tham gia hộ 10 20 2 3. Năng suất bình quân tấn/ha 0.81 1.08 1.33 4. Sản lượng tấn 29.97 54 1.8 5. Giá bán bình quân 1000 đồng/kg 12 15 1.25 6. Giá trị sản lượng tr.đ 359.64 810 2.25 7.Tổng chi phí tr.đ 112.25 251.5 2.24 8.Tổng thu nhập tr.đ 247.39 558.5 2.25 9. Thu nhập/ha tr.đ 6.69 11.17 1.67 Nguồn: Báo cáo tổng kết của trạm khuyến nông huyện Diễn Châu năm 2007,2008 Ø Nhận xét chung hoạt động khuyến nông của trạm Nhìn chung các cán bộ khuyến nông huyện tích cực trong quá trình hoạt động. Với các mô hình trình diễn, cán bộ trực tiếp đi giám sát và chỉ đạo các mô hình, khi có các vấn đề khó khăn xảy ra thì cán bộ cùng nông dân giải quyết. Tất cả các xã đều có khuyến nông viên, trình độ chuyên môn của các khuyến nông viên khá đồng đều, tất cả các khuyến nông viên đã qua đào tạo ít nhất là trung cấp, ở họ có sự đam mê trong nghề nghiệp. Hoạt động khuyến nông trạm luôn có sự kết hợp chặt chẽ giữa trạm và cơ sở. Trong 3 năm vừa qua trạm đã triển khai nhiều mô hình đem lại thành công nhất định, mạng lại lợi nhuận và làm thay đổi kết quả sản xuất cho người dân, đặc biệt là người dân ở vùng có dự án. Tuy nhiên, do trong đội ngũ khuyến nông còn thiếu cán bộ chuyên ngành nên hoạt động khuyến nông còn thiếu nội dung. Trong các lớp tập huấn mới chỉ thiên về tập huấn kỹ thuật, chưa có những lớp tập huấn cho nông dân cách tiếp cận thị trường, cách tổ chức sản xuất… Do đó nông dân còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất như sản xuất theo phong trào, sản phẩm làm ra được mùa nhưng không có nơi tiêu thụ nên thường bị các nhà buôn ép giá. Nữ giới chưa được nắm giữ các chức vụ cao trong bộ máy lãnh đạo. Mạng lưới khuyến nông cơ sở còn ít nữ giới tham gia. Trợ cấp cho khuyến nông viên quá thấp, vì vậy mà họ không phát huy được hết khả năng của mình vào hoạt động khuyến nông. 4.2 Tìm hiểu vai trò của giới trong một số mô hình chủ yếu của trạm khuyến nông huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An 4.2.1 Vai trò cuả giới trong hoạt động khuyến nông ở Xã Diễn Yên, Diễn Lâm, Diễn Phong. a) Sự tham gia của giới trong các lớp tập huấn kỹ 3 năm (2006 - 2008) Để đáp ứng được nhu cầu của bà con nông dân về kỹ thuật sản xuất, trạm khuyến nông huyện Diễn Châu và UBND xã phối hợp tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật cho bà con nông dân. Với sự cố gắng của của UBND xã và trạm khuyến nông huyện, 3 năm qua trên địa bàn ba xã trên đã tổ chức được 83 lớp tập huấn với các nội dung trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản. Số người tham gia tập huấn khá lớn, dao động từ 100 người đến 105 người/lớp, nhưng tỷ lệ nam giới và nữ giới ở từng nội dung tập huấn là khác nhau. Nhìn vào bảng trên ta thấy Số lớp tập huấn được tổ chức trong 3 năm qua là khá cao, hầu hết các lớp tập huấn đều do nữ tham dự là chính. Tổng số người tham gia tập huấn có tất cả là 8466 lượt người tham gia, trong đó nam giới 2823 lượt người, nữ giới 5643 lượt người, tỷ lệ nữ giới tham gia lớp nhiều gấp 2 lần nam giới. Tuy nhiên, trong các lớp có nội dung khác nhau thì tỷ lệ nữ giới và nam giới tham gia các lớp tập huấn cũng rất khác nhau. Bảng 4.8 Tập huấn kỹ thuật của xã Diễn yên, Diễn Lâm, Diễn Phong trong 3 năm (2006-2008) Chỉ tiêu ĐVT Tổng Nam Nữ So sánh (Nữ/Nam) (Lần) Tổng số lớp tập huấn lớp 83 - - - 1.Tổng số lượt người tham gia lượt người 8466 2823 5643 2 2. Mức độ tham gia các lớp tập huấn - Trồng trọt lượt người 6346 1057 5289 5 - Chăn nuôi lượt người 1560 452 1108 2.45 - Thuỷ sản lượt người 560 450 110 0.24 Nguồn: Báo cáo tổng kết của khuyến nông viên xã Diễn Yên, Diễn Lâm, Diễn Phong năm 2006, 2007, 2008 Ở trồng trọt có số buổi tập huấn nhiều nhất (52 lớp trong 83 lớp), tiếp đến là các lớp chăn nuôi. Trong các lớp tập huấn trồng trọt, nữ giới chiếm tỷ lệ cao gấp 5 lần so với nam giới), lớp chăn nuôi thì sự chênh lệch ít hơn so với lớp trồng trọt, nhưng vẫn còn cao (nữ giới gấp 2.45 lần so với nam giới). Nguyên nhân là do Trồng trọt, chăn nuôi vẫn là ngành sản xuất chính, đóng vai trò chủ đạo của nền nông nghiệp huyện, nên số lớp tập huấn về trồng trọt được ưu tiên hơn. Nữ giới là người tham gia chính ở các buổi này vì họ là những người đóng vai trò quan trọng trong tất cả các khâu công việc trồng trọt và chăn nuôi. Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp ở Diễn Châu đã có sự chuyển biến theo hướng thị trường nhưng đang còn chậm. Đa số nông dân của huyện vẫn đang còn sản xuất theo hướng cũ (tự cung tự cấp là chính) . Nên kết quả sản xuất thường không cao, chưa thể đáp ướng được nhu cầu cuộc sống. Vì vậy, hầu như ở các gia đình này đều phải tìm công việc phụ như thợ xây, bán hàng rông, bốc vác, xe ôm…để tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Thường nam giới là người đi làm thêm, nữ giới lo việc gia đình và đồng áng, nên nữ giới luôn chiếm tỷ lệ cao trong các lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi. Các lớp nuôi trồng thuỷ sản thì ngược lại. Nam giới là người chiếm tỷ lệ cao trong các lớp tập huấn ( nữ giới gấp 0.24 lần nam giới). Tổng số lớp tập huấn thuỷ sản là 5 lớp với 560 lượt người tham gia, trong đó nam là chiếm đến 80%, nguyên nhân là do - Nuôi trồng thuỷ sản là ngành sản xuất theo hướng hàng hoá. Hầu như các hộ gia đình tham gia mô hình này đều sản xuất với quy mô lớn, và cho kết quả cao. Vì vậy mà mô hình thu hút được nam giới tham gia nhiều hơn. - Nuôi trồng thuỷ sản là có nhiều kiến thức mới nên kiến thức sẽ khó hiểu hơn mô hình trồng trọt và chăn nuôi. Vì vậy, cần người phải có đủ thời gian, ngoài đi tập huấn kỹ thuật còn phải tham khảo thêm kiến thức bên ngoài. Trong khi đó người phụ nữ được học hành ít hơn nam giới, it điều kiện tiếp xúc với các nhà nuôi trồng thuỷ sản giỏi, lại không có cảm hứng tìm hiểu sách vở. Kiến thức tập huấn không được thực hành ngay sẽ quên. Nam giới là người nên đi tập huấn. - Ngoài ra trong quá trình nuôi trồng thủy sản nam giới thường là người đóng vai trò quan trọng của cả quá trình. Đặc biệt, khi sản phẩm đã gần đến ngày thu hoạch phải được bảo vệ gần như 24/24. Nữ giới chỉ có thể chăm coi ban ngày, còn ban đêm sẽ có rất nhiều khó khăn vì lý do sức khoẻ, con cái, công việc gia đình… vì vậy công việc này cần đến sự đảm nhiệm của nam giới. - Mô hình thuỷ sản là mô hình cần có sự đầu tư cả vốn và sức lao động nhiều, kết quả mang lại cũng rất cao nên mô hình thu hút được sự tham gia của nam giới là rất cao. Về chất lượng của các buổi tập huấn. Trong quá trình điều tra thu thập số liệu về chất lượng của các buổi tập huấn thì mọi người đều cho nhận xét là nội dung tập huấn là thiết thực và cần thiết trong quá trình sản xuất của bà con nông dân, các cán bộ khuyến nông nhiệt tình, giảng dạy dễ hiểu. Tuy nhiên với thời lượng thời gian ngắn, kiến thức mà khuyến nông truyền đạt lại nhiều, và mới cộng thêm nhiều công việc phải lo nghĩ nên bà con hầu như không thu được nhiều kiến thức sau một buổi tập huấn. Chúng tôi nhận được một lời tâm sự từ một bác nông dân trong quá trình thu thập số liệu Hộp 4.2 Học cần phải gắn với hành “Cán bộ nói rất dễ hiểu, đang ở trong lớp tôi nhớ lắm, nhưng về nhà lợn gà, giặt giũ, cơm nước xong là không nhớ chi nữa, nếu như cán bộ bày cho chúng tôi tại ruộng thì chúng tôi sẽ nhớ được lâu hơn”. Mai Thị Hiền – Nông dân xã Diễn Yên. Do công việc hàng ngày của người nông dân là rất nhiều, đặc biệt là người phụ nữ trong gia đình. Bảng 4.9 Quỹ thời gian trong ngày của nữ giới Chỉ tiêu Đơn vị tính BQ/người Cao nhất Thấp nhất - Số giờ nội trợ trong ngày giờ 3.57 5.80 1.70 - Tỷ lệ thời gian nội trợ trong ngày % 14.88 24.17 7.08 - Số giờ nghỉ ngơi trong ngày giờ 10.55 13 7 - Tỷ lệ thời gian nội trợ trong ngày % 43.96 54.17 29.17 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Ngoài công việc ở đồng ruộng ra, phụ nữ nông thôn còn phải gánh vác một khối lượng công việc tương đối lớn của gia đình. Tuy công việc này không năng nhọc nhưng nó chiếm nhiều thời gian. Qua thu thập từ phiếu điều tra, thông thường người phụ nữ phải làm công việc nhà mất từ 1.70 đến 5.80 giờ trong 1 ngày. Điều này đã làm quỹ thời gian nghỉ ngơi trong ngày ít đi (thời gian nghỉ ngơi nhiều nhất là 13, ít nhất là 7giờ). Trung bình mỗi người phải dành ra 3.57giờ cho công việc gia đình, thời gian nghỉ ngơi trung bình trong ngày còn 10.55 giờ. Với lượng thời gian này họ chủ yếu là nghĩ ngơi. Họ ít có thời gian cho riêng mình, thời gian để tham khảo các tài liệu tập huấn hay các tài liệu khác. Kiến thức mà họ tiếp thu được từ lớ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctoan_ da sua.doc
Tài liệu liên quan