Luận văn Vấn đề xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TẦM QUAN TRỌNG VÀ NỘI DUNG, YÊU CẦU CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY 7

1.1. Đạo đức mới và tầm quan trọng của việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá 7

1.2. Nội dung, yêu cầu của việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá 35

Chương 2: ĐẠO ĐỨC MỚI CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 56

2.1 Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay 56

2.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay 78

KẾT LUẬN 106

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

 

 

doc113 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4647 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uồn tài nguyên lớn nhất của quốc gia, vai trò của giới trí thức không ngừng tăng lên với tư cách là nguồn lực quan trọng của sự phát triển. Trong hoàn cảnh đó, sinh viên Việt Nam - nguồn dự trữ chủ yếu bổ sung cho đội ngũ tri thức trong tương lai có vai trò hết sức to lớn.       Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII khẳng định: “Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững” [11, tr.19]. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta đặt ra yêu cầu rất lớn về nguồn lực con người, vì nó quyết định sự thành bại của quá trình đó. Đó là nguồn lao động có trí tuệ cao, tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt. Đứng trước yêu cầu đó, các thế hệ sinh viên cần được giáo dục và đào tạo một cách có hệ thống, được rèn luyện và phát triển toàn diện nhân cách. Thông qua hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động chính trị - xã hội tạo ra một lớp người lao động mới. Họ là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, có tri thức, năng lực làm chủ khoa học - công nghệ tiên tiến, có khả năng đổi mới và hiện đại hoá những công nghệ truyền thống, từng bước xây dựng công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong bài phát biểu tại Đại hội lần thứ V Hội Sinh viên Việt Nam, Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười khẳng định: “sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội có thành công hay không, đất nước ta bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, chủ yếu do thế hệ thanh niên hiện nay quyết định; trong đó sinh viên là bộ phận có vai trò hết sức quan trọng” [62, tr.177].       Để có được nhân cách sinh viên phát triển toàn diện, đáp ứng được nhu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thì không còn con đường nào ngắn hơn và tốt hơn là việc tăng cường giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức mới cho sinh viên.       Thứ hai : Xây dựng đạo đức mới cho sinh viên phải trên cơ sở kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc với những giá trị đạo đức phổ quát của nhân loại.            Trong quá trình đổi mới của đất nước, dưới sự tác động của hội nhập kinh tế thế giới và toàn cầu hoá, hệ thống giá trị đạo đức xã hội hiện nay có sự đan xen giữa hệ giá trị đạo đức truyền thống và hệ giá trị đạo đức của nhân loại.       Xây dựng đạo đức mới cho sinh viên hiện nay là chúng ta phải biết kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Như tình thần yêu nước, lòng nhân ái, thuỷ chung, yêu lao động, đức tính siêng năng, cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động sản xuất, ý thức cộng đồng, tình nghĩa…là những giá trị đạo đức mang tính ổn định tương đối được lưu truyền qua các thế hệ, góp phần điều chỉnh hành vi đạo đức của từng cá nhân và toàn xã hội. Tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã khẳng định: “Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc” [8, tr.111].       Sinh viên - một tầng lớp xã hội đặc thù, với đặc điểm tâm sinh lý tuổi trẻ: năng động, dễ tiếp thu cái mới v.v. nhưng chính độ tuổi này cũng có những hạn chế nhất định, nhất là việc kế thừa các giá trị truyền thống, trong đó có các giá trị đạo đức. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, không ít sinh viên có tư tưởng sùng ngoại, chạy theo lối sống thực dụng, các giá trị hiện đại có xu hướng lấn át các giá trị truyền thống tốt đẹp. Vì thế, càng đi sâu vào hội nhập với khu vực và thế giới, chúng ta càng phải giáo dục cho sinh viên biết kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức của dân tộc, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, biết tiếp biến tinh hoa văn hoá của nhân loại để không ngừng hoàn thiện mình.  Những giá trị đạo đức mang tính phổ quát của nhân loại như: quyền tự do, dân chủ, bình đẳng, công bằng v.v.. Đó là những giá trị đạo đức được nhân loại xây dựng nên qua rất nhiều thế hệ, trong bối cảnh hiện nay những giá trị đạo đức đó cần phải được tăng cường giáo dục lại cho thế hệ trẻ các nước. Đất nước Việt Nam đã trải qua mấy chục năm chiến tranh, người dân Việt Nam thấu hiểu về sự tàn phá của chiến tranh và nỗi đau mất mát do chiến tranh để lại. Giáo dục cho thế hệ trẻ hôm nay, trong đó có tầng lớp sinh viên về giá trị: “Tự do, bình đẳng, bác ái”, để họ có ý thức đấu tranh bảo vệ những giá trị tốt đẹp của nhân loại. Giúp cho sinh viên hiểu được rằng: sự phát triển của đất nước Việt Nam hôm nay có sự đóng góp rất to lớn của các dân tộc yêu chuộng hoà bình trên thế giới. Thế hệ sinh viên hôm nay, bằng những việc làm cụ thể để mở rộng giao lưu hợp tác với tuổi trẻ các nước và cùng bắt tay tham gia vào xây dựng một thế giới hoà bình, dân chủ, bình đẳng, tiến bộ.       Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta đang được đặt lên vai những sinh viên trẻ tuổi hôm nay, họ không chỉ được tích luỹ về kiến thức mà còn được trang bị, giáo dục những chuẩn mực đạo của dân tộc và nhân loại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Tương lai của các dân tộc, tiền đồ của Tổ quốc và sự thắng lợi, phát triển của cách mạng phần lớn phụ thuộc vào giáo dục thanh niên. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” [60, tr.498].       Thứ ba: Xây dựng đạo đức mới cho sinh viên là kết quả của quá trình giáo dục tổng hợp về tri thức, niềm tin, lý tưởng.       Trong bối cảnh thế giới hiện nay, sự xâm nhập về kinh tế, văn hoá, các giá trị tinh thần giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ, đặc biệt là giữa những nước có trình độ kinh tế phát triển cao hơn, đang tác động không nhỏ tới thang bậc giá trị, các chuẩn mực của đời sống xã hội. Do vậy, chúng ta xây dựng đạo đức mới cho sinh viên là phải đẩy mạnh giáo dục tổng hợp về tri thức, niềm tin, lý tưởng.       Đại hội Hội sinh viên Việt Nam lần thứ VII đề ra khẩu hiệu hành động: “Sinh viên Việt Nam thi đua học tập, tiến quân vào khoa học, công nghệ, tình nguyện xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. khẩu hiệu hành động đó đã khẳng định tầm quan trọng của việc giáo dục tri thức cho sinh viên, giúp sinh viên có nhận thức và hành động đúng. Giáo dục tri thức cho sinh viên không chỉ là giáo dục về kiến thức chuyên môn, mà còn giáo dục các kiến thức về chính trị - xã hội, đặc biệt là giáo dục cho sinh viên truyền thống dân tộc, các giá trị đạo đức của dân tộc và nhân loại. Trong thực tế đã có rất nhiều sinh viên cùng với nhân dân tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng, sữa chữa nhà tình nghĩa, công trình giao thông, thuỷ lợi, điểm vui chơi. Họ còn tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tham gia chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, phổ cập tin học. Đây chính là thành quả của việc giáo dục tri thức cho sinh viên, giúp cho sinh viên tự tin và vững vàng hơn trong cuộc sống. Điều đó đã được khẳng định: Góp phần hình thành thế hệ sinh viên mới thiết tha với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức và lối sống lành mạnh, có sức khoẻ tốt: có năng lực học tập, rèn luyện toàn diện để tiếp cận và từng bước làm chủ khoa học, công nghệ; có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, khát vọng chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, tụt hậu; xung kích, tình nguyện tham gia phát triển kinh tế - xã hội [26, tr.368].       Tư tưởng, nhận thức chính trị của sinh viên trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ. Niềm tin của sinh viên vào Đảng và sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo ngày càng được củng cố vững chắc. Thái độ và ý thức chính trị của sinh viên được nâng lên theo xu hướng ngày càng tích cực.  Bảng 1.2: Đánh giá tâm trạng của sinh viên khi Việt nam gia nhập WTO STT Mức độ Năm 2006 Năm 2008 1 Rất phấn khởi 41,5% 53,3% 2 Bình thường 32,7% 23,7% 3 Có phần lo lắng 18,0% 22,3% 4 Rất lo lắng 1,8% 0,6% 5 Không quan tâm 2,4% 0,1%       Nguồn: Kết quả điều tra của Viện nghiên cứu Thanh niên [23, tr.57].        Bên cạnh các yếu tố tích cực cơ bản trên, còn một bộ phận sinh viên chưa xác định rõ lý tưởng cách mạng, ngại học tập lý luận chính trị, ngại tham gia các hoạt động xã hội, đoàn thể, ý chí phấn đấu chưa cao. Cho nên, cần phải đẩy mạnh giáo dục niềm tin, lý tưởng cho sinh viên, xây dựng đạo đức mới trở thành nền tảng tinh thần trong đời sống của sinh viên.       Theo chúng tôi, để xây dựng đạo đức mới trở thành nền tảng tinh thần, cần nhấn mạnh giáo dục niềm tin, lý tưởng với nội dung sau:       Thứ nhất, giáo dục cho sinh viên thấy được bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó trang bị cho sinh viên thế giới quan duy vật biện chứng, giúp sinh viên nhìn nhận đúng đắn về tự nhiên xã hội và con người, có niềm tin khoa học vào mục tiêu cách mạng và có hành động đúng đắn.       Thứ hai, giáo dục cho sinh viên nhận thức được các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Mỗi sinh viên phải trở thành một công dân gương mẫu. Sống, học tập và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.       Thứ ba, giáo dục cho sinh viên có nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đây là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử. Làm cho sinh viên thấy được thái độ, trách nhiệm của mình trước dân tộc, đất nước với mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội, công bằng, dân chủ, văn minh”.       Thứ tư, giáo dục cho sinh viên tin tưởng vào tương lai của đất nước, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.       Xây dựng đạo đức mới cho sinh viên, là góp phần: Xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hoá, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh hội nhập quốc tế, có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp trong lao động tập thể, trở thành những công dân tốt của đất nước [18, tr.43]. Tiểu kết chương 1 Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức luôn biến đổi cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Sự hình thành và phát triển của đạo đức gắn liền với phương thức sản xuất, với các hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Lịch sử phát triển của đạo đức đã tồn tại nhiều kiểu đạo đức khác nhau, phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các giai đoạn trong lịch sử khác nhau: Đạo đức cộng sản nguyên thuỷ, đạo đức phong kiến, đạo đức tư sản, đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Mỗi kiểu đạo đức có vai trò nhất định trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, mặt khác nó đánh giá mức độ giải phóng con người và các giá trị nhân đạo của cuộc sống. Đạo đức mới - đạo đức cộng sản chủ nghĩa, là đạo đức của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động. Đạo đức mới thể hiện khả năng giải phóng nhân loại khỏi mọi áp bức, bóc lột, xây dựng một xã hội có “tính người”, giá trị nhân văn sâu sắc. Để phát huy hết các giá trị của đạo đức mới - đạo đức cộng sản chủ nghĩa, làm cho nó trở thành hành trang trong cuộc sống của mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ nói chung, tầng lớp sinh viên nói riêng đòi hỏi tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên. Giáo dục đạo đức mới cho sinh viên Viêt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay cần tập trung vào những nội dung cơ bản sau đây: Giáo dục ý thức tự giác, sáng tạo, trong học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên theo tinh thần “Học tập - sáng tạo - hội nhập - phát triển”; Giáo dục tinh thần tập thể, nêu cao chủ nghĩa tập thể cho sinh viên, tinh thần phục vụ nhân dân; Giáo dục chủ nghĩa yêu nước, tự hào tự tôn dân tộc kết hợp với chủ nghĩa quốc tế trong tình hình mới; Giáo dục chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Từ những nội dung đạo đức cần được xây dựng cho sinh viên được trình bày trên, để những nội dung đạo đức đó đi vào đời sống sinh viên cần phải quán triệt những yêu cầu của việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên trong bối cảnh toàn cầu hoá là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện những yêu cầu khách quan đó sẽ hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá đang tác động vào đời sống sinh viên nước ta Chương 2 ĐẠO ĐỨC MỚI CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 2.1. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1.1. Thực trạng đạo đức mới của sinh viên Việt Nam hiện nay và nguyên nhân của nó Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là lĩnh vực tinh thần của xã hội, đạo đức của sinh viên ở nước ta hiện nay đang chịu tác động rất lớn của quá trình toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang làm biến đổi to lớn đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có đạo đức của sinh viên. Vì vậy, chúng ta cần đánh giá đúng thực trạng đạo đức của sinh viên nước ta hiện nay, thấy được những mặt tích cực cũng như những biểu hiện tiêu cực. Từ đó, đưa ra những giải pháp cần thiết nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế sự suy thoái đạo đức trong một bộ phận sinh viên nước ta hiện nay. 2.1.1.1.Những biểu hiện tích cực, tiến bộ về đạo đức của sinh viên nước ta hiện nay Chúng ta đang đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội để tiến kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để đẩy nhanh quá trình đó, một trong những ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta là phát triển giáo dục - đào tạo, coi đó là “quốc sách hàng đầu”. Cùng với sự mở rộng không ngừng của hệ thống giáo dục đào tạo nước nhà, đào tạo Đại học, Cao đẳng nước ta trong mấy năm trở lại đây đã có sự phát triển nhanh chóng cả về chất lượng và số lượng. Hiện nay, số sinh viên cả nước là 1.540.201 người, trong đó số sinh viên đại học chiếm 76,20%, sinh viên Cao đẳng chiếm 23,80%; nữ sinh viên chiếm 55,32%; sinh viên là người dân tộc thiểu số có 11.592 người, chiếm 0,75% [34, tr.2] Sinh viên là những người có khả năng tiếp cận thông tin, tiếp thu kiến thức mới, có năng lực sáng tạo, năng động, tự tin. So với sinh viên trên thế giới, sinh viên Việt Nam nhìn chung được đánh giá cao về khả năng tư duy, sự chăm chỉ trong học tập và ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện. - Vấn đề nhận thức chính trị và tư tưởng của sinh viên Việt Nam hiện nay + Nhận thức, thái độ của sinh viên về nhiệm vụ học tập rèn luyện “Vì ngày mai lập thân, lập nghiệp”. Chúng ta đang bước vào nền kinh tế tri thức, hàm lượng chất xám được coi là tài nguyên vô giá đối với mọi quốc gia. Chính vì vậy, nhận thức, thái độ chính trị của sinh viên trước tiên được thể hiện ở sự nhận thức, thái độ về nhiệm vụ chính trị của họ là học tập, rèn luyện để ngày mai lập thân, lập nghiệp. Điều đó đòi hỏi Sinh viên phải phát huy cao độ truyền thống hiếu học của dân tộc, luôn chủ động, tích cực khắc phục mọi khó khăn, chuyên cần và sáng tạo vươn lên trong học tập, rèn luyện để trở thành tri thức trẻ có tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong lao động khoa học, tạo ra nhiều sản phẩm công nghệ cao để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Động cơ học tập của sinh viên: Đa số sinh viên hiện nay có ý thức tích cực, chủ động trong học tập. Họ hiểu rằng học tập là trách nhiệm và quyền lợi thiết thực của bản thân, là cơ sở để lập nghiệp sau này. Sinh viên xác định rõ mục đích của học tập là để có nghề tốt, thu nhập cao (71,6%), học để có kiến thức (68,4%) tạo hành trang vững chắc bước vào cuộc sống [23, tr.35] Đa số sinh viên có quan niệm và thái độ học tập đúng đắn: tích cực học tập, học ở trường, học ở nhà, học ở bạn, học ở thầy cô và học ở thực tiễn cuộc sống. Theo kết quả khảo sát của Hội Sinh viên thành phố Hồ Chí Minh có 31% sinh viên thành phố được hỏi trả lời chú trọng tự học ngoài giờ lên lớp. Xu hướng sinh viên đến thư viện ngày càng tăng. Sinh viên hiện nay đã tích cực hơn trong việc nắm vững tri thức, nắm vững chuyên môn nghề nghiệp, chủ động tiếp thu khoa học - công nghệ. Nhiều sinh viên đã tích cực tham gia các khoá bồi dưỡng tri thức, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, thậm chí có nhiều sinh viên học hai trường đại học, học ngoại ngữ, tin học để chuẩn bị cho các điều kiện cho lập nghiệp. Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu giáo dục: 70% sinh viên học thêm ngoại ngữ; 30% học thêm tin học, 25% học thêm nhiều môn khác [21, t.r44] Một điều thật đáng mừng là có tới 61,8% sinh viên cho rằng học để đóng góp và cống hiến cho xã hội. Nhiều sinh viên hiện nay đã xác định việc đạt được lợi ích cá nhân chỉ có thể có khi gắn với lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của tập thể. Vì vậy, sinh viên coi học tập là để phát triển bản thân đồng thời cũng là để phát triển đất nước. Thái độ học tập của sinh viên: Đa số sinh viên (64,8%) tự đánh giá mình không lười học nhưng cũng chưa chăm học; 20,6% tự nhận thấy mình chưa cố gắng trong học tập và chỉ có 12,6% cho rằng mình đã học tập chăm chỉ. Như vậy, thái độ học tập của phần đông sinh viên là chủ động, tích cực, nhưng chưa thật sự cố gắng nỗ lực của bản thân. Thực tế trên cho thấy nó tương ứng với kết quả học tập. Số lượng sinh viên học tập đạt kết quả trung bình càng ngày giảm đi, số sinh viên xuất sắc và giỏi càng tăng lên chiếm 7,47% [23, tr.36]. Ý thức tự học tập, tự nghiên cứu của sinh viên hiện nay: Ý thức tự học tập của sinh viên hiện nay có sự tiến bộ rõ rệt qua việc sinh viên thường tự học ở thư viện, học ngoài giờ lên lớp, tìm kiếm thông tin trên mạng. Điều đó được cụ thể bằng số sinh viên thường xuyên ôn bài một mình ngoài giờ lên lớp là 42,1% và thỉnh thoảng là 46,4%: thường xuyên đến thư viện đọc tài liệu là 19,9% và thỉnh thoảng là 59% [23, tr.36] + Nhận thức, thái độ và trách nhiệm của sinh viên đối với công cuộc đổi mới đất nước Năm 1986 Đảng ta đã tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, thành tựu của hơn 20 năm đổi mới đã được Đảng ta khẳng định: “Hai mươi năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử [17, tr.67]. Đóng góp vào thành tựu đó, có công rất lớn của các thế hệ sinh viên. Sinh viên ngày nay ngày càng phát huy được truyền thống của các thế hệ sinh viên đi trước, họ vẫn đang là lực lượng tiên phong đi đầu tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước. Thực tế, trong mấy năm qua sinh viên nước ta đã thể hiện được vai trò xung kích đi đầu trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, hình ảnh những sinh viên tình nguyện đến với nhân dân, đóng góp sức trẻ cho sự lớn mạnh của đất nước. Số sinh viên thể hiện rõ trách nhiệm của mình đối với đất nước và hăng hái tham gia chiếm 58,1%; số sinh viên ít quan tâm nhưng hy vọng vào vai trò bản thân chiếm 2,2% [23, tr.36]. Đánh giá tâm trạng của sinh viên khi nước ta gia nhập WTO (xem bảng 1.2) ta thấy được niềm tin và trách nhiệm của sinh viên đối với sự hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. + Niềm tin của sinh viên vào sự phát triển của đất nước Những thành tựu của hơn 20 năm đổi mới đất nước đã tác động tích cực tới nhận thức, thái độ chính trị của sinh viên. Sinh viên lạc quan, tin tưởng vào tương lai phát triển của đất nước là 12,5%; 76,8% lạc quan, phấn khởi về sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhưng còn nhiều băn khoăn. Những băn khoăn của sinh viên tập trung vào các vấn đề xã hội: tệ nạn ma tuý, mại dâm, tệ nạn tham nhũng, tình trạng lạm phát giá cả tăng nhanh, vấn đề việc làm của sinh viên khi ra trường. Chính vì vậy, chúng ta phải tập trung giải quyết tốt các tệ nạn trên thì công tác giáo dục chính trị tư tưởng mới có sức hút đối với sinh viên. + Ý thức phấn đấu trở thành đảng viên Phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là mục tiêu, lý tưởng của thanh niên Việt Nam. Kết quả điều tra của Viện nghiên cứu thanh niên cho thấy: Bảng 2.1: Nguyện vọng tham gia vào Đảng, vào Đoàn Mức độ nguyện vọng Vào Đảng Vào Đoàn Rất tha thiết 81,3% 82.4% Vào cũng được, không vào cũng được 14,1% 14,6% Không có nguyện vọng 4,6% 3% Nguồn: Điều tra tình hình tư tưởng và nhận thức chính trị của thanh niên trong giai đoạn hiện nay [22, tr.25]. Bảng 2.2: Động cơ phấn đấu vào Đảng, Đoàn TT Cảm nhận Vào Đảng Vào Đoàn 1 Đó là niềm vinh dự, tự hào 83,1% 79,8% 2 Để có điều kiện, môi trường phấn đấu, rèn luyện 82,6% 82,8% 3 Do truyền thống của họ hàng, gia đình 21% 18,7% 4 Đó là điều kiện và cơ hội để thăng quan, tiến chức 21,1% 15,6% 5 Để làm gương cho mọi người noi theo 48,3% 44,5% 6 Vào Đảng, vào Đoàn cho oai với mọi người xung quanh 3,8% 3,7% Nguồn: Điều tra tình hình tư tưởng và nhận thức chính trị của thanh niên trong giai đoạn hiện nay [22, tr.26]. Động cơ vào Đảng của sinh viên hiện nay nhìn chung là trong sáng, đúng đắn: bày tỏ nguyện vọng phấn đấu vào Đảng là có điều kiện, môi trường phấn đấu rèn luyện, coi đó là niềm tự hào của bản thân, gia đình. Có tới 77,3% sinh viên có nguyện vọng muốn vào đảng, tham gia xây dựng Đảng [23, tr.24]. Như vậy, có thể khẳng định rằng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cách mạng luôn được xác định là nhiệm vụ trung tâm và xuyên suốt trong các trường đại học và cao đẳng. Được các trường đại học, cao đẳng quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc nên đã thu được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, củng cố niềm tin, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho sinh viên. + Ý thức trách nhiệm vì cộng đồng Trong bối cảnh của toàn cầu hoá và phát triển nền kinh tế thị trường, sinh viên cũng chịu ảnh hưởng, tác động không nhỏ từ mặt trái của quá trình này. Họ đã và đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức trong học tập, cuộc sống. Tuy vậy, tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng của sinh viên không vì thế mà giảm sút. Điều này, thể hiện rõ nét nhất ở hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Theo số liệu điều tra của Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: có 71,1% số ý kiến sinh viên sẵn sàng tham gia hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng; 20,3% cho rằng sẵn sàng tham gia nhưng phải có chế độ, chính sách tốt; 8,6% trả lời chưa xác định. Thái độ của sinh viên trước các tiêu cực trong xã hội là thái độ tích cực, hăng hái trong đấu tranh chống cái xấu, tiêu cực trong xã hội. Có 25,4% sinh viên tích cực đấu tranh, kịp thời ngăn chặn chống cái xấu, tiêu cực trong xã hội; 65,6% sinh viên thông báo cho người có trách nhiệm liên quan; chỉ có 7,3% cho rằng giữ im lặng và bỏ qua [23, tr.25]. Tóm lại, nhận thức, thái độ chính trị của sinh viên trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay là sống có lý tưởng, hoài bão, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, chủ động, tích cực sáng tạo trong học tập. Họ ra sức rèn đức, luyện tài để trở thành tri thức trẻ trong tương lai, có đủ phẩm chất, năng lực và bản lĩnh chính trị, xứng đáng là đội quân đi đầu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. - Quan niệm về giá trị cuộc sống của sinh viên hiện nay + Vấn đề lẽ sống của sinh viên hiện nay: Đây là một trong những vấn đề trọng tâm của đời sống con người theo ý nghĩa xã hội và có ý nghĩa cá nhân của nó. Quan niệm về lẽ sống là nền tảng tinh thần của con người, nó chi phối và liên quan trực tiếp đến định hướng các giá trị đạo đức. Người có lẽ sống đúng đắn, tốt đẹp sẽ tự vươn lên trong cuộc sống, đạt được mục đích, lý tưởng đề ra. Ngược lại, sự khủng hoảng về lẽ sống sẽ dẫn tới khủng hoảng niềm tin, mất định hướng trong hành động. Ngay từ thời cổ đại, Êpiquya đã nói rằng: Điều tất yếu cần có ở mỗi người là phải xây dựng cho mình có một lẽ sống đúng đắn để từ đó làm việc tốt và giúp ích cho đời. Đạo đức học Mác - Lênin cho rằng, ý nghĩa cơ bản và quan trọng bậc nhất của lẽ sống con người là ở chỗ nó coi trọng tình yêu đối với cuộc sống, khơi dậy tiềm năng sáng tạo ở mỗi con người, bồi dưỡng sự kiên trì để vươn tới mục đích cao cả đã đặt ra. Sinh viên là lực lượng sẽ đóng góp một phần quan trọng đối với sự phát triển đất nước, vì vậy việc xây dựng lẽ sống đúng đắn cho sinh viên là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục đạo đức mới. Theo số liệu điều tra của Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tiêu chí “thành đạt trong nghề nghiệp” có tới 47,2% sinh viên đề cao và xem là mục đích cơ bản của cuộc sống; có 11,1% sinh viên xác định mình sống là để phục vụ, cống hiến cho xã hội; coi sự đóng góp, cống hiến cho xã hội cũng là cho sự phát triển của cá nhân mình. Do sự tác động của nhiều mối quan hệ, ảnh hưởng đến mục đích sống của sinh viên hiện nay là tự khẳng định mình, cũng như vị thế, uy tín xã hội của cá nhân được phát triển mạnh [23, tr.27]. Bảng 2.3: Nhận thức của sinh viên về các giá trị ý nghĩa của cuộc sống TT Ý nghĩa của cuộc sống Năm 2008 1 Cuộc sống gia đình ổn định 58% 2 Sức khoẻ tốt 38,3% 3 Tình yêu 23,1% 4 Sống có mục đích 21,4% 5 Thành đạt 19,4% 6 Có quan hệ tốt với mọi người 15,5% 7 Có học vấn 14,4% 8 Nghề nghiệp thích hợp 12,8% 9 Hướng về cái tốt đẹp 11,7% Nguồn: Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổng quan tình hình sinh viên, công tác hội và phong trào sinh viên nhiệm kỳ VII 2003-2008 [23, tr.29]. Qua số liệu trên, chúng ta thấy ý nghĩa cuộc số

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
  • docBia trong.doc
Tài liệu liên quan