Luận văn Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng chính quyền nhà nước cấp cơ sở tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC KIỂU MỚI Ở VIỆT NAM 7

1.1. Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí minh về xây dựng chính quyền nhà nước của dân, do dân, vì dân 7

1.2. Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí minh về xây dựng nhà nước pháp quyền 23

1.3. Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chính quyền ở cơ sở 30

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Ở TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ 40

2.1. Thực trạng chính quyền ở cơ sở tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện nay 40

2.2. Quan điểm và giải pháp xây dựng chính quyền ở cơ sở tỉnh Thừa Thiên - Huế 68

KẾT LUẬN 96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

 

 

doc102 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4286 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng chính quyền nhà nước cấp cơ sở tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Hội đồng nhân dân * Về cơ cấu tổ chức bộ máy HĐND Theo qui định của luật bầu cử đại biểu HĐND hiện hành thì ở các xã, phường, thị trấn đồng bằng có từ 4000 dân trở xuống được bầu cử 25 đại biểu. Có trên 4000 dân trở lên thì cứ thêm 2000 người thì được bầu thêm một đại biểu nhưng tổng số không quá 35 đại biểu. Tỉnh Thừa Thiên - Huế với số dân gần 1,2 triệu người phân bố không đồng đều, ở các xã đồng bằng thì có trên 4.000 dân. Còn các xã trung du, miền núi đa số dưới 4.000 dân. Theo qui định của luật bầu cử hiện hành trên, về các nguyên tắc: cơ cấu thành phần của HĐND cấp xã đảm bảo có các đại biểu cho các ban ngành, các giới, các tổ chức chính trị xã hội, những người trực tiếp tham gia lao động sản xuất, các dân tộc thiểu số, các tôn giáo ở địa phương. Nó vừa thể hiện đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương vừa phản ánh tính dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Trên cơ sở nhiệm kỳ 2004-2009, cử tri các xã ở Thừa Thiên-Huế đã bầu được 3.778 đại biểu, đảm bảo đúng cơ cấu, đáp ứng với yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân, đúng hiến pháp và pháp luật quy định. Tính đến ngày 1/1/2007, tổng số đại biểu HĐND cấp xã ở Thừa Thiên- Huế hiện có là: 3.763 người. Đại biểu nữ : 664 người = 17,8% Đại biểu là người ngoài Đảng : 1521 người = 40,9% Đại biểu là người theo các tôn giáo : 172 người = 12,7% Đại biểu tự ứng cử : 0 Đại biểu tái cử : 1646 người = 44,3% + Về độ tuổi của các đại biểu HĐND: Dưới 35 tuổi : 788 người = 21,2% Từ 35-50 tuổi : 2357người = 63,4% Từ 50 - 60 tuổi : 618 người = 15,3% [53]. Nhìn vào cơ cấu về độ tuổi như trên thì độ tuổi trung bình của HĐND cấp xã là khá cao, số đại biểu trẻ tuổi còn ít, chiếm tỉ lệ dưới 21,2%. Trong đó trung bình cả nước là 21,5%. Theo pháp luật bầu cử đại biểu HĐND hiện nay ấn định số lượng đại biểu căn cứ vào số dân ở xã. Số đại biểu được bầu tối đa ở các phường, xã, thị trấn ở thành phố Huế và đồng bằng là 35 đại biểu, nhiều hơn so với trước (25 đại biểu theo luật bầu cử HĐND năm 1994). Về cơ bản đã giải quyết được tình trạng trước đây ở một số xã có số dân ít nhưng nhiều thôn, làng cho nên một số thôn, làng không có đại biểu của mình tham gia HĐND xã. Tuy nhiên trong cơ cấu đại biểu HĐND cấp xã ở tỉnh Thừa Thiên-Huế vẫn còn tình trạng số đại biểu là cán bộ chuyên trách ở chính quyền xã chiếm số lượng quá nhiều so với số đại biểu là dân. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tính đại diện cho nhân dân của đại biểu HĐND làm cho khả năng thực thi quyền lực của nhân dân, của đại biểu bị chi phối bở các nguyên tắc hoạt động của bộ máy nhà nước và của chính cá nhân đại biểu đó. Cũng chính vì coi trọng cơ cấu và thành phần của đại biểu HĐND cấp xã nên ở một số trường hợp không chú trọng đến chất lượng đại biểu HĐND, hoạt động của đại biểu HĐND chất lượng chưa cao. Theo thống kê báo cáo thì trình độ đại biểu HĐND cấp xã ở tỉnh Thừa Thiên - Huế tính đến ngày 1/1/2007, như sau: + Về trình độ học vấn: Cấp I có : 250 người = 5,7% Cấp II có : 1272 người = 34,2% Cấp III có : 2231 người = 60,1% + Về trình độ chuyên môn: Chưa qua đào tạo : 2.727 người = 75,34% Trung cấp đến cao đẳng : 737 người = 17,1% Đại học : 289 người = 7,3% Sau đại học : 10 người = 0,26% + Về trình độ lý luận: Chưa được đào tạo : 2129 người = 56,05% Sơ cấp : 589 người = 15,4% Trung cấp : 1017 người = 27,35 Cao cấp : 48 người = 1,2% + Về trình độ quản lý nhà nước: Sơ cấp : 628 người = 16,9% Trung cấp : 376 người = 9,9 Đại học : 12 người = 0,3% + Về trình độ quản lý kinh tế: Sơ cấp : 420 người = 11,1% Trung cấp : 642 người = 17,06% Đại học : 97 người=2,57% [53]. Với chất lượng và trình độ chung của đại biểu HĐND còn hết sức khiêm tốn, chưa đáp ứng với yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, nhất là ở 2 huyện dân tộc thiểu số miền núi Nam Đông, A lưới, vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, cần phải đáng quan tâm để xây dựng tổ chức bộ máy của chính quyền cơ sở. Đối với cơ cấu tổ chức của thường trực HĐND trên tinh thần của luật tổ chức HĐND và UBND đã được thể hiện như sau: + Về cơ cấu chủ tịch HĐND: Không chuyên trách : 91,7% Chuyên trách : 8,3% Nằm trong cấp uỷ : 96,2% Bí thư Đảng uỷ : 83,27% Phó bí thư Đảng uỷ : 26,73% Là uỷ viên thường vụ : 0 + Về cơ cấu Phó Chủ tịch HĐND: Không chuyên trách : 1,12% Chuyên trách : 98,88 Là bí thư Đảng uỷ : 0 Là phó bí thư Đảng uỷ : 2,76% Là uỷ viên thường vụ : 16,9% [53]. Trong nhiệm kỳ 2004-2009 chỉ có hơn 1/3 chủ tịch, Phó Chủ tịch được tái cử, do đó khó tránh khỏi tình trạng mới mẻ bỡ ngỡ, thiếu kinh nghiệm trong tổ chức điều hành hoạt động của thường trực HĐND. + Về độ tuổi của thường trực HĐND: - Chủ tịch HĐND Dưới 30 tuổi : 1 người = 0,7% Từ 31 - 45 tuổi : 69 người = 46% Từ 46 - 60 tuổi : 80 người = 53,3% - Phó Chủ tịch HĐND Dưới 30 tuổi : 15 người = 10,2% Từ 31 - 45 tuổi : 85 người = 57,4% Từ 46 - 60 tuổi : 48 người = 32,4% Xét về độ tuổi của đội ngũ Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã cho thấy độ tuổi trung bình vẫn còn cao. Đặc biệt là đội ngũ Chủ tịch HĐND phần lớn là bí thư Đảng uỷ kiêm nhiệm, có một số cán bộ sắp đến độ tuổi nghỉ hưu được chuyển sang bố trí làm Chủ tịch HĐND để chờ giải quyết chế độ hoặc là đủ 2 nhiệm kỳ theo qui định của Đảng. + Về trình độ chuyên môn: - Chủ tịch HĐND Đã qua đào tạo chuyên môn : 37,6% Chưa qua đào tạo chuyên môn : 62,4% Đã qua các lớp quản lý nhà nước : 71,9% Đã qua các lớp lý luận chính trị : 94,8% - Phó chủ tịch HĐND: Đã qua đào tạo chuyên môn :45,1% Chưa được đào tạo chuyên môn : 54,9% Qua các lớp quản lý nhà nước : 68,3% Qua các lớp lý luận chính trị : 86,93% [53]. Qua các số liệu trên cho thấy phần lớn đội ngũ Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND đã qua các chương trình lý luận chính trị, quản lý nhà nước, còn phần lớn không được đào tạo chuyên môn và quản lý kinh tế. hiện nay còn đến khoảng 25% cán bộ chủ chốt chưa học hết chương trình phổ thông cơ sở và phổ thông trung học. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của thường trực HĐND trong quá trình điều hành chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội ở địa phương. * Về hoạt động của HĐND Với vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên, HĐND quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân,làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước. HĐND cần thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của thường trực HĐND, giám sát UBND cùng cấp, giám sát việc tuân theo nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức kinh tế và của công dân ở địa phương. Trong hoạt động của mình HĐND, thường trực HĐND và các đại biểu HĐND phải phối hợp chặt chẽ với mặt trận tổ quốc ở xã và các thành viên của mặt trận để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình. Như vậy, về cơ bản hoạt động của HĐND xã được thực hiện thông qua ba hình thức cơ bản: Hoạt động của tập thể HĐND Hoạt dộng của thường trực HĐND Hoạt động của các đại biểu HĐND Hoạt động của tập thể HĐND Hoạt động của HĐND xã được thể hiện rõ nhất thông qua kỳ họp HĐND xã và thông qua hoạt động giám sát của HĐND. - Về kỳ họp HĐND: Căn cứ Luật tổ chức của HĐND và UBND, căn cứ chương trình hoạt động của HĐND xã cũng như yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, cho đến nay hầu hết các xã đã tổ chức được 6 kỳ họp. Trong đó có các kỳ họp thường lệ, kỳ họp bất thường và kỳ họp chuyên đề. Các kỳ họp HĐND nhìn chung đều được tổ chức đúng luật, đúng chức năng thẩm quyền, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển tình hình kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng ở địa phương. Các nghị quyết ban hành đảm bảo khá tốt về nội dung, yêu cầu và trình tự, đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, bảo đảm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương. Trước khi tiến hành kỳ họp, hầu hết HĐND ở địa phương cơ sở đều lên kế hoạch chuẩn bị nội dung, chương trình kỳ họp, thường trực HĐND báo cáo với đảng uỷ tổ chức hội nghị liên tịch với UBND, Mặt trận tổ quốc để thống nhất nội dung, chương trình, thời gian kỳ họp. Hoạt động tiếp xúc cử tri trước kỳ họp cũng được hầu hết HĐND ở cơ sở thực hiện một cách nghiêm túc, đúng luật. Tại kỳ họp, việc tiến hành nội dung, chương trình, tổ chức cho đại biểu chất vấn và trả lời chất vấn cũng được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và khoa học. Nhiều xã phát thanh truyền hình trực tiếp để nhân dân theo dõi nội dung của kỳ họp HĐND. Sau mỗi kỳ họp việc thông tin, tổ chức thực hiện các nghị quyết của kỳ họp cũng như việc báo cáo lên cấp trên, thông báo đến các đại biểu, các ban ngành và cử trị được thực hiện dúng với qui định. Nhìn chung hình thức hoạt động của tập thể HĐND ở cơ sở xã, phường thông qua các kỳ họp ở Thừa Thiên - Huế được thực hiện đúng luật định, đúng nguyên tắc, điều đó cho thấy khả năng thực hiện theo luật của HĐND khá tốt. Tuy nhiên cũng như ở hầu hết các địa phương khác, hoạt động trong kỳ họp cũng như chất lượng của kỳ họp HĐND còn có những bất cập [30]. Theo luật qui định, HĐND ở cơ sở họp thường lệ mỗi năm hai kỳ, ngoài ra HĐND tổ chức các kỳ họp chuyên đề hoặc kỳ họp bất thường theo đề nghị của chủ tịch UBND cùng cấp hoặc khi có ít nhất 1/3 tổng số đại biểu HĐND cùng cấp yêu cầu. Hầu hết các xã, phường trong tỉnh đều tổ chức được mỗi năm hai kỳ thường lệ, có nhiều xã tổ chức được các kỳ họp chuyên đề và kỳ họp bất thường. Tuy nhiên nội dung chất lượng kỳ họp ở một số nơi chưa có hiệu quả, như khâu chuẩn bị trước kỳ họp, việc tiếp xúc cử tri có thực hiện nhưng có lúc còn mang tính thủ tục, hình thức. Nội dung chuẩn bị báo cáo, dự thảo nghị quyết, đề án trình HĐND còn sơ sài, thiếu tính khoa học, hình thức, thời gian chuẩn bị không được thông báo trước theo quy định, làm cho chất lượng của kỳ họp kém hiệu quả. Nội dung của các kỳ họp thì bàn khá nhiều về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, văn hoá, xã hội, thu chi ngân sách... nhưng thời gian dành cho kỳ họp thì quá ít có nơi một ngày, có nơi chỉ nửa ngày, không đủ thời gian để các đại biểu tham gia thảo luận, bàn bạc và quyết nghị, vì vậy có lúc nghị quyết của HĐND trở thành hình thức hoá nghị quyết của Đảng bộ, chi bộ. Hoạt động chất vấn và trả lới chất vấn là một trong những nội dung quan trọng của các kỳ họp HĐND, đây là hình thức đội thoại trức tiếp, vừa thể hiện tính dân chủ trực tiếp của các đại biểu vừa thay mặt đại diện cử tri tại các kỳ họp. Thế nhưng hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND còn rất hạn chế [30]. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trình độ hiểu biết của đại biểu còn nhiều hạn chế, một phần do cơ cấu đại biểu chưa hợp lý, số đại biểu là cán bộ trong cơ quan UBND còn nhiều, ngại va chạm hoặc là phát biểu sẽ liên quan đến mình. Còn các đại biểu ở các thôn xóm thì thiếu thông tin, không nắm chắc vấn đề nên cũng ngại phát biểu hoặc phát biểu chung chung. Với tính chất đại diện và tính chất quyền lực, HĐND ở cơ sở đáng lẽ phải diễn ra sôi nổi, sinh động, bởi vì các kỳ họp của HĐND là diễn đàn của cộng đồng dân cư làng, xã theo phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, nhưng thực tế cho thấy các kỳ họp của HĐND chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân. - Về hoạt động giám sát của HĐND Nhận thức được hoạt động giám sát là một trong những hoạt động quan trọng, chủ yếu nhất của HĐND, trên cơ sở quy định của pháp luật, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương trong thời gian qua, cùng với sự đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở, HĐND đã cố gắng phát huy vai trò của mình trong việc thực hiện chức năng giám sát và đã thu được những kết quả nhất định. Nhiều HĐND cơ sở đã chủ động tìm tòi và áp dụng các hình thức, biện pháp giám sát kiểm tra phù hợp với tình hình thực tế. Qua việc nghe và xem xét các báo cáo, qua việc chất vấn và trả lời chất vấn, nhiều HĐND đã tổ chức các đoàn giám sát kiểm tra xuống tận thôn bản để thu thập ý kiến của cử tri để giúp HĐND nắm được tình hình, có ý kiến kịp thời về nhiều vấn đề bức xúc cần được giải quyết. Trong thời gian qua, hoạt động giám sát của HĐND có những đóng góp tích cực và giải quyết nhiều vụ việc tiêu cực, hạn chế được các vụ việc vi phạm pháp luật xảy ra ở các địa phương. Nhiều đoàn giám sát đã phát hiện các sai trái trong việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, ở cơ sở để kiến nghị lên cấp trên có thẩm quyền giải quyết xử lý kịp thời, phát hiện những vị việc tiêu cực trong quản lý nhà nước trên các lĩnh vực như đât đai, xây dựng, đền bù giải phóng mặt bằng, tài chính, tài sản... Nhiều HĐND ở cơ sở đã phát huy tốt hoạt động giám sát của đại biểu trong việc tiếp dân, giải quyết triệt để mọi thắc mắc, khiếu nại, tố cáo đối với các cơ quan, tổ chức tại địa phương, đảm bảo được quyền làm chủ của nhân dân, ngăn chặn được nhiều hiện tượng tiêu cực trong bộ máy chính quyền cơ sở, tránh dẫn đến sự hình thành các điểm nóng, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế [29]. Bên cạnh những mặt đạt được, hoạt động giám sát của HĐND ở cơ sở tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện nay vẫn còn những hạn chế nhất định, đó là: một số HĐND xã chưa xây dựng được lịch hoạt động giám sát định kỳ của mình hoặc nếu có thì chỉ mang tính hình thức, các đoàn giám sát xuống cơ sở nhiều khi chưa phân biệt rõ mục đích, nội dung của việc giám sát nên trở thành đoàn công tác đi thăm, làm việc và khảo sát tìm hiểu tình hình ở cơ sở, còn nếu có tổ chức được hoạt động giám sát thì công tác chuẩn bị không chu đáo, đánh giá qua loa đại khái, các kết luận chung chung, thiếu tính thuyết phục nên các kết luận giám sát chưa có hiệu quả cao. Việc thực hiện giám sát tại kỳ họp và giữa 2 kỳ họp cũng còn nhiều hình thức do trình độ và năng lực của đại biểu HĐND còn có những hạn chế nhất định. Việc tổ chức các hình thức giám sát nghèo nàn, thời gian tiến hành giám sát ngắn, chủ yếu là đi nghe báo cáo của các đoàn thể hoặc là cá nhân có trách nhiệm. Chính vì vậy, việc tìm hiểu thông tin không được tỉ mỹ, độ chính xác không cao, chưa phản ánh đúng ý nghĩa mục tiêu của giám sát [30]. Hoạt động của thường trực HĐND Thường trực HĐND ở cơ sở là Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND, không có uỷ viên thường trực. Pháp luật qui định: Thường trực HĐND hoạt động thường xuyên, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tổ chức các hoạt động của HĐND, chịu trách nhiệm và bào cáo công tác trước HĐND cùng cấp. Thường trực HĐND ban hành văn bản cá biệt để thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình. Trong thời gian qua thực hiện quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ về việc nâng cao vị trí, vai trò, trách nhiệm của thường trực HĐND các cấp trong tình hình mới, thường trực HĐND ở cơ sở đã từng bước khẳng định vai trò, vị trí của mình, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND. Chủ tịch, Phó Chủ tịch đã tích cực phối hợp với UBND trong việc chuẩn bị nội dung và các điều kiện cho kỳ họp, đã có kế hoạch tổ chức hoạt động của HĐND về giám sát, tiếp dân, sinh hoạt các tổ đại biểu. Theo đề nghị của Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở, Chủ tịch HĐND đã phối hợp với UBND đưa ra xem xét tư cách bãi nhiệm và cho thôi nhiệm vụ 36 đại biểu vì vi phạm tư cách đạo đức, mắc sai lầm khuyết điểm, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân và một số cán bộ chuyển công tác. Ngoài ra thường trực HĐND ở cơ sở còn đôn đốc, theo dõi, giữ mối liên hệ thường xuyên với đại biểu HĐND và tạo điều kiện cho các đoàn công tác của HĐND cấp trên và đoàn đại biểu Quốc Hội địa phương tiếp xúc cử tri và công tác. Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, hoạt động của thường trực HĐND xã hiện nay vẫn còn một số hạn chế. - Trước hết đó là những tồn tại yếu kém trong việc tổ chức và chỉ đạo các hoạt động giám sát của HĐND thiếu tường xuyên và cụ thể. - Công tác chuẩn bị nội dung cho kỳ họp HĐND, đôn đốc các cơ quan tổ chức, gửi tài liệu kỳ họp chưa thực hiện đúng theo qui định của pháp luật, công tác điều hành gợi ý thảo luận đóng góp ý kiến cho các kỳ họp, chất vấn và trả lới chất vấn trong các kỳ họp còn có nhiều hạn chế và lúng túng. - Theo quy định, thường trực HĐND ở cơ sở mỗi tháng họp ít nhất một lần để kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của mình nhưng một số nơi chưa được tiến hành thường xuyên, còn mang tính hình thức. - Việc đôn đốc kiểm tra và giám sát UBND cùng cấp và các cơ quan nhà nước khác ở địa phương trong việc thực hiện Nghị quyết HĐND còn nhiều hạn chế, khuyết điểm. Từ những hạn chế trên có thể thấy rằng, hiện nay hoạt động của thường trực HĐND ở cơ sở Thừa Thiên - Huế chưa đáp ứng được với yêu cầu của cải cách hành chính và chưa thật sự là cơ quan quyền lực đại diện cho nhân dân, cần phải tăng cường các biện pháp để nâng cao hiệu quả quyền lực hoạt động của thường trực HĐND ở cơ sở [29]. Hoạt động của các đại biểu HĐND Hoạt động của đại biểu HĐND là hình thức hoạt động có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của đại biểu HĐND. Xác định được điều đó, hầu hết HĐND các xã, phường đã lên được chương trình hoạt động cho các đại biểu ngay từ đầu nhiệm kỳ. Với vị trí, vai trò của mình hầu hết các đại biểu HĐND đều gương mẫu chấp hành chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, có ý thức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong các kỳ họp, đại biểu HĐND tham gia đầy dủ và thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc, nhiều đại biểu tham gia thảo luận sôi nổi và có nhiều kiến nghị xác đáng, góp phần cho thành công của các kỳ họp cũng như thực hiện Nghị quyết các kỳ họp. Theo luật quy định thì HĐND ở cơ sở không có các ban như HĐND tỉnh, huyện, nhưng các đại biểu HĐND được tổ chức thành các tổ đại biểu HĐND. Các tổ đại biểu HĐND cũng thường được phân công phụ trách những lĩnh vực nhất định. Trước kỳ họp HĐND, các tổ đại biểu tổ chức nghiên cứu tài liệu để chuẩn bị đóng góp ý kiến cho kỳ họp đồng thời tổ chức cho các đại biểu tiếp xúc cử tri, thu thập tâm tư nguyện vọng của cử tri để phản ánh trong các kỳ họp. Sau kỳ họp HĐND, tổ đại biểu tổ chức tiếp xúc cử tri để báo cáo kết quả kỳ họp. Trong thời gian qua các tổ đại biểu đã tiến hành đạt được những kết quả nhất định, góp phần tích cực trong việc tổ chức thực hiện các nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương cũng như phát huy dân chủ ở cơ sở. Tuy nhiên trên thực tế hoạt động của các đại biểu HĐND vẫn còn một số hạn chế. Nhiều đại biểu trong kỳ họp HĐND không phát biểu, không đóng góp ý kiến mà chỉ đến ngồi nghe và giơ tay biểu quyết hoặc bỏ phiếu và ra về. Như vậy chưa thật sự đại diện cho cử tri và chưa phát huy vai trò trách nhiệm của mình. Một số đại biểu thiếu sự cố gắng trong học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ để đáp ứng với cương vị được giao, thậm chí có đại biểu thiếu ý thức rèn luyện, vi phạm phẩm chất đạo đức và pháp luật, bị bãi nhiệm, buộc phải thôi việc..., đó chính là sự yếu kém của các đại biểu HĐND cả về năng lực và trình độ kể cả trình độ chuyên môn, trình độ quản lý nhà nước và trình độ lý luận chính trị. 2.1.2.2. Về tổ chức bộ máy và hoạt động của Uỷ ban nhân dân * Về cơ cấu tổ chức bộ máy Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND sửa đổi 2003, Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 về biên chế số lượng cán bộ chuyên trách, công chức cấp cơ sở quy định tại khoản 1 và 2. Điều 2 của Nghị định và các văn bản hướng dẫn của bộ nội vụ được quy định: Đối với đồng bằng Dưới 10.000 dân được bố trí không quá 19 cán bộ, công chức. Từ 10.000 dân trở lên, cứ thêm 3.000 dân được bố trí thêm 1 cán bộ, công chức, nhưng tối đa không quá 25 cán bộ, công chức. Đối với miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo Dưới 1.000 đân được bố trí không quá 17 cán bộ, công chức. Từ 1.000 dân đến dưới 5.000 dân được bố trí không quá 19 cán bộ, công chức; Từ 5.000 dân trở lên cứ thêm 1.500 dân được bố trí thêm 01 cán bộ, công chức nhưng tối đa không quá 25 cán bộ, công chức; Từ những quy định trên, hiện nay cơ cấu tổ chức UBND ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đang được tiếp tục củng cố kiện toàn một bước đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp cải cách nền hành chính nhà nước. Trong nhiệm kỳ 2004 - 2009 về cơ cấu các thành viên đã được xác định khá rõ bao gồm: 1Chủ tịch, 1 đến 2 Phó chủ tịch, các uỷ viên UBND phụ trách quân sự, công an. Ngoài ra, bộ máy UBND còn có đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn thuộc UBND, có trách nhiệm tham mưu giúp Chủ tịch, Phó Chủ tịch quản lý nhà nước về các lĩnh vực công tác và thực hiện nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND giao. Theo luật hiện hành UBND gồm từ 3 đến 5 thành viên, phụ thuộc vào quy mô của mỗi địa phương. Việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên UBND cũng khác nhau, mỗi thành viên phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác chuyên môn. Tuỳ theo tình hình đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cơ sở để có phương án đề xuất với UBND Tỉnh ra quyết định thành lập. * Cơ cấu của đội ngũ cán bộ, công chức Theo thống kê báo cáo thực trạng về đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở ở tỉnh Thừa Thiên - Huế tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì đội ngũ cán bộ, công chức có 1.714 người. Ngoài ra còn có các chức danh khác như y tế, giáo dục và một số cán bộ giúp việc khác. Trong đó: Chủ tịch UBND xã : 150 người Phó chủ tịch UBND : 229 người Uỷ viên uỷ ban : 227 người Công chức cấp xã : 1.108 người Đội ngũ cán bộ, công chức có cơ cấu: Dân tộc thiểu số : 443 người = 25,8% Tôn giáo : 36 người = 2,1% Đảng viên : 1207 người = 70,4% Người ngoài đảng : 507 người = 29,6% Cán bộ nữ : 221 người = 12,9% [53]. Qua khảo sát đội ngũ cán bộ, công chức của UBND cho thấy độ tuổi dưới 30 chiếm 32,94%, từ 31- 45 là đa số chiếm 48,91%, từ 46 đến 60 tuổi còn chiếm tỷ lệ 17,77%, trên 60 tuổi chiếm 0,36%. Trong số cán bộ lớn tuổi có một số cán bộ hưu trí, số cán bộ trẻ chủ yếu tập trung ở các chức danh chuyên môn và cán bộ giúp việc khác [53]. Trong đó chức danh: Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND Dưới 30 tuổi : 40 người = 10% Từ 31 đến 45 tuổi : 232 người = 61,2% Từ 46 đến 60 tuổi : 107 người = 28,5% Thực trạng trên xuất phát từ nguyên nhân là do công tác quy hoạch đào tạo cán bộ tại chỗ chưa tốt vì vậy một số cán bộ lớn tuổi vẫn phải đảm đương các chức danh chủ chốt, mặc dù sức khoẻ yếu, thiếu năng động sáng tạo do đó có phần ảnh hưởng đến công việc chỉ đạo điều hành quản lý ở cơ sở. Trong quá trình thực hiện đổi mới chính quyền cơ sở, đội ngũ cán bộ nữ đã và đang đóng góp một phần trên các lĩnh vực công tác. Hiện nay cán bộ chính quyền cơ sở là nữ trong toàn tỉnh chiếm tỷ lệ 12,9%, trong đó có 05 đồng chí Chủ tịch UBND, 19 đồng chí là Phó UBND, số còn lại chủ yếu tập trung ở các chức danh chuyên môn, văn phòng, kế toán. Nơi có tỷ lệ nữ cao nhất là thành phố Huế 18,8%, huyện cao nhất là 9,2% (Huyện Hương Trà), huyện thấp nhất là Phong Điền (0,6%) [53]. Hạn chế trên một phần là do hoàn cảnh gia đình, điều kiện và trình độ học vấn, sự phấn đấu của chị em chưa cao. Mặt khác các cấp uỷ Đảng và chính quyền chưa quan tâm đúng mức như chính sách đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện giúp đỡ trong hoạt động và công tác. Về trình độ học vấn Qua số liệu thống kê cho thấy, có 922 người có trình độ học vấn cấp III, chiếm 55,14%; số cán bộ có trình độ học vấn cấp II có 718 người (42,94%), có 32 người trình độ học vấn cấp I chiếm 1,91%. Số cán bộ công chức có trình độ cấp I, II phần lớn tập trung ở 02 huyện Nam Đông, A Lưới và một số xã ở đồng bằng có khó khăn. Số cán bộ có trình độ học vấn cao chủ yếu tập trung ở Thành phố Huế và Huyện Hương Thuỷ và một số xã vùng ven thị trấn, huyện lỵ có điều kiện kinh tế phát triển và thuận lợi về giao thông [53]. Từ đó có thể nhận thấy trình độ học vấn của cán bộ, công chức ở chính quyền cơ sở còn có nhiều bất cập, nhất là ở vùng sâu, miền núi, trung du chưa đáp ứng theo yêu cầu cơ cấu chức danh hiện nay kể cả các chức danh chuyên môn [53]. Về trình độ lý luận chính trị Theo số liệu thông kê, cán bộ, công chức ở UBND đã qua các chương trình: cử nhân và cao cấp chính trị chiếm 2,5%, Trung cấp chính trị chiếm 47,1%, còn lại đại bộ phận mới qua chương trình bồi dưỡng sơ cấp và chưa được bồi dưỡng chương trình nào, đa số tập trung vào các chức danh chuyên môn và một số uỷ viên uỷ ban. Số cán bộ, công chức đã qua chương trình cử nhân chính trị, cao cấp chính trị, trung cấp chính trị chủ yếu tập trung ở các chức danh chủ chốt Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, chiếm 88,7% [53]. Đây là điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ chủ chốt vẫn còn 11,3% chưa qua các chương trình đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị [53]. Do đó vấn đề đặt ra là để có đội ngũ cán bộ kế cận đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ hiện nay và lâu dài thì cần phải quan tâm đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho các đối tượng là uỷ viên UBND, các chức danh chuyên môn để

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van.doc
  • docMỤC LỤCnew.doc