Luận văn Văn hoá Mỹ trong kinh doanh

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 4

KHÁI QUÁT VỀ VĂN HOÁ MỸ 4

I. VĂN HÓA 4

II. VĂN HÓA MỸ 7

CHƯƠNG II 15

VĂN HOÁ MỸ TRONG KINH DOANH 15

I. VĂN HÓA MỸ TRONG GIAO DỊCH ĐÀM PHÁM 15

1. Nghi thức xã giao 15

2. Tính độc lập dân chủ trong đàm phán 16

3. Chủ nghĩa cá nhân 18

4. Mạo hiểm và thực dụng 23

5. Tính cách Mỹ 27

II. VĂN HÓA MỸ TRONG TIÊU DÙNG 32

1. Tiêu dùng kiểu Mỹ 32

2. Lối tiêu dùng mới ở Mỹ 33

CHƯƠNG III 38

ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HOÁ KINH DOANH ĐẾN ĐỜI SỐNG 38

NGƯỜI MỸ 38

I. CÁCH ỨNG XỬ CỦA DOANH NHÂN MỸ 38

1. Phong cách chung của doanh nhân Mỹ 38

2. Phong cách làm việc của các Doanh nhân Mỹ 39

3. Thương mại với cuộc sống riêng tư 40

4. Sự thân mật, không nghi thức 41

II. VĂN HÓA TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC ĐẾN CÁCH THỨC ĐÀM PHÁN 43

1. Ý thức về quá trình đàm phán 43

2. Việc sử dụng ngôn ngữ đàm phán 45

3. Việc sử dụng thời gian 47

4. Thủ thuật gây áp lực 48

5. Vai trò của các phương tiện truyền thông 49

6. Văn hoá tác động tới lối tiêu dùng Mỹ 50

KẾT LUẬN 53

PHỤ LỤC 54

MỤC LỤC 56

 

 

doc56 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10499 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn hoá Mỹ trong kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trướng mạnh mẽ trong đời sống xã hội Mỹ. Có thể hiểu rằng, sở dĩ phạm vi quan hệ kinh tế ở Mỹ mở rộng hơn các nước khác là bởi vì thị trường trở thành môi trường chủ yếu để các cá nhân có quan hệ và tự khẳng định mình (như Michel Al Bert đã mô tả trong "Capitalisme Contre Capitalisme). Nền kinh tế Mỹ có sức hút lực lượng lao động từ bên ngoài một phần là nhờ tồn tại sẵn điều kiện cho mọi cá nhân năng động phát huy được năng lực. Thực tế khá nhiều tinh hoa thế giới đã dễ dàng tôi luyện qua "Nồi hầm nhừ" (Melting pot) để biến thành người Mỹ thực thụ và đóng góp vào phát triển kinh tế Mỹ. Các đặc điểm của hoạt động kinh tế gắn liền chủ nghĩa cá nhân Mỹ đã là động lực thúc đẩy nước Mỹ tiến lên. Người Mỹ từng tuyên bố: "trong hoài bão, hy vọng của chúng tôi, những điều cao cả nhất, hào hiệp nhất đều có liên quan tới chủ nghĩa cá nhân"7 Hữu Ngọc, Hồ sơ văn hoá Mỹ, NXB thế giới, Hà Nội - 1995 . Thậm chí khi đưa ra mô hình phát triển cho Thế giới thứ ba, các nhà khoa học Mỹ thành tâm nhấn mạnh đến những điều kiện : nhân vật chủ yếu của xã hội là cá nhân chứ không phải tập thể; những cộng đồng trong đó mọi người sống và làm việc được hình thành trên cơ sở sự lựa chọn chứ không phải dựa vào gốc gác; cá nhân tự lựa chọn cách sống và mục đích chứ không phải do tập thể gán ghép, quyết định công việc tách rời gia đình.8Paul Kennedy: Chuẩn bị cho thế kỷ XXI. NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội - 1995 Tuy nhiên vấn đề đặt ra là, bối cảnh phát triển kinh tế đã có nhiều thay đổi, vậy kinh nghiệm của quá khứ hiện còn đúng với tương lai hay không ? Hoạt động kinh tế dựa trên chủ nghĩa cá nhân Mỹ sẽ dễ dàng hoà nhập vào xu hướng quốc tế hoá và khu vực hoá. Nếu như lịch sử và văn hoá Nhật Bản khiến nước này trở thành nơi mà mọi người ngoại quốc cảm thấy rất khó tham gia một cách bình đẳng thì văn hoá Mỹ lại giúp người nước ngoài nhanh chóng trở thành công dân bản xứ. Nhiều nhà quan sát có nhận xét rằng Nhật Bản khó có thể tạo ra các khối mậu dịch ở vùng ven Thái Bình Dương, và các nước láng giềng của Nhật Bản vẫn thích buôn bán với nước Mỹ hơn, Ví dụ như Hàn Quốc, Đài Loan... bên cạnh thuận lợi đó, chủ nghĩa cá nhân cực đoan đang và sẽ gây nhiều khó khăn cho nền kinh tế Mỹ. Công nghệ cũ (bắt nguồn từ thế kỷ XIX) là thứ công nghệ khuyến khích thói quen làm việc có tính cá nhân chủ nghĩa, hoạt động độc lập giữa các đơn vị kinh tế cạnh tranh mạnh mẽ với nhau đã tỏ ra lỗi thời. Công nghệ tiên tiến hiện nay đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa các cá nhân. Bằng đạo đức cộng đồng cao, Nhật Bản đang có lợi thế rõ rệt về năng suất trên những quy chế phức tạp. Số công đoạn trong quy trình chế tạo tăng thêm thì tỷ số của lương lao động cần thiết ở các nhà máy Mỹ tăng nhanh hơn nhà máy Nhật. Đặt trong hệ thống liên kết, công việc mà 3 công nhân Nhật làm có thể tương đương công việc của 4 hoặc 5 công nhân Mỹ. Nhu cầu và trình độ sản xuất hiện nay đòi hỏi các công ty có khả năng sản xuất những lô hàng nhỏ theo yêu cầu, như vậy phải giao quyền quản lý cho công nhân. Chỉ có những đội tự quản mới sẵn lòng thay đổi thường xuyên công việc và mọi thành viên của đội đều có thể thay nhau làm công đoạn sản xuất, họ có thể hoàn thành công việc ngay cả khi vắng mặt một vài người và nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của dạng sản phẩm hay quá trình sản xuấtmà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đây là thách thức lớn với các công ty Mỹ. Hiện tại, theo đánh giá của "Diễn đàn kinh tế thế giới" - một tổ chức của Thuỵ Điển, chất lượng sản phẩm của các hãng Mỹ được xếp hạng 12, trong khi Nhật Bản số 1 và Đức số 3, về giao hàng đúng hạn hãng của Mỹ đứng thứ 10 trong khi Nhật Bản số 1 và Đức số 2. Trước kia, nền kinh tế Mỹ đã biết chọn đúng ngành mũi nhọn của từng thời kỳ, song thực chất đó là sự lựa chọn tự nhiên, tự phát của tư nhân. Giờ đây thiếu sự hỗ trợ đắc lực của nhà nước sẽ là bất lợi lớn trong phát triển các công nghệ mới cần vốn lớn và chu kỳ đầu tư dài… Cuối cùng xu hướng dân tộc hoá đang nổi lên sẽ mang lại một ảnh hưởng bất lợi cho kinh tế Mỹ. Ngày nay người Mỹ đang trải qua cơn khủng hoảng về bản sắc. Huyền thoại "Nồi hầm nhừ" hun đúc các dân tộc nhập cư không còn mấy tác dụng nữa. Các yếu tố dân tộc tưởng chừng đã hoà tan thì giờ đây lại tách nhau ra - Hoa Kỳ đang trở thành liên bang lắp ghép dân tộc. Nếu các bộ phận lắp ghép đó đổi chiều từ ly tâm sang hướng tâm về tổ quốc họ (như dân tộc Do Thái hướng về Israel, dân tộc Trung Hoa hướng về Trung Quốc…) thì nền kinh tế Mỹ không tránh khỏi bị rút ruột. 4. Mạo hiểm và thực dụng Tính mạo hiểm của các nhà kinh doanh Mỹ có nguồn gốc từ tinh thần biên cương của cha ông họ. Miền biên cương (The Frontier) gồm những vùng đất nằm giữa miền đã lập nghiệp ổn định ở phía Đông (phía Đại Tây Dương) và miền hoang dã phía Tây (phía Thái Bình Dương) Hoa Kỳ. Lịch sử Hoa Kỳ thế kỷ XIX đã chứng kiến một cuộc Tây tiến, đẩy lùi dần "biên cương" đến tận Thái Bình Dương. Miền phía Tây sông Mississippi được gọi là miền viễn Tây và là khung cảnh của những phim "cao bồi" và phim đánh nhau với người da đỏ, là biểu tượng cho lãnh địa của giới lục lục lâm, thế giới của phiêu lưu, sức mạnh và bạo lực. Năm 1983, nhà sử học trẻ tuổi F. J. Turner đã phát triển lý thuyết về "Miền biên cương" trong tài liệu nghiên cứu về "ý nghĩa miền biên cương trong lịch sử Mỹ". Ông đề cập đến hành trình Tây tiến của những người đi mở đường, nông dân, thợ thủ công, thương nhân, những người làm công việc phục vụ, đợt nọ tiếp đợt kia. Khái niệm "miền Tây" bất di bất dịch. Miền Tây cứ lùi dần từ bờ biển Đại Tây Dương chuyển sang Trung Tây rồi sang Viễn Tây, đến năm 1890, có thể coi là cuộc di cư Tây tiến đã hoàn thành. Turner xuất phát chủ yếu từ hai định nghĩa "miền biên cương" là "điểm gặp gỡ giữa con người hoang dã và con người văn minh", và một sự "tinh giảm dân đến tình trạng hoang sơ hơn". Miền luôn biến động này khiến cho những người đi mở đường trực tiếp với đất hoang và những người da đỏ có một nền văn minh khác hẳn, nảy ra những ứng xử mới và đóng góp tạo ra những đặc trưng nhân cách Mỹ. Sống tự lập trong đoàn di cư và gia đình mình, người khai hoang phải tạo ra mọi thứ, phải hành động theo nhân cách riêng, vì quyền lợi riêng, nhưng phải dựa vào những người khác để tồn tại. Họ ủng hộ những người khác khi những người đó cần sự giúp đỡ để cũng được giúp đỡ khi cần đến. Cấu trúc xã hội chưa có, phải sống độc lập, nhưng cùng những người khác. Có nhiều người đã bỏ miền Đông để tự giải phóng khỏi những o ép của xã hội, khẳng định chủ nghĩa cá nhân là một nét đặc trưng của nhân cách Mỹ luôn nghi ngại những thể chế chính trị cứng ngắc, họ muốn được tự do hành động theo ý mình. Do đó họ phải tự tin, dám chấp nhận may rủi. Đó cũng là ý muốn chống tập trung quyền lực, thể hiện trong chế độ liên bang. Dân miền biên cương mới đầu thưa thớt. Chỉ những người liều lĩnh nhất mới dám xung phong đi sâu vào miền Tây. Các vùng xa lạ này rộng mênh mông và rất trù phú, tạo ra tâm lý hoang phí. Tâm lý thừa thãi và phung phí rất đặc trưng cho Mỹ. Do đó, dư luận Mỹ rất phản ứng khi tổng thống Carter định ra biện pháp tiết kiệm năng lượng. Một nét nữa của tâm lý Tây tiến là "yếu tố xê dịch". Người đi mở đường một trang trại, bán lại nó cho người đến sau, rồi lại lên đường đi về phía Tây. Cứ như thế mãi, nên thành nếp nghĩ xê dịch ngày nay còn rất đậm trong cuộc sống hàng ngày của cá nhân và tập thể, trong kinh doanh. Muốn luôn luôn xông pha phía trước thì cần phải lạc quan, tin là cái bỏ lại đằng sau mình không tốt bằng cái ở phía trước. Thì giờ suy nghĩ ít vì cần hành động ngay. Sự chinh phục miền Tây mặc dù gặp nhiều cản trở (người Anh, người Pháp, người da đỏ) dẫn đến ý thức bành trướng của người Mỹ. Văn hoá Mỹ sẽ tìm cách bành trướng khắp thế giới. Theo luận điểm của Turner, những yếu tố trên khiến cho Hoa Kỳ luôn luôn đổi mới trong mọi lĩnh vực. Luôn luôn có những cuộc điều chỉnh cách sống và suy nghĩ với nhiều sáng kiến vì luôn luôn có những tầng lớp nhập cư mới. Để lại sau lưng xã hội miền Đông đã đi vào nền nếp (trường học, toà án, nhà thờ), những người đi khai phá vào cuối thế kỷ XIX phải đương đầu với những hoàn cảnh hoang sơ. họ phải tự xoay sở trong mọi hoạt động y như tổ tông của họ khi mới đổ bộ xuống bờ Đại Tây Dương: làm nông nghiệp, dạy học, săn bắn…Họ phải biết thích nghi, có sáng kiến, linh động, những đức tính này được coi là tiêu biểu cho người Mỹ. Từ hoàn cảnh lịch sử sống trong xã hội chưa có sự phân công hình thành nên tích cách người Mỹ dế thích nghi, cần mẫn, thực dụng, hiệu quả, cương quyết. Từ tinh thần biên cương này đã hình thành nên tính độc lập của người Mỹ. Các nhà nghiên cứu xã hội cho rằng tinh thần biên cương là men của cuộc cách mạng công nghiệp sau này. Tinh thần này cũng tạo ra cho người Mỹ những đặc điểm tích cực trong đó có tinh thần sáng tạo, mạo hiểm thích chinh phục cái mới. Dám rời bỏ quê hương, vượt trùng khơi tới lập nghiệp tại đất Mỹ - điều này đã chứng minh họ là những con người ưa mạo hiểm. Tinh thần mạo hiểm lại được tiếp tục củng cố và phát triển trên đất Mỹ thông qua xu hướng "Tây tiến". "Yếu tố xây dịch" in đậm trong cuộc sống hàng ngày của người Mỹ. Tinh thần "Miền biên cương" đã chuyển từ ý nghĩa địa lý sang ý nghía văn hoá, với đặc điểm: linh động, mạo hiểm, phưu lưu, thực dụng…Chủ nghĩa thực dụng thể hiện tư tưởng duy tâm chủ quan phi lý tính. Nó vứt bỏ tư duy lô - gích, cho là con người không biết được sự thật khách quan. Nó quan niệm sự thật là tương đối, tiêu chuẩn của sự thật là thành công, chân lý là cái gì có lợi. Tư tưởng phi lý tính đó được nhiều triết gia Mỹ phát triển, tiêu biểu như Ch. S. Peirce (1839 - 1914) nêu lên: giá trị một ý tưởng quyết định bởi kết quả thực tiễn của nớ. J. Dewey (1859 - 1952) nêu lên: trí tuệ không phải dùng để tư duy tìm chân lý mà là để thay đổi điều kiện sống. Trong khoa học, một quy luật hay học thuyết chỉ được coi là "thật" khi ứng dụng được. Một tôn giáo được coi là thật khi nó mang lại những điều lành. Trong tác phẩm "Văn minh Mỹ" Jean Pierre Fichou đã cho chủ nghĩa thực dụng là một trong tám "tư tưởng chủ đạo" của nền văn minh Mỹ - rất phù hợp với nó. Chủ nghĩa thực dụng vất bỏ tất cả những ý kiến có sẵn, những hệ thống tư tưởng và lý luận đã có từ trước, và chỉ dựa vào kinh nghiệm và thể nghiệm. Chủ nghĩa thực dụng đã lấy những kinh nghiệm và cố gắng cá nhân làm gốc do đó chủ trương đa nguyên trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Mạo hiểm và thực dụng đi liền nhau là đặc trưng văn hoá Mỹ. Nét văn hoá đó chi phối hoạt động kinh tế trên mấy điểm sau: Doanh nghiệp Mỹ nhìn chung mạnh dạn và nhanh chóng đi vào những lĩnh vực kinh tế mới có khả năng mang lại lợi nhuận trước mắt cao. Nền kinh tế Mỹ từng đi đầu trong quá trình biến đổi kết cấu, nâng cao tỷ trọng công nghiệp và sau nữa là tỷ trọng của khu vực dịch vụ. Cùng với nét văn hoá đề cao cá nhân ở phần trên, mạo hiểm và thực dụng góp phần thúc đẩy sự bành trướng quan hệ thị trường ở Mỹ. Hoạt động kinh tế Mỹ đề cao lợi ích ngắn hạn…và do đó, thiên về tầm nhìn ngắn hạn. Trước bối cảnh đổi mới kết cấu kinh tế trên toàn thế giới hiện nay, rõ ràng truyền thống mạnh dạn và nhanh nhậy là ưu điểm đáng kể của kinh tế Mỹ. Chẳng hạn người Mỹ đã gặt hái kết quả ban đầu của hướng đầu tư táo bạo vào phát triển công nghiệp giải trí - coi đây là đầu tàu đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng giống như ngành công nghiệp vũ khí, trong thời kỳ chiến tranh thế giới, từng góp phần đưa nước Mỹ vươn tới vị trí số một. Mặt khác, sau thời gian dài phát huy tác dụng như thể là hệ thống kinh tế hữu hiệu nhất, thị trường đang bộc lộ nhiều nhược điểm cố hữu. ở nhiều nước khác như Nhật, Đức, Pháp…mặc dù không quay hẳn lưng lại với thị trường nhưng đã tích cực bổ sung nhiều thể chế khác (quan hệ truyền thống, hệ thống hiệp hội, hệ thống thương lượng…) vào đời sống kinh tế - xã hội. Đây sẽ là thách thức đối với nước Mỹ vốn sùng bái cơ chế thị trường. Tương tự, thói quen nhằm vào tầm nhìn ngắn hạn có thể đem lại lợi thế trong quá khứ nhưng sẽ là điểm yếu của kinh tế Mỹ trong tương lai. Trước kia chiến thắng trong cạnh tranh thuộc về những người phát minh ra sản phẩm mới (Anh và Mỹ làm giầu nhờ quá trình này). Nhưng bước vào thế kỷ mDaới, lợi thế cạnh tranh sẽ phụ thuộc ở quy trình công nghệ mới (phát minh và hoàn chỉnh qui trình mới) hơn là kỹ thuật sản xuất mới (phát minh sản phẩm mới). Trong khi Mỹ nhằm vào kỹ thuật sản xuất thì Nhật Bản và Đức lại tập trung vào quy trình công nghệ. Các xí nghiệp của Mỹ sử dụng 2/3 ngân sách cho sản xuất sản phẩm mới và 1/3 cho quy trình công nghệ mới, các xí nghiệp Nhật lại dành 1/3 ngân sách cho sản xuất sản phẩm mới và 2/3 cho quy trình công nghệ mới.9 David Hatberstam: Thế kỷ 21 – nước Mỹ tự nhìn lại, NXB thành phố HCM. Nghiên cứu triển khai ngày càng có ý nghĩa quan trọng nâng cao hiệu suất hoạt động sản xuất. Tuy nhiên chỉ tiêu này ở Mỹ đang tụt hậu dần trước nỗ lực của các nước khác. Nếu chỉ tính chi tiêu vào nghiên cứu triển khai của tư nhân (trên tổng sản phẩm quốc dân) thì Mỹ xếp thứ 20 trong số 23 nước công nghiệp. Văn hoá mạo hiểm và thực dụng tác động rất nhiều đên cách kinh doanh và thành quả của nền kinh tế Hoa Kỳ. 5. Tính cách Mỹ Mặc dù Hoa Kỳ mới được thành lập hơn 200 năm nhưng người Mỹ có tinh thần yêu nước rất cao. Khi giao dịch thương mại họ thường nghĩ thẳng, nói thẳng và rất có tinh thần cạnh tranh. Nguyên tắc tự do tín ngưỡng được quy định rõ ràng trong bản sửa đổi hiến pháp đầu tiên của nước Mỹ, nhằm bảo vệ quyền tự do lựa chọn và từ bỏ tín ngưỡng. Phần lớn người Mỹ coi tín ngưỡng là một vấn đề riêng tư, họ có trình độ tin theo và thực hành tôn giáo rất cao. Trong số những người Mỹ theo các đạo, 80% theo đạo Thiên Chúa (kể cả Tin Lành và Công giáo), số ít hơn theo đạo Do thái, đạo Chính thống phương Đông, đạo ấn Độ, đạo Hồi. đạo Phật, có người không theo đạo nào. Các thương gia nước ngoài đến Mỹ tìm kiếm cơ hội làm ăn, có một số tham gia các ngày lễ tôn giáo phù hợp với mình, có một số người thường tránh. Mặc dù tôn giáo không có vai trò tích cực trong việc quyết định các phương án kinh doanh, nhưng đức tin của mỗi cá nhân đôi khi ảnh hưởng đến việc ra quyết định. Đây là một vấn đề nhạy cảm cần lưu ý trong giao dịch thương mại. Trung thành với nước Mỹ, một đặc điểm thống nhất của cộng đồng người Mỹ. Họ nói rằng, cho dù họ có chỉ trích Chính phủ hoặc các chính sách của Chính phủ ban hành, họ vẫn xem nước Mỹ là một chỗ tốt, nếu khong muốn nói là tốt nhất để sinh sống. Nếu chỉ trích đất nước mình, chẳng qua họ muốn so sánh với hình ảnh lý tưởng tốt đẹp chứ không phải một quốc gia nào khác. Họ không sợ chỉ trích, vì họ đã có Hiến pháp bảo vệ quyền tự do ngôn luận, và họ thực hiện quyền đó với hy vọng Chính phủ cần có trách nhiệm hơn với các nhu cầu xã hội, chứ không nhằm lật đổ Chính phủ. Điều này giải thích tại sao các thất bại và các vụ bê bối trong Chính phủ và khu vực tư nhân thường bị phát hiện và đưa ra công luận. Nó đồng thời cũng là sự cố gắng của người Mỹ trước các mối đe doạ với đất nước và bản thân cuộc sống của họ. Trong ứng xử, người Mỹ thường bộc lộ tính cách thẳng thắn, chân thực, họ luôn có ý kiến về những vấn đề mà họ quan tâm: tự nhận mình là những người có tham vọng, lao động chăm chỉ, có nghị lực và tự hào về mức sống cao của mình. Về vai trò quan trọng của nước Mỹ trên thế giới, dù còn nhiều mâu thuẫn, căng thẳng về vấn đề chủng tộc, nòi giống giữa các nhóm sắc tộc trong xã hội, người Mỹ vẫn cố gắng biểu hiến sự thân thiện, sẵn sàng kết bạn và dường như tạo ra mức độ quen thân rất nhanh. Theo người Mỹ sự thân thiện là một cử chỉ lịch sự. Tuy nhiên mức độ thân thiện còn tuỳ thuộc vào từng mối quan hệ cụ thể và đều được thực hiện có suy xét ở người Mỹ.Theo Joel Wallace và Gale Metcalf (1995) thì tư duy đặc trưng theo phong cách Mỹ là tư duy logic tuyến tính, theo đó tất cả mọi thứ trên đời đều có nguyên nhân có thể khám phá ra được. Nói cách khác, mọi thứ không tự nhiên xảy ra mà đều là kết quả của một cái gì đó, từ A gây ra B dẫn đến C, và những thứ này phải được minh chứng bằng các cơ sở con số, dữ liệu cụ thể. Nhà kinh doanh Mỹ ngồi bên đối tác thường coi đối phương là ông thầy ra dữ kiện để họ tự giải bài toán. Những bài toán có dữ liệu bằng cảm giác, linh cảm, thiếu cơ sở xác thực là những bài toán vô lý, hay ít ra cũng là vô nghiệm đối với các nhà kinh doanh Mỹ. Nhà kinh doanh Mỹ thường cảm thấy khó chịu trước những tư duy mà họ cho là rối rắm, mông lung, không tập trung vào vấn đề cần giải quyết mà tản mạn, có khi lạc đề. Như một học sinh độc lập làm bài, nhà kinh doanh Mỹ muốn có cơ sở dữ kiện đầy đủ, suy nghĩ những dữ kiện đó, tự mình tìm ra đáp số của bài toán và quyết định hạ bút, đóng khung kết quả trong ký kết hợp đồng. Cùng với chủ nghĩa cá nhân, độc lập, tự do, dân chủ là sự cạnh tranh. Người Mỹ hiểu rõ điều này qua bản chất những cuộc đọ sức giữa họ. Các thành ngữ bắt nguồn từ lĩnh vực thể thao, chiến tranh như:"chiến trường" "cạnh tranh" "thắng" "thua", đều được người Mỹ vận dụng một cách triệt để trong lĩnh vực kinh doanh, thậm chí cả với cuộc sống. Đó là cuộc chạy đua mang tính cạnh tranh quyết liệt giữa các đối thủ để giành chiến thắng. Nhưng thực tế, kết quả của cạnh tranh chỉ có thể thắng hoặc bại, chứ ít khi cho phép hoà hoặc tình huống mọi người đều thắng. Bởi vậy, yếu tố cạnh tranh được phát huy mạnh ở Mỹ, và người mỹ rất coi trọng sự cạnh tranh, vì nó là nhân tố của sự phát triển. ở Mỹ còn một hiện tượng nghịch lý, khi các bậc phụ huynh dạy con cái họ rằng: sự công bằng trong thể thao quan trọng hơn việc thắng thua. Phong cách chơi quan trọng hơn kết quả chơi. Với ý tưởng đó, kết quả của cuộc điều tra các doanh nhân Mỹ gần đây cho thấy, họ không xếp mục tiêu chiến thắng lên hàng đầu. Họ có thể chấp nhận sự nhân nhượng, nhưng không đề cao và cũng không cho nhân nhượng là một kết quả thành công. Mục tiêu chính của các doanh nhân Mỹ vẫn là dành chiến thắng ở các cuộc đàm phán thương mại. Và khi việc giành thắng lợi trở lên thật sự quan trọng với họ, thì sự cạnh tranh có thể quyết liệt và không thể nhân nhượng. Các doanh nhân Mỹ cho rằng cái nói thẳng trong tính cách Mỹ cũng có nguồn gốc của nó: đó là bản chất thích cạnh tranh của người Mỹ. Cạnh tranh hiển nhiên có khía cạnh tốt của nó trong thúc đẩy và khích lệ mọi người cố gắng hết sức mình trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống. Nhưng khát vọng muốn vượt lên người khác (bằng mọi giá) dễ xô đẩy, tổn hại người ta là tiêu cực. Do đó hiện nay trong kinh doanh thường có khẩu hiệu "Cạnh tranh lành mạnh". Các doanh nhân Mỹ rất quí trọng thời gian. Tiersky (1990) đã viết về tính đúng giờ, tính quý thời gian của người Mỹ dưới một tiêu đề khá hấp dẫn "Nhanh lên! Nhanh lên! Nhanh lên!". "Hãy đúng giờ", "Thời gian là vàng bạc", "Đừng lãng phí thời gian", "Thời gian không chờ đợi ai". Đây là những cụm từ người Mỹ yêu thích, phản ánh tính sát sao về thời gian và hiệu quả thành công của người Mỹ. Với những đức tính như vậy họ tạo ra cho mình một bầu không khí và nhịp độ làm việc khẩn trương, vào việc ngay, giải quyết vấn đề nhanh. “Tuy vậy, những nghiên cứu so sánh phong cách làm việc Đông - Tây cũng chỉ ra người Mỹ ra quyết định nhanh nhưng thực hiện quyết định, nghĩa là triển khai dự án chậm. Ngược lại, người Nhật chậm trong ra quyết định nhưng một khi đã ra quyết định thì việc triển khai dự án lại nhanh” 10 Annie Lennkh & Marrie France Toinet – Thực trạng nước Mỹ, NXBKHXH Hà Nội, 1995 .Tại các cuộc giao thương, người Mỹ hay có bữa ăn công việc, có thể là sáng (7-9 giờ sáng), hoặc trưa ( 12- 13 giờ) hoặc tối (19 - 21 giờ). Các bữa ăn công (bussiness meals) đó thường tổ chức ở khách sạn hoặc nhà hàng phù hợp và người ta có thể thảo luận công việc khi ăn. Trong khi thảo luận kinh doanh, có thể lan man vài câu sang các vấn đề xã hội ngoài lề. Vấn đề là khi được mời, khách nên đến đúng giờ. Đôi khi khách được mời đến nhà riêng, thường là vào bữa tối, kéo dài từ quãng 19 đến 22 giờ. Khách nên đến sớm hơn thời gian trong giấy mời từ 5 đến 10 phút. Nếu đến chậm hơn thời gian trong giấy mời, nên điện thoại thông báo trước cho chủ nhà khi nào thì khách có thể đến. Thời gian ra về hoàn toàn do khách nhưng nên là sau khi đã ăn uống, uống cà phê và nói chuyện đôi chút. Khi thấy một vài người khách đứng nên chuẩn bị ra về, nếu ta trong đám thực khách thì nên nhân cơ hội đó mà rút theo nếu ta muốn. Đừng làm người đầu tiên, cũng đừng làm người cuối cùng khi rời bữa tiệc. Tiệc đứng là hình thức tiệc tương đối phổ biến trong giao tiếp kinh doanh Mỹ. Mục đích của nó là tạo điều kiện co thực khách gặp gỡ, nói chuyện, làm quen với nhau và với nhiều người. Thực khách đi vòng quanh, theo nguyên tắc "hoạt động mạng". Quy tắc cơ bản là tìm và nói chuyện với người ta có cảm giác thích nói chuyện với. Ai ai cũng có thể nói chuyện với bất kỳ ai. Thực khách có thể quây vào một nhóm hoặc rời ra chỗ khác tìm người nói chuyện. Chủ đề câu chuyện thường là nhẹ nhàng, nằm trong quan tâm chung của mọi người (gia đình, nghề nghiệp, thể thao) hoặc các vấn đề thời sự (kinh tế, chính trị). Một vấn đề quan trọng khác cần biết trong giao thương với người Mỹ là “quà cáp”. Không có quy định cụ thể nào về quà cáp trong thông lệ văn hoá Mỹ, nhưng nhìn chung thì người Mỹ ít tặng quà cho nhau hơn người á. Phần lớn quà tặng, trong cuộc sống là giành cho bạn thân họ hàng. Trong quà tặng không có thông lệ có đi có lại. Đừng buồn nếu khi ta tặng quà mà không được tặng lại. Khi nhận quà, người Mỹ thường mở ngay và phát biểu cảm tưởng về món quà kèm theo cảm theo cảm ơn, hoặc nếu ở xa họ cũng thường có mấy lời qua thư. Người á thường hay tặng quà để tăng cường mối quan hệ. Người Mỹ không có thông lệ đó, họ tặng quà chỉ đơn thuần là vì thấy món quà ấy nằm trong sở thích của một người mà họ quan tâm. Khi được mời đến nhà riêng, người Mỹ thường mang theo một món quà, ví dụ, chai rượu hoặc một bó hoa hoặc một chút bánh kẹo, tuỳ từng đối tượng. Giới kinh doanh Mỹ đôi khi tặng quà không vì cái gì ngoài để quảng cáo. Họ không quan niệm quà cáp là thứ vật chất nhằm giúp thắt chặt quan hệ. Ngược lại, họ cho rằng không cần có quan hệ khăng khít về tình cảm người ta vẫn có thể làm ăn thuận buồm xuôi gió với nhau, cần gì phải thường xuyên quà cáp? Nhiều công ty Mỹ có chính sách rõ ràng cấm tặng hoặc nhận những món quà vượt quá những hạn mức giá trị nhất định. Những món quà có giá trị lớn thường bị nghi ngờ là phương tiện để đút lót bạn hàng hoặc đối tác kinh doanh. ý thức về điều này sẽ giúp tránh những điều hiểu lầm không cần thiết có thể xẩy ra trong khi trao tặng hoặc nhận quà. II. VĂN HÓA MỸ TRONG TIÊU DÙNG 1. Tiêu dùng kiểu Mỹ Vượt trên cả trình độ kinh tế phát triển cao, tiêu dùng kiểu Mỹ mang một dấu ấn văn hoá. Nếu như người Đức coi thường hành vi tiêu dùng hoang phí, người Nhật xem thái độ tiết kiệm là hành vi quý tộc, thì người Mỹ ngược lại. Văn hoá Mỹ tôn sùng tiêu dùng đến mức cho rằng trị giá của một cá nhân trong xã hội không xác định bằng việc cá nhân ấy làm gì và tiết kiệm bao nhiêu mà là xác định bởi tiêu chuẩn cá nhân ấy tiêu dùng như thế nào. Trong mấy năm gần đây, một hiện tượng tiêu dùng mới đang diễn ra phổ biến trên khắp nước Mỹ. 47 triệu hộ gia đình trung lưu đang có những thay đổi trong tiêu chí lựa chọn và mua sắm hàng hoá. Thị trường trung lưu ở đây được hiểu là thị trường dành cho hộ gia đình có thu nhập trung bình hàng năm từ 50 000 đô la trở nên, trong đó tổng thu nhập khả dụng là 3 500 tỉ đô la. Những người tiêu dùng này sẵn sàng trả gấp 10 lần hoặc cao hơn mức giá thông thường cho những hàng hoá và dịch vụ thực sự đáp ứng được những đòi hỏi ngày một cao của họ. Những hàng hoá và dịch vụ này ít nhất phải thoả mãn 4 điều kiện sau của của người tiêu dùng: Chất lượng phải ngang bằng với những hàng hoá có tên tuổi trên thị trường. Là những sản phẩm hợp pháp và có giá trị đích thực. Thể hiện được phong cách, thẩm mỹ, trình độ và cá tính của người sử dụng. Thoả mãn được yếu tố tinh thần của người mua. Trào lưu mua sắm này đã tác động trở lại, làm thay đổi tư duy, cách thức kinh doanh của nhà quản lý và họ đã cho ra đời một thế hệ sản phẩm mới được gọi là Hàng xa xỉ hiện đại. Nhiều doanh nghiệp đã tung ra một loạt sản phẩm và dịch vụ mới trong các ngành như: xe hơi, nội thất, gia dụng, điện tử, phục trang, đồ phụ kiện, thực phẩm chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc vật nuôi, dụng cụ thể thao, đồ chơi đồ uống… 2. Lối tiêu dùng mới ở Mỹ 2.1.Đặc điểm của hàng xa xỉ hiện đại Hàng xa xỉ truyền thống được biết đến là những hàng hoá và dịch vụ có giá cả rất cao, chỉ lớp người thực sự giàu mới có khả năng đáp ứng. Đó thường là những người ngoài 50 tuổi và có tính bảo thủ, trung thành với những nhãn hiệu cao cấp quen thuộc. Trong khi đó, hàng xa xỉ hiện đại lại có sức lôi cuốn mạnh mẽ với đa số quần chúng. Hiện nay, một cuộc sống với đầy đủ hàng hoá va dịch vụ cao cấp đã nằm trong khả năngcủa hầu hết những người Mỹ có khả năng thu nhập trung bình. Các hàng hoá thông thường khác thường cạnh tranh chủ yếu bằng giá cả, nhưng hàng xa xỉ hiện đại đã phá vỡ quy luật này, làm chủ được mức giá cao và đem lại siêu lợi nhuận cho các hãng. Tuy được định giá ở mức cao so với các sản phẩm cùng loại nhưng hàng xa xỉ hiện đại vẫn nằm trong khả năng thanh toán của người tiêu dùng trên thị trường trung lưu. Có thể dẫn chứng bằng một vài ví

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQTH001.doc